1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu sự du nhập, phát triển và những ảnh hưởng của nho giáo đến văn hóa việt nam

27 1,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Khổng tử không những trở lại vị trí được tôn kính nhất trong nền văn hoá rực rỡ và lâu đời của Trung Quốc, mà cũn được coi như một trong những bộ mặt quang vinh nhất của toàn thể nhân lo

Trang 1

Mục lục

Lời nói đầu

I Khái quát về Nho Giáo nói chung.

1 Khái niệm Nho Giáo

2 Quá trình hình thành và phát triển của Nho Giáo

a) Nho Giáo nguyên thuỷ

II Sự du nhập và phát triển của Nho Giáo ở Việt Nam.

III Vai trò của Nho Giáo trong văn hoá Việt Nam `

b) Vai trò của Nho Giáo trong ngôn ngữ

c) Vai trò của Nho Giáo trong văn học, nghệ thuật

IV Mặt ảnh hưởng tiêu cực của Nho Giáo tới văn hoá Việt Nam

V Kết luận

Trang 2

Lời nói đầu

Trong thập kỷ vừa qua, Nho giáo bỗng nổi lên như một trong những vấn

đề có tính hấp dẫn đối với toàn thể nhân loại Khổng tử không những trở lại vị trí được tôn kính nhất trong nền văn hoá rực rỡ và lâu đời của Trung Quốc, mà cũn được coi như một trong những bộ mặt quang vinh nhất của toàn thể nhân loại.

Việt Nam là một nước từ lâu đời chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Nho giáo Nho giáo từ trên một ngàn năm được giới thống trị ở Việt Nam sử dụng như tư tưởng chủ đạo trong kiến trúc thượng tầng của xó hội Trong suốt thời kỳ phong kiến ở Việt Nam toàn thể giới tri thức, dù khác nhau về quan điểm chính trị và văn hoá đều tự coi mình là những đệ tử của Nho giáo, đều lấy tiêu chuẩn đạo đức của Nho giáo làm phương châm suy nghĩa và hành động.

Ngày nay, nhiều cuộc hội thảo bàn về lịch sử và về vai trò của Nho giáo đều được liên tiếp tổ chức ở Trung Quốc , Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore và

ở Việt Nam Trên phạm vi thế giới, ở nhiều nước như Mỹ, Anh, Nga, Pháp, cũng

có rất nhiều cuộc hội thảo được tổ chức và rất nhiều sách báo được phát hành nhằm nghiên cứu về Khổng Tử và đánh giá lại vai trò của ông đối với quá trình phát triển chung của nhân loại, cả hôm nay và ngày mai Phải chăng Nho giáo sau hơn một ngàn năm phát huy ảnh hưởng của nó vẫn còn có một sức mạnh tiềm ẩn? Nho giáo đó hết thời rồi hay Nho giáo còn sống mãi?

Từ cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam coi như tự mình đã giải quyết xong vấn đề mà Nho giáo để lại: Những gì cần gạt bỏ, những gì cần giữ lại và phát huy từ di sản của Nho giáo?

Gần đây, trong tình hình đổi mới của đất nước , trong quỏ trình phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa, đất nước lại chứng kiến những diễn biến phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống Nhiều vấn đề lại được đặt ra Phải chăng là Việt Nam đã có một thời kỳ quá coi nhẹ vai trò tích cực của Nho giáo

và gạt bỏ đi nhiều nhân tố tốt đẹp có thể góp phần củng cố cuộc sống gia đình, hoàn thiện các quan hệ xã hội, phát huy thêm sức mạnh của cộng đồng trong sự nghiệp xây dựng đất nước và tiến tới một xã hội tốt đẹp trong tương lai? Phải chăng những thành công của việc vận dụng Nho giáo ở nhiều nước phương Đông cũng đang trở thành những bài học quý giá đối với mọi người hôm nay? Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa, Việt Nam đã từng tuyên bố muốn làm bạn với tất cả cỏc nước, được cổ vũ bởi tư tưởng Nho giáo coi “bốn bể đều là anh em”, và lấy tinh thần khoan dung để đối xử với mọi người.

Trang 3

I KHÁI QUÁT VỀ NHO GIÁO NÓI CHUNG.

1 Khái niệm Nho Giáo.

Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý

và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị

2 Quá trình hình thành và phát triển của Nho Giáo.

Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sựđóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công Đến thời Xuân Thu là thời

kỳ loạn lạc Lúc đó, Trung Quốc bị xé nhỏ thành hàng trăm tiểu quốc, tranhgiành quyền lực với nhau, mà chủ yếu là “phong trào Ngũ bá” giữa Tấn, Tần,Tống, Tề, Sở Đây cũng là thời kỳ ở Trung Quốc mở ra cảnh xương phơi trắngđồng, chết chóc bi thương.Trước hoàn cảnh đó, một câu hỏi lịch sử được đặt ra

cho thời kỳ này, đó là: Làm thế nào để

ổn định xã hội? Nhằm cứu vãn trật tự xãhội, Khổng Tử (sinh năm 551, trướccông nguyên) dựa trên các tư tưởng củaChu Công xác lập nên Nho Giáo, xác lậplại trật tự xã hội có đẳng cấp, đặt conngười vào các giai tầng khác nhau chặtchẽ, để tôn vinh và khẳng định địa vị củagiai cấp thống trị Chính vì thế mà ngườiđời sau coi ông là người sáng lập ra Nhogiáo

Cũng giống như nhiều nhà tư tưởngkhác trên thế giới như Thích Ca Mầu Ni,Giê-xu, người đời sau không thể nắmbắt các tư tưởng của Khổng tử một cáchtrực tiếp mà chỉ được biết các tư tưởngcủa ông bằng các ghi chép do các học trò của ông để lại Khó khăn nữa là thời

kỳ "đốt sách, chôn Nho" của nhà Tần, hai trăm năm sau khi Khổng Tử qua đờikhiến việc tìm hiểu tư tưởng gốc của Khổng Tử càng khó khăn Tuy nhiên, cácnhà nghiên cứu đời sau vẫn cố gắng tìm hiểu và hệ thống các tư tưởng và cuộcđời của ông

a Nho Giáo nguyên thuỷ.

Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục

kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh

Nhạc Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh

Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra

cuốn Luận ngữ Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học

Trang 4

Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra

cuốn Trung Dung

Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò

của ông chép thành sách Mạnh Tử Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên

Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần), Khổng giáo

hay "Tư tưởng Khổng - Mạnh" Từ đây mới hình thành hai khái niệm, Nho giáo

và Nho gia Nho gia mang tính học thuật, nội dung của nó còn được gọi là Nho

học; cũn Nho giáo mang tính tôn giáo Ở Nho giáo, Văn Miếu trở thành thánh

đường và Khổng Tử trở thành giáo chủ, giáo lý chính là các tín điều mà các nhàNho cần phải thực hành

b Hán Nho.

Đến đời Hán, Đại Học và Trung Dung được gộp vào Lễ Ký Hán Vũ Đế

đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước

về tư tưởng Và từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế

độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm Nho giáo thời kỳ này được

gọi là Hán Nho Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao

quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy

"pháp trị"

c Tống Nho.

Đến đời Tống, Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với

Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư Lúc đó, Tứ Thư và Ngũ Kinh là sách gối đầu giường của các nhà Nho Nho giáo thời kỳ này được gọi là Tống nho,

với các tên tuổi như Chu Hy (thường gọi là Chu Tử), Trình Hạo, Trình Di (ỞViệt Nam, thế kỷ thứ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất giỏi Nho học nên được gọi là

"Trạng Trình") Phương Tây gọi Tống nho là "Tân Khổng giáo" Điểm khác biệtcủa Tống nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố "tâm linh" (lấy

từ Phật giáo) và các yếu tố "siêu hình" (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đàotạo quan lại và cai trị

3.Giáo lý.

Các sách kinh điển của Nho giáo đều hình thành từ thời kỳ Nho giáonguyên thủy Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư Hệ thống kinhđiển đó hầu hết viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết

về tự nhiên Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị, vềđạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia

a Ngũ kinh.

1 Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử,nói nhiều về tình yêu nam nữ Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáodục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh, cách thức diễn đạt rõ ràng vàtrong sáng Một lần, Khổng Tử hỏi con trai "học Kinh Thi chưa?", người con trả

lời "chưa" Khổng Tử nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao"

(sách Luận ngữ)

Trang 5

2 Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ cótrước Khổng Tử Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gươngcác minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.

3 Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước Khổng Tử hiệu đính lạimong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự Khổng Tử nói:

"Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận ngữ).

4 Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa

cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái, Đời Chu, Chu Văn Vươngđặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ Chu Công Đán giảithích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ Kinh Dịch thờiChu gọi là Chu Dịch Khổng Tử giảng giải rộng thêm Hoán từ và Hào từ cho dễhiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện

5 Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê củaKhổng Tử Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đíchtrị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời

thoại để giáo dục các bậc vua chúa Ông nói, "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh

Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này" Đây là cuốn kinh

Khổng Tử tâm đắc nhất (Xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nóinhững sự việc xảy ra.)

6 Kinh Nhạc: do Khổng tử hiệu đính nhưng về sau bị thất lạc, chỉcòn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký Như vậy lụckinh chỉ còn lại ngũ kinh

3 Trung Dung: dạy người ta cách sống dung hòa, không thiênlệch Sách này do người cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, học trò của Tăng

Tử, còn gọi là Tử Tư soạn ra (Trung = ý muốn nói cái Tâm không lệch bên nàyhay bên kia, Dung = có nghĩa dung dưỡng, giữ mãi ở mức như vậy)

4 Mạnh Tử: ghi lại lời dạy của Mạnh Tử Mạnh Tử tên thật là MạnhKha, là người tiêu biểu nhất sau Khổng Tử, phát triển tư tưởng của Khổng Tử ở thờiChiến Quốc (390-305 trước công nguyên)

II SỰ DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHO

GIÁO Ở VIỆT NAM

Trang 6

Tìm hiểu đặc trưng của quá trình du nhập và phát triển Nho giáo ở ViệtNam là một vấn đề vừa có ý nghĩa lịch sử, vừa có ý nghĩa hiện tại Bởi vì nếulàm sáng tỏ vấn đề này thì mới có điều kiện phân biệt Nho giáo ở Việt Nam vớiNho giáo ở các nước Á – Đông khác, mới hiểu thêm được những nét riêng củacon người Việt Nam trong quá khứ, qua đó có thể biết được khả năng hiện tại vàtriển vọng tương lai của họ Vì con người xét về mặt phát triển trong thời gianthì ở bất kỳ một điểm nào đó, nó đều là kết quả của quá khứ và là mầm mốngcủa tương lai.

Nho giáo là học thuyết triết học và chính trị - xã hội của Trung Quốc, rađời ở thế kỷ VI trước Công nguyên và lần lượt được truyền sang các nước Á –Đông khác Ở Triều Tiên lần đầu thế kỷ I sau Công nguyên, ở Nhật Bản là thế

kỷ V sau Công nguyên Ở Việt Nam là vào khoảng trước sau Công nguyên Nhưvậy, Nho giáo truyền sang Việt Nam là tương đối sớm

Hoàn cảnh du nhập của Nho giáo ở Việt Nam có khác với các nước khác.Nếu với Nhật Bản sự du nhập là gián tiếp, từ Triều Tiên truyền sang và sau đó là

sự tiếp thu trực tiếp, các lưu học sinh Nhật Bản sang Trung Quốc học Nho học

và truyền bá, lúc đầu mang tính áp đặt Người Hán xâm lược Việt Nam, đưaNho học vào để tăng cường sự thống trị Vì vậy, thái độ đầu tiên của người ViệtNam là phản ứng, chống lại Thái độ trên có sự chuyển biến là mãi về sau, khinền kinh tế xã hội Việt Nam có nét giống với nền kinh tế - xã hội phong kiếnTrung Quốc, khi người Việt có sự quen thuộc ít nhiều với Nho học

Thái độ đối với Nho học của người Việt Nam có bước ngoặt khi ngườiViệt giành được độc lập dân tộc từ tay người Hán ở thế kỷ X, lúc này, người tathấy học thuyết này là một lý luận và một nghệ thuật của đạo trị nước, cần thiếtphải nắm lấy để xây dựng đất nước mình Các triều đại phong kiến Việt Nam tựmình thấy phải du nhập và phát triển Nho học Các vua của triều Lý ở thế kỷ XI

đó xây dựng văn miếu để tế lễ Khổng Tử và các tiên hiền nhà Nho, mở trườngQuốc Tử Giám cho con hoàng tộc và con cái các nhà quyền quý vào học tậpNho học, tổ chức ra các kỳ thi Nho học để chọn ra các nhân tài kiểu nhà Nho

Khi nói đến vấn đề sự du nhập Nho học vào Việt Nam, nhiều người chỉthấy hoạt động đó ở giai đoạn đầu, giai đoạn đầu Bắc thuộc Thực ra, sự du nhập

đó diễn ra nhiều lần và ở nhiều thời điểm lịch sử khác nhau Ngoài sự diễn ra ởđầu công nguyên, Nho học còn được tiếp tục truyền vào Việt Nam ở các giaiđoạn sau Có thể nói, thời nào cũng có hiện tượng du nhập, giai đoạn nào củaNho học Trung Quốc cũng muốn truyền sang Việt Nam Thời Bắc thuộc là HánNho, thời Đinh, Lê, Lý, Trần, là Đường Nho, thời Lê Sơ là Tống Nho, thời LêMạt và Nguyễn là Thanh Nho.Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia liềnnhau, việc giao lưu không gì cản trở, hơn nữa, tư tưởng và học thuật thì không

có biên giới ngăn cách

Nhưng không phải cái gì của Nho học Trung Quốc cũng đều được bén rễ,sinh sôi nảy nở ở Việt Nam Huyền học ở thời kỳ Nguỵ Tấn, Nam Bắc Triều,Tâm học ở thời kỳ nhà Minh, Thực học ở cuối thời Minh và sang thời Thanhkhông có dấu ấn ở Việt Nam Nho học ở đất nước này chỉ mang những nét của

Trang 7

Hán Nho và Tống Nho Ngay như Tống Nho cũng không phát triển đến mứcphải phân ngành tách phái Nếu như ở Triều Tiên xuất hiện các phái của TốngNho khác nhau, như có phái quan niệm “khí bất diệt luận”, có phái chủ trương

“Tứ đoan, thất tình lý khí chi tranh”, cho “Tứ đoan” (nhân, nghĩa, lễ, trí) là do

“lý” sinh ra, “thất tình” (yêu, ghét, mừng, giận dữ, vui, buồn, dục vọng) là do

“khí” sinh ra, nếu như ở Nhật Bản có các phái chịu chủ trương lý khí hợp nhất,

có phái cho lý có trước khí, có phái thừa nhận lý nguyên, thì ở Việt Nam không

có các hiện tượng đó

Nói về Tống Nho thì có các nhân vật tiêu biểu như Châu Đôn Di (thế kỷ

X – XI) người khởi xướng ra Lý học, Nhị Trình (Trình Hạo và Trình Di) lànhững người đặt cơ sở cho Lý học và Chu Hy là người tập đại thành của Lý học.Trong hệ thống Tống Nho ở Trung Quốc thì Chu Hy là người quan trọng hơn cả

Ở Triều Tiên và Nhật Bản, Chu Hy cũng đứng ở vị trí hàng đầu Ở hai nước nàyđều có phái “Chu tử học” Còn ở Việt Nam thì vai trò của Nhị Trình lớn hơn vaitrò của Chu Hy Người Việt Nam quen nói đạo Nho là đạo “Cửa khổng sântrình”, gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà Nho Việt Nam lớn nhất ở TK XVI là

“Trạng Trình” (có nghĩa là gốc từ học thuật của hai anh em họ Trình) Ngay một

sử gia Trung Quốc cũng nói: “An lý học hữu Trình tuyền” (tiêu biểu cho lý học

ở Việt Nam là từ suối Trình mà ra) Cách nhận định này có lý do của nó NgườiViệt Nam nói nhiều tới “lý”, “thiên lý”, là những khái niệm do Nhị Trình đặt cơ

sở ít nói đến mối quan hệ “lý – khí”, mối quan hệ mà Chu Hy thường đề cập

Nho chỉ là một học thuyết, bản thân nó không thể hiện lên lập trường triếthọc nào Trong các giai đoạn phát triển của Nho học Trung Quốc, thời kỳ nàocũng có các nhà duy vật và duy tâm khác nhau, đối lập nhau trên vấn đề cơ bảncủa triết học Thời trước Tần, bên cạnh Mạnh Tử là nhà duy tâm thì có Tuân Tử

là nhà duy vật Thời Hán, bên cạnh Đổng Trọng Thư là nhà duy tâm thời cóVương Sung là nhà duy vật; thời Tống, bên cạnh Nhị Trình, Chu Hy là nhữngnhà duy tâm thì có các nhà duy vật là Trương Tải, Vương Đình Tướng Ở ViệtNam thì hiện tượng đó không rõ Thường là chỉ tiếp thu tư tưởng của các nhàNho duy tâm Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, Nhị Trình,… là những nhà Nho duytâm có vai trò rất lớn trong lịch sử Nho học ở Việt Nam

Nho học là từ Trung Quốc truyền vào Việt Nam, vì vậy có người cho rằngNho học không phải là của Việt Nam, Nho học là cái “ngoại sinh”,Nho họckhông thể được đối xử như các “học thuyết” vốn có của Việt Nam, những cáiđược gọi là “nội sinh” Thực ra, Nho học được truyền vào Việt Nam đã trải quamột quá trình, đã có sự chuyển hoá, từ “ngoại sinh” trở thành “nội sinh”, từ cáicủa người đã trở thành cái của mình Nguyễn Trãi đã từng nói: “Người có Bắc,Nam, Đạo không kia khác” Đạo đây là đạo Nho Có nghĩa là cả Việt Nam vàTrung Quốc đều chung một đạo Nho Lời nói của Nguyễn Trãi là có cơ sở.Không thừa nhận Nho học đã là cái của mình thì không thể giải thích được cáchiện tượng khác trong lịch sử dân tộc

Nét đặc sắc của Nho học Việt Nam không những chỉ thể hiện trong quátrình du nhập mà còn thể hiện trong quá trình phát triển Điều này có thể thấy

Trang 8

được khi đặt Nho học Việt Nam bên cạnh các nền Nho học khác, khi quan sátđối tượng mà nó chú ý, chiều hướng mà nó vận động, bộ phận mà nó hợp thành

Trong quá trình phát triển, Nho học Việt Nam chú trọng đến những vấn

đề thực dụng hơn là những vấn đề lý thuyết Các vấn đề về mối quan hệ giữa

“hữu” và “vô”, giữa “tâm” và “vật”, giữa “lý” và “khí” là những vấn đề gắn liềnvới nền Nho học Trung Quốc trong các thời kỳ và luôn có sự giải thích khácnhau, nhưng không được Nho học Việt Nam nhiệt tâm bàn bạc, không đượcxem xét để giải quyết cái nào có trước, cái nào có sau trong các mối quan hệgiữa lý và khí thì mãi đến thế kỷ XVIII mới được Lê Quý Đôn để tâm sưu tầm

và biên chép vào mục “lý khí” trong “Vân đài loại ngữ”, còn bàn bạc về nó thìmãi đến Phan Bội Châu ở đầu thế kỷ XX mới được phát biểu rõ ràng Ở đâykhông phải là do người Việt không có khả năng tư duy trừu tượng mà là do hoàncảnh lịch sử và địa lý tạo nên Trên đất nước này, các cuộc chiến tranh bảo vệđộc lập dân tộc luôn xảy ra, các đợt thiên tai khắc nghiệt trong năm luôn ập tới,khiến con người phải dồn sức đối phó, cứ thế đó choán hết thì giờ và sức lực củahọ

Nho học ở quê hương của nó vốn bao gồm cả nhân sinh quan, xã hội quan

và vũ trụ quan, nhưng Nho học Việt Nam thì chú ý nhiều đến nhân sinh quan và

xã hội quan Nó chú ý đến các tác phẩm kinh điển nào của nhà Nho nói nhiều vềnhân sinh quan, về đạo đức Nó chú trọng đến các tác phẩm trong “Tứ thư”(Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học, Trung dung), “trung kinh”, “Hiếu kinh” hơn làcác tác phẩm “Kinh dịch”, “Kinh Xuân Thu”, những tác phẩm bàn nhiều đến sựvận động của thế giới, xã hội và con người Sự chú ý cũng có sớm muộn khácnhau “Tứ thư” thì ngay từ thế kỷ XIV đã được giảng giải Chu Văn An ở thế kỷnày đã có cuốn “Tứ thư thuật ước”, còn về “Kinh dịch”, “Kinh Xuân Thu” thìmãi đến thế kỷ XVIII mới được bàn bạc Thế kỷ XVIII mới xuất hiện cuốn

“Dịch kinh phu thuyết” của Lê Quý Đôn, “Dịch nghĩa tồn nghi” của NguyễnNhạc, “Xuân thu quản kiến” của Ngô Thì Nhậm,…Sự chậm trễ này có lẽ là donhu cầu của quần chúng cần cái gì thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống hàngngày của họ hơn

Nho học không phải là một học thuyết toàn diện, nó không đáp ứng đượcmọi mặt yêu cầu của con người trong xã hội phong kiến phương Đông Mặtthiếu của nó thường được Phật, Lão bổ sung Từ đó tạo nên lý thuyết “Tam giáonhất nguyên” Hiện tượng này ở Nho học Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bảnđều có Nhưng ở các nước trên để xác lập nên cục diện “nhất nguyên”, đã trảiqua một quá trình đấu tranh rồi mới tiến dung hợp Còn ở Việt Nam thì từ đầu

đã xuất hiện sự dung hợp Ngay từ thời kỳ Bắc thuộc, ở cuối thế kỷ II đầu thế kỷIII, Mâu Bác đã nêu lên sự cần thiết phải dung hợp ba đạo trong tác phẩm “Lýhoặc luận” Đến thời kỳ độc lập thì hầu như triều đại nào cũng nói đến nhu cầudung hợp Đặc biệt là ở các triều đại Lý, Trần (thế kỷ XI, XII, XIII) và Triều Lê

- Trịnh (thế kỷ XVIII), lý thuyết về dung hợp trình bày rất rõ rệt Tuy rằng ởViệt Nam có lúc Nho học phê phán Phật giáo như ở thế kỷ XIV và cuối thế kỷXVIII đầu thế kỷ XIX, nhưng đó chỉ là phê phán vai trò xã hội của Phật giáo,

Trang 9

chứ không phải là vạch ra những hạn chế về mặt lý thuyết của nó, và đó cũng làhiện tượng tạm thời Không lâu, khi vai trò thống trị của Nho học được xác lậpthì hiện tượng phê phán trên cũng theo đó mà mất đi Một điều đáng chú ý làNho học ở Việt Nam không xuất hiện các trường phái, không làm nảy sinh cácnhà học thuật lớn, không có những tác phẩm đồ sộ về lý thuyết Tác phẩm mangtính chất học thuật của các nhà nho Việt Nam thường chỉ được thể hiện dướidạng tóm tắt đơn giản, dạng ước lược, toát yếu, như: “Tứ thư thuyết ước” củaChu Văn An, “Dịch kinh phi thuyết” của Lê Quý Đôn, “Tính lý tiết yếu” củaBùi Huy Bích”,v.v…Các tác phẩm loại này là cần thiết, có thể giúp người đọcnhanh chóng nắm được nội dung cơ bản của học thuyết Nhưng chỉ dừng lại ởđấy mà không có tác phẩm đi sâu hơn, thể hiện quan điểm của mình rõ rệt hơn

đó là một hạn chế của tư duy Người Việt Nam vốn thông minh, có khả năngkhám phá các đối tượng hữu hình và vô hình Quá khứ và hiện tại đều chứng tỏnhư vậy Nhưng vì sao lại xảy ra hiện tượng trên? Có phải là do đời sống vậtchất nghèo nàn, không đủ điều kiện để đi vào những vấn đề lý thuyết cao siêu?

Do sự định huớng giá trị của triều đình? Do quan niệm đơn giản về học thuậtphục vụ chính trị? Hay là do một lý do khác chưa biết tới? Có lẽ tất cả các lý dotrên đều có phần trách nhiệm

Một hiện tượng đột xuất trong lịch sử Nho học ở Việt Nam là ở thế kỷXIV đó xuất hiện hiện tượng phê phán Tống Nho Người tạo nên hiện tượng đó

là Hồ Quý Ly Một loạt nhân vật tiêu biểu của Tống Nho đều bị ông lên án bác

bỏ Tác phẩm “Minh Đạo” 14 thiên của ông thể hiện lên quan điểm này Tácphẩm trên tuy đã mất, song tư tưởng chính của nó vẫn còn được lưu lại Cuốn

“Đại Việt sử ký toàn thư” của sử quan triều Lê ghi rằng, Hồ Quý Ly “cho Hàn

Dũ là “đạo Nho” (ăn cắp Nho), cho bọn Châu Mậu Thúc (Châu Đôn Di), TrìnhHạo, Trình Di, Dương Thì, La Trọng Tố, Lý Diên Bình, Chu Tử (Chu Hy), tuyhọc rộng nhưng tài ít, không sát với việc, chỉ thạo cóp nhặt văn chương ngườixưa” Đây là hiện tượng hiếm có Tiếc rằng sự xâm lược của nhà Minh đã cắtngang chiều hướng phát triển của tư duy đó Đến thời Lê sơ, người ta phê phán

Hồ Quý Ly là “dám khinh suất”, là không biết lượng sức mình” Tư tưởng của

Hồ Quý Ly về sau không được tái diễn

Có người cho rằng hiện tượng Hồ Quý Ly cũng chỉ là bắt chước một tràolưu tư tưởng nào đấy của Trung Quốc ở vùng Giang Triết Thực ra không phảinhư vậy Lúc bấy giờ ở Trung Quốc không có một trào lưu tư tưởng nào nhưthế Có chăng chỉ đến cuối thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII trong phong trào

“thực học” của Trung Quốc mới xuất hiện hiện tượng tương tự Đó chỉ là sảnphảm độc đáo của Hồ Quý Ly, một con người Việt Nam cuối thế kỷ XIV dámnhìn vào thực tế, dám phát biểu ý kiến riêng của mình

III. VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO TRONG VĂN

HOÁ VIỆT NAM

1 Đóng góp về mặt hữu thể.

Trang 10

a)Cơ sở để tạo dựng công trình kiến trúc mỹ thuật như đình, chùa, thể hiện kiến trúc cùa Văn miếu – Quốc tử giám.

Nho giáo vận dụng thuật Phong thủy, Ngũ hành để tạo dựng công trìnhkiến trúc Trải qua mấy ngàn năm bồi đắp, tích lũy, từ Cổ Loa huyền thoại đếnHoa Lư, Thăng Long-Đông Đô và cuối cùng là Phú Xuân-Huế, kỹ thuật xâydựng thành trì cung điện đã không ngừng được tích lũy, bồi đắp để rồi nâng lênthành một nghệ thuật Để hiểu sâu hơn, chúng ta hãy nghiên cứu về kiến trúccủa Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một điển hình của sự ảnh hưởng Nho Giáotrong kiến trúc mỹ thuật

Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 đến 1076 (thời Lý) mở rộng vàxây dựng thêm nhà Quốc Tử Giám ở phía sau Đó là nơi học tập của các hoàng

tử và những học trò giỏi được chọn lọc trên khắp cả nước Quần thể kiến trúcđược quy tụ trong một khuôn viên rộng rãi với năm khu chính nối tiếp nhau chủyếu trên trục dọc: từ Văn Miếu môn đến Đại Trung môn, Khuê Văn các, ThiênQuang tỉnh, Vườn bia, khu Đại Thành điện, Đại Bái đường, Hậu cung và khunhà Thái học

Có thể nói, kiến trúc Văn Miếu

- Quốc Tử Giám là một khu ditích đặc biệt của thủ đô Hà Nội,được bao quanh bởi những viêngạch vồ cỡ lớn Tổng thể côngtrình ẩn hiện dưới những vòmcây toát lên một không khí thâmnghiêm cổ kính, huyền bí Lốivào chính khu Văn Miếu là VănMiếu môn (cổng phía Nam) códạng cổng tam quan cao haitầng, có cổng chính và hai cổngphụ, một tổng thể kiến trúc uynghi nhưng không kém phần thanh thoát Hai phía trước cổng có bia hạ mã(xuống ngựa), nhắc nhở người quân tử và những người qua lại không ngồi trênngựa hoặc trên xe để tỏ lòng thành kính nơi tôn thờ

Trên bức tường hoa ở cuối lớp không gian thứ nhất (từ Văn Miếu mônđến Đại Trung môn) có ba cửa đi: cửa Đại Trung (lấy tên đầu hai bộ sách quantrọng của Khổng tử: Đại học, Trung dung) là cửa giữa Hai bên là cửa ThànhĐức (trở nên đạo đức), cửa Đạt Tài (trở nên tài giỏi) Cửa Đại Trung có cấu trúckhung gỗ, mái ngói, bậc thềm bó đá Lấp ló phía sau là Khuê Văn các in hìnhtrong Thiền Quang - ánh sáng của trời Sự tuyệt diệu của Khuê Văn các chính làbởi ý nghĩa biểu trưng: Các là lầu; Khuê là sao Khuê, là biểu tượng của vị thầnphụ trách; Văn là cái đẹp, cũng có nghĩa là văn hóa Văn hóa là thành tựu màcon người mô phỏng Nhìn nhận một cách hữu hình, có thể hiểu: Khuê Văn các(ở phía Nam) là đứng ở trên lầu nhìn ra 4 phương 8 hướng Hình tròn và hìnhvuông với 8 tiếp điểm thể hiện sự gắn bó giữa quy luật và thực tế nhằm phục vụ

Trang 11

con người Có thể coi đây là tượng đài ca ngợi vẻ đẹp của văn chương, một nétđẹp rực rỡ toả sáng soi bóng dưới “mặt gương lớn” Với đường nét kiến trúc cânđối, hài hòa giữa các tỉ lệ và bộ phận cấu thành, Khuê Văn các đã được chọn làmbiểu trưng cho văn hiến Hà Nội, ban ngày thì cao sang tuyệt đẹp, ban đêm dướiánh đèn chiếu sáng, gác Khuê Văn trở nên lung linh huyền diệu, soi bóng xuốngmặt hồ Thiên Quang tỉnh (Giếng trời trong sáng) Gương nước lớn có khả năngsoi bóng hình ảnh tuyệt đẹp của Khuê Văn các, chính là cách tiếp cận Văn Miếu

- Quốc Tử Giám dưới tính đa diện và sự phân tích nguồn gốc căn nguyên củanguyên tắc hình thể: “Gương nước” ở giữa phản chiếu ánh sáng bầu trời, là sựhàm ý thu nhận văn hóa khai thác để khống chế ánh sáng của trời nhằm phục vụcho đạo học của con người Nằm ở giữa trung tâm khu Văn Miếu, tấm gươngnước có thể soi bóng tổng thể công trình kiến trúc với hiệu quả thẩm mĩ caonhất, bộc lộc một nét đẹp độc đáo của kiến trúc hòa quyện với trời mây trongsáng Khuê Văn các, Đại Thành môn, Vườn bia… đều in hình trong đó nhưthách thức với thời gian, như gợi mời những nhân tài đất Việt tạo thêm nétduyên dáng vốn có của kiến trúc Văn Miếu

Người xưa đã xây dựng công trình Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuận theo

lẽ âm - dương - trời - đất và tự khẳng định chính là nơi hội tụ nhân tài, là mộtquần thể kiến trúc độc đáo nơi địa linh nhân kiệt Khởi nguồn từ địa thế: (đứngtrên cao) mở rộng tầm nhìn ra 4 phương 8 hướng, từ ci hư vô suy xét khai thácánh sáng vẻ đẹp của trời đất mà phục vụ cho sự học của con người - học làmngười, tinh luyện văn hóa vật chất mà gây dựng văn hóa tinh thần nhằm tiến tớithành tựu tuyệt diệu cuối cùng của sự tu luyện học vấn một cách đạt thành

Ý nghĩa của công trình Khuê Văn các và các mối quan hệ với ThiênQuang tỉnh và Đại Thành môn đã thuận theo quan điểm tứ trụ, không nằm ngoài

ý nghĩa hướng đạo người quân tử Con người phải đem trí tuệ để hài hòa thiên địa - nhân, đem tri thức để giúp đời mới là người có tri thức Tư tưởng Nho giáo

-do Khổng tử tập hợp những tư tưởng triết lý, luân lý đạo đức mà cái phép lớnnhất là phép ứng xử: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… Các khoa thi, các vị Tiến sĩ củanền giáo dục xưa được ghi danh lại nơi những văn bia; những câu đối, những

mô típ trang trí không chỉ đơn thuần làm đẹp mà còn là sự nhắc nhở những điềuhay lẽ phải Tất cả đều là đạo đức cổ nhân Vườn bia có 82 bia nằm thành haidãy cân đối hai bên Thiền Quang tỉnh, với lối kiến trúc thấp, giản dị nhưng lạihài hòa với tổng thể Việc chạm khắc trên bia là một công trình nghệ thuật đặcsắc Trán bia cong thường có hình hai rồng chầu mặt nguyệt, rồng được cáchđiệu rất tinh tế trở thành những đám mây uyển chuyển, sinh động Diềm biađược trang trí hoa văn hình hoa lá cách điệu kết hợp với chữ triện Đế bia hìnhrùa tạo hình vững chải, bền chắc mang ý nghĩa trường thọ, vĩnh cửu Hình tượngcon rùa biểu thị cho sự trường tồn vĩnh cửu, 82 rùa đội bia, trên 82 tấm bia cóghi những người đỗ đầu, đậu Tiến sĩ trong các khoa thi từ năm 1442 đến 1780,những bài văn ca ngợi công đức các vua anh minh chăm lo việc giáo dục nhântài, như minh chứng lịch sử của đạo học người Việt ta từ trước đến nay Nhắcnhở cháu con đời đời tạc lòng ghi ơn

Trang 12

Mỗi công trình kiến trúc trong tổng thể kiến trúc Văn Miếu đều mangđậm ý nghĩa nhân văn, dù công trình nhỏ hay lớn, chính hay phụ đều toát lênnhững ý nghĩa sâu xa Trong đó, phần không nhỏ trong ý nghĩa rất nhân văn,triết lý được gửi gắm trong kiến trúc Văn Miếu, chúng ta thấy Đại Thành môn (ởphía bắc), cổng vào khu đền chính của Văn Miếu, nhìn qua, thấp thoáng hìnhbóng trang nghiêm của Đại Thành điện Đại Thành môn có thể được coi là cáitiếp thu Khuê Văn (văn hóa) và ánh sáng trời (Thiên Quang), là kết quả cuốicùng (là cửa vào viên mãn của sự rèn luyện học vấn), nghĩa là Thành Đạt lớnhay có nghĩa cổng vào của sự Thành đạt… ở đây người xưa muốn khuyên conngười hãy nhớ tới môi trường học vấn, trường học chính là nơi hội tụ giữa xãhội và con người với tính tự nhiên trong vũ trụ và tuân theo quy luật vận độngcủa trời đất Khuê Văn các, Thiên Quang tỉnh và Đại Thành môn được đặt trongmột kết cấu kiến trúc hết sức hợp lý, khác nào văn hóa của loài người được hunđúc, chắt lọc từ ánh sáng tuyệt diệu của trời và đơm hoa nảy trái ở đất, mà conngười là trung tâm giao hòa Nhiệm vụ của con người là đem ánh sáng, đem trithức mà rọi đường cho cổng vào tương lai mới có thể đạt thành viên mãn Học làhọc suốt đời, học lấy cái cốt, cái tinh của người xưa mà phát triển phù hợp vớithời nay…

Qua Văn Miếu, tiếp đến với lớp không gian thứ tư, là thành phần chínhcủa Văn Miếu với cấu trúc gồm hai lớp nhà: phía trước là Bái đường - nơi hành

lễ, hai cánh nhà phụ Tả Vu và Hữu Vu nằm ngay cạnh sân Đại bái Phía sau làThượng điện - nơi thờ Khổng tử và các bậc hiền triết Nho giáo Các gian nhàchuông, nhà trống gợi không khí trường thi kết hợp với những cây cổ thụ cổkính tạo cho tổng thể kiến trúc một phối cảnh hài hòa tuyệt vời, mang đậm tínhnhân văn, yếu tố triết lý và những thâm ý mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộcViệt

Tòa Phương đình nối tiếp Bái đường với Thượng điện Phía sau ĐạiThành điện có cổng đi vào khu Thái học, với cấu trúc gần giống Đại Thành mônnhưng quy mô nhỏ hơn Đây được gọi là khu Quốc Tử Giám, từ thời Lê là nơigiảng dạy và học tập dành cho các Thái tử Đến đời Nguyễn, Quốc Tử Giámchuyển vào Huế và là nơi thờ các vị phụ mẫu của Khổng tử gọi là đền KhảiThánh Năm 1946 bị thực dân Pháp đốt phá nhưng đến nay được trùng tu, tôntạo lại theo phong cách truyền thống

Giá trị thẩm mỹ của kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ đượctạo bởi không gian kiến trúc đột phá nhưng lại hòa quyện với không gian xungquanh nó mà hơn nữa là sự kết hợp hài hòa giữa đạo và đời, là thành phẩm củacông trình kiến trúc vĩnh cửu trước thời gian Đó là một hệ thống văn hóa tinhthần bao quanh kiến trúc, là sự kết hợp trọn vẹn của văn hóa vật chất và văn hóatinh thần

Bên cạnh đó, biểu hiện rõ nhất của Nho Giáo ở Việt nam được thể hiệntrong kiến trúc đình làng Đình làng xưa kia vốn được xem là đại diện của chínhquyền phong kiến, một dạng thức tiểu triều đình với những định chế Nho giáokhắt khe ở làng xã Việt Nam Hình thức kiến trúc này phát triển và thịnh hành

Trang 13

vào thời Lê (thế kỷ XVI – XIX), khi đạo Nho ở giai đoạn hưng vượng nhất Cómột nghịch lý là nơi này thường cấm phụ nữ bén mảng đến, nhưng hình tượngcủa những người phụ nữ lại được khắc tạc một cách thừa thãi và táo bạo trênhầu khắp các thành phần kiến trúc.

Người ta có thể nhìn thấy ở đấy muôn mặt cuộc sống đời thường và cuộcsống tâm linh với những hình tượng người phụ nữ Họ kiến tạo nên các giá trịkhác nhau của cuộc sống, niềm vui, nỗi buồn, niềm hạnh phúc, và các giá trịsinh tồn trong tín ngưỡng phồn thực Người ta đồng thời cũng nhìn thấy đượctính chất hai mặt trong các giáo lý và phong tục xã hội của Việt Nam Một mặtngười phụ nữ được đặt trong những chế định của lễ giáo phong kiến như: “công,dung, ngôn, hạnh”, “tam tòng tứ đức”, hay đặt chữ trinh tiết lên hàng đầu trong khi đặc quyền của đàn ông là “năm thê, bảy thiếp” Nhưng mặt khác lại cónhững luật định cho sự phá rào, và điều này đã mở đường cho các giá trị phồnthực ở các chạm khắc đình làng được tồn tại và phát triển một cách rực rỡ

Nho giáo vốn coi thường phụ nữ: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”,nhưng trong cái mạch nguồn của cuộc sống làng xã, thì người ta cũng lại có câu

“Tam nam bất phú, tứ nữ bất bần” cho thấy vai trò không thể thiếu của ngườiphụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam Người Việt vốn thực dụng, bởi cuộcsống của họ quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời, chỉ mong đủ ăn, đủmặc đó là điều may mắn Do vậy các giáo lý Nho giáo kia nếu quá cao siêu, màkhông thích ứng được với các giá trị thực dụng của làng xã và của người dân, thìcũng không có giá trị gì Nó sẽ bị chặn lại ngoài lũy tre làng

Cái lý thuyết “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo sở dĩ ăn sâu bắt rễ đượcvào nông thôn Việt Nam là do nó đã bắt nhập được với tín ngưỡng thờ tổ tiêncủa người Việt – tín ngưỡng bản địa có giá trị dung hòa mọi tôn giáo du nhập vàphát triển Trọng Nam cũng là trọng người duy trì nòi giống tổ tiên Nhưng đồngthời cũng không quá khinh nữ theo quan điểm Nho học chính thống Do vậy mới

có câu “Ba đồng một mớ đàn ông, ta thả vào lồng ta xách đi chơi, ba trăm một

mụ đàn bà, mua về mà trải chiếu hoa mời ngồi” Điều này chứng tỏ giá trị củangười phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa Tất cả các hiện tượng kể trên đóphần nào giải thích cho các chạm khắc nơi đình làng, tuy là nơi cấm phụ nữkhông được bén mảng tới nhưng các hình tượng nữ như cưỡi rồng, phượng,thậm chí cả những cô gái khoả thân được mô tả tràn ngập

Đình làng vốn là bộ mặt của làng xã, là nơi tâm linh và ảnh hưởng đếnvận mệnh của cả một làng Do vậy, không có chuyện họ được tạc một cách ngẫunhiên, hoặc do sở thích của các hiệp thợ tùy tiện mà muốn chạm khắc thế nàocũng được Vốn là nơi thờ tự tôn nghiêm, do vậy các chạm khắc ở đây phải thểhiện được lý tưởng, khát vọng của cả cộng đồng Với sự thực dụng của ngườiViệt nền văn hoá Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử phát triển của mìnhthường mang giá trị cộng nhập hơn là bài xích các yếu tố văn hóa ngoại lai Nóluôn tìm được những yếu tố tương đồng để dung hợp lẫn nhau Do vậy, hình ảnhcủa các cô gái, nàng tiên trong đình làng ở đây hoàn toàn mang một giá trị khác

Họ được xem là biểu tượng đại diện cho tín ngưỡng phồn thực - một tín ngưỡng

Ngày đăng: 18/11/2014, 10:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w