1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cở sở khoa học và thực tiễn của việc hình thành tập đoàn kinh tế ở việt nam trong giai đoạn chuyển đổi

107 287 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 3,75 MB

Nội dung

Trang 1

vờ tôi:

ng pet te KHO Luu TRU *

Trang 2

MUC LUC Lời mở đầu, ChươngI Tập đoàn kinh tế - vai trò và ảnh hưởng của nó đối với công 1 Ll 1.2 2 3 4 cuộc phát triển

Các loại hình liên kết trong nền kinh tế thị trường Liên kết không thông qua góp vốn ˆ ⁄

Liên kết thông qua gốp vốn - con đường hình thành tập đoàn

kinh tế

Các loại tập đoàn - Uu thế và bất lợi của chúng

Tác động của tập đoàn kinh tế dưới giác độ kinh tế vĩ mô

Mô hình tổ chức quản lý tập đoàn kinh tế

Chương II Các loại hình tổ chức kinh doanh có quy mô lớn qua các thời 1 2 3 kỳ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta -bài học và vấn đề Thời kỳ 1978 - 1987 _ Thời kỳ 1987 - 1993 Thời kỳ từ 1994 đến nay Chương II Một số kiến nghị về chính sách nhằm thúc đấy quá trình Kết luận

hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ở nước ta

Bàn luận về yêu cầu khách quan của việc thành lập tập đoàn kinh tế ở nước ta -

Đánh giá các yếu tố hợp thành môi trường để hình thành tập đoàn kinh tế và hoạt động của chúng

Trang 3

Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, tập đoàn kinh tế đã

và đang trở thành vấn đề thời sự của chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta Vậy câu hỏi đặt ra là: tập đoàn kinh tế là gì? Nó xuất hiện

và phát triển trong điều kiện và môi trường nào? Môi trường kinh tế ở nước ta hiện nay đã đủ hợp lý để hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế hay

chưa? Ở nước ta có loại hình tổ chức kinh doanh nào đang trong bước phát

triển theo hướng hình thành tập đoàn kinh tế hay không? Nhà nước cần phải làm gì để hỗ trợ sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ở nước ta?

Trả lời những câu hỏi trên đây chính là trọng tâm nội dung của đề tài cấp bộ “ Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt

nam trong giai đoạn chuyển đổi “

Đúng như tên của đề tài đã khẳng định, những câu hỏi nói trên sẽ được lý giải cả trên khoa học lẫn thực tiễn của vấn đề Để làm được điều đó, trước

hết nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu xem xét các hình thức liên kết giữa các doanh

nghiệp trong nền kinh tế thị trường để hiểu rõ: bản chất của tập đoàn kinh tế

và hình thức liên kết nào có thể dẫn tới hình thành tập đoàn kinh tế; quá trình phát sinh và phát triển tập đoàn kinh tế nói chung trong nền kinh tế thế giới;

những tác động và ảnh hưởng của chúng đối với phát triển kinh tế trên cả vi mô và vĩ mô, cũng như mô hình tổ chức quản lý các tập đoàn kinh tế nói

chung trên thế giới Những bài học hay kết luận rút ra từ nghiên cứu kính

nghiệm phát sinh và phát triển tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế thế giới sẽ

được sử dụng như một cơ sở quan trọng để phân tích cũng như những kiến nghị về chính sách có liên quan ở nước ta trong quá trình chuyển đổi kinh tế

Chương II của đề tài tập trung phân tích đánh gía quá trình cải tiến và

cải cách liên hiệp các xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp, và tổng công ty đã và

Trang 4

” cứu đã dành trọn chương II để trình bày các nội dung nêu trên là vì hiện nay,

Nhà nước ta đang thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế từ những tổ chức

kinh doanh, mà những tổ chức đó là kết quả hay sản phẩm của quá trình cải tiến và đổi mới các loại tổ chức nói trên

Có thể cho rằng, chưa thật công bằng và hợp lý khi lấy tiêu thức của kinh tế thị trường để dánh giá, phân tích các mô hình tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ›;à kinh tế chuyển đổi, hoặc áp đụng các kinh nghiệm phát triển của các tập doàn kinh tế tư nhân là chủ yếu để phân tích đánh gía đổi mới quản lý các tổ chức kinh doanh thuộc sỡ hữu nhà

nước đang được dự định thành lập các tập đoàn kinh tế ở nước ta Những băn khoăn nói trên là có căn cứ Tuy vậy, ở đây nhóm nghiên cứu thực hiện phân

tích khơng hồn tồn để phê phán, mà là để:

- Chỉ ra những khuyết tật đang tồn tại ngay chính trong các tổ chức:

kinh doanh nói trên, để tìm cách xử lý chúng trên con đường tiếp tục chuyển

đổi sang kinh tế thị trường ở nước ta;

- Những biện pháp và kết quả của quá trình cải tiến, cái cách các loại tổ chức kinh doanh đó đã thực sự tiến theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế như mong muốn hay không?

Nhóm nghiên cứu cũng ý thức được rằng, xây dựng tập đoàn kinh tế nhà nước có thể có những đặc thù riêng so với tập đoàn kinh tế tư nhân Tuy vậy, về nguyên tắc, quá trình và điều kiện hay môi trường khách quan cho sự phát sinh, phát triển của tập đoàn kinh tế nhà nước có lẽ cũng tương tự như tập đoàn kinh tế tư nhân

Trang 5

các tập đoàn kinh tế nói chung; hai là , đẩy nhanh sự phát triển và quản lý có

hiệu qủa các tập đoàn kinh tế nhà nước

Cuối cùng, phần kết luận, ngoài việc tóm lược những vấn đề đã giải quyết trong nội dung,đề tài còn đưa ra một số vấn đề nên được tiếp tục nghiên cứu Theo nhóm nghiên cứu, tiếp tục nghiên cứu các vấn đề đó sẽ góp phần tạo ra một hệ thống kiến thức tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho quá trình ra quyết định chính sách liên quan đến xây dựng và quản lý các tập đoàn kinh tế ở nước ta

Trang 6

CHUONG I

TAP DOAN KINH TE- VAI TRO VA ANH HUONG CUA NO DOI VGI CONG CUOC PHAT TRIEN

1, Các loại hình liên kết trong nền kinh tế thị trường

“ Những người hoạt động trong cùng một

ngành rất ít khi gặp nhau để tiêu khiển và

giải trí, mà các cuộc trao đổi của họ luôn dân tới sự thông đồng, hoặc một mưu kế dự liệu tăng giá cả hàng hoá làm hại đến lợi ích của dân chúng Trên thực tế không thể ngăn chặn được các cuộc gặp gỡ trao đổi như thế bằng pháp luật ngay cả khi pháp luật đó có thể thì hành một cách hữu hiệu, hoặc phù hợp với tỉnh thần tự do và công bằng.”

(Adam Smith, The Wealth of Nation, 1776)

Ý tưởng trên đây của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh cho chúng

ta thấy rằng sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận

cao hơn, thậm chí có thể lầm phương hại đến lợi ích của cộng đồng là một

hiện tượng tất yếu không gì ngăn cản được Do đó, trong phần đầu của Chương này, chúng tôi xin giới thiệu bản chất hay nội dung của loại hình liên kết giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Căn cứ vào bản chất sự liên kết, người ta thường phân-chia các hình thức liên kết thành 2 loại, liên kết không thông qua góp vốn và liên kết thông

Trang 7

1.1 Liên kết không thông qua gop von

Liên kết không thông qua góp vốn là sự liên kết trên cơ sở thoả thuận, hợp đồng, hiệp định nhằm đạt được những lợi ích chung nào đó mà không làm xaó trộn hình thức sở hữu vốn cũng như tài sản của các thành viên

Liên kết không thông qua góp vốn có thể được thực.hiện dưới nhiều hình thức Các hình thức liên kết thương thấy nhất của dạng này bao gôm hiệp hội thương mại ( Trade Association) Cacten và Cong-x6oc-xi-ong 1.1.1 Hiệp hội thương mại

Hiệp hội thương mại là hình thức tổ chức hợp tác giữa các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong cùng một ngành nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn và thông tin cho các thành viên Hiệp hội thương mại không phải là một

tổ chức kinh doanh Mục đích hoạt động của hiệp hội thương mại là thúc đẩy

và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành Các doanh nghiệp thường được tự do thiết lập và tích cực tham gia vào các hiệp hội thương mại Ở hầu hết các nước, pháp luật thừa nhận sự tồn tại và hoạt động của hiệp hội thương mại, nếu như hoạt động của hiệp hội không hạn chế hoặc chống lại cạnh tranh Các hoạt động hợp pháp của hiệp hội thường bao gồm: phát hành thông tin và khuyến mại, giáo dục và đào tạo cán bộ,

nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, phát hành các tạp chí chuyên ngành,

V.V.,

Hiệp hội thương mại trong nhiều trường hợp là đại diện cho lợi ích của

ngành để tiến hành đàm phán với chính phủ về các vấn đề có liên quan

Tuỳ theo phạm vi ảnh hưởng mà hiệp hội thương mại có thể là hiệp

Trang 8

với khoảng 400 cán bộ công ahân viên Có thể kể tên một số hiệp hội nổi tiếng như Hiệp hội Thiết bị điện tử, Hiệp hội Hàng không, Hiệp hội Bia va nước giải khát, Hiệp hội Hàng dệt, Hiệp hội Vận tải v.v

Như trên đã nói, mục đích của hiệp hội thương mại là hỗ trợ, thúc đẩy

sự hợp tác của các đơn vị thành viên, tăng cường khả nâng cạnh tranh của chúng Tuy vậy, hoạt động của các hiệp hội thương mại nhiều khi làm cho mọi người phải nghi vấn Ví dụ, một trong những hoạt động của hiệp hội thương mại là cung cấp thông tin, kể cả các thông tin về giá cả Nhiều người đặt ra câu hỏi nghi vấn rằng “ tôi không hiểu mọi người làm gì trong các cuộc họp của hiệp hội thương mại, nếu họ không bàn về vấn đề giá cả, không bàn về hợp đồng lao động và các công nghệ mới”

Đúng là sự hiểu biết của các nhà doanh nghiệp về giá cả có thể giảm

mức độ khơng hồn hảo của thị trường, nhờ đó thúc đẩy cạnh tranh có hiệu quả Nhưng mặt khác sự hiểu rõ quá mức về giá cả, đặc biệt là thông đồng với nhau trong việc định giá sẽ làm giảm cạnh tranh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội nói chung

1.1.2 Cacten (Cartel)

Các-ten ( hay thường được gọi ở Mỹ là Tơ rớt trust *) được định nghĩa là “ một nhóm doanh nghiệp kết hợp lại với nhau, cùng nhau cam kết hạn

chế mức sản phẩm sản xuất ra để tăng lợi nhuận chung cho toàn ngành” Các

thành viên của Các-ten có thể chỉ có người bán, hoặc chỉ có người mua, hoặc cả hai Cac- ten cũng có thể là công khai, hợp pháp và cũng có thể không

*) “Trust” ngoài nghĩa tương tự như Cacten nói trên, còn có một số nghĩa khác, nhu tin cậy, tin tưởng, giao phó, uỷ thác do dó “trusi” (Trust fund, Trust

company) còn có nghĩa là công ty hay quỹ uỷ thác dầu tư, thường hoạt động trong

Trang 9

hợp pháp Cac-ten có thể là tư nhân hoặc nhà nước,nó có thể hoạt động trên

phạm vi quốc gia, nhưng cũng có thể trên phạm vi quốc tế, mà thành viên là các quốc gia độc lập

Cac-ten thường đặt ra các nguyên tắc hoạt động thành văn hoặc bất thành văn, và hình phạt dành cho các thành viên vi phạm nguyên tắc đó Tuy nhiên, mức độ cam kết hay tác động của Cac-ten đến hoạt động của các thành viên là rất khác nhau Một Cac-ten hoàn hảo, biểu thị một mức độ liên kết cao, chặt chẽ có kỷ luật giữa các đơn vị thành viên, kiểm soát tất cả các hoạt động thuộc mọi khía cạnh của một ngành tương tự như một nhà độc quyền Nói cách khác, một Cac-ten hoàn hảo sẽ khống chế và kiểm soát khối

lượng sản phẩm, phương án sản phẩm,đầu tư, giá cả, chất lượng sản phẩm và

phân chia lợi tức Điều rõ ràng là, một Cac-ten như vậy phải nấm được thông tin day đủ, chính xác và kịp thời về tất cả các thành viên

Một hình thức Cac-ten kém hoàn hảo hơn được gọi là Syndicate (Xanh-đi-ca) hay là Cac-ten tiếp thị Loại Cac-ten này kiểm soát hầu hết các vấn đề nêu trên, trừ chính sách đầu tư và phân chia lợi nhuận Cac-ten dưới _ dạng Xanh-di-ca thường thấy nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đặc biệt là những năm 70 của thế ky này Vào thời kỳ đó, Petro-đôla đã làm cho cung về vốn trên thị trường tài chính vượt quá mức rất nhiều so với Cầu Vấn đề đặt ra với các ngân hàng lớn đa quốc gia là phải chuyển phần lớn số đô-la

đó quay lại các nước đang phát triển Tuy vậy, để tránh sự cạnh tranh gây

thiệt hại cho lợi ích của các thế lực tài chính trên thị trường tài chính quốc tế, các ngân hàng lớn ở Mỹ, Nhật, Tây âu liên kết lại với nhau định ra một chính sách chung trong việc cho vay, cung cấp vốn cho các nước đang phát triển Vì vậy, trong nhiều tạp chí và sách báo chuyên ngành chúng ta thấy xuất hiện thuật ngữ syndicate loans

Như trên đã nói, thực tế cho thấy rằng, động cơ trước hết của các doanh nghiệp liên kết lại với nhau dưới hình thức Các-ten là tối đa hoá lợi nhuận bằng cách cam kết tạo dựng cơ sở và điều kiện-để tổ chức và kiểm

Trang 10

nhiều tiêu thức khác nhau như: kiểm soát đầu tư, phân chia khối lượng san

xuất để khống chế lượng sản phẩm bán ra thị trường, thống nhất về phương pháp định giá và mức giá, phân chia thị trường hay dư địa hoạt động,.v.v Tuy vậy, kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng, không phải Các-ten nào cũng thu được thành công, đạt được những mục đích mong muốn Trong phần lớn các trường hợp, thì mục đích nêu trên chỉ đạt được một cách tạm thời trong một thời hạn hay trong một giai đoạn nhất định Ví dụ, Tố chức các nước xuất khẩu đầu mỏ là một Các-ten quốc tế được coi là thành công nhất trong lịch sử, thì sự tồn tại của họ đã phải trải qua nhiều bước thăng trầm Mãi đến đầu năm 1970, OPEC mới thực hiện được mục tiêu và sứ mạng lịch sử của mình Tuy vậy, từ đó đến nay, không phải moi né luc cua OPEC déu mang lại kết quả mong muốn, và mâu thuẫn ngay trong nội bộ OPEC không phải

nhỏ và có thể giải quyết ổn thoả

Hiệp hội liên chính phủ các nước xuất khẩu đồng tồn tại từ năm 1967 đã bất lực ngay trong cả việc giữ ổn định giá đồng Nguyên nhân: vì phần lớn thành viên của Các-ten đã không sẵn sàng giảm khối lượng sản xuất

-Hiệp hội Cà phê quốc tế cũng không gặt hái được mấy thành công Giá Cà phê thị trường thế giới thường xuyên biến động Mỗi khi giá bắt đầu giảm, các thành viên có sức mạnh như Colombia,Braxin thường thúc giục các thành viên khác cất giảm khối lượng sản xuất Tuy vậy, hiệp hội cà phê quốc tế nhận thấy rằng mức độ nhạy cảm về cầu của cà phê là rất lớn Điều đó nghĩa là, nếu giá tăng lên thì mức cầu về cà phê giảm xuống với một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng giá Do đó, sự tăng giá trên thị trường chưa hẳn sẽ làm tăng thu nhập có được từ cà phê

Trang 11

kim cương của thế giới, nhưng nó vẫn chịu su chi phối của một tổ chức- đó

là Công ty đá quý nổi tiếng De Beers Nhiều người cho rằng De Beers chỉ sẵn xuất 40 % sản lượng kim cương của thế giới,thì có thể không đủ sức đẻ chi phối thị trường kim cương thế giới.Tuy vậy , De Beers đã thành công trong việc thiết lập một Cacten tiếp thị (dưới dang Syndicate), trong dé De Beers được chọn là công ty duy nhất được phép bán buôn 45% sản lượng đá quý còn lại của thế giới Băng cách đó hiệp hội này đã trở thành một tổ chức độc quyền đầy sức mạnh, nó kiểm soát hầu hết số lượng kim cương cung cấp cho các nhà buôn kim cương khắp thế giới; nó kiểm soát hữu hiệu số lượng kim cương đem bán hàng năm Như vậy, rõ ràng De Beers đã làm được việc mà mọi tổ chức độc quyền khác muốn làm, đó là : khống chế khối lượng san xuất và qua đó tăng giá bán lên cao hơn mức cạnh tranh

Nói tóm lại, không phải Các-ten nào cũng thành công, và thành công của Các-ten nếu có cũng không phải là vĩnh cửu Vậy câu hỏi đặt ra là điều kiện nào là cần thiết đảm bảo thành công của Các-ten, lý do gì làm Các-ten thất bại và giải thể?

Một các-ten muốn thành công phải có các điều kiện sau đây:

Một là, các thành viên của Các-ten hợp lại phải kiểm soát được phần chủ yếu sản lượng thực tế và sản lượng có thể sản suất được của ngành đó Nói cách khác, Các-ten không gặp phải sự cạnh tranh đáng kể của các đơn vị không phải là thành viên

Hai là, số sản phẩm có thể dùng thay thế sản phẩm của Các-ten là hạn

chế

Trang 12

~ điều kiện như vậy, khó có thể duy trì được kỷ luật của các thành viên trong việc chấp hành các nguyên tắc hoạt động của Các-ten

Bốn là, các thành viên phải sẵn sàng và có khả năng cắt giảm khối lượng sản phẩm để tác động tới thị trường.Mỗi thành viên phải có thái độ dứt khoát chống lại mọi hành vi gian lận trong Các-ten Thêm vào đó, người tiêu

dùng không thể có dự trữ để đưa ra mỗi khi cần thiết

Có nhiều điều kiện khác có thể ảnh hưởng tới sự thành công củaCác- ten, tuy vậy 4 điều kiện nói trên được coi là căn bản cho sự thành công của nó

Nguyên nhân chính của sự bất ổn định của Các-ten là gian lận Khi có nhiều doanh nghiệp hoặc nhiều quốc gia tham gia vào hợp đồng Các-ten, thì một số trong họ thường không thoả mãn với tình hình Số thành viên không thoả mãn này thường có hành vi gian lận dưới hình thức bán dưới mức giá thấp hơn một chút so với giá quy định của Các-ten Nếu hiệp định về Các- ten có các điều khoản quy định hay phân chia thị trường bán cho từng thành viên, và sau đó có sự thay đổi nhu cầu trong một số thị trường, thì thành viên _ bị thiệt thòi thường không thoả mãn với tình hình Các thành viên này thường buộc các thành viên khác phải hối lộ cho họ, hoặc sẽ gian lận bằng cách giảm giá bán và tìm kiếm khách hàng ở ngoài khu vực được phân chia Nếu trong một Các-ten có một số khá lớn thành viên gian lận, thì hiệp định

Các-ten sẽ bị đổ vỡ

1.1.3 Công-Xoóc Xi-ông

Công-Xóoc xi-ông là một hình thức liên kết tiếp theo thuộc loại không thông qua góp vốn Có thể nói, Công-Xóoc Xi-ông là sự liên kết hợp lực của

một số tổ chức có khả năng bổ xung lẫn nhau về các mặt: vốn, công nghệ kỹ

Trang 13

hiện nhiều nhất trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, xây dựng và khai thác khoáng sản

Sự hợp tác hay liên kết dưới các hình thức không thông qua góp vốn kể trên có vẻ còn lông lẻo.Đó là sự liên kết giữa các doanh nghiệp hay tổ

chức cùng ngành nghề hoặc sản phẩm hoặc có khả năng bổ sung lẫn nhau đã

tồn tại và đang hoạt động trên thị trường Các thành viên liên kết với nhau thường chính là đối thủ cạnh tranh nhau Do 2 yếu tố nói trên, nên tuy chúng

có xu hướng cùng nhau liên kết lại hoặc để tạo nên một sức mạnh lớn hơn,

khống chế thị trường quốc gia, khu vực hoặc thị trường thế giới, hoặc để vượt

qua giai đoạn suy thoái, đình trệ của thị trường, nhưng xu hướng đó chỉ là tạm thời Càng nhiều thành viên tham gia, hoặc càng nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trừơng, thì tính tạm thời càng lớn Nói cách khác, hình thức liên kết như vậy có tăng thêm sức mạnh của từng thành viên, nhưng vẫn chưa tạo được mot tổ chức thống nhất và bên vững với qui mô và sức mạnh ngaÿ càng lớn hơn

1.2 Liên kết thông qua góp vốn- con đường hình thành tập đồn

Liên kết thơng qua góp vốn là liên kết mà nền tảng của mọi quan hệ trong tổ chức liên kết được hình thành và điều phối trước hết thông qua tỷ lệ vốn góp Do đó, sự liên kết thông qua góp vốn thường xảy ra dưới hình thức “thôn tính” lẫn nhau, kẻ mạnh thôn tính kẻ yếu hơn, hoặc kẻ yếu hơn tự

nguyện sát nhập để tạo thành một tổ chức khác lớn hơn về quy mô và sức

mạnh Khác với hiệp hội thương mại, Các-ten hay Cơng-xóoc Xi-ơng, tập đồn thường không hình thành bằng cách kết hợp cùng một lúc một số công

ty lại với nhau, và một công ty mới thành lập cũng khơng thể trở thành tập đồn ngay được Để hiểu rõ hơn thế nào là một tập đoàn kinh tế, trước hết

chúng 1a sẽ xem xét con đường phát triển của một công ty nói chung

Trang 14

hơn Tuy vậy, nền tảng của sự phát triển đó vẫn là vốn đầu tư Sự phát triển

của một công ty có thể theo 3 cách sau đây:

Mot là, nhờ tích luỹ nội bộ, công ty mở rộng thêm năng lực sản xuất bằng cách nâng cao, đa dạng hoá các đơn vị sản xuất kinh doanh hiện có, hoặc mở thêm các đơn vị sản xuất kinh doanh mới Kinh nghiệm phát triển cho thấy rằng, đến đầu thế ký thứ 19, các doanh nghiệp hầu như chỉ ở quy mô vừa và nhỏ, chỉ sản xuất một loại sản phẩm, và chỉ hoạt động trên thị trường phạm vi địa phương Đến đầu thế kỷ 20,ở những nước Châu Âu và

Bác Mỹ, những phất triển mới về giao thông đã tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp mở rộng phạm vi tiêu thụ hàng hoá trên phạm vi toàn quốc Đó là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thêm quy mộ sản xuất và đa dạng hố sản

phẩm Ngồi ra một số doanh nghiệp cũng thực hiện đa dạng hoá sản phẩm

như một phản ứng trứơc tình trạng kém hiệu quả trong các ngành nghề, mà trước đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của họ Quá trình nói trên đã làm xuất hiện một số doanh nghiệp, mà hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng được mở rộng ra nhiều ngành khác nhau, sản xuất ra nhiều sản phẩm khác

nhau Quá trình phát triển nội tại đó kéo theo sự thay đổi về tổ chức của công

ty, từ hình thức tổ chức theo mô hình đơn khối, sang mô hình tổ chức theo đa khối, mà trung tâm của nó là công ty me, các khối là các chỉ nhánh hoặc công ty con, cháu khác nhau, có tư cách pháp nhân riêng rẽ (xem phần4) Như vậy, quá trình phát triển nội tại thông qua đầu tư, liên kết vốn sẽ đần đần tạo ra một hệ thống tổ chức bao gồm một chùm các công ty con khác nhau, dưới sự điều hành của một trung tâm thống nhất

Hai là, một công ty thôn tính một công ty khác yếu hơn, buộc công ty thứ 2 phải sáp nhập vào công ty thứ nhất và trở thành công ty con hay chỉ

nhánh của công ty này Về bản chất, đây là hình thức phát triển, mở rộng

quy mô và phạm vi sản xuất kinh doanh bằng cách mua lại một phần chủ yếu hay tồn bộ cơng ty hiện có Hình thức sát nhập, liên kết này thường xảy ra vào thời kỳ suy thoái kinh tế Vào thời kỳ này, những công ty quản lý kém

thường lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, có nguy cơ giải thể hoặc

Trang 15

được suy thoái, và nhữung công ty này thường mua lại những công ty phí sản hoặc lâm vào tình trạng khó khán về tài chính Như vậy, các cuộc suy thoái kinh tế theo chu kỳ là thử thách hết sức khắc nghiệt đối với các nhà doanh nghiệp, và chỉ có các nhà doanh nghiệp kinh danh có hiệu quả, hợp lý mới vượt qua được Sự đào thải theo quy luật thị trường đó buộc các công ty phải nâng cao hiệu quả, và chỉ có những công ty kinh doanh có hiệu quả, có chiến lược phát triển đúng đắn mới có khả năng tồn tại, ngày càng phát triển to lớn thêm về quy mô kinh doanh và tiềm lực tài chính

Ba là, một vài công ty tự nguyện hợp nhất lại để hình thành một tổ

chức thống nhất với quy mô và sức mạnh lớn hơn Thông thường, trường hợp này sảy ra khi trên thị trường chỉ có vài công ty (hai hoặc 3) là đối thủ cạnh tranh của nhau Để hạn chế, xoá bỏ cạnh tranh, những người chủ sở hữu của công ty này quyết định hợp nhất để cùng nhau điều hành hoạt động thu được lợi nhuận tối đa Tuy nhiên, đây là hình thức hợp nhất ngoài mong muốn của xã hội, và thường là trái quy định của pháp luật

Quá trình phát triển nội tại từ tự đầu tư, tích luỹ, thôn tính (mua lại) hay sáp nhập như trình bày ở trên có thể được tiến hành theo 3 chiều: chiều dọc, đa phương và đa quốc gia hoặc kết hợp giữa 2 hoặc 3 chiều nói trên Theo chiều hướng đó, một công ty có quy mô lớn và tổ chức như một tập

đồn kinh tế khơng chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm, mà chủng

loại sản phẩm của nó hết sức đa dạng Hoạt động sản xuất kinh doanh của một tập đồn khơng chỉ bó hẹp trong lãnh thổ một quốc gia, mà cả trên phạm vi khu vực hoặc toàn cầu

Quá trình phát triển của một công ty theo hướng đa phương và đa dạng hoá cuối cùng cũng sẽ hình thành một hình thức tập đoàn thường được gọi là Cong lomerate; Còn theo hướng đa quốc gia còn thường gọi là công ty đa quốc gia Phần lớn công ty đa quốc gia ngày nay đều là Conglomerate Tuy

vậy, hạt nhân hay điểm suất phát của quá trình phát triển một cơng ty thành tập đồn không phải là đơn nhất Ở Mỹ và Châu Âu, tập đoàn thường hình

thành và phát triển từ một công ty sản xuất, trong khi đó tập đoàn từ các

Trang 16

nước Châu Á, đặc biệt là ở Hàn Quốc và Nhật Bản, lại là một công ty thương

mại tổng hợp Thực vậy, sự tích lũy phát triển của tập đoàn ở Hàn Quốc và

Nhật Bản bất đầu từ những quầy tạp hoá nhỏ, phát triển thành cửa hàng bách hoá tổng hợp, rồi sang các lĩnh vực sản xuất khác thành tập đoàn Công ty thương mại tổng hợp trong các tập đoàn đó đóng vai trò hết sức to lớn và quan trọng Ở Nhật Bản người ta còn gọi công ty thương mại tổng hợp là

người tiên phong cho sự phát triển kinh tế

Phân tích trên đây cho chúng ta thấy một số hình thức hợp tác và phát triển của các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn theo hee hướng hợp nhất, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, đa dạnh hoá thị trường và vùng lãnh thổ kinh doanh Các-ten và hội thương mại có lẽ chỉ là hình thức hợp

tác, kết hợp giưã các thành viên độc lập và bình đẳng, với một cơ cấu tổ chức

tương đối lỏng lẻo Vì thế, ngay cả Các-ten cũng có lẽ không phải tập đoàn kinh tế mà chúng ta đang mong muốn xây dựng Chính quá trình phát triển dựa trên tích tụ, tập trung vốn mới tạo ra một tổ chức kinh tế thống nhất, bền vững với quy mô và phạm vị hoạt động ngày càng mở rộng thêm Một tổ chức hình thành như thế mới có thể là một tập đoàn kinh tế mà ta đang theo

đuổi

2 Các tập đoàn - ưu thế và bất lợi của chúng

Như trên đã nói, quá trình phát triển một công ty tiến tới hình thành

một tập đoàn có thể theo 3 chiều Mỗi hướng phát triển có thể hình thành

một loại tập đoàn Phần này sẽ xem xét các loại tập đoàn, những ưu thế và bất lợi của chúng Tuy nhiên những phân tích trong này chỉ là tương đối, vì trên thực tế, các tập đoàn hình thành là sự kết hợp của nhiều phương thức và chiều hướng khác nhau

Tập đoàn Exxon thực hiện thăm dò đầu khí, khai thác đầu, vận chuyển đầu đến các nhà máy lọc dầu, chế biến dầu thô thành xăng dầu và các sản

phẩm khác, và cuối cùng vận chuyển và bán sản phẩm đó đến người tiêu

Trang 17

hợp các hoạt động sản xuất ở các giai đoạn sản xuất khác nhau cuả toàn bộ dây chuyền sản xuất dưới sự kiểm soát của một chủ sở hữu (chủ sở hữu đây

là các cổ đông của công ty me)

Trường hợp ngược lại với chiều hướng liên hợp theo chiều đọc nói là trên thị trường mở, trong đó người bán và người mua hoàn toàn độc lập với nhau Trên thực tế, không giống như Exxon, có nhiều nhà máy lọc đầu độc lập, tự mua đầu thô trên thị trường, chứ không tự cung cấp nội bộ như Exxon

Cau hoi dat ra tại sao một công ty từng bước phát triển lại có thể trở

thành một tập đoàn liên kết theo chiều dọc Lý do thật giản đơn Sự liên kết theo chiều dọc dưới sự quản lý của một chủ sở hữu thống nhất có nhiều lợi thế

Lợi thế thứ nhất là tiết kiệm được chi phí về mặt kỹ thuật Một tập đoàn được tổ chức theo hướng chiều dọc có thể cắt giảm được chi phi san xuất nhờ những yếu tố kỹ thuật của quá trình sản xuất Ví dụ, trong một tổ hợp sản xuất thép, nguyên liệu đầu vào là kim loại được chuyền từ đây -_ "chuyền sản xuất này sang dây chuyền sản xuất khác cho đến lúc ra thành phẩm vẫn còn nóng Do đó, tiết kiêm được khoản chi phí làm nóng nguyên liệu trong mỗi giai đoạn sản xuất Tuy vậy, sự tiết kiệm chi phí về kỹ thuật trong trường hợp nói trên chỉ có thể đạt được khi các cơ sở sản xuất được bố trí kề nhau

Thứ hai là tiết kiệm chi phí giao dịch Chi phí giao dịch là khoản chi phí để thực hiện mua bán trong thị trường mở Một tập đoàn với những cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau được liên kết theo chiều dọc có thể loại bỏ

được các chi phí liên quan đến mua và bán sản phẩm như chỉ phí tiếp thị,

quảng cáo, tìm kiếm khách hàng, chi phi dam phán hợp đồng,.v.v

Trang 18

đối với sản xuất; để đảm bảo-chất lượng nguyên liệu đầu vào mua từ người bán ngoài tập đoàn, người mua và người bán phải thực hiện kiểm tra mẫu công phu và tốn kém phải kiểm định sản phẩm lúc suất xưởng và các hoạt động khác để giảm sự không chắc chắn về chất lượng sản phẩm cuối cùng Chi phi giao dịch sẽ đặc biệt cao khi phải mua nguyên liệu đầu vào từ một SỐ ít người bán độc lập Càng ít người bán thì họ càng có sức mạnh trên thị trường Trong trường hợp này, mỗi cuộc đàm phán đều khó khăn Trong bối cảnh như vậy, nếu một tập đoàn liên kết theo chiều dọc sẽ đảm bảo được sự ổn định trong cung cấp nguồn nguyên liệu, và giá cả nguyên liệu cũng thấp hơn nhiều, từ đó sản xuất trong tập đoàn được ổn định và chỉ phí sản xuất cũng giảm xuống

Ba là mở rộng tăng cường sức mạnh trên thị trường Đây có lẽ là một nguyên nhân chủ yếu để thúc đẩy một công ty phát triển liên kết theo chiều dọc thành tập đoàn Thực vậy, nếu một công ty xâm nhập được vào các nhà

tiêu thụ sản phẩm bằng cách mua một phần đáng kể cổ phần của các nhà tiêu

thụ; thì sau đó doanh số bán hàng của công ty chắc chấn sẽ tăng lên Bởi vì các nhà tiêu thụ, trong đó có công ty là một đồng sở hữu, sẽ mua của công ty với số lượng lớn hơn Doanh thu hay số sản phẩm bán ra của công ty lớn hỡn thì doanh thu hay số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh sẽ giảm xuống Nhờ đó, sức mạnh của công ty trên thị trường sẽ tăng lên

Cũng tương tự như vậy, nếu công ty phát triển xâm nhập vào các công ty cung cấp nguyên liệu vật tư đầu vào cho sản xuất của công ty, thì vị trí, vai trò và sức mạnh của công ty cũng sẽ tăng lên Sự xâm nhập như vậy cho phép công ty chi phối nguồn cung cấp nguyên liệu cho các đối thủ cạnh tranh Do đó, các đối thủ cạnh tranh của công ty có thể phải mua nguyên liệu sản xuất với giá cao hơn Kết quả là, chỉ phí sản xuất của đối thủ cạnh tranh tang lén, kha nang cạnh tranh của họ sẽ giảm xuống

Khác với phát triển, mở rộng một công ty thành tập đoàn theo hướng

liên kết theo chiều dọc, một công ty liên kết theo hướng đa dạng hố khơng

Trang 19

và dịch vụ khác nhau Sự liên kết theo hướng đa dạng hoá là sự hợp nhất, sáp nhập một công ty với nhiều công ty khác sẵn xuất các sản phẩm khác nhau Tuy vậy, có thể phân biệt 3 dạng hợp nhất theo hướng đa dạng hoá như sau: một là mở rộng thêm về diện sản phẩm; hai là đa dạng hoá và mở rộng thị trường; ba là các trường hợp hợp nhất khác Trong trường hợp thứ nhất, sự - hợp nhất xảy ra giữa các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan tới nhau Trường hợp thứ hai là hợp nhất các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm nhưng lại ở các thị trường khác nhau Có nhiều lý do dẫn tới hình thành một công ty có quy mô lớn đa dạng hoá sản phẩm

và thị trường Sau đây xin kể một số quan trọng nhất

- Tên nhãn hiệu và độ tin cậy Độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm thường gắn liền với nhãn hiệu hàng hoá Nhãn hiệu hàng hoá có thể làm tăng doanh số bán nhờ giảm chỉ phí đánh giá và tìm kiếm thị trường Trong trường hợp này, một công ty mới thành lập với dây chuyền sản xuất

mới có thể hợp nhất với công ty sản suất cùng loại sản phẩm đã có nhãn hiệu

quen thuộc với khách hàng

- Một khả năng hợp nhất theo hướng đa dạng hoá khác là sự hợp nhất các độc quyền riêng lẻ vào một độc quyền duy nhất nhằm tăng sức mạnh và lợi nhuận của công ty Chúng ta đều biết rằng người tiêu đùng có thể thay thế

sản phẩm tiêu dùng nay bang sản phẩm tiêu dùng khác tương đương hoặc

giống nhau về giá trị sử dụng Nếu có hai công ty cùng độcquyền bán loại sản phẩm có thể thay thế cho nhau A và B chẳng hạn Nếu giá của A tăng lên, thì người tiêu dùng có thiên hướng chuyển sang tiêu dùng B thay thế cho A Sự hợp nhất giữa hai cônh ty độc quyền này vào một tổ chức sẽ cho phép họ xác định mức giá tối ưu của hai loại sản phẩm, đảm bảo doanh số bán và lợi nhuận đạt mức tối đa

Trang 20

Thực vậy, các sản phẩm có chu kỳ dao động về kinh doanh khác nhau

Một hay một số sản phẩm đang ở vào thời điểm mà nhu cầu giảm xuống tới mức tối thiểu, thì một số khác có thể đang ở vào thời điểm mà nhu cầu tiêu

dùng đang ở mức cao nhất Điều này cho phép tập đoàn duy trì được tỷ lê sinh loi chung su lành mạnh về tài chính và khả năng thanh toán Những sản phẩm đang ở vào thời kỳ suy thoái được bù đắp bằng các sản phẩm đang ở thời kỳ hưng thịnh và phát triển nhanh Một công ty con hay một chi nhánh bị lỗ sẽ nhận được sự hổ trợ của các công ty đang kinh doanh có lãi

- Sự hợp nhất theo hướng đa dạng hoá sản phẩm còn có thể nâng cao hiệu quả quản lý Ví dụ một hãng bia có thể cung cấp thêm cả đồ nhim Do đó „ bia và đồ nhám có thể được vận chuyển và đem bán cùng nhau Xét về công tác quản lý, nói nôm na là một công nhưng làm được đôi việc

Phải thừa nhận rằng sự phát triển của tập đoàn theo hướng hợp nhất đa

dạng hóa là hiện tượng đặc trưng của các hãng hay công ty của châu á Nhờ đa dạng hoá sản phẩm , mà họ có thể xâm nhập đến mọi đối tượng khách hàng, từ người giàu đến người nghèo, từ thành thị đến nông thơn, từ các loai hàng hố có kỹ thuật tiên tiến như điện tử đến các sản phẩm không đòi hỏi kỹ thuật cao như đệt ,may mặc, đồ ăn thức uống.v.v Cũng chính nhờ sự đa dạng hoá đó mà các tập đoàn của châu á đã vượt qua được những chu kỳ kinh doanh, không ngừng phát triển và lớn mạnh Kinh nghiệm cho thấy rằng chính các tập đoàn kinh tế là trụ cột của hiện đại hố và cơng nghiệp hố ở nhiều nước cơng nghiệp mới

Các tập đoàn hay các hãng công nghiệp nói trên đã phát triển theo hướng hợp nhất theo chiều dọc, theo chiều ngang và đa phương, đần đần mở rong quy mô và phạm vi kinh doanh ra khỏi lãnh thổ của một nứơc, trở thành một công ty đa quốc gia

Trang 21

đơn Đó là mở rộng thêm thị trường tiêu thụ, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu, khai thác và tận dụng nhân công rẻ.v.v Tóm lại, một công ty phát triển thành công ty đa quốc gia là nhằm khai thác đến mức tối đa những lợi thế tương đối của những nước khác nhau, các khu vực địa lý khác nhau, từ đó táng cường, cũng cố và không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên trường quốc tế

Tuy vậy, câu trả lời trên đây chưa phản ánh hết động lực thúc đẩy một công ty mở rộng đa dạng hoá hoạt động ra khỏi phạm vị quốc gia Người ta đã điều tra phỏng vấn lãnh đạo các công ty đa quốc gia ; và kết quả cho thấy những lời giải đáp rất phong phú cho cùng một vấn đề đầu tư ra nước ngoài Sau đây là một số giải thích chủ yếu

- Một công ty đa quốc gia khai thác trên quy mô quốc tế vài lợi thế đặc biệt của riêng bản thân nó như lợi thế về công nghệ, lợi thế về tổ chức về thương mại mà công ty đang nắm giữ trên thị trường nội địa so với đối thủ cạnh tranh

- Công ty đa quốc gia muốn có những lợi thế nhất định về chi phí nên đã đặt chỉ nhánh, công ty con ở những quốc gia có chỉ phí thấp về những yếu tố sản xuất

- Công ty đa quốc gia tìm cách xâm nhập vào những nơi có thể sử dụng trực tiếp nguồn nguyên liệu, hạn chế được chỉ phí vận chuyển, giảm được chi phí đầu vào

- Công ty đa quốc gia chuyển cơ sở sản xuất sang những khu vực có lượng cầu cao, và tránh được những trở ngại do hàng rào bảo hộ gây ra ( thuế quan, phi thuế quan và các chính sách bảo hộ khác)

Trang 22

nước đang phát triển, để tăng thêm lợi nhuận thông qua quá trình quản lý tài

sản và các công cụ tài chính khác

- Cuối cùng, các công ty đa quốc gia đều di tới những quyết định sản xuất hay thương mại hoá sản phẩm trên cơ sở một kế hoạch tổng thể, coi thế giới như một thị trường có nhiều cơ hội được tạo ra và không ít rủi ro xuất hiện, buộc cơng ty phải tính tốn ,cân nhắc khi nào thì tận dụng khai thác triệt để và khi nao thì co cụm rút về

Khi xâm nhập thị trường bên ngoài, các công ty đa quốc gia cũng gặp không ít bất trắc, vì hoạt động của các công ty đa quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế tài chính của nước sở tại Tuy vậy, các quốc gia khác nhau có chính sách đối xử không giống nhau Có nước thì khuyến khích nhưng có nước lại tìm cách đối phó nhằm hạn chế luồng đầu tư trực tiếp, tức là sự hiện diện của các công ty đa quốc gia

Một khi một số công ty con hoặc chỉ nhánh của công ty đa quốc gia có sức mạnh hơn hẳn các doanh nghiệp bản xứ, thì có nguy cơ các doanh nghiệp bản xứ sẽ liên kết lại với nhau để cùng chống chọi với các tập đoần nước ngoài Ngoài ra, chủ nghĩa dân tộc luôn sẵn sàng trỗi đậy khi có nguy cơ Chính phủ các nước này thường thực hiện các biện pháp hạn chế sức mạnh và ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp của đất nước mình

Theo đánh gía của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, trong tất cổ các loại rủi ro thì rủi ro về chính trị là vấn đề hàng đầu cần phải tính đến

Một sự thay đổi về chính trị có thể dẫn đến những thiệt hại không lường, đôi

khi có nguy cơ mất tất cả

Dựa trên những phân tích trên đây, chúng ta có thể định nghĩa tập

Trang 23

lý, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc tập đoàn có thể là chỉ nhánh , hoặc

công ty con có tư cách pháp nhân Tập đoàn có thể là một công ty như một chủ thể pháp lý được tổ chức liên kết theo chiều đọc (vertically intergrated

firm) , hoac Conglomerate, hodc là một công ty đa quốc gia

Một điểm đáng lưu ý là trong cơ cấu tổ chức các tập đoàn kinh tế

thường xuất hiện các định chế tài chính như một bộ phận hợp thành Định chế tài chính đó có thể là ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty mơi giới chứng khốn Địnt chế tài chính xuất hiện như một bộ phận của tập đồn hồn tồn khơng phải là để quản lý toàn bộ vốn

của tập đoàn, mà trước hết là một công cụ để thu lợi nhuận và phần nào hổ

trợ cho sự phát triển của các bộ phận khác trong tập đoàn Thực vậy, kinh doanh tài chính thường gặp rủi ro cao nhưng lợi nhuận cũng lớn Vì vậy, chỉ

có những người " đài vốn" mới có thể tham gia kinh doanh trên lĩnh vực này

với đầy đủ sức mạnh của nó.Sự xâm nhập của các tập đoàn vào lĩnh vực tài

chính là biểu hiện tất yếu của quá trình phát triển một tổ chức kinh doanh

thành tập đoàn kinh tế

Tập đoàn kinh tế dù dựa trên liên kết chiều ngang hay chiều dọc , hoặc dưới dạng công ty đa quốc gia, thì đều có những lợi thế và bất lợi riêng của

chúng Tuy vậy, nếu xét cả quá trình phát sinh và phát triển, thì có thể nói tập đoàn là một tất yếu của sự phát triển và là một dạng liên kết hợp quy

luật Bên cạnh các tập đoàn kinh tế tư nhân,ở một số nước còn có các tập đoàn kinh tế nhà nước hoạt động trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, vận tải, hàng không, thông tin, điện tử, năng lượng v.v

3 Tác động của tập đoàn dưới giác độ kinh tế vĩ mô

Phân tích trên đây cho chúng ta thấy tập đoàn kinh tế là một hình thái

tổ chức kinh doanh có quy mô lớn được phát triển trước hết qua tích tụ và tập

Trang 24

trong nền kinh tế của các nước đó Ví dụ ở mỹ chẳng hạn, doanh thu của các

tập đoàn kinh tế chiếm gần 90 % tổng sản phẩm quốc nội của nước Mỹ (

ngưồn: Restructuring of SOEs, Gavin Peebles, International House, Singapore 1993 ).Hoặc là 10 tập đoàn kinh tế lớn của Hàn quốc chiếm 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này( tài liệu tham khảo đặc biệt ngày

13/1/1987 của thông tấn xã việt nam)

Các tập đoàn kinh tế trước hết được hình thành và phát triển tự phát theo quy luật khách quan của thị trường Điều này có nghĩa là dù có hay không có sự can thiệp của nhà nước, dù tập đoàn kinh tế có phải là một định chế kinh doanh mà nhà nước đang muốn xây dựng hay khơng, thì tập đồn kinh tế vẫn cứ hình thành và phát triển Điều nói trên cũng hồn tồn khơng phủ định vai trò của nhà nước trong việc xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế Sự hỗ trợ của nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như tạo khung khổ pháp lý thuận lợi cả ở trong và ngoài nước, hỗ trợ trực tiếp hoặc

gián tiếp về vốn, công nghệ và đào tạo đều có thể đẩy nhanh quá trình tích tụ

và tập trung vốn, đa dạng hoá và đa phương hoá để hình thành các tập đoàn kinh tế Mặt khác, sự can thiệp của nhà nước đôi khi nhằm hạn chế quy mô và phạm vi hoạt động của chúng, qua đó nâng đỡ những người còn yếu thế, từng bị thua thiệt trong quá trình phát triển

Ví dụ, trong hơn hai thập kỷ đầu của quá trình phát triển, chính phủ Hàn quốc đặc biệt chú trọng khuyến khích các công ty có quy mô lớn và các tập đoàn (thường gọi là Chaebol) trong các ngành công nghiệp nặng như hoá chất cơ bản, luyện thép , chế tạo , điện tử v.v Sự hỗ trợ của nhà nước được thực hiện dưới hình thức miễn thuế, giảm thuế, cấp tín dụng ưu đãi và bảo lãnh tín dụng trợ cấp xuất khẩu v.v Chính phủ còn lập riêng một quỹ đầu tư quốc gia chuyên cấp tín dụng dài hạn cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sự phát triển các ngành nói trên Nhờ đó các tập đoàn kinh tế của hàn quốc đã nhanh chóng hiện diện và khẳng định mình trên thị trường thế giới, có khả năng cạnh tranh được với các tập đoàn kinh tế lớn từ Mỹ, Tây âu và Nhật bản Tập đoàn gang thép Posco, Điện tử Sámsung , Daewoo

Trang 25

Tuy vậy, đến thập kỷ 80 sức mạnh và ảnh hưởng của các tập đoàn lên đến mức gây ra bầu không khí căng thẳng trong xã hội Do đó , Chính phủ hàn quốc lại có sự can thiệp ngược lại theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế hoạt động của các tập đoàn Một trong những biện pháp hạn chế đó là khống chế mức tín dụng của các ngân hàng thương mại cấp cho các tập đoàn

Trước Đại chiến thế giới II, tập đoàn kính tế đã xuất hiện ở Nhật bản với tên thường gọi là zaibatsu.Do can dự sâu vào chiến tranh, trước hết là cung cấp các ngưồn lực vật chất cho quân phiệt Nhật bản, nên chính phủ Đồng minh đã ra sắc lệnh giải thể các zaibatsu vào năm 1947 Hàng loạt các tập đoàn kinh tế Nhật bản thời đó như Mitsui, Summitomo, Mitsubishi Shoja đã bị giải thể phân tán thành các công ty nhỏ Về sau này, các zaibátsu bị giải thể đã chuyển thành các dạng tổ chức khác là Nhóm kinh doanh và tổ chức mạng lưới công nghiệp

Mặc đầu vị trí của các tập đoàn kinh tế trong một quốc gia là rất lớn nhưng cho đến nay ý kiến về tác động của chúng đối với công cuộc phát triển vẫn còn là vấn đề tranh luận

Có ý kiến cho rằng sự xuất hiện và phát triển của các tập đoàn kinh tế làm méo mó thêm.các quan hệ giao dịch trên thị trường với xu hướng làm cho thị trường ngày càng trở nên kém hoàn hảo hơn Do đó, hiệu quả kinh tế của nên kinh tế quốc gia, kinh tế thế giới ngày càng giảm xuống; khoét sâu thêm những bất hợp lý của chế độ phân công lao động quốc tế hiện nay, làm cho chênh lệch giàu nghèo ngày càng cách xa thêm không những trong phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi quốc tế Một số lý giải sau đây được sử dụng

để chứng minh cho những luận điểm trên đây

Trang 26

cạnh tranh trên thị trường, từ đó phân bổ ngưồn lực của nền kinh tế không đạt được hiệu quả tối ưu

- Tập đoàn kinh tế là một thế lực có sức mạnh về tài chính, có khả năng huy động được vốn lại hoạt động trên phạm vi và quy mô rộng lớn Vì vậy, có nguy cơ là chúng sẽ đầu vào cả những dự án mà hiệu quả kinh tế - xã hội không đạt mức tối ưu

- Tập đoàn kinh tế là một tổ chức có thế lực về nghiên cứu và công nghệ, luôn có khả năng và tiềm năng sử dụng các công nghệ tiên tiến.Do đó các công ty ở các nước đang phát triển không thể cạnh tranh được với các tập đoàn kinh tế lớn, từ đó không thể khác phục được tình trạng lệ thuộc về công nghệ và kinh tế của các nước kém phát triển vào các nước công nghiệp phát

triên

- Ngoài ra, trong các nước đang tiến hành cơng nghiệp hố, nếu chính

sách phát triển ưu tiên cho doanh nghiệp quy mô lớn để hình thành tập đoàn thì có thể xảy ra một số nguy cơ sau

Một là, công ty có quy mô lớn thường sử dụng công nghệ hiện đại, tức là công nghệ cần nhiều vốn mà sử dụng ít lao động, trong khi đó lao động lại là một lợi thế của các nước đang phát triển Nói cách khác, chính cách đó

không thúc đẩy sử dụng mọi ngưồn lực của đất nước để phát triển

Hai là, sử dụng công nghệ cao, thì năng suất lao động cũng cao hơn hâu hết các doanh nghiệp khác Do đó, chênh lệch về thu nhập trong xã hội có nguy cơ ngày càng tăng thêm, từ đó có thể hình thành nên các mâu thuần giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội

Ba là, sự phân phối thu nhập không đồng đều sẽ làm cho tổng cầu

Trang 27

sử dụng các loại hàng hố thơ so có chất lượng thấp Thực trạng về cầu như

vậy trong nền kinh tế không thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hố phát triển

một cách lành mạnh

Những người ủng hộ ý kiến trên đây cho rằng để phát triển hài hoà, hợp lý và vững chắc giữa hai mục tiêu tăng trưởng và công bằng, thì chiến

lược phát triển nên khuyến khích và ưu tiên mạnh đối với các doanh nghiệp

vừa và nhỏ; ưu tiên sử dụng nhiều lao động, xoá bỏ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các biện pháp ưu đãi, trợ cấp làm cho giá của đồng vốn giảm xuống

Ý kiến thứ hai lại cho rằng, các tập đoàn kinh tế có tác động hết sức tích cực trong phát triển kinh tế quốc gia cũng như trên thế giới Nhà kinh tế học Amsden (1989) khi tổng kết về mơ hình cơng nghiệp hố của các nước công nghiệp mới, điển hình là Hàn quốc, đã đưa ra kết luận rằng các tập đoàn kinh tế là một trong 4 điều kiện đảm bảo cho cơng nghiệp hố thành cơng ở Hàn quốc, cũng như ở các nước công nghiệp mới

Lý giải của nhóm người này hầu như trái ngược với nhóm ý kiến thứ nhất.Họ coi tập đoàn kinh tế là “ đầu tàu” trong quá trình phát triển của một quốc gia; tập đoàn kinh tế là trụ cột về kinh tế của một quốc gia , có đủ sức mạnh về công nghệ, tài chính và các kỷ năng khác để cạnh tranh với các thế lực kinh tế nước ngoài, cải thiện hoặc làm đảo ngược vị trí của quốc gia trong phân công lao động quốc tế và trên thị trường thế giới Tập đoàn kinh tế được coi là “guồng máy” thu hút được vốn và mở mang đầu tư cho quốc gia Sự đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của các tập đoàn kinh tế có thể tác động dây chuyền tới đầu tư và phát triển của hàng loạt các doanh nghiệp khác, tạo thành chùm doanh nghiệp trong đó tập đoàn là trung tâm có các

chùm doanh nghiệp vừa và nhỏ bao quanh Điều đó thúc đẩy phát triển , đẩy

nhanh tốc độ cơng nghiệp hố, tạo cơng ăn việc làm và nâng cao mức sống của nhân dân

Trang 28

mà cả bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội Do đó , đồng thời với việc xây dựng các tập đoàn kinh tế , cần có chính cách khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với hiệu quả kinh tế xã hội nói chung

4 Mô hình tổ chức và quản lý tập đoàn kinh tế 4.1 Cơ cấu tổ chức tập đoàn kinh tế

Như trên đã nói, tập đoàn kinh tế được hình thành qua quá trình phát

triển thường xuyên và lâu dài của một công ty theo những cách thức khác nhau Cơ cấu tổ chức chung của một tập đoàn ngày nay có thể hình dung như sau: CƠNG TY MẸ

Cơng ty Công ty Công ty Công ty Chỉ

con con 2 con3 {| | lién két 1 nhánh Í

Cơng ty con Công ty liên Chỉ nhánh 3.1

3.1 kết 3.1

Để hiểu rõ hơn cơ cấu tổ chức của tập đồn, chúng tơi xin làm rõ thêm

Trang 29

câu trả lời chung, thống nhất được mọi người thừa nhận về vấn đề này Tuy vậy, có hai tiêu chuẩn luôn được tính đến Một là, công ty mẹ phải sở hữu ít nhất 50% cổ phần có quyền bỏ phiếu trong công ty Trong trường hợp này, coi như công ty mẹ nấm được quyền kiểm sốt cơng ty con Hai là, công ty mẹ phải có khả năng kiểm soát khống chế, mặc dù không nắm đa phần sở hữu Công ty con có thể là ở trong nước (Domestic Subsidiary) hoặc ở nước ngoai (Overseas Subsidiay) Tuy vay, cong ty con ở nước ngoài có thể khác công ty con ở trong nước một số điểm sau: ,

- Mặc dù công ty mẹ có quyền và có khả năng kiểm soát chặt chẽ đối với công ty con ở nước ngoài, nhưng sự kiểm soát này thường được thực hiện một cách thận trọng hơn do áp lực của tính dân tộc chủ nghĩa

- Trong các nước khác nhau, có những quy định không giống nhau về hợp nhất các kết quả tài chính của công ty con vào công ty mẹ thành một bảng quyết toấn báo cáo tài chính chung ở Vương quốc Anh và ở Mỹ, luật pháp thừa nhận và cho phép công ty mẹ xây dựng một bảng báo cáo quyết toán chung, bao gồm kết qua tài chính của các công ty con, ở Đức thì ngược lạt

Công ty liên kết, mà tiếng Anh thường gọi là Related hoặc Associated Company, là một công ty có tư cách pháp nhân riêng, trong đó công ty mẹ có nấm quyền một phần sở hữu nhưng chưa đến mức kiểm soát hoặc gây ảnh hưởng quyết định đến công ty

- Chi nhánh (Branch) khác với công ty con không phải là một pháp

nhân độc lập, mà là một bộ phận cấu thành của công ty (có thể là công ty mẹ

hoặc là công ty con):

Trang 30

phụ thuộc vào mục tiêu chiến lược phát triển của tập đoàn: Tuy vậy, theo-:

chúng tôi có một số điểm nổi lên đáng chú ý sau:

- Tối ưu hoá cơ cấu đầu tư, với mục tiêu vừa giảm mức độ rủi ro, vừa đạt được lợi nhuận tối đa Hay nói cách khác, xây dựng được một cơ cấu đầu tư đạt được sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận tối đa Thực vậy, một công ty pat triển, thì phạm vi và quy mô hoạt động về mặt địa lý cũng như linh vực kinh doanh ngày càng mở rộng Do đó, nhu cầu vốn đầu tư lớn và rủi ro

đầu tư cũng tăng lên Cùng với việc thu hút thêm những nhà đầu tư khác để

thu hút thêm vốn, thì nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn là công cụ hay thể chế hữu ích nhất để công ty mẹ phân bổ rủi ro đầu tư và thiết lập một cơ cấu đầu tư hợp lý nhất Thành lập công ty con dưới hình thức công ty trách nhiêm hữu hạn chính là thực hiện nguyên tắc đó trên thực tế kinh doanh

- Trên một số lĩnh vực mà công ty mẹ chưa muốn có hoặc hạn chế sự xâm nhập của những người đâu tư khác, thì việc mở rộng sản xuất kinh doanh được thực hiện dưới hình thức các chi nhánh

- Ngoài ra, luật pháp của một số nước không thừa nhận lập một công ty trách nhiệm hữu hạn với một chủ sở hữu Do đó, các đơn vị sản xuất kinh doanh 100% vốn của tập đoàn ở những nước đó cũng chỉ là chi nhánh

4.2 Cơ cấu tổ chức quản lý tập đoàn

Việc thiết lập công ty con, chỉ nhánh hay công ty liên kết thường tuân thủ một số quy tác nhất định, đó là nguyên tắc phân bố theo sản phẩm nguyên tắc phân bố theo vùng lãnh thổ, hoặc kết hợp cả hai Tuy vậy, trên

thực tế, nguyên tắc phân bố kết hợp giữa sản phẩm và vùng lãnh thổ được

Trang 31

còn công ty con khu vực chịu trách nhiễm quản lý hoạt động trên toàn bộ khu vực, với hàng loạt các sản pấm khác nhau

Như vậy, trong cơ cấu nói trên, quyền lực và trách nhiệm trong tập đoàn được phân bổ như thế nào Trả lời được câu hỏi này thật không dễ dàng,

Do đó, mức độ tập trung và phân cấp quản lý là rất khác nhau Tuy vậy, về vì mỗi tập đoàn có một cách quản lý riêng, có những đặc tính riêng nguyên tắc, các tập đoàn đều thực hiện quản lý theo mô hình đa khối (Multidivisional Form hay M-form) Mô hình quản lý đa khối chính là kết quả của sự phát triển, mở rộng và đa dạng hoá hoạt động của tập đoàn kính tế cả về quy mô, loại sản phẩm và thị trường

Theo mô hình tổ chức tập đoàn được trình bày ở trên, thì mỗi công ty con khu vực là một khối, mỗi công ty cháu chỉ sản xuất một loại sản phẩm ở một nước nhất định là một đơn vị kính doanh của khối Mỗi đơn vị kinh doanh của khối có các phòng chức năng như tài chính, tiếp thị, phân phối, sản xuất, nhưng tất cả đều tập trung cho việc sản xuất có hiệu quả và chất

lượng một loại sản phẩm nhất định Giám đốc của đơn vị kinh doanh là

người chịu hoàn toàn trách nhiệm trước giám đốc khối về hoạt động của đơn vị

Mỗi khối chịu trách nhiệm về hoạt động của tập đoàn trong một khu vực địa lý nhất định, và giám đốc khu vực chịu trách nhiệm trước giám đốc điều hành trung tâm về hoạt động của khối trong khu vực Nếu trong khu vực, sản phẩm sản xuất và phân bổ của tập đoàn rất đa dạng, nhiều loại, thì

trong mỗi khối khu vực có thể thành lập những tiểu khối theo dõi, giám sát riêng đối với một hoặc một số loại sản phẩm ở trong khu vực

Tổ chức qủan lý theo mô hình đa khối có một số ưu điểm Một là, nó

giảm được mạng lưới và các luồng thông tin cần thiết, và tách được sự phối hợp liên kết chung ra khỏi các vấn đề vận hành cục bệ Hai là, nó cho phép kiểm định từng ngành sản xuất, từng khu vực, phân bố-trách nhiệm đối với

Trang 32

nhân đến một định chuẩn nhất định Điều đó khuyến khích mạnh mế đối với giám đóc khối, tránh hoặc trung lập hoá được các hoạt động bị mất kiểm soát như thường xảy ra trong cơ cấu quản lý đơn khối Nói chung, người ta đã nghiên cứu và rút ra kết luận là các mô hình quản lý đa khối có khả năng tốt hơn trong việc buộc người quần lý phải hành động phục vụ mục tiêu của tập đoàn, tức là tập trung chủ yếu vào tăng lợi nhuận, chứ không phải tăng doanh số Sự quản lý và kiểm soát trong tập đoàn cũng hiệu quả hơn bởi vì nó là kiểm soát nội bộ bởi những người quản lý có đầy đủ thông tin, chứ không phải từ bên ngoài, do những cổ đông không nắm đủ thông tin

Mô hình tổ chức quản lý công ty cũng như tập đoàn còn đang là vấn đề tranh luận Tuy vậy, có sự nhất trí chung là mô hình quản lý đa khối đã tạo điều kiện cho công ty cũng như tập đoàn phát triển vững chắc hơn về cả phạm vi cũng như quy mô kinh doanh Giám đốc từng đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm sản xuất, nhiều khi cả tiêu thụ, có hiệu quả, với chỉ phí thấp và chất lượng cao, vận dụng tối đa mọi năng lực, lợi thế ở từng địa phương Còn giám đốc khối thì chịu trách nhiệm về sản xuất, tiếp thị, và các vấn đề

về tài chính chung trong khu vực hoặc nhóm sản phẩm, và có quyền kiểm

tra, giám sát đối với tất cả các đơn vị kinh doanh trực thuộc Các chính sách

đầu tư phát triển, công nghệ, chiến lược phát triển thường là những vấn đề

được quản lý tập trung, và thuộc thẩm quyền quyết định của trung tâm điều hành, tức là công ty mẹ

Để hiểu rõ hơn về mức độ tập trung và phân cấp quản lý trong tập đồn, chúng tơi xin nêu kết quả điều tra của tác giả Heldung (người Mỹ) về mức độ tự chủ của 77 công ty con thuộc 39 tập đoàn kinh tế lớn ở Mỹ, Anh, Tây Đức, Nhật Bản và Thuy sỹ như sau:

Trang 33

Thâm nhập thị trường nước ngoài 6 2,24

Sử dụng quyền tự chủ về tà chính 7 2,49

Tăng khả năng sản xuất § 2,62

Đưa sản phẩm mới ra thi trường 9 2,79

Lựa chọn hệ thống tính toán chị phí 10 2,85

Lập báo cáo tài chính tl 3,03

Vay vốn ngân hàng địa phương 12 — 3,08

Xác định mục tiêu bán hàng 13 3,17

Chi phí chuyển giao công nghệ 14 3,24

Chỉ định giám đốc và bố trí cán bộ 15 3,32 Quyết định khối lượng sản xuất hàng năm 16 2,40 Thiết lập dây chuyền sản xuất mới 17 3,65 Thâm nhập thị trường mới trong nước 18 3,75

Lựa chọn bạn hàng cung cấp 19 4.18

Xác định giá bán ở thị trường địa phương 20 4,19

Tín dụng ưu đãi cho khách hàng 21 4.25

Chương trình đào tạo 22 4,60

Đàm phán vị trí, địa điểm đặt trụ sở - 23 4,66 Chỉ trả lương cho lao động địa phương 24 4,78

Sấp xếp lao động 25 4,86

Chọn quảng cáo 26 4,88

Tuyén dung va sa thai nhan cong 27 4,97

‘Lam viéc ngoài giờ 28 5,00

Ngudn: The management of Headquarters - Subsidiary relationship in multinational corporation Stockholm 1981

Nếu coi | 1a mic tu cht thadp nhất và 5 là mức tự chủ cao,thì kết được tác giả giải thích như sau

Trang 34

2 Quyết định bắt nguồn từ trung tâm có tham khả ý kiến của công ty con

3 Quyết định của công ty con ,nhưng phải được trung tâm thông qua 4 Quyết định của công ty con có tham khảo ý kiến của trung tâm 5 Quyết định hoàn tồn của cơng ty con

Thơng qua bảng kết quả nói trên, chúng ta có thể thấy hầu hết các quyết định có liên quan đến tài chính đều thuộc thẩm quyền quyết định của công ty mẹ Những quyết định liên quan đến phân chia cổ tức , đầu tư, lựa chọn kế toán viên cũng hầu như do công ty mẹ nắm giữ Còn các công việc sự vụ như tuyển chọn nhân công, đào tạo v.v thì thuộc quyền tự chủ của các công ty dưới quyền hoặc chi nhánh

Xem xét cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của tập đoàn, như trình bày trên đây có người sẽ hỏi vậy các chủ sở hữu hay các cổ đông, rồi hội đồng quản trị có vai trò gì trong quản lý tập đoàn Câu hỏi đặt ra thật có lý Ở các công ty mẹ, là các công ty có quy mô lớn ở nước chủ nhà, có sự tách biệt rõ ràng giữa chủ sỡ hữu và người quản lý Điều này có nghĩa là các chủ sở hữu hoàn tồn khơng tham gia vào công việc quản lý, từ hoạch định chiến lược cho đến quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày, mà việc đó hoàn toàn giao phó cho cán bộ quản lý không phải là cổ đông của công ty

Về phương diện pháp lý và lý thuyết, hội đồng quản trị là đại diện cho chủ sở hữu trong quản lý công ty Nhưng trên thực tế, các cổ đông thường uỷ nhiệm cho các cán bộ quản lý điều hành làm đại điện cho họ trong các cuộc họp của đại hội đồng Vì vậy, chính các cán bộ quản lý điều hành đưa ra các thủ tục , kiến nghị các ứng cử viên và bầu ra hội đông quản trị Hội đồng quản trị chỉ là cơ quan đóng đấu thông qua các kiến nghị của cán bộ quản lý điều hành, hợp pháp hoá các quyết định của họ Các cán bộ quản lý điều hành ở trung tâm thường chiếm giữ phần lớn số ghế trong hội đồng quản trị

Trang 35

Tập hợp dạng nắm quyền chỉ phối 200 công ty phi tài chính lớn nhất ở Mỹ Dạng nắm quyền Số công ty Ty trọng (%) 1929 1974 1929 1974

Do những người quản lý kiểm soát 8! 165 40,8 85,2

Do một số cổ đơng kiểm sốt 65 29 32,5 14,5

Đo đa số cổ đơng kiểm sốt 19 3 9.5 1,5 Khac 35 3 17,5 1,5 Tổng số 200 200 100 100 Nguồn : Douglas F Greer, Industrial Organisation and Public Policy, 3rd Edition, MacMillan 1992

Do đó trong cơ cấu tổ chức và quản lý tập đồn ln nảy sinh vấn đề về mối quan hệ giữa chủ sỡ hữu và người quản lý làm thuê, hay chủ sở hữu và đại điện chủ sở hữu Bản chất của vấn đề này là người chủ sở hữu không

hiểu rõ vấn đề và thực tiễn quản trị kinh doanh, không nắm được đây đủ và

chính xác các thông tin ngang bằng với các nhà quản lý Vì vậy có nguy cơ mất một phần khả năng kiểm soát và giám sát đối với các nhà quản lý, và các nhà quản lý khơng hành động tồn tâm toàn ý vì lợi ích của người chủ sở hữu Từ đó, hiệu quả kinh doanh của công ty hoặc của cả tập đoàn giảm xuống Vấn đề này đã được chứng minh bằng cả lý luận và thực tiễn Vấn đề này càng thể hiện rõ hơn trong cơ cấu quản lý của các tập đoàn Thực vậy, ngay cả ở công ty mẹ, những người quản lý ở trung tâm điều hành đã không phải là người chủ sở hữu Những người quản lý ở các công ty con khu vực hoặc các công ty cháu lại càng không phải là những người chủ sở hữu Những người quản lý này là do những người quản lý ở trung tâm điều hành

bỏ nhiệm Do đó, những người chủ sở hữu rõ ràng là không thể có đủ thông

Trang 36

Có một số biện pháp mà các chủ sở hữu có thể ap dụng để hạn chế tối

đa ứng xử của giới quản lý theo hướng không phục vụ lợi ích của người chủ sở hữu, như đầu tư hiện đại hố hệ thống thơng tín, giám sát và kiểm sốt trong tồn tập đồn, phân cấp quản lý rõ ràng, cụ thể trong mô hình quản lý đa khối, và có hệ thống tiền lương và khuyến khích vật chất hợp lý Ngoài ra, áp lực cạnh tranh của thị trường, đặc biệt là thị trường vốn, luôn là nhàn tố thúc đẩy người quản lý không được xa rời quá mức lợi ích của người củ sở hữu

Về hệ thống trả công cho người quản lý, thì phải gắn chặt tiền công cùng một hướng với lợi ích của chủ sở hữu Nói cách khác, phải có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tiền công của người quản lý và lợi nhuận của chủ sở hữu Lợi nhuận tạo ra cho người chủ sở hữu phụ thuộc nhiều vào những nỗ lực của các nhà quản lý Tuy vậy, nhìn chung các chủ sở hữu chỉ biết được và quan sát được lợi nhuận, chứ không quan sát được những nỗ lực của chính các nhà quản lý Những nhà quản lý có xu hướng giảm các nỗ lực của mình vì nó tạo ra bất lợi cho họ, và đổ lỗi cho sự kém hiệu quả vào các yếu tố hay nguyên nhân bất thường trong môi trường kinh tế Vấn đề nổi lên ở đây là, liệu chế độ trả tiền công có thể khắc phục được khuynh hướng của người được uỷ quyền chỉ nỗ lực tới mức tối ưu mà họ cho là cần thiết hay không?

Trong một thế giới đầy rẫy bất ổn định, thì chế độ trả công tối ưu phải có sự phân chia tối ưu về rủi ro giữa người uý quyền và người được uỷ quyên Nếu người được uỷ quyền không gánh chịu rủi ro, nếu phần lớn thu nhập và tương lai của họ không phụ thuộc vào chế độ trả công, thì những

người uỷ quyền có thể tránh rủi ro bằng cách nắm giữ một cơ cấu đầu tư cổ

Trang 38

CHUGNG II

CAC LOAI HINH TO CHUC KINH DOANH CO QUY MO LGN

QUA CAC THOI KY PHAT TRIEN KINH TE XA HOI

CUA NUGC TA - BAIHOC VA VAN DE

Các loại hình tổ chức kinh doanh có quy mô lớn đề cập trong Chương này là các tổ chức kinh tế bao gồm : liên hiệp xí nghiệp , xí nghiệp liên hiệp và tổng công ty đã, đang tồn tại và hoạt động ở nước ta Là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, nên cải tiến và cải cách quản lý các loại hình tổ chức kinh doanh này luôn gắn với cải tiến và cải cách kinh tế nói chung Vì vậy, nội dung của Chương này tập trung đánh giá các giải pháp chính sách và thành bại của chúng trong cải tiến và cải cách quản lý các loại hình kính doanh có quy mô lớn ở nước ta.Đánh giá được thực hiện theo 3 giai đoạn :

1978 - 1987, 1987 - 1993, và từ 1994 đến nay 1 Thời kỳ 1978-1987

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước được thống nhất sau nhiều thập niên bị chia cắt Một nước Việt Nam chiến thắng xuất hiện trên trường quốc tế như một cường quốc trong khu vực, tiền đồn của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á Các nước anh em và bầu bạn tăng cường sự

giúp đỡ về cả vậi chất và những kinh nghiệm phát triển cho Việt Nam

Trang 39

tổ chức như ở Liên Xô và Đông Âu đã được "phiên bản” vào thực tiễn Việt

' An H

Nam thông qua những đợt "quy hoạch", "sắp xếp" "tổ chức lại” và chỉ phối tới cả tư duy chủ đạo trong xây dựng cơ bản nên công nghiệp của đất nước

Đặc điểm nổi trội nhất trong mô hình phát triển kinh tế của các nước

xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ là coi trọng quy mô lớn, coi việc xây dựng và phát triển các tổ chức kinh tế quy mô lớn là con đường tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún và tự phát

Do đó, các loại hình tổ chức kinh doanh lớn, đặc biệt là liên hiệp các xí nghiệp được coi là giải pháp đổi mới quản lý, cơng nghiệp hố và là sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa

1.1 Liên hiệp các xí nghiệp

Năm 1978 liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh lần đầu tiên được xác định là loại hình tổ chức kinh doanh ở nước ta (Quyết định 302/CP ngày 1/12/1978 cua Hoi dong Chính phủ) Theo quyết định nói trên, liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh là một tổ chức sản xuất kinh doanh, gồm các xí nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau trong một ngành kinh tế kỹ thuật, và là một cơ quan quản lý sản xuất kinh doanh Như vậy,liên hiệp các xí nghiệp thực hiện đồng thời 2 chức năng, vừa là đơn vị sản xuất kinh doanh, vừa là co quan quản lý nhà nước

Trực thuộc liên hiệp xí nghiệp có:

- Các cơ sở sản xuất chính (xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp, liên hợp công-nông nghiệp hay nông-công nghiệp);

~ Các cơ sở nghiên cứu khoa học - kỹ thuật; - Các cơ sở sản xuất phù trợ và sản xuất phụ;

- Các tổ chức cung ứng, bảo quản, vận tải, tiêu thụ và các cơ sở khác

Trang 40

- Các trường, lớp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân; - Các cơ sở khác do liên hiệp quản lý

Các xí nghiệp trực thuộc liên hiệp có tư cách pháp nhân, có nhiệm vụ và quyền hạn như trong Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh

Như vậy, một liên hiệp xí nghiệp thường hoạt động trên phạm ví toàn quốc, phạm vi hoạt động thông suốt cả một quá trình sản xuất, từ nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, công nhân, tổ chức sản xuất, cung ứng vật tư, _ vận chuyển hàng hoá, v.v đến các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho hoạt động sản xuất chính

Xét về khía cạnh vốn và tài chính thì có thể nói liên hiệp các xí nghiệp được giao chức năng thực hiện một số quyền sở hữu đối với các xí nghiệp thành viên Nói cách khác, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu của mình thông qua tổ chức liên hiệp Thực vậy, với chức năng đó, Điều 20 và 25 Điều lệ liên hiệp các xí nghiệp quy định :

- Liên hiệp các xí nghiệp chịu trách nhiệm trước Nhà nước và trước Bộ chủ quản về tình hình bảo vệ tài sản trong liên hiệp (bao gồm tài sản do Nhà nước giao và tài sản đo liên hiệp tự làm) theo đúng pháp luật, và bảo đảm có hiệu quả cao nhất

- Kiểm tra các xí nghiệp và cơ sở trong liên hiệp thực hiện các biện pháp có hiệu lực trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài sản

- Có quyền điều hoà, phối hợp việc sử dụng tài sản cố định (sản xuất và phi sản xuất), vốn huy động trong phạm vi toàn liên hiệp, mọi việc cho thuê tài sản thừa hoặc tạm thời chưa sử dụng đến đều do liên hiệp quyết định

Ngày đăng: 11/01/2016, 20:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN