Các yếu tố có nguy cơ

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh tại xã hương hồ hương trà – thừa thiên huế (Trang 33 - 42)

Kết quả bảng 3.13 cho ta thấy được nhóm có yếu tố nguy cơ có chỉ số tuổi, VB/VM cao hơn nhóm không có yếu tố nguy cơ.

Theo tác giả Phạm Khuê thì tuổi càng cao thì tỷ lệ nguy cơ THA càng nhiều [11][12].

Tác giả JA Steessen, Halis R. Fagard: Nghiên cứu ngẫu nhiên trên 278 người tiền mãn kinh và 184 người PNMK ở Bỉ cho thấy: Những PNMK có HATT và HATTr cao hơn nhóm tiền mãn kinh (p < 0,001). Tỷ lệ THA

nhóm mãn kinh là 40% cao hơn nhóm tiền mãn kinh: 10% (p < 0,001). Điều này khẳng định thêm tuổi càng cao thì nguy cơ THA càng nhiều.

Đối chiếu hai tác giả trên với nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp: Tuổi càng cao thì nguy cơ THA càng lớn.

Tác giả Phạm Gia Khải và cộng sự nghiên cứu (1999) tỷ lệ VB/VM có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ THA [9].

Tác giả Royer M và cộng sự: nghiên cứu trên 3965 PNMK ở Mỹ (gốc La Tinh) tuổi từ 45 – 64 về các chỉ số của hội chứng chuyển hoá là: Tỷ lệ vòng bụng ≥ 88cm2, HA ≥ 130/85 mmHg, Triglycerid máu đói ≥ 150 mg/dl, HDL<50 mg/dl, Glucose ≥ 110 mg/dl. [22]

Cho kết quả tần suất các PNMK có ít nhất 2 yếu tố là 62,5%; 3 yếu tố 35,1%; 4 yếu tố là 13,5%; 5 yếu tố 3,2%.

Như vậy những người PNMK có nguy cơ cao về rối loạn Lipid máu béo phì và THA.

Tác giả Hidalgo LA and all: Nghiên cứu ở PNMK tuổi trung bình 55,9 ± 8,1 ở Ecuador: Cho thấy có 38,8% PNMK có THA, béo bụng 54,2%. [21]

Theo Gryglewska and all: Nghiên cứu trên 317 người già trên 70 tuổi ở Ba Lan cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng béo phì và THA ở những người phụ nữ nhưng không có mối liên quan ở nam giới: Nhóm bệnh nhân béo phì có các chỉ số HATT và HATTr cao hơn hẳn nhóm không béo phì. [19]

Như vậy 4 tác giả trên đều nói lên tỷ lệ VB/VM, tỷ lệ béo phì, béo bụng có liên quan mật thiết với nguy cơ THA. Đối chiếu với nghiên cứu của chúng tôi phù hợp.

Theo lý thuyết về cơ chế THA ở người béo phì của Trần Hữu Dàng Trường Đại học Y khoa Huế:

Cơ chế THA do đề kháng Insulin:

Insulin làm tăng sự tái hấp thu Natri ở cả ống lượn gần lẫn ống lượn xa của thận. Thật vậy, người béo phì tác dụng giữ muối của Insulin vẫn diễn ra bình thường. Do tình trạng đề kháng của Insulin thường gặp ở béo phì làm Insulin máu tăng. Bệnh nhân béo phì có sự tăng Natri trong cơ thể. Khi làm giảm cân, từ đó giảm đề kháng Insulin, giảm Insulin máu dẫn đến tăng thải Natri niệu và giảm HA.

Cơ chế thứ 2 qua đó béo phì gây THA thông qua hoạt hoá hệ thần kinh giao cảm. Về phương diện này cả sự tăng Insulin máu và chế độ ăn cùng góp phần làm tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Làm giảm thể trọng sẽ gây giảm Natri và giảm hoạt hệ thần kinh giao cảm.

Nghiên cứu của Rocchini và cộng sự cho thấy huyết áp nhạy cảm với Natri ở những người béo phì so với người không béo. Sự nhạy cảm này sẽ biến mất khi giảm cân, nhưng không song hành với sự giảm Insulin, norepineprine, aldosterone. Các tác giả này cho rằng THA do nhạy cảm với natri ở người béo phì là kết quả của sự kết hợp giữa tăng Insulin máu, tăng aldosterone và tăng hoạt hệ thần kinh giao cảm.

Chúng ta biết rằng, thông thường insulin gây giãn mạch, tác dụng này bị giảm khi có hiện tượng đề kháng insulin vốn hay gặp ở người béo phì. Tuy nhiên người ta chưa rõ insulin làm hoạt hoá hệ thần kinh giao cảm thông qua cơ chế gì.

Thể tích huyết tương và độ dài thất trái: Người béo phì cũng tăng thể tích huyết tương và tăng độ dày vách tâm thất trái. Giảm cân sẽ làm giảm cả hai thông số này. Béo phì phủ tạng (Béo phì dạng nam) đi liền với tăng insulin máu và đề kháng insulin làm tăng tỷ lệ THA.

Hệ RAA của mô mỡ: Bản thân mô mỡ tiết các hormone của hệ thống renin – angiotensin, trực tiếp gây THA.

Theo nghiên cứu của chúng tôi nhóm có nguy cơ THA có VB/VM cao hơn nhóm không có yếu tố nguy cơ là do trong quá trình mãn kinh lượng oestrogen trong cơ thể bị thiếu hụt làm ứ đọng mỡ nhiều nơi dẫn đến tăng lượng cholesterol và Triglycerid làm tăng lipid máu dẫn đến rối loạn lipid máu, lượng lipid bám dính vào thành mạch làm giảm bán kính lòng mạch gây THA.

Tóm lại các yếu tố nguy cơ làm THA tuổi VB/VM theo nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả thừa nhận.

Kết quả ở bảng 3.15 cho biết:

Không có yếu tố nguy cơ: 37 trong 153 người chiếm 24,18%. Có yếu tố nguy cơ : 23 trong 60 người chiếm 38,3%

Điều này nói lên được tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm có yếu tố nguy cơ cao hơn nhiều so với nhóm không có yếu tố nguy cơ.

Qua đây cho chúng ta thấy được việc cần thiết của các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng nhằm mục đích để điều chỉnh, ngăn ngừa các yếu tố để hạn chế tỷ lệ THA cũng như hạn chế tiến triển các biến chứng đáng tiếc của THA gây ra ở nhóm có THA và cả nhóm chưa có THA.

4.5. TỶ LỆ ĐƯỢC BIẾT CÓ THA VÀ KHÔNG BIẾT CÓ THA

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.16 biểu đồ 3.2 thì tỷ lệ biết có tăng huyết áp khá cao chiếm 75%.

Số người không biết tăng huyết áp thấp 25% .

So với kết quả nghiên cứu dịch tễ THA (1989 – 1992) của Việt Nam, nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự [9] biết (67,5%), không biết (32,5%). Và tác Châu Văn Anh, Nguyễn Kim Diệu khảo sát tình hình THA ở phụ nữ mãn kinh tại hai phường Thuận Hoà và Tây Lộc thành phố Huế [1], tỷ lệ biết (28,8%), không biết (71,2%). Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn và Ngô Thị Hà tại xã Thuỷ Vân huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế [17], tỷ lệ biết

(66,17%), không biết (33,33%) thì chúng tôi thấy có biết nhiều hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì Hương Hồ là một xã vùng ven cách thành phố Huế chỉ 7km, điều kiện đi lại giao lưu nơi phố xá dễ dàng người dân tiếp cận với đài báo, ti vi nhiều hơn góp phần đưa trình độ dân trí ngày được nâng cao. Hơn nữa đời sống vật chất của xã hội ngày càng phát triển để người dân có điều kiện chăm sóc sức khoẻ bản thân mình.

Kết quả nghiên cứu còn cho ta thấy tỷ lệ nhận biết THA theo từng độ tuổi có sự khác biệt và tăng dần giữa các độ tuổi trong đó tuổi 45 – 59 (13,33%), độ tuổi 60 – 75 (28,33%), trên 75 (33,33%). Theo điều tra của chúng tôi thì trình độ nhận thức còn hạn chế điều kiện kinh tế ở nông thôn còn thấp không cho phép họ kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Tỷ lệ được biết có THA hầu như chỉ được phát hiện tình cờ khi có mắc bệnh khác. Điều này nói lên được một khi tuổi thọ cao không những là yếu tố nguy cơ làm THA mà các loại bệnh khác cũng dễ nảy sinh do sự lão hóa làm mất chức năng của các cơ quan và sự giảm sút sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy tỷ lệ được biết có THA ở nhóm tuổi này cao hơn theo chúng tôi là phù hợp.

Đứng trước một thực tế như vậy nhiệm vụ của những người cán bộ y tế chúng ta nhất là mạng lưới y tế cơ sở phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát tình hình tăng huyết áp ở 213 phụ nữ tuổi mãn kinh tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế kết quả nghiên cứu cho thấy:

1. Tỷ lệ tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh từ 45 – 90 tuổi chiếm 28,17% trong đó: tăng huyết áp độ I: 17,38%, tăng huyết áp độ II: 6,10%, tăng huyết áp độ III: 4,69%. (Theo phân độ WHO/ISH – 2004)

Tỷ lệ tăng huyết áp tăng theo tuổi và theo thời gian mãn kinh.

Trị số huyết áp chung ở phụ nữ mãn kinh là: huyết áp tâm thu 128,40 ± 24,92 mmHg, huyết áp tâm trương 76,66 ± 10,25 mmHg.

Tỷ lệ THA ở nhóm ≤ 60 tuổi là 15,0%, > 60 tuổi là 39,8%.

Tỷ lệ THA ở nhóm mãn kinh ≤ 10 năm là 13,4%, > 10 năm là 40,52%. 2. Một số yếu tố nguy cơ và kiến thức nhận biết về tăng huyết áp của phụ nữ mãn kinh có tăng huyết áp:

Tỷ lệ béo, ăn mặn, uống rượu, hút thuốc lá, Stress trong công việc có liên quan đến tăng huyết áp.

Nhóm có yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn nhóm không có yếu tố nguy cơ (38,3% so với 24,18%, p < 0,05).

Kiến thức nhận biết về tăng huyết áp chiếm tỷ lệ khá cao 75%, không biết có tăng huyết áp 25%.

KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi có những đề nghị sau:

Cần phải tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ về bệnh tăng huyết áp cho người dân thông qua mạng lưới y tế cơ sở bằng các phương tiện thông tin đại chúng.

Tổ chức tập huấn chuyên đề về tăng huyết áp cho cán bộ y tế cơ sở để trao đổi các vấn đề mới của tăng huyết áp cần giải quyết.

Khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng, quản lý, hướng dẫn và điều trị kịp thời đối với những người đã được phát hiện tăng huyết áp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Châu Văn Anh, Nguyễn Kim Diệu (2001), Khảo sát tình hình tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh tại hai phường Thuận Hoà – Tây Lộc thành phố Huế, Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, khoá 1998 – 2001.

2. Nay Blum, Hồ Thị Kim Phượng (2006), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở người cao tuổi tại phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, khoá 2002 – 2006.

3. Giáo trình Block IV (2002), Tăng huyết áp, Trường Đại học Y khoa Huế, tr.27-48.

4. Giáo trình Block XII (2002), Công thức tính cỡ mẫu, Trường Đại học Y khoa Huế, tr 127 – 128.

5. Nguyễn Huy Dung (2001), Bệnh tim mạch với người lớn tuổi, NXB Y học, tr 102 – 109.

6. Phạm Tử Dương (2001), Bệnh tăng huyết áp, NXB quân đội nhân dân, Hà Nội, tr 77 – 80.

7. Trần Hữu Dàng (2006), Béo phì và tăng huyết áp, Tạp chí Y học thực hành số 536/2006, tr 222 – 226.

8. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp (1998), NXB Y học, Hà Nội.

9. Phạm Gia Khải và cộng sự (2002), Dịch tễ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở vùng núi tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí tim mạch học Việt Nam số 32/2002, tr 19 – 26.

10. Bùi Quang Kinh (1998), Bệnh tăng huyết áp, NXB Nghệ An, tr 9 – 15.

11. Phạm Khuê (1982),Bệnh học tuổi già, tập 1 NXB Y học, Hà Nội, tr 98 – 109.

12. Phạm Khuê (1993), Tăng huyết áp ở người có tuổi, Kỹ niệm 10 năm ngày thành lập viện bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi (ngày 15/11/1983 – 15/11/1993), tr 7 – 21.

13. Phạm Khuê (2000), Bách khoa thư bệnh học, Tập 1 NXB từ điển bách khoa, Hà Nội, tr 265 – 268.

14. Dương Vĩnh Linh, Trần Hữu Dàng và cộng sự (2005), Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Hương Vân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Y học thực hành số 521/2005, tr 314 – 318.

15. Huỳnh Văn Minh và cộng sự (1994), Tần suất tăng huyến áp ở người lớn ≥ 15 tuổi tại thành phố Huế, Nghiên cứu và thông tin Y học, Đại học Huế, tr 74 – 80.

16. Hoàng Viết Thắng, Hoàng Bùi Bảo (2000), Tình hình tăng huyết áp tại xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tập san khoa học số3/2000, trường Đại học Y khoa Huế.

17. Nguyễn Quốc Tuấn, Ngô Thị Hà (2002), Khảo sát tình hình tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh tại xã Thuỷ Vân, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, khoá 1999 – 2002.

18. Trường Đại học Y Hà Nội (1997), Bài giảng bệnh học nội khoa, tập 2 NXB Y học, Hà Nội, tr 99 – 105.

19. Trường Đại học Y dược Hà Nội (2006), Bài giảng sản phụ khoa, dùng cho đào tạo sau Đại học, Tập 1 NXB Y học.

Tiếng Anh:

20. Gryglewska B, Grodzicki T, Kocemba J (1998), Obesity and blood pressure in the elderly free – living population, J Hum Hypertens, 1998 Sep; No 12 (9): 645 – 647.

21. Harrson (2000), Các nguyên lý Y học nội khoa, NXB Y học, tr 298 – 328.

22. Hidalgo LA et al (2006), The metabolic Syndrome among postmenopausal women in Ecuador, Gynecol Endocrinol, No 22(8): 447 – 454.

23. Royer M et al (2007), The US National Cholesterol Education Programme Adult Treatment Panel III (NCEP ATP III): Prevalence of the metabolic syndrome in postmenopausal Latin American women, Climacteric, 2007, Apr; 10 (2): 164 – 170.

24. Shakhatreh FM, Mas’ad D (2006), Menopausal symptoms and health problems of women aged 50 – 65 years in southern Jordan, Climacteric, 2006, Aug; 9 (4): 305 – 311.

25. JA. Staessen, H Celis and R Fagard (1998), The epidemiology of the association between hypertension and menopause, Journal of Human Hypertension, No 12: 587 – 592.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh tại xã hương hồ hương trà – thừa thiên huế (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w