1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của việc hình thành cộng đồng kinh tế asean (aec) đến thương mại việt nam

36 948 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 386,5 KB

Nội dung

Tác động của việc hình thành cộng đồng kinh tế asean (aec) đến thương mại việt nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

- -TIỂU LUẬN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - TĂNG TRƯỞNG

VÀ PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) TỚI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Hà Nội, 2014

Trang 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Âu

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của các

nước ASEAN giai đoạn 2005 – 2012 (Nguồn: ASEAN Economic

Community Chartbook 2013) 9

Bảng 2: So sánh một số giá trị tiêu biểu của khối ASEAN với một số

cộng đồng kinh tế đã hoạt động (Nguồn: ASEAN Economic Community Chartbook 2013) 11

Bảng 3: Kim ngạch, tốc độ tăng/ giảm và tỉ trọng một số nhóm hàng

xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang ASEAN trong 9 tháng tính từ đầu năm 2014 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 20

Bảng 4: Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu và tính hình cán cân thương

mại của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 22

Bảng 5: Biểu đồ mức lương tối thiểu chung của lao động Việt Nam giai

đoạn 1997 – 2013 (Nguồn: Bộ Lao động Thương binh & xã hội) 26

Bảng 6: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế mơi nổi của

Châu Á 2014 30

Trang 4

MỤC LỤC

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT VỀ AEC 7

1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN 7

1.1 Quy mô và sự đa dạng 7

1.2 Tiềm năng kinh tế của các nước ASEAN 7

2 Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 10

2.1 Vị trí của Cộng đồng kinh tế ASEAN 10

2.2 Các trụ cột của Cộng đồng kinh tế ASEAN 11

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 14

1 Tác động tích cực 14

1.1 Tăng trưởng xuất khẩu 14

1.2 Thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng tích cực 16

1.3 Gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam 20

1.4 Tạo động lực cho Việt Nam cải tạo môi trường đầu tư , thay đổi chính sách kinh tế để hình thành và phát huy tối đa tiềm lực của nền kinh tế thị trường 20

2 Tác động tiêu cực 21

2.1 Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại 21

2.2 Sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với hàng hóa của các quốc gia trong khu vực ngày càng khó khăn 23

2.3 Mất lợi thế cạnh tranh vốn có 25

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM 26

1 Từ phía nhà nước 26

2 Từ phía doanh nghiệp 29

KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 5

có tay nghề trong ASEAN Mục tiêu của AEC là thúc đẩy phát triển kinh tế một cáchcông bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao mà với năng lực cạnhtranh này, ASEAN có thể hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu Với bốn trụ cột:một thị trường đơn nhất và một không gian sản xuất chung; một khu vực kinh tế mangtính cạnh tranh; phát triển kinh tế công bằng và hội nhập kinh tế toàn cầu, AEC đượchình thành đang là kỳ vọng lớn cho kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á Việt Namcũng đang chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận những cơ hội mới mà AEC đem lại

Bài tiểu luận của nhóm 10 với đề tài: “Tác động của việc hình thành cộng đồngkinh tế chung ASEAN (AEC) đối với thương mại của Việt Nam” hi vọng sẽ cung cấpcho người đọc những thông tin cơ bản nhất về cộng đồng kinh tế ASEAN, những tácđộng tích cực, tiêu cực mà AEC đem lại đồng thời đề xuất một số giải pháp giúp ViệtNam có những bước chuẩn bị tốt hơn cho sự hội nhập nền kinh tế khu vực quan trọngnày!

Trang 6

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 – KHÁI QUÁT VỀ AEC

1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN

1.1 Quy mô và sự đa dạng

Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi

5 thành viên sáng lập là Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore và Thái Lan Sau

đó, lần lượt Brunei gia nhập năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào năm 1997,Myanmar năm 1997 và Campuchia năm 1999, tạo nên danh sách 10 nước thành viênhiện nay

Mục tiêu của ASEAN là hội nhập ngày một sâu rộng để trở thành một thị trườnggần như đồng nhất Để hiện thực hóa mục tiêu ấy, một sáng kiến được kì vọng rất cao

là việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến diễn ra trong năm 2015tới đây

1.2.Tiềm năng kinh tế của các nước ASEAN

1.2.1 Tăng trường kinh tế cao và ổn định

ASEAN là khu vực có sự tách biệt lớn về mặt kinh tế giữa các quốc gia, ví dụnhư việc GDP bình quân đầu người của Singapore gấp tới 55 lần so với Campuchia,

và sự phân hóa cao về văn hóa, chính trị, ngôn ngữ…Đây có thể xem là một trongnhững rào cản lớn nhất cho tiến trình hội nhập của khu vực, nhưng cũng đồng thời làlợi thế tiềm tàng về sự đa dạng lựa chọn trong hoạt động của các doanh nghiệp saunày khi nền kinh tế đã được hội nhập sâu rộng

Trang 7

Xét trên khía cạnh tăng trưởng kinh tế và tiềm năng khu vực, ASEAN luôn làkhu vực có mức tăng trưởng cao và ổn định hơn hẳn những khu vực khác trên thếgiới Số liệu từ 1980-2013 đã cho thấy, tốc độ tăng trưởng hằng năm của ASEAN caohơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu 2 điểm phần trăm Đáng chú ý hơn là tốc độ tăngtrưởng này luôn được duy trì ổn định ở mức trên 5%/năm, ngay cả trong giao đoạnkhủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng cũng chỉ sụt giảm xuống4,9%/năm Nhiều quốc gia trong khu vực được ghi nhận có mức tăng trưởng vượt trội7%/năm như Myanmar, Lào hay Campuchia, và với tốc độ tăng trưởng này, quy môcác nền kinh tế sẽ có thể gia tăng gấp đôi sau mỗi chu kì 10 năm.

Bảng 1: GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của các nước ASEAN giai đoạn

2005 – 2012 (Nguồn: ASEAN Economic Community Chartbook 2013)

1.2.2 Khả năng thu hút nguồn vốn FDI

ASEAN là khu vực hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế Năm 2013, khu vựcnày đã thu hút tới 9% tổng dòng vốn FDI toàn cầu và chủ yếu đổ vào lĩnh vực sản

Trang 8

xuất nhờ năng lực sản xuất và lợi thế giá rẻ đang được chuyển giao dần từ TrungQuốc Tuy nhiên, ASEAN sẽ cần tập trung nâng cao năng suất lao động nếu muốn thuhút đầu tư nhiều hơn trong tương lai và thu hẹp khoảng các với các nền kinh tế cónăng suất lao động cao hơn Hiện tại, năng suất lao động tại hầu hết các nước ASEANchỉ bằng khoảng 1/3 đến 1/2 so với năng suất lạo động tại Mỹ, ngoại trừ Singapore vàchỉ số vốn cổ phần của mỗi công nhân (capital stock per worker), trừ Singapore, chỉbằng khoảng 10-40% so với Mỹ.

Không chỉ hấp dẫn đầu tư nhờ năng lực trong sản xuất, ASEAN còn là một thịtrường đầy tiềm năng chỉ xếp sau hai thị trường lớn nhất thế giới hiện nay này TrungQuốc và Ấn Độ

Với dự kiến dân số khu vực sẽ tăng thêm hơn 10% lên 690 triệu năm 2030, tốc

độ đô thị hóa đã vượt mốc 50% từ năm 2007 và có thể lên mức 60% trong 20 năm tới

và tốc độ tăng trưởng dự kiến đạt khoảng 5% hoặc cao hơn trong trung hạn, ASEAN

sẽ là thị trường tuyệt vời cho bất động sản nhà ở và thương mại, đồ gia dụng, các loạiphương tiện cơ giới, sản phẩm thông tin và viễn thông, dịch vụ chăm sóc sức khỏe vàtài chính trong tương lai

1.2.3 Thương mại hàng hóa

Đón nhận xu hướng đầu tư ưu tiên cho khu vực, ASEAN đã và sẽ đẩy mạnh vaitrò của mình trong thương mại toàn cầu trong tương lai gần

ASEAN đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu và chiếm 7% kim ngạch xuất khẩutoàn cầu trong năm 2013 Với việc dòng vốn FDI đang dịch chuyển từ Trung Quốcsang ASEAN, khu vực này sẽ có thể bắt kịp với Trung Quốc – nước xuất khẩu hàngđầu thế giới Trong dài hạn, ASEAN sẽ có lợi từ các hiệp định thương mại tự do hiệnđang được đàm phán, đặc biệt trong số đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khuvực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) Thông qua những

Trang 9

hiệp định này, các nền kinh tế ASEAN có thể tiếp cận những thị trường có quy mô lớnhơn nhiều lần.

Năm 2013, thương mại nội khối chiếm khoảng 26% tổng khối lượng thươngmại của ASEAN Nhưng cùng với việc thành lập AEC, thương mại nội khối ASEAN

sẽ có thể phát triển hơn nữa nhờ tăng cường hợp tác kinh tế ngày càng mạnh mẽ và sự

hỗ trợ của dòng vốn FDI cùng với sự thịnh vượng đang gia tăng trong khu vực

Tổng GDP Dân số Tổng giá trị

thương mại nộikhối

ASEAN 2.300 tỷ USD 617 triệu người 602 tỷ USD

NAFTA 11.312 tỷ USD 419 triệu người 1100 tỷ USD

MECOSUR 2.010 tỷ USD 209 triệu người 88 tỷ USD

EU 17.372 tỷ USD 505,7 triệu người 3500 tỷ USD

Bảng 2: So sánh một số giá trị tiêu biểu của khối ASEAN với một số cộng đồng kinh tế đã hoạt

động (Nguồn: ASEAN Economic Community Chartbook 2013)

2 Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

2.1 Vị trí của Cộng đồng kinh tế ASEAN

AEC là một trong ba trụ cột chính hình thành nên Cộng đồng ASEAN cùng vớiCộng đồng Chính trị-An ninh và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội, được quyết định xâydựng bởi các Nhà Lãnh đạo tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, Indonesia, tháng10/2003)

Một năm sau đó, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-10 (Viên chăn, Lào, tháng11/2004), các nước ASEAN đã thông qua các Kế hoạch hành động xây dựng 3 trụ cột

Trang 10

Cộng đồng ASEAN nói trên, cùng với Chương trình hành động Viêng Chăn (VAP)bao gồm các hoạt động cụ thể nhằm hiện

Sứ mệnh của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm tạo dựng:4 trụ cột: thứ nhất,

là một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; thứ hai, là một khu vực kinh tế cạnhtranh (có khả năng cạnh tranh cao); thứ ba, là một khu vực có sự phát triển đồng đềutrong khu vực; thứ tư, ACE là một khu vực mở, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu

Để đưa ASEAN trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, AECtập trung vào các biện pháp tạo thuận lợi hóa và tự do lưu chuyển thương mại, đầu tư,dịch vụ, lao động tay nghề cao, và sự di chuyển tự do hơn của các dòng vốn AEC, tuyvậy, không có kế hoạch xây dựng một liên minh tiền tệ sử dụng đồng tiền chung nhưLiên minh châu Âu (EU)

2.2 Các trụ cột của Cộng đồng kinh tế ASEAN

AEC là một trong 3 nội dung quan trọng của Cộng đồng ASEAN, với vai trò tạodựng 4 trụ cột:

Một thị trường đơn nhất và một không gian sản xuất chung

Việc thực hiện hóa cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ biến ASEAN thành một thịtrường và cơ sở sản xuất thống nhất, theo đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranhcủa ASEAN AEC sẽ hỗ trợ hội nhập kinh tế của các khu vực ưu tiên, đồng thời chophép tự do chu chuyển nguồn nhân lực có trình độ cao/tài năng trong kinh doanh Mộtthị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN bao gồm năm yếu tố cơ bản: chuchuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, lao động có tay nghề; chu chuyển tự do hơn nữa cácdòng vốn và dòng đầu tư

Trang 11

Hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan sẽ từng bước bị xóa bỏ Các nhà đầu

tư ASEAN sẽ được tự do đầu tư vào tất cả mọi lĩnh vực trong khu vực Các chuyêngia và lao động có tay nghề sẽ được luân chuyển tự do trong khu vực Những thủ tụchải quan và thương mại khi đã được tiêu chuẩn hóa hài hòa và đơn giản hơn sẽ gópphần làm giảm chi phí giao dịch

Một thị trường hàng hóa và dịch vụ thống nhất sẽ thúc đẩy phát triển mạng lướisản xuất trong khu vực, nâng cao năng lực của ASEAN với vai trò là một trung tâmsản xuất toàn cầu đáp ứng yêu cầu đối với chuỗi cung ứng toàn cầu

Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất mang lại lợi ích cho các ngành côngnghiệp ưu tiên tham gia hội nhập như: nông nghiệp, hàng không (vận chuyển bằngđường hàng không), ô tô, e-ASEAN, điện tử, ngư nghiệp, chăm sóc sức khỏe, cao su,dệt may và thời trang, du lịch, nghành công nghiệp gỗ và các dịch vụ logistics khác…

Một khu vực kinh tế mang tính cạnh tranh

Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng tới mục tiêu tạo dựng một khu vực kinh tế

có năng lực cạnh tranh cao, thịnh vượng và ổn định, theo đó khu vực này sẽ ưu tiên 6yếu tố chủ chốt là: chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trítuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế khóa và thương mại điện tử

ASEAN cam kết thúc đẩy văn hóa cạnh tranh công bằng thông qua việc banhành các chính sách và luật cạnh tranh, đảm bảo sân chơi bình đẳng trong ASEAN vàhiệu quả kinh tế khu vực ngày càng cao như xây dựng Cơ sở dữ liệu thương mại(ATR) Đây là cổng thông tin đa chiều ở cả hai cấp độ khu vực và quốc gia, có vai trògiúp nâng cao tính minh bạch trong thương mại

Bên cạnh đó, các nước thành viên cũng liên tục cải cách các quy tắc xuất xứđưa ra những điều chỉnh cần thiết để thích ứng với những thay đổi trong quy trình sản

Trang 12

xuất toàn cầu, giúp các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn để đáp ứng yêu cầu vềquy tắc xuất xứ ASEAN cho hàng hóa trao đổi trong khu vực.

Các nước ASEAN cũng đang cân nhắc tới việc thành lập cơ chế “Tự chứngnhận xuất xứ”, cho phép các doanh nghiệp được tự kê khai xuất xứ hàng hóa thay vìphải có Giấy tự kê khai xuất xứ hàng hóa xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền củaChính phủ cấp

Phát triển kinh tế công bằng

Mục đích của hiệp định khung AEC đối với sự phát triển của các doanh nghiệpvừa và nhỏ (SME) là thúc đẩy năng lực cạnh tranh của khu vực này bằng cách lợi thếhóa phương pháp tiếp cận thông tin, tài chính, kỹ năng, phát triển nguồn nhân lực vàcông nghệ Những động lực này là để lấp đầy khoảng cách giữa các quốc gia thànhviên ASEAN, thúc đầy hội nhập kinh tế của Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam,cho phép các nước thành viên cùng hướng tới một mục tiêu chung và đảm bảo tất cảcác quốc gia này đều có được lợi ích công bằng trong quá trình hội nhập kinh tế

Hội nhập kinh tế toàn cầu

Với thị trường tương tác lẫn nhau và các ngành công nghiệp hội nhập, có thểnói ASEAN hiện đang hoạt động trong một môi trường toàn toàn cầu hóa ngày càngcao Do đó, không chỉ dừng lại ở AEC mà ASEAN còn phải xem xét tất cả các quyđịnh trên thế giới để hình thành chính sách cho chính mình, như chấp thuận các tiêuchuẩn và kinh nghiệm sản xuất, phân phối quốc tế tối ưu nhất Đây sẽ là động lựcchính cho phép ASEAN có thể cạnh tranh thành công với thị trường toàn cầu, đạtđược mục đích sản xuất, trở thành nơi cung ứng quan trọng cho thị trường quốc tế,đồng thời đảm bảo thị trường ASEAN có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài

Trang 13

Các quốc gia thành viên ASEAN cũng nhất trí tham gia nhiều hơn nữa vàomạng lưới cung ứng toàn cầu bằng việc nâng cao năng suất và hiệu quả công nghiệp.AEC sẽ trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động tham gia cùng các đốitác FTA ASEAN và đối tác kinh tế bên ngoài trong việc đổi mới kiến trúc khu vực.

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ

ASEAN ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM.

1 Tác động tích cực.

1.1.Tăng trưởng xuất khẩu

Trước hết xét về mặt lý thuyết, theo Thuyết lực hấp dẫn trong Thương mại quốc tế,

“khối lượng thương mại giữa hai quốc gia tỷ lệ thuận với GDP của hai quốc gia, tỷ lệnghịch với khoảng cách giữa hai quốc gia đó”1 Điều này có nghĩa là hai quốc giacàng gần nhau thì khối lượng thương mại trao đổi với nhau càng lớn Thuyết lực hấpdẫn trong thương mại quốc tế đưa ra hàm ý rằng, nên thành lập khu vực thương mại tự

do giữa các nước láng giềng, thành lập chuỗi sản xuất gần nhau về mặt địa lý để thúcđẩy tăng trưởng xuất khẩu AEC hình thành sẽ đáp ứng được yêu cầu tất yếu đó

Trên thực tế, đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam là các nướctrong khối ASEAN, AEC là động lực giúp nền kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăngtrưởng và xuất khẩu nhiều hàng hóa dịch vụ trong những năm qua Tốc độ tăng trưởngxuất khẩu của Việt Nam vượt qua các cường quốc trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ,Trung quốc hay Liên minh châu Âu EU Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý, dân sốvàng, tà i nguyên thiên nhiên,… đã thúc đẩy nền kinh tế ngày một phát triển và năngđộng hơn

1 PGS.TS Từ Thúy Anh, (2010) Giáo trình Kinh tế học quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê.

Trang 14

So với năm 2002, thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và ASEAN năm 2013 đãtăng hơn 5 lần, đạt 37,84 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cảnước Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEANtăng từ 2,43 tỷ USD năm 2002 lên tới 17,8 tỷ USD năm 2012 Từ năm 2010, kimngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia, Indonesia, Philipines, Thái Lan,Singapore đều đạt hơn 1 tỷ USD.2

Trong giai đoạn 2006-2012, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Namsang ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uc, New Zealand , Ân Độ đạt trên20% cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung ( khoảng 15%) Việc gia nhập AEC

sẽ giúp Việt nam mở rộng khối lượng thương mại với các nước trong khu vực cũngnhư các nước khác, khu vực khác trên thế giới

Khi AEC thành lập năm 2015, việc thương mại hóa trong khu vực cũng như mởrộng thương mại với các nước khác có thêm nhiều thuận lợi, làm tăng trưởng xuấtkhẩu và khối lượng trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước AEC Bởi nhữngmục tiêu chính của kế hoạch tổng thể xây dựng AEC là hình thành thị trường chung

và cơ sở sản xuất thống nhất, các mục tiêu đó bao gồm:

* Tự do lưu chuyển hàng hóa

* Tự do lưu chuyển dịch vụ

* Tự do lưu chuyển đầu tư

* Tự do lưu chuyển vốn

* Tự do chuyển lao động có kĩ năng

2 Nguồn số liệu: Bộ công thương, tháng 1/2014, Báo cáo thống kê từ Nghiên cứu chỉ số hợp tác của Việt Nam 1992

– 2013

Trang 15

Từ lâu, ASEAN đã đẩy mạnh các nỗ lực chuẩn bị cho AEC thành lập vào năm

2015 thông qua việc gỡ bỏ các hàng rào thuế quan, tự do hóa lĩnh vực dịch vụ và nớilỏng về những quy định đầu tư nước ngoài Đến cuối tháng 3 năm 2013, ASEAN đãhoàn thành 80% các giải pháp được nêu trong Kế hoạch xây dựng AEC trên tất cả cáclĩnh vực khác nhau

Tính đến ngày 1/1/2010, các nước ASEAN-6 đã hoàn thành mục tiêu xóa bỏthuế quan đối với 99,65% số dòng thuế ASEAN-4 ( Campuchia, Lào, Myanmar, ViệtNam ) đã đưa 98,86% số dòng thuế tham gia chương trình ưu đãi thuế quan có hiệulực chung để xây dựng kkhu vực tự do ASEAN về mức 0-5%, đây là kết quả nổi bật

và là cột mốc quan trọng của ASEAN Việc cắt giảm thuế quan như vậy tạo thuận lợicho việc tăng trưởng xuất khẩu cho Việt Nam, theo Trung tâm thông tin- Bộ CôngThương (2012), kim ngạch nhập khẩu của toàn khối ASEAN ( ngoại trừ Myanmar)bình quân hàng năm khoảng 1,329 tỉ USD, trong đó Việt Nam chiếm 7,36% kimngạch xuất khẩu Gạo và dầu thô là 2 loại hàng hóa đóng góp vào GDP nhiều nhất và

là 2 nhóm hàng chính xuất khẩu sang thị trường ASEAN với giá trị chiếm 30% tổngkim ngạch xuất khẩu bên cạnh đó, Việt Nam còn có những mặt hàng chủ lực khácnhư: sắt thép, linh kiện điện từ, may mặc,…

Tự do lưu chuyển hàng hóa được thể hiện không chỉ với thương mại nội khối

mà còn mở rộng với nhiều đối tác thông qua các FTA của ASEAN với các nước này.Thông qua FTA, Việt Nam đã, đang và sẽ có mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%

Đối với thương mại dịch vụ, mục tiêu của AEC cũng hướng tới tự do lưu chuyểntrong và ngoài khối vào năm 2015, khi AEC được hình thành sẽ tạo cơ hội cho cácphân ngành dịch vụ Việt Nam như : du lịch, vận tải, ngân hàng, tài chính, mở rộngmạng lưới hoạt động ra toàn bộ thị trường ASEAN với chi phí rất thấp so với hiệnnay

Trang 16

1.2.Thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng tích cực

Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đang chuyển biến theo chiều hướngtích cực, được nâng cao cả về chất lượng và giá trị Từ những mặt hàng nông sản sơchế và nguyên nhiên liệu như gạo, cà phê, cao su, dầu thô có hàm lượng chế tác thấp,nước ta đã xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp như linh kiện máytính, dệt may, nông sản chế biến, mỹ phẩm với giá trị cao và ổn định Việt Nam và cácnước ASEAN khác cùng gia nhập các câu lạc bộ các nước xuất khẩu lớn nhất trên thếgiới về gạo, cao su, cà phê, hạt điều, hàng dệt may Trong quan hệ về đầu tư trực tiếpnước ngoài, ASEAN là nguồn FDI lớn cho Việt Nam, đồng thời cũng là cầu nối chonhiều khoản đầu tư của các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN Những thànhviên ASEAN có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam là Singapore, Malaysia, Thái Lan vàBrunei

Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia xây dựng AEC một cách chủ động

và tích cực Cho tới nay, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho trên 10.000 dòng thuếxuống mức 0-5% theo ATIGA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế3 ViệtNam cũng tham gia hợp tác một cách toàn diện cùng các nước ASEAN khác từ cáclĩnh vực truyền thống như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, giaothông vận tải, viễn thông, đến các lĩnh vực mới như bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sáchcạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng Dù trình độ phát triển chưa bằng một số nướctrong khối nhưng Việt Nam là một trong 4 thành viên ASEAN có tỷ lệ hoàn thành tốtnhất các cam kết trong Lộ trình tổng thể thực hiện AEC

Trong năm 2010, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN,đặc biệt trong việc thúc đẩy tiến trình thực hiện AEC Tại Hội nghị Cấp cao ASEANlần thứ 16 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Việt Nam, các nhà Lãnh đạo ASEAN đã ra

3 Tổng cục Hải quan, Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2014.

Trang 17

“Tuyên bố về phục hồi và phát triển bền vững” khẳng định quyết tâm củng cố và xâydựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.

Một hoạt động rất có ý nghĩa khi thiết lập AEC đó là việc thay đổi và nâng caonhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ASEAN về AEC Quảng bá vềAEC và mở rộng đối thoại với doanh nghiệp về AEC sẽ có tác động tích cực đến lợiích lâu dài của AEC với cộng đồng Việt Nam là một trong những nước ASEAN điđầu trong việc nâng cao quảng bá và thực thi một cách chủ động Chương trình truyềnthông của ASEAN về AEC cả trên cấp độ quốc gia và khu vực Theo Sáng kiến củaViệt Nam, các nước ASEAN đã lần lượt tổ chức các diễn đàn thảo luận về hiệu quảcủa AEC đối với 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập

Tăng cường hội nhập kinh tế, thông qua việc hình thành AEC, là định hướng thiếtthực nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN Trong thời gian tới, với tinh thần tích cực,chủ động hội nhập, Việt Nam sẽ cùng các nước ASEAN thúc đẩy quá trình xây dựngCộng đồng ASEAN, đặc biệt là Cộng đồng Kinh tế, coi đây là ưu tiên cao nhằm tạolập nền tảng vững chắc, góp phần phát huy vai trò, vị thế của ASEAN

Về mặt kinh tế, AEC đang tạo ra những cơ hội và cả thách thức đối với nềnkinh tế, doanh nghiệp và người dân nước ta Khi không còn những ngăn cách vềkhông gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ và vốn được lưu chuyển tự do trong ASEAN thìbất cứ doanh nghiệp hay nhà đầu tư ASEAN nào đều có cơ hội như nhau trong việctận dụng và phát huy ưu thế của thị trường chung của 10 nước ASEAN Quá trình xâydựng AEC sẽ giúp thay đổi dần cơ cấu kinh tế theo hướng thích nghi, hỗ trợ quá trìnhchuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam

Trong quá trình đó, vai trò định hướng của các cơ quan hoạch định chính sáchcũng rất lớn nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để mọi doanh nghiệp trong nước ta cóđược sự định vị chắc chắn vị trí của mình trong chuỗi sản xuất chung của khu vực

Trang 18

Với sự chung sức của cộng đồng, sự quan tâm thỏa đáng của nhà nước, AEC chắcchắn sẽ mang lại lợi ích đối với nền kinh tế Việt Nam.

Stt Tên hàng

9tháng/2013 (TriệuUSD)

9tháng/2014 (TriệuUSD)

Tốc độtăng/giảm (%)

Tỷtrọng1 (%)

Tỷtrọng

2 (%)

1 Điện thoại các loại &

Ngày đăng: 30/01/2016, 10:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w