CHƯƠNG 3: SO SÁNH CÂU ĐỐ VÀ HÁT ĐỐ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT TRÊN BÌNH DI ỆN NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
3.3. M ột số câu đố và hát đố có nội dung và hình thức giống nhau
3.3.2. Nh ững văn bản thuộc hai thể loại giống nhau ở lời đố
Ở đây, những văn bản này có phần lời đố giống nhau, còn vật đố khác nhau.
Ở đây, các văn bản giống nhau về lời đố có dạng như sau:
(55) "Hai chữ gì anh để dưới đất, Hai chữ gì anh cất trên đầu, Hai chữ chi anh bồng không nổi, Hai chữ gì gió thổi không bay?"
Như văn bản trên, trong câu đố dân gian người Việt, đáp án theo thứ tự sẽ là: Chữ đế quốc, tổ quốc, giang sơn, đoàn kết [77, 698] còn trong hát đố, lời đáp là:
"Chữ hoàng thiên anh chôn dưới đất, Chữ phụ mẫu anh cất lên đầu,
Chữ đá vàng anh mang không nổi, Chữ duyên tình gió thổi không bay, Em trao chi cho anh thỏa dạ,
Chứ trao tay lạng vàng anh nỏ (không) cảm ơn." [55, 666]
Ở văn bản trên, sự tương ứng về lời đố của hai thể loại câu đố thể hiện trên cả phương diện ý lẫn lời diễn đạt. Chúng khác nhau ở đối tượng vật đố hướng đến.
Nhưng đôi lúc, cả hai thể loại chỉ gặp nhau ở cách thể hiện lời đố ở một vài phần lời giống nhau. Điều đó xuất hiện nhiều trong những văn bản mang mô - típ hỏi - đáp về nơi chốn,
thực vật, con người, ... Chẳng hạn như trong hát đố có:
"Hoa gì nó nở về ngày
Hoa gì nó nở lấy ngày làm đêm Hoa gì trên thềm, hoa gì dưới ao Hoa gì lòng đào, hoa gì xanh xanh [....]
Phù dung nó nở về ngày
Hoa nhài nó nở lấy ngày làm đêm Hoa lan nó nở trên thềm
Hoa muống nó nở về nền dưới ao ... [88, 140 - 141]
Còn trong câu đố cũng có không ít những mô - típ hỏi - đố như thế, như:
"Hoa gì chỉ nở về đêm,
Muốn xem phải đợi trăng lên ngang đầu?"(Hoa quỳnh) [86, 195]
"Hoa gì lạ thế hở em,
Mua thì chẳng được, lại tên là tiền?"(Hoa đồng tiền) [86, 262]
"Hoa gì" trong câu đố và hát đố là ở những văn bản trên là sự tương đồng trên phần lời của lời đố.
Từ những ví dụ trên có thể rút ra kết luận rằng: ở phương diện lời đố, câu đố và hát đố có thể có những nét tương đồng ở một phần ý và lời; hay một phần lời.
Những văn bản mang nét giống nhau của câu đố và hát đố trên phương diện lời đố có giá trị rất lớn trong việc tìm ra những nét riêng biệt, tiêu biểu của hai thể loại. Đồng thời, còn thể hiện sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thể loại, mà câu đố và hát đố đã minh chứng.
Nói tóm lại, những văn bản được nêu trên có vai trò thể hiện sự tương giao của hai thể loại câu đố và hát đố trong quá trình so sánh, đối chiếu. Điều này tạo điều kiện cho luận văn có cái nhìn chi tiết hơn về hai đối tượng nghiên cứu.
Tiểu kết
Qua việc khảo sát, thống kê và tìm hiểu về nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong câu đố và hát đố từ hai khía cạnh: ngữ dụng và tu từ, luận văn rút ra một số nội dung khái quát sau:
Câu đố và hát đố khó có thể tìm ra sự rạch ròi nếu không đi sâu vào từng chi tiết nghệ thuật ngôn từ. Bởi ở đây, ngôn ngữ của mỗi thể loại mang nhiều đặc tính khu biệt.
Tiếp cận hình thức ngôn từ được sử dụng trong hai đối tượng nghiên cứu từ hai góc nhìn khác nhau, luận văn có cái nhìn bao quát hơn, đi sâu hơn ở mỗi khía cạnh. Có thể hình dung,
tìm hiểu câu đố và hát đố từ góc độ ngữ dụng là sự tìm hiểu sự tương tác của ngôn ngữ với những yếu tố bên ngoài của thể loại như: môi trường diễn xướng, đối tượng tham gia, .... Mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ của thể loại và những yếu tố của hoạt động sinh hoạt từng thể loại nêu bật lên nét tương đồng và dị biệt giữa câu đố và hát đố. Còn với góc nhìn tu từ, đó là việc tìm hiểu những đặc điểm nội tại bên trong của văn bản. Ở đó thể hiện rõ những nét bên trong, bất biến của từng văn bản cụ thể. Cũng phương diện này, câu đố và hát đố thể hiện những tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ tiếng Việt.
Chúng ta thấy, từ hai góc nhìn khác nhau đi đến một cái nhìn tổng thể về nghệ thuật ngôn từ, câu đố và hát đố có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí để phân biệt hai thể loại.
Với những nội dung nghiên cứu về đặc điểm giống và khác của hai thể loại, luận văn đi đến thống kê, phân loại những văn bản cụ thể mang nét chung trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức. Với những đối tượng văn bản này, tác giả nhằm khắc họa đậm nét hơn sự tương giao giữa hai thể loại trong tiến trình phát triển của văn học dân gian.
K ẾT LUẬN
Câu đố và hát đố dân gian là những trầm tíchvăn hóa đặc sắc của nhân dân. Chúng phản ánh tư tưởng, lối sống, tình cảm của những người dân lao động. Câu đố và hát đố dân gian là hai dạng của một hình thức sinh hoạt đố. Tuy nhiên, xét đến cùng, câu đố vẫn là "lời ăn tiếng nói" của nhân dân còn hát đố thuộc thể loại dân ca - thể loại trữ tình. Đi vào so sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt, luận văn nhằm vạch ra những mối quan hệ giữa hai thể loại trong cùng một tiến trình phát triển của văn học dân gian Việt Nam. Luận văn đi đến những kết luận khái quát sau:
1. Câu đố và hát đố dân gian người Việt có những điểm gặp gỡ, tương đồng với nhau trong quá trình phát triển. Trước hết, câu đố và hát đố là một loại "dinh dưỡng tinh thần" phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân lao động xưa. Bên cạnh đó, những điểm chung thể hiện trong nội dung và hình thức nghệ thuật.
Về mặt nội dung, cả câu đố và hát đố dân gian đều phản ánh hiện thực cuộc hết sức sinh động, phong phú và đa dạng. Thế giới vật đố của cả hai thể loại rất gần gũi, đều xuất phát từ cuộc sống con người. Những sự vật, sự việc, hiện tượng, ... được mang ra đố thì ai cũng biết, cũng đã tiếp xúc và đều nằm trong cảm quan thẩm mĩ của người Việt. Có thể nói, chúng là
"cuốn bách khoa toàn thư", một kho tàng tri thức về cuộc sống. Chúng còn phản ánh khả năng tri nhận thế giới khách quan của người bình dân. Thế giới liên tưởng từ vật đố, chúng là thế giới do người lao động sáng tạo nên trên cơ sở quan sát hiện thực cuộc sống. Với thế giới liên tưởng từ vật đố, cả hai thể loại đều là minh chứng cho sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, sự sáng tạo linh hoạt của trí tuệ dân gian.
Trong sự giống nhau về nội dung của cả hai thể loại, luận văn còn xét đến những văn bản được cả câu đố và hát đố sử dụng. Đấy là biểu hiện rõ nét nhất về sự giao nhau của hai thể loại.
Nhìn từ góc độ này, cả hai thể loại đều gặp gỡ nhau ở những nội dung phản ánh thế giới vật đố và thế giới liên tưởng từ vật đố, cũng như mục đích đố.
Còn về nghệ thuật sử dụng ngôn từ của cả hai thể loại trên, trong một cái nhìn tổng quát, chúng có rất nhiều điểm giống nhau.
Nhìn từ góc độ ngữ dụng, câu đố và hát đố dân gian người Việt mang những nét chung nhất. Đó là cách chọn phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả làm cách thức thể hiện chủ yếu của cả hai thể loại. Phương thức chiếu vật này hoàn toàn phù hợp với bản chất "nói chệch" của câu đố và hát đố dân gian. Đồng thời, nó đáp ứng đúng yêu cầu "thách đố trí tuệ", đánh lạc hướng người tham gia. Từ cách thức miêu tả, vật đố được "cất kĩ" trong một vỏ bọc
ngôn ngữ "nửa kín nửa hở" của dân gian. Phương thức chiếu vật bằng biểu thức miêu tả đã làm nổi bật cái hay của trí tuệ dân gian trong cách sử dụng ngôn từ. Dù là miêu tả vật đố trực tiếp, hay gián tiếp cũng thể hiện cái tài trong cách sử dụng ngôn ngữ của người bình dân.
Cả hai thể loại câu đố và hát đố dân gian đều sử dụng các yếu tố của ngữ dụng đạt kết quả cao. Từ mô hình cặp trao đáp đến cách sử dụng lập luận, hành động hỏi - đố, câu đố và hát đố có sự gặp gỡ nhau ở nhiều phương diện. Cả hai thể loại đều dùng mô hình cặp trao đáp dạng đoạn thoại, một dạng hội thoại mà ở đó người sử dụng diễn đạt nội dung bằng nhiều cặp trao đáp. Mô hình này cho phép câu đố và hát đố đề cập đến nhiều đặc điểm của vật đố và cả việc đố về nhiều vật đố khác nhau. Còn ở lập luận trong hội thoại, với sự thay đổi vị trí của luận cứ và kết luận tạo nên những điểm khu biệt khác nhau. Nhưng, với lập luận trong sinh hoạt câu đố và hát đố dân gian người Việt, chúng đã sử dụng chung một dạng p, q →r (p,q là luận cứ, lí lẽ; r là kết luận). Đây là dạng phổ biến trong cách lập luận của câu đố dân gian. Nó đáp ứng yêu cầu che giấu vật đố, tạo khó khăn cho người đi tìm vật đố. Hát đố cũng đã sử dụng mô hình vị trí luận cứ và kết luận này để thể hiện. Còn việc sử dụng hành động hỏi - đố trong câu đố và hát đố dân gian người Việt, xét ở hai đối tượng, luận văn đi vào hai dạng hỏi - đố chủ yếu. Đó là hỏi - đố trực tiếp và hỏi - đố gián tiếp. Ở phương diện này, câu đố và hát đố dân gian người Việt đã có chung một dạng hỏi đố trực tiếp - hình thức hỏi hướng đến vật đố mà không đi vào mục đích giao tiếp nào khác. Trong sự gặp gỡ này, số lượng văn bản hát đố thể hiện rất ít, nhưng cũng đánh dấu một phần sự giao thoa giữa hai thể loại.
Không chỉ nhìn từ góc độ ngữ dụng mà ở cả tu từ, câu đố và hát đố dân gian người Việt còn có rất nhiều điểm chung khác.
Dưới góc độ tu từ, câu đố và cả hát đố đều sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ một cách hiệu quả nhất, mà tiêu biểu luận văn đi vào xem xét đó là: so sánh, nhân hóa, vật hóa, điệp ngữ và chơi chữ. Chính ở những phương diện này đã làm nổi bật đặc điểm nghệ thuật của mỗi thể loại.
Đấy là sự gặp gỡ về mặt nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của câu đố và hát đố dân gian người Việt. Nó góp phần nhấn mạnh sự giống nhau giữa hai thể loại.
2. Từ trên những phương diện tương đồng của cả câu đố và hát đố dân gian cũng đã bộc lộ rõ những nét riêng biệt của hai thể loại.
Trước hết, đó là sự khác nhau về nội dung đố. Tuy đều là hình thức sinh hoạt đố nhưng trong hát đố, sự xuất hiện của những vật đố mang tính trừu tượng, thể hiện ý nghĩa biểu tượng làm cho thể loại này có phần khác biệt so với câu đố. Những hiện tượng đó trong thế giới vật
đố của hát đố dân gian là sự đánh dấu về đối tượng tham gia sinh hoạt thể loại này. Vì chỉ những người có vốn tri thức và trình độ hiểu biết tương đương nhau thì mới hiểu và giải đố được. Và đối tượng chủ yếu trực tiếp tham gia vào cuộc sinh hoạt hát đố là những nam thanh nữ tú. Nhưng đây vẫn là hình thức sinh hoạt mang tính cộng đồng. Trong thế giới vật đố của câu đố dân gian hầu như không xuất hiện những vật đố như trên. Điểm khác nhau thứ hai trong nội dung của hai thể loại, đó là sự tương ứng giữa đối tượng nêu trong lời xướng và lời giải. Trong câu đố, sự tương ứng này thể hiện một cách chặt chẽ, lời đố hướng đến một đối tượng vật đố cụ thể. Tuy nhiên, trong hát đố dân gian, sự tương ứng này hầu như rất lỏng lẻo.
Chính điều này tạo nên một thế giới lời giải khá phong phú cho hát đố dân gian. Đó là hai điểm khác nhau tiêu biểu của câu đố và hát đố dân gian người Việt trong hướng tiếp cận về nội dung.
Sự khác nhau về nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong câu đố và hát đố dân gian cũng đi từ góc độ ngữ dụng và tu từ.
Từ góc nhìn ngữ dụng học, sự khác nhau biểu hiện ở việc mỗi thể loại sử dụng một yếu tố riêng biệt thuộc ngữ dụng. Xét từ mô hình trao đáp, câu đố sử dụng mô hình cặp trao đáp dạng lời nói thông thường còn hát đố thể hiện tập trung mô hình cặp trao đáp dạng cuộc thoại. Ở câu đố, mô hình cặp trao đáp này khẳng định thêm về bản chất của thể loại, đó là: lời ăn, tiếng nói của nhân dân, thể hiện một cách ngắn gọn, như những câu nói giao tiếp thường ngày. Còn hát đố luôn được thể hiện một cách bài bản mang đậm tính chất trữ tình của dân ca, nên mô hình cặp trao đáp dạng cuộc thoại nhấn mạnh đặc tính ấy của nó. Về lập luận, việc hát đố sử dụng các dạng p→ r ←q và r → p, q làm nên những điểm riêng trong thể loại này. Hát đố có sự uyển chuyển giữa các vị trí luận cứ và kết luận mà không làm mất đi mục đích chính hướng đến là đố. Đó là nét đặc sắc của hát đố dân gian. Ở phương diện vai giao tiếp, sự xuất hiện dày đặc và được ấn định của yếu tố này trong các văn bản hát đố tạo nên những nét khu biệt với thể loại câu đố. Vai giao tiếp trong câu đố có sự thay đổi linh hoạt tùy theo hoàn cảnh, đối tượng tham gia sinh hoạt đố. Một yếu tố khác của ngữ dụng cũng góp phần làm nên sự khu biệt giữa hai đối tượng nghiên cứu, đó là hành vi ngôn ngữ. Trong đó, luận văn chú ý ở hành động hỏi - đố.
Người lao động bình dân đã vận dụng triệt để tác dụng của hành động hỏi - đố gián tiếp trong sinh hoạt hát đố dân gian. Ở đây, hát đố thể hiện tính chất trữ tình, là một thành phần của dân ca.
Tìm hiểu nghệ thuật ngôn từ trong câu đố và hát đố dân gian người Việt từ góc độ ngữ dụng học, người viết nhận thấy đấy là một góc nhìn động, hướng ngoại. Bởi, ở đấy là sự tiếp
xúc ngôn ngữ trong sự tương tác với các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ. Chính từ góc nhìn này có thể thấy câu đố và hát đố dân gian mang nhiều yếu tố giống nhau và cũng không ít đặc điểm khác nhau.
Còn với nghệ thuật ngôn từ trong câu đố và hát đố dân gian xét từ góc độ tu từ: Hầu như cả hai thể loại đều sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ, ít có những khác biệt rõ rệt trong cách sử dụng chúng. Sự khác biệt duy nhất đó là việc sử dụng nhiều hay ít; sử dụng hay không sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ nào đó. Trong quá trình khảo sát, câu đố là thể loại sử dụng hầu hết các phương tiện, biện pháp tu từ tiếng Việt. Việc sử dụng đậm đặc các phương tiện, biện pháp tu từ ấy nhằm che giấu vật đố thật kín, đánh lừa đối phương, ...Văn bản đố nào sử dụng nhiều phương tiện, biện pháp tu từ thì càng gây nhiều khó khăn cho người giải. Trong khi đó, ở hát đố, nhân hóa, vật hóa hầu như ít được sử dụng trong văn bản. Điều này cũng góp phần làm rõ nguyên do tại sao nhiều nhà nghiên cứu luôn đánh giá: hát đố dễ hơn câu đố rất nhiều.
Tất cả những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai thể loại, xét nguyên nhân sâu xa đều xuất phát từ mục đích đố. Nếu câu đố xây dựng nên để thách thức trí tuệ dân gian, kiểm tra tri thức thì hát đố lại hướng đến mục đích giao duyên. Từ đó, lằn ranh giới hạn của mỗi thể loại có tính tường minh hơn.
3. Việc so sánh câu đố và hát đố dân gian người Việt không chỉ dừng lại ở giới hạn tìm ra điểm giống và khác nhau giữa hai thể loại, mà qua đó, luận văn đi vào tìm hiểu mối quan hệ, sự tương tác lẫn nhau giữa các thể loại trong tiến trình văn học dân gian nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Trong một quá trình phát triển, các thể loại dân gian có sự tác động qua lại lẫn nhau. Chính điều đó làm thay đổi cấu trúc của các thể loại hay tạo ra một thể loại mới mang những đặc tính của các thể loại có trước. Ở đây, thể loại hát đố vừa mang những đặc tính của hình thức sinh hoạt đố, câu đố; vừa là thành phần của thể loại dân ca.
4. Luận văn cơ bản đã thể hiện được sự giống và khác của hai thể loại câu đố và hát đố dân gian người Việt. Trên cơ sở làm rõ những bản chất, đặc trưng của từng thể loại. Tìm hiểu sự tương tác giữa các thể loại trong văn học dân gian cũng là nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. Chúng tôi mong rằng, luận văn sẽ góp phần làm phong phú hơn về cách nhìn nhận, đánh giá, nghiên cứu câu đố cũng như hát đố dân gian người Việt nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung.
Câu đố và hát đố dân gian người Việt là một trong những nét đẹp tinh thần của dân tộc.
Nó góp phần làm giàu có thêm về mặt thể loại, phong phú hơn nội dung phản ánh, đa dạng