CHƯƠNG 2: SO SÁNH CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT TRÊN BÌNH DI ỆN NỘI DUNG
2.2. Th ế giới vật đố và thế giới liên tưởng từ vật đố
2.2.2. Th ế giới liên tưởng từ vật đố
Như đã trình bày trên, thế giới liên tưởng từ vật đố là sự tập hợp những sự vật dùng thay thế cho vật đố được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng.
Nếu thế giới vật đố là thế giới tri nhận của người giải đố nêu lên thì thế giới liên tưởng từ vật đố do người đố nêu ra. Nó làm tiền đề cho người giải liên tưởng, suy luận đến vật. Thế giới vật đố phong phú, đa dạng bao nhiêu thì liên tưởng từ vật đố cũng phong phú, hấp dẫn bấy nhiêu. Thế giới liên tưởng của cả câu đố và hát đố đều thể hiện điều ấy.
Trong một tổng thể, thế giới liên tưởng từ vật đố của câu đố và hát đố mang những tính chất: tính lạ hóa, tính hiện thực
2.2.2.1 Tính lạ hóa của thế giới liên tưởng từ vật đố
"Lạ hóa" là làm khác đi, lạ đi, không giống như trước. Tính lạ hóa của thế giới liên tưởng từ vật đố là các sự vật, hiện tượng được miêu tả hiện ra không phải như những gì ta đã biết, đã quen mà là khác đi, kì dị. Chính điều này tạo nên sự mới mẻ, ngạc nhiên, hiếu kì cho người tiếp nhận.Ở câu đố và hát đố, tính chất này tạo nên phương thức "nói chệch" trong cách xây dựng lời đố. Nó tác động rất lớn đến thế giới vật đố, tạo nên những lời đố khác nhau về một đối tượng. Chẳng hạn, trong câu đố về cối giã gạo tác giả dân gian miêu tả như sau:
"Bốn thằng lỏng chỏng Vác một thằng dài lưng
Lên đến nửa chừng rơi một cái độp." [77, 361]
Trong cuộc sống hằng ngày, hình ảnh khuân vác không có gì là xa lạ với cuộc sống của người bình dân. Nhưng ở đây, "bốn thằng lỏng chỏng" lại "vác một thằng dài lưng" và "đến nửa chừng rơi một cái độp". Thật khó nhận ra đó là cái cối giã gạo nếu không có sự liên kết
với những hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt hằng ngày.
Hay trong lời đố về sao:
"Cây cao tám vạn nghìn hoa
Hễ mưa thì héo, nắng già lại tươi." (Sao) [78, 52]
Một hình ảnh hết sức lạ lẫm: cây mà cao đếntám vạn, có nghìn hoa nhưng trời mưa thì héo, trời nắng lại tươi, trái ngược hoàn toàn với qui luật tự nhiên. Những hình ảnh hiện lên làm nhằm đánh lạc hướng đoán định của đối phương. Người đáp phải liên tưởng, mở rộng đối tượng quan sát ra rất nhiều mới có thể giải trúng.
Tính lạ hóa của thế giới liên tưởng từ vật đố thể hiện một cách sinh động và khá hóm hỉnh trong thể loại câu đố. Có rất nhiều văn bản câu đố mang những hình tượng lạ kì tương tự như hai ví dụ trên, như: "Bốn cột đình mà rinh hòn đá [...] [86, 313] trong cách miêu tả con voi; "Cái đầu xa con mắt hai gang - Cái lưng đi trước, cái bụng chàng àng đi sau" [86, 355]
để chỉ cẳng chân; "Cây cao ngàn trượng - Nấu thì sống, nung thì chín." [86, 173] miêu tả núi đá vôi; ...
Còn ở hát đố, tính chất lạ hóa của thế giới liên tưởng từ vật đố thể hiện qua các lời đố như sau:
"Cây chi trên rừng không lá?
Cá chi dưới biển không xương?
Trai nam nhơn đối đặng, thiếp kết nghĩa tào khương với cùng." [88, 129]
Hình ảnh cây không lá, cá không xươngthật sự khá kì dị, lạ lẫm với cuộc sống của người lao động. Những đặc điểm miêu tả ấy của lời đố nhằm đánh lạc hướng tư duy, suy đoán của người đáp.
Hay trong miêu tả con chuồn chuồn:
"Đến đây hỏi khách tương phùng:
Chim chi bốn cánh dạo cùng nước non?.... " [88, 132]
Trong cuộc sống không có một loài chim nào mang bốn cánh kì lạ đến vậy. Sự miêu tả này làm cho lời đố trở nên bí ẩn, thu hút hơn.
Từ những hiện thực quen thuộc, tác giả dân gian tạo nên một thế giới hết sức lạ lẫm, bí ẩn song cũng đầy sức hấp dẫn cho sinh hoạt đố. Điều này phản ánh trí tưởng tượng phong phú, đa dạng của dân gian.
Nhìn chung, tính lạ hóa của thế giới liên tưởng từ vật đố xuất hiện ở cả hai thể loại câu đố và hát đố. Song, tùy theo từng đặc điểm của thể loại mà thể hiện khác nhau. Trong câu đố, thế
giới liên tưởng từ vật đố càng lạ lẫm, càng khó thì càng hấp dẫn người tham gia. Bởi trả lời được những câu đố khó mới thể hiện được tài năng, tri thức, bản lĩnh của người giải đố. Còn trong hát đố, một điều dễ nhận thấy rằng, mức độ khó của lời đố đưa ra là không cao. Điều đó một phần do tính chất của cuộc chơi sinh hoạt hát đố làm nên. Đó là việc thể hiện câu trả lời trong một thời gian rất ngắn nhưng phải trình bày dưới dạng hát, hò. Đồng thời, chất lượng cuộc hát đố không nằm trong câu trả lời chính xác mà ở cách ứng biến linh hoạt của người tham gia. Vì vậy, sự xuất hiện của tính lạ hóa trong thế giới liên tưởng từ vật đố cũng có phần hạn chế.
2.2.2.2 Tính hiện thực của thế giới liên tưởng từ vật đố
Tính hiện thực thể hiện thuộc tính của văn học trong mối quan hệ với hiện thực, khẳng định sự phụ thuộc của văn học vào hiện thực khách quan.
Ở thế giới liên tưởng từ vật đố của câu đố và hát đố, tính hiện thực thể hiện ở việc xây dựng lời đố dựa trên những hiện thực đời sống. Nghĩa là những hình ảnh, sự vật, sự việc nêu trong lời đố đều xuất phát từ cuộc sống nhưng đã qua lăng kính sáng tạo của người bình dân.
Biểu hiện của tính chất này trong thế giới vật đố là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với con người thể hiện ở lời đố. Chẳng hạn như trong văn bản câu đố sau:
"Con chi ăn no, Bụng to mắt híp, Tiếng kêu ụt ịt,
Nằm thở phì phò." (Con lợn) [86, 275]
Con vật mang những đặc điểm: bụng to, mắt híp, tiếng kêu ụt ịt, nằm thở phì phò... khiến người giải đố nghĩ ngay đến con lợn. Bởi những chi tiết đó rất quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của vùng nông thôn xưa. Ai cũng có thể nhận biết ngay khi người đố nêu lên những hình ảnh mang đặc điểm ấy về vật đố.
Không chỉ trong câu đố, mà hát đố cũng dày đặc những câu dạng:
"Cây chi chi không đọt Trái ngọt tợ như đường
Trai như anh đây mà nói được, gái em thương biết chừng nào?
- Thanh long chi không đọt Trái ngọt như đường
Trai anh đã đối được, gái em thương lẽ nào?" [88,139]
Những đặc điểm về vật đố như: cây không đọt, ngọt tợ như đường hầu như rất phổ biến
trong đời sống, nhưng nó cũng đã có sự khu biệt đối với đối tượng cụ thể là cây thanh long.
Tính hiện thực trong thế giới liên tưởng từ vật đố trong cả hai thể loại đều được thể hiện một cách tinh tế và độc đáo. Điều đó khẳng định thêm sự quan sát hết sức chi tiết, cụ thể, sâu rộng của dân gian. Từ đấy, người tiếp xúc với những văn bản câu đố, hát đố ngày nay hiểu thêm về những hoạt động, sinh hoạt, văn hóa của những thế hệ đi trước.
Nhìn trên phương diện khái quát, tính hiện thực và tính lạ hóa mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên, khi tìm hiểu một cách cụ thể thì đấy là hai yếu tố hoàn toàn hỗ trợ và bổ sung cho nhau.
Trong khi thể hiện tính chất lạ hóa của thế giới liên tưởng từ vật đố, tác giả dân gian phải lấy chất liệu từ cuộc sống. Đó là những hình ảnh, hoạt động, sinh hoạt, ... thuộc về hiện thực đời sống. Từ đấy, người bình dân dựa vào những chất liệu có sẵn để làm nên sản phẩm mới qua hoạt động sáng tạo của tư duy. Chẳng hạn như trong lời đố sau:
"Hỏi chàng học sách Kinh Thi, Đàn bà đi lọng chữ chi rứa chàng?
- Anh đây học sách cửu thiên,
Đàn bà đi lọng chữ yên "rõ ràng". [36, 234]
Hình ảnh đàn bà đi lọng được câu hát đố mang ra để làm lạ hóa đối tượng vật đố, đánh lạc hướng người đáp. Tuy nhiên, hình ảnh đàn bà đi lọng cũng là hình ảnh có thực trong đời sống, chỉ những người phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc, vua chúa ngày xưa.
Ở câu đố cũng có những dạng văn bản có lời đố tương tự như trên, chẳng hạn:
""Đầu đội chiếc lọng xanh Cổ đeo xâu chuỗi hạt
Mỗi hạt to bằng ông bình vôi Ruột dùng nấu xôi
Sọ dùng làm gáo Trưa hè lộn trật áo
Nuốt từng ngụm tuyệt vời." (Quả dừa) [86, 226]
Những chi tiết "đầu đội chiếc lọng xanh", "cổ đeo xâu chuỗi hạt", ... thể hiện trong lời đố nhằm để che đậy vật đố một cách kín đáo bằng hình ảnh lạ lẫm, kì dị. Nhưng tất cả những chi tiết, hình ảnh ấy đều nằm trong hiện thực cuộc sống. Điều đó thể hiện tính chân thực trong thế giới liên tưởng từ vật đố.
Tính lạ hóa thể hiện trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo của người bình dân quan việc xây dựng lời đố. Tính hiện thực của thế giới liên tưởng từ vật đố trong câu đố và hát đố thể
hiện cách tri nhận thế giới khách quan bằng trực quan một cách sinh động, cụ thể. Trong thế giới liên tưởng từ vật đố của câu đố và hát đố, tính lạ hóa và tính hiện thực hòa quyện vào nhau, tạo nên những đặc sắc trong lời đố của cả hai thể loại.
Tóm lại, thế giới liên tưởng từ vật đố vô cùng đa dạng, ở đó thể hiện trí tưởng tượng phong phú và sự nhạy cảm của con người trước thiên nhiên, tạo vật, tư tưởng tình cảm. Câu đố và hát đố có nhiều điểm tương đối giống nhau trên khía cạnh biểu hiện của thế giới liên tưởng từ vật đố. Từ đó, hai thể loại mang tính tương đồng cụ thể trên phương diện này.