Khái quát v ề lý thuyết ngữ dụng

Một phần của tài liệu So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT TRÊN BÌNH DI ỆN NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ

3.1. So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt dưới góc nhìn ngữ dụng

3.1.1. Khái quát v ề lý thuyết ngữ dụng

Động lực thúc đẩy sự ra đời của ngữ dụng học không gì khác ngoài việc đòi hỏi sự lí giải cặn kẽ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội. Ngữ dụng học nhìn nhận một cách biện chứng vai trò ngôn ngữ trong giao tiếp của xã hội. Bên cạnh đó, ngữ dụng còn quan tâm sâu sắc tới việc thể hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Bất cứ yếu tố nào thuộc về ngôn ngữ (dù là trạng thái tĩnh hay động) cũng đều có khả năng thực hiện chức năng giao tiếp. Và sinh hoạt của các thể loại dân gian như câu đố và hát đố không nằm ngoài hoạt động giao tiếp. Vì vậy, luận văn sẽ đi vào tìm hiểu một số nội dung cần thiết để làm cơ sở cho việc so sánh và lí giải.

3.1.1.1 Chiếu vật và các phương thức chiếu vật

Chiếu vậttrong ngữ dụng học từng là đối tượng được quan tâm nhiều trong Lôgic học.

George Yule trong cuốn Dụng học quan niệm: "Chiếu vật là một hoạt động trong đó người nói, hay người viết sử dụng các hình thái ngôn ngữ làm cho một người nghe hay người đọc có thể nhận diện được cái gì đó." [129, 43] Định nghĩa nêu lên một luận điểm quan trọng: Chiếu vật là một hành vi ngôn ngữ. Bên cạnh đó, Yule cũng viết: "Chúng ta biết rằng tự thân các từ không qui chiếu đến cái gì cả. Con người mới làm cái việc qui chiếu đó." [129, 43] Sự qui chiếu vì vậy gắn liền với mục đích và niềm tin của con người.

Về phương thức chiếu vật: là cách thức mà người sử dụng để thực hiện hành vi chiếu vật.

Có ba phương thức chủ yếu, đó là:

- Chiếu vật bằng tên riêng: là hành vi ngôn ngữ mà trong đó người nói, người viết nêu tên của sự vật, hiện tượng được nói đến để người nghe, người đọc nhận biết.

- Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả: là phương thức chiếu vật mà ở đó người phát sử dụng những từ ngữ nêu lên các đặc điểm của sự vật. Qua sự miêu tả, người tiếp nhận nhận biết được

điều mà người nói, người viết muốn đề cập đến. Trong sinh hoạt đố - đáp, phương thiếu chiếu vật này tạo nên những điểm đặc sắc nhất định.

- Chiếu vật bằng chỉ xuất: là phương thức chiếu vật dựa trên hành động chỉ trỏ. Qui tắc chiếu vật chỉ xuất là sự vật được chỉ trỏ phải nằm trong tầm nhìn so với vật làm mốc. Vật làm mốc thông thường là cơ thể người tính theo hướng nhìn thẳng.

3.1.1.2 Hành vi ngôn ng

Nói cũng là loại hành động. Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động. Austin - người khởi xứng ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ cho rằng hành động ngôn ngữ có ba loại lớn: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời. Ngữ dụng quan tâm nhiều đến hành vi ở lời.

- Khái niệm hành vi ở lời: là hành vi của người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của một hành vi ở lời là tạo ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng ở người nhận.

Ví dụ: Người nói (Sp1) phát ngôn:"Tôi hứa với anh tôi sẽ trả" thì hành vi "hứa" đã được xác lập và thực hiện. Sp1 bị ràng buộc vào trách nhiệm phải thực hiện lời hứa của mình và người nghe (Sp2) có quyền chờ đợi kết quả của lời hứa đó. Như vậy, hành vi "hứa" đã thay đổi tư cách pháp nhân của các nhân vật giao tiếp.

- Các loại hành vi ở lời: có nhiều tiêu chí để phân loại hành vi ở lời. Luận văn đi vào hai loại liên quan đến nội dung nghiên cứu, đó là: hành vi ở lời trực tiếphành vi ở lời gián tiếp. + Hành vi ở lời trực tiếp:là những hành vi được thực hiện đúng với đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng của chúng. Hành vi "hứa" của ví dụ trên thuộc hành vi ở lời trực tiếp.

+ Hành vi ở lời gián tiếp: là hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại làm cho người nghe suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác, dựa vào những hiểu biết về ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ của hai đối tượng giao tiếp. Chẳng hạn như hành vi

"hỏi"sau cũng thực hiện nhiệm vụ "chào" trong câu: "Chị Hai đi chợ về à?"

3.1.1.3 Khái quát về hội thoại

- Khái niệm: "Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác." [10, 201]

- Vận động hội thoại: cuộc hội thoại diễn ra với ba vận động chủ yếu: sự trao lời, sự trao đáp và sự tương tác.

+ Sự trao lời: là vận động mà Sp1 nói lượt lời của mình hướng về phía người nghe nhằm làm cho Sp2 nhận biết rằng lượt lời được nói ra đó là dành cho người nghe.

+ Sự trao đáp:là vận động mà Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của Sp1.

Cuộc hội thoại chính thức hình thành khi có sự trao lời và trao đáp. Sự trao lời và đáp lời có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời.

- Cấu trúc hội thoại

Các đơn vị cấu trúc của hội thoại bao gồm:cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao - đáp, tham thoại và hành vi ngôn ngữ.Trong đó, ba đơn vị đầu là những lưỡng thoại (do hai thoại nhân tạo nên), hai đơn vị sau là đơn vị đơn thoại (do một thoại nhân nói ra).

+ Cuộc thoại:được tính từ khi các thoại nhân gặp nhau, khởi đầu cho đến lúc chấm dứt.

Cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại có thể là: đoạn mở thoại, thân thoại, kết thoại. Tổ chức của đoạn thoại mở đầu và kết thúc lệ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, thời gian, hoàn cảnh gặp gỡ, sự hiểu biết về nhau, ...

+ Đoạn thoại:là một đoạn của cuộc thoại do một số từ hai cặp thoại trở lên liên kết với nhau về đề tài, về mục đích, ... có tính hoàn chỉnh bộ phận để có thể cùng với các đoạn thoại khác làm cho cuộc thoại đạt đích.

+ Cặp thoại (cặp trao - đáp):là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên. Căn cứ vào số lượng các tham thoại người ta phân loại cặp thoại thành: cặp thoại một tham thoại cặp thoại hai tham thoại. Riêng ở cặp hai tham, tham thoại thứ nhất được gọi là tham thoại dẫn nhập, tham thoại thứ hai là tham thoại hồi đáp. Mô hình cặp thoại có dạng như sau:

Sp1: Lam ăn cơm rồi à? (Tham thoại dẫn nhập) Sp2: Ừ, ăn rồi. (Tham thoại hồi đáp)

- Tham thoại:là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định.

Tham thoại được tạo nên từ hành vi ngôn ngữ.

- Hành vi ngôn ngữ:(Còn gọi là hành động phát ngôn, hành động ngôn ngữ) là hành động được thực hiện bằng các phát ngôn.

3.1.1.4 Khái quát lập luận

Khái niệm lập luận:"Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến với kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới."[10, 55] Có công thức như sau:

Trong đó p, qluận cứ, rkết luận.

- Luận cứ:được diễn đạt bằng các phát ngôn. Nội dung của nó có thể là thông tin miêu tả, cũng có thể là một định luật hay một nguyên lý xử thế nào đó.

- Kết luận: là hệ quả rút ra từ những luận cứ. Kết luận của một lập luận có thể được tường p....q — r

minh bằng câu chữ nhưng cũng có khi hàm ẩn buộc Sp2 tự suy nghĩ.

Một phần của tài liệu So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)