Các yếu tố nguy cơ

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh tại xã hương hồ hương trà – thừa thiên huế (Trang 26 - 42)

Bảng 3.13: Kết quả nhân trắc theo nhóm có yếu tố nguy cơ Chỉ số Có YTNC Không có YTNC p n = 213 n = 60 n = 153 Tuổi 66,06 ±10,14 61,22 ±11,11 < 0,004 Cân nặng 44,81 ±5,38 45,98 ±5,29 0,1499 Chiều cao 1,56 ±0,03 1,56 ±0,03 > 0,05 BIM 18,39 ± 2,35 18,90 ±2,24 0,142 Mạch 76,93±2,29 77,12 ±2,62 0,623 Vòng bụng 67,16 ±5,34 67,52 ±4,24 0,607 Vòng mông 85,9 ±0,07 93,99 ±67,72 0,357 VB/VM 0,78 ±0,07 0,75 ±0,06 0,003 Nước tiểu/24h 1100 ±90,19 1143,14 ±80,10 0,0008

Nhận xét: - Tuổi trung bình, tỷ lệ VB/VM ở nhóm có yếu tố nguy cơ cao hơn nhóm khô ng có yếu tố nguy cơ.

Bảng 3.14: Kết quả trị số huyết áp theo nhóm có yếu tố nguy cơ:

Chỉ số Không có yếu tố nguy cơ Có yếu tố nguy cơ p

HATT 126,7 ±23,46 132,75 ±28,06 0,111

HATTr 75,75 ±9,40 79 ±11,92 0,038

Có sự khác biệt về huyết áp tâm trương giữa hai nhóm có yếu tố nguy cơ và không có yếu tố nguy cơ.

Bảng 3.15: Tỷ lệ THA theo nhóm có yếu tố nguy cơ:

Không có yếu tố nguy cơ Có yếu tố nguy cơ p

Số người 153 60

THA n 37 23 0,0389

% 24,18 38,3

Nhận xét: - Tỷ lệ THA ở nhóm có yếu tố nguy cơ cao hơn nhóm không có yếu tố nguy cơ.

3.4. KẾT QUẢ TÌM HIỂU VỀ BỆNH THA

Bảng 3.16: Tỷ lệ tự biết mình bị THA ở nhóm người THA

Độ tuổi

45 - 59 60 - 75 > 75 Chung p1

n % n % n % n %

Không biết có THA 3 5,0 4 6,66 8 13,33 15 25

Được biết có THA 8 13,33 17 28,33 20 33,33 45 75 0,03

p1: So sánh tỷ lệ bệnh nhân biết mình bị THA giữa 3 nhóm tuổi. p2: So sánh tỷ lệ biết và không biết THA trong từng nhóm tuổi.

Nhận xét: - Tỷ lệ biết mình bị THA tăng dần theo lứa tuổi: 13,33% → 28,33% → 33,33% (p < 0,05)

- Số người biết THA khá cao 75%;

- Số người không biết THA thấp hơn 25%.

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nhận biết tăng huyết áp theo độ tuổi

3 8 4 17 8 20 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 45-59 60-75 >75 K h ôn g bi ết v à đ ã b iế t T H A Độ tuổi

CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

4.1. BÀN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Chúng tôi dùng phương pháp cắt ngang, mô tả để tiến hành điều tra 213 đối tượng nghiên cứu.

Tiêu chuẩn của các đối tượng là: Tất cả phụ nữ mãn kinh đúng theo tiêu chuẩn mãn kinh của tác giả Nguyễn Đức Vy [18].

Thực hiện các chỉ số tỉ mỉ và chính xác về các chỉ số huyết áp, vòng bụng, vòng mông, chiều cao, cân nặng cũng như hỏi về các yếu tố nguy cơ liên quan đến huyết áp.

Một khi số lượng người cao tuổi trong cộng đồng ngày càng nhiều nên số lượng phụ nữ mãn kinh cũng tăng nhanh. Dựa vào thực tế mô hình bệnh tật cho từng độ tuổi mắc bệnh vì những thay đổi sâu sắc trong sinh lý, giải phẫu nên cũng có nhóm bệnh lý đặc trưng cho phụ nữ mãn kinh.

Việc nghiên cứu bệnh lý THA ở phụ nữ mãn kinh là một trong những yêu cầu thực tiễn, của gia đình và xã hội vì hậu quả biến chứng của nó khó lường nên phải chăm sóc sức khoẻ cho lứa tuổi này:

- Sự thiếu hụt Oestrogen trong thời gian mãn kinh là điều không thể tránh khỏi ở tất cả các phụ nữ đã làm ứ đọng mỡ nhiều nơi trong cơ thể. Đặc biệt là lượng Cholesterol và Triglycerid đều tăng dễ dẫn đến xơ vữa mạch làm cho huyết áp tăng lên [18].

- Huyết áp tăng lên rõ rệt ở phụ nữ mãn kinh cũng có thể được giải thích do sự THA theo tuổi già mà hầu hết các tác giả đều thừa nhận [11].

4.2. TỶ LỆ THA

Như đã quy ước trình bày ở mục 2.3.1. chúng tôi áp dụng bảng phân loại của WHO năm 2004 đối với người >18 tuổi để phân chia độ THA của các đối tượng trong cộng đồng người cần nghiên cứu.

Kết quả tại bảng 3.11 cho ta biết:

- Trong 213 phụ nữ mãn kinh có 60 người THA chiếm tỷ lệ 28,17% Trong đó THA độ I cao nhất: 37 người chiếm tỷ lệ 17,38%

độ II 13 người chiếm tỷ lệ 6,10% độ III 10 người chiếm tỷ lệ 4,69% [11]

Tỷ lệ THA ở phụ nữ mãn kinh tại xã Hương Hồ, huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế đối chiếu với kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự [9] về đặc điểm dịch tễ học THA tại thành phố Hà Nội năm (1999) ở phụ nữ từ 45 – 75 tuổi thì tỷ lệ THA là 35,2%.

Tác giả Shakha treh FM, Mas’ad D Nghiên cứu trên 143 phụ nữ mãn kinh ở nam Jordan cho thấy có đến 56% bị tăng huyết áp.

Theo nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn 28,17% cũng là đều dễ thấy bởi vì người dân đa số làm nông chủ yếu lao động bằng chân tay hơn nữa cuộc sống ở nông thôn còn nhiều vất vả so với thành thị nên tỷ lệ THA này thấp hơn, phù hợp với THA tỷ lệ thuận với đời sống ngày càng được nâng cao.

Tuy tỷ lệ không quá cao nhưng hậu quả những biến chứng và tác hại của THA gây ra là rất lớn. Điều đó cho chúng ta biết được vấn đề cần quan tâm đến sức khoẻ độ tuổi này là phải làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu như: tư vấn, phát hiện, quản lý, hướng dẫn và điều trị kịp thời để phòng ngừa biến chứng. Đây là một vấn đề rất lớn cần phải có sự phối hợp, quan tâm đầu tư về kinh tế cũng như sức lực của các ban ngành trong toàn xã hội mới có thể giải quyết được.

Kết quả ở bảng 3.7 và bảng 3.8 còn cho ta thấy được độ tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng lớn.

Tỷ lệ THA theo độ tuổi người ≤ 60 tuổi chiếm 7,04% > 60 tuổi chiếm 21,13%

Sự khác biệt giữa bảng 3.7 và bảng 3.8 có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)

Điều này cũng được tác giả Black giải thích: Tuổi già đi kèm với giãn nở động mạch kém do thay đổi cấu trúc và chức năng ở những động mạch, đặc biệt là lớp nội mạc và lớp áo giữa, sự thay đổi này làm giảm tỷ lệ lòng mạch vì vậy có xu hướng co mạch và làm THA.

Đặc biệt trong thời kỳ mãn kinh thì lượng Cholesterol và Triglycerid đều tăng, tăng lượng Cholesterrol kèm theo tăng LDL (Low Density Lipoprotein) tăng lượng Triglycerid kèm theo VLDL (Very Low Density Lypoprotein). nồng độ HDL (High Density Lipoprotein) cũng tăng nhưng không đều do đó tỷ lệ HDL/ LDL giảm làm gia tăng nguy cơ xơ vữa gây tai biến mạch máu não, tai biến mạch vành có khuynh hướng dể bị tiểu đường khi có tăng hoặc mập phì [17].

Trong tổng số 60 phụ nữ mãn kinh có tăng huyết áp thì số tăng huyết áp độ I là cao nhất 37 người độ II là 13 người độ III là 10 người. Từ kết quả đó cho chúng ta thấy được cần can thiệp từ giai đoạn I vì giai đoạn này có tăng huyết áp thực sự nhưng chưa tổn thương các cơ quan khác. Điều trị giai đoạn này giảm tỷ lệ tăng huyết áp từ độ I chuyển sang độ II, III. Giai đoạn III là giai đoạn có tổn thương và biến chứng các cơ quan khác vấn đề điều trị rất phức tạp, khó khăn tác hại và biến chứng của tăng huyết áp giai đoạn này là rất lớn.

Ở bảng 3.6 cho ta biết được bệnh nhân mãn kinh lâu trên 10 năm có tỷ lệ huyết áp tăng cao hơn những bệnh nhân mãn kinh dưới 10 năm. Sự khác

biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,001). Điều này khẳng định thêm tuổi càng cao thì huyết áp càng tăng vì thời gian mãn kinh dài tương ứng với tuổi thọ cao.

4.3. NGHỀ NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN HUYẾT ÁP

Xem tỷ lệ tăng huyết áp trong các loại nghề ở bảng 3.9 và 3.10 cho chúng ta thấy được:

Tỷ tăng huyết áp ở nghề nông thấp: 20,69%

Tỷ lệ huyết áp nghề khác (cán bộ, hưu trí, buôn bán…) cao 44,12% Các tỷ lệ này có ý nghĩa thống kê (p< 0,001)

Điều này lý giải được rằng: Nông dân đời sống vật chất còn nhiều khó khăn lao động chủ yếu bằng chân tay, trong khi đó các nghề khác chủ yếu lao động bằng trí óc và ít hoạt động bằng thể lực. Điều này nói lên được tăng huyết áp tỷ lệ thuận với đời sống vật chất phát triển phù hợp với xã hội văn minh hiện đại thì tỷ lệ tăng huyết áp càng cao theo báo cáo công trình nghiên cứu của Phạm Gia Khải đã đưa ra điều này phù hợp với nhận xét của chúng tôi về mối liên quan của tăng huyết áp trong các loại nghề nghiệp.

Theo tác giả Skrobonia và Kontosic (1998) đã tiến hành nghiên cứu 2787 công nhân bến cảng Rijeka – Coroatia chia làm 6 nhóm nghề nghiệp: công nhân vận chuyển bến cảng, cán bộ hành chính, công nhân bốc xếp, công nhân phụ việc, lái xe ôtô và thuỷ thủ trên tàu kéo. Tác giả cho ta thấy tỷ lệ tăng huyết áp chung 10,6%, công nhân vận chuyển bến cảng có tỷ lệ thấp nhất là 7,3%, tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất ở công nhân bốc xếp và phụ việc là 16,6%. Tác giả khẳng định không có mối liên quan giữa tình trạng làm việc nặng nhọc của nghề nghiệp với tỷ lệ THA.

Một nghiên cứu khác của tác giả Curtia và công sự (1993) điều tra những người Mỹ góc Phi thuộc tiểu bang Pitt - Bắc Carolina Hoa Kỳ cho thấy sự căng thẳng nghề nghiệp không phải là yếu tố nguy cơ của THA.

Kết quả ở bảng 3.4 cho ta thấy được sự khác biệt giữa các chỉ số nhân trắc giữa nhóm có tăng huyết áp và không tăng huyết áp về tuổi, cân nặng, vòng bụng và vòng bụng/vòng mông

Sự khác biệt ở bảng 3.4 có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)

Tuổi của nhóm không THA là 60,13 ± 9,71. Trong khi đó tuổi của nhóm THA: 68,86 ± 11,80 sự khác biệt về tuổi của hai nhóm này có ý nghĩa thống kê với (p < 0,001).

Điều này được tác giả Bùi Quang Kinh [10] công nhận huyết áp cũng tăng dần theo tuổi. Tuổi càng cao hệ thống động mạch càng bị xơ cứng nhiều, sự co giản đàn hồi của thành động mạch kém đi, lòng động mạch cũng bị hẹp lại hơn vì vậy huyết áp cũng tăng dần.

Công thức Lion được giảng dạy trong các trường đại học là: HATT = Tuổi + 100 (mmHg)

HATTr = HATT/2 + 10 hoặc 20 (mmHg).

Mỗi khi cân nặng tăng thì thường kéo theo vòng bụng và VB/VM cũng lớn. Ở bảng 3.3 cho ta thấy được sự khác biệt giữa hai nhóm về các chỉ số này (p<0,001) Đây cũng là phù hợp với tác giả Phạm Gia Khải và cộng sự về dịch tễ THA và các yếu tố nguy cơ ở vùng núi tỉnh Thái Nguyên năm 2002.

4.4. CÁC YẾU TỐ CÓ NGUY CƠ

Kết quả bảng 3.13 cho ta thấy được nhóm có yếu tố nguy cơ có chỉ số tuổi, VB/VM cao hơn nhóm không có yếu tố nguy cơ.

Theo tác giả Phạm Khuê thì tuổi càng cao thì tỷ lệ nguy cơ THA càng nhiều [11][12].

Tác giả JA Steessen, Halis R. Fagard: Nghiên cứu ngẫu nhiên trên 278 người tiền mãn kinh và 184 người PNMK ở Bỉ cho thấy: Những PNMK có HATT và HATTr cao hơn nhóm tiền mãn kinh (p < 0,001). Tỷ lệ THA

nhóm mãn kinh là 40% cao hơn nhóm tiền mãn kinh: 10% (p < 0,001). Điều này khẳng định thêm tuổi càng cao thì nguy cơ THA càng nhiều.

Đối chiếu hai tác giả trên với nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp: Tuổi càng cao thì nguy cơ THA càng lớn.

Tác giả Phạm Gia Khải và cộng sự nghiên cứu (1999) tỷ lệ VB/VM có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ THA [9].

Tác giả Royer M và cộng sự: nghiên cứu trên 3965 PNMK ở Mỹ (gốc La Tinh) tuổi từ 45 – 64 về các chỉ số của hội chứng chuyển hoá là: Tỷ lệ vòng bụng ≥ 88cm2, HA ≥ 130/85 mmHg, Triglycerid máu đói ≥ 150 mg/dl, HDL<50 mg/dl, Glucose ≥ 110 mg/dl. [22]

Cho kết quả tần suất các PNMK có ít nhất 2 yếu tố là 62,5%; 3 yếu tố 35,1%; 4 yếu tố là 13,5%; 5 yếu tố 3,2%.

Như vậy những người PNMK có nguy cơ cao về rối loạn Lipid máu béo phì và THA.

Tác giả Hidalgo LA and all: Nghiên cứu ở PNMK tuổi trung bình 55,9 ± 8,1 ở Ecuador: Cho thấy có 38,8% PNMK có THA, béo bụng 54,2%. [21]

Theo Gryglewska and all: Nghiên cứu trên 317 người già trên 70 tuổi ở Ba Lan cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng béo phì và THA ở những người phụ nữ nhưng không có mối liên quan ở nam giới: Nhóm bệnh nhân béo phì có các chỉ số HATT và HATTr cao hơn hẳn nhóm không béo phì. [19]

Như vậy 4 tác giả trên đều nói lên tỷ lệ VB/VM, tỷ lệ béo phì, béo bụng có liên quan mật thiết với nguy cơ THA. Đối chiếu với nghiên cứu của chúng tôi phù hợp.

Theo lý thuyết về cơ chế THA ở người béo phì của Trần Hữu Dàng Trường Đại học Y khoa Huế:

Cơ chế THA do đề kháng Insulin:

Insulin làm tăng sự tái hấp thu Natri ở cả ống lượn gần lẫn ống lượn xa của thận. Thật vậy, người béo phì tác dụng giữ muối của Insulin vẫn diễn ra bình thường. Do tình trạng đề kháng của Insulin thường gặp ở béo phì làm Insulin máu tăng. Bệnh nhân béo phì có sự tăng Natri trong cơ thể. Khi làm giảm cân, từ đó giảm đề kháng Insulin, giảm Insulin máu dẫn đến tăng thải Natri niệu và giảm HA.

Cơ chế thứ 2 qua đó béo phì gây THA thông qua hoạt hoá hệ thần kinh giao cảm. Về phương diện này cả sự tăng Insulin máu và chế độ ăn cùng góp phần làm tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Làm giảm thể trọng sẽ gây giảm Natri và giảm hoạt hệ thần kinh giao cảm.

Nghiên cứu của Rocchini và cộng sự cho thấy huyết áp nhạy cảm với Natri ở những người béo phì so với người không béo. Sự nhạy cảm này sẽ biến mất khi giảm cân, nhưng không song hành với sự giảm Insulin, norepineprine, aldosterone. Các tác giả này cho rằng THA do nhạy cảm với natri ở người béo phì là kết quả của sự kết hợp giữa tăng Insulin máu, tăng aldosterone và tăng hoạt hệ thần kinh giao cảm.

Chúng ta biết rằng, thông thường insulin gây giãn mạch, tác dụng này bị giảm khi có hiện tượng đề kháng insulin vốn hay gặp ở người béo phì. Tuy nhiên người ta chưa rõ insulin làm hoạt hoá hệ thần kinh giao cảm thông qua cơ chế gì.

Thể tích huyết tương và độ dài thất trái: Người béo phì cũng tăng thể tích huyết tương và tăng độ dày vách tâm thất trái. Giảm cân sẽ làm giảm cả hai thông số này. Béo phì phủ tạng (Béo phì dạng nam) đi liền với tăng insulin máu và đề kháng insulin làm tăng tỷ lệ THA.

Hệ RAA của mô mỡ: Bản thân mô mỡ tiết các hormone của hệ thống renin – angiotensin, trực tiếp gây THA.

Theo nghiên cứu của chúng tôi nhóm có nguy cơ THA có VB/VM cao hơn nhóm không có yếu tố nguy cơ là do trong quá trình mãn kinh lượng oestrogen trong cơ thể bị thiếu hụt làm ứ đọng mỡ nhiều nơi dẫn đến tăng lượng cholesterol và Triglycerid làm tăng lipid máu dẫn đến rối loạn lipid máu, lượng lipid bám dính vào thành mạch làm giảm bán kính lòng mạch gây THA.

Tóm lại các yếu tố nguy cơ làm THA tuổi VB/VM theo nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả thừa nhận.

Kết quả ở bảng 3.15 cho biết:

Không có yếu tố nguy cơ: 37 trong 153 người chiếm 24,18%. Có yếu tố nguy cơ : 23 trong 60 người chiếm 38,3%

Điều này nói lên được tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm có yếu tố nguy cơ cao hơn nhiều so với nhóm không có yếu tố nguy cơ.

Qua đây cho chúng ta thấy được việc cần thiết của các yếu tố nguy cơ

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình tăng huyết áp ở phụ nữ mãn kinh tại xã hương hồ hương trà – thừa thiên huế (Trang 26 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w