Ng ữ dụng trong vấn đề so sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt

Một phần của tài liệu So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt (Trang 59 - 88)

CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT TRÊN BÌNH DI ỆN NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ

3.1. So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt dưới góc nhìn ngữ dụng

3.1.2. Ng ữ dụng trong vấn đề so sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt

Câu đố và hát đố với bản chất vốn có là thử thách trí tuệ dân gian bằng cách tạo sự nhầm lẫn, đánh lạc hướng người giải. Phương thức chiếu vật được sử dụng trong hai thể loại trên tạo nên một thế giới lời đố đa dạng, lôi cuốn người tham gia.

Trong ba phương thức chiếu vật nêu trong phần lý thuyết thì câu đố và hát đố sử dụng nhiều phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả. Phương thức này cho phép người giao tiếp không nêu lên tên riêng của đối tượng mà chỉ dẫn người tiếp nhận nhận biết bằng cách miêu tả những đặc điểm, đặc trưng cốt yếu của sự vật, sự việc được nói đến. Phương thức chiếu vật này là phương thức cốt lõi nhằm tạo cách "nói chệch"của hình thức sinh hoạt đố dân gian. Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát, luận văn đi vào nghiên cứu hai cách miêu tả của phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả, đó là: miêu tả vật đố trực tiếp miêu tả vật đố gián tiếp.

a) Miêu tả vật đố trực tiếp

Miêu tả vật đố trực tiếpnghĩa là đề cập đến vật đố mà không thông qua một sự vật, sự việc nào. Miêu tả vật đố một cách trực tiếp có thể đi vào bản chất vốn có của đối tượng, như:

đặc điểm hình dáng bên ngoài, đặc tính mùi vị bên trong, điểm khu biệt với đối tượng khác, ...

Vì thế, trong lời đố có những chi tiết miêu tả từ đặc điểm bên ngoài đến những bản chất bên trong của đối tượng được đem ra đố. Chẳng hạn như câu đố sau:

"Con chi mào đỏ, lông mượt như tơ

Sáng sớm tinh mơ gọi người ta dậy."(Gà trống) [78, 217]

Từ những đặc điểm riêng như: "mào đỏ", "lông mượt như tơ", "gọi người ta dậy" vào buổi sáng mà người đố nêu lên dẫn dắt người giải đến kết luận: gà trống. Cách thức miêu tả này sử dụng nhiều trong câu đố thể hiện sự quan sát khá tỉ mỉ những đặc điểm sự vật, hiện tượng của dân gian.

Hay trong văn bản câu đố về con bọ ngựa sau:

"Con gì sống ở trên cây,

Không chạy như bay cũng gọi là ngựa, Không phải thợ xẻ cũng có cưa,

Không phải cua cũng có càng?"(Con bọ ngựa) [86, 298]

Lời đố nêu lên môi trường sống "ở trên cây", đặc điểm "gọi là ngựa", "có cưa", "có

càng", ... của vật đố. Chính những đặc điểm miêu tả về vật đố như thế này gợi mở cho người đáp nhanh chóng tìm được vật đố.

Đôi khi trong câu đố, miêu tả một hoặc hai điểm đặc trưng người giải đã có thể đoán định ra vật đố là gì, như:

"Vỏ trắng ruột đỏ, dễ mở khó gài."(Quả trứng) [86, 285]

"Đập thì sống,

Không đập thì chết." (Trái tim) [86, 359]

Với những lời đố như thế này, người giải không mấy khó khăn để tìm ra vật đố.

Hát đố cũng đi từ hướng miêu tả này:

"Cây chi trên rừng không lá,

Con cá chi dưới biển không xương?

Trai nam nhơn đối đặng, thiếp kết nghĩa tào khương với cùng.

- Cây xương rồng trên rừng không lá, Con sứa dưới biển không xương,

Anh đà đối đặng, phải kết nghĩa cương thường với anh" [36, 129]

Hay: "Hai ngang hai phết chữ chi,

Chàng mà đối được thiếp thì theo không?

- Hai ngang hai phết chữ "thất"

Thất là mất, mất nước, mất nhà

Dân sầu, dân thảm từ ngày Tây qua đến giừ (giờ)." [36, 233 - 234]

Ở đây, lời đố của hát đố đã nêu lên đặc điểm nổi bật nhất của đối tượng, người giải dựa vào điểm ấy mà suy luận, đoán, giải. Chẳng hạn như trong hai lời đố ở hai văn bản hát đố được nêu trên, vật đố hiện lên qua một vài chi tiết: về cây xương rồng có đặc điểm "trên rừng không lá"; về con sứa thì "dưới biển không xương"; hay về chữ thất mang đặc điểm "hai ngang hai phết".

Trong câu hát đố sau cũng sử dụng lối miêu tả này:

"Đến đây, thiếp mới hỏi chàng:

Cây chi hai gốc nửa vàng, nửa xanh?

- Nàng hỏi, anh xin nói rõ ràng:

Cầu vồng hai gốc, nửa vàng nửa xanh." [88, 132]

Chỉ một chi tiết: cây hai gốc, nửa vàng, nửa xanh là cơ sở chính để người giải đáp suy luận, đoán định ra vật đố: cầu vồng. Lối miêu tả này không quá cầu kì về ngôn ngữ, chỉ nêu

lên đúng với bản chất, đặc điểm vốn có của vật đố là được.

Cách thức miêu tả vật đố trực tiếp đã tạo dựng nên những luận cứ tường minh cho cả câu đố và hát đố. Luận cứ tường minh là luận cứ thể hiện vật đố thông qua đặc điểm từ những ý nghĩa trực tiếp của yếu tố ngôn ngữ trong phát ngôn.

Phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả trực tiếp được sử dụng khá nhiều trong câu đố cũng như hát đố. Điều này thể hiện sự phù hợp với đặc trưng sinh hoạt đố dân gian của phương thức chiếu vật này. Nó có tác dụng rèn luyện khả năng quan sát, phản ánh của mọi người, đặc biệt là với trẻ em. Tuy nhiên, những câu đố, hát đố thuộc loại này không gây khó khăn nhiều cho người giải.

b) Miêu tả vật đố gián tiếp

Còn miêu tả vật đố gián tiếplà sử dụng hình ảnh khác thay cho việc đề cập đến những chi tiết mang đặc điểm vật đố. Song, hình ảnh ấy phải có mối liên kết với vật được mang ra đố trên những bình diện khác nhau. Chẳng hạn như câu đố sau đã dùng cách miêu tả vật đố gián tiếp:

"Một bầy cò trắng Ăn tại mé ao;

Xách hai cây sào,

Đuổi vào ngõ tối." (Ăn cơm) [86, 406]

Thay vì miêu tả động tác khi ăn cơm, tác giả dân gian lại mượn hình ảnh "một bầy cò trắng" bị"hai cây sào" "đuổi vào ngõ tối".Hình ảnh này làm cho người giải đố phải gặp khó khăn để tìm ra vật đố. Tuy nhiên, những hình ảnh nêu lên trong lời đố như: một đàn cò trắng - giống hạt cơm; ăn tại mé ao; xách hai cây sào - hai đôi đũa; ngõ tối - cái họng. Tất cả tạo nên một trường liên tưởng, suy diễn để đi đến đoán định là động tác ăn cơm. Rõ ràng, ở đây những hình ảnh được dùng thay thế có mối liên hệ nào đó với vật đố.

Tương tự như câu đố sau:

"Bốn ông đập đất, Một ông phất cờ,

Một ông bỏ phân." (Con trâu) [86, 313]

Tác giả dân gian không miêu tả trực tiếp hình dáng, cấu tạo, đặc điểm, ... mà dùng hàng loạt những hình ảnh: "Bốn ông đập đất"; "Một ông phất cờ"; "Một ông bỏ phân". Từ khía cạnh hình ảnh trên, người giải đáp phải suy luận ra được đấy là con trâu. Sự suy đoán này cũng dựa vào những hình ảnh có liên kết giữa vật đố và sự vật được diễn đạt trong lời đố. Như

hình ảnh "bốn ông đập đất"làm người tiếp nhận liên tưởng ngay đến bốn chân của con trâu;

"một ông phất cờ"liên tưởng đến đuôi của con trâu, ... Sự liên tưởng này phải thực hiện một cách liên tục, chặt chẽ, gắn kết và có cơ sở thực tế để dẫn đến lời đáp. Chẳng hạn như câu đố về con trâu trên, trong tư duy người đáp sẽ hình thành chuỗi liên tưởng: con gì có bốn chân, một đuôi và một hậu môn, ... Từ đó, người đáp sẽ phân loại đối tượng này với đối tượng khác và đi đến trúng vật đố mà người đố đề ra.

Dạng này xuất hiện trong những câu đốcó sử dụng nhân hóa, vật hóa, chơi chữ, ... để xây dựng nên lời đố. Và các dạng câu đố có cách miêu tả vật đố gián tiếp thường khó đoán giải. Nó tạo điều kiện cho người đố "đánh lừa" đối phương.

Tương tự, như trong hát đố tác giả dân gian thể hiện:

"Đấm một đấm, hai tay ôm quàng

Thuyền chèo trên núi, thiếp hỏi chàng chữ chi?

- Lại đây anh nói nhỏ em nì

Ấy là chữ "mật", một khi rõ ràng." [36, 233]

Thì việc miêu tả chữ "mật" ra sao, cấu tạo như thế nào được thay vào bằng hình ảnh:

"Đấm một đấm, hai tay ôm quàng", "thuyền chèo trên núi". Sự miêu tả này làm người giải phải liên tưởng, suy luận mới có thể đưa ra đáp án đúng.

Trong câu hát đố sau cũng tương tự, hình ảnh "người đàn bà đi lọng" được dùng thay cho việc miêu tả đặc điểm cấu tạo của vật đố.

"Hỏi chàng học sách Kinh thi Đàn bà đi lọng chữ chi rứa chàng?

- Anh đây học sách cửu thiên,

Đàn bà đi lọng chữ "yên" rõ ràng." [36, 234]

Chính sự thay thế này làm cho câu hát đố giàu hình ảnh, mang màu sắc nghệ thuật và gây khó khăn rất nhiều cho người đáp.

Nhìn chung, phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả là cách thức chủ yếu thể hiện vật đố qua lời đố. Cả hai thể loại đều sử dụng phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả này thật hiệu quả. Trên những nội dung đã tìm hiểu, câu đố và hát đố hoàn toàn thống nhất với nhau trong việc sử dụng phương thức chiếu vật này để xây dựng lời đố. Qua hai dạng miêu tả vật đố trên phần nào nhấn mạnh tính sáng tạo của dân gian. Và nó một lần nữa khẳng định sự tinh tế trong lối quan sát hiện thực cũng như trí tưởng tượng phong phú của người bình dân.

3.1.2.2 Mô hình trao - đáp trong câu đố và hát đố

Theo lý thuyết hội thoại, phát ngôn sẽ trở thành hội thoại khi người nghe (Sp2) đáp lời.

Điều này không chỉ đúng với các hoạt động: hỏi (trả lời), cầu khiến (nhận lệnh hay không), trình bày (miêu tả, xác tín, khẳng định, ...) mà còn cả đố - đáp.

Đố- đáp là hoạt động ngôn ngữ, chúng hợp thành hội thoại. Bởi lẽ, hoạt động đố - đáp đáp ứng đủ các yêu cầu về người tham gia, thời gian, không gian, ... diễn ra hoạt động. Tất nhiên, khi một người ra lời đố trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể sẽ kéo người nghe vào cuộc, buộc họ phải hồi đáp trên cơ sở thiết lập mối quan hệ cá nhân. Khi đó ta có mô hình trao - đáp cụ thể: mô hình trao - đáp dạng cặp thoại (gọi tắt là mô hình dạng cặp thoại); mô hình trao - đáp dạng đoạn thoại (gọi tắt là mô hình dạng đoạn thoại) mô hình trao - đáp dạng cuộc thoại (mô hình dạng cuộc thoại).

Mô hình dạng cặp thoại:biểu thị qua cách sử dụng ngôn từ, miêu tả. Trong câu đố và hát đố, đó là những dạng người đố trình bày rất ngắn gọn những thông tin về vật đố. Và người nghe dựa vào đó để giải, đoán.

Ví dụ như câu đố: "Cây gì không trồng mà mọc." (Cỏ) [118, 148]

Mô hình cặp thoại sẽ là:

Sp1: Cây gì không trồng mà mọc?

Sp2: Cỏ.

Trong câu đố và hát đố, mô hình dạng cặp thoại này mang cả hai hình thức: một tham thoại và hai tham thoại.

mô hình dạng đoạn thoại là cấu tạo lời phát gồm nhiều cặp trao - đáp cùng có chung một chủ đề, đề tài, ... tạo thành. Mô hình này nằm trong những dạng câu đố và hát đố dài mang nhiều đặc điểm về một vật đố hay nhiều vật đố khác nhau. Chẳng hạn như câu hát đố sau:

"Con mèo nào là mào không chân không cẳng?

Con rắn nào là rắn không đầu?

Con đường nào lắm mưa nắng dãi dầu?

Con sông nào không có nước, vẫn bắc cầu hàng năm?

- Con mèo mỡ ái ân là mèo không chân không cẳng Con rắn rỏi trường đời là rắn không đầu

Con đường đời lắm mưa nắng dãi dầu

Con sông ngân hà không có nước, nhờ quạ bắc cầu hàng năm. [88, 235]

Theo mô hình cặp trao - đáp dạng đoạn thoại trong hội thoại, văn bản có dạng sau:

Sp1: (1)Con mèo nào là mào không chân không cẳng?

(2) Con rắn nào là rắn không đầu?

(3) Con đường nào lắm mưa nắng dãi dầu?

(4) Con sông nào không có nước, vẫn bắc cầu hàng năm?

Sp2: (1') Con mèo mỡ ái ân là mèo không chân không cẳng (2') Con rắn rỏi trường đời là rắn không đầu

(3') Con đường đời lắm mưa nắng dãi dầu

(4') Con sông ngân hà không có nước, nhờ quạ bắc cầu hàng năm.

Trong đó (1) và (1') ; (2) và (2'); (3) và (3'); (4) và (4') lần lượt là những cặp thoại, thể hiện mục đích chính là đố - giải.

Mô hình dạng đoạn thoại phân biệt với dạng cặp thoại qua sự xuất hiện của các tham thoại ở lượt lời được phát ra. Với cặp thoại: lượt lời chứa từ một đến hai tham thoại cùng hướng về một mục đích, một đề tài chủ yếu. Còn với đoạn thoại: trong lượt lời phải có trên ba tham thoại và tất cả đều hướng về một đề tài, chủ đề, mục đích nhất định. Sự phân định đó dựa vào lí thuyết hội thoại và sự thể hiện ở văn bản của hai thể loại hát đố và câu đố. Điều này giúp người viết xác định rõ từng đối tượng cụ thể để khảo sát, phân tích, nghiên cứu.

Về mô hình dạng cuộc thoại, mang những yếu tố của một cuộc thoại, như: mở thoại, thân thoại và kết thoại. Trong văn bản của câu đố và hát đố, mô hình này thể hiện trên lượt lời chứa nhiều tham thoại, nhưng đề tài thể hiện, mục đích hướng đến là khác nhau.

Chẳng hạn như văn bản hát đố sau:

"Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời:

Cây chuối con mấy bẹ, cây chuối mẹ mấy tàu?

Anh mà giải đặng thì em mở hàng rào anh vô!

- Thấy em hò tức anh giải phứt cho rồi:

Cây chuối non chín bẹ, cây chuối mẹ mười tàu Anh đà giải đặng, em tính lẽ nào với anh?" [88, 256]

Từ mô hình dạng cuộc thoại của hội thoại, văn bản được phân tích như sau:

Sp1: (1) Thấy anh hay chữ, em hỏi thử đôi lời:

(2) Cây chuối con mấy bẹ, cây chuối mẹ mấy tàu?

(3) Anh mà giải đặng thì em mở hàng rào anh vô!

(1') Thấy em hò tức anh giải phứt cho rồi:

(2') Cây chuối non chín bẹ, cây chuối mẹ mười tàu

(3') Anh đà giải đặng, em tính lẽ nào với anh?

Văn bản trên lần lượt có các cặp thoại (1) và (1'); (2) và (2'); (3) và (3'). Trong đó, cặp thoại (1) và (1') là sự báo hiệu cho việc bắt đầu nội dung giao tiếp, tương ứng với mở thoại.

Còn cặp thoại (2) và (2') thực hiện mục đích đố - đáp của văn bản hát đố trên, trùng với thân thoại trong cuộc thoại. Và cặp thoại thứ ba (3) và (3') báo hiệu cho việc kết thúc một nội dung, tương ứng với kết thoại. Rõ ràng, ở ba cặp thoại này không cùng chung mục đích, đề tài. Điều đó làm cho văn bản hát đố trên có dạng một cuộc thoại trong hội thoại.

Với ba mô hình của cặp trao - đáp nêu trên, khi khảo sát trong câu đố và hát đố dân gian người Việt, luận văn thu được kết quả sau:

Bảng 3.1: Mô hình các cặp trao - đáp trong câu đố và hát đố dân gian người Việt (Thống kê theo số lượng và tỉ lệ)

Mô hình dạng cặp thoại

Mô hình dạng đoạn thoại

Mô hình dạng cuộc thoại

Tổng

Câu đố

Số lượng (văn bản)

159 1065 8 1232

Tỉ lệ (%) 12,91 86,44 0,65 100%

Hát đố

Số lượng (văn bản)

0 75 261 336

Tỉ lệ (%) 0 22,32 77,68 100%

Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát, luận văn nêu lên một vài nhận xét sau:

Thứ nhất,mô hình dạng cặp thoại không xuất hiện trong thể loại hát đố. Đó là do yêu cầu của thể loại. Mục đích hướng đến của giao tiếp ở hát đố là trao đổi tình cảm, giao duyên. Tất cả những điểm đó buộc hát đố phải mang một dung lượng lớn các thông tin. Vì vậy, mô hình cặp thoại không đáp ứng được yêu cầu của thể loại hát đố.

Tương tự, ở thể loại câu đố cũng vậy, số lượng văn bản nằm trong mô hình dạng cuộc thoại rất ít: 8/ 1232 văn bản được khảo sát.

Thứ hai, câu đố đã sử dụng cả ba mô hình cặp trao - đáp với những mức độ khác nhau.

Trong đó mô hình trao đáp dạng đoạn thoại là chủ yếu (có 1065 văn bản, chiếm 86, 44%). Còn

ở hát đố dân gian, mô hình trao đáp cốt yếu đó là dạng cuộc thoại (có 261 văn bản, chiếm 77, 68%). Với kết quả trên góp phần nhấn mạnh thêm bản chất của mỗi thể loại.

Hát đố là một hình thức sinh hoạt hò hát đối đáp dân gian. Vì vậy, đòi hỏi sự xuất hiện với các yếu tố ngoại đề như: hỏi thăm, châm chọc, hứa hẹn, thề nguyền, ... bên cạnh nội dung thách đố là điều hiển nhiên. Do đó, chỉ có mô hình cặp trao - đáp dạng cuộc thoại mới có thể phù hợp với bản chất, đặc trưng của thể loại hát đố.

Còn về câu đố với số lượng văn bản xuất hiện nhiều trong mô hình dạng đoạn thoại cũng xuất phát từ mục đích sinh hoạt của thể loại. Không như sinh hoạt hát đố, câu đố đặt ra mục đích thử tài về trí tuệ, sự hiểu biết, phán đoán, ... của đối phương. Cho nên, câu đố càng hóc búa, càng hay. Bên cạnh đó, mô hình dạng đoạn thoại, cho phép người phát lời đưa ra nhiều tham thoại khác nhau, miêu tả đặc điểm một đối tượng cụ thể.

Với kết quả khảo sát trên, nó là cơ sở để luận văn đi vào phân tích, lí giải cặn kẽ hơn những vấn đề liên quan đến So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt.

a) Mô hình dạng cặp thoại trong câu đố

Mô hình này được khái quát từ thực tế khảo sát câu đố dân gian người Việt. Đó là những văn bản có dạng sau:

1. "Bằng con bò, nằm co dưới mộng." (Cái cồn) [77, 34]

2. "Đục rồi cất, cất rồi đục." (Cục đất) [86, 176]

3. "Mẹ gai góc, con trọc đầu."(Cây bưởi) [118, 148]

Với những câu đố dạng ngắn gọn và chỉ nêu một, hai đặc điểm của vật đố, đó là cơ sở để luận văn xếp chúng vào mô hình dạng cặp thoại. Dựa vào mô hình cặp trao - đáp trong hội thoại có thể phân tích những văn bản câu đố đã nêu như sau:

1. Sp1: Bằng con bò, nằm co dưới mộng.

Sp2: Cái cồn

2. Sp1: Đục rồi cất, cất rồi đục.

Sp2: Cục đất

3. Sp1: Mẹ gai góc, con trọc đầu.

Sp2: Cây bưởi ...

Trong thể loại câu đố, số lượng văn bản thuộc mô hình cặp thoại này là 159 văn bản chiếm 12, 91%. Con số này không nhiều nhưng cũng tạo điểm nhấn cho thể loại từ điểm nhìn hội thoại.

b) Mô hình dạng đoạn thoại trong câu đố và hát đố

Một phần của tài liệu So sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt (Trang 59 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(265 trang)