1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

THÁCH THỨC của NGUỒN NHÂN lực VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

26 869 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 127,32 KB

Nội dung

THÁCH THỨC của NGUỒN NHÂN lực VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY THÁCH THỨC của NGUỒN NHÂN lực VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY THÁCH THỨC của NGUỒN NHÂN lực VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY THÁCH THỨC của NGUỒN NHÂN lực VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY THÁCH THỨC của NGUỒN NHÂN lực VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY THÁCH THỨC của NGUỒN NHÂN lực VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY THÁCH THỨC của NGUỒN NHÂN lực VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY THÁCH THỨC của NGUỒN NHÂN lực VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY THÁCH THỨC của NGUỒN NHÂN lực VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY THÁCH THỨC của NGUỒN NHÂN lực VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY THÁCH THỨC của NGUỒN NHÂN lực VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

Trang 1

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TIỂU LUẬNMÔN: QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI

• GIẢNG VIÊN: TS CAO MỸ HỒNG

• NHÓM SINH VIÊN: NHÓM 4 – KH14NS2

ĐỀ BÀI: THÁCH THỨC CỦA NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Hà Nội, 09/2016 DANH SÁCH NHÓM 4 – 14NS2

Trang 2

HỌ TÊN THÀNH VIÊN NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NHÓM

Trang 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

VIỆT NAM

1. Khái niệm nguồn nhân lực

2. Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam

3. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG II: THÁCH THỨC CỦA NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT

NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1. Bối cảnh trong nước và thế giới

2. Xu hướng nguồn nhân lực thế giới hiện nay

3. Những thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VƯỢT QUA NHỮNG THÁCH

THỨC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM HIỆU

QUẢ

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU

Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát

Trang 4

triển nguồn nhân lực Trong thế kỷ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy tốt nguồn nhân lực nên đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành công nghiệp hoá và hiện đại hoá chỉ trong vài ba thập kỷ.

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế, phát triển nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, phát triển nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng kinh tế, tham gia TPP, cộng đồng AEC mang lại cho nguồn nhân lực Việt Nam rất nhiều cơ hội, bên cạnh đó là không ít thách thức Vậy thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là gì? Giải pháp nào vượt qua những thách thức để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiệu quả? Đó vẫn là những câu hỏi lớn!

Vì vậy, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “ Thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu Trong quá trình

nghiên cứu tài liệu không thể tránh khỏi những sai sót, mong cô đóng góp ý kiến

để bài làm thêm hoàn chỉnh

Trang 5

Nhân lực : Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức

hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử

và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp

Nguồn nhân lực: đây là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí

lực Thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi v.v Trí lực là nguồn tiềm tàng

to lớn của con người, đó là tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách v.v

Theo cách tiếp cận của tổ chức Liên hợp quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả

những kiến thức, kỹ năng và tiềm năng của con người liên quan tới sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và của đất nước”

Hay nguồn nhân lực bao gồm cả lực lượng lao động giản đơn, lao động kỹ thuật, lao động trí óc

 Như vậy nguồn nhân lực được xem xét không chỉ ở số lượng mà còn ở chất lượng

2. Đặc điểm nguồn nhân lực nước ta

2.1 Nguồn lao động đồi dào và tăng nhanh.

Tại thời điểm 1/7/2005, cả nước có 43,456 triệu người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, tăng 5,089 triệu người so với thời điểm ngày 1/7/2000

Số người trong độ tuổi lao động hàng năm vẫn còn rất lớn, khoảng 1,017 triệu người có việc làm mới với tốc độ tăng 2,52% (vượt 0,02 điểm phần trăm so với tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động cùng kì).(Nguồn: Tạp chí lao động và xã hội, số 275 tháng 11/05, tr.34)

Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang phát triển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng chưa từng thấy của lực lượng lao động Ở hầu hết các nước, trung bình mỗi năm số người tìm việc làm tăng từ 2%trở lên Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ với việc gia tăng dân số Theo số liệu tổng điều tra dân số 1-4-1999 dân số nước ta là 76,32 triệu người, trong đó khoảng 39 triệu người là lực lượng lao động chiếm 51% dân

Trang 6

số Dự báo ở nước ta mỗi năm bình quân tăng thêm hơn một triệu lao động dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm.

2.2 Tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật, chuyên môn vẫn còn thấp, phần lớn là lao động thủ công làm việc trong khu vực nông nghiệp.

- Cơ cấu lao động và xã hội theo trình độ học vấn phổ thông Tỷ lệ mù chữ của lao động cả nước là 4%; tốt nghiệp phổ thông cơ sở là 32.6%; tốt nghiệp phổ thông trung học là 21.2% so với thời điểm

1/7/2000 tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng lên rõ rệt (từ 17.2% năm 2000 lên 21.2% năm 2005) Bình quân hàng năm tỷ lệ này tăng 0.8%/năm (Nguồn: Tạp chí lao động và xã hội, số 275 tháng 11/05, tr.34)

- Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn – kỹ thuật Tỷ lệ đã qua đào tạo

cả nước là 24.8% (11.003 triệu người) Trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề (bao gồm sơ cấp có chứng chỉ nghề, có bằng công nhân kỹ thuật và công nhân kỹ thuật không có bằng) chiếm 15.2%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp

là 4.3%; tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học là 5.3% (Nguồn: Tạp chí lao động và xã hội, số 275 tháng 11/05, tr.34)

- Đáng chú ý là số lao động được đào tạo đã thấp mà hiện tại vẫn còn 2,2% trong tổng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa có việc làm Thêm vào đó, chỉ khoảng 70% số người có trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chỉ trên 40% làm việc đúng nghề, còn trong số sinh viên tốt nghiệp đại học ở các ngành này thì chỉ khoảng 20% làm việc đúng ngành đào tạo Trong số lao động chuyển ngành nghề so với ngành nghề đào tạo, chỉ có 42.5% được đào tạo lại, số còn lại 57.5% coi như chưa đào tạo (Nguồn: TS Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, NXB Chính trị-2005, tr.112)

2.3 Cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam còn bất hợp lý, còn một bộ phận lao động chưa được sử dụng

Cơ cấu nguồn nhân lực Việt Nam được xem xét trên các khía cạnh: cơ cấu theo khu vực kinh tế, cơ cấu theo trình độ, cơ cấu theo khu vực nông thôn và thành thị, cơ cấu lao động theo tuổi.- Cơ cấu lao động theo trình độ Trước hết là được động chưa qua đào tạo Tuy có tăng lên qua các năm (2003 là 21%,năm

2004 là 22.5% năm 2005 là 25%, tức mỗi năm tăng được 1,5%) nhưng vẫn còn thấp so với tỷ lệ là 30% theo mục tiêu đề ra đến năm 2005 và tỷ lệ 40% theo mục tiêu đã đề ra đến năm 2010 Đối với lao động nữ và với một số vùng như Tây Bắc

Trang 7

chẳng hạn, tỷ lệ trên còn thấp hơn nữa Nguồn: Lao động - vấn đề nổi cộm nhất, Kinh tế 2005-2006, Thời báo kinh tế Sài Gòn).

Đối với lao động đã qua đào tạo, cơ cấu cũng chưa hợp lý Tỷ số người tốt nghiệp các cấp đào tạo theo chuẩn của thế giới là 1 cao đẳng, đại học/4 trung cấp chuyên nghiệp/10 đào tạo nghề Thì ở nước ta tỷ số tương ứng là 1/0,98/3,02, gây

ra tình trạng thiếu thợ nhiều hơn thiếu thầy (Nguồn: Lao động-vấn đề nổi cộm nhất, Kinh tế 2005-2006, Thời báo kinh tế Sài Gòn)

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế Nền kinh tế quốc dân có thể phân chia thành 3 khu vực: khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp), khu vực II (các ngành công nghiệp), khu vực III (dịch vụ, sản xuất và đời sống) Ở Việt Nam, theo số liệu mới nhất năm 2005, lao động trong khu vực I chiếm 56,79%, trong khu vực

II chiếm 17,88%, trong khu vực III chiếm 25,33% (Nguồn: Tạp chí lao động và

xã hội, số 275 tháng 11/05, tr.35)

- Cơ cấu lao động theo khu vực thành thị và nông thôn Trong tổng lực lượng lao động, lao động khu vực nông thôn là chủ yếu với khoảng 33,313 triệu người, chiếm 75,1%; khu vực thành thị chỉ có 11,071 triệu người, chiếm 24,9%

- Cơ cấu lao động theo tuổi Nguồn nhân lực nước ta là nguồn nhân lực trẻ Tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị ở nước ta, năm 1998, chỉ tính riêng khu vực thành thị thì

tỷ lệ thất nghiệp là 6,85%tăng hơn 0,84%so với năm 1997 Số lao động thiếu việc làm trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay trên 8%, thậm chí còn có nơi lên tới 50-60% Còn ở nông thôn, tỷ lệ thiếu việc làm khoảng 27,65% Tính chung cho cả nước, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng cho hoạt động kinh tế năm

1998 là 71,13% Thực tế đó cho thấy, vấn đề giải quyết việc làmđang là áp lực nặng nề đối với các nươc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng

3. Thực trạng nguồn nhân lực việt Nam hiện nay

Dân số: Việt Nam có quy mô dân số trên 90 triệu người, đứng thứ 13 thế

giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á Dân số phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng Dân cư Việt Nam phần đông vẫn còn là cư dân nông thôn (khoảng 68 % - năm 2013) Trình độ học vấn của dân cư ở mức khá; tuổi thọ trung bình tăng khá nhanh (năm 2013 đạt 73,1 tuổi)

Lao động: Lực lượng lao động nước ta hiện nay khoảng 52.207.000 người;

hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động

Trang 8

Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đã được cải thiện và từng bước được nâng cao, tuy nhiên so với các nước trong khu vực (Nhật Bản, Thái Lan, Xinh-ga-

po, Trung Quốc, ) nói chung thấp hơn cả về chiều cao trung bình, sức bền, sức dẻo dai Lao động Việt Nam được đánh giá là thông minh, khéo léo, cần cù, tuy nhiên ý thức kỷ luật, năng lực làm việc theo nhóm,… còn nhiều hạn chế

Đào tạo: Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh

Điều này có thể được xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2013, số sinh viên đại học và cao đẳng

là 2.058.922 người, số tốt nghiệp là 405.900 người; số học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp là 421.705 người Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương,… chưa đồng nhất, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong toàn bộ lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,9%, trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp

3 lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ; tỷ lệ nhân lực được đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) trong tổng số lao động qua đào tạo ngày càng tăng (năm 2010

là 5,7%, năm 2012 là 6,4%, sơ bộ năm 2013 là 6,9% )

Sử dụng nhân lực: Lực lượng lao động đã được thu hút vào làm việc trong

nền kinh tế là khá cao Theo báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá XIII, nền kinh tế đã tạo ra trong năm 2013 khoảng 1,58-1,6 triệu việc làm mới; tỷ lệ thất nghiệp là 2,18% (trong đó thành thị là 3,59%, nông thôn là 1,54%), tỷ lệ thiếu việc làm là 2,75% (trong đó thành thị là 1,48%, nông thôn là 3,31%)

Năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng: Theo cách tính năng suất

lao động đo bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá hiện hành chia cho tổng số người làm việc bình quân trong 01 năm, năng suất lao động năm 2005 là 21,4 triệu đồng/người, năm 2010 là 44,0 triệu đồng/người, năm 2012 là 63,1 triệu đồng/người, sơ bộ năm 2013 là 68,7 triệu đồng/người

Trang 9

Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá đã được thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệp năng lượng, y tế, giáo dục,… và xuất khẩu lao động Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế.

Có thể khái quát một số hạn chế chủ yếu của nguồn nhân lực nước ta như:

- Chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương của nguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội

- Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị đó

- Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên môn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp; vẫn cần có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả

- Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ

là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn rất hạn chế Trong môi trường làm việc có yếu tố nước ngoài, ngoại ngữ, hiểu biết văn hoá thế giới luôn

là điểm yếu của lao động Việt Nam

- Tinh thần trách nhiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, ý thức văn hoá công nghiệp, kỷ luật lao động của một bộ phận đáng kể người lao động chưa cao

- Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới Mặt khác, đáng lo ngại là năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng tăng chậm hơn so với các nước đang phát triển trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia

Trang 10

Nguyên nhân của những hạn chế có nhiều, đó là:

Thứ nhất, nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho phát triển nhân lực

của phần lớn các gia đình còn hạn chế, chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao Nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước cho phát triển nhân lực còn hạn chế; chưa huy động được nhiều các nguồn lực trong xã hội (nhất là các doanh nghiệp) để phát triển nhân lực

Thứ hai, quản lý nhà nước về phát triển nhân lực còn những bất cập so với

yêu cầu Chủ trương, đường lối phát triển nguồn nhân lực chưa được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và các kế hoạch phát triển một cách kịp thời và đồng bộ; việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách chưa kịp thời, chưa nghiêm túc Nhiều mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chưa tính toán đầy đủ các điều kiện thực hiện Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm

vụ phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ

Thứ ba, hệ thống giáo dục quốc dân - lực lượng nòng cốt trong đào tạo và

phát triển nguồn nhân lực đất nước bộc lộ nhiều hạn chế Cụ thể là: công tác phân luồng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông chưa tốt; công tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự dựa trên cơ

sở nhu cầu xã hội, chưa thu hút được sự tham phát triển nguồn nhân lực từ các đơn vị sử dụng lao động; đội ngũ giáo viên, giảng viên còn thiếu về số lượng, yếu

về chuyên môn nghiệp vụ, còn sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa các địa phương, vùng, miền; hệ thống phương pháp, công cụ kiểm tra, giám sát, kiểm định và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo còn lạc hậu, kém hiệu quả; mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng…

Thứ tư, hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực

chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế, xã hội, văn hoá nước ta với thế giới Còn nhiều sự khác biệt trong các quy định về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực của hệ thống pháp luật Việt Nam so với pháp luật của các nước; mô hình hệ thống giáo dục và đào tạo, nội dung, chương

Trang 11

trình và phương pháp đào tạo nhân lực chưa tương thích và chưa phù hợp với các tiêu chuẩn phổ biến của các nước trong khu vực và thế giới; chưa thu hút được nhiều các nguồn lực quốc tế cho phát triển nhân lực Việc tổ chức, đánh giá chất lượng dạy và học ngoại ngữ, bồi dưỡng một số hiểu biết, kỹ năng cần thiết để hội nhập quốc tế chưa đáp ứng yêu cầu Môi trường pháp lý, điều kiện làm việc, cơ chế chính sách chưa bảo đảm cho trao đổi nhân lực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và các nước được thực hiện thuận lợi, chưa phát huy hết tiềm năng của khả năng hợp tác quốc tế này phục vụ phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

CHƯƠNG II THÁCH THỨC CỦA NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến nguồn nhân lực Việt Nam

Trong nước:

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh

Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp,

do đó yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển bền vững Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

Trang 12

Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn.Bên cạnh đó, Việt Nam trở thành một phần của TPP và AEC cũng là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực Việt Nam.

Thế giới:

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ; khoa học

và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy

sự phát triển kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội

Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định

sự phát triển của mỗi quốc gia

Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định của

nó Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính

là những con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực” Bởi trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư, có môi trường chính trị- xã hội ổn định

2. Xu hướng nguồn nhân lực trên thế giới hiện nay

Trang 13

Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển của các quốc gia Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất, phát triển nhanh nguồn nhân lực theo xu hướng gắn kết với phát

triển và ứng dụng khoa học, công nghệ

Ba đặc điểm kinh tế lớn đang chi phối sự phát triển của mỗi quốc gia hiện nay là:

Nền kinh tế tri thức đang hình thành một cách phổ biến tại các nước với đặc trưng cơ bản là tốc độ phát triển của Khoa học công nghệ rất nhanh, nhanh hơn nhiều lần so với các thời kỳ trước; 2 Lợi ích do hợp tác ngày càng cao nhưng cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt trong xu thế toàn cầu hóa, liên kết kinh tế ngày càng sâu, rộng; 3 Sự khan hiếm dần của các loại nguyên liệu, năng lượng, tài nguyên không tái tạo được đang là một thách thức đối với hầu hết các quốc gia

Hiện nay ở mỗi quốc gia đều coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề

và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, Washington (Hoa Kỳ), Nhật Hoàng Minh Trị (Nhật Bản), Đặng Tiểu Bình (Trung Quốc), và Lý Quang Diệu (Singapore), Pak Chung Hy (Hàn Quốc)… là những ví dụ điển hình về tầm quan trọng của những người đứng đầu bộ máy Nhà nước đối với sự phát triển quốc gia Trí tuệ và khả năng lãnh đạo, dẫn dắt của những người lãnh đạo Nhà nước các cấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển đất nước Họ không chỉ là những nhà chính trị mà họ còn là những nhà kinh tế, nhà ngoại giao Tầm nhìn của họ, khả năng đề xuất đường lối

và bản lĩnh tổ chức thực hiện của họ có giá trị to lớn và mang hiệu ứng cấp số nhân cho quốc gia Qua nghiên cứu các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi cho thấy, đội ngũ cán bộ Nhà nước của các quốc gia cơ bản không phải vướng bận quá lớn đến những vấn đề liên quan đến lợi ích kinh tế cho gia đình

Do vậy, họ luôn cố gắng dồn hết tâm trí và sức lực phụng sự quốc gia Phần

Ngày đăng: 25/03/2017, 21:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w