Trong các hình thức sinh hoạt ca hát dân gian, hát đố đóng vai trò như một thành phần không thể thiếu nhằm để người tham gia bộc lộ tài năng, trí tuệ, bản lĩnh, sự thông minh, khéo léo c
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 3L ỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các đơn vị và cá nhân
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với cô Nguyễn Thị Ngọc Điệp, người đã hết lòng
chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn Xin gởi lời tri ân chân thành đến cô
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý Thầy, Cô trong Khoa Ngữ Văn của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Cũng chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Thư viện Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè, người thân cùng các đồng nghiệp đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ của mình Chân thành biết ơn
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2013
Phạm Thị Chúc Liên
Trang 4M ỤC LỤC
L ỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
M Ở ĐẦU 4
1 Lí do ch ọn đề tài 4
2 L ịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4 M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của luận văn 10
7 C ấu trúc của luận văn 10
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT 12
1.1 Gi ới thiệu chung về câu đố dân gian người Việt 12
1.1.1 Khái niệm câu đố 12
1.1.2 Diễn xướng của câu đố dân gian người Việt 13
1.1.3 Xác định câu đố và câu đố dân gian người Việt 16
1.1.4 Tình hình tư liệu câu đố dân gian người Việt 17
1.2 Gi ới thiệu chung về hát đố dân gian người Việt 18
1.2.1 Khái niệm hát đố 18
1.2.2 Diễn xướng của hát đố dân gian người Việt 20
1.2.3 Xác định hát đố dân gian người Việt 23
1.2.4 Tình hình tư liệu hát đố dân gian người Việt 25
1.3 Đôi nét về mối quan hệ giữa các thể loại trong văn học dân gian 26
1.3.1 Cơ sở của mối quan hệ 26
1.3.2 Biểu hiện của các mối quan hệ 27
1.3.3 Vai trò, giá trị của các mối quan hệ 28
CHƯƠNG 2: SO SÁNH CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT TRÊN BÌNH DI ỆN NỘI DUNG 31
2.1 M ục đích và chức năng đố 31
2.1.1 Mục đích đố 31
2.1.2 Chức năng đố 33
2.2 Th ế giới vật đố và thế giới liên tưởng từ vật đố 37
ế giới vật đố 37
Trang 52.2.2 Thế giới liên tưởng từ vật đố 44
2.2.3 Sự tương ứng về đối tượng trong lời xướng và lời giải 48
CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT TRÊN BÌNH DI ỆN NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ 54
3.1 So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt dưới góc nhìn ngữ dụng 54
3.1.1 Khái quát về lý thuyết ngữ dụng 54
3.1.2 Ngữ dụng trong vấn đề so sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt 57
3.2 So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt dưới góc nhìn tu từ 86
3.2.1 Khái quát về lý thuyết của tu từ học 86
3.2.2 Tu từ trong vấn đề so sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt 88
3.3 M ột số câu đố và hát đố có nội dung và hình thức giống nhau 95
3.3.1 Những văn bản thuộc hai thể loại giống nhau hoàn toàn 96
3.3.2 Những văn bản thuộc hai thể loại giống nhau ở lời đố 97
K ẾT LUẬN 100
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 105
PH Ụ LỤC 114
Trang 6M Ở ĐẦU
1 Lí do ch ọn đề tài
Câu đố - một thể loại đặc sắc của văn học dân gian mà hầu như mỗi chúng ta đều được tiếp xúc và hấp thụ ngay từ thuở ấu thơ Thế giới của câu đố muôn hình muôn vẻ như chính cuộc sống của con người vậy, bởi kho tàng câu đố lớn dần theo năm tháng Nó dồn nén trong
đó vô vàn những tri thức độc đáo và mở ra cho nhân loại nhiều điều thú vị khi tiếp xúc Câu đố không những góp phần bồi dưỡng về mặt nhận thức một cách có hiệu quả mà còn giúp con người phát triển trí thông minh và khả năng phán đoán Bản thân của câu đố còn là nơi hội tụ của những ý nghĩa nhân sinh, của sự hòa nhập giữa các cộng đồng người với mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, việc sưu tầm cũng như nghiên cứu về câu đố
so với các thể loại dân gian khác như: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao - dân ca, tục ngữ, ít được chú ý bằng Vì vậy, cần phải có thêm nhiều công trình nghiên cứu nhìn nhận về các vấn đề liên quan đến câu đố
Về hát đố, đã có không ít công trình nghiên cứu trong những thập kỉ qua Trong các hình thức sinh hoạt ca hát dân gian, hát đố đóng vai trò như một thành phần không thể thiếu nhằm
để người tham gia bộc lộ tài năng, trí tuệ, bản lĩnh, sự thông minh, khéo léo của bản thân Bên cạnh đó, hát đố còn là nơi bộc bạch những tâm tư tình cảm hết sức chân thành nhưng đầy hóm hỉnh của các chàng trai, cô gái trong buổi đầu trao duyên Có thể nói, hát đố đã góp phần làm nên những nét đặc sắc, hấp dẫn, thú vị cho sinh hoạt ca hát dân gian Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, việc giữ gìn và phát huy vai trò của các hình thức sinh hoạt ca hát dân gian như hát
đố là một hành động thiết thực trên tinh thần bảo tồn văn hóa phi vật thể
Với nhiều ngành khoa học, so sánh, đối chiếu là thao tác nghiên cứu khá quen thuộc Thậm chí có những ngành khoa học nếu không thực hiện thao tác so sánh, đối chiếu sẽ khó có thể giải quyết triệt để vấn đề được đặt ra Nghiên cứu văn học dân gian là một trong những trường hợp đó So sánh, đối chiếu trong văn học dân gian nhằm khai thác, lí giải những điểm tương đồng, dị biệt và tác động, ảnh hưởng qua lại của các thể loại trong quá trình phát triển Đây cũng là hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học về văn hóa dân gian (folklore) quan tâm trong thời gian qua
Kế thừa, tiếp thu những thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu văn học dân gian đi
trước và từ những vấn đề đặt ra trong thể loại câu đố, hát đố, người viết chọn đề tài: "So sánh
câu đố và hát đố dân gian người Việt" để nghiên cứu Luận văn mong muốn nêu bật những
Trang 7bản chất, đặc trưng của từng thể loại dưới góc nhìn so sánh Qua đó, công trình góp phần làm phong phú hơn hướng tiếp cận câu đố cũng như hát đố dân gian người Việt Đồng thời, luận văn cũng góp phần nhỏ cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường
2 L ịch sử nghiên cứu vấn đề
"So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt" là một đề tài khá mới mẻ Trong lịch sử
nghiên cứu về hai thể loại riêng biệt: câu đố và hát đố, đã có nhiều công trình nghiên cứu 2.1 Về câu đố
Dựa vào nội dung và cách thức thể hiện, các công trình nghiên cứu câu đố có thể chia thành hai dạng chính: dạng một, chuyên sưu tầm và giảng giải; dạng hai, chuyên sâu nghiên cứu về các đặc tính bản chất
Ở dạng một, luận văn tìm hiểu một số công trình được nhiều nhà nghiên cứu chú ý, như: Câu đố Việt Nam của Ninh Viết Giao được ấn hành năm 1958 và tái bản năm 2002, là
công trình cung cấp những câu đố hay, có giá trị cho việc nghiên cứu và tìm hiểu thể loại này
Một công trình nữa cũng mang tên Câu đố Việt Nam xuất bản năm 1999 của Nguyễn Văn
Trung được đánh giá cao trong số các công trình nghiên cứu về thể loại câu đố Nội dung cuốn sách được chia thành hai phần: phần I, giới thiệu một số lối nhìn về câu đố, cung cấp cho người đọc những hiểu biết "sơ khởi" về thể loại; phần II, sưu tầm, phân loại câu đố sắp xếp theo từng đối tượng Bên cạnh đó, sự chú thích, giảng giải chi tiết về các đối tượng nằm ở cuối sách nhấn mạnh niềm say mê và sự tỉ mỉ trong nghiên cứu đối tượng câu đố của tác giả Công trình này đánh dấu sự quan tâm sâu sắc về thể loại câu đố của các nhà nghiên cứu Nó trở thành một trong những quyển sách hàng đầu mà người đọc, nghiên cứu tìm đến khi muốn tiếp xúc với thể loại câu đố Việt Nam
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã biên soạn và giới thiệu Tổng tập văn học dân gian người Việt - tập 3: câu đố ấn hành năm 2005 Đây là công trình tập hợp khá qui mô về số
lượng văn bản câu đố dân gian của người Kinh Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu đã dành mười trang đầu tiên trong quyển sách để khái quát những luận điểm cốt yếu về thể loại Công trình đã góp phần khu biệt câu đố và các hình thức sinh hoạt đố dân gian khác Và nó cũng khẳng định thêm sự phong phú của câu đố với số lượng văn bản khá đồ sộ Quyển sách đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu đối tượng câu đố
Năm 2011, trong quyển Câu đố người Việt của Triều Nguyên do Nxb (nhà xuất bản) Lao động ấn hành là một sự minh chứng những luận điểm được nêu lên trong quyển Tìm hiểu về câu đố người Việt (2010) mà tác giả nghiên cứu trước đó
Trang 8Những công trình trên góp phần làm giàu thêm vốn hiểu biết về câu đố dân gian Chúng
là nguồn tư liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến thể loại
Ở dạng hai, chúng là những công trình nghiên cứu về các đặc tính bản chất của câu đố dân gian Đó là những phần nghiên cứu thuộc các chương, mục, như: mục "câu đố" của Chu
Xuân Diên trong Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh chủ biên ấn hành năm 1998; hay mục "câu đố" trong quyển Văn học dân gian Việt Nam do Lê Chí Quế chủ biên năm 2004
Cả hai nội dung nghiên cứu trên đều đi vào những khía cạnh đặc trưng của thể loại
Quyển Tìm hiểu về câu đố người Việt (2010) thì nghiên cứu sâu hơn về câu đố Tác phẩm
đã trình bày một cách hệ thống các vấn đề về lý thuyết thể loại câu đố của người Việt, thể hiện
bản chất đặc trưng của câu đố qua sự đối sánh với các thể loại khác có liên quan, đây là một
công trình nghiên cứu khá công phu về thể loại câu đố
Đồng thời, công trình nghiên cứu về những đặc điểm của câu đố còn được trình bày trên
các tạp chí, kỷ yếu của các trường đại học, như các bài : "Câu đố và tư duy nghệ thuật" của Hồ
Quốc Hùng, in trong Kỷ yếu Văn học và Ngôn ngữ khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm
Tp Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh), năm 1995; "Nói lái trong câu đố tiếng Việt" của
Đỗ Thành Dương in trên Ngôn ngữ và đời sống, số 9, 2004; "Đố chơi dân gian trong thời đại công nghiệp" của Hoàng Văn Bào in trên tạp chí Nguồn sáng dân gian, 2008; Ở dạng này
các nhà nghiên cứu đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể và lí giải cặn kẽ từng nội dung một về thể loại câu đố
Ở đây còn có các công trình là luận văn, luận án, như: "Câu đố Việt Nam - Mấy vấn đề
ngôn ngữ học" của Bùi Xuân Thụy An, luận văn tốt nghiệp năm 1999, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh; "Một số phương thức chơi chữ trong câu đố tiếng Việt", Luận văn
Thạc sĩ Ngôn ngữ học của Đỗ Thành Dương năm 2006, Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh; "Câu đố dân gian người Việt dưới góc nhìn ngữ dụng học" Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ
học của Bùi Thị Thu Huyền năm 2009, Trường Đại học Thái Nguyên
2.2 Về hát đố
Tương tự như nghiên cứu về câu đố, hát đố cũng được tìm hiểu ở hai dạng chính:
Dạng một, những công trình thiên về sưu tầm văn bản hát đố, nổi bật như: Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long của Trường Đại học Cần Thơ do Nxb Giáo dục, Hà Nội ấn hành năm 1997; Hò đối đáp Thừa Thiên Huế của Triều Nguyên ấn hành năm 2000 tại Nxb Thuận Hóa; Hát ví phường vải của Ninh Viết Giao xuất bản năm 2002; Cao dao, Hò, Vè Vĩnh Long công trình của Nguyễn Chiến Thắng năm 2005 Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh ấn
Trang 9hành; Những công trình trên mang dấu ấn địa phương rất rõ rệt Trong đó, văn bản hát đố được sưu tầm dưới hai hình thức thể hiện: hát đố là một chặng trong cuộc hát và hát đố được thể hiện ở những trường hợp hát lẻ
Viện Nghiên cứu Văn học năm 2007 đã xuất bản Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập IV, quyển 2: Dân ca Công trình là một tập hợp công phu khá nhiều văn bản hát đố trong
các hình thức sinh hoạt dân gian Sách cung cấp cho người đọc một số lượng lớn các văn bản của nhiều loại hình hò, hát dân gian tiêu biểu của Việt Nam, trong đó có hát đố
Gần đây, Hát đố và hát đối trong sinh hoạt hò hát dân gian người Việt của tác giả Triều
Nguyên được ấn hành năm 2012 bởi Nxb Thuận Hóa Quyển sách không chỉ cung cấp một số lượng đáng kể các văn bản hát đố dân gian mà còn đi vào phân tích một số đặc điểm cơ bản của thể loại, như: xác định, phân loại hát đố với các thể loại khác,
Dạng hai, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm của thể loại hát đố, tiêu biểu như bài "Cấu trúc lời hát đố, hát đối trong hát phường vải" của Ngô Văn Cảnh năm
2002 trên tạp chí Ngôn ngữ số 1 Bài viết đã vận dụng cách tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn ngữ dụng, cụ thể là hội thoại và lập luận Cả hai yếu tố trên đã làm nổi bật mục đích cốt yếu mà hát
đố, hát đối hướng đến Và từ bài viết gợi lên một vài đặc điểm riêng biệt của sinh hoạt hát đố
và hát đối qua thao tác so sánh Qua sự phân tách hết sức tỉ mỉ, bài viết góp phần không nhỏ
trong việc gợi mở hướng tiếp cận thể loại hát đố dân gian Tương tự, Các vai giao tiếp và giới tính trong hát phường vải Nghệ Tĩnh của Nguyễn Thị Mai Hoa in trên tạp chí Ngôn ngữ và
Đời sống, số 7, 2008 cũng từng có hướng nhìn hát đố dưới góc độ ngữ dụng
So với thể loại câu đố, hát đố có số lượng công trình sưu tầm cũng như nghiên cứu sâu vào đặc điểm khiêm tốn hơn nhiều Tuy nhiên, tất cả những công trình trên về hát đố là nguồn
tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu thể loại
2.3 Về vấn đề so sánh câu đố và hát đố dân gian
So sánh câu đố và hát đố dân gian là một vấn đề còn nhiều bỏ ngỏ Nhưng đã có không ít
nhà nghiên cứu quan tâm đến nó Trong Câu đố Việt Nam (1999) của Nguyễn Văn Trung, tác
giả cho hát đố là một tiểu loại thuộc dân ca Tuy chỉ là một mục nhỏ về hát đố được trình bày trong công trình nghiên cứu thể loại câu đố nhưng cũng đã thể hiện ít nhiều mối quan hệ giữa hai đối tượng
Chu Xuân Diên cũng đã từng nhắc đến hát đố ở mục "Câu đố" trong Văn học dân gian Việt Nam do Đinh Gia Khánh chủ biên, Nxb Giáo dục Hà Nội ấn hành năm 1998 Trong công
trình, hát đố được xem như một thành phần của thể loại câu đố
Trang 10Tiếp đến là những luận điểm về câu đố và hát đố được Lê Chí Quế nêu trong công trình
Văn học dân gian Việt Nam (2004) do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành Xét đến mối
quan hệ giữa câu đố và hát đố dân gian, Lê Chí Quế cho rằng: hát đố là kết quả sự vận động và
phát triển của thể loại câu đố Vì chỉ là một nội dung nhỏ nên Lê Chí Quế chỉ dừng lại ở một vài chi tiết dễ nhận thấy nhất khi đối chiếu giữa hai đối tượng Nhưng những luận điểm mà nhà nghiên cứu nêu lên có một giá trị rất lớn trong việc xác định biên giới, cũng như mối quan
hệ giữa các thể loại với nhau trong văn học dân gian
Còn với bài viết Mối quan hệ giữa câu đố và ca dao dân ca của Triều Nguyên in trên tạp
chí Nguồn sáng Dân gian, số 2, năm 2006, tác giả đã chứng minh hát đố có những mối quan hệ nhất định với câu đố Nó là điểm chung của câu đố và ca dao dân ca Bài viết được chính tác
giả giới thiệu lại trong công trình Tìm hiểu về câu đố người Việt (2010) với nội dung phân biệt
câu đố với các thể loại dân gian khác
Năm 2012, Triều Nguyên đã thực hiện công việc so sánh câu đố và hát đố trong Hát đố
và hát đối trong sinh hoạt hò hát dân gian người Việt Đó là những phác họa khái quát về
những nét tương đồng và khác biệt của hai thể loại dựa trên nội dung và hình thức thể hiện Từ
đó, Triều Nguyên đi vào lí giải sự giống và khác của hai thể loại Tuy vấn đề này chưa được lí
giải cụ thể nhưng những nội dung trình bày trong mục So sánh giữa hát đố và câu đố đã tạo
thêm nhiều động lực, hứng thú cho chúng tôi trong việc thực hiện đề tài: So sánh câu đố và
hát đố dân gian người Việt
Vấn đề so sánh câu đố và hát đố vẫn còn nhiều khía cạnh cần được tìm hiểu một cách hệ thống, cụ thể hơn Bởi, những công trình nêu trên đa phần chỉ nhằm khơi gợi tính vấn đề của
đề tài, chưa tìm hiểu cặn kẽ Chính vì vậy, đề tài So sánh câu đố và hát đố dân gian người
Việt sẽ góp phần nhỏ, bổ sung những vấn đề mà các nhà nghiên cứu đi trước chưa thể hiện
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về hai thể loại, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu và lí giải một cách có hệ thống hơn các vấn đề đặt ra của đề tài Từ đó, công trình làm nổi bật những đặc điểm bản chất của mỗi thể loại và phân định từng đối tượng cụ thể Luận văn cũng góp phần làm rõ sự tương tác qua lại giữa các thể loại trong quá trình vận động và phát triển của văn học dân gian Đó là những vấn đề chính mà công trình sẽ thể hiện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Từ những vấn đề đã đặt ra, khi thực hiện đề tài này, người nghiên cứu chỉ đi sâu vào khảo sát câu đố và hát đố dân gian của người Việt, không khảo sát ở các dân tộc khác Và với đề tài này, luận văn dựa trên nguồn tư liệu khảo sát chính bao gồm một số công trình tiêu biểu như
Trang 11sau:
Về câu đố, có:
- Câu đố Việt Nam (tái bản có bổ sung) - Nguyễn Văn Trung - Nxb TP Hồ Chí Minh,
1999
- Câu đố Việt Nam - Ninh Viết Giao (sưu tầm và biên soạn) - Nxb Văn hóa Thông tin,
Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2002
- Tổng tập Văn học dân gian người Việt (tập 3: Câu đố) - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
- Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005
- Câu đố người Việt - Triều Nguyên - Nxb Lao động, Hà Nội, 2011
Còn về hát đố, có:
- Hát phường vải - dân ca Nghệ Tĩnh - Ninh Viết Giao - Nxb Văn hóa Thông tin và Trung
tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2002
- Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập IV (quyển 2: Dân ca) - Khoa học Xã hội và
Nhân văn quốc gia, Viện Văn học - Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007
- Hát đố và hát đối trong sinh hoạt hò hát dân gian người Việt của Triều Nguyên - Nxb
Thuận Hóa, 2012
Bên cạnh đó, luận văn còn tham khảo một số tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
4 M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài: "So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt", luận văn tìm hiểu những
vấn đề cụ thể sau:
- So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt trên bình diện nội dung Cụ thể là đi vào tìm hiểu mục đích, chức năng, thế giới vật đố và thế giới liên tưởng từ vật đố của cả hai thể loại
- So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt trên bình diện hình thức nghệ thuật ngôn
từ, từ hai góc nhìn: ngữ dụng và tu từ
Qua đó, hiểu rõ thêm về: bản chất, đặc trưng thể loại của câu đố, hát đố; sự giao thoa giữa các thể loại trong văn học dân gian; sự vận động của các thể loại trong đời sống dân gian; sự thông minh, tài hoa, yêu nghệ thuật, của con người Việt; bản sắc văn hóa Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, để đạt hiệu quả như mong muốn, công trình vận dụng những phương pháp cụ thể sau:
Trang 12- Phương pháp thống kê, phân loại: Thống kê nhằm xác định tư liệu nghiên cứu; phân loại giúp phân định rạch ròi các đối tượng Vận dụng phương pháp này, luận văn tạo lập nên
cứ liệu nghiên cứu ban đầu về câu đố và hát đố, làm cơ sở để đi vào nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp được vận dụng vào các nội dung của luận văn
Miêu tả những đặc điểm về nội dung, hình thức nghệ thuật của câu đố và hát đố Miêu tả ngữ liệu để rút ra những nhận xét, kết luận về các vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Từ việc hình thành nên các cứ liệu cụ thể phục vụ
nghiên cứu, tác giả so sánh, đối chiếu giữa những câu đố và hát đố để làm nổi bật vấn đề nêu
ở Chương 2 và Chương 3
- Phương pháp phân tích ngữ dụng: Phương pháp này được luận văn vận dụng vào
Chương 3 nhằm làm nổi bật vấn đề so sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt dưới góc nhìn ngữ dụng
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp sử dụng ở nhiều nội dung trong
luận văn Phương pháp phân tích góp phần chia nhỏ vấn đề để tìm hiểu và lí giải một cách sâu
sắc hơn Sau đó, phương pháp tổng hợp giúp khái quát lại các vấn đề đã được tìm hiểu chi tiết
- Ph ương pháp nghiên cứu liên ngành: Trong quá trình tìm hiểu về câu đố và hát đố với
những mối quan hệ cụ thể, chúng tôi kế thừa những thành tựu về: nhân học, xã hội học, văn hóa học, ngôn ngữ học, âm nhạc… để lý giải các vấn đề khi cần thiết
6 Đóng góp của luận văn
Với những vấn đề đặt ra ở đề tài: So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt, chúng
tôi sẽ phân tích, lí giải những nội dung chính sau:
- Sự giống nhau, khác nhau và sự tương tác, biến đổi giữa câu đố và hát đố xét trên bình diện nội dung
- Sự giống nhau, khác nhau và sự tương tác, biến đổi giữa câu đố và hát đố xét trên bình diện nghệ thuật
Qua đó, hiểu thêm về những đặc trưng thể loại; đời sống sinh động, phong phú của các tác phẩm và thể loại trong môi trường sinh hoạt dân gian Người viết cũng cố gắng làm rõ thêm sự tương tác thể loại trong văn học dân gian; những nét đặc sắc trong tư duy, tâm hồn con người Việt Nam và bản sắc văn hoá Việt,
7 C ấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Trang 13Chương 1: Những vấn đề chung về câu đố và hát đố dân gian người Việt
Chương 2: So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt trên bình diện nội dung
Chương 3: So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt trên bình diện nghệ thuật ngôn
từ
Ngoài ra, luận văn còn có phần Phụ lục, gồm 173 trang bao gồm những câu đố và hát đố được sắp xếp theo từng khía cạnh trong nghiên cứu so sánh hai thể loại Phụ lục này góp phần làm sáng tỏ vấn đề mà đề tài nghiên cứu đặt ra
Trang 14CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ
DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT 1.1 Gi ới thiệu chung về câu đố dân gian người Việt
1.1.1 Khái ni ệm câu đố
Câu đố xuất hiện khá sớm trong lịch sử văn học nhân loại, là một bộ phận không thể thiếu trong các nền văn học Từ các tài liệu cổ xưa nhất của loài người, chúng ta đã tìm thấy câu đố trong các huyền thoại, truyện cổ tích…
Trong lịch sử nghiên cứu câu đố, có nhiều cách định nghĩa nhằm khu biệt giá trị và khẳng định câu đố là một thể loại văn học dân gian, một thành tố của folklore ngôn từ Chẳng hạn theo Aristot thì: câu đố là "một kiểu ẩn dụ hay" và cái hay đặc biệt của câu đố là ở chỗ "trong khi nói về cái tồn tại thực tế, câu đố cũng đồng thời kết hợp cả với cái hoàn toàn không thể có được" [64, 244] Còn với chuyên gia về câu đố dân gian người Phần Lan Annikki Kaivola–
Bregenhoj thì khẳng định: "Câu đố là một thể loại của truyền thống truyền miệng phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa" [53, 662]Là một thể loại truyền miệng dân gian nên câu đố dù có ở khắp mọi nơi trên Trái đất này nhưng vẫn mang nét văn hóa của mỗi dân tộc
Ở Việt Nam, cũng đã xuất hiện khá nhiều cách định nghĩa khác nhau về thể loại câu đố
Từ điển thuật ngữ văn học (2007) định nghĩa về câu đố như sau: "Một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh đặc điểm của sự vật, hiện tượng bằng phương pháp giấu tên và nghệ thuật chuyển hóa gây nhiễu (chuyển vật nọ thành vật kia) được nhân dân dùng trong sinh hoạt tập thể để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và mua vui, giải trí."[43,
48] Định nghĩa trên dựa vào nội dung phản ánh và phương thức tạo lập của câu đố, cũng như tính truyền miệng của thể loại
Chu Xuân Diên thì cho rằng: "Câu đố là một loại sáng tác phản ánh các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch, nói một đằng hiểu một nẻo" [64, 257] Với
Triều Nguyên: "Câu đố là một thể loại của văn học dân gian, gồm 2 bộ phận: bộ phận lời đố
và bộ phận lời giải (vật đố), lời đố bằng văn vần nhằm miêu tả vật đố một cách xác thực hợp
lẽ nhưng làm cho lạ hóa để khó đoán nhận lời giải nêu tên vật đố, là những sự vật hiện tượng
có tính chất khái quát phổ biến ai cũng từng hay, từng biết." [83, 89]
Tuy có nhiều định nghĩa về câu đố nhưng tất cả đều nêu lên những đặc điểm nổi bật của thể loại Về nội dung, câu đố là một thể loại phản ánh các sự vật hiện tượng khách quan
Nó có xu hướng nêu lên những đặc điểm, chi tiết riêng của mỗi sự vật, sự việc, hiện tượng
Trang 15khác nhau Nội dung phản ánh của câu đố luôn gắn liền với hiện thực cuộc sống, những điều mắt thấy tai nghe, những thứ gần gũi với đời thường,… Về hình thức, câu đố được trình bày một cách ngắn gọn và phản ánh sự vật hiện tượng theo phương pháp nói chệch, giấu tên, gây nhiễu nhằm đánh tráo khái niệm "định danh" làm cho người giải phải nhọc nhằn trong việc nêu lên vật đố chính xác Những phương pháp phản ánh khác nhau như: nói chệch, giấu tên, gây nhiễu… buộc người giải phải vận dụng óc phán đoán, suy luận và cả sự hiểu biết đời sống của bản thân để giải đố
Sinh hoạt câu đố là một hoạt động giao tiếp giữa những cá thể tham gia Vì vậy, yêu cầu trong diễn xướng phải có ít nhất hai người để đáp ứng được mô hình hỏi – đáp (nghĩa là phải
có một người hỏi, một người trả lời)
Tùy theo từng khía cạnh, điểm nhìn khác nhau mà mỗi tác giả diễn đạt thành những định nghĩa khác nhau về thể loại câu đố Song, những định nghĩa trên đã nêu lên được những nét riêng biệt của câu đố, nhằm khu biệt câu đố với các thể loại dân gian khác
1.1.2 Di ễn xướng của câu đố dân gian người Việt
1.1.2.1 Môi trường sinh hoạt của câu đố
Sinh hoạt câu đố có thể diễn ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, không gian, thời gian khác nhau Vì thế, việc xác định môi trường sinh hoạt câu đố một cách cụ thể là điều rất khó Nếu nhìn từ góc độ qui mô, môi trường sinh hoạt câu đố có thể khái quát ở những loại cụ thể sau:
Thứ nhất, đó là môi trường lễ hội Nó là yếu tố gắn liền với loại sinh hoạt câu đố dân gian
có tổ chức Ở đó, câu đố được mang ra làm trò, để thi thố tài năng, với vai trò như một màn trình diễn
Thứ hai, đó làmôi trường sinh hoạt hàng ngày.Nó là những khoảng không mênh mông của đồng ruộng; gốc đa, giếng nước; hay trong nhà của ông Lý, ông Tổng thời xưa; Với khoảng không ấy, những người bình dân có thể đố nhau khi rảnh rỗi, lúc vui mùa gặt hay trong
những đêm trăng tròn Chẳng hạn như: Trong "một đêm trăng trung tuần tháng 8 ở thôn miền Bắc cách nay hơn nửa thế kỷ Trời quang đãng, trăng đêm sáng quắc giát bạc đầy sân, gió thu hây hây mát dịu Trẻ, già, trai, gái ngồi chật ba chiếc chiếu trải giữa sân Trên hai chiếc chõng tre mấy vị bô lão ngồi hút thuốc lào chiêu với nước chè tươi đặc Bỗng bác phó Khảm lên tiếng: "Xin phép các cụ và bà con, tôi xin đố trước ạ" Rồi bác đằng hắng đố: "Vừa bằng con bò nằm co giữa ruộng" đố là cái gì?
Trang 16lại đố luôn: "Thế vừa bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng là cái gì?" Lập tức nhiều tiếng đáp ngay:
"là con ruồi" " [118, 25 - 26] Cuộc đố giúp cho tinh thần mọi người được thoải mái hơn, vui tươi hơn, Môi trường sinh hoạt này của câu đố có tính mở rộng và không có sự gò bó nào ở các yếu tố tham gia Bên cạnh đó, nó rất dễ tiến hành, chỉ có một địa điểm, hai người trở lên đã có thể làm nên một cuộc đố
Thứ ba, đó là môi trường lao động Cũng với những hoàn cảnh cụ thể đồng ruộng, sông
nước, Tuy nhiên, chúng gắn liền với hoạt động lao động của con người Bấy giờ, câu đố là nguồn năng lượng nâng cao năng suất lao động, giảm bớt sự mệt mỏi của con người
Trên cánh đồng mùa nhộn nhịp tay gặt, tay hái, những người bình dân vừa làm vừa đố nhau những, như:
Ai đi biển rộng sông dài,
Uống ngụm nước ngọt, nhớ ai trên rừng?
Đố ruột thịt, đố người dưng,
Suối sông ắp nước chảy mừng nhờ ai?" (Nguồn) [86, 150]
Hay "Bằng trang điếu thuốc,
Ngủ ngày nó ngáy ton ton." (Ngón tay) [86, 370]
Không khí lao động trở nên sôi nổi hơn, vừa lao động vừa suy nghĩ, bàn bạc với nhau xem đấy là cái gì, làm cho mọi người quên hết mệt nhọc, nắng gió
Nhìn chung, môi trường diễn xướng sinh hoạt câu đố dân gian hết sức đa dạng Điều này chứng minh sự phổ biến của câu đố trong đời sống của người bình dân
1.1.2.2 Hình th ức sinh hoạt của câu đố
Trên thực tế, câu đố được trình bày theo lối nói đối đáp Có người đọc lên, nói lên lời đố, kèm theo những biểu cảm trên nét mặt, hoặc trầm tư tạo sự bí ẩn, hoặc nhếch miệng cười theo kiểu thách thức, Nhưng để mọi người nắm bắt, lời đố cần được nhắc lại đôi lần Và đối tượng khác hưởng ứng bằng cách nêu lên vật đố
Câu đố tồn tại trong nền văn hóa với một thời gian lâu dài và lưu trong trí nhớ của mỗi người, từ người biết chữ đến những người bình dân chẳng một con chữ "lộn lưng"
Hình thức diễn xướng của câu đố có thể biến đổi theo môi trường, đối tượng, tình huống thể hiện, Đó là sự biến chuyển qua lại giữa nói, đọc, kể, Chẳng hạn trong lúc rảnh rỗi, hai người bạn có thể đố nhau như sau:
A: Tao vừa biết được câu đố này, đố mày nè!
ằng chiếc đũa, dài một gang,
Trang 17L ắm đốt, nhiều khoang;
Xây lâu đài trong lòng đất." [86, 301]
Đố mày là con gì? Chắc mày không biết đâu
B: Tao bi ết rồi, đó là con giun đất Thế tao đố lại mày nhe! Trong các thứ cỏ, cỏ nào
n ằm ngửa? [86, 436]
A: ???
B: Nhìn mày là biết không đáp được rồi Đó là cửa ngõ
A: Tại sao lại là cửa ngõ? Mày đang đố về cỏ mà?
B: Thì cỏ ngửa là cửa ngõ đấy
Chính sự thay đổi này là một thuận lợi để câu đố có thể xâm nhập vào các cuộc sinh hoạt của các thể loại dân gian khác
1.1.2.3 Đối tượng tham gia trong sinh hoạt của câu đố
Đối tượng tham gia trong buổi sinh hoạt câu đố là không hạn chế, bao gồm tất cả các lứa tuổi, tầng lớp tham gia: từ những người bình dân chân lấm tay bùn đến những người trí thức, nho sĩ, Trong đó, có thể chia thành hai dạng đối tượng chủ yếu:
Một là những đối tượng tham gia trực tiếp Những đối tượng này là những người nêu lên
lời đố, giải đáp văn bản đố được đặt ra Họ có vai trò đặc biệt làm nên một cuộc đố thành công
Ở đây, điều quan trọng nhất đối với người tham gia là sự hiểu biết về câu đố cũng như tri thức đời sống, xã hội, Chính đối tượng này điều phối buổi sinh hoạt câu đố Thời gian đố có kéo dài được hay không, nội dung đố có phong phú, có hấp dẫn và lôi cuốn hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào họ
Hai là đối tượng tham gia gián tiếp Đó là những người xem, người dự, có thể xem họ
như những khán giả nhiệt tình và có trách nhiệm nhất trong cuộc đố Họ đến với cuộc đố nhằm
để giải khuây hay vì sự tò mò, hiếu kì, vì mong muốn mở rộng sự hiểu biết, Họ vừa thể hiện vai trò người xem, người chứng kiến sinh hoạt câu đố diễn ra, vừa là người nhận xét đánh giá, cũng có thể tham gia bằng những lời góp ý, lí giải bằng những hiểu biết của mình Họ còn là những đối tượng tiềm năng hình thành nên đối tượng tham gia trực tiếp
Sự phân tách này chỉ tương đối bởi cuộc đố diễn ra trên không gian rộng lớn, mang tính tập thể, không cố định người tham gia Vì thế, đối tượng tham gia gián tiếp cũng có thể là đối tượng trực tiếp nếu họ nêu lên được một hoặc một vài lời đố, lời giải
Trang 181.1.3 Xác định câu đố và câu đố dân gian người Việt
Từ những tìm hiểu về các khái niệm khác nhau của câu đố, chúng tôi thấy cần thiết nên đi vào xác định, khu biệt câu đố dân gian người Việt nhằm tạo sự rành mạch, rõ ràng trong quá trình nghiên cứu
Còn câu đố là một danh từ Nó là câu văn vần nói về hiện tượng, sự vật, con người một cách úp mở dùng để đố nhau Câu đố còn được hiểu là đố được thể hiện dưới dạng câu Nghĩa khái quát hơn "câu đố" là cách đố ngắn gọn ở một mức độ ngữ pháp là câu Chẳng hạn như:
"Chợt đi, chợt đến, tính tình đổi thay" (Gió) [ 77, 36] Nhưng trên thực tế, văn bản câu đố còn được trình bày dưới dạng tập hợp của nhiều câu văn vần, văn xuôi
Như vậy, đố và câu đố là khái niệm khác nhau Dân gian thường dùng câu đố để chỉ toàn
bộ các hình thức sinh hoạt đố Về mặt nội dung, thể loại câu đố có phạm vi phản ánh rộng lớn,
đề tài phong phú Về mặt hình thức, từ thể thơ đến kết cấu, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật, câu đố thể hiện một cách thành công và đặc sắc hơn cả Trong cùng sinh hoạt đố, câu đố
là thể loại có khối lượng văn bản đồ sộ hơn cả; nội dung và hình thức đa dạng, mang nhiều đặc sắc Có lẽ, chính điều đó mà khái niệm câu đố được nhiều người mang ra để gọi chung cho các hình thức sinh hoạt đố dân gian
1 1.3.2 Câu đố và câu đố dân gian người Việt
Trong tiến trình phát triển, câu đố không chỉ là sản phẩm của tập thể người lao động như xưa mà còn là sáng tác riêng của những cá nhân yêu thích thể loại này Họ dựa trên những thành tựu về câu đố xưa xây dựng nên những văn bản mới phù hợp với nhu cầu giao tiếp, thử thách trí tuệ, hiện tại Đó là sự tiếp nối liên tục trong quá trình phát triển của thể loại Chính những văn bản đó thể sức sống mãnh liệt của thể loại câu đố
Những văn bản câu đố được những cá nhân, hay một nhóm cá thể sáng tác nên, hiện nay thường xuất hiện trên các tạp chí, báo tường, hay trên các trang mạng, Chẳng hạn như văn
Trang 19bản sau:
"Con gì ăn lửa với nước than?"
(Con tàu) [http://diendanbaclieu.net]
"Con gì đầu dê mình ốc?"
Trên thực tế, để phân biệt văn bản nào thuộc câu đố dân gian và văn bản nào không phải gặp rất nhiều khó khăn, bởi tính chất phổ biến của thể loại này Chúng ta chỉ có thể dựa vào vật
đố, cách thức sử dụng ngôn ngữ Về câu đố dân gian người Việt đối tượng nghiên cứu chính ở đây, là những văn bản do người Việt sáng tác và được lưu truyền trong dân gian
1.1.4 Tình hình tư liệu câu đố dân gian người Việt
Những công trình sưu tầm, chú giải về câu đố dân gian người Việt không nhiều Đa phần
là các công trình thể hiện tất cả những văn bản chung, chưa phân loại của người Việt hay của
các tộc người khác, như trong: Câu đố Việt Nam (1999) của Nguyễn Văn Trung, Câu đố Việt Nam (2002) của Ninh Viết Giao, Câu đố - Tục ngữ - ca dao (2005) của Lê Chí Quế, Đố tục giảng thanh và giai thoại chữ nghĩa (2009) của Nguyễn Trọng Báu, Đồng thời, trong một
số công trình ấy văn bản hát đố cũng như các dạng văn bản đố khác như: đố toán số, đố bài thai, cũng được liệt kê vào Điều này gây khó khăn cho việc nghiên cứu
Tuy nhiên, cũng có một số công trình chú trọng việc khu biệt thể loại câu đố dân gian của người Việt và các tộc người khác Điều này thể hiện ngay ở phần tên những công trình hay tên chương, phần, các tiểu mục, Đó là nguồn tư liệu chính để luận văn dựa vào khảo sát, nghiên cứu Cụ thể như:
- Mục "Câu đố của người Việt" trong Văn học dân gian Châu Đốc của Nguyễn Ngọc
Quang do Nxb Dân Trí ấn hành năm 2010, với số lượng câu đố là: 686
- Mục " Câu đố Việt" trong Văn học dân gian Bạc Liêu (2011) của Chu Xuân Diên do nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành có 285 câu đố
Tổng tập Văn học dân gian người Việt, tập 3: câu đố của Viện nghiên cứu Xã hội Việt
Trang 20Nam do Nxb Khoa học Xã hội ấn hành năm 2005 thì có 3559 văn bản câu đố
- Câu đố người Việt của Triều Nguyên do Nxb Lao động ấn hành năm 2011 với tổng số
Thứ hai, nội dung và hình thức văn bản đáp ứng yêu cầu của đề tài nghiên cứu đặt ra
Trong cùng một vật đố, luận văn chọn những văn bản tiêu biểu, phù hợp với đề tài để khảo sát và nghiên cứu
Đây là nguồn tư liệu chủ yếu để luận văn tìm hiểu và nghiên cứu về thể loại này nhằm làm nổi bật những vấn đề nêu trong đề tài
1.2 Gi ới thiệu chung về hát đố dân gian người Việt
1.2.1 Khái ni ệm hát đố
Hát đố là một khái niệm xuất hiện từ rất lâu Cho đến nay, thể loại hát đố còn gây nhiều boăn khoăn cho mọi người khi đi đến một định nghĩa chung nhất, phù hợp nhất với hình thức sinh hoạt hò hát này
Trong vài tài liệu thu thập được, có một số định nghĩa mang tính chất lí luận về hát đố như
sau: "Hát đố - một trong các phương thức của hát Trống Quân Trai gái đố nhau về các hiện tượng trong đời sống hàng ngày theo lối tỏ tình, nam đố, nữ giảng và ngược lại." [68, 207] Định nghĩa nêu lên những đặc điểm rất nổi bật của hát đố: Nó là lời trao - đáp giữa trai và gái Hiện thực cuộc sống hằng ngày được phản ánh trong hát đố khá đa dạng và phong phú Song, định nghĩa của hát đố như trên chưa mang tính khái quát Bởi lẽ, hát đố không chỉ xuất hiện trong hát Trống Quân mà còn có trong nhiều hình thức sinh hoạt khác
Công trình Văn hóa phong tục Việt Nam ABC định nghĩa về hát đố như sau: "Hát đố là một dạng hình văn hóa rất phổ biến ở thôn quê Có rất nhiều đặc tính cần lưu ý: Trước nhất đây là một trò giải trí theo tập tục, có tính cách khai triển tri thức, suy nghĩ của người thường, nhất là đối với trẻ em Thứ nhì, đây còn là hình thức giáo dục cộng đồng rất có hiệu quả Thứ
ba, hát đố còn phát triển trí thông minh với những làn điệu, kết cấu dễ nhớ." [105, 526] So với
Trang 21định nghĩa trên, định nghĩa này mang tính khái quát hơn Và nêu lên một số vấn đề cần đề cập đến khi tìm hiểu và khu biệt hát đố với các hình thức sinh hoạt hò hát dân gian khác, thể loại khác "Hát đố là một dạng hình văn hóa, rất phổ biến ở thôn quê" điều này rất chính xác Hát
đố xuất hiện ở những hội hè, cả trong lao động hay phút nhàn rỗi của người lao động Cũng như các loại hình sinh hoạt hò hát dân gian khác, hát đố được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi nếu người lao động cần chia sẻ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thử trí thông minh, Và đây là một trong những trò giải trí bổ ích của người lao động
Trên thực tế, hát đố được sử dụng nhiều trong những buổi sinh hoạt hò hát dân gian có tính tổ chức cụ thể, như: hát ví phường vải, hò đối đáp, hát ghẹo, hát xoan, Trong đó, hát đố
là một chặng quan trọng và hấp dẫn của cuộc hát Nó mang nội dung thách thức về trí tuệ được các chàng trai, cô gái hát lên theo lối đố - đáp, có vần, có điệu
Bên cạnh đó, hát đố cũng được sử dụng trong những buổi hát mang tính ngẫu hứng của dân gian Chẳng hạn, trong một buổi ra đồng, chàng trai nhìn thấy một cô gái đang cấy lúa, đem lòng mến, nhưng không biết tư chất thế nào nên đã hát lên:
"Thấy em là gái trâm anh,
Hỏi em hai chữ bố kinh thế nào?"
Cô gái được đánh giá là "gái trâm anh" đáp lại bằng lời giảng giải:
"Bố kinh thờ mẹ thờ cha,
Thờ chồng trọn đạo cùng là nuôi con." [73, 79]
Qua việc lí giải chữ "bố kinh" là: thờ cha mẹ, thờ chồng, nuôi con thuộc những phẩm chất
tốt đẹp của người phụ nữ mà cô gái nêu lên, chàng trai không chỉ đạt được mục đích thử thách, làm quen mà còn hiểu hơn về đối tượng Đó là tính chất giao duyên của hát đố
Còn khi tìm hiểu từng khía cạnh cụ thể của hát đố, có thể thấy rằng:
Về nội dung của hát đố khá đa dạng, phong phú nhưng cũng rất gần gũi với cuộc sống của người dân Hát đố có thể lấy các sự vật gần gũi với cuộc sống hằng ngày như: con chim, con
cá, cây viết, cánh buồm, ngọn đèn, chiếu hoa, con dao, cây tre, cây chuối, trái thanh long, hạt tiêu, hoa, quả, ;các hiện tượng trong cuộc sống như: cầu vồng, mưa, mặt trăng, mặt trời, ; các địa danh như: sông Cửu Long, sông Hương, sông Cầu, ; những tri thức văn hóa: nhân vật lịch sử, điển cố điển tích; tác phẩm văn học như: Bà Trưng, Bà Triệu, Vua Thuấn, Ngô Khởi, Tề Thiên Đại Thánh, Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, Việc thể hiện nội dung phong phú ấy cũng nhằm thu hút sự tham gia của đông đảo người dân Bởi đố về cái gần gũi với cuộc sống, những gì họ biết là một điều thú vị để mọi người khẳng định mình
Trang 22Về mặt hình thức, hát đố thường ở dạng văn vần, có cấu trúc là một bài, dung lượng trên câu Chúng bao gồm hai phần, lời đố và lời giải Lời đố nêu lên nội dung cần đố, miêu tả vật
đố bằng cách thể hiện bóng gió, lạ hóa Lời giải cũng được thể hiện bằng lối văn vần, bài bản, nêu lên nội dung vật đố và cả bao gồm những phần chú giải nhằm làm rõ những đặc điểm, tính chất của vật đố
Với những tìm hiểu về hát đố, có thể thấy rằng: Hát đố là hình thức sinh hoạt hò hát dân gian kiểu đố - giải, mang tính thách thức trí tuệ nhưng cũng thể hiện tính chất giao duyên của nam nữ thanh niên Hát đố được sử dụng có thể trong hát cuộc, hát hội cũng có thể là những buổi hát lẻ, hát theo ngẫu hứng Nó có cấu tạo thành bài, bản và đối tượng đề cập đến là các sự vật, hiện tượng, tri thức trong cuộc sống hàng ngày
1.2.2 Di ễn xướng của hát đố dân gian người Việt
Theo Lê Văn Chưởng: "Hát là một khái niệm để gọi chung cho tất cả các hình thức diễn xướng lời ca, chẳng hạn như hát bộ, hát quan họ, hát ví " Nhưng từ "hát" còn là "một thuật ngữ để gọi các hình thức diễn xướng dân ca như hò, lý " [15, 36] Như nhà nghiên cứu đã nêu, hát là hình thức diễn xướng lời ca (theo nghĩa hẹp), hát bao gồm các hình thức diễn xướng
như: hò, lý, ( theo nghĩa rộng) Vì vậy, khi sử dụng, tìm hiểu từng nội dung cụ thể, cần hiểu
rõ hơn về khái niệm này
Trong "hát đố", thuật ngữ "hát" được dùng theo nghĩa rộng, bao gồm cả hát đố và hò đố Đây là cách gọi chung của dân gian về thể loại này Ở luận văn này, người nghiên cứu tuân theo cách gọi chung của dân gian về hát đố để đi vào tìm hiểu từng khía cạnh, mà cụ thể là diễn xướng
1.2.2.1 Môi trường diễn xướng hát đố
Như câu đố dân gian, hát đố cũng có môi trường sinh hoạt hết sức đa dạng Chúng mang
hai đặc tính chủ yếu, đó là: tính cố định và tính ngẫu hứng
Trước tiên là môi trường mang tính cố định của hát đố dân gian, tức là có sự cố định về
thời gian, không gian diễn xướng
Chẳng hạn như hát ghẹo Thanh Hóa, một loại hình sinh hoạt có sử dụng hát đố dân gian
được tổ chức vào tháng bảy, tháng tám âm lịch, rất phổ biến ở Thanh Hóa Vào thời gian ấy, các buổi sinh hoạt ca hát dân gian được tổ chức nhiều nơi trong tỉnh và thu hút rất mọi người tham gia
Hát đố cũng là một chặng của hát xoan Đó là phần “xin hoa đố chữ” giữa các trai làng và
Trang 23các đào xoan Hát xoan là một loại diễn xướng tổng hợp gồm hát và múa Loại hát này gắn liền với lễ nghi phong tục, gắn với hội mùa và thờ thần Thành hoàng Hát xoan thường được
tổ chức vào mùa xuân Phường hát xoan là một phường hội có tổ chức tương đối chặt chẽ Vĩnh Phú có một số phường hát xoan như: phường An Thái, phường Kim Đơi, phường Phù Đức và phường Thét
Đây là môi trường sinh hoạt góp phần tích cực việc lưu giữ và phát huy những đặc điểm nổi bật của hát đố dân gian, cũng như các hình thức sinh hoạt hò hát khác
Tiếp theo là môi trường diễn xướng mang tính ngẫu hứng Cuộc hát diễn ra không có sự
quy định về không gian, thời gian, địa điểm, Ví dụ như hò khoan, nó không có địa điểm nhất định: ở trên cạn hay dưới sông; nơi sân đình hay trên đồng ruộng Chúng có thể diễn xướng bất cứ ở đâu: trong nhà dưới ánh đèn đỏ vạch hay giữa sân giã gạo có gió mát trăng thanh Hễ có việc làm là có hò khoan, dù là ban ngày hay ban đêm, mùa hè nóng bức hay mùa đông lạnh lẽo Hay trong hát phường vải, cuộc hát có thể diễn ra trong khuôn viên nhà, vừa dệt vải, kéo sợi, quay tơ vừa hát đối đáp với nhau Cuộc hát kéo dài trong mấy tiếng đồng hồ, cũng có thể suốt mấy ngày đêm, tùy thuộc vào đối tượng tham gia
Hát đố trong môi trường sinh hoạt mang tính ngẫu hứng, có cả hai dạng: là một chặng của cuộc hát có tổ chức hoặc là những câu hát thách đố riêng biệt, đơn lẻ Cả hai đều thể hiện cá tính sáng tạo và niềm yêu thích ca hát của người dân lao động
1.2.2.2 Hình th ức diễn xướng hát đố
Hát đố bao giờ cũng được trình bày thông qua lối hát đối đáp truyền thống Có hai hình
thức diễn xướng chủ yếu trong hát đố, đó là hò và hát
Hò là hô lên, hát lên những bài thơ dân gian theo những làn điệu đặc thù để lao động và để
thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của con người Hát là sự dung hòa giữa các nhạc điệu,
thanh điệu và nhịp điệu trong những bài thơ dân gian Cả hai hình thức trên bổ sung, góp phần làm nên sự phong phú trong diễn xướng của hát đố dân gian Trong nhiều trường hợp, một số
văn bản vừa có thể mang ra hát, vừa có thể hò
Với hai hình thức diễn xướng ấy, hát đố dân gian thể hiện thành hai dạng chủ yếu: hát cuộc và hát lẻ
Hình thức diễn xướng là hát cuộc mang tính tập thể rất cao Chẳng hạn như: hát ví
phường vải, hát ghẹo, hò đối đáp, Hát cuộc diễn ra với sự tham gia của nhiều đối tượng Họ phải trải qua nhiều thử thách khác không chỉ là chặng hát đố, như: hát chào, hát hỏi, hát giao duyên, Để có thể tham gia, đối tượng phải có những hiểu biết về lề lối sinh hoạt, về cách
Trang 24thức thể hiện và quan trọng nhất là có vốn tri thức lớn.Bên cạnh đó, người tham gia phải có tài
"bẻ chữ đặt câu", ứng biến linh hoạt Hình thức này được thể hiện nhiều trong những buổi sinh hoạt ca hát dân gian có tổ chức
Với hát lẻ không cần nhiều đối tượng tham gia, có thể chỉ hai người cũng làm nên một
cuộc hát Hát lẻ trong sinh hoạt hát đố dân gian cuốn hút các đối tượng tham gia Đây là dịp để
họ thỏa thích thể hiện giọng điệu, sáng tạo của bản thân trong buổi hát Tuy nhiên, điều đó không phải thể hiện một cách tùy tiện mà phải dựa vào những cơ sở đã có sẵn, những điểm cốt yếu nhất của thể loại Bên cạnh đó, hình thức diễn xướng hát lẻ này mang tính tùy hứng Giả
sử một chàng trai đang đi trên đường, gặp một cô gái liền ướm hỏi bằng một vài câu bóng gió,
xa xôi
"Th ấy em anh cũng quý lòng,
H ỏi em: tứ đức tam tòng là chi?" [154, 484]
Để không mang tiếng thất lễ, cô gái đáp lại:
"Theo cha r ồi lại theo chồng,
Khi ch ồng trăm tuổi dốc lòng nghe con
Tam tòng đạo ấy vuông tròn,
1.2.2.3 Đối tượng diễn xướng hát đố
Đối tượng tham gia vào diễn xướng trong hát đố dân gian người Việt có rất nhiều Song, chủ yếu là nam nữ thanh niên Bởi đây không chỉ là sân chơi, mà còn là nơi để nam nữ tiếp xúc và tìm hiểu nhau Qua những câu hát, câu hò, họ hiểu nhiều hơn về đối tượng của mình và đánh dấu một giai đoạn giao tiếp mới Vì thế, đối tượng chính của sinh hoạt hát đố dân gian là những nam thanh, nữ tú Nhưng cũng có những đối tượng đam mê hát đố, hiểu nhiều về hình thức sinh hoạt dân gian này nên cũng tham gia mặc dù đã có gia đình Đó là những trường hợp ngoại lệ Đối tượng tham gia nhiều nhất vẫn là những nam nữ thanh niên
Tuy nhiên, các buổi sinh hoạt hát đố thu hút rất nhiều người tham gia Điều này có thể lí giải với rất nhiều lí do khác nhau: Đến xem để hiểu biết hơn, để vui chơi giải trí, để gián tiếp làm trọng tài cho cuộc hát,
Trang 25Hát đố đòi hỏi cao ở yếu tố tài năng, buộc người tham gia phải sành sỏi cả kiến thức, kinh nghiệm và nghệ thuật thể hiện Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ của những người có hiểu biết sâu sắc về thể loại cũng như cách thức trình bày Chính vì vậy, trong sinh hoạt của hát đố hình thành nên những thầy bày, thầy gà, Họ vừa là cố vấn trực tiếp nhằm nâng cao chất lượng cuộc hát đố, vừa là ban giám khảo Đôi khi, họ cũng được đề cập trong những văn bản hát đố nhằm thể hiện tài năng của người ra lời đố Chẳng hạn như:
" Đố anh, đố cả người bày
Sao sa xuống đất, mấy ngày sao lên?" [88, 36]
Hay trong những lời đáp, thể hiện nỗi bực tức khi nhận thấy câu hát đố đưa ra, không thể nào trả lời đúng trọn vẹn được
"Nghe tin anh học có tài
Cha thầy Mạnh Tử là ai rứa chàng?
- Thầy Mạnh là cụ Mạnh phụ sinh ra
Muốn biết tên húy, cứ hỏi tên cha thằng bày! [88,155]
Qua những nội dung vừa phân tích, diễn xướng hát đố và câu đố có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định Tương đồng về môi trường diễn xướng và điểm khác nhau chủ yếu là hình thức diễn xướng, đối tượng thàm gia Tất cả điều đó làm nên những đặc trưng riêng của mỗi thể loại
1.2.3 Xác định hát đố dân gian người Việt
1.2.3.1 Hát đố và hò đố
Hát đố và hò đố là hai thể loại dân gian mang nhiều điểm chung nhất định và đều hướng đến mục đích thách thức trí tuệ, kết hợp giao duyên, thể hiện tình cảm,
Hò đố là một phần trong các hình thức hò đối đáp Về nội dung và hình thức nghệ thuật
nó giống như hát đố Văn bản hát đố có khi được sử dụng trong hò đố và ngược lại Chính điều
đó, thực hiện công việc phân tách giữa hò đố và hát đố là rất khó Tuy nhiên, khi nhìn từ góc
độ diễn xướng, mọi người sẽ dễ dàng nhận ra đâu là hò đố, hát đố Đấy là khi hò đố thể hiện với những giọng xướng, xô (tiếng đệm) hỗ trợ lẫn nhau Trong khi đó, hát đố không có phần
xô, chỉ thể hiện trên cơ sở thanh điệu, nhịp điệu của bài thơ dân gian Có thể thấy, hát đố và hò
đố tương đồng với nhau về thể loại nhưng khác biệt về cấu trúc âm điệu, tiết tấu
Còn trên văn bản, khó mà phân chia ra nếu không dựa vào những tài liệu được sưu tầm và chú thích trong từng thể loại hò đố, hát đố Chỉ căn cứ vào những điều đó mới có thể xác định
Trang 26Dựa trên những phương diện giống nhau, những văn bản được sử dụng chung, cũng như
sự thống nhất trong nội hàm khái niệm "hát", luận văn đã sử dụng văn bản của hò đố và hát đố dân gian người Việt để khảo sát
1.2.3.2 Hát đố và câu đố
Đây là hai đối tượng chính của đề tài nghiên cứu này Sự so sánh, đối chiếu về mọi mặt làm nổi bật những vấn đề bản chất của từng thể loại cũng như mối tương giao giữa chúng Trong nội dung này, chúng tôi nêu lên cách xác định văn bản thuộc hai thể loại câu đố và hát đố trên những phương diện cụ thể sau:
- Ở lời đố, những văn bản có sự xuất hiện đoạn mở có dạng: thấy anh hay chữ, thấy anh
ăn học có tài, thấy em là gái trâm anh, nghe tin anh học Kinh thi, Hay những đoạn kết như: anh mà giải được, em liền theo không; trai như anh mà giải đặng, rồi mùa em theo; đấy là
những văn bản hát đố Bởi, những văn bản này không chỉ là để đố, kiểm tra trí tuệ mà còn thực hiện hành động hứa, hẹn, mang tính chất giao duyên Ở những văn bản đó, nhân vật trữ tình
"anh", "em", "thiếp", "chàng", bộc lộ những xúc cảm riêng tư của bản thân, tìm hiểu hơn là
thách thức trí tuệ đối phương
Tuy nhiên, một vài trường hợp cụ thể, có những câu đố cũng đã trình bày tương tự như
vậy, chẳng hạn:
Hay: " Đố anh hai bảy mười ba
Hai bảy mười bốn người ta gọi gì?" (Năm nhuận tháng bảy) [77, 73]
"Đố anh, anh biết là ai
Mẹ ở nhà, con ra ngoài chợ phiên
Ăn tiêu không kể bạc tiền
Tiếng tăm đồn đại khắp miền gần xa "(Quả xoài) [77, 203]
Cả hai văn bản trên đều có sự góp mặt của nhân vật trữ tình "anh" với cụm từ "đố anh, anh biết là ai", "đố anh"; hay có những văn bản hát đố có kết cấu giống như câu đố; Ở
những kiểu văn bản này, chúng ta cần xét đến lời đáp, lời giải
- Ở lời đáp, trong câu đố là một từ hay một cụm từ tạo thành; còn trong hát đố nó được trình bày dưới dạng một văn bản văn vần phù hợp với nội dung lời đố Đây là điểm quan trọng khi xác định tư liệu khảo sát cho từng thể loại trong luận văn Cụ thể như trong văn bản sau:
"Cái gì lưỡi trắng mình ơi,
Li ếm tre, tre toạc, liếm người, người đau?"
Để biết văn bản này thuộc thể loại nào phải dựa vào cách thức thể hiện lời đáp Trong
Trang 27câu đố lời đáp sẽ được trình bày ngắn gọn là: Cái rựa hoặc dao, mác, [8, 484] còn ở hát
đố sẽ là:
Con dao lưỡi trắng em ơi,
Li ếm tre tre toạc, liếm người người đau [3, 220]
Với những văn bản có lời đố hoàn toàn giống nhau như vậy, chúng ta chỉ có thể phân
biệt chúng khi dựa vào cách trình bày lời đáp
Trên đây là những cơ sở làm tiền đề cho việc khảo sát, thống kê và phân loại văn bản của hát đố cũng như câu đố
1.2.4 Tình hình tư liệu hát đố dân gian người Việt
Tư liệu sưu tầm riêng biệt về hát đố người Việt cũng khá phong phú Những văn bản
thuộc về hát đố được trình bày ở các công trình nghiên cứu về câu đố rất nhiều Cụ thể là trong
Câu đố Việt Nam (1999) của Nguyễn Văn Trung có 16 văn bản hát đố; Mục "Câu đố Việt" ở Văn học dân gian Bạc Liêu (2011) của Chu Xuân Diên có 1 văn bản; Đố tục giảng thanh và giai thoại chữ nghĩa (2009) của Nguyễn Trọng Báu có 11 văn bản hát đố;
Đồng thời, văn bản hát đố được thống kê, ghi chép trong rất nhiều công trình về ca dao - dân ca Chẳng hạn như các công trình sau:
- Dân ca miền Nam Trung Bộ (1963) do nhóm tác giả Trần Việt Ngữ, Trương Đình
Quang, Hoàng Chương biên soạn, nhà xuất Văn hóa Hà Nội ấn hành có 2 văn bản
- Thi ca bình dân Việt Nam ( tập 3) của nhóm tác giả Nguyễn Tấn Long, Phan Canh do
nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1994, có 10 văn bản hát đố
- Hò đối đáp nam nữ Thừa Thiên Huế của Triều Nguyên, nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế
ấn hành năm 1997 có 22 văn bản hát đố
- Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam tập IV, quyển 2: Dân ca (1999) của Viện văn học
có 64 văn bản hát đố Đây là công trình có số lượng văn bản hát đố tương đối lớn và phong phú Nó tập hợp nhiều làn điệu dân ca (trong đó có hát đố) của nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước Tài liệu là một trong những tư liệu cơ sở cho các công trình nghiên cứu về hát
đố sau này
- Ninh Viết Giao (2002), Hát phường Vải - dân ca Nghệ Tĩnh, Nxb Văn hóa thông tin,
trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây
- Mục "Dân ca" trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (2010) của Vũ Ngọc Khánh do
nhà xuất bản Thời đại ấn hành có 10 văn bản hát đố
Mục "Ca dao dân ca trữ tình" trong Văn học dân gian Châu Đốc (2010) của Nguyễn
Trang 28hát đố dân gian từ nhiều tài liệu khác Bên cạnh đó, chúng còn được phân loại rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu
Trên những tài liệu trên, luận văn tìm hiểu, xác định phạm vi khảo sát, nghiên cứu là 336 văn bản hát đố Chúng cũng được chọn lọc theo những tiêu chí như trong câu đố Đây là những văn bản phù hợp với yêu cầu nghiên cứu khoa học Chúng là tư liệu quan trọng để luận văn đi vào thống kê, phân tích làm rõ vấn đề mà đề tài luận văn đặt ra
1.3 Đôi nét về mối quan hệ giữa các thể loại trong văn học dân gian
Các thể loại trong văn học dân gian và mối quan hệ giữa chúng là vấn đề luôn được nhiều nhà nghiên cứu folklore quan tâm Bởi, khi dựa vào những giao thoa, tương tác, biến đổi, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bản chất, đặc tính mỗi thể loại So sánh, đối chiếu các thể loại cũng nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ giữa chúng Vì thế, luận văn trình bày những điểm khái quát nhất về vấn đề này, làm nền tảng để tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc hơn
1.3.1 Cơ sở của mối quan hệ
Văn học dân gian là một hình thái ý thức xã hội nên những biến đổi của xã hội có ảnh
hưởng không nhỏ đến đối tượng này Văn học dân gian là những sáng tác ngôn từ của nhân dân, phản ánh tư duy tình cảm của mỗi dân tộc Một khi xã hội phát triển lên một trình độ mới, văn học dân gian sẽ phản ánh tư duy mới, tình cảm mới Và những yếu tố bên trong của văn học dân gian cũng phải biến đổi theo Mà cụ thể, đó là sự biến đổi của thể loại
Từ những yêu cầu thay đổi, thể loại văn học dân gian có thể biến chuyển theo hai hướng: một, biến đổi một vài yếu tố trong kết cấu để phù hợp với những điều kiện mới; hai, hình thành nên thể loại mới trên cơ sở những nền tảng có trước
Về biến đổi một vài yếu tố bên trong của kết cấu mỗi thể loại, điều này không làm mất đi bản chất đặc trưng của nó Đấy chỉ là hoạt động "làm mới" giúp cho các thể loại tồn tại và phù
Trang 29hợp hơn với sự thay đổi nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ của con người ở mỗi giai đoạn lịch sử xã hội nhất định Sự thay đổi này do chính bản thân thể loại tạo ra, cũng có thể là do sự vay mượn những đặc điểm các thể loại khác, phù hợp Cụ thể, trong văn học dân gian Việt Nam, hò hát dân gian là một nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu Tuy nhiên, ban đầu hò, hát chỉ được thể hiện bằng những âm thanh, điệu bộ, động tác, đơn giản Và đạt đến một trình độ phát triển mới của tư duy, những nhạc cụ ra đời, hỗ trợ đắt lực cho loại hình sinh hoạt này, Dần dần, hò, hát dân gian là tập hợp của nhiều yếu tố khác nhau
Một cơ sở khác tạo nên mối quan hệ là cách thức lưu truyền của thể loại trong dân gian
Cụ thể là hình thức "khuếch tán" các thể loại Chúng được hình thành trên một "vùng văn hóa" nhất định, phản ánh tư duy, tình cảm của một cụm người, mang tính địa phương rõ nét Nhưng theo sự di chuyển của con người, nó được mang đến một vùng văn hóa khác, với môi trường mới, những kiểu sinh hoạt tập thể mới, Lúc đó sẽ xảy ra sự tương tác giữa những thể loại bản địa với thể loại vừa được mang đến Sự tương tác này có thể tạo nên những biến đổi trong từng thể loại, hoặc hình thành nên một thể loại mới
Trong văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều trường hợp chịu sự "khuếch tán" như trên Chẳng hạn như hát đúm là một hình thức sinh hoạt dân ca Hải Phòng, đặc biệt là hát đùm Thủy Nguyên Nó có những chặng hát của quan họ Bắc Ninh như hát mừng và cả những chặng của hát ví phường vải Nghệ Tĩnh như hát hỏi, hát đố Nhưng cũng thể hiện nét riêng của mình, không chỉ qua việc đơn giản hóa thủ tục, mà hát đúm còn hình thành nên những dạng hát mới như hát linh, hát thư
Tương tư như hát đúm, hát ghẹo Thanh Hóa cũng hình thành bằng con đường "khuếch tán" thể loại dân gian qua các buổi đi "làm lấy công" của người dân lao động xưa
Từ những cơ sở ấy sẽ dẫn đến biểu hiện của các mối quan hệ cụ thể
1.3.2 Bi ểu hiện của các mối quan hệ
Qua việc phân tích trên, luận văn trình bày biểu hiện rõ nét nhất trong mối quan hệ giữa các thể loại của văn học dân gian
Sự tương tác giữa các thể loại tạo nên những yếu tố chung Những điểm chung này có thể
là nội dung tác phẩm, là lời diễn đạt, một vài khía cạnh nghệ thuật hay cách thức diễn xướng,
Cụ thể, trong văn học dân gian Việt Nam, có những tác phẩm dùng trong thần thoại, nhưng trong một hoàn cảnh khác chúng có thể được sử dụng như là truyền thuyết, hoặc một câu ca dao có khi lại dùng như một tục ngữ, một câu đố, Chính điều này lí giải tại sao có một số văn bản chưa có thể chắc chắn là ở thể loại nào Bởi những văn bản này vừa có đặc điểm nhận
Trang 30diện của thể loại này nhưng vừa mang bản chất đặc trưng của thể loại khác Ví dụ như trường
hợp văn bản Sơn Tinh - Thủy Tinh, một thời gian rất dài gây tranh luận bởi nó vừa mang bản
chất thể loại truyền thuyết, lại vừa mang bản chất của thần thoại Đó chính là biểu hiện của sự tương tác qua lại giữa các thể loại khác nhau trong văn học dân gian
Sự tương tác của các thể loại thể hiện mối quan hệ biện chứng Đó là sự tác động hai chiều qua lại Chẳng hạn, đối với các thể loại truyện kể dân gian, câu đố trở thành một yếu tố trong phần lời của truyện Nó có thể là "sự xử trí" của nhân vật, tạo nên một sự cuốn hút cho
thể loại truyện Ví dụ như truyện Em bé thông minh trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam
Câu chuyện mang nội dung ngợi ca tài, trí của người bình dân, mà cụ thể đây là một cậu bé Nếu cắt đi nội dung đố trong diễn biến truyện thì câu chuyện sẽ mất đi cái hay, cái cốt lõi mà tác giả dân gian muốn đề cập đến Còn câu đố có thể lấy tên truyện, nhân vật, tình tiết, ra để
đố Chẳng hạn như truyện cổ tích Quả dưa hấu được dân gian xây dựng thành câu đố sau:
"Đố ai đã bị đi đày
Chỉ vì câu nói - đêm ngày đảo xa
Rồi sau đó được vua tha
Đem về dưa hấu, đậm đà thơm ngon?" (An Tiêm) [77, 553]
Những trường hợp trên là do sự tương tác, "giao lưu" của các thể loại văn học dân gian
Vì cùng tồn tại trong một môi trường cụ thể thì ít nhiều các thể loại cũng có những điểm giống nhau, tương đồng với nhau
Trên cơ sở cụ thể, mối quan hệ giữa các thể loại trong văn học dân gian có những biểu hiện cụ thể như trên Chính những biểu hiện này là nền tảng để luận văn tìm hiểu vai trò, giá trị của các mối quan hệ
1.3.3 Vai trò, giá tr ị của các mối quan hệ
Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các thể loại trong văn học dân gian có vai trò và giá trị nhất định
Chính những sự tương tác, giao thoa lẫn nhau giữa các thể loại tạo nên sự phong phú về nội dung, sự đa dạng về hình thức thể hiện, hình thức diễn xướng, trong từng thể loại Và văn bản của mỗi thể loại cũng giàu có hơn từ đó; đối tượng phản ánh được mở rộng hơn; Chẳng hạn như trong câu đố, một số văn bản đã mượn cách diễn đạt hay tá ý vào những bài ca dao để tạo sự sinh động cho thể loại mình, như câu đố sau:
" Trời sao trời khéo để dành,
Người thì trốn biển, kẻ non xanh kết nguyền."
Trang 31(Tấm ván khảm xà cừ) [86, 596]
Lời đố là bài ca dao về tình yêu đôi lứa Ở đây, tác giả dân gian đã lấy ý từ các chi tiết:
"người dưới biển" để chỉ ốc xà cừ; "kẻ non xanh" chỉ tấm ván, sự kết hợp của chúng tạo nên vật đố "tấm ván khảm xà cừ" Với những văn bản tá ý này giúp cho thế giới câu đố trở nên sinh
Dựa vào việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các thể loại dân gian, người nghiên cứu có thể tìm và lí giải một cách có cơ sở những điểm giống và khác nhau giữa chúng Bởi chỉ khi đặt đối tượng vào các mối quan hệ với các thể loại khác, đặc điểm nổi bật của chúng sẽ hiện rõ nét hơn Và việc tìm hiểu những nét tương đồng, khác biệt của từng thể loại, qua đó xác định, lí giải nguồn gốc, cũng như sự hình thành các thể loại dân gian khác được hợp lí hơn, lôgic hơn Điều này góp phần làm rõ sự phong phú, đa dạng về thể loại của văn học dân gian Chính vì vậy, phương thức trên đạt hiệu quả tích cực trong việc phân loại thể loại dân gian
Nhìn từ góc độ tương tác các thể loại, đó cũng là hướng nghiên cứu có nhiều ưu điểm Hướng nghiên cứu này giúp người thực hiện dễ dàng vạch ra những điểm chung, điểm riêng, cũng như xác định nguồn gốc, quá trình vận động, phát triển, của từng đối tượng thể loại
Từ đó, vấn đề được nghiên cứu được tìm hiểu và lí giải một cách cặn kẽ, khoa học
Tiểu kết
Ở chương này, chúng tôi đã bước đầu khái quát lại những vấn đề lí luận cơ bản của hai thể loại câu đố và hát đố Từ định nghĩa, luận văn rút ra những bản chất đặc trưng mỗi thể loại, điều này góp phần định hướng cho những nội dung nghiên cứu sau Và việc xác định, khu biệt hai thể loại nhằm xây dựng những tiêu chí nhất định để tạo lập tư liệu khảo sát, nghiên cứu Còn trình bày về diễn xướng của hai thể loại vừa là cơ sở lí thuyết, vừa là bước đầu đi vào
so sánh, đối chiếu Ở nội dung này, câu đố và hát đố có những điểm tương đồng về môi trường diễn xướng, đối tượng tham gia; điểm khác biệt là hình thức diễn xướng, đối tượng trực tiếp tham gia diễn xướng Trong hát đố, những nam thanh, nữ tú là người trực tiếp thể hiện; còn trong câu đố, đối tượng này không qui định
Bên cạnh đó, luận văn đặc biệt chú trọng đến việc phác họa những mối quan hệ giữa
Trang 32các thể loại trong văn học dân gian trên cơ sở, biểu hiện, vai trò và giá trị Bởi, đề tài cũng là một dạng nghiên cứu mối quan hệ giữa các thể loại Nội dung này làm nền tảng cho việc tìm hiểu, lí giải vấn đề một cách hệ thống, thuyết phục và khoa học
Những lý thuyết nêu trên là tiền đề vững chắc để luận văn đi vào nghiên cứu đề tài So
sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt
Trang 33CHƯƠNG 2: SO SÁNH CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN GIAN NGƯỜI
Vấn đề So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt buộc người thực hiện phải tìm hiểu
chi tiết, cặn kẽ trên từng văn bản cụ thể của hai thể loại, từ đó khái quát lên thành những luận điểm chính Ở đây, luận văn chọn phương thức tìm hiểu từ nội dung đến hình thức thể hiện Từ hướng nghiên cứu này, người thực hiện có thể giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, chi tiết
và toàn diện hơn Bên cạnh đó, luận văn sẽ kết hợp với những hướng tiếp cận khác để làm sáng tỏ yêu cầu đặt ra trong đề tài
2.1 M ục đích và chức năng đố
Trước khi đi vào tìm hiểu cụ thể nội dung của hai đối tượng, cần phải hiểu mục đích đố là
gì, thực hiện chức năng gì Tất cả là những yếu tố đó làm nên nét tương đồng và dị biệt giữa hai đối tượng câu đố và hát đố
"Một cây mà có hai cành
Có hai thằng bé rập rình hai bên." (Cây ngô) [77, 118]
Hay câu hát đố:
"Đố anh hát thử một câu
Có sáu cái đầu mà ba mươi sáu cái chân?" [88, 229]
Rồi cùng cười, cùng tìm ra lời giải đáp cho những vế đố đã nêu Người lao động xích lại gần nhau hơn bằng câu trả lời:
"Con le le, con vịt nước, con bồng bồng
Con cua, con rạm, con còng: sáu con!" [88, 229]
Cũng như các thể loại dân gian khác, câu đố và hát đố ra đời trong quá trình lao động của
Trang 34con người Trên những cánh đồng mùa, cùng với những giọt mồ hôi lấm tấm là những tiếng cười, tiếng nói của người lao động
Hay những giây phút nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt nhọc, sau những ngày mùa bận rộn mọi người quây quần bên nhau: trai có, gái có; lớn - bé; già - trẻ, tập trung, đề ra những lời đố, lời hát giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ, Những cuộc đố như vậy là những thứ dinh dưỡng tinh thần trong cuộc sống bình dị của người dân lao động
Câu đố và hát đố là hai hình thức sinh hoạt mang tính giải trí rất cao Chúng đều là những
"trò chơi trí tuệ" phục vụ nhu cầu thư giãn, vui chơi cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng
2.1.1.2 V ề mục đích thử tài
Trong hoàn cảnh nào đó, câu đố, hát đố tạo nên thách thức khá thú vị để người tham gia khẳng định mình Trong xã hội lúc xưa, thử tài có trong những cuộc thi thố, kén chọn nhân tài cho đất nước Để phát hiện ra những con người có tài, có tri thức sâu rộng như các trạng, các nho sĩ, Người ta nêu lên những câu hỏi mang tính chất đố Điều này xuất hiện khá nhiều trong những truyện kể dân gian về nhân vật Trạng hay nhân vật người thông minh, Qua đó,
nhằm ngợi ca tài trí của các bậc trí thức, nho sĩ và cả những người bình dân, như truyện Em bé thông minh chẳng hạn Thử tài trong truyện cổ xuất hiện khá sớm và được kể khá nhiều Riêng ở câu đố, hát đố, thử tài không chỉ phát hiện ra người tài, người giỏi, thông minh
mà còn nhằm bắt bí đối phương, khẳng định tài năng, trí tuệ, sự hiểu biết của người thách đố Chỉ những ai có kiến thức sâu rộng mới có thể nêu lên được nhiều lời đố, cũng như lời giải Và trong xã hội xưa, những người như thế rất được trọng vọng
Câu đố được hình thành trong môi trường tập thể, mang tính cộng đồng rất cao Mục đích thử tài trong câu đố cũng được thể hiện ở môi trường cộng đồng Trong cuộc sống của người
bình dân, chữ "sỉ" được chú ý rất nhiều, vì "một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp" Đó
là lí do khi lời đố được đặt ra thì người đối diện buộc phải suy nghĩ, nêu lên lời đáp Nếu
không đáp được, người ấy được xem là thua cuộc, không có hiểu biết nhiều Cho nên, từ phương diện tinh thần, câu đố vừa mang yếu tố bắt bí để hạ bệ đối phương vừa có tác dụng nâng người tham gia đối đáp lên một vị thế xã hội khác Và mục đích thách thức trí tuệ là quan trọng nhất trong sinh hoạt câu đố dân gian
Thử tài cũng được hát đố sử dụng khá sinh động và đa dạng, chẳng hạn như trong giai thoại sau đây: O Nhẫn quê ở làng Đan Du, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, con nhà nghèo, nhưng tư chất thông minh, trí nhớ tốt O được các bậc khoa bảng trong và ngoài bảng cùng thời bái phục, xem là một đại diện tiêu biểu cho hát ví Kỳ Anh
Trang 35Trong một lần do nhóm trai làng Đan Chu sang hát với gái làng Lạc Dị lâm vào thế bí, cầu cứu o Nhẫn
"Bên kia bờ giếng, đám con gái Lạc Dị lại hát:
- Hỏi anh ai râu dài ba thước?
Bà nào mà vú được ba gang?
Ai thác ba năm mà sống lại ơ chàng?
Nghe tin anh văn tài võ giỏi, kể rõ ràng cho em nghe
Các cậu con trai Đan Du đều nhìn vào Nhẫn chờ đợi Nhưng chẳng chờ đợi gì cả, Nhẫn
"gà" cho ngay câu trả lời:
- Ông Tào Tháo râu dài ba thước
Bà Triều Ẩu vú được ba gang
Thác ba năm mà sống lại là Phạm Tử đó ơ nàng
Anh không văn tài võ giỏi, cũng kể rõ ràng cho em nghe." [119, 57]
Câu đáp của o Nhẫn không chỉ thể hiện sự thông thạo về tích truyện, mà còn thể hiện được tài bẻ từ, đặt câu, ứng biến trong đối đáp
Thử tài ở hát đố không chỉ kiểm tra về sự hiểu biết mà còn xem xét cả về tài năng ứng
biến linh hoạt, cách sử dụng ngôn ngữ, cách thức đối đáp Trong hát đố "Một người hát (dù nam hay nữ) có thể bị loại vì hai lý do: vì người đó không trả lời được câu hỏi của đối phương, hay vì người này hát tồi Trường hợp thứ nhất, người đặt câu hỏi không được trả lời (những câu hỏi và đáp bao giờ cũng phải bằng thơ) có thể đòi loại đối phương Công chúng đáp ứng lập tức yêu cầu của người đó Trong trường hợp thứ hai, chính đám đông người xem biểu thị
sự bất bình và loại người hát ra." [58, 20]Điều này cho thấy, người tham gia không chỉ có tri thức mà còn am hiểu về văn chương, đối đáp linh hoạt,
Câu đố và hát đố gặp nhau ở mục đích thách thức trí tuệ Nhưng trong hát đố, thử tài không chỉ riêng ở việc thể hiện tri thức mà còn ở tài ứng biến, đối đáp, sử dụng ngôn ngữ Có thể nói, đòi hỏi thử tài trong thể loại hát đố thể hiện ở nhiều mặt hơn câu đố
2.1.2 Ch ức năng đố
2.1.2.1 Ch ức năng nhận thức
Chức năng nhận thức được xem là rất quan trọng trong sinh hoạt đố
Đọc những văn bản câu đố và hát đố, tiếp xúc với những sinh hoạt đố đáp, chúng ta biết được rất nhiều thứ: từ những hiện tượng thiên nhiên, những địa danh, những tri thức về văn
Trang 36tạo của trí tuệ dân gian Chẳng hạn, chúng ta sẽ có thêm những hiểu biết về nữ tướng Triệu Thị Trinh qua câu đố:
"Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Làm cho nữ giới vẻ vang oai hùng
Quần thoa mà giỏi kiếm cung
Đạp luồng sóng dữ theo cùng bà huynh?" (Bà Triệu) [77, 657]
Hay biết thêm về cấu tạo của những vật dụng thường được người lao động xưa hay sử
dụng, cái nơm chẳng hạn:
"Mình tròn trùng tr ục
Quận khúc kỳ lân
Ba bốn mươi chân
Miệng bằng cái đĩa." (Cái nơm) [77, 344]
Cái nơm là vật làm bằng tre, có hình cái chuông, dùng để bắt cá Đây là vật dụng rất gần gũi với cuộc sống người lao động xưa
Trong hát đố cũng có không ít những tri thức về văn hóa, về đời sống và cả những quan niệm sống, được nêu lên, như:
"Tiếng đồn anh học chữ ngoài triều,
Chị dâu rớt xuống giếng nắm đường nào kéo lên?
- Anh xách cái đầu lỗi đạo nhân huynh,
Thò tay vào mình thụ thụ bất thân,
Không cứu chị dâu thì lỗi đạo từ đường,
Dòng dây thả xuống giếng, chị nương chị trèo [36, 231 -232]
Câu hát đố nêu lên quan niệm truyền thống của Nho giáo Trong đó, con người phải ứng
xử theo những lề lối nhất định Tình huống thể hiện trong văn bản trên buộc người giải đáp phải nêu lên những quan niệm, cách xử sự của bản thân để không vi phạm vào những lề lối được đặt ra trong xã hội cổ xưa
Nói tóm lại, câu đố và hát đố cung cấp tri thức về nhiều lĩnh vực khác nhau Không những thế, chúng còn được thể hiện rất đa dạng, phong phú phản ánh sự tri nhận của con người về thế giới khách quan và xã hội Có thể gọi câu đố, hát đố và cách hình thức sinh hoạt đố là "cuốn bách khoa thư về tri thức" của nhân loại
Tuy nhiên, chức năng nhận thức còn thể hiện sâu sắc hơn ở một khía cạnh khác Đối với những con người hôm nay, tìm về với những văn bản câu đố, hát đố dân gian không chỉ để mở
Trang 37rộng tri thức mà còn để hiểu hơn các quan niệm sống, cách ứng xử của người lao động xưa đối
với thiên nhiên, đồ vật, con người, Có yêu quý lắm mới có cái nhìn tỉ mỉ về cái nơm; có trân trọng, mến yêu lắm mới có những lời đố về Bà Triệu như ví dụ trên Hay chẳng hạn như trong
câu hát đố sau:
"Buông lời dám hỏi tích xưa:
Ba nàng Triệu, Hạ, Ngu Cơ thời nào?
Ai người tiết liệt nêu cao?
Ai người dâm đãng, âm hao tỏ bày?
- Xem trong Liêu quốc Xuân Thu
Hạ Cơ là gái đứng hàng đầu dâm ô
[ ]
Ngu Cơ nhan sắc nghiêng thành
Gá duyên Hạng Vũ, hùng anh một thời
Nêu gương trinh tiết ngàn đời [ ] " [88, 147 -148]
Qua sự miêu tả thể hiện lên quan niệm yêu, ghét rõ ràng của dân gian xưa Từ đó, mỗi chúng ta có thể rút ra những bài học riêng cho bản thân
Vì vậy, câu đố và hát đố không chỉ cung cấp cho con người những tri thức mà còn giúp con người có những thái độ tích cực đối với cuộc sống Đó là chức năng nhận thức của cả hai thể loại mang lại
2.1.2.2 Ch ức năng giáo dục
Câu đố, hát đố phản ánh nhiều đề tài khác nhau của đời sống con người Thế giới tự nhiên;
đồ vật; các nhân vật lịch sử; địa danh; tri thức về văn hóa, khoa học; các phong tục tập quán, được thể hiện khá sinh động qua thế giới vật đố của hai thể loại Tiếp xúc với văn bản câu đố, hát đố người ta sẽ hiểu thêm về nguồn gốc, bản chất của các sự vật, hiện tượng xung quanh
Từ đó, con người và thế giới khách quan càng trở nên gần gũi hơn Xin nêu một ví dụ chẳng hạn như: Cây tre là một đối tượng rất thân quen trong cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam Nhưng đâu mấy ai trong chúng ta quan sát tỉ mỉ đến nó Nhưng nhờ câu đố sau, mọi người chắc hẳn sẽ có những cảm nhận khác nhau về vai trò và vị trí của nó trong đời sống
Trang 38Câu đố miêu tả khá chi tiết từng giai đoạn sinh trưởng của cây tre Từ đó, nhận thức về cây tre sẽ được nâng lên, người tiếp nhận sẽ thấy yêu mến hơn đối tượng này
Qua đó, ta thấy rằng đố đã tham gia vào việc giáo dục tri thức cho con người Tình cảm, thái độ sống, ứng xử của con người cũng từ đấy được nâng lên từng bước
Những câu đố, hát đố về thiên nhiên, con người góp phần làm giàu có hơn vốn tri thức, tình yêu thiên nhiên, lòng nhân ái, Những câu đố, hát đố về đề tài lịch sử, danh nhân, tri thức văn hóa, giúp bồi dưỡng thêm lòng yêu nước, tự hào dân tộc Điều này rất cần thiết cho chúng ta, nhất là đối với trẻ em
2.1.2.3 Ch ức năng giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động chủ yếu của con người, thể hiện sự trao đổi, tiếp xúc với nhau giữa những cá thể hay cá thể với tập thể Chức năng giao tiếp không nằm ngoài mục đích hướng đến của sinh hoạt câu đố và hát đố Và có thể xem sinh hoạt câu đố và hát đố dân gian là một trong những hình thức giao tiếp của người lao động xưa Mọi người biết thêm nhiều người hơn qua những cuộc đố - đáp
Trước tiên, sinh hoạt câu đố và hát đố là sự kết nối giữa người ra lời đố với người giải Trong câu đố, đấy là sự trao đổi về tri thức, hiểu biết của nhau Còn ở hát đố, giao tiếp không chỉ dừng lại ở đó mà còn là việc trao đổi những tình cảm, cảm xúc của đối tượng tham gia Họ thể hiện cho nhau biết những tâm tư tình cảm nhằm mục đích tìm hiểu, làm quen, tỏ tình, của những nam nữ thanh niên Trong hát đố cũng có yếu tố thề nguyền, ước hẹn được thể hiện
khá rõ qua những câu kết như: "Trai nam nhân đà giải đặng, rồi mùa em theo anh"; "Chàng
mà đối đặng thiếp thì theo không"; "Anh phân cho rõ, hai chữ sắc tài em trao"; "Nay anh đối được em thì theo không"; Hát đố là một dạng sinh hoạt hò, hát giao duyên nên yếu tố thề
nguyền, ước hẹn xuất hiện như một hiển nhiên Qua mỗi câu đối đáp, mỗi cuộc hát đố những đối tượng tham gia hiểu nhau nhiều hơn Có những cặp vợ chồng quen nhau, yêu nhau và đến với nhau qua những buổi hát đố, đối đáp
Thứ hai, chức năng giao tiếp trong câu đố và hát đố còn thể hiện mối quan hệ giữa đối tượng tham gia và tập thể; giữa tập thể với tập thể
Những cuộc sinh hoạt đố đều ít nhiều đọng lại trong mỗi người trực tiếp hay gián tiếp tham gia những ấn tượng Như trong trích dẫn của Nguyễn Văn Trung, miêu tả về một buổi
sinh hoạt đố, có kể: "Trước khi giải tán, mọi người còn hẹn nhau sẽ họp lại vào đêm đẹp trời khác Tiếng chân người ra về đã xa, còn nghe văng vẳng tiếng mấy chú nhóc con hát tếu:
"Con cua tám cẳng hai càng, một mai hai mắt rõ ràng con cua Kiển tố vừa đố vừa giải, chúng
Trang 39mày ơi! "" [Dẫn lại 118, 27] Những dư âm ấy thôi thúc mỗi người đến với những cuộc đố tiếp theo Cũng từ đó, cộng đồng có thể hiểu hơn về từng cá thể qua sự thể hiện của mỗi người tham gia Tập thể có thể tôn vinh, ca ngợi những người trả lời được nhiều câu đố, ứng đáp thông minh, linh hoạt nhiều câu hát đố Điều này hình thành nên những mối quan hệ khác nhau giữa cá thể và cộng đồng
Đối với những cuộc sinh hoạt đố - đáp giữa các tập thể này với tập thể khác mang tính giao lưu, chẳng hạn như: thôn này với thôn khác, làng trên với làng dưới, Chính những sinh hoạt tập thể ấy đã gắn kết giữa các cộng đồng người với nhau trong mối quan hệ rộng hơn Trong sinh hoạt câu đố và hát đố, chức năng giao tiếp được xem là yếu tố đầu tiên được hướng đến Những hoạt động này giúp con người mở rộng mối quan hệ, thiết lập mối quan hệ mới, cũng cố những mối quan hệ cũ, Kéo mọi người lại gần nhau hơn
Trên đây là những mục đích, chức năng chủ yếu mà hai thể loại câu đố và hát đố dân gian thể hiện Đó chỉ là sự phân loại mang tính tương đối bởi các yếu tố luôn có mối quan hệ qua lại, nằm cùng nhau và bổ trợ cho nhau Qua đó, góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề về nội dung được trình bày ở phần tiếp theo
2.2 Thế giới vật đố và thế giới liên tưởng từ vật đố
Vật đố là những đối tượng được mang ra đố Đó có thể là những sự vật, sự việc, hiện tượng, như: cây tre, cây chuối, cây lúa, bó mạ, cái quạt, chiếc chiếu, khung cửi, cái nồi, trăng, gió, thuyền, bè, Vật đố được cất giấu rất kĩ dưới lớp ngôn ngữ được dân gian sử dụng Tập
hợp những đối tượng được mang ra đố gọi là thế giới vật đố Tương tự, thế giới liên tưởng từ
vật đố cũng là sự tập hợp những hình ảnh được "sáng tác" ra từ nguyên mẫu vật đố mà chủ yếu dựa vào liên tưởng, tưởng tượng
2.2.1 Th ế giới vật đố
Thế giới vật đố trong câu đố và hát đố được thể hiện hết sức đa dạng và phong phú Biểu hiện của sự đa dạng là sự xuất hiện của nhiều nhóm vật đố khác nhau, như: bộ phận cơ thể người và hoạt động con người, động vật, thực vật, đồ vật, tên đất, tên người, hiện tượng tự nhiên, tri thức văn hóa, Trong từng nhóm lại có những chủng loại khác nhau như: động vật
có động vật trên cạn: chim, thú, côn trùng; động vật dưới nước: cá, tôm, tép, cua, rùa, ba ba, mực, ếch, lươn, ốc, còng, rạm, rươi, sam, sò, trai, ; Hay vật đố là đồ vật thì có đồ vật dùng trong gia đình, phương tiện giao thông, công cụ lao động sản xuất, trang phục, trang sức, trang điểm, vật dụng văn hóa, vật dụng ẩm thực, ; Trong từng nội dung ấy, vật đố lại được chia
Trang 40nhỏ ra thành những đơn vị nhỏ hơn, như trong nhóm động vật dưới nước, có cá Cá lại có nhiều loài cá khác nhau được mang ra đố, như: cá bạc má, cá cháy, cá chim, cá đuối, cá voi, cá leo, lưỡi trâu, tren bầu, lòng tong, mè, rô phi, trê,
Điều đó cũng thể hiện sự giàu có của thế giới vật đố trong câu đố và hát đố Tuy nhiên, trong từng thể loại, thế giới vật đố được phản ánh khác nhau
Theo kết quả thống kê, đối chiếu, số lượng đối tượng xuất hiện trong mỗi chủ đề mang ra
T ỉ lệ (%)
Số lượng (vật đố)
Tỉ lệ (%)
3 Con người và hoạt
động của con người
Trên đây là kết quả thống kê vật đố từ 1232 văn bản câu đố và 336 văn bản hát đố theo
chủ đề thể hiện Trong đó, nội dung Khác được đưa vào thống kê chỉ những vật đố không phải
là thực thể, nằm trong lối tư duy, quan niệm của con người, như: những con số mang tính quan niệm; những lối ứng xử, xử sự của người đáp trước một tình huống người đố đưa ra; những vật
đố không là thực thể có thật Đa phần những vật đố dạng này nằm trong hát đố, câu đố không
có đối tượng đấy Điều này là sự khác biệt đầu tiên giữa hai thể loại trong thế giới vật đố Thế giới vật đố trong câu đố thường xuất phát từ những thực tế mà con người nhìn thấy được, cầm, nắm được, Trong khi đó, hát đố thường hướng đến những đối tượng thuộc thế giới bên trong con người, thuộc về tư duy, suy nghĩ con người
Qua kết quả thống kê, luận văn cũng rút ra một số nhận xét sau: