Phát triển chuỗi cung ứng gạo để tận dụng cơ hội khi việt nam tham gia vào AEC
Trang 11
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Kết cấu của đề tài 5
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 7
1.1 Cộng đồng Asean (AC) 7
1.2 Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) 7
1.2.1 Nội dung và hình thức của Cộng đồng kinh tế ASEAN 7
1.2.2 Tiếp cận sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dưới góc độ của Chủ nghĩa kiến tạo [2] 9
1.2.3 Triển vọng của Cộng đồng kinh tế ASEAN 10
1.3 Tầm nhìn sau năm 2015 của AC và AEC 11
1.3.1 Tầm nhìn sau năm 2015 của AC 12
1.3.2 Tầm nhìn sau năm 2015 của AEC 12
1.4 Cơ hội và thách thức khi tham gia AC và AEC [10] 12
1.4.1 Cơ hội 12
1.4.2 Thách thức 13
PHẦN 2: PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG – CÔNG CỤ QUAN TRỌNG ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI KHI THAM GIA AEC 14
2.1 Chuỗi cung ứng 14
2.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng [5] 14
2.1.2 Vai trò của chuỗi cung ứng [5] 15
2.1.3 Các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng [11] 15
2.1.4 Các yếu tố tác động trực tiếp đến công suất và hiệu quả chuỗi cung ứng [5] 18
2.2 Quản trị chuỗi cung ứng 20
2.2.1 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng (SCM) [5] 20
2.2.2 Lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứng [5] 20
Trang 22
2.2.3 Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng [5] 22
2.2.4 Mô hình của quản trị chuỗi cung ứng [5] 23
2.2.5 Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng (SCM) [5] 24
2.2.6 Những thách thức trong việc quản trị chuỗi cung ứng [5] 24
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG GẠO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 26
3.1 Giới thiệu doanh nghiệp lúa gạo Việt Nam 26
3.1.1 Tổng công ty lương thực miền Bắc ( VINAFOOD 1) 26
3.1.2 Tổng công ty lương thực miền Nam ( VINAFOOD 2 ) 27
3.2 Thực trạng các chuỗi cung ứng gạo của các doanh nghiệp Việt Nam 27
3.2.1 Các mô hình kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam 27
3.2.2 Hình thức chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam 29
3.2.3 Những đặc điểm của chuỗi cung ứng gạo xuất khẩu 33
3.2.4 Điều kiện vận chuyển và tài trợ 34
3.3 Khả năng tận dụng cơ hội khi Việt Nam tham gia vào AEC của các doanh nghiệp Việt Nam 36
3.4 Các nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng gạo của các doanh nghiệp Việt Nam
37 PHẦN 4: NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, NÂNG CẤP VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CHUỖI CUNG ỨNG GẠO NHẰM TÂN DỤNG CƠ HỘI KHI THAM GIA AEC 38 4.1 Giải pháp xây dựng các chuỗi cung ứng gạo nội địa 38
4.1.1 Cải tiến đồng bộ hóa dịch vụ logistics 38
4.1.2 Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để phối hợp hoạt động trong chuỗi cung ứng 39
4.1.3 Giảm vai trò của hàng sáo 40
4.1.4 Đơn giản hóa thủ tục hành chính 40
4.2 Giải pháp nâng cao và phát triển các chuỗi cung ứng gạo để có thể sẵn sàng tham gia vào thị trường toàn cầu 41
4.2.1 Đối với riêng ngành xuất khẩu gạo 41
4.2.2 Dịch vụ hậu cần (Logistics) 43
4.2.3 Hỗ trợ của chính phủ 45
4.2.4 Xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 33
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ đầu thập niên 1990s đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới Song, vị thế cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn thường xuyên đứng sau Thái Lan với một khoảng cách khá xa Mặt khác, gạo cũng
là một trong 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng xét về hiệu quả đóng góp của ngành hàng này cho nền kinh tế thì vẫn còn nhiều hạn chế [3]
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu và rộng, AEC sắp sửa ra đời là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển thị trường lớn nhưng cũng phải đối đầu với những thách thức không nhỏ Hiện nay các doanh nghiệp lúa gạo của ba nước Thái Lan, Myanmar, Philippines đã thành lập hiệp hội lúa gạo để phát triển chuỗi cung ứng gạo trong khu vực Đông Nam Á, hướng đến các thị trường lớn như Indonesia, Trung Quốc với những lợi thế so sánh trong đầu tư: Thái Lan cung cấp dịch vụ tiếp thị toàn cầu, Philippines cung cấp công nghệ và giống lúa, Myanmar có vai trò cung cấp đất và tài nguyên Điều này sẽ tạo nên một
“OPEC lúa gạo” thực sự, có khả năng chi phối giá gạo và ảnh hưởng an ninh lương thực trong khu vực và cả thế giới [6]
Trước thời điểm thu hoạch rộ vụ lúa Hè Thu, tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam đang khá ảm đạm với áp lực tồn kho khoảng 2,5 triệu tấn, cộng với sự bấp bênh từ các hợp đồng tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc Hợp đồng xuât khẩu
800 ngàn tấn gạo đi Philippines thì có đến 25% chỉ tiêu bị các doanh nghiệp trả lại vì lo ngại các điều khoản giao hàng
Chuỗi cung ứng gạo cho xuất khẩu của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn hạn chế về vốn và quy mô giao dịch, tình trạng "đấu trộn" gạo với các chất lượng khác nhau còn phổ biến; người nông dân sản xuất không có nhiều động lực để cải thiện chất lượng lúa gạo
do lợi nhuận thấp và đặc biệt là chưa có được sự kết nối với thông tin thị trường và yêu cầu của thị trường nước ngoài
Nhằm tận dụng hiệu quả nhất các cơ hội mà AEC mang lại, nhóm nghiên cứu chọn đề tài:
“Phát triển chuỗi cung ứng gạo để tận dụng cơ hội khi Việt Nam tham gia vào AEC”,
Trang 44
với mong muốn có thể góp chút ý kiến tham khảo để cải thiện và phát triển chuỗi cung ứng lúa gạo của Việt Nam, từ đó có hướng đi đúng đắn để tăng khả năng cạnh tranh kinh doanh lúa gạo của Việt Nam trên thị trường trong nước và trên thế giới
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu cốt lõi của đề tài là tập trung nghiên cứu phát triển chuỗi cung ứng gạo để tận dụng cơ hội khi Việt Nam tham gia vào AEC Do đó, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tập trung vào:
1/ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cộng đồng kinh tế Asean và chuỗi cung ứng
2/ Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng gạo của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và khả năng tận dụng cơ hội của các doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia vào AEC
3/ Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến chuỗi cung ứng gạo của các doanh nghiệp Việt Nam
4/ Lập luận và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn tình hình nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2015 – 2020 nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành, tham khảo
và ứng dụng trong việc xây dựng, nâng cấp và phát triển các chuỗi cung ứng gạo nhằm tận dụng cơ hội khi tham gia AEC
Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rõ các câu hỏi
nghiên cứu sau: (i) Cộng đồng kinh tế Asean là gì? Chuỗi cung ứng là gì? Các nhân tố nào có mức độ tác động lớn đến chuỗi cung ứng gạo ở Việt Nam? (ii) Thực trạng chuỗi cung ứng gạo của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như thế nào và khả năng những doanh nghiệp này tận dụng được những cơ hội mở ra khi Việt Nam gia nhập AEC? (iii) Những hướng tác động có thể giúp xây dựng, nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng gạo Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Chuỗi cung ứng gạo của các doanh nghiệp Việt Nam
- Cộng đồng kinh tế Asean
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của các hộ nông dân, thương lái, đại lý chế biến, doanh nghiệp cung ứng gạo Việt Nam đặt trong mối quan hệ với các nhà sản xuất, thu mua, chế biến và phân phối/khách hàng trong ngành gạo
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài ngày được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ các đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu
- Bên cạnh đó, đã sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích đặc điểm chuỗi cung ứng gạo tại địa bàn nghiên cứu thông qua các sơ đồ minh họa
- Ngoài ra, trong nghiên cứu này còn dùng phương pháp chuyên gia thông qua việc phỏng vấn sâu các nhà quản lý trong ngành nhằm điều chỉnh một số khái niệm cho phù hợp với điều kiện kinh doanh tại Việt Nam, gồm tín nhiệm giữa các đối tác, quyền lực của các đối tác, mức độ thuần thục trong giao dịch giữa các đối tác, tần suất giao dịch giữa các đối tác, khoảng cách giữa các đối tác, văn hóa và chiến lược hợp tác giữa các đối tác
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình và bảng, phụ lục và tài liệu tham khảo; luận án được bố cục theo 4 phần như sau:
- Phần 1: Những vấn đề cơ bản của cộng đồng kinh tế Asean
- Phần 2: Phát triển chuỗi cung ứng – Công cụ quan trọng để tận dụng cơ hội khi tham gia AEC
- Phần 3: Đánh giá chuỗi cung ứng gạo của doanh nghiệp Việt Nam
Trang 66
- Phần 4: Những giải pháp xây dựng, nâng cấp và phát triển các chuỗi cung ứng gạo nhằm tận dụng cơ hội khi tham gia AEC
Trang 7và Việt Nam), là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á-Thái Bình Dương
và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN
1.2 Cộng đồng kinh tế Asean (AEC)
Cộng đồng kinh tế ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC)
là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN dự định sẽ được thành lập vào năm 2015 AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 Hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN
1.2.1 Nội dung và hình thức của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Với mục tiêu trở thành “một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất” có tự do thương mại
và tự do chuyển các yếu tố sản xuất, AEC chỉ có thể được xem là một Thị trường chung trừ (trừ đi hai nội dung gồm thuế quan chung và hài hòa chính sách kinh tế) hoặc một FTA cộng (cộng thêm nội dung di chuyển tự do các yếu tố sản xuất) Trong khi đó, mục tiêu “thị trường (và cơ sở sản xuất) duy nhất” của AEC chỉ dựa trên bốn tự do (4F) ở mức yếu là tự do di chuyển hàng hoá và dịch vụ, tự do di chuyển vốn hơn và lao động có tay nghề
AEC có đặc điểm khác nữa là một cộng đồng kinh tế mở Tầm nhìn ASEAN 2020 khẳng định ASEAN sẽ là một tổ chức hướng ra bên ngoài (outward looking) Tiếp đó, tuyên bố
Trang 88
Bali cũng nêu rõ ASEAN tiếp tục đánh giá cao “tầm quan trọng của các luật lệ của hệ thống thương mại đa phương”, tăng cường “mở rộng kết nối với nền kinh tế thế giới” và trở thành “một mắt xích năng động và mạnh mẽ hơn trong dây chuyền cung ứng toàn
cầu” Trong đó, ASEAN đặc biệt coi trọng thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác trong tiến trình ASEAN+3 Biện pháp và Lộ trình của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Lộ trình hội nhập kinh tế tổng thể ASEAN Nguồn: Dựa trên Krishnam, Gary 2007 Initiative for ASEAN Integration: Narrowing
the Development Gap IAI Unit ASEAN Secretariat
Theo Tuyên bố Bali II và khuyến nghị của HLTF, về cơ bản các biện pháp nhằm thực hiện AEC gồm có:
+ Đẩy nhanh hoàn thành các chương trình hội nhập kinh tế hiện thời
+ Đẩy mạnh hội nhập một số ngành ưu tiên
+ Tăng cường triển khai sáng kiến hội nhập ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển + Tăng cường hoàn thiện thể chế
Lộ trình hội nhập kinh tế của ASEAN
Hội nhập sâu hơn
Kế hoạch thực hiện IAI
Hội nhập thị trường:
AFTA AIA AFAS e-ASEAN
Trang 9và xây dựng một cộng đồng các quốc gia và dân tộc ở Đông Nam Á Như Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong (Vietnamnet, 23/10/2006) nói “Năm 2020 còn lâu mới đến Trong quá trình chờ đợi sẽ có những bất lợi xảy ra và nảy sinh ý định trì hoãn Chúng tôi chuyển thời hạn từ năm 2020 xuống còn 2015 và bây giờ thì các nước ASEAN biết rằng không thể trì hoãn nữa.”
Trang 101.2.3.2 Thách thức
Thách thức lớn nhất của ASEAN là sự ly tâm và chia rẽ nội khối
Tính đa dạng về chế độ chính trị và chênh lệch về phát triển kinh tế trong ASEAN trong khoảng 5-10 năm nữa về cơ bản chưa có gì thay đổi
Ngoài sự đa dạng về thể chế và trình độ phát triển, ASEAN hiện tại và trong tương lai gần vẫn còn lúng túng trong việc xác định mô hình phát triển với những nguyên tắc chủ đạo có tính chiến lược cho mình
Những năm gần đây, sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc và sự gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung trước hết là ở Đông Nam Á cũng như sự trở lại của nước Nga, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang lan rộng và sự suy giảm tương đối vị thế của siêu cường Mỹ cũng đang tạo ra những cơ hội và thách thức mới, một mặt, thúc đẩy hợp tác khu vực, bổ sung "phương tiện mặc cả" cho việc theo đuổi chính sách "cân bằng nước lớn" của ASEAN, mặt khác cũng làm khó dễ trong việc lựa chọn và ưu tiên đối tác
và quan hệ bạnhàng với từng nước lớn; có thể gây tổn thương đến tình đoàn kết và thống nhất lập trường chung của ASEAN, làm tăng xu hướng “ly tâm”, “đi riêng lẻ” trên một
số vấn đề, kể cả chínhtrị và an ninh Hơn nữa, sự nổi lên của Trung Quốc và ấn Độ, sự gia tăng Hợp tác Đông á theo cơ chế ASEAN +1, ASEAN +3, v.v có thể làm giảm đi sức hấp dẫn của ASEAN với tư cách là một khu vực kinh tế năng động và giữ vai trò chủ đạo trong các nỗ lực hợp tác khu vực Ngoài ra, Ngoài các tác động trên, sự tái chạy đua
vũ trang và đề cao sức mạnh quân sự cùng với sự gia tăng tranh chấp chủ quyền lãnh hải, tài nguyên thiên nhiên, khủng bố bạo lực và ly khai dân tộc trên quy mô toàn cầu cũng
Trang 11Tiếp đến, các nước ASEAN chủ yếu còn là những nước nghèo, thiếu lực hướng tâm, chưa đủ nguồn tài chính để giúp các thành viên mới kém phát triển hơn
1.2.3.3 Các kịch bản của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Khả năng thứ nhất là hội nhập như kế hoạch đã định ra hiện nay Tức là AEC sẽ chỉ dừng lại ở mức độ FTA cộng sẽ được hoàn thành vào năm 2015
Khả năng thứ hai là hội nhập sâu hơn Điều này có nghĩa là AEC sẽ phát triển lên cácnấc cao hơn của liên kết kinh tế khu vực chứ không chỉ dừng lại ở FTA
Khả năng thứ ba là AEC sẽ bị hoà tan vào liên kết kinh tế Đông Á hoặc châu Á-Thái Bình Dương
Khả năng thứ nhất hoàn toàn có thể xảy ra AEC với bốn tính chất là tự do di chuyển hàng hoá, dịch vụ, và lao động có tay nghề và tự do di chuyển vốn hơn sẽ được hoàn thành vào năm 2015 Như đã phân tích ở trên, với tiến độ hiện nay, khả năng hoàn thành AFTA, AFAS và AIA vào năm 2015 gần như chắc chắn AEC đặt ra mục tiêu tự do dichuyển lao động có tay nghề chỉ trong lĩnh vực dịch vụ và mục tiêu tự do di chuyển vốn hơn còn rất sơ sài nên cả hai mục tiêu này cũng có thể đạt được vào năm 2015 Sau năm 2015, ASEAN sẽ tiếp tục hoàn thiện AEC theo hướng tiến tới bốn tự do hoá hoàn toàn Thí dụ,trong lĩnh vực thương mại hàng hoá và dịch vụ, ASEAN sẽ phải hoàn thiện các tiêu chuẩn công nhận lẫn nhau và hài hoà hoá hệ thống hải quan để đạt được một sự đối xử bình đẳnghoàn toàn và tự do hoá hoàn toàn đối với hàng hoá và dịch vụ lưu thông trong khu vực.ASEAN cũng sẽ tiếp tục nới lỏng các giới hạn đối với tự do di chuyển lao động và tự do di chuyển vốn Tuy nhiên, với xu thế hợp tác kinh tế Đông Á đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, một Khu vực tự do thương mại toàn Đông Á hoặc hơn nữa là một Cộng đồng kinh tế Đông Á (có thể cũng dưới dạng “cộng đồng kinh tế đặc biệt“ như AEC) có khả năng được hình thành trong nay mai Vì thế, AEC sẽ buộc phải phát triển thành liên minh thuế quan và thị trường chung để không bị hoà tan
1.3 Tầm nhìn sau năm 2015 của AC và AEC
Trang 1212
1.3.1 Tầm nhìn sau năm 2015 của AC
Tầm nhìn ASEAN 2020, với mục tiêu tổng quát là đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau” [8]
Tầm nhìn sau năm 2015 là bước tiếp nối của Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN Vì vậy, về ngắn hạn, tầm nhìn cần phải ưu tiên đạt và hoàn thiện Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với những mục tiêu có tính thực tiễn và khả thi Mục tiêu dài hạn bao gồm những mục tiêu lý tưởng lớn mà ASEAN nên phấn đấu hướng tới trong những thập kỷ tiếp theo năm 2015 Những mục tiêu này đóng vai trò định hướng, làm động lực phát triển ASEAN
1.3.2 Tầm nhìn sau năm 2015 của AEC
Tầm nhìn 2020 của AEC khẳng định “tạo ra một Khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao có sự tự do lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, tự do di chuyển vốn hơn, phát triển kinh tế bình đẳng, giảm đói nghèo và khác biệt về kinh tế-xã hội”[2]
1.4 Cơ hội và thách thức khi tham gia AC và AEC [10]
1.4.1 Cơ hội
Cộng đồng kinh tế ASEAN dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, đang được coi
là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện các nền kinh tế Đông Nam Á AEC sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của một khu vực có dân số 600 triệu người và GDP hàng năm khoảng 2.000 tỉ USD
Theo nhận định của ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, AEC ra đời mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp các nước ASEAN nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung thông qua việc mở ra một thị trường rộng lớn, bình đẳng cho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp sẽ có cơ hội mở rộng trao đổi thương mại, thu hút đầu tư dựa trên lợi thế của một không gian thị trường mở Các rào cản thuế quan, phi thuế quan được tháo gỡ sẽ giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với các đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand thông qua các
Trang 1313
hiệp định thương mại tự do riêng rẽ giữa ASEAN với các đối tác kinh tế lớn cũng như nỗ lực xây dựng Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), từ đó doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực
Điển hình từ sau 31-12-2015, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu trong nội khối ASEAN sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan 0% thông qua các FTA+1 giữa ASEAN với các đối tác Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi thuế quan 0% khi xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand Môi trường đầu tư thuận lợi sẽ đẩy mạnh dòng FDI từ các đối tác vào ASEAN trong đó có Việt Nam
1.4.2 Thách thức
Doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với thách thức không nhỏ khi AEC có hiệu lực Trong đó đáng chú ý là sức ép từ hàng hóa nhập khẩu, cạnh tranh về dịch vụ đầu tư của các nước ASEAN dẫn đến một số ngành, một số sản phẩm phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường
Cùng quan điểm như trên ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cũng cho rằng, khi AEC được thành lập, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thị trường rộng hơn, cả trong khu vực và các thị trường và ASEAN đã có FTA Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, sản phẩm dịch vụ, đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong các nước ASEAN khác
Ngoài ra, các cam kết ngày càng cao về thực hiện lộ trình AEC, đặc biệt trong giai đoạn
từ nay đến năm 2015 và những yêu cầu ngày càng cao đối với hàng xuất khẩu sẽ là thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh các biện pháp về phòng vệ thương mại đang có xu hướng gia tăng
Theo ông Trần Thanh Hải, các hàng rào thương mại sau FTA và các biện pháp tự vệ hàng rào lớn nhất đối với các doanh nghiệp sau khi gia nhập các FTA Trong đó, quy tắc xuất xứ có vai trò đặc biệt quan trọng, trong một số trường hợp quy tắc xuất xứ trở thành một biện pháp kĩ thuật thay cho thuế quan Do vậy, tận dụng ưu đãi trong FTA chính là biết đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ trong FTA đối với các dòng hàng cụ thể
Trang 142.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng [5]
Chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng, nhưng chúng
ta bắt đầu sự thảo luận với khái niệm: “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng”
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó Ví dụ một chuỗi cung ứng bắt đầu với các doanh nghiệp khai thác nguyên liệu từ đất - chẳng hạn như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và lương thực – và bán chúng cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu Các doanh nghiệp này, đóng vai trò như người đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật từ các nhà sản xuất linh kiện, họ sẽ tiếp tục chế biến vật liệu này thành các vật liệu thích hợp (như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và thực phẩm đã kiểm tra) Đến lượt mình, các nhà sản xuất linh kiện phải đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách hàng của họ - nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng Đầu ra của quá trình này là các linh kiện hay các chi tiết trung gian (như dây điện, vải, mạch in, những chi tiết cần thiết ) Nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng (các công ty như IBM, General Motors, Coca-Cola) lắp ráp sản phẩm hoàn thành, bán chúng cho người bán sỉ hoặc nhà phân phối, để rồi những thành viên này sẽ bán chúng lại cho nhà bán lẻ, những người thực hiện sứ mệnh đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng Chúng ta mua sản phẩm trên cơ sở giá, chất lượng, tính sẵn sàng, sự bảo trì và danh tiếng với hy vọng rằng chúng thỏa mãn yêu cầu mà chúng ta mong đợi Đôi khi vì những lý do nào đó chúng ta cần trả sản phẩm hoặc các chi tiết do không đáp ứng yêu cầu hoặc đôi khi cần sửa chữa hoặc tái chế chúng, một qui trình ngược cũng rất cần thiết Các hoạt động hậu cần ngược này cũng bao gồm trong chuỗi cung ứng
Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng Những chức năng này bao
Trang 1515
hàm và không bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng
2.1.2 Vai trò của chuỗi cung ứng [5]
Khỏa lấp một cách hữu hiệu khoảng trống giữa nguồn cung với nhu cầu cuối cùng Nhà sản xuất bố trí cơ sở sản xuất tại vị trí tốt nhất, bất kể đến vị trí của khách hàng Thông qua việc tập trung hoạt động sản xuất ở một cơ sở lớn, nhà sản xuất hưởng lợi từ tính kinh tế nhờ quy mô
Nhà sản xuất không cần lưu trữ số lượng lớn sản phẩm hoàn thành, các thành tố ở
gần khách hàng sẽ thực hiện việc lưu trữ này
Nhà bán sỉ đặt các đơn hàng lớn, và nhà sản xuất chiết khấu giá cho nhà bán sỉ làm cho chi phi đơn vị giảm
Nhà bán sỉ giữ nhiều loại sản phẩm tồn kho từ nhiều nhà sản xuất, cung cấp đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng bán lẻ
Nhà bán sỉ ở gần nhà bán lẻ vì thế thời gian giao hàng ngắn
Nhà bán lẻ lưu trữ tồn kho thấp khi nhà bán sỉ cung cấp hàng một cách tin cậy
Nhà bán lẻ kinh doanh ít hàng hóa với quy mô hoạt động nhỏ nên phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng hơn
Tổ chức có thể phát triển chuyên môn trong một loại hoạt động hoặc chức năng kinh doanh cụ thể
2.1.3 Các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng [11]
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:
Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng
Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng
Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin
Trang 1616
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng khác nhau Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm Nhà sản xuất bao gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm Các nhà sản xuất nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản Các nhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác
Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán sỉ Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng
Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng
Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó Loại nhà phân phối này thực hiện chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm
Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất
Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất chi tiết Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán, nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa chọn và sự tiện dụng của sản phẩm
Khách hàng
Trang 1717
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng
Nhà cung cấp dịch vụ
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải
và dịch vụ nhà kho Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần
Trang 1818
Cấu trúc chuỗi cung ứng
Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và công ty thu nợ
Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch
vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được chia ra thành một hay nhiều loại Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổn định theo thời gian Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ
2.1.4 Các yếu tố tác động trực tiếp đến công suất và hiệu quả chuỗi cung ứng [5] 2.1.4.1 Sản xuất
Là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công xuất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị
Các nhà máy sản xuất được xây dựng nhằm hai mục đích chính:
Tập trung vào sản phẩm: tạo ra một dây chuyền sản phẩm từ công đoạn sản xuất các chi tiết rời rạc của sản phẩm đến khi hoàn thành
Tập trung vào chức năng: tập trung vào một số ít công tác sản xuất như việc tạo ra một nhóm hoặc những phần nhất định cho công đoạn lắp ráp
Vấn đề cơ bản mà các nhà quản lý chuỗi cung ứng phải đối mặt khi đưa ra quyết định sản xuất là làm cách nào để cân bằng tối đa giữa khả năng phản ứng linh hoạt và hiệu quả sản xuất Nếu sở hữu nhà máy, kho bãi công suất, quy mô lớn, doanh nghiệp có điều kiện đáp ứng lượng lớn nhu cầu của khách hàng, tránh thụ động trước những biến động của thị trường tuy nhiên việc đảm bảo công suất lại tăng chi phí, không tận dụng hết công suất nhàn rỗi
2.1.4.2 Thu mua
Trên cơ sở nhu cầu các nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dịch vụ…, đã được xác định, doanh nghiệp sẽ phải tổ chức lựa chọn nhà cung cấp với chất lượng và dịch vụ
Trang 1919
tốt, giá cả cạnh tranh; thực hiện ký kếthợp đồng; nhập kho, bảo quản và cung cấp cho các
bộ phận có yêu cầu
2.1.4.3 Dự trữ
Có ba cách tiếp cận chính dùng cho lưu kho hàng hóa:
Dự trữ theo đơn vị phân loại hàng tồn kho là cách tồn kho truyền thống, trong đó tất cả các sản phẩm cùng loại được xếp chung với nhau (đơn giản, hiệu quả)
Dự trữ phân lô theo tính chất công việc (gom hàng nhanh tại kho): Tất cả những sản phẩm khác nhau có liên quan tới nhu cầu của một nhóm khách hàng nào đó hoặc một công việc cụ thể nào đó được xếp chung với nhau Thuận tiện cho việc lựa chọn, đóng gói, nhưng chiếm nhiều không gian hơn cách truyền thống
Crossdocking – Wal-Mart (không thực sự dự trữ hàng trong kho): Các kho hàng được dùng làm nơi chuyển tiếp hàng hóa nhận được từ nhà cung cấp, dỡ xuống theo khối lượng lớn nhiều chủng loại sản phẩm sau đó chia thành những lô nhỏ hơn Các lô nhỏ gồm nhiều loại sản phẩm này lại được tập trung tùy theo nhu cầu trong ngày, nhanh chóng bốc lên xe tải, vận chuyển ra cảng và được giao hàng đến nơi cuối cùng
2.1.4.4 Lưu kho
Gồm mọi thứ được nhà sản xuất, người phân phối và người bán lẻ tham gia vào đây nắm giữ từ nguyên liệu thô, bán thành phẩm, thành phẩm Việc nắm giữ một khối lượng hàng lưu kho lớn giúp cho doanh nghiệp có thể phản ứng linh hoạt với những biến động thị trường, tuy nhiên việc sản xuất và lưu kho lại tiêu tốn nhiều chi phí, hiệu quả thấp
Trang 2020
2.1.4.6 Vận tải
Vận tải chỉ việc vận chuyển mọi thứ từ nguyên liệu thô cho đến thành phẩm giữa những nhà xưởng khác nhau trong một chuỗi cung ứng Trong vận tải, tính linh hoạt và năng suất phụ thuộc rất nhiều vào phương tiện lựa chọn Những phương tiện có tốc độ nhanh, linh hoạt thì chi phí sẽ cao, còn đối với những phương tiện vừa túi tiền thì lại kém linh hoạt
2.1.4.7 Thông tin
Thông tin là nền tảng đưa ra quyết định chi phối những khâu trên của chuỗi cung ứng, liên kết tất cả những hoạt động và công đoạn trong một chuỗi cung ứng Trong bất kì một chuỗi cung ứng nào, thông tin được dùng vào 2 mục đích sau:
Phối hợp các hoạt động thường ngày: liên quan đến việc vận hành bốn yếu tố chi phối chuỗi cung ứng là sản xuất, lưu kho, địa điểm, phân phối và vận tải
Dự đoán và lên kế hoạch: đo lường và đáp ứng các nhu cầu trong tương lai
Trong một chuỗi cung ứng, sự cân bằng tối ưu giữa độ linh hoạt và hiệu quả của một công ty là việc quyết định xem cần chia sẻ bao nhiêu thông tin cho đối tác và giữ lại cho mình những thông tin nào Các công ty trong một chuỗi chia sẻ với nhau càng nhiều thông tin về nguồn cung sản phẩm, nhu cầu thị trường và dự đoán thị trường cùng với kế hoạch sản xuất thì hoạt động kinh doanh của họ càng hiệu quả hơn
2.2 Quản trị chuỗi cung ứng
2.2.1 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng (SCM) [5]
Quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các hoạt động của chuỗi cung ứng nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất Quản trị chuỗi cung ứng diễn ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển
và lưu trữ nguyên liệu, kiểm kê công việc đang thực hiện và các thành phẩm từ điểm gốc đến điểm tiêu thụ
2.2.2 Lịch sử phát triển của quản trị chuỗi cung ứng [5]
Vào những năm đầu của thế kỷ 20 thì việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới diễn ra chậm chạp và lệ thuộc chủ yếu vào nguồn lực nội bộ, công nghệ và công suất
Chia sẻ công nghệ và chuyên môn thông qua sự cộng tác chiến lược giữa người mua và người bán là một thuật ngữ hiếm khi nghe giai đoạn bấy giờ Các quy trình sản xuất được
Trang 21Trong thập niên 70, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII) được phát triển và tầm quan trọng của quản trị hiệu quả vật liệu ngày càng được nhấn mạnh, các nhà sản xuất nhận thức tác động của mức độ tồn kho cao đến chi phí sản xuất và chi phí lưu giữ tồn kho Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính làm gia tăng tính tinh vi của các phần mềm kiểm soát tồn kho đã làm giảm đáng kể chi phí tồn kho trong khi vẫn cải thiện truyền thông nội bộ về nhu cầu của các chi tiết cần mua cũng như nguồn cung
Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng Thuật ngữ quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều tờ báo, ở tạp chí, cụ thể là vào năm 1982 Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu ngày càng trở nên khốc liệt gây áp lực đến các nhà sản xuất, buộc họ phải cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng với việc gia tăng mức độ phục vụ khách hàng Các hãng sản xuất vận dụng kỹ thuật sản xuất đúng thời hạn (JIT), quản trị chất lượng toàn diện (TQM) nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất, rút ngắn thời gian giao hàng Trong môi trường sản xuất JIT với việc sử dụng ít tồn kho đệm cho lịch trình sản xuất, các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích tiềm tàng và tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược
và hợp tác của nhà cung cấp- người mua- khách hàng Khái niệm về sự cộng tác hoặc liên minh càng nổi bật khi các doanh nghiệp thực hiện JIT và TQM Từ thập niên 1990, cạnh tranh khốc liệt, cùng với việc gia tăng chi phí hậu cần và tồn kho, cũng như khuynh hướng toàn cầu hóa nền kinh tế tạo ra thách thức phải cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng, thiết kế và phát triển sản phẩm mới liên tục Để giải quyết những thách thức này, các nhà sản xuất bắt đầu mua sản phẩm từ các nhà cung cấp chất lượng cao, có danh tiếng và được chứng thực Hơn nữa các doanh nghiệp sản xuất kêu gọi các nhà cung cấp tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm mới cũng như đóng góp ý kiến vào việc cải thiện dịch vụ, chất lượng và giảm chi phí chung Mặt khác, các công ty nhận thấy rằng nếu họ cam kết mua hàng từ những nhà cung cấp tốt nhất cho họat động kinh doanh của mình thì đổi lại họ sẽ hưởng lợi từ việc gia tăng doanh số
Trang 2222
thông qua sự cải tiến chất lượng, phân phối và thiết kế sản phẩm cũng như cắt giảm chi phí nhờ vào việc quan tâm nhiều đến tiến trình, nguyên vật liệu và các linh kiện được sử dụng trong hoạt động sản xuất Nhiều liên minh giữa nhà cung cấp và người mua đã chứng tỏ sự thành công của mình
2.2.3 Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng [5]
Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng mở ra một số điểm then chốt Trước hết, quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng; từ nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ
và các cửa hàng; tác động của các thành tố này đến chi phí và vai trò chúng trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng
Thực ra, trong các phân tích chuỗi cung ứng, điều cần thiết là nhà phân tích phải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng và của khách hàng bởi vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng
Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hiệu lực và hiệu quả trên toàn hệ thống; tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa Nói cách khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống
Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa doanh thu mà khách hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ trong toàn chuỗi Lợi nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung ứng càng lớn Thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ không phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ Vì vậy, trọng tâm không chỉ đơn giản là việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho mà hơn thế nữa chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào quản trị chuỗi cung ứng
Một khi chúng ta đã thống nhất về cách thức đánh giá sự thành công của chuỗi cung cấp dưới góc độ lợi nhuận của toàn chuỗi, bước kế tiếp là tìm hiểu xem nguồn gốc của doanh thu và chi phí Đối với bất kỳ chuỗi cung ứng nào, chỉ có một nguồn doanh thu: khách
Trang 2323
hàng Quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc quản lý các dòng dịch chuyển giữa và trong suốt các giai đoạn của chuỗi nhằm tối đa hóa lợi nhuận của toàn chuỗi
Quản trị chuỗi cung ứng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong các mặt sau:
- Nâng cao tính linh hoạt trong công tác phục vụ khách hàng, nhanh chóng đáp ứng sự thay đổi của thị trường, giảm lượng hàng tồn kho
- Thiết lập chuỗi cung ứng giữa các công ty, đảm bảo tiến hành sản xuất nhịp nhàng
- Tạo điều kiện nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, kích thích áp dụng các kỹ thuật mới, tạo ra năng lực sản xuất mới qua đó nâng cao sức cạnh tranh
- Tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
- Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giảm chi phí lưu kho sản phẩm của doanh nghiệp, chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận đến mức tối ưu, chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp
2.2.4 Mô hình của quản trị chuỗi cung ứng [5]
Bức tranh đơn giản nhất của chuỗi cung ứng là khi chỉ có một sản phẩm dịch chuyển qua một loạt các tổ chức, và mỗi tổ chức tạo thêm một phần giá trị cho sản phẩm
Lấy một tổ chức nào đó trong chuỗi làm qui chiếu, nếu xét đến các hoạt động trước nó - dịch chuyển nguyên vật liệu đến - được gọi là ngược dòng; những tổ chức phía sau doanh nghiệp dịch chuyển vật liệu ra ngoài - được gọi là xuôi dòng
Các hoạt động ngược dòng được dành cho các các nhà cung cấp Một nhà cung cấp dịch chuyển nguyên vật liệu trực tiếp đến nhà sản xuất là nhà cung cấp cấp một; nhà cung cấp đảm nhiệm việc dịch chuyển nguyên vật liệu cho nhà cung cấp cấp một được gọi là nhà cung ứng cấp hai, cứ ngược dòng như vậy sẽ đến nhà cung cấp cấp ba rồi đến tận cùng sẽ
là nhà cung cấp gốc
Khách hàng cũng được phân chia thành từng cấp.nXét quá trình cung cấp xuôi dòng, khách hàng nhận sản phẩm một cách trực tiếp từ nhà sản xuất là khách hàng cấp một, khách hàng nhận sản phẩm từ khách hàng cấp một chính là khách hàng cấp hai, tương tự chúng ta sẽ có khách hàng cấp ba và tận cùng của dòng dịch chuyển này sẽ đến khách hàng cuối cùng
Trong thực tế, đa số các tổ chức mua nguyên, vật liệu từ nhiều nhà cung cấp khác nhau
và bán sản phẩm đến nhiều khách hàng, vì vậy chúng ta có khái niệm chuỗi hội tụ và chuỗi phân kỳ Chuỗi cung cấp hội tụ khi nguyên vật liệu dịch chuyển giữa các nhà cung cấp Chuỗi cung cấp phân kỳ khi sản phẩm dịch chuyển xuyên suốt các khách hàng Một
Trang 2424
công ty sản xuất sản phẩm cuối cùng có thể xem các nhà cung cấp lắp ráp bộ phận, cụm chi tiết là nhà cung cấp cấp 1, công ty sản xuất linh kiện là nhà cung cấp cấp 2, nhà cung cấp vật liệu là nhà cung cấp cấp 3…Chúng ta có thể xem trung gian bán sỉ như khách hàng cấp 1, nhà bán lẻ như khách hàng cấp 2 và khách hàng cuối cùng như khách hàng cấp 3
2.2.5 Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng (SCM) [5]
Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn Cụ thể:
- SCM giải quyết đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách có hiệu quả
- Giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ SCM có thể thay đổi nguồn nguyên vật liệu đầu vào hay tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ
- Hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị: tiếp thị hỗn hợp (4P: product, price, promotion, place)
- Đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp
- Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp hàng hóa/ dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất
- Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển
- Điểu phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất
- Cung cấp khả năng trực quan hóa đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hóa sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch
- Phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp
2.2.6 Những thách thức trong việc quản trị chuỗi cung ứng [5]
Tối ưu hóa toàn bộ là rất khó thực hiện bởi vì chuỗi cung ứng cần đuợc thiết kế, và vận hành trong môi trường không chắc chắn Có rất nhiều nhân tố tác động đến điều này
- Thách thức của cân bằng cung và cầu
Thách thức này xuất phát từ thực tế là người ta thường sử dụng dữ liệu nhu cầu các tháng trước đã biết để xác định mức độ sản xuất cụ thể Điều này hàm chứa những rủi ro cao về cung ứng và tài chính Hơn nữa, dự báo luôn chứa đựng các yếu tố không chắc chắn vì
Trang 2525
vậy sẽ rất khó khăn cho việc cân đối giữa nhu cầu thực tế và nguồn cung của doanh nghiệp Doanh nghiệp cố gắng thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng, tuy nhiên nếu sản xuất quá lượng nhu cầu cần thiết sẽ làm tăng chi phí do phải bảo quản tồn kho và chi phí này càng cao đối với những sản phẩm mang tính thời vụ Mặt khác, nếu doanh nghiệp sản xuất thấp hơn so với nhu cầu có thể làm giảm đáng kể doanh thu do một lượng nhu cầu không được đáp ứng và điều này có thể hạ thấp uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
- Thách thức về sự thay đổi mức tồn kho và đặt hàng
Mức tồn kho và đặt hàng lại thay đổi xuyên suốt chuỗi cung ứng, thậm chí ngay khi nhu cầu khách hàng về một sản phẩm cụ thể là không khác biệt đáng kể Bởi vì, mỗi thực thể trong chuỗi cung ứng hoạt động theo định hướng mục tiêu của riêng mình nên có sự chênh lệch về nhu cầu của nó Hơn nữa, mỗi đối tượng sẽ tiếp cận nguồn thông tin theo những cách khác nhau
Những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan làm cho nguồn thông tin này sai lệch và tạo ra hiệu ứng Bullwhip
- Thách thức về khả năng của dự báo chính xác
Thực ra, “dự báo thì luôn luôn sai” Chúng ta không thể dự báo chính xác nhu cầu về một chi tiết cụ thể, ngay cả với những kỹ thuật dự báo tân tiến nhất Hơn nữa, bất kỳ một
kỹ thuật dự báo nào cũng dựa trên những số liệu quá khứ và giả định rằng những sự kiện tương lai sẽ tuân theo một quy luật nào đó Tuy nhiên điều này không phải bao giờ cũng đúng đặc biệt trong môi trường luôn thay đổi như hiện nay Vì thế, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng đi kèm với bất kỳ công cụ hoặc kỹ thuật dự báo nào cũng với độ tin cậy Khả năng dự báo càng làm tăng thêm thách thức cho công tác quản trị chuỗi cung ứng
- Thách thức của sự không chắc chắn
Sự không chắc chắn không chỉ xuất phát từ nhu cầu tương lai mà còn do nhiều yếu tố khác như thời gian giao hàng, sản lượng sản xuất, thời gian vận chuyển và sự sẵn sàng của các bộ phận… Khi chuỗi cung ứng càng lớn và phân bố trên phạm vi rộng lớn nó càng chịu ảnh hưởng nhiều của những bất trắc từ thiên nhiên và chính con người có tác động to lớn
Không thể loại bỏ sự không chắc chắn, điều quan trọng là chúng ta phải tìm nhiều cách tiếp cận hợp lý để tối thiểu hóa tác động của tính không chắc chắn trong chuỗi cung ứng Chúng ta sẽ xác định các chiến lược mà những đối tác trong chuỗi cung ứng có thể áp dụng để duy trì, hoặc gia tăng mức độ phục vụ ngay trong điều kiện không chắc chắn