Bàn về đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh tại xã hương hồ hương trà – thừa thiên huế (Trang 29 - 32)

Chúng tôi dùng phương pháp cắt ngang, mô tả để tiến hành điều tra 213 đối tượng nghiên cứu.

Tiêu chuẩn của các đối tượng là: Tất cả phụ nữ mãn kinh đúng theo tiêu chuẩn mãn kinh của tác giả Nguyễn Đức Vy [18].

Thực hiện các chỉ số tỉ mỉ và chính xác về các chỉ số huyết áp, vòng bụng, vòng mông, chiều cao, cân nặng cũng như hỏi về các yếu tố nguy cơ liên quan đến huyết áp.

Một khi số lượng người cao tuổi trong cộng đồng ngày càng nhiều nên số lượng phụ nữ mãn kinh cũng tăng nhanh. Dựa vào thực tế mô hình bệnh tật cho từng độ tuổi mắc bệnh vì những thay đổi sâu sắc trong sinh lý, giải phẫu nên cũng có nhóm bệnh lý đặc trưng cho phụ nữ mãn kinh.

Việc nghiên cứu bệnh lý THA ở phụ nữ mãn kinh là một trong những yêu cầu thực tiễn, của gia đình và xã hội vì hậu quả biến chứng của nó khó lường nên phải chăm sóc sức khoẻ cho lứa tuổi này:

- Sự thiếu hụt Oestrogen trong thời gian mãn kinh là điều không thể tránh khỏi ở tất cả các phụ nữ đã làm ứ đọng mỡ nhiều nơi trong cơ thể. Đặc biệt là lượng Cholesterol và Triglycerid đều tăng dễ dẫn đến xơ vữa mạch làm cho huyết áp tăng lên [18].

- Huyết áp tăng lên rõ rệt ở phụ nữ mãn kinh cũng có thể được giải thích do sự THA theo tuổi già mà hầu hết các tác giả đều thừa nhận [11].

4.2. TỶ LỆ THA

Như đã quy ước trình bày ở mục 2.3.1. chúng tôi áp dụng bảng phân loại của WHO năm 2004 đối với người >18 tuổi để phân chia độ THA của các đối tượng trong cộng đồng người cần nghiên cứu.

Kết quả tại bảng 3.11 cho ta biết:

- Trong 213 phụ nữ mãn kinh có 60 người THA chiếm tỷ lệ 28,17% Trong đó THA độ I cao nhất: 37 người chiếm tỷ lệ 17,38%

độ II 13 người chiếm tỷ lệ 6,10% độ III 10 người chiếm tỷ lệ 4,69% [11]

Tỷ lệ THA ở phụ nữ mãn kinh tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế đối chiếu với kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự [9] về đặc điểm dịch tễ học THA tại thành phố Hà Nội năm (1999) ở phụ nữ từ 45 – 75 tuổi thì tỷ lệ THA là 35,2%.

Tác giả Shakha treh FM, Mas’ad D Nghiên cứu trên 143 phụ nữ mãn kinh ở nam Jordan cho thấy có đến 56% bị tăng huyết áp.

Theo nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn 28,17% cũng là đều dễ thấy bởi vì người dân đa số làm nông chủ yếu lao động bằng chân tay hơn nữa cuộc sống ở nông thôn còn nhiều vất vả so với thành thị nên tỷ lệ THA này thấp hơn, phù hợp với THA tỷ lệ thuận với đời sống ngày càng được nâng cao.

Tuy tỷ lệ không quá cao nhưng hậu quả những biến chứng và tác hại của THA gây ra là rất lớn. Điều đó cho chúng ta biết được vấn đề cần quan tâm đến sức khoẻ độ tuổi này là phải làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu như: tư vấn, phát hiện, quản lý, hướng dẫn và điều trị kịp thời để phòng ngừa biến chứng. Đây là một vấn đề rất lớn cần phải có sự phối hợp, quan tâm đầu tư về kinh tế cũng như sức lực của các ban ngành trong toàn xã hội mới có thể giải quyết được.

Kết quả ở bảng 3.7 và bảng 3.8 còn cho ta thấy được độ tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng lớn.

Tỷ lệ THA theo độ tuổi người ≤ 60 tuổi chiếm 7,04% > 60 tuổi chiếm 21,13%

Sự khác biệt giữa bảng 3.7 và bảng 3.8 có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)

Điều này cũng được tác giả Black giải thích: Tuổi già đi kèm với giãn nở động mạch kém do thay đổi cấu trúc và chức năng ở những động mạch, đặc biệt là lớp nội mạc và lớp áo giữa, sự thay đổi này làm giảm tỷ lệ lòng mạch vì vậy có xu hướng co mạch và làm THA.

Đặc biệt trong thời kỳ mãn kinh thì lượng Cholesterol và Triglycerid đều tăng, tăng lượng Cholesterrol kèm theo tăng LDL (Low Density Lipoprotein) tăng lượng Triglycerid kèm theo VLDL (Very Low Density Lypoprotein). nồng độ HDL (High Density Lipoprotein) cũng tăng nhưng không đều do đó tỷ lệ HDL/ LDL giảm làm gia tăng nguy cơ xơ vữa gây tai biến mạch máu não, tai biến mạch vành có khuynh hướng dể bị tiểu đường khi có tăng hoặc mập phì [17].

Trong tổng số 60 phụ nữ mãn kinh có tăng huyết áp thì số tăng huyết áp độ I là cao nhất 37 người độ II là 13 người độ III là 10 người. Từ kết quả đó cho chúng ta thấy được cần can thiệp từ giai đoạn I vì giai đoạn này có tăng huyết áp thực sự nhưng chưa tổn thương các cơ quan khác. Điều trị giai đoạn này giảm tỷ lệ tăng huyết áp từ độ I chuyển sang độ II, III. Giai đoạn III là giai đoạn có tổn thương và biến chứng các cơ quan khác vấn đề điều trị rất phức tạp, khó khăn tác hại và biến chứng của tăng huyết áp giai đoạn này là rất lớn.

Ở bảng 3.6 cho ta biết được bệnh nhân mãn kinh lâu trên 10 năm có tỷ lệ huyết áp tăng cao hơn những bệnh nhân mãn kinh dưới 10 năm. Sự khác

biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Điều này khẳng định thêm tuổi càng cao thì huyết áp càng tăng vì thời gian mãn kinh dài tương ứng với tuổi thọ cao.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh tại xã hương hồ hương trà – thừa thiên huế (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w