CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT TRÊN BÌNH DI ỆN NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
3.2. So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt dưới góc nhìn tu từ
3.2.2. Tu t ừ trong vấn đề so sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt
Các phương tiện, biện pháp tu từ đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên những giá trị thẩm mĩ cho văn học nói chung. Riêng với các thể loại văn học dân gian, các công cụ tu từ ấy còn thể hiện sự cách sử dụng sáng tạo, tài tình ngôn ngữ dân tộc của những người bình dân.
Trong hình thức nghệ thuật của câu đố và hát đố dân gian người Việt, các phương tiện, biện pháp tu từ góp phần không nhỏ trong việc làm nên những bản chất riêng, đặc sắc riêng của mỗi thể loại. Trên bình diện so sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt, luận văn đi vào khảo sát, thống kê và thu được kết quả như sau:
Bảng 3.3: Một số phương tiện, biện pháp tu từ trong câu đố và hát đố dân gian người Việt (Thống kê theo số lượng và tỉ lệ)
Các phương tiện và biện pháp
tu từ
Câu đố Hát đố
Số lần xuất hiện
(lần)
Tỉ lệ (%)
Số lần xuất hiện
(lần)
Tỉ lệ (%)
So sánh 176 19.19 15 4.85
Nhân hóa 246 26.83 2 0.65
Điệp ngữ 238 25.95 183 59.22
Chơi chữ Đồng âm
65 7.09 85 27.51
Đồng nghĩa
88 9.6 23 7.44
Nói lái 104 11.34 1 0.33
Tổng 917 100 309 100
∗Nhận xét:
Kết quả thống kê được thực hiện trên 1232 văn bản câu đố và 336 văn bản hát đố. Việc
khảo sát trên cho thấy:
Cả hai thể loại câu đố và hát đố đều chú trọng đến việc sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ tiếng Việt nhằm làm phong phú hơn, đặc sắc hơn cho lời đố và lời giải. Chính điều này đã góp phần tạo sự hấp dẫn trong sinh hoạt của hai thể loại.
Dựa vào những số liệu cụ thể, luận văn đi vào tìm hiểu những điểm tương đồng và khác biệt của hai thể loại ở phương diện tu từ.
3.2.2.1 Sự tương đồng giữa câu đố và hát đố ở phương diện tu từ
Cả hai thể loại đều sử dụng các phương tiện, biện pháp trong tu từ tiếng Việt. Và chúng đã gặp gỡ nhau ở rất nhiều phương diện.
a) Sự tương đồng ở cách thức sử dụng
Nhìn từ phương diện khái quát, câu đố và hát đố sử dụng các phương thức tu từ tiếng Việt với đầy đủ những yếu tố, biểu hiện đặc trưng của chúng.
- Về so sánh: cách thức sử dụng vẫn là đối chiếu sự vật này với sự vật khác trên những phương diện tương đồng cụ thể. Những từ ngữ nhận diện như: bằng, vừa bằng, như, giống như, tựa như, hơn, như thể, ... là những dấu hiệu chung, được sử dụng. Cụ thể như những văn bản có dạng sau:
"Khi trắng nõn như bông Khi đen thui như lọ Khi vàng khè như hoa Khi xanh biếc như mắt
Thay dạng đổi hình trong khoảnh khắc Đông, Tây, Nam, Bắc
Có mặt khắp nơi." (Mây) [77, 40]
Hay trong câu hát đố sau:
Cây chi chi không đọt Trái ngọt tợ như đường
Trai như anh đây mà nói được, gái em thương biết chừng nào?
- Thanh long chi không đọt Trái ngọt tợ như đường
Trai anh đã đối được, gái em thương lẽ nào?" [88, 139]
Hai văn bản trên đều sử dụng so sánh với từ ngữ nhận diện là từ "như", và dựa vào những đặc điểm tương đồng mà đối chiếu. Cụ thể: trắngnhư bông; đen nhưlọ; ...
- Ở phương diện điệp ngữcũng vậy. Trong câu đố và hát đố, cách thức thể hiện vẫn là lặp lại một, hoặc một vài từ nhằm nhấn mạnh vấn đề, hình ảnh, đặc điểm .... của đối tượng vật đố ở lời đố. Chẳng hạn như văn bản câu đố và hát đố sau:
"Có con mà không có cha, Có cửa mà không có nhà,
Đến ngày con lớn mẹ đà chết đi." (Con sông và cửa sông) [86, 157]
Cấu trúc "có ....mà không có" thể hiện trong câu đố rất đặc sắc. Nó vừa thể hiện tính vần điệu, giúp cho người tiếp nhận dễ nắm bắt, dễ nhớ. Bên cạnh đó, sự điệp này giúp cho việc thể hiện nội dung một cách sáng tạo và vật đố được che phủ bởi lớp từ ngữ khó đoán định này.
Hát đố: "Hỏi anh ngày xưa:
Nào ai bị rớt xuống sông
Nào ai thất lạc vườn hồng năm canh Nào ai phá ngục khai thành
Nào ai bị trói năm canh tan tành Nào ai chự trọn hiếu trung
Trai nam nhi anh mà đối đặng, gái nữ đồng kết duyên.
- Vân Tiên bị rớt xuống sông
Nguyệt Nga thất lạc vườn hồng năm canh An Bình phá ngục khai thành...
Tiểu đồng bị trói năm canh bão bùng Tử Trực chự trọn hiếu trung
Trai nam nhi đây đã nói đối đặng ....gái đồng tình hay chưa?" [88, 196]
Sự lặp lại cụm từ "nào ai" trong văn bản hát đố trên tạo mối liên kết giữa các luận cứ khác nhau dẫn đến những đối tượng đố khác nhau. Tác dụng liên kết trong văn bản của điệp ngữ được thể hiện ở hát đố dân gian một cách sắc sảo qua văn bản trên.
- Tương tự, các phương tiện, biện pháp nghệ thuật như: nhân hóa, vật hóacũng được câu đố và hát đố vận dụng dựa vào những biểu hiện, cách thức của những phương thức tu từ ấy.
Chẳng hạn, nhân hóa vẫn là dùng những từ ngữ, hình ảnh, ... chỉ người để biểu thị cho những đối tượng không phải là người. Cụ thể trong văn bản sau:
"Có cửa mà không có nhà
Đến ngày mà đẻ con ra mới tài." (Biển) [77, 31]
Từ "đẻ con", "tài" được dùng trong trường chỉ người. Song ở đây tác giả dân gian đã
dùng để miêu tả nhằm hướng đến vật đố.
- Chơi chữtrong câu đố và hát đố cũng được thể hiện qua rất nhiều hình thức khác nhau.
Tuy nhiên, có ba dạng chơi chữ được sử dụng nhiều và đặc sắc nhất trong cả hai thể loại trên, đó là:cách sử dụng từ đồng âm khác nghĩa (gọi tắt là đồng âm); cách sử dụng từ đồng nghĩa khác âm (gọi tắt là đồng nghĩa) và nói lái.
+ Sử dụng từđồng âm khác nghĩatức là việc đánh tráo những dạng nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa trong văn bản nói hay viết. Từ việc vận dụng này đưa đến cho người tiếp nhận những liên tưởng, cảm nhận bất ngờ. Cụ thể trong văn bản sau:
"Bạc Liêu có ba bốn nhịp cầu
Đố chàng đoán được thiếp hầu trăm năm.
- Cầu duyên cầu nợ cầu tình
Cầu hai đứa mình kết nghĩa trăm năm." [19, 697]
Ở đây từ "cầu" trong lời đố và lời giải cùng một âm, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.
"Cầu" nằm trong lời đố là cây cầu, vật bắc qua sông, gạch để việc đi lại được dễ dàng hơn như cầu sắt, cầu tre, cầu khỉ, ... Còn "cầu" ở lời đáp mang ý nghĩa thể hiện thế giới tinh thần con người, chỉ những mong mỏi, ước muốn của con người trong cuộc sống hiện thực.
Trong câu đố cũng vậy:
"Trai thanh tân vui thú giang hà,
Sao anh trẻ mãi không già hỡi anh!" (Con trai) [86, 347]
Đồng âm ở đây nằm ở hai phần: đố và giải của câu đố. "Trai" trong lời giải là cách gọi những người đàn ông chưa vợ. Còn "trai" trong lời giải chỉ một động vật sống dưới biển, đó là con trai. Ở đây tác giả dân gian đã dùng từ "trai" với hai lớp nghĩa hoàn toàn khác nhau. Ở lời đố, nó góp phần che giấu kín đáo vật đố bằng lớp ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Còn về cách sử dụng từ đồng nghĩa khác âmlà phương thức trái ngược trong lối chơ chữ ở cấp độ từ vựng. Đó là việc vận dụng triệt để những khái niệm khác nhau về một sự vật, sự việc, hiện tượng để nhằm tạo ra những nét mới mẻ trong cách tiếp nhận một đối tượng. Về vấn đề đồng nghĩa trong câu đố dân gian người Việt cũng khá phong phú. Nó được thể hiện trong những dạng văn bản sau:
"Cây gì nghèo suốt một đời,
Cha sinh mẹ đẻ không lời thở than. (Cây bần) [86, 257]
Ở đây "nghèo" và "bần" đều chỉ về sự nghèo khó về vật chất. Tác giả đã lợi dụng điều này để che giấu vật đố một cách tinh tế.
+ Nói lái là một sự "chuyên nghiệp" trong cách vận dụng ngôn ngữ. Nói lái được sử dụng khá nhiều ở câu đố. Chúng là những dạng văn bản có kết cấu như sau:
"Đi u cổ, về u cổ." (Ổ cu) [86, 347]
Ở đây tác giả đã dùng cách hoán đổi vị trí các âm, vần trong cụm từ "u cổ" thành "ổ cu", là vật đố.
Tương tự,
"Ai mua mà mãi tới lui,
Thử hỏi cho vui: gì bán?" (Giàn bí) [86, 261]
Trong đó, vật đố của câu đố trên là kết quả sự hoán đổi vị trí các từ "gì" và "bán" trở thành "giàn bí".
Nói tóm lại, câu đố và hát đố đã gặp gỡ nhau trong việc sử dụng những phương thức diễn đạt tu từ trên những đặc điểm cơ bản của chúng.
b) Sự tương đồng ở mục đích sử dụng, tác dụng của các phương tiện biểu đạt tu từ Những phương tiện biểu đạt tu từ được tác giả dân gian sử dụng trong câu đố và hát đố đều có mục đích và tác dụng cụ thể. Tuy nhiên, nhìn một cách bao quát, hai thể loại câu đố và hát đố có sự tương đồng với nhau ở một số nội dung sau:
- Về mục đích đánh lạc hướng người giải đố
Ở phương diện này, người bình dân đã vận dụng triệt để tác dụng của từng phương tiện, biện pháp tu từ tiếng Việt mang lại. Trong đó, nhân hóa, vật hóa và chơi chữ là ba phương tiện diễn đạt tu từ mà tác giả dân gian sử dụng.
Nhân hóa, vật hóa được sử dụng trong câu đố và cả hát đố là một "cái bẫy" trong trường liên tưởng của người giải đố. Vật đố được giấu kín dưới lớp vỏ ngôn từ. Người giải đố dễ nhằm lẫn vật đố nếu như chỉ dựa vào ngôn từ được thể hiện trong lời đố. Chẳng hạn:
"Da cuốn tóc, Tóc cuốn thịt,
Thịt cuốn xương. (Quả ngô) [86, 250]
Thì những từ ngữ "da", "tóc", "thịt", "xương", "cuốn"khiến người giải đố nghĩ đến các thực thể thuộc trường con người hay động vật. Tuy nhiên, vật đố được hướng đến lại là quả ngô - thuộc trường thực vật. Đó là một cách đánh tráo trường liên tưởng bằng ngôn ngữ tài tình của trí tuệ dân gian.
Còn về chơi chữ trong câu đố và hát đố, nó cũng mang mục đích chung là đánh đố người giải đáp. Nếu nhân hóa, vật hóa là việc "lừa" người giải đố bằng tạo ra một trường liên tưởng
khác thì chơi chữ thực hiện điều ấy bằng cách khai thác triệt để sự giàu có về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, vần điệu, ... của ngôn ngữ tiếng Việt. Cụ thể như văn bản sau:
"Bạc Liêu có ba bốn nhịp cầu
Đố chàng đoán được thiếp hầu trăm năm.
- Cầu duyên cầu nợ cầu tình
Cầu hai đứa mình kết nghĩa trăm năm." [19, 697]
Ở đây từ "cầu" trong lời đố và lời giải cùng một âm, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.
"Cầu" nằm trong lời đố là cây cầu, vật bắc qua sông, gạch để việc đi lại được dễ dàng hơn như cầu sắt, cầu tre, cầu khỉ, ... Còn "cầu" ở lời đáp mang ý nghĩa thể hiện thế giới tinh thần con người, chỉ những mong mỏi, ước muốn của con người trong cuộc sống hiện thực.
Trong câu hát đố sau với cách sử dụng từ đồng nghĩa nhưng khác âm cũng đã thể hiện mục đích gài bẫy người giải đáp:
"Đố anh:
Sông gì chín khúc rồng bơi, Núi gì ba đỉnh cao vời tầng mây?
- Cửu Long chín khúc em ơi,
Ba Vì sừng sững cao vời tầng mây." [36, 228]
Ở đây, tác giả dân gian đã dựa vào hiện tượng đồng nghĩa của từ: "rồng" với "long"
Nói tóm lại, mục đích đánh lạc hướng người giải được tác giả dân gian thể hiện qua việc sử dụng phương tiện diễn đạt tu từ: nhân hóa, vật hóa và chơi chữ. Những yếu tố này đã góp phần không nhỏ làm nên sự độc đáo trong câu đố, hát đố.
- Về mục đích tạo tính vần điệu, nhạc điệu
Tính vần điệu, nhạc điệu làm cho lời đố, lời đáp trong sinh hoạt câu đố, hát đố sống mãi theo thời gian, gần gũi hơn với mọi người. Để có những đặc tính này, điệp ngữ góp phần không nhỏ trong quá trình tạo lập văn bản.
Điệp ngữ tạo nên những lối diễn đạt, nhịp nhàng, dễ đi vào lòng người, dễ nhớ, dễ thuộc trong văn bản câu đố, hát đố dân gian. Như trong văn bản câu đố sau:
"Tiếng gì róc rách bên tai?
Tiếng gì vi vút như ai thì thầm?
Tiếng gì mưa gió bỗng "rầm!"?
Tiếng gì ven biển ì ầm ngày đêm?" (Suối chảy, gió, sấm sét, sóng) [86, 43]
Bằng cách lặp lại từ "tiếng gì"văn bản đố trên làm cho người nghe dễ tiếp nhận, dễ thuộc
ngay.
Hay trong câu hát đố sau cũng vậy:
"Lá gì trước gió tung bay,
Lá gì bay chẳng rời cây bao giờ?
- Lá buồm trước gió tung bay,
Lá buồm bay chẳng rời cây bao giờ?" [88, 212]
Ở đây, phép điệp được thể hiện ở cả lời đố và lời đáp trong hát đố dân gian. Cũng mang tính liên kết, nhưng ở đây, điệp ngữ đã liên kết giữa hai lượt lời khác nhau.
Điệp ngữ vừa nhằm nhấn mạnh những đặc điểm, tính chất, ... của đối tượng được nói đến, vừa làm cho lời văn diễn đạt thêm vần nhịp nhàng, cân đối và giàu tính nhạc điệu hơn.
Đấy là sự gặp gỡ nhau về mục đích tạo tính vần điệu, nhạc điệu trong cách sử dụng các phương tiện diễn đạt tu từ của hai thể loại: câu đố và hát đố.
- Về mục đích làm phong phú hơn thế giới hình ảnh trong lời đố
Câu đố và hát đố đòi hỏi người đáp đi đến vật đố qua hình ảnh, từ ngữ, ... Vì vậy, yếu tố hình ảnh thể hiện trong hai thể loại rất giàu có. Nhưng để có được điều đó, ngoài việc miêu tả vật đố, so sánh cũng là một trong những phương thức diễn đạt tu từ phục vụ đắc lực.
So sánh trong câu đố và hát đố làm cho thế giới liên tưởng từ vật đố trở nên phong phú và đa dạng hơn. Chẳng hạn như trong văn bản sau:
"Bằng quả mướp, ăn cướp cả làng." (Con chuột) [86, 274]
Nếu dùng lối miêu tả bình thường về con chuột như: hình dáng nhỏ nhắn, ăn lúa gạo, sống trong hang, ... sẽ không mang tính nghệ thuật bằng cách trình bày như trên.
Trong hát đố cũng vậy:
"Đố anh chi sắc hơn dao,
Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời.
- Em ơi mắt sắc hơn dao,
Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời. [36, 222]
Nghệ thuật so sánh đã làm nổi bật trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú, đa dạng của người bình dân.
Từ những phân tích trên văn bản của câu đố, hát đố làm rõ nét hơn những sự tương đồng giữa hai thể loại trên phương thức diễn đạt tu từ.
3.2.2.2 Sự khác biệt giữa câu đố và hát đố ở phương diện tu từ
Rất khó có thể xác định sự khác biệt của hai thể loại từ phương diện tu từ. Bởi, cả câu đố
và hát đố đều sử dụng các phương thức diễn đạt tu từ cùng mục đích và có tác dụng như nhau.
Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát, luận văn đi vào khía cạnh khác nhau rõ nét nhất.
Nội dung này dựa vào thực tế sử dụng các phương thức diễn đạt tu từ trong 1232 văn bản câu đố và 336 văn bản hát đố để khảo sát, khái quát lên.
Các phương tiện, biện pháp tu từ đều được cả hai thể loại sử dụng. Tuy nhiên, trong hát đố có sự phân bố không đều. Thể loại này sử dụng khá nhiều biện pháp điệp ngữ, chiếm 59.22%
(183/309 lần) trong tổng số lần xuất hiện. Điều đó có thể lí giải dựa vào hình thức sinh hoạt, diễn xướng của hát đố.
Hát đố là một hình thức sinh hoạt hò hát dân gian theo lối đối đáp. Ở đó, lời thơ sẽ được kết hợp với những nhịp điệu, nhạc điệu của từng hình thức sinh hoạt dân ca qui định. Vì vậy, văn bản hát đố phải đảm bảo được tính vần điệu nhằm để phù hợp với đặc trưng diễn xướng.
Và điệp ngữ là một phương thức diễn đạt tu từ đạt hiệu quả nhất trong việc tạo tính vần điệu, nhạc điệu cho phần văn bản hát đố.
Bên cạnh đó, trong quá trình thể hiện lời đáp, nhiều văn bản đã lặp lại những yếu tố thuộc lời đố. Sự lặp lại này được xem là một điệp ngữ, liên kết giữa lời đố và lời đáp. Chính vì thế, điệp ngữ đã xuất hiện trong hát đố một cách dày đặc.
Và điệp ngữ đã trở thành phương tiện phục vụ đắc lực cho việc tạo lập văn bản hát đố.
Về câu đố, đây là mảnh đất màu mỡ cho của các phương tiện, biện pháp tu từ tiếng Việt.
Thể loại này sử dụng hầu hết các phương thức diễn đạt tu từ và mang hiệu quả cao. Tuy nhiên, câu đố sử dụng nhiều ở nhân hóa (có 246/917 lần xuất hiện, chiếm 26.83%), điệp ngữ (có 238/917 lần cuất hiện chiếm 25.95%) và so sánh (với 176/917 lần xuất hiện chiếm 19.19%).
Điều này cho thấy, mỗi phương tiện, biện pháp tu từ sẽ giữ một vị trí khác nhau trong quá trình tạo lập văn bản của mỗi thể loại.
Nói tóm lại, nhìn từ góc độ tu từ khi so sánh câu đố và hát đố trên một số yếu tố cụ thể, luận văn đã vạch ra được một vài nét chung, nét riêng của mỗi thể loại. Từ góc nhìn này, câu đố và hát đố có rất nhiều điểm chung, ít nét riêng. Chính vì mang nhiều nét giống nhau, chúng thể hiện sự tương tác, giao thoa của hai thể loại này.