Nghiên cứu và kiểm định những nhân tố ảnh hưởng đến việc làmcủa sinh viên kế toán trường Đại học Thương Mại khi Việt Nam gia nhập cộng đồngkinh tế ASEAN _AEC.. Kết quả nghiên cứu: Qua
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Ảnh hưởng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC đến việc làm của sinh
viên chuyên ngành kế toán Đại học Thương mại
- Sinh viên thực hiện: Bùi Hải Yến
Lê Thị Trinh
Phạm Thị Vân
- Lớp: K49F1 Khoa: Kinh Tế - Luật Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: Ths.Đào Thế Sơn
2 Mục tiêu đề tài:
Lấp đầy khe hở của các đề tài trước và chưa thấy có bài viết có đề tài tương tự ởkhu vực miền Bắc Nghiên cứu và kiểm định những nhân tố ảnh hưởng đến việc làmcủa sinh viên kế toán trường Đại học Thương Mại khi Việt Nam gia nhập cộng đồngkinh tế ASEAN _AEC Cụ thể là nghiên cứu này sẽ khám phá: Có những nhân tố nàothực sự ảnh hưởng đến vấn đề việc làm của sinh viên ngành kế toán trường ĐHTM,mức độ ảnh hưởng mạnh/yếu như thế nào? Kỹ năng cần có hay yêu cầu đặt ra đối vớisinh viên kế toán khi Việt Nam bước chân vào AEC
4 Kết quả nghiên cứu:
Qua nghiên cứu nhóm đã phân tích được các ảnh hưởng của việc Việt Nam gianhập AEC đối với việc làm của sinh viên khoa kế toán trường Đại học Thương mại
Đưa ra các kiến nghị giải pháp để sinh viên đáp ứng đủ điều kiện quốc tế khiViệt Nam gia nhập AEC
Trang 25 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Về mặt kinh tế- xã hội: Phân bổ lực lượng lao động hợp lý, giải quyết việc làmcho một số lượng lớn sinh viên mới ra trường.Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đápứng nhu cầu làm việc của người lao động
Về mặt giáo dục- đào tạo: Định hướng công tác giảng dạy thích hợp cho sinhviên, thiết kế lại chương trình đào tạo để sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toántiến dần đến tiêu chuẩn quốc tế Giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện hơn về kiến thức
và kĩ năng cần có để đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế
6 Công bố khoa học của sinh viên (CHV, NCS) từ kết quả nghiên cứu của đề tài
(ghi rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày tháng năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên (CHV,
NCS) thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Trang 3MỤC LỤC
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1
1 Thông tin chung: 1
2 Mục tiêu đề tài: 1
3 Tính mới và sáng tạo: 1
4 Kết quả nghiên cứu: 1
5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: 2
6 Công bố khoa học của sinh viên (CHV, NCS) từ kết quả nghiên cứu của đề tài 2 LỜI CẢM ƠN 6
CHƯƠNG I.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 7
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 7
1.2 Tình hình nghiên cứu 8
1.3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 8
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 8
1.3.2 Mục đích nghiên cứu 8
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa 8
1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu 8
1.4.2 Ý nghĩa 8
1.5 Phạm vi nghiên cứu 9
1.6 Phương pháp nghiên cứu 9
1.7 Kết cấu báo cáo 9
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ AEC VÀ CÁC CHÍNH SÁCH 10
CỦA AEC 10
2.1 Một số khái niêm cơ bản 10
2.1.1 Khái quát về AEC 10
2.1.2 Mục tiêu thành lập AEC 10
2.1.3 AFAS - Hiệp định khung của ASEAN về thương mại dịch vụ 13
2.2 Ngành kế toán và cơ hội khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế AEC 14
2.2.1 Ngành kế toán 14
Trang 4CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN – AEC ĐẾN VIỆC LÀM
CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 16
3.1 Phương pháp nghiên cứu 16
3.1.1 Môi trường làm việc 16
3.1.2 Tiền lương 16
3.1.3 Cơ hội phát triển nghề nghiệp 16
3.1.4 Năng lực bản thân 16
3.1.5 Nhu cầu xã hội 17
3.1.6 Sở thích 17
3.1.7 Trình độ chuyên môn 17
3.1.8 Kỹ năng 17
3.2 Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức 17
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu 17
3.2.2 Kích cỡ mẫu 17
3.2.3 Phân bổ mẫu nghiên cứu 18
3.3 Kết quả nghiên cứu 18
3.3.1 Mô tả mẫu 18
3.4 Độ tin cậy của thang đo 24
3.4.1 Môi trường làm việc 24
3.4.2 Tiền lương 24
3.4.3 Cơ hội việc làm 25
3.4.4 Năng lực của bản thân 26
3.4.5 Nhu cầu 26
3.4.6 Sở thích 27
3.4.7 Trình độ 27
3.4.8 Kỹ năng 28
3.5 Phân tích EFA (nhân tố khám phá) 28
3.5.1 Chạy lần đầu 29
3.5.2 Chạy lần 2 31
CHƯƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN 33
4.1 Kết quả sau nghiên cứu 33
Trang 54.1.1Đối với yếu tố môi trường làm việc 33
4.1.2 Đối với yếu tố tiền lương 33
4.1.3 Đối với yếu tố cơ hội phát triển nghề nghiệp 33
4.1.4 Đối với yếu tố nhu cầu xã hội 34
4.1.5 Đối với yếu tố sở thích của bản thân 34
4.1.6 Đối với yếu tố trình độ chuyên môn 35
4.1.7 Đối với yếu tố các kĩ năng cần có 35
4.2 Kết luận 36
4.3.Khuyến nghị một số giải pháp 36
4.3.1 Đối với sinh viên 36
4.3.2 Đối với nhà trường 37
4.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện tại trường Đại học Thương mại Nhómchúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện chochúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này
Đặc biệt, nhóm tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ kinh tế ĐàoThế Sơn đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình làm bài nghiên cứu
Do thời gian có hạn, bài nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn nhiều thiếu sót cả vềnội dung và hình thức mong có sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô trong nhà trường
Trang 7
CHƯƠNG I.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Toàn cầu hoá đã và đang là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của thếgiới Quá trình này được thể hiện rất rõ trong sự gia tăng rất nhanh của trao đổi quốc tế
về thương mại, dịch vụ tài chính cùng với sự hình thành các khu thương mại tự do vàcác khối liên kết trên thế giới, trong đó phải kể đến Cộng đồng kinh tế ASEAN-AEC.Với việc tham gia vào AEC, Việt Nam có thể cùng với các nước ASEAN khác tạo ramột thị trường linh hoạt với sự dịch chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ đầu tư, laođộng có kĩ năng Đối với Việt Nam, Đảng ta đã xác định ASEAN là đối tác chiến lược,một trong những trụ cột quan trọng trong tiến trình thực hiện đường lối đối ngoại độclập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa,chủ động hội nhập khu vực và quốc tế Bêncạnh đó, ASEAN cũng là một trong các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu, làđộng lực quan trọng giúp nền kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng và xuất khẩutrong nhiều năm qua Một trong những ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên củaliên kết này đó là kế toán Theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tếASEAN (AEC), những người có chứng chỉ kiểm toán viên đạt tiêu chuẩn ASEAN sẽđược tự do luân chuyển giữa 10 nước trong khu vực Không chỉ vậy, họ có cơ hội làmviệc cho các công ty kiểm toán nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam Đây vừa là cơhội và vừa là thách thức trong vấn đề tạo việc làm cho những người kế toán kiểm toántrong cả nước nói chung và sinh viên chuyên ngành Kế toán trường Đại học Thươngmại nói riêng Với tính đặc thù về sinh viên của khoa kế toán trường đại học Thươngmại như: số lượng sinh viên nữ nhiều hơn sinh viên nam, kĩ năng mềm còn nhiều thiếuhụt và một số lượng lớn sinh viên còn chưa có cái nhìn sâu sắc về cơ hội cũng nhưnhững yêu cầu đặt ra trong điều kiện Cồng đồng Kinh tế ASEAN đã được kí kết Liệucác sinh viên khoa kế toán khi đang trên giảng đường có am hiểu và nhận thức đượcnhững cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập AEC? Việc thích ứng với sự hộinhập kinh tế liệu các bạn sinh viên đã có sự chuẩn bị về cả lí thuyết lẫn thực tiễn đểphục vụ cho công việc của mình? Làm thế nào để các bạn phát huy hết khả năng vàcạnh tranh với lao động khác trong khu vực? Thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này,nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định nghiên cứu: Ảnh hưởng của Cộng đồng Kinh tế
Trang 8ASEAN – AEC đến việc làm của sinh viên chuyên ngành kế toán Đại học Thươngmại.
1.2 Tình hình nghiên cứu
Đã có một số nghiên cứu về ASEAN, AFTA, nhưng về AEC thì đây là một vấn
đề mới và đặc biệt hơn là nghiên cứu về những ảnh hưởng tới việc làm thì chưa có đềtài nào nghiên cứu tổng thể Ở Việt Nam, chỉ có một số đề tài nghiên cứu về AEC liênquan tới các doanh nghiệp nói riêng và liên quan tới nền kinh tế Việt Nam nói chung.Một số quốc gia Đông Nam Á cũng nghiên cứu về AEC, tuy nhiên mục đích chính làxoay quanh các tác động của AEC đối với quốc gia họ và các chuẩn bị cần thiết củaquốc gia họ trước ngưỡng cửa AEC
1.3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của nhóm là sinh viên năm 3, 4 thuộc khoa kế toán của trường đạihọc Thương Mại
1.3.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và khả năng của sinh viên khoa kế toán trường ĐHTM trongtiến trình hội nhập của đất nước vào AEC
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu và ý nghĩa
1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đây là đề tài hoàn toàn mới,chưa có đề tài tương tự trong cả nước và muốn lấpđầy những khe hở của các đề tài khác có liên quan Nghiên cứu ảnh hưởng của Cộngđồng Kinh tế ASEAN – AEC đến việc làm của sinh viên chuyên ngành kế toán Đạihọc Thương mại Cụ thể là nghiên cứu này sẽ khám phá: Các hiệp định kinh tế củaAEC tác động như thế nào tới quyết định việc làm của sinh viên chuyên ngành kế toánĐại học Thương mại; mức độ tác động mạnh yếu như thế nào; yêu cầu đặt ra đối vớisinh viên chuyên ngành Kế toán trường Đại học Thương mại trong điều kiện Việt Namgia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC
1.4.2 Ý nghĩa
Đối với sinh viên
- Biết được những yếu tố nào ảnh hưởng đến mình trong công việc khi Việt Nam gia nhậpAEC
Trang 9- Xác định được mục tiêu học tập của mình, cần làm gì và nên làm gì trong thời kì hội nhậpkinh tế.
- Có cơ hội để thách thức bản thân, trau dồi khả năng của mình, được học hỏi và làm việctrong những môi trường năng động quốc tế, có thể được làm việc ở những quốc gia mà mìnhthích trong khu vực với mức lương thõa đáng
Đối với nhà trường
- Từ kết quả nghiên cứu giúp nhà trường có những cái nhìn tổng quan hơn về tình hình củasinh viên Thương Mại
- Biết được yếu tố nào mà sinh viên ngành kế toán bị ảnh hưởng và chi phối nhiều nhất đểđưa ra những tư vấn giúp ích cho sinh viên trong vấn đề việc làm
Đối với các doanh nghiệp
- Nhìn nhận về tình hình nguồn lao động trong tương lai một cách khách quan nhất để cónhững quyết định đúng đắn trong tuyển dụng
- Đưa ra những chính sách mới để phù hợp và thu hút nhân tài về công ty mình để không xảy
ra tình trạng chảy máu chất xám ra nước ngoài
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016
Phạm vi không gian: trong phạm vi trường đại học Thương Mại
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với việc sử dụng phần mềm SPSS đểphân tích đề tài
Sử dụng phương pháp đánh giá: dựa trên những số liệu và kết quả đã điều tra được để đưa rađánh giá một cách khái quát về những ảnh hưởng của việc gia nhập AEC đối với việc làmsinh viên khoa kế toán trường Đại học Thương mại
1.7 Kết cấu báo cáo
Ngoài các phần lời cảm ơn, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục thì kết cấu bài báocáo nghiên cứu khoa học gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Một số lí luận cơ bản về AEC và các chính sách của AEC
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của Cộng đồngKinh tế ASEAN – AEC đến việc làm của sinh viên chuyên ngành kế toán Đại họcThương mại
Chương 4: Kiến nghị giải pháp và kết luận
Trang 10CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ AEC VÀ CÁC CHÍNH SÁCH
CỦA AEC 2.1 Một số khái niêm cơ bản
2.1.1 Khái quát về AEC
Cộng đồng kinh tế ASEAN ( ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là một khốikinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31tháng 12 năm 2015, bao gồm các nước Brunay, Campuchia, Indonexia, Lào, Malaixia,Mianma, Philippin, Singapo, Thái Lan, Việt Nam AEC là một trong ba trụ cột quan trọngcủa Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020.Hai trụ cột còn lại là Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN Nói đến đặc tính của AEC, Kế hoạch Tổng thể mà ASEAN công bố vào tháng 1/2008 đãnhấn mạnh “AEC là mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế như đã được nhấn mạnh trongtầm nhìn ASEAN 2020, dựa trên sự hội tụ các lợi ích của các nước thành viên ASEAN nhằmlàm sâu sắc và mở rộng hội nhập kinh tế thông qua các sang kiến hiện có và những sáng kiếnmới với thời gian đã định “ (Trích hiện thực hóa cộng đồng kinh tế ASEAN 2013)
2.1.2 Mục tiêu thành lập AEC
Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung
Mục tiêu thị trường duy nhất của ASEAN trong việc tạo ra AEC có nhiều điểmtrùng hợp với EEC/EU nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định Điểm giống nhau của Thịtrường Duy nhất của ASEAN và EU là sự tự do di chuyển của 5 nhân tố hạt nhân (cókhác nhau về mức độ) là dòng hàng hóa tự do, dòng dịch vụ tự do, dòng đầu tư tự do,dòng vốn tự do và dòng di chuyển tự do của lao động có kỹ năng Với sự tự do dichuyển của các nhân tố nêu trên, thị trường duy nhất của ASEAN sẽ cho phép ngườitiêu dùng được tự do lựa chọn các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong khuvực cũng giống như hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ngay trên đất nước mình.Tương tự, dưới góc độ sản xuất, các nhà đầu tư có thể lựa chọn các sản phẩm hàng hóa
và dịch vụ đầu vào tại các thị trường trong nội bộ ASEAN với cùng một mức giá và cóthể tiến như đầu tư tại đất nước mình Hơn nữa, trong thị trường duy nhất của ASEAN,thị trường tài chính và thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn với sự tự do di chuyểnhơn của dòng vốn và lực lượng lao động có kĩ năng Tuy nhiên, thị trường duy nhấtcủa ASEAN vẫn còn ở trình độ liên kết và hội nhập thấp hơn nhiều so với EU ở nhữngđiểm chính, đó là: (i) không phải là một liên minh thuế quan; (ii) không có chính sách
Trang 11tài chính chung; (iii) không có chính sách tiền tệ chung (không có ngân hàng và đồngtiền chung) Ngoài ra, thị trường Châu Âu còn cho phép vốn di chuyển tự do, thịtrường lao động hoàn toàn tự do Đặc biệt là quá trình vận hành để đạt được sự dichuyển tự do của các nhân tố nêu trên chắc chắn còn có sự khác biệt giữa hai loại hìnhthể chế Trong đó, quá trình tự do hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư và đặc biệt là tự dohóa dòng vốn, lao động có kỹ năng của AEC chắc chắn khó có thể vận hành một cáchthông thoáng và trơn chu như trường hợp của EU do những hạn chế năng lực hội nhậptrong nội bộ khu vực cũng như của các quốc gia thành viên.
Một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh
Trong kế hoạch tổng thể AEC, một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh mà ASEAN đặt
ra là một trong bốn mục tiêu, nhiệm vụ mà khu vực cần phải hướng tới vào năm 2015 Giữa nội dung, mục tiêu tạo ra một thị trường và một cơ sở sản xuất thống nhất với nộidung xây dựng một khu vực có tính cạnh tranh cao có mối liên hệ qua lại hết sức khăng khít với nhau AEC sẽ thúc đẩy và nâng cao khả năng hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN về thương mại, đầu tư, phát triển sản xuất… Với đặc trưng của một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, AEC sẽ cho phép các nước thành viên và khu vực phân công lại lao động và sản xuất, qua đó phân phối và sử dụng nguồn lực cóhiệu quả hơn, giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động Đặc trưng, nội dung xây dựng một khu vực có tính cạnh tranh của AEC xuất phát từ những đặc điểm của môi trường quốc tế trong khu vực: (i) sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các nền kinh tếtrong khu vực với sự xuất hiện của hai cường quốc mới nổi là Trung Quốc và Ấn Độ Đặc điểm nổi trội trong môi trường kinh tế quốc tế mới của ASEAN trong những thập
kỷ gần đây là sự tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ của hai quốc gia này Cả hai đang thực sự trở thành những nước có sức ảnh hưởng và sức chi phối lớn về kinh
tế trong khu vực, cả thương mại, đầu tư và tài chính (ii) đặc điểm thứ hai của môi trường ASEAN có liên quan đến đặc điểm trên là sự thay đổi về điểm đến xuất khẩu của hầu hết các nước thành viên trong khoảng hơn một thập kỷ gần đây Trong đó, thương mại trong khu vực đã có bước chuyển đáng kể từ các nền kinh tế phát triển củathế giới tới các thị trường mới nổi trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc (iii) Đặc điểm thứ ba là mạng lưới sản xuất, nói đúng hơn, thương mại thông thường với các hàng thành phẩm trở thành động lực hội nhập của khu vực (iv) Xu hướng lớn thứ tư là
Trang 12các chính phủ, nhất là khu vực Châu Á đang chuyển sang các giải pháp khu vực và song phương (hơn là toàn cầu) để thực hiện các mục tiêu tiền tệ và thương mại quốc tế.
Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều
Đặc trưng thứ ba trong mô hình AEC mà các nước ASEAN đang hướng tới là xâydựng một khu vực phát triển kinh tế đồng đều Như trên đã nói, AEC dựa trên quátrình liên kết kinh tế giữa các nước thành viên với việc thực hiện các quá trình tự do dichuyển của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn, lao động có kỹ năng cũng như quá trình tạo
ra một khu vực có tính cạnh tranh cao Để có thể thực hiện hóa các mục tiêu trên củaAEC đòi hỏi phải có sự nổ lực rất lớn của cả khu vực và các nước thành viên nhằm thuhẹp khoảng cách phát triển Do đó, giữa đặc trưng, nội dung thứ ba với hai đặc trưngban đầu có mối quan hệ khăng khít với nhau Ở đây, một thị trường và cơ sở sản xuấtduy nhất sẽ là điều kiện, nền tảng để nâng cao năng lực sản xuất, tính hiệu quả của cácnước thành viên và toàn khu vực Thông qua đó, các nước thành viên chậm phát triển
có điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao thu nhập, thu hẹpchênh lệch phát triển với các nước thành viên cũ Hơn nữa, một AEC có tính cạnhtranh cao cũng hỗ trợ đắc lực cho các nước thành viên mới nâng cao năng lực cạnhtranh quốc gia, bắt kịp trình độ phát triển chung của khu vực Mặt khác, thu hẹpkhoảng cách phát triển là tiền đề để ASEAN có thể hiện thực hóa mục tiêu tạo ra mộtthị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, giúp cho các nước thành viên có thể liên kếtkinh tế sâu rộng và thụ hưởng một cách công bằng những thành quả mà hội nhập manglại Đồng thời, việc tạo ra một khu vực phát triển kinh tế đồng đều cũng chính là đãgóp phần tạo ra một khu vực có tính cạnh tranh cao Bởi vì, sự phát triển kinh tế đồngđều trong khu vực cũng có nghĩa sẽ góp phần nâng cao năng lực của khu vực nóichung và các nước thành viên nói riêng về sức mạnh kinh tế, thể chế hội nhập Xét trên
ý nghĩa đó, một khu vực phát triển kinh tế đồng đều vừa là mục tiêu, vừa là đặc trưngquan trọng mà AEC hướng tới
Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
Đặc trưng cũng là mục tiêu thứ 4 của AEC chính là xây dựng một cộng đồng mở và hồi nhập vào nền kinh tế toàn cầu Tính chất mở và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu cùng với ba đặc trưng đã nêu là những nhân tố góp phần hình thành AEC Cả 4 đặc trưng nêu trên có quan hệ bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau để AEC có thể vận hành theo đúng mục tiêu đã định
Trang 13Đặc điểm mục tiêu hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của AEC xuất phát từ các nhân
tố quan trọng sau: (i) trong quan hệ thương mại của các nước ASEAN, tỉ trọng buôn bán nội bộ khu vực vẫn còn ở mức thấp (khoảng 25%) trong khi các đối tác thương mại chủ yếu vẫn là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc Hơn nữa, khối lượng FDI mà ASEAN thu hút hàng năm vẫn chủ yếu đến từ các nền kinh tế phát triển và các nước như Hàn Quốc, Đài Loan Hơn nữa, các nước ASEAN 6 hay ASEAN 4 như
Campuchia và Việt Nam là những nước đều thực thi chính sách kinh tế mở: các chính sách thúc đẩy của ASEAN 6 trong suốt mấy thập kỷ qua cũng như quá trình hội nhập nhanh của hai nước ASEAN mới đã cho thấy thương mại trở thành một trong những động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế Gần đây hơn, những cải cách theo hướng mở của và hội nhập vào cộng đồng khu vực của Myanma cũng cho thấy xu thế hội nhập và mở cửa ngày càng trở thành xu thế chủ đạo trong ASEAN Do vậy, AEC chỉ có thể là một cộng đồng kinh tế mở và hội nhập (ii) Trong quá trình xây dựng AEC, mức độ, năng lực hội nhập của các nước không hoàn toàn giống nhau Điều này được thể hiện rõ nét trong việc thực thi các hiệp định hợp tác nhằm hướng tới AEC Tính chất khác biệt đó làm nảy sinh những công thức 2+X hay ASEAN –X và dẫn đếnxuất hiện hàng loạt những tầng nấc hợp tác khác nhau, từ song phương tới đa phương
Do đó, bản thân sự đa dạng về trình độ phát triển, tính chất của các nền kinh tế các nước thành viên ASEAN là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự hình thành tính chất mở của AEC (iii) Bản thân các nước thành viên khi tuyên ngôn thành lập cộng đồng ASEAN (AC) đều nêu lên tính chất mở của nó Theo đó, AC là một cộng đồng mở, hướng ra bên ngoài bằng cách mở rộng mối quan hệ về an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội với các đối tác trong khu vực và trên thế giới, trước hết là việc hướng tới xây dựng cộng đồng Đông Á Với những đặc tính của quá trình toàn cầu hóa và tùy thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh thì ASEAN phải tạo dựng cho mình thành một khu vực năng động, một chỗ đứng vững chắc trong chuỗi cung ứng toàn cầu Để có thể xây dựng AEC hội nhập thành công vào nền kinh tế toàncầu thì ASEAN phải thiết lập những nguyên tắc và quy định trong quan hệ đối ngoại.( Trích cộng đồng kinh tế ASEAN, nội dung và lộ trình 2009)
2.1.3 AFAS - Hiệp định khung của ASEAN về thương mại dịch vụ
Ngày 15 tháng 12 năm 1995, tại Bangkok Thái Lan, Chính phủ các quốc giaBrunei, Cộng hoà Indonesia, Malaysia, Cộng hoà Philippines, Cộng hoà Singapore,
Trang 14Vương quốc Thái Lan, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các Nước thành viênHiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đã ký kết Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ(AFAS).
AFAS được ký kết với mục đích thúc đẩy hợp tác trong nội bộ khu vực ASEANnhằm đảm bảo một khuôn khổ mậu dịch tự do cho thương mại dịch vụ, điều này sẽcủng cố và đẩy mạnh thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên ASEAN Đồngthời thể hiện mong muốn huy động các khu vực tư nhân trong quá trình thực hiện pháttriển kinh tế của các nước thành viên ASEAN nhằm cải thiện hiệu quả và nâng cao khảnăng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ của các nước
Các lĩnh vực và tiểu lĩnh vực dịch vụ mà ASEAN đã đạt được gồm có (Ban thư kíASEAN, ASEAN intergration in service, 2007):
+ Dịch vụ kinh doanh: Dịch vụ công nghệ thông tin, kế toán, kiểm toán, pháp lí, kiếntrúc, cơ khí, nghiên cứu và phát triển, các dịch vụ liên quan đến máy tính
+ Dịch vụ xây dựng: xây dựng các tòa nhà thương mại, cơ khí dân dụng, các dịch vụlắp đặt, cho thuê máy móc xây dựng
+ Dịch vụ phân phối: Dịch vụ môi giới hoa hồng, bán buôn và bán lẻ
+ Dịch vụ giáo dục: giáo dục cho người lớn, giáo dục cấp tiểu học và trung học
+ Dịch vụ môi trường: thoát nước, vệ sinh, giảm thiểu tiếng ồn, bảo vệ thiên nhiên vàthắng cảnh
+ Dịch vụ tài chính: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và môi giới chứng khoán, tàichính cho người tiêu dùng, tư vấn tài chính
+ Dich vụ y tế: dịch vụ bệnh viện, chữa răng, y tá, cấp cứu, chữa bệnh
+ Dịch vụ vận tải biển: chở khách và giao nhận quốc tế, lưu kho
+ Dịch vụ viễn thông: điện thoại di động, truyền dữ liệu, điện tín, e-mail
2.2 Ngành kế toán và cơ hội khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế AEC 2.2.1 Ngành kế toán
Kế toán là một nghề đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế Từquản lý ở phạm vi nhỏ (ở từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp) cho tới quản lý ở phạm
vi lớn hơn (toàn bộ nền kinh tế quốc dân) đều cần đến kế toán
Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình
hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức: một doanh nghiệp, một cơ quan nhànước, một cửa hàng tư nhân
Trang 152.2.2 Cơ hội khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế AEC
Để tạo điều kiện cho lao động lành nghề di chuyển trong khu vực, từ đó thúc đẩyhoạt động đầu tư và thương mại, các nước ASEAN đã ký kết cácThoả thuận công nhậnlẫn nhau (MRAs - Mutual Recognition Agreement), theo đó cho phép chứng chỉ củalao động lành nghề được cấp bởi các cơ quan chức năng tương ứng tại một quốc gia sẽđược thừa nhận bởi các nước thành viên khác trong khu vực Đến nay, ASEAN đã kýkết 7 MRAs đối với lao động trong đó có lĩnh vựckế toán Có nghĩa là, sau khi Cộngđồng kinh tế ASEAN chính thức có hiệu lực, nhân sự ngành này có thể tự do dichuyển giữa các nước ASEAN Điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên chuyênngành kế toán cũng như những nhân viên theo ngành này được lựa chọn một môitrường làm việc phù hợp với bản thân
Trang 16CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN – AEC ĐẾN VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu lớn Điềuchỉnh bảng hỏi, phát phiếu đến các ứng viên sau đó thu thập dữ liệu
3.1.1 Môi trường làm việc
Với mức độ ảnh hưởng từ 1-5; với 1-hoàn toàn không ảnh hưởng; 5-hoàn toàn ảnhhưởng
Trong nhóm nhân tố môi trường làm việc gồm các biến quan sát như sau: Môi trườnglàm việc quốc tế năng động; Đồng nghiệp tới từ nhiều quốc gia trong ASEAN;Nguyên tắc nội dung đa dạng, phong phú; Điều kiện làm việc tại các nước ASEANthuận lợi Tất cả các biến quan sát đều dùng thang đo 5 điểm
3.1.2 Tiền lương
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-5; với 1-hoàn toàn không ảnh hưởng; 5-hoàntoàn ảnh hưởng
Trong nhóm nhân tố tiền lương gồm các biến quan sát như sau:
Mức lương, thưởng ở các nước trong khu vực cao; Chính sách tiền lương minh bạch,
rõ ràng; Được hưởng theo đúng năng lực và sự đóng góp
3.1.3 Cơ hội phát triển nghề nghiệp
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-5; với 1-hoàn toàn không ảnh hưởng; 5-hoàntoàn ảnh hưởng
Trong nhóm nhân tố cơ hội phát triển nghề nghiệp gồm các biến quan sát như sau:Làm việc ở các nước ASEAN có cơ hội nâng cao trình độ bản thân; Làm việc ở cácnước ASEAN mở rộng thêm các mối quan hệ
3.1.4 Năng lực bản thân
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-5; với 1-hoàn toàn không ảnh hưởng; 5-hoàntoàn ảnh hưởng
Trong nhóm nhân tố năng lực bản thân gồm các biến quan sát như sau:
Làm việc ở các nước ASEAN có cơ hội cống hiến, phát huy tài năng; Các nước trongkhu vực đề cao năng lực của nhân viên; Làm việc ở các nước ASEAN có thể vận dụngtốt những kiến thức, kĩ năng đã học
Trang 173.1.5 Nhu cầu xã hội
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-5; với 1-hoàn toàn không ảnh hưởng; 5-hoàntoàn ảnh hưởng
Trong nhóm nhu cầu xã hội gồm các biến quan sát như sau: Cần nắm chắc kiến thứcchuyên ngành kế toán; Cầu về lao động ngành kế toán kiểm toán trong khu vực lớn
3.1.6 Sở thích
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-5; với 1-hoàn toàn không ảnh hưởng; 5-hoàntoàn ảnh hưởng
Trong nhóm sở thích gồm các biến quan sát như sau:
Được làm việc ở nước ngoài; Dễ dàng tìm kiếm việc làm đúng chuyên môn trong khuvực ASEAN; Có cơ hội hòa nhập với các nước trong khu vực
3.1.7 Trình độ chuyên môn
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-5; với 1-hoàn toàn không ảnh hưởng; 5-hoàntoàn ảnh hưởng
Trong nhóm nhân tố trình độ chuyên môn gồm các biến quan sát như sau:
Cần nắm chắc kiến thức chuyên ngành kế toán; Phải có chứng chỉ kiểm toán viên quốctế; Phải có kinh nghiệm làm việc
3.1.8 Kỹ năng
Với mức độ quan trọng tăng dần từ 1-5; với 1-hoàn toàn không ảnh hưởng; 5-hoàntoàn ảnh hưởng
Trong nhóm nhân tố kĩ năng gồm các biến quan sát như sau: Trình độ ngoại ngữ;
Kỹ năng về tin học văn phòng; Khả năng giao tiếp và làm việc nhóm
3.2 Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu.
Nhóm chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên phi xác suất thuận tiện để chọn vàotổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể với các khả năng đều như nhau theo ýđịnh chủ quan của nhóm
3.2.2 Kích cỡ mẫu.
Nhóm lấy mẫu tuân thủ theo công thức:
Kích cơ mẫu ≥ n*5 + 50 (n: số biến quan sát)
(Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) )
Trang 18Nhóm điều tra 250 bản hỏi trong đó có 221 bản hỏi hợp lệ, sau khi thu thập xongnhóm nghiên cứu tiến hành nhập liệu vào Excel sau đó tiến hành phân tích dữ liệubằng phần mềm SPSS.
3.2.3 Phân bổ mẫu nghiên cứu
Trong số 221 sinh viên được nhóm nghiên cứu điều tra có 63 sinh viên là nam chiếm28,5% và 158 sinh viên là nữ chiếm 71,5% Điều này cũng rất hợp lý bởi do đặc trưngcủa trường Thương Mại số sinh viên nữ nhiều hơn số sinh viên nam Và trong 221 sinhviên đó có 167 sinh viên năm 3 chiếm 75.6% và 54 sinh viên năm 4 chiếm 24.4% Vớiviệc nghiên cứu đề tài này thì nhóm nghiên cứu chỉ điều tra những sinh viên năm 3 vànăm 4 do đặc thù của những đối tượng này là những đối tượng sắp tốt nghiệp ra trường
do đó mà sẽ quan tâm nhiều hơn tới việc làm và các ảnh hưởng của môi trường cònnhững sinh viên năm nhất và năm hai thì tâm lý vẫn con ham chơi chưa quan tâmnhiều đến vấn đề này
3.3 Kết quả nghiên cứu
Trang 19Nam Nữ
Dựa vào kết quả phân tích ta có thể nhận thấy rằng mẫu điều tra có số lượng sinh viênnam chiếm 28,5 %, nữ chiếm 71,5 % Điều này có được là do đặc thù trường ĐHThương Mại có số sinh viên nữ nhiều hơn rất nhiều so với sinh viên nam và tính ngẫunhiên trong việc điều tra
Trang 20Năm 3 Năm 4
Trong mẫu này, do nhóm chỉ điều tra sinh viên năm 3 và năm 4 của trường ĐHThương Mại Số lượng sinh viên năm thứ 3 chiếm 75,6 %, năm thứ 4 chiếm 24,4%,năm thứ 1 và năm thứ 2 chiếm 0%
Về các khóa học đang theo học
Bảng 3.3 Các khóa học sinh viên đang theo học
Tần suất Phần trăm Phần trăm giá
trị Phần trăm tichlũy