III - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu chính của công trình này là những câu đố dân gian người Việt có sử dụng nghệ thuật chơi chữ, không phân biệt thời gian hay địa bàn xuất
Trang 1KHOA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
BỘ MÔN LÝ LUẬN VĂN HÓA
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG
NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG CÂU ĐỐ DÂN GIAN
NGƯỜI VIỆT
Chủ nhiệm đề tài: TRƯƠNG CHÍ HÙNG
Trang 2Tôi chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học An Giang;
- Ban Chủ nhiệm Khoa Văn hóa nghệ thuật;
- Phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Quốc tế;
- Quý thầy cô cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này
Tôi đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn đối với Thạc sĩ Trần Tùng Chinh, người đã động viên và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Một lần nữa, xin chân thành tri ân
Long Xuyên, tháng 02/2009
Trương Chí Hùng
Trang 3NGƯỜI VIỆT
Trương Chí Hùng TÓM TẮT
Đề tại tập trung nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian người Việt Trên
cơ sở đó, chúng tôi tiến hành so sánh với chơi chữ trong ca dao dân ca và trong văn học viết Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy chơi chữ trong câu đố dân gian người Việt vận dụng hầu hết các tiềm năng ngôn ngữ đồng thời vận dụng linh hoạt các phương thức chơi chữ dựa vào cứ liệu ngoài văn bản (cứ liệu văn học) Về mục đích, chơi chữ trong câu đố chỉ nhằm một mục đích cuối cùng là làm ẩn đi vật đố, đánh lạc hướng tư duy, suy luận logic của đối tượng giải đố Tuy nhiên, ở một góc độ khác, có thể xem chơi chữ trong câu đố là một cách thức thể hiện ý thức thẩm mỹ cộng đồng, sự tôn trọng vốn ngôn ngữ tiếng Việt Đồng thời, qua chơi chữ trong câu đố phần nào cho ta thấy rõ hơn tính dí dỏm, óc khôi hài của các tác giả dân gian Đóng góp của nghệ thuật chơi chữ đã phần nào tạo nên tính hấp dẫn, thú vị, chất trí tuệ cho câu đố dân gian
ABSTRACT
This research focuses on the the art of word play in Vietnamese’s folk puzzles Basing on that, we carry out a comparition between Vietnamese’s folk puzzles and that in folks songs, folk poems and written literature Through the survey, we notice that Vietnamese folk puzzles use amost all of the language’s potential as well as make flexible use of word-play techniques which are based on text-external data (literature data) On one hand, word play in puzzles only aims at hiding the target of the puzzle or distract people’s logical thought On the other hand, word play is also considered a way of expressing aesthetic sense or respect of Vietnamese language At the same time, we can have a clearer look at folk authors’ sense of humor The contribution of word play art, in certain extent, forms and increases the interest and intelligence to folk puzzles.
1 - ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong kho tàng văn học dân gian người Việt, câu đố dân gian chiếm số lượng khá lớn Nó phản ánh một cách phong phú thế giới quan cũng như những nhận thức của nhân dân về các hiện tượng tự nhiên, xã hội Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy một bộ phận khá lớn câu đố có sử dụng nghệ thuật chơi chữ Thiết nghĩ, việc khảo sát, giải mã đặc trưng của nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian chắc hẳn có ý nghĩa trực tiếp đến quá trình tiếp cận, khám phá cái hay, cái đẹp
của thể loại Folklore này Chính vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật chơi chữ
trong câu đố dân gian người Việt”
2 - MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Thứ nhất, tiếp tục làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến khái niệm về câu đố dân gian
người Việt cũng như các khái niệm đề cập đến nghệ thuật chơi chữ
- Thứ hai, tiến hành tập hợp những câu đố dân gian có sử dụng nghệ thuật chơi chữ trong
kho tàng câu đố dân gian người Việt thành bảng phụ lục Phân loại, khảo sát những kiểu dạng chơi chữ một cách hệ thống
- Thứ ba, tiến hành so sánh về đặc trưng, kiểu dạng chơi chữ trong câu đố dân gian người
Việt với đặc trưng, kiểu dạng chơi chữ trong văn học viết để từ đó có những đúc kết, những nhận định khoa học về đối tượng nghiên cứu
3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thống kê
Trang 4Qua quá trình khảo sát, chúng tôi đã tập hợp được 312 câu đố dân gian người Việt có sử dụng nghệ thuật chơi chữ Chơi chữ trong câu đố dân gian vận dụng hầu hết các tiềm năng ngôn ngữ tiếng Việt Tuy nhiên, sự xuất hiện của các kiểu dạng chơi chữ trong từng cấp độ là không đều Chúng tôi nhận thấy có 373 lượt chơi chữ trong câu đố với những cấp độ khác nhau (mỗi câu
đố xuất hiện ở một cấp độ được tính là một lượt) Cụ thể:
4.1.1 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết:
Theo số liệu trên, chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết có mật độ xuất hiện
khá lớn (156 lượt, chiếm 41,8%) Bao gồm:
- Chơi chữ bằng cách nhại, mô phỏng âm thanh:
Vd: Rù rì, rủ rỉ, rù ri
Chồng chồng, vợ vợ, tù ti tù tì
Thế gian mấy kẻ so bì
Ngẫm mà hổ thẹn tu mi liễu bồ Là con gì?
(Đáp: Con chim cu)
- Chơi chữ bằng cách điệp âm:
+ Chơi chữ bằng cách chiết tự chữ Việt:
Vd: Hai em cộng với hai anh
Trang 5Vd: Lưng tròn vành vạnh đít bảnh bao
Mân mân mó mó đút ngay vào
Thủy hỏa âm dương sôi sùng sục
Âm dương nhị khí sướng làm sao Là gì?
(Đáp: Người hút thuốc lào)
Có thể thấy, việc chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết xuất hiện phong phú trong câu đố dân gian Điều này có thể lý giải bởi các nguyên nhân: Thứ nhất, do cấu trúc của câu
đố thường ngắn gọn, súc tích nên thuận tiện cho việc vận dụng phương tiện chơi chữ này Thứ hai, hình thức diễn xướng của các tác phẩm Folklore nói chung và câu đố nói riêng là qua truyền miệng Do vậy, việc vận dụng các hình thức chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm, chữ viết sẽ khai thác tốt vỏ âm thanh của ngôn ngữ, góp phần làm cho quá trình diễn xướng câu đố trở nên hấp dẫn, sinh động, thu hút hơn Mặt khác, các phương tiện ngữ âm, chữ viết khiến cho câu đố trở nên hóc búa, đánh lạc hướng logic tư duy của đối tượng giải đố Vì vậy, phương tiện này được tác giả dân gian vận dụng một cách phổ biến
4.1.2 Chơi chữ bằng phương tiện từ vựng, ngữ nghĩa: xuất hiện khá nhiều trong câu đố
(86 lượt, chiếm 23,1%) Chúng tôi chia ra thành các tiểu dạng như sau:
- Chơi chữ bằng cách sử dụng từ cùng trường nghĩa:
Vd: Đầu đội Giáp Ất
Miệng ngậm Bính Đinh
Cổ đeo Canh Tân Bụng mang Nhâm Quí Thân là Mậu Kỷ Là cái gì?
(Đáp: Cái ống điếu)
- Chơi chữ bằng cách sử dụng từ lệch nghĩa:
Vd : Hai bảy mười bốn thường mà
Đố anh hai bảy mười ba là gì ?
(Đáp : Năm nhuận hai tháng bảy)
Trong câu đố dân gian, chơi chữ bằng phương tiện từ vựng, ngữ nghĩa cũng xuất hiện
khá nhiều Có thể thấy, về mặt cấu trúc, câu đố hoàn toàn thuận tiện cho phương tiện chơi chữ này Xét về chức năng, chơi chữ bằng phương tiện từ vựng, ngữ nghĩa mang đến cho câu đố những sắc thái ý nghĩa, những giá trị hết sức thiết thực Chính vì vậy, mật độ xuất hiện của
Trang 6chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp ít liên quan đến quá trình ẩn giấu vật đố nhất Nói cách khác, vận dụng kiểu chơi chữ này không phục vụ nhiều cho mục đích đố - giải Hơn nữa, cấu trúc ngắn gọn câu đố cũng không cho phép vận dụng linh hoạt các kiểu chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp Chính vì thế mà chơi chữ dạng này xuất hiện không mấy phổ biến trong câu đố Chúng tôi
tìm được một số dạng như sau:
- Tách, ghép từ ngữ đặt vào cấu trúc đối xứng:
Vd: Đã đành đi sớm về trưa
Một mình, mình một bơ vơ một mình Là gì?
(Đáp: Gái lỡ thì)
- Tách, ghép từ ngữ đặt vào cấu trúc ngẫu nhiên:
Vd: Cây khô thiên hạ đồn khô
Thấy mùi hương đó không cho biết mùi Là gì?
(Đáp: Ông hương mục)
- Chơi chữ bằng cách đảo trật tự, vị trí từ ngữ:
Vd: Ốc đậu cọc cầu ao
Cọc cầu ao ốc đậu Là chữ gì? (Đáp: Chữ “phi” )
4.1.4 Chơi chữ bằng nói lái : Trong câu đố, chơi chữ bằng nói lái có 28 câu, chiếm 7,5%,
gồm ba dạng lái chính: hoán vị vần, hoán vị phụ âm và vần, hoán vị vần và thanh Chúng tôi đặt
“A” là phụ âm đầu; “B” là phần vần và “x” là thanh điệu trong âm tiết thứ nhất “C” là phụ âm đầu; “D” là phần vần và “y” là thanh điệu trong âm tiết thứ hai Các âm tiết ban đầu sẽ có công
thức: ABx + CDy Khi lái, ta sẽ khái quát thành những công thức chủ yếu sau đây:
- Hoán vị vần: Ta có công thức: ABx + CDy ADx + CBy
Vd: Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn Là con gì?
(Đáp: Con ngựa)
- Hoán vị phụ âm và vần: Ta có công thức: ABx + CDy CDx + ABy
Vd: Kiển tố vừa đố vừa giảng
Bằng cái nồi ba tha la kiển tố Là gì?
- Chơi chữ dựa vào cứ liệu văn học dân gian:
+ Biến ca dao thành câu đố:
Vd : Thương nhau cởi áo cho nhau
Trang 7(Đáp: Nước) + Sử dụng ca dao đưa vào câu đố:
Vd: Ở nhà, anh anh, em em
Ra đi lại bỏ, không đem theo cùng
- Chàng ơi cho thiếp theo cùng Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
(Đáp: Cái gối) + Sử dụng thành ngữ, tục ngữ đưa vào câu đố:
Vd : Kẻ ăn ở nhờ, Tấm thân bé mọn bơ vơ trăm chiều
Một liều, ba bảy cũng liều
Ai cho, cho được bao nhiêu cũng mừng Là cây gì?
(Đáp: Tầm gửi) Chơi chữ bằng cách sử dụng cứ liệu văn học dân gian trong câu đố chủ yếu là vận dụng các ngữ liệu từ ca dao, tục ngữ, thành ngữ Một vài câu đố sử dụng ngữ liệu từ truyện kể dân gian Điều này có thể giải thích bởi tính gần gũi về mặt cấu trúc của các thể loại câu đố, tục ngữ, thành ngữ và ca dao Hầu hết câu đố dân gian có kết cấu giống hình thức kết cấu của ca dao, tục ngữ Một số ít câu đố có kết cấu dạng câu đối hoặc tác phẩm văn chương bác học Ngoài ra, hệ thống đề tài, hình ảnh được sử dụng trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ khá gần gũi với đời sống người dân lao động, gần gũi với hệ đề tài và hình ảnh mà câu đố dân gian đề cập nên việc vận dụng qua lại giữa các thể loại này là điều thiết yếu Cái đặc sắc của những câu đố dạng này là sự vận dụng khéo léo nét tương đồng giữa nghĩa bóng (của cứ liệu văn học dân gian) và nghĩa đen (chỉ vật đố) Tuy nhiên, xét về bản chất, câu đố sử dụng cứ liệu văn học dân gian vẫn có nét dị biệt rõ rệt Bởi lẽ, bản thân câu đố, mặc dù sử dụng nguyên khối hay một bộ phận cứ liệu văn học dân gian, thì mục đích chủ yếu của câu đố cũng không nhằm bày tỏ tâm tư tình cảm, phản ánh những triết lý, kinh nghiệm sống… mà cốt đề cập đến vật đố, để “gọi đúng tên” vật đố
- Chơi chữ dựa vào cứ liệu văn chương bác học:
Việc vận dụng các cứ liệu văn chương bác học để chơi chữ trong câu đố, chúng tôi nhận
thấy hầu hết các cứ liệu ấy đều xuất phát từ Truyện Kiều của Nguyễn Du Có 2 cách vận dụng chủ yếu : Tập Kiều và Lẩy Kiếu
+ Tập Kiều là chọn một câu lục của đoạn này ghép với một câu bát trong đoạn khác của Truyện Kiều để diễn đạt một ý mới khác với nguyên bản
Trong câu đố, việc tập Kiều tạo ra những vế đố hết sức độc đáo
Vd: Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đinh ninh hai miệng một lời song song Là gì?
(Đáp: Con diều sáo)
+ Lẩy Kiều là chọn và rút ra một vài câu liền nhau trong Truyện Kiều rồi đặt chúng vào
ngữ cảnh mới khác với ngữ cảnh vốn có trong ngôn bản nhằm tạo ra nét nghĩa mới
Vd: Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay không? Là trái gì?
Trang 8khác, đặc trưng thể loại câu đố và văn học viết cũng là một vấn đề khiến chúng có sự khác biệt cơ bản về nghệ thuật chơi chữ Bởi lẽ, bản thân câu đố dân gian là một thể loại Folklore, chủ yếu được sáng tác, lưu truyền thông quan con đường truyền miệng Chính vì vậy mà các phương thức chơi chữ trong câu đố thường tập trung khai thác vào vỏ âm thanh của ngôn từ Trong khi đó, bản chất của tác phẩm văn học viết là lưu truyền và tồn tại trên văn bản bằng chữ viết Do đó, đối tượng tiếp cận các tác phẩm văn học viết sẽ có điều kiện đọc, nghiền ngẫm cặn kẽ hơn Chính vì vậy mà các phương thức chơi chữ trong văn học viết sẽ phong phú, đặc biệt tập trung vào các phương thức chơi chữ liên quan đến chữ viết, cấu trúc ngữ pháp, văn bản
5 PHẦN KẾT LUẬN
Những đặc điểm được khảo sát và đánh giá ở phần nội dung đề tài chỉ là những đặc điểm
cơ bản nhất về nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian, một thể loại độc đáo trong kho tàng văn học dân gian người Việt Đề tài đã góp phần thừa nhận và khẳng định vai trò của nghệ thuật chơi chữ trong việc tạo nên tính hấp dẫn của câu đố, tạo nên sự uyên thâm, trí tuệ trong hoạt động
đố - giải Qua đó, chúng ta có thêm những cơ sở cần thiết để khẳng định giá trị của câu đố dân gian trong đời sống tinh thần của dân tộc
Có thể nói, hiện nay quá trình sáng tác và tiếp nhận văn chương theo tính cộng đồng không còn phổ biến Các sáng tác dân gian mặc dù được nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết đầu tư sưu tầm, khôi phục lại nhưng kết quả thu được chỉ mang tính tương đối Việc khám phá, khẳng định những nét đặc sắc của các di sản văn hóa dân gian sẽ phần nào giúp người dân ý thức rõ hơn
về vị trí, vai trò của các di sản trong đời sống tinh thần mỗi con người Qua đó, mọi người cùng góp phần tôn vinh, lưu truyền, thưởng thức Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn khẳng định giá trị một thể loại Folklore độc đáo của dân tộc – câu đố
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Tùng Chinh 2002 Tài liệu giảng dạy Văn học dân gian Việt Nam An Giang: Đại học An Giang
Nguyễn Đình Chúc, Huệ Nguyễn 2000 Câu đố Việt Nam Hà Nội: NXB Văn hóa dân tộc
Chu Xuân Diên (chủ biên) 2005 Văn học dân gian Bạc Liêu Tp Hồ Chí Minh: NXB Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh
Nguyễn Thành Dương 2004 Nói lái trong câu đố Việt Kỷ yếu ngôn ngữ học trẻ
Ninh Viết Giao 1997 Câu đố Việt Nam Hà Nội: NXB Khoa học xã hội
Lê Trung Hoa, Hồ Lê 2005 Thú chơi chữ TP Hồ Chí Minh: NXB Khoa học Xã hội Nguyễn Hoàng Huy 2004 Câu đối trong văn hóa Việt nam Tp Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh
Đinh Gia Khánh (chủ biên) 2006 Văn học dân gian Việt Nam Hà Nội: NXB Giáo dục Ngọc Linh 2008 Tuyển tập câu đố dân gian Việt Nam Hà Nội: NXB Văn hóa thông tin Nguyễn Bá Lương 2004 Câu đố dân gian Việt Nam – tài và hóm Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống Số 104
Trần Đức Ngôn 2005 Tổng tập Văn học dân gian người Việt (tập 3 – Câu đố) Hà Nội: NXB Khoa học xã hội
Triều Nguyên 2000 Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người Việt Huế: NXB Thuận Hóa
Triều Nguyên 2008 Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt (trọn bộ 4 tập)
Trang 9Khoa Ngữ Văn trường Đại học Cần Thơ 1999 Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long Tp Hồ Chí Minh: NXB Giáo dục
Trang 10NỘI DUNG TRANG
A – PHẦN DẪN LUẬN
II – Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1
III – Đối tượng nghiên cứu 2
Chương I: Đôi nét về câu đố dân gian và nghệ thuật chơi chữ 8
Chương II: Nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian người Việt 15
1 Chơi chữ bằng cách nhại, mô phỏng âm thanh 15
2 Chơi chữ bằng cách sử dụng từ trái nghĩa 28
3 Chơi chữ bằng cách sử dụng từ cùng trường nghĩa 29
4 Chơi chữ bằng cách sử dụng từ lệch nghĩa 30 III – Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp 31
1 Tách, ghép từ ngữ đặt vào cấu trúc đối xứng 31
2 Tách, ghép từ ngữ đặt vào cấu trúc ngẫu nhiên 32
Trang 111 Hoán vị vần 35
IV – Chơi chữ dựa vào các cứ liệu văn học 38
1 Chơi chữ dựa vào cứ liệu văn học dân gian 38
2 Chơi chữ dựa vào cứ liệu văn chương bác học 41 Chương III: So sánh nghệ thuật chơi chữ… 45
Trang 12A – PHẦN DẪN LUẬN
I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong kho tàng văn học dân gian người Việt, câu đố dân gian chiếm số lượng
khá lớn Nó phản ánh một cách phong phú thế giới quan cũng như những nhận thức của
nhân dân về các hiện tượng tự nhiên, xã hội Nội dung đề cập đến trong câu đố vô cùng
đa dạng Nó vừa đề cập đến những hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng, gió, bão, sấm,
chớp…; vừa đề cập đến các vật thể tự nhiên như sông, núi, mặt trăng, mặt trời, các vì
sao…; những con vật như trâu, bò, mèo, chó, gà, vịt, chim chóc…; cả con người, các
hoạt động của con người, các bộ phận trên cơ thể con người… đều trở thành đối tượng
của câu đố Chính vì nội dung được đề cập đến trong câu đố là phong phú, đa dạng cho
nên có thể thấy, việc tìm hiểu câu đố sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới
xung quanh, phần nào hiểu được nếp sống, nếp nghĩ của cha ông ta - những tác giả dân
gian tài hoa đã sáng tác ra câu đố
Xét về mặt hình thức, câu đố là thể loại văn học dân gian sử dụng rất nhiều các
phương tiện, biện pháp tu từ độc đáo như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, vật hóa, ngoa dụ…
đặc biệt là sử dụng nghệ thuật chơi chữ Việc sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ,
trong đó có chơi chữ, đã phản ánh sự thông minh, dí dỏm và tài hoa của các tác giả dân
gian trong hoạt động đố và giải đố Mặt khác, các phương tiện, biện pháp tu từ này cũng
giúp cho câu đố có những sắc thái riêng, thể hiện được đặc trưng thi pháp thể loại
Chính những đặc trưng nghệ thuật của câu đố đã góp phần đem đến cho thể loại
này thêm hấp dẫn Bởi lẽ, quá trình đố và giải đố không chỉ gói gọn trong khuôn khổ của
sự tiếp nhận thông tin đơn thuần về vật đố mà nó còn là một hình thức sinh hoạt thú vị
giữa người đố và người được đố Nó đem đến sự thư giãn, là món ăn tinh thần trong đời
sống cộng đồng Để thực hiện được chức năng giải trí, chức năng thực hành sinh hoạt thì
câu đố dân gian, ngoài nội dung phong phú, nhất thiết cần phải đặc sắc về mặt nghệ
thuật Có như thế mới kích thích tư duy, kích thích óc phán đoán, suy xét, tạo hứng thú
trong nhận thức thực tiễn của con người Chính điều này cho thấy, khi khảo sát câu đố
dân gian, không thể không đề cập đến khía cạnh nghệ thuật
Đến với câu đố dân gian người Việt, chúng tôi nhận thấy một bộ phận khá lớn
câu đố có sử dụng nghệ thuật chơi chữ Thiết nghĩ, việc khảo sát, giải mã đặc trưng của
nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian chắc hẳn có ý nghĩa trực tiếp đến quá trình
tiếp cận, khám phá cái hay, cái đẹp của thể loại Folklore này
Chính những lý do đã nêu, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Nghệ
thuật chơi chữ trong câu đố dân gian người Việt”
II - MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sẽ hoàn thành những mục đích và nhiệm vụ cơ
bản sau đây:
niệm về câu đố dân gian người Việt Đây là một bước hết sức quan trọng Nó góp phần
xác định rõ phạm vi và đối tượng nghiên cứu; trên cơ sở đó chúng tôi sẽ tiến hành tổng
hợp, phân định và khảo sát đối tượng một cách đúng hướng, khoa học
Trang 132 Thứ hai, chúng tôi sẽ tiến hành làm sáng rõ các khái niệm đề cập đến
nghệ thuật chơi chữ Đây là việc làm cần thiết giúp chúng tôi có được những nền tảng tư
liệu khoa học để khám phá đối tượng nghiên cứu
chơi chữ trong kho tàng câu đố dân gian người Việt thành bảng phụ lục Phân loại
những câu đố đã được sưu tầm theo từng kiểu dạng, hình thức chơi chữ riêng biệt Từ
đó, tiến hành khảo sát những kiểu dạng chơi chữ trong câu đố dân gian người Việt một
cách hệ thống
dân gian người Việt với đặc trưng, kiểu dạng chơi chữ trong văn học viết (cụ thể là thơ
ca) để từ đó có những đúc kết, những nhận định khoa học về đối tượng nghiên cứu
III - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu chính của công trình này là những câu đố dân gian người
Việt có sử dụng nghệ thuật chơi chữ, không phân biệt thời gian hay địa bàn xuất hiện
Những câu đố này được lựa chọn từ kho tàng câu đố dân gian người Việt và được chúng
tôi tách ra để tiện xem xét Cho nên, có thể nói, tổng thể những câu đố dân gian người
Việt chính là phạm vi để chúng tôi tiến hành chọn lọc, nắm bắt đối tượng
Trong đề tài này, chúng tôi sưu tầm, tổng hợp tư liệu chủ yếu từ công trình Tổng
tập Văn học dân gian người Việt (tập 3 – Câu đố) (Trần Đức Ngôn, 2005) Theo chúng
tôi, đây là công trình tổng hợp câu đố đồ sộ nhất từ trước tới nay, với 4027 đơn vị (tính
cả những dị bản), được xếp theo hệ đề tài, rất thuận tiện cho việc tra cứu Tuy nhiên,
công trình này chưa cập nhật được một số câu đố phổ biến ở Nam Bộ Chính vì vậy, bên
cạnh công trình của Trần Đức Ngôn, chúng tôi còn khảo sát và chọn lọc tư liệu từ quyển
Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long (Khoa Ngữ Văn Đại học Cần Thơ, 1999);
Văn học dân gian Bạc Liêu (Chu Xuân Diên, 2005) Ngoài ra, chúng tôi cũng sưu tầm
được một số câu đố có sử dụng nghệ thuật chơi chữ từ quyển Câu đố Việt Nam (Ninh
Viết Giao, 1997) và công trình Câu đố Việt Nam (Nguyễn Văn Trung; 1999) Từ các
công trình vừa nêu, chúng tôi chọn lọc ra được 312 đơn vị câu đố có sử dụng nghệ thuật
chơi chữ Trên thực tế, việc nắm bắt một cách đầy đủ về đối tượng là một việc rất khó
Bởi lẽ, quá trình sưu tầm và tổng hợp các sáng tác Folklore nói chung và câu đố dân
gian nói riêng cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn dừng lại ở mức tương đối Chắc hẳn
còn rất nhiều câu đố vẫn ẩn khuất trong dân gian mà do những điều khách quan và chủ
quan, người nghiên cứu không thể tiến hành điền dã sưu tầm, tổng hợp được Tuy nhiên,
với những câu đố có sử dụng nghệ thuật chơi chữ được tổng hợp từ các nguồn tư liệu đã
nêu, chúng tôi sẽ khảo sát, phân tích, kiến giải và đối sánh để làm sáng tỏ đối tượng Số
câu đố đưa vào để làm dẫn chứng phân tích trong đề tài là có hạn, phần còn lại chúng tôi
sẽ sử dụng làm cứ liệu cho các luận giải liên quan
Bên cạnh đối tượng chính đã nêu, trong đề tài này chúng tôi còn khảo sát một
đối tượng khác, có tính chất bổ trợ cho đối tượng nghiên cứu đó là những tác phẩm văn
học dân gian khác (không phải là câu đố) và những tác phẩm văn học viết có sử dụng
nghệ thuật chơi chữ Song, đối tượng này là một đối tượng có tính chất phức hợp và vô
cùng phong phú cho nên chúng tôi không thể tập hợp một cách đầy đủ Chúng tôi chỉ
chọn lọc và khảo sát một bộ phận nhất định để làm cơ sở đối sánh với đối tượng nghiên
cứu của đề tài
Trang 14IV - LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
Vấn đề “Nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian người Việt” đã được đề cập
đến trong một số công trình, chuyên luận khoa học Tuy nhiên, mức độ đề cập của các
công trình, chuyên luận khoa học đến thời điểm hiện nay vẫn còn dừng lại ở những nhận
định bước đầu, chưa xem xét đối tượng một cách toàn diện, hệ thống Cụ thể:
- Trong công trình nghiên cứu “Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương
người Việt” (trọn bộ bốn tập) (Triều Nguyên, 2008) đã đề cập đến nghệ thuật chơi chữ
trong câu đố ở các dạng cùng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa, trường nghĩa; chơi chữ
theo cách tách ghép từ ngữ, đảo trật tự vị trí từ; chơi chữ dựa vào một tác phẩm trước
để tạo ra một sáng tác mới; chơi chữ dựa vào Truyện Kiều v.v… Tuy nhiên, đối tượng
đề cập đến trong công trình nghiên cứu của tác giả Triều Nguyên là nghệ thuật chơi chữ
trong văn chương người Việt nói chung Do vậy, nghệ thuật chơi chữ trong câu đố chỉ
được đề cặp đến một cách khái lược, chưa có tính chất toàn diện, tập trung Mặc dù vậy,
so với các công trình khác có đề cập đến nghệ thuật chơi chữ trong câu đố thì công trình
này tác giả trình bày các kiểu dạng, cách thức lẫn phương tiện chơi chữ một cách phong
phú và đa dạng hơn cả
- Tác giả công trình “Câu đố Việt Nam” (Nguyễn Văn Trung, 1999) có đề
cập đến các kiểu dạng chơi chữ như: chiết tự, nói lái, nói trại, đồng âm dị nghĩa, đồng
nghĩa dị âm, tán chữ Tuy nhiên, ở mỗi kiểu dạng tác giả cũng chỉ đưa ra những nhận
định, những dẫn chứng khá sơ sài Điều này khó có thể đem đến cho người tiếp cận một
cái nhìn bao quát về đối tượng Mặt khác, trong công trình này, việc tác giả xếp các
nhóm hát đố, đố đá, đố nói… chung với câu đố dân gian người Việt để xem xét là một
việc làm khó có thể chấp nhận Bởi lẽ, từ trước đến nay các loại hình này không được
giới nghiên cứu đặt chung trong thể loại câu đố dân gian Việc xác định phạm vi, đối
tượng khảo sát của tác giả chắn hẳn có ảnh hưởng không nhỏ đến việc khảo sát nghệ
thuật chơi chữ
- Trong cuốn “Thú chơi chữ” (Lê Trung Hoa, Hồ Lê, 2005) các tác giả
cũng đề cập đến nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian người Việt Cụ thể là chơi
chữ bằng nói lái, chơi chữ bằng hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, chơi chữ bằng cách
sử dụng nghĩa phái sinh thật và giả, chơi chữ bằng cách tả chữ, xáo chữ, chiết tự, tách
từ v.v… Tuy nhiên, cũng tương tự như một số công trình nghiên cứu khác về chơi chữ,
nhóm tác giả này chỉ đề cập đến nghệ thuật chơi chữ trong câu đố một cách sơ sài, thiếu
hệ thống
- “Văn học dân gian Việt Nam” (Đinh Gia Khánh,2006), ở phần viết về câu
đố (từ trang 257 đến trang 269) có đề cập đến nghệ thuật chơi chữ Tuy nhiên, tác giả
chỉ trình bày một cách ngắn gọn các kiểu dạng chơi chữ như nói lái, đồng âm khác
nghĩa, phản nghĩa, chơi chữ dựa trên cơ sở biến động của các từ Điều này cũng khó có
thể bao quát hết được đối tượng nghiên cứu
- Tác giả Nguyễn Bá Lương trong bài viết “Câu đố dân gian Việt Nam: tài
và hóm” (Nguyễn Bá Lương, 2004) cũng có đề cập đến một số kiểu chơi chữ trong câu
đố như đồng nghĩa, đồng âm, nói lái, thay đổi dấu thanh, thay đổi chữ nghĩa Tuy nhiên,
dưới mức độ một bài báo chuyên ngành, tác giả chưa đi sâu vào các kiểu dạng chơi chữ
và cũng chưa khảo sát toàn diện đối tượng nghiên cứu
- Trong tập Câu đố Việt Nam (Ninh Viết Giao, 1997) tác giả có trình bày
một số thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu đố Các thủ pháp này bao gồm: sử
dụng lối nói lái, sử dụng những từ đồng âm khác nghĩa, sử dụng những từ phản nghĩa
Trang 15và sử dụng lối chơi chữ hóc hiểm tinh vi Dựa trên những tiêu chí phân chia này thì rõ
ràng tác giả đã đặt các kiểu dạng nói lái, đồng âm khác nghĩa, sử dụng từ phản nghĩa
ngang hàng và biệt lập với chơi chữ Điều này không phù hợp với quan điểm của các
học giả mà chúng tôi liệt kê ở trên Việc trình bày về phạm vi và các kiểu dạng chơi chữ
chúng tôi sẽ làm sáng rõ trong chương I của phần nội dung tiếp sau Ở đây, chúng tôi chỉ
dừng lại với nhận định cuối cùng là công trình của Ninh Viết Giao, tác giả cũng chỉ trình
bày về nghệ thuật chơi chữ trong câu đố người Việt bằng những nét phác thảo khá sơ
sài
Nhìn chung, tùy theo tính chất, mục đích của từng công trình, các tác giả đã đề
cập đến đối tượng nghiên cứu là “Nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian người
Việt” dưới những mức độ khác nhau Có thể nhận thấy, hầu hết các học giả đều đề cập
đến các kiểu dạng chơi chữ có tính phổ biến, xuất hiện với tần suất cao trong câu đố
như: đồng âm, đồng nghĩa, nói lái, chiết tự Những công trình đã nêu sẽ là nguồn tư liệu
phong phú cho chúng tôi trong quá trình khám phá, tiếp cận đối tượng thuộc phạm vi đề
tài
Tuy nhiên, trong thực chất, các kiểu dạng chơi chữ trong câu đố dân gian người
Việt rất đa dạng và phong phú mà đến nay, vẫn chưa có công trình, bài viết nào tập
trung nghiên cứu chuyên biệt đề tài này Chính vì vậy, trong đề tài, chúng tôi muốn góp
phần tìm hiểu một cách tập trung, hệ thống về “Nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân
gian người Việt”
V - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Mục đích:
• Tìm hiểu các công trình, bài viết có liên quan đến câu đố dân gian, liên quan đến nghệ thuật chơi chữ để từ đó có những đánh giá, nhận định khách quan,
biện chứng về đối tượng
• Thu thập thông tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu
gian người Việt
• Thống kê số lượng các câu đố có sử dụng nghệ thuật chơi chữ trong kho tàng câu đố dân gian Việt Nam sưu tầm được
- Kỹ thuật tiến hành:
• Thống kê, phân loại các câu đố có sử dụng nghệ thuật chơi chữ thành các tiểu loại nhỏ hơn, tập hợp các tiểu loại thành bảng phụ lục
Trang 16• Đánh giá tần số xuất hiện của các kiểu dạng chơi chữ trên cơ sở các
số liệu thống kê, tổng hợp được
như trong các sáng tác Folklore khác
- Kỹ thuật tiến hành:
• So sánh dựa trên những cứ liệu đã thống kê, tổng hợp được, từ đó rút
ra những luận cứ, những kết luận khoa học về đối tượng
4 Phương pháp phân tích, tổng hợp:
- Mục đích:
• Làm sáng tỏ giá trị câu đố dân gian do nghệ thuật chơi chữ mang lại
• Chỉ ra những nét riêng biệt, độc đáo của nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian
- Kỹ thuật tiến hành:
• Phân tích dựa trên những cứ liệu thống kê, qua đó làm sáng rõ giá trị của đối tượng nghiên cứu
VI - ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
Thứ nhất, lần đầu tiên chúng tôi tập hợp lại, dù chưa thể đầy đủ tất cả, những
câu đố dân gian người Việt có sử dụng nghệ thuật chơi chữ Điều này tạo tiền đề cần
thiết cho những công trình nghiên cứu liên quan đến câu đố dân gian người Việt ở cấp
độ cao hơn
Thứ hai, đề tài tập trung khảo sát một cách hệ thống, toàn diện về nghệ thuật
chơi chữ trong câu đố dân gian người Việt, góp phần làm nổi bật những giá trị nội dung
và nghệ thuật của câu đố dân gian, một thể loại độc đáo trong kho tàng Folklore Việt
Nam
Thứ ba, trong đề tài này, chúng tôi dành trọn vẹn một chương để so sánh, đối
chiếu nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian người Việt với nghệ thuật chơi chữ
trong văn học viết Từ đó giúp người tiếp cận có cái nhìn khách quan về đối tượng
nghiên cứu
Thứ tư, đề tài còn có ý nghĩa sư phạm thiết thực Đề tài hoàn tất sẽ giúp cho sinh
viên chuyên ngành Văn hóa du lịch, sinh viên chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn và các
giảng viên chuyên ngành có thêm nguồn tư liệu tuy khiêm tốn nhưng cần thiết để phục
vụ cho công tác giảng dạy và học tập học phần Văn học dân gian Việt Nam
VII - KẾT CẤU ĐỀ TÀI:
A – PHẦN DẪN LUẬN
I – Lý do chọn đề tài
Trang 17II – Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
III – Đối tượng nghiên cứu
Chương I: Đôi nét về câu đố dân gian và nghệ thuật chơi chữ
I – Câu đố dân gian
II – Nghệ thuật chơi chữ
1 Định nghĩa chơi chữ
2 Các hình thức chơi chữ Chương II: Nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian người Việt
I – Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết
1 Chơi chữ bằng cách nhại, mô phỏng âm thanh
2 Chơi chữ bằng cách điệp âm
2 Chơi chữ bằng cách sử dụng từ trái nghĩa
3 Chơi chữ bằng cách sử dụng từ cùng trường nghĩa
4 Chơi chữ bằng cách sử dụng từ lệch nghĩa III – Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp
1 Tách, ghép từ ngữ đặt vào cấu trúc đối xứng
2 Tách, ghép từ ngữ đặt vào cấu trúc ngẫu nhiên
3 Đảo trật tự, vị trí từ ngữ III – Chơi chữ bằng nói lái
1 Hoán vị vần
2 Hoán vị phụ âm và vần
3 Hoán vị vần và thanh
IV – Chơi chữ dựa vào các cứ liệu văn học
1 Chơi chữ dựa vào cứ liệu văn học dân gian
Trang 182 Chơi chữ dựa vào cứ liệu văn chương bác học Chương III: So sánh nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian và văn học viết
1 Phương tiện ngữ âm và chữ viết
2 Phương tiện từ vựng, ngữ nghĩa
Trang 19B – PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN VÀ
NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ
I – CÂU ĐỐ DÂN GIAN:
Câu đố là một thể loại đặc biệt trong kho tàng văn học dân gian người Việt, ở đó
vừa có chất triết lý, trí tuệ của ngụ ngôn, tục ngữ; vừa chứa đựng chất trữ tình của ca
dao dân ca; vừa có chất dí dỏm, hài hước của truyện cười, vè…
Về thuật ngữ, thực chất Câu đố dân gian người Việt từ trước tới nay đã trở thành
tên gọi của một thể loại văn học dân gian mà không có sự tranh luận Mặc dù vậy, trên
thực tế, thuật ngữ này thường dễ bị nhầm lẫn với thể loại hát đố trong dân gian Hát đố
rất phổ biến trong các loại hình dân ca từ Bắc chí Nam Trong nhiều cuộc hát, hát đố là
một chặng quan trọng, có khi kéo dài và đầy sức hấp dẫn đối với người tham dự Ta có
thể dẫn ra một vài mẩu hát đố làm ví dụ:
Hát đố trong hò đối đáp Nam bộ:
Đố:
Hò…ơ… Tiếng đồn anh hay chữ em hỏi thử đôi lời…ờ
Chớ một trăm cái hố, hố nào không nước?
Một trăm cây thước, thước nào không đo?
Một trăm cái cây, cây nào không trái?
Một trăm con gái, gái nào không chồng…ơ?
Trai nam nhơn đối đặng, bứt nhị hồng dâng cho…ơ!
Đáp:
Hò…ơ… Một trăm cái hố, hố khoan đâu có nước,
Một trăm cây thước, thước giấy đây có ai đo,
Một trăm cái cây, cây sào chống ghe đâu có trái,
Một trăm con gái, con gái Ngọc Nữ đâu có chồng,
Trai nam nhơn đối đặng, đáng chồng bậu chưa?
Hát đố đáp trong hát ví phường vải Nghệ Tĩnh:
Đố:
Hỏi anh học sách thánh hiền,
Ai người đi tới non tiên đúc vàng?
Tiếng anh ăn học nhà trường
Trả lời em thử trong vườn mấy cây?
Đáp:
Em nghe anh trả lời đây
Trang 20Trong vườn chỉ có hai cây nghĩa là
Một cây xanh tốt rườm rà,
Một cây xanh tốt nữa là thung huyên
Sách xưa chép chữ còn nguyên
Người cày núi Lỗ non tiên đúc vàng
Trời xui anh đặng gặp nàng
Bà Nguyệt cho sợi xích thằng hôm nay
Hát đố đáp trong hát trống quân:
Đố:
Quả gì năm múi sáu khe?
Quả gì nứt nẻ như da thợ rào?
Quả gì kẻ ước người ao?
Quả gì lấp lánh như sao trên trời?
Quả gì ăn đủ năm mùi?
Quả gì to lớn có người ở trong?
Quả khế năm múi sáu khe,
Quả na nứt nẻ như da thợ rào,
Quả mận kẻ ước người ao,
Quả mơ lấp lánh như sao trên trời,
Quả lê ăn đủ năm mùi,
Quả đất to lớn có người ở trong,
Trang 21Qua một số ví dụ đã nêu, chúng ta dễ dàng nhận thấy, giữa câu đố và hát đố
cũng có những điểm tương đồng Thứ nhất, về nội dung, hầu như cả hai loại đều đề cập
đến những nội dung rất phong phú trong đời sống tự nhiên và xã hội Thứ hai, cả hai đều
thử trí thông minh, óc phán đoán và khả năng nhận thức của đối phương về thế giới
xung quanh; nhằm mục đích giải trí Tuy nhiên, xét về bản chất thì hai hình thức này có
điểm khác biệt Trước hết, ở hát đố, chủ thể đố và chủ thể đáp đều xuất hiện Trong khi
đó, ở câu đố, chủ thể đố thường ít xuất hiện và chủ thể đáp luôn được ẩn đi Mặt khác, ở
hát đố, tuy có sử dụng nhiều hình thức để thử trí thông minh của đối phương, nhưng
mục đích cuối cùng là để tỏ tình, trao duyên, hẹn ước Trong khi đó, câu đố thường chỉ
thuần túy kiểm tra trí thông minh, óc suy luận của đối phương Nói khác đi, hát đố được
xem là những sáng tác trữ tình dân gian còn câu đố có thể xem là trò chơi trí tuệ bằng
ngôn từ
Một thuật ngữ nữa cũng cần phân biệt với thuật ngữ câu đố dân gian, đó là đố
đá Đố đá là một thuật ngữ chỉ hoạt động đố và đáp giữa các vai hề trong nghệ thuật
chèo dân gian Trong sân khấu dân gian, màn đố đá luôn hấp dẫn người xem Mục đích
chính của đố đá là gây cười Hiện tượng gây cười này thể hiện ngay trong chất trào lộng
của nội dung và hình thức đố đá
Giữa đố đá và câu đố đôi khi có chỗ tương đồng (nhiều màn đố đá sử dụng chất
liệu là những câu đố dân gian) Tuy nhiên về cơ bản đố đá và câu đố khác nhau Cái
khác nhau đầu tiên chính là môi trường diễn xướng của hai hình thức này Môi trường
diễn xướng của đố đá mang tính biểu diễn nghệ thuật (trong nghệ thuật sân khấu dân
gian) trong khi câu đố có môi trường diễn xướng tự nhiên, gắn với chức năng thực hành
sinh hoạt (có thể đố nhau lúc làm việc ngoài đồng ruộng, lúc học chữ Nho, lúc nhàn rỗi
tụm năm tụm ba ngoài hè, trên sân…) Một đặc điểm nữa có thể phân biệt giữa đố đá và
câu đố đó là mục đích của hai loại hình này Mặc dù cả hai đều có yếu tố mua vui, giải
trí nhưng nhìn chung, ở câu đố, mục đích chính là thử tài trí, óc suy đoán của đối
phương Trong khi đó, mục đích chính của đố đá là để mua vui, gây cười và qua những
tiếng cười sảng khoái ấy, dân gian lồng vào những nội dung có tính giáo dục sâu sắc
Nội dung của đố đá cũng khá phong phú nhưng nhất thiết nó phải gắn với yếu tố hài
hước, trào lộng Chính vì vậy mà đố đá ít đưa người thưởng thức đến trạng thái phải
trầm tư, căng thẳng Ta có thể phân tích một trường hợp để thấy được những điểm khác
biệt giữa câu đố và đố đá:
Trang 22Thượng hạ thò thò Thượng hạ bất thò thò
Chữ ấy hẳn là mày mít đặc
Hề 2: Thượng thò hạ bất thò là chữ “do”, hạ thò thượng bất thò là chữ “giáp”,
thưỡng hạ thò thò là chữ “thân”, thượng hạ bất thò thò là chữ “điền”
Hề 1: Hỏng rồi Để tao giảng cho mày nghe: nó là chữ thua bạc
Hề 2: Không đúng
Hề 1: Nó là anh thua bạc, vì thế này: Giời rét như mấy ngày hôm nọ, giải cái ổ,
chỉ có cái chiếu ngắn đắp lên mình, được thân thì trồi đầu, thế là thượng thò hạ bất thò
Kéo chiếu đắp đầu thì lại thòi chân ra, thế thì hạ thò thượng bất thò Khi ngủ mệt, duỗi
chân, duỗi tay là thượng hạ thò thò Đến khi rét quá, thu chân tay lại, nắm co như con
tôm, thế là thượng hạ bất thò thò
Qua ví dụ trên ta có thể thấy tính hài hước, châm biếm trong đố đá có phần nổi
trội hơn so với câu đố Trong trường hợp vừa nêu, câu đố chính là nguồn tư liệu để tạo
ra màn đố đá đầy kịch tính
Theo tác giả Trần Đức Ngôn, (Trần Đức Ngôn, 2005), “nhìn chung, trên bình
diện thể loại, các từ hát đố và đố đá chưa bao giờ được dùng để chỉ một thể loại của
Folklore Còn từ câu đố từ lâu đã trở thành một thuật ngữ khoa học được giới nghiên
cứu công nhận là tên gọi của một thể loại văn học dân gian Việt Nam”
Bên cạnh hai loại hình hát đố và đố đá, thuật ngữ câu đố dân gian đôi khi được
dùng nhầm lẫn với một số khái niệm khác như: đố nói, đố Kiều, đố toán học… Chúng
tôi cũng xin trình bày một số kiến giải về vấn đề này
Theo học giả Nguyễn Văn Trung, thì “đố nói (hay đố nói xuôi, để phân biệt với
đố nói nhanh) là những “câu đố không có vần” Lối đố này thường gặp ở ngoài đời, có
cả trên sân khấu hát bội, tuồng chèo, và các buổi văn nghệ lửa trại về sau này” (Nguyễn
Văn Trung, 1999) Qua một số dẫn chứng minh họa của tác giả này, chúng tôi nhận thấy
tác giả sử dụng rất nhiều trường hợp đố đá (trên sân khấu hát bội, tuồng chèo) Ở đây,
tác giả đã có sự nhầm lẫn về đối tượng Tuy nhiên, bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra một
vài dẫn chứng khác với loại hình đố đá (mà chúng tôi đã trình bày) để minh họa cho thể
loại đố nói Điển hình như:
“Đố: Tại sao khi hành nghề, mọi tên ăn cắp, móc túi, phải nhìn trước rồi nhìn
sau?
Trả lời: Vì hắn không thể nhìn trước rồi nhìn sau cùng một lượt.”
Xét ví dụ vừa nêu ta thấy, đố nói không thể xếp vào thể loại câu đố dân gian
Bởi lẽ, đố nói chỉ tồn tại như những mẩu đối thoại có tính dí dỏm, lắc léo, gài bẩy giữa
hai đối tượng Cũng chính vì vậy cho nên bản thân nó thiếu các giá trị nội dung tư
tưởng, các yếu tố nghệ thuật, những đặc điểm thi pháp cần thiết của thể loại Folklore
Tương tự như đố nói, bộ phận đố toán số cũng là một trường hợp bị nhầm lẫn và
thể loại câu đố dân gian Mặc dù so với đố nói, có những bài đố toán số thuộc thể loại
văn vần, tuy sự gieo vần đôi chỗ tương đối gượng Ví dụ:
Đố:
Một con bay trước, bay trước hai con
Trang 23Một con bay sau, bay sau hai con
Một con bay giữa, bay giữa hai con
Hỏi bầy chim có mấy con?
(Đáp: Ba con)
Hay:
Đám bần có một bầy cò
Sáng ra thấy đậu dư cò một con
Chiều về cũng đậu đều bon
Sao mà lại thấy bần còn một cây?
Xin anh tính thử giùm đây,
Mấy con cò đậu, mấy cây bần này?
(Đáp: Tính ra bần chỉ ba cây
Mà cò tới bốn, đậu bay sớm chiều)
Qua trình bày, phân tích một số trường hợp có liên quan đến thuật ngữ câu đố
dân gian người Việt, chúng ta có thể đúc kết lại định nghĩa về câu đố như sau: Câu đố là
những sáng tác dân gian bằng văn vần; miêu tả, phản ánh đặc điểm của các sự vật hiện
tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội bằng phương pháp dấu tên đặc biệt nhằm thử
tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết (của đối tượng được đố) và mua vui giải trí
II - NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ:
1 Định nghĩa chơi chữ:
Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về chơi chữ
Chúng tôi xin phân tích hai khái niệm có tính tiêu biểu của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
về đối tượng này
Trước hết, trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” (Cù Đình Tú,
1983, tr 321), định nghĩa chơi chữ được nêu lên như sau: “Chơi chữ là cách tu từ vận
dung linh hoạt các tiềm năng về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt
nhằm tạo nên phần tin khác loại song song tồn tại với phần tin cơ sở Phần tin khác loại
này – tức lượng ngữ nghĩa mới – là bất ngờ và về bản chất, không có quan hệ phù hợp
với phần tin – tức thông báo – cơ sở”
Trong công trình mang tên “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” (Đinh
Trọng Lạc, 2003, tr 176) tác giả cũng đã trình bày định nghĩa chơi chữ: “chơi chữ là
biện pháp tu từ dựa trên sự vận dụng linh hoạt tiềm năng về ngữ âm, chữ viết, từ vựng,
ngữ pháp của tiếng Việt để tạo nên phần tin mới, bất ngờ, khác loại với phần tin cơ sở,
nhằm gây châm biếm, đả kích hoặc đùa vui”
Qua hai định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy có mấy vấn đề cần làm sáng rõ:
Thứ nhất, chơi chữ được thể hiện trên tất cả các cấp độ, đơn vị của tiếng Việt
(ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp) trong khi các kiểu tu từ khác chỉ thể hiện ở một
hoặc một vài cấp độ nhất định Ví dụ, các biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ… thể
hiện chủ yếu ở cấp độ từ; điệp ngữ, tăng tiến, tương phản… thể hiện chủ yếu ở cấp độ
Trang 24ngữ pháp (câu) Điều này cho thấy chơi chữ có phạm vi vận dụng các tiềm năng ngôn
ngữ rộng hơn so với các loại tu từ khác
Thứ hai, chơi chữ luôn tạo ra lượng ngữ nghĩa, thông tin mới về bản chất không
có quan hệ phù hợp với lượng ngữ nghĩa cơ sở Trong khi đó, ở các kiểu tu từ khác, ý
nghĩa do chúng tạo ra luôn dựa trên cơ sở những nét tương đồng, liên tưởng về mối quan
hệ gắn bó gần gũi có thực giữa hai đối tượng hoặc bằng quan hệ phối hợp về nghĩa
Điều này cho thấy, quá trình tạo nghĩa của chơi chữ khác với quá trình tạo nghĩa của các
kiểu dạng tu từ khác
Tác giả Triều Nguyên đã kế thừa những thành tựu của các nhà ngôn ngữ học
đồng thời phân tích, loại trừ những điểm bất cập trong các định nghĩa trên để từ đó đúc
kết thành một định nghĩa mà chúng tôi cho rằng đã thể hiện một cách xác đáng bản chất
của chơi chữ Theo Triều Nguyên, “chơi chữ là dùng phương thức diễn đạt đặc biệt, sao
cho ở đó song song tồn tại hai lượng ngữ nghĩa (thông tin) khác hẳn nhau được biểu đạt
bởi cùng một hình thức ngôn ngữ, nhằm tạo nên sự thú vị mang tính chất ngữ nghĩa”
(Triều Nguyên, 2000, tr.15)
Ở định nghĩa này, chơi chữ được xem là “phương thức diễn đạt đặc biệt”, có
nghĩa là tác giả không đặt chơi chữ như một kiểu tu từ trong hệ thống các kiểu tu từ
thường gặp vì chơi chữ, về bản chất không tạo nghĩa như hệ thống tu từ tiếng Việt
Ngoài ra, ở chơi chữ, hai lượng ngữ nghĩa (thông tin) được tạo ra có mối quan hệ song
song Điều này giúp phân biệt với các kiểu loại tu từ khác có ngữ nghĩa mới và ngữ
nghĩa cơ sở dựa trên các mối quan hệ tương đồng, gần gũi, gắn bó (ẩn dụ, hoán dụ, đồng
nghĩa kép, tăng tiến, tương phản…) Và sau cùng, “sự thú vị mang tính chất ngữ nghĩa”
chính là tác dụng của chơi chữ đối với người thưởng thức Điều này được nhận ra qua
cảm xúc thẩm mỹ của chủ thể tiếp nhận chơi chữ
Trong công trình này, chúng tôi sử dụng khái niệm chơi chữ theo quan điểm của
Triều Nguyên để khảo sát nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian người Việt
2 Các hình thức chơi chữ trong văn chương người Việt:
Như đã trình bày, chơi chữ thể hiện trên tất cả các cấp độ của ngôn ngữ tiếng
Việt được biểu hiện trên văn bản (có trường hợp ngoài văn bản) Do đó, để khảo sát các
kiểu dạng chơi chữ một cách đầy đủ, toàn diện đòi hỏi phải dựa trên từng cấp độ nhất
định
2.1 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết:
Trong văn chương, chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết khá phổ biến
Ta có thể liệt kê một số kiểu dạng ở cấp độ này như:
- Chơi chữ bằng cách nhại, mô phỏng âm thanh;
- Chơi chữ bằng cách điệp âm;
Trang 25Ở cấp độ chơi chữ này, chúng tôi thấy có kiểu chơi chữ như sau:
- Chơi chữ bằng cách sử dụng từ cùng nghĩa;
- Chơi chữ bằng cách sử dụng từ nhiều nghĩa;
- Chơi chữ bằng cách sử dụng từ trái nghĩa;
- Chơi chữ bằng cách sử dụng từ cùng trường nghĩa;
- Chơi chữ bằng cách sử dụng những từ lệch nghĩa;
- Chơi chữ bằng cách khoán nghĩa;
2.3 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp:
- Chơi chữ bằng cách tách, ghép từ ngữ;
- Chơi chữ bằng cách đảo trật tự, vị trí của từ để làm thay đổi chức
năng ngữ pháp, ngữ nghĩa;
- Chơi chữ bằng cách ngắt nhịp câu, buông lửng câu;
2.4 Chơi chữ dựa vào phương ngữ và tiếng lóng;
2.5 Chơi chữ dựa vào luật thơ và cấu trúc văn bản;
2.6 Chơi chữ dựa vào phong cách văn bản;
2.7 Chơi chữ bằng nói lái;
2.8 Chơi chữ dựa vào các tiền giả định là dữ liệu văn học, văn hóa dân
gian
Trên đây là các kiểu dạng chơi chữ trong văn chương người Việt được xếp theo
từng cấp độ ngôn ngữ Tuy vậy, chúng ta thấy có một số kiểu chơi chữ thoát li khỏi sự
biểu hiện trên ngôn bản Có nghĩa là nó liên quan đến các nhân tố ngoài văn bản Các
nhân tố đó chính là các tiền giả định liên quan đến văn hóa, văn chương dân gian Điều
này một lần nữa cho thấy được phạm vi rộng lớn của chơi chữ
Trong câu đố dân gian, chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện của hầu hết các kiểu
dạng chơi chữ đã trình bày Tuy nhiên, do đặc trưng bản chất thể loại Folklore rất độc
đáo này cho nên các kiểu dạng chơi chữ xuất hiện với những tần số không đều nhau Có
những hình thức chơi chữ xuất hiện với tần suất cao, điển hình như chơi chữ bằng cách
sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa, chiết tự… Bên cạnh đó cũng có những hình thức chơi
chữ xuất hiện với tần suất thấp hoặc không xuất hiện Điển hình như chơi chữ dựa vào
phương ngữ, tiếng lóng; dựa vào luật thơ và phong cách văn bản; dựa vào cấu trúc văn
bản… Để thuận lợi cho việc tiếp nhận, chúng tôi tiến hành khảo sát các kiểu dạng chơi
chữ trong câu đố theo từng cấp độ như chúng tôi vừa liệt kê Điều này sẽ giúp quá trình
tiếp cận nghệ thuật chơi chữ trong câu đố được hệ thống và dễ dàng hơn
Trang 26CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT CHƠI CHỮ TRONG CÂU ĐỐ DÂN GIAN
NGƯỜI VIỆT
I – CHƠI CHỮ BẰNG PHƯƠNG TIỆN NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT:
1 Chơi chữ bằng cách nhại, mô phỏng âm thanh:
Nhại, mô phỏng âm thanh là lối chơi chữ bằng cách chuyển các âm tiết từ âm
vực cao đến âm vực thấp hoặc ngược lại do gắn thêm thanh điệu vào âm tiết Các thanh
điệu thường xuất hiện theo một qui luật: thanh huyền -> hỏi -> ngang Các âm tiết được
gắn thêm các thanh điệu có thể có nghĩa và cũng có thể không có nghĩa
Giá trị biểu trưng của thanh điệu trong tiếng Việt thể hiện ở hai khía cạnh: độ
cao và đường nét Xét về độ cao của thanh điệu, chúng ta có thể phân thanh điệu tiếng
Việt ra thành hai nhóm: nhóm thanh bổng bao gồm các thanh điệu không, sắc, ngã;
nhóm thanh trầm gồm các thanh huyền, nặng, hỏi Về độ cao chúng ta cũng có hai nhóm
thanh điệu: nhóm thanh điệu bằng phẳng gồm hai thanh huyền và ngang; nhóm thanh
điệu gấp khúc gồm bốn thanh sắc, nặng, hỏi, ngã Dân gian đã vận dụng một cách linh
hoạt các đặc tính của thanh điệu tiếng Việt để tạo ra những dạng thức chơi chữ độc đáo
Làm cho con gái, mẹ chồng tốt tươi
Lão già lão bảy tám mươi
Bỏ đường hoa nguyệt còn chơi còng còng Là cái gì?
Qua các ví dụ nêu trên ta thấy, đa số các kiểu nhại, mô phỏng âm thanh là sự
biến điệu từ âm vực cao đến âm vực thấp Qui luật của các thanh điệu ở (1), (2), (3) đi từ
huyền -> hỏi -> ngang Riêng ví dụ (4), thanh điệu đi từ: sắc -> hỏi -> huyền -> ngang
Tuy nhiên, nó vẫn tuân theo qui luật biến đối âm vực khi phát âm Ngoài sự thay đổi về
thanh điệu, các âm tiết được nhại còn thể hiện nhịp độ mau, chậm, thể hiện nhạc điệu
phù hợp với nội dung lời đố
Trang 27Quan sát các ví dụ, chúng ta thấy các âm tiết ở vị trí thứ 6 (trong câu lục) và thứ
6, thứ 8 (trong câu bát) đều là thanh bằng Đều này cho thấy, qui luật biến đổi thanh điệu
vừa tuân thủ qui luật biến đổi âm vực khi phát âm, vừa tuân thủ qui luật bằng – trắc của
thể thơ lục bát
Việc nhại, mô phỏng âm thanh được sử dụng trong câu đố dân gian nhằm mục
đích là đùa vui, gợi óc tò mò, thú vị cho người giải đố Bởi lẽ, xem các ví dụ trên chúng
ta sẽ dễ dàng nhận ra các yếu tố vận dụng thủ pháp nhại, mô phỏng âm thanh hầu như ít
chứa dữ liệu liên quan đến vật đố, nếu có sự liên quan tín hiệu thì cũng rất mơ hồ, rất
khó nhận ra Cụ thể ở (1), các âm tiết kết thành chuỗi khi phát âm lên nghe gần như
tiếng chim cu kêu (Rù rì, rủ rỉ, rù ri); ở (2) và (4) một trong các âm tiết này có liên quan
đến một đặc điểm của vật đố (cong, (bé) tí) Tuy nhiên, ở (3) thì quả thật khó nhận ra nét
tương quan giữa các âm tiết nhại và vật đố, các thông tin tập trung hết vào vế sau, “vừa
ăn, vừa ỉa, vừa đi một đầu” Điều này cho thấy, việc vận dụng thủ pháp nhại, mô phỏng
âm thanh trong câu đố được vận dụng chủ yếu như một kiểu “hứng” Nó là một kiểu
“mào đầu” để các vế còn lại xuất hiện một cách tự nhiên, hấp dẫn
2 Chơi chữ bằng cách điệp âm:
Điệp âm là cách chơi chữ có sự lặp lại một cách chủ định hoàn toàn âm tiết hoặc
một bộ phận tiết trong văn bản nhằm mục đích nhấn mạnh về đối tượng được đề cập
Trong câu đố, việc vận dụng thủ pháp điệp âm tương đối phổ biến Có thể liệt kê
một vài trường hợp tiêu biểu:
(1) - Bùng bình bùng bình bầu,
Cái răng ở dưới, cái đầu ở trên Là cái gì?
(Đáp: Cái nơm) Trường hợp (1) chúng ta dễ dàng nhận ra hiện tượng điệp được thể hiện trên một
bộ phận của âm tiết (phụ âm đầu “b”) Tác dụng của hiện tượng điệp này nhằm nhấn
mạnh yếu tố được đề cập Đó là hình thể mang dáng dấp bầu tròn được tạo ra do ảnh
hưởng của hàng loạt âm tiết có phụ âm đầu là “b” tạo nên
Một số câu đố, tác giả dân gian khéo léo vận dụng các từ láy kết hợp với việc
điệp phụ âm đầu và cả phần vần tạo nên một âm hưởng trúc trắc rất đặc trưng, hấp dẫn:
(2) - Xà lắc, xà lắc có mắt không tai
Xà lai, xà lai có tai không mắt Là gì?
(Đáp: Chiếc thuyền và cái cối xay) Hai từ “xà lắc” và “xà lai” được lặp lại trong câu tạo âm hưởng lạ cho người tiếp
nhận Cùng trường hợp này chúng tôi còn nhận thấy có một số câu như:
(3) - Già thì đặc bí bì bi
Con gái đương thì rỗng toác toàng toang Là trái gì?
(Đáp: Trái cau)
(4) - Xà là xà lai, có tay không chưn
Xà là xà lưng, có chưn không tay Là cái gì?
(Đáp: Áo và quần)
Trang 28Đặc biệt, qua khảo sát chúng tôi còn nhận thấy có trường hợp tác giả dân gian
chơi chữ bằng cách lặp lại một cách đều đặn từng âm tiết cấu thành văn bản Ở đây, mỗi
âm tiết có chức năng đồng thời như một từ Đây là một trường hợp tương đối đặc biệt
trong cách chơi chữ của dân gian Tuy nhiên, trong câu đố, sự xuất hiện dạng chơi chữ
này không phổ biến Chúng tôi chỉ tìm thấy một đơn vị duy nhất có cách chơi chữ này
Đó là câu đố về “cái chén chung”
(5) - Tròn tròn, nhỏ nhỏ, nghiêng nghiêng
Nhỏ mà chẳng chịu tư riêng một mình Là cái gì?
(Đáp: Chén chung) Thủ pháp điệp là lối chơi chữ khá phổ biến trong văn chương người Việt Các
cách điệp thường gặp là điệp thanh, điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp từ, điệp ngữ, điệp
cấu trúc… Tuy nhiên, do tính ngắn gọn, hàm súc của câu đố nên thể loại Folklore này
chỉ sử dụng một số kiểu dạng điệp nhất định Mặc dù vậy, thủ pháp điệp cũng nhằm
nhấn mạnh những đặc điểm của vật đố, góp phần tạo sự uyển chuyển, linh hoạt và hấp
dẫn cho người đố và đối tượng giải đố
3 Chơi chữ bằng cách dùng từ cùng âm:
Từ cùng âm (còn gọi là từ đồng âm) là những từ có cách phát âm giống nhau
(hoặc gần giống nhau) nhưng có các nét nghĩa hoàn toàn khác nhau Chơi chữ bằng cách
dùng từ cùng âm là kiểu chơi chữ dựa trên sự xuất hiện của các đơn vị cùng âm trong
ngôn bản Ở câu đố dân gian, chơi chữ bằng từ cùng âm xuất hiện khá phổ biến Chúng
tôi liệt kê được năm dạng chơi chữ bằng từ cùng âm trong câu đố như sau:
3.1 Từ cùng âm xuất hiện trong lời đố:
Vd:
(3.1.1) - Tam thập lục ngũ gia Bốn anh cùng ở một nhà
Có nước ăn mà không có nước uống Thò tay xuống mà có nước đi Là cái gì?
(Đáp: Bàn cờ)
Trong câu đố trên, chỉ có từ nước (uống) là chỉ vật thể lỏng, còn nước (đi) và
nước (ăn) là chỉ sự tới lui, cách thức đi, thế đi trong chơi cờ Ba từ cùng âm được đặt
trong ngữ cảnh song song tồn tại nhằm kích thích óc suy xét tinh tế của người giải đố
Ngoài ra, cách chơi chữ này ta còn thấy trong một số câu đố rất lắc léo như:
(3.1.2) – Mồm bò1, không phải mồm bò2 mà là mồm bò3 Là gì?
(Đáp: Con ốc)
(3.1.3) – Con gì càng nhỏ càng to?
(Đáp: Con cua)
Cả ba từ mồm bò trong câu đố (3.1.2) gợi cho chúng ta liên tưởng đến một bộ
phận trên cơ thể con bò, miệng của bò Tuy nhiên, trong trường hợp này, chỉ có từ bò 2
là thuộc từ loại danh từ, chỉ một loại động vật có bốn chân, thuộc loài nhai lại, hình thù
to lớn gần bằng trâu; còn bò 1 và bò 3 thuộc từ loại động từ, chỉ sự di chuyển chậm bằng
bằng cơ, chi phía dưới của sinh vật (ở đây là con ốc)
Trang 29Ở câu (3.1.3), cấu trúc càng…càng… gợi liên tưởng đến quan hệ chính phụ giữa
phó từ và động từ Khi ấy, ta có sơ đồ chỉ quan hệ của hai cụm động từ:
Càng lớn , càng nhỏ
Hướng suy nghĩ này khó có thể dẫn đến việc giải đố thành công được Bởi thực
chất, càng trong câu đố trên là một danh từ Nó chỉ một bộ phận trên cơ thể loài động
vật thân giáp, sống dưới nước, có mai cứng, nhiều chân Lúc này, sơ đồ quan hệ của hai
cụm danh từ sẽ là:
Càng lớn , càng nhỏ
3.2 Từ cùng âm xuất hiện trong lời đố và vật đố:
Đây là trường hợp phổ biến trong câu đố Bởi lẽ, trong quá trình đố, chủ thể
luôn tìm cách che đậy khéo léo đối tượng được đề cập đến trong lời đố Việc sử dụng từ
cùng âm góp phần đánh lừa óc phán đoán, chuyển hướng suy luận của người được đố
Ta có thể chia kiểu chơi chữ dùng từ cùng âm trong lời đố và vật đố ra ba nhóm:
cùng âm với một bộ phận (một âm tiết) trong vật đố, cùng âm với toàn bộ vật đố, cùng
âm giữa một âm tiết trong lời đố với một âm tiết chỉ đặc điểm của vật đố Hiện tượng
cùng âm nhưng khác nghĩa giữa lời đố và vật đố được dân gian sử dụng như một hiện
tượng gài bẩy, đánh lạc hướng suy luận
- Cùng âm với một bộ phận (một âm tiết) trong vật đố:
Vd:
(3.2.1) – Năm ông ngồi lại một bàn
Kẻ lo việc nước người toan việc nhà Bốn ông tuổi mới lên ba
Có một ông già tuổi đã lên hai Là cái gì?
(Đáp: Bàn tay) (3.2.2) – Quả gì to nhất trên đời
Có biển, có đất, có trời bao la? Là gì?
(Đáp: Quả đất) (3.2.3) – Điên sao điên hết cả nhà
Điên con, điên cháu, ông bà cũng điên Là cây gì?
(Đáp: Cây điên điển)
- Cùng âm với toàn bộ vật đố:
Trang 30Vd:
(3.2.4) - Xanh đầu, xanh đít, xít ngược, xít xuôi Là gì?
(Đáp: số 5965)
Ở đây, xanh là âm đọc của “cinq” (con số 5) và sít là âm đọc của từ “six” (con số
6) theo tiếng Pháp Xanh đầu, xanh đít có nghĩa là ở đầu và cuối đều là số 5; xít ngược là
số 6 ngược (tức số 9) còn sít xuôi là số 6 Đây có thể xem là cách chơi chữ đồng âm rất
lắc léo bởi nó có sự vận dụng đồng âm giữa tiếng Việt và tiếng nước ngoài
- Cùng âm giữa một âm tiết trong lời đố với một âm tiết chỉ đặc điểm, bộ phận
của vật đố:
Vd:
(3.2.5) – Trùng trục như con bò thui
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu Là con gì?
(Đáp: Con bò thui)
Chín trong (3.2.5) có hai cách hiểu: thứ nhất, đó là con số chín (số từ); thứ hai,
chín là một từ chỉ trạng thái (thức ăn) đã được nấu nướng kỹ (tính từ) Trong ngữ cảnh
của câu đố, cách hiểu thứ nhất là hợp lý hơn Tuy nhiên, nếu bị dẫn dắt theo cách hiểu
này thì chúng ta rất khó giải đố được Ở đây, chín chỉ trạng thái của con bò thui, tất cả
các bộ phận đều đã được thui chín Tương tự, ta có câu đố:
(3.2.6) - Có hình, có mắt rõ ràng
Sanh con đẻ cháu cả đoàn hân hoan Là cây gì?
(Đáp: Cây tre)
Mắt có thể hiểu là cơ quan để nhìn của người hay động vật Tuy nhiên, trong
trường hợp này, mắt lại chỉ chỗ lồi lõm giống hình con mắt trên thân tre
3.3 Cùng âm xuất hiện trong các vật đố:
Trường hợp chơi chữ này không phổ biến lắm trong câu đố dân gian người Việt
Tuy nhiên, nó cũng là một trường hợp tạo ra được những câu đố có tính hấp dẫn cao,
đặc biệt là trong lúc lời giải đố được phơi bày
Vd:
(3.3.1) – Hai cây cùng có một tên Cây xòe mặt nước, cây lên chiến trường Cây này bảo vệ quê hương
Cây kia hoa nở ngát hương mặt hồ Là gì?
(Đáp: cây súng và hoa súng)
Hay,
(3.3.2) – Một họ chia làm ba phe Một phe giúp nước, một phe giúp nhà Một phe làm hại người ta Là gì?
(Đáp : Mây trời, cây mây và mây mắt)
Trang 31Ở các trường hợp (3.3.1) và (3.3.2), các sự vật, hiện tượng cùng âm đã được vận
dụng để chơi chữ (Cây) súng đồng âm với (hoa) súng ; mây (trời) đồng âm với (cây)
mây và mây (mắt) Đây là cách chơi chữ thú vị Tuy nhiên, do các từ đồng âm đều ẩn đi
cùng với vật đố nên những dữ liệu đưa vào lời đố cần phải rõ ràng, cụ thể thì đối tượng
giải đố mới có cơ sở suy luận Câu đố dạng này không nhằm mục đích đánh lừa óc suy
luận mà chủ yếu là thử trí thông minh, khả năng nhận thức về sự vật, hiện tượng Vật đố
được đề cập đến trong các câu đố dạng này phải từ hai đối tượng trở lên
3.4 Chơi chữ bằng cách tạo ngữ cảnh trong lời đố :
Ngoài các kiểu chơi chữ bằng từ cùng âm đã nêu, chúng tôi còn nhận thấy kiểu
chơi chữ bằng từ cùng âm khá đặc biệt và khá phổ biến trong câu đố Đó là chơi chữ
bằng cách tạo ngữ cảnh trong lời đố khiến liên tưởng tới từ cùng âm với vật đố Loại câu
đố có sử dụng lối chơi chữ này khá hóc búa bởi nó đòi hỏi sự tư duy liên hoàn của người
(Đáp: Quả vải) Ngữ cảnh trong câu đố (3.4.1) khiến người tiếp nhận liên tưởng đến một ngày
không phải hôm nay cũng không phải ngày mốt, đó là ngày mai Âm tiết mai trong từ
ngày mai lại đồng âm với âm tiết mai trong từ (hoa) mai Ở (3.4.2), ngữ cảnh phải dệt
mới thành gợi cho ta liên tưởng đến các loại vải vóc Âm tiết vải trong từ vải vóc lại
đồng âm với tên một loại quả (quả vải) Kết hợp với vế sau của lời đố (mọc từ cành mọc
ra), người giải mới có thể khẳng định được đáp án một cách chính xác Quả là một lối
dẫn dắt tư duy rất hợp lý nhưng cũng rất hóc hiểm mà dân gian đã vận dụng thông qua
chơi chữ đồng âm
3.5 Chơi chữ bằng cách dùng từ cùng âm trong đố chữ :
Trường hợp đồng âm trong câu đố chữ cũng là một trường hợp khá đặc biệt
Chúng tôi nhận thấy có một số dạng sau :
3.5.1 Cùng âm giữa dấu thanh và âm tiết tiếng Việt :
Vd :
(3.5.1.1) – Nhờ em mới có lúa non
Nếu em không nặng là hồn…eo ôi !
Sắc vào thường gọi má ơi !
Thêm anh thành một giống người cao nguyên Là chữ gì?
(Đáp : Chữ Mạ, ma, má, Mán)
(3.5.1.2) – Nửa làm mứt, nửa nấu canh
Trang 32Đến khi mất sắc theo anh học trò Là chữ gì?
(Đáp : Trái bí và cây bút bi) Trong hai câu đố trên, âm đọc các dấu thanh sắc (/) và nặng (.) đồng âm với sắc
(chỉ vẻ bề ngoài, diện mạo của một người) và nặng (chỉ trọng lượng) Chính sự đồng âm
này phần nào tạo nên những nét dí dỏm, linh hoạt và sâu sắc trong các câu đố chữ
3.5.2 Cùng âm giữa âm đọc của chữ cái và âm tiết tiếng Việt:
Vd :
(3.5.2.1) – Tôi là thứ ở trên rừng Tiều phu tới đốn gánh bưng về nhà
Cờ đi, rờ lại chạy qua
Mất đuôi tôi sẽ thành ra kéo mời Là chữ gì?
(Đáp : chữ củi và chữ rủ) (3.5.2.2) – Có gờ, trèo lên mái nhà
Thêm sắc, ngày lại ngày qua lập thành
Không gờ và bếp đi anh
Ở các câu đố vừa dẫn, âm đọc các chữ cái “c”, “r”, “g”, “h” đồng âm với các âm
tiết có nghĩa trong tiếng Việt Dân gian đã vận dụng sự đồng âm này để tạo ra những câu
đố chữ độc đáo Trong sinh hoạt đố đáp, nếu người đố không mào đầu “là chữ gì?” thì
quả thật rất nan giải cho đối tượng Có thể thấy, chơi chữ bằng từ cùng âm là một kiểu
chơi chữ khá phổ biến trong câu đố dân gian người Việt với những dạng thức, kiểu cách
vận dụng linh hoạt, tinh tế Từ cùng âm được vận dụng trong tất cả các bộ phận của câu
đố: trong lời đố, trong lời đố và lời giải đố, trong lời giải đố và cả trong ngữ cảnh do lời
đố tạo ra Nguyên tắc chủ yếu của hiện tượng chơi chữ bằng từ cùng âm trong câu đố
dân gian là vận dụng tính đa nghĩa của các âm tiết tiếng Việt Chính sự đa nghĩa của một
số âm tiết đã trở thành công cụ đánh lừa logic tư duy của đối tượng giải đố, tạo cho câu
đố nói riêng và hoạt động đố - giải nói chung, thêm hấp dẫn Mặt khác, từ cùng âm được
vận dụng trong câu đố góp phần cho thấy sự phong phú, giàu đẹp của ngôn từ tiếng
Việt
4 Chơi chữ bằng cách chiết tự:
Trong câu đố, hình thức chơi chữ bằng cách chiết tự được vận dụng chủ yếu ở
các trường hợp đố chữ Phổ biến nhất là chơi chữ bằng các chiết tự Hán – Việt Bên
cạnh đó, chiết tự trong các âm tiết thuần Việt cũng tạo nên những sắc thái riêng
Trang 334.1 Chơi chữ bằng hình thức chiết tự chữ Hán:
Vd:
(4.1.1) – Con cu mà đậu nhánh mè Chữ thập, chữ tứ, chữ nhất nó đè chữ tâm Là chữ gì?
(Đáp: Chữ đức ) (4.1.2) – Bà thổ đi chợ dã
Không ai rõ mua thứ gì Là chữ gì?
(Đáp: chữ địa ) (4.1.3) – Tai nghe, miệng nói, đít làm vua Là chữ gì?
(Đáp: Chữ thánh )
Trong cả ba trường hợp vừa nêu, hình thức chiết tự chủ yếu dựa vào cấu tạo của
các chữ Hán Ở (4.1.1), bộ xích có dáng dấp như “con cu mà đậu nhánh mè”, cộng với
các chữ thập , tứ , nhất , tâm chúng ta sẽ có được chữ đức
Ở câu đố (4.1.2), bà thổ cộng với chữ dã chính là chữ địa
Ở (4.1.3), tai nghe ý chỉ bộ nhĩ , miệng nói chính là bộ khẩu và đít làm vua
chỉ chữ vương Kết hợp các bộ phận này lại ta sẽ có được chữ thánh
Ngoài các câu đố có lối chiết tự khá đơn giản trên, trong quá trình khảo sát
chúng tôi còn nhận thấy một số câu đố chữ Hán có lối chơi chữ phức tạp hơn Nó đòi
hỏi phải có kiến thức sâu rộng về Hán ngữ, về văn hóa, lịch sử cộng với óc suy luận tinh
tế mới mong giải đáp thấu đáo Có lẽ chính vì vậy mà tính phổ biến của câu đố dạng này
cũng không cao Khảo sát tất cả các tuyển tập câu đố, chúng tôi chỉ thấy duy nhất tuyển
tập câu đố của tác giả Nguyễn Văn Trung có ghi lại các câu đố thuộc trường hợp này
(4.1.4) – Mâu nhi vô dịch Mịch phi kiến tích
Ái lạc tâm trường Lực lai tương dịch Là chữ gì?
(Đáp: Dư bất thụ sắc )
“Dư bất thụ sắc” có nghĩa là “ta không nhận chiếu chỉ nhà vua” Tương truyền
đây là một câu đố chữ Hán trong lĩnh vực ngoại giao thời Trịnh – Nguyễn do Đào Duy
Từ (phò chúa Nguyễn) ra và Phùng Khắc Khoan (phò chúa Trịnh) giải Tác giả Nguyễn
Văn Trung dịch giảng như sau: “lưỡi câu không có nách/ Tìm không thấy dấu vết/ Yêu
thương đánh rơi cả tim ruột/ Dồn sức lại đấu với nhau”
Câu 1: Chữ mâu không có dấu phết bên cạnh là chữ dư (ta)
Câu 2: Chữ mịch (tìm) không có chữ kiến (thấy) là chữ bất (không)
Câu 3: Chữ ái (yêu) bỏ chữ tâm còn lại chữ thụ (nhận)
Câu 4: Chữ lực (sức) bên chữ lai (lại) thành chữ sắc (chiếu chỉ nhà vua)
Trang 34Ngoài ra, các câu trên còn có ý nói về tình hình bất ổn giữa hai họ Trịnh –
Nguyễn và thái độ thách thức, khiêu chiến của phe cánh chúa Nguyễn” (Nguyễn Văn
Trung, 1999)
Tóm lại, câu đố chơi chữ bằng chiết tự chữ Hán có hai điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chữ Hán là chữ tượng hình Tác giả dân gian đã vận dụng tính tượng
hình của các bộ phận trong chữ Hán để tạo ra một lượng thông tin mới Lượng thông tin
này không liên quan đến thông tin cơ sở (trường hợp câu đố 4.1.1) Điều này đòi hỏi đối
tượng giải đố phải có vốn kiến thức nhất định về Hán ngữ, phải có óc suy luận tinh tế
mới có thể giải đố thành công
Thứ hai, chữ Hán được cấu tạo từ các bộ thủ Chơi chữ bằng chiết tự chữ Hán
chỉ xuất hiện đối với các chữ Hán có cấu tạo từ hai bộ thủ trở lên Mỗi bộ thủ hoặc bộ
phận chữ Hán nếu tách ra, chúng vẫn mang một nét nghĩa nhất định Hơn nữa, trong
nhiều chữ Hán, chỉ cần thêm bớt một nét khuyên, nét móc thì chúng ta cũng có một yếu
tố mới hoàn toàn khác nghĩa với yếu tố gốc Chính vì những đặc điểm ấy, việc chiết tự
Hán ngữ được thực hiện một cách phổ biến khi thêm bớt một số nét hoặc tách ghép các
bộ thủ, các bộ phận của chữ Hán thành những yếu tố độc lập Đây cũng là trường hợp
chơi chữ ở (4.1.2), (4.1.3), (4.1.4) trong mục này
Thứ ba, những câu đố chơi chữ bằng cách chiết tự chữ Hán thể hiện sự uyên
thâm, tính bác học rất cao Cũng chính vì tính bác học của nó nên có thể thấy, các câu
đố dạng này không được lưu truyền phổ biến trong dân gian Nó chỉ thật sự có giá trị đối
với một số đối tượng nhất định, chủ yếu là các nhà Nho
4.2 Chơi chữ bằng cách chiết tự chữ Việt:
Chiết tự chữ Việt cũng được sử dụng phổ biến trong các câu đố chữ Cách chiết
tự thông thường là tách các chữ cái trong một tiếng
Vd:
(4.2.1) – Hai em cộng với hai anh
Cùng nhau ghép lại thì thành con chim Là con gì?
(Đáp: Chim manh manh)
Manh manh do hai chữ “m” (hai em) và hai vần “anh” (hai anh) ghép thành
Một số câu đố không chỉ là sự tách ghép thông thường các ký tự trong cùng một
âm tiết mà còn vận dụng các chữ cái trong nhiều âm tiết khác nhau Lối đố chữ này khá
phức tạp cho người giải đố
(4.2.2) – Đầu bò mà gắn đuôi heo
Ai mà thấy nó lăn queo tức thì
Đầu trâu mà gắn đuôi nai Trơ trơ như đá không ai sợ nào Là chữ gì?
(Đáp: Chữ beo và chữ trai) Phần đầu của chữ bò tức là âm “b”, kết hợp với phần đuôi của chữ heo tức vần
“eo” ta được chữ beo (con beo, tên gọi khác của báo, chỉ một loài thú dữ, hình giống
con hổ nhưng vóc nhỏ hơn) Tương tự, phần đầu của chữ trâu tức là âm “tr”, kết hợp với
pần đuôi của chữ nai tức vần “ai” ta sẽ được chữ trai (chỉ một loài sinh vật sống dưới
Trang 35nước) Ở đây, chơi chữ bằng cách chiết tự có sự kết hợp với cách chơi chữ bằng từ cùng
âm “Đầu bò” vừa có thể hiểu là phần đầu chữ bò nhưng cách liên tưởng phổ biến đó là
phần đầu của con bò Tương tự như thế, “đuôi heo”, “đầu trâu”, “đuôi nai” sẽ đánh lạc
hướng tư duy của người tiếp nhận Câu đố vì thế trở nên hóc búa và hấp dẫn hơn
Cũng vận dụng chiết tự và đồng âm, nhưng câu đố sau đây có thể xem là một
anh” Cách chiết tự và đánh vần hai chữ chai và chanh lại phù hợp với ngữ cảnh một
chàng trai hỏi một cô gái, người yêu của mình là “chờ ai?” và câu trả lời của cô gái
dành cho chàng là “chờ anh” Nó như một màn “kịch câm” mà chỉ có người Việt mới
hiểu được nội dung và cảm nhận cái đặc sắc, dí dỏm trong đó Chính cách chơi chữ chiết
tự kết hợp với hiện tượng đồng âm đã tạo nên giá trị độc đáo cho câu đố trên Không
những thế, ở câu đố này còn có sự hòa quyện nhuần nhị giữa chất trí tuệ và tính trữ tình
Nó thể hiện sự tinh tế của tác giả bình dân
Nguyên tắc chiết tự chữ Việt trong câu đố là sự vận dụng đặc điểm cấu tạo các
âm tiết tiếng Việt kết hợp với hiện tượng đồng âm Mỗi âm tiết tiếng Việt được vận
dụng trong chơi chữ bằng cách chiết tự đều được cấu tạo từ hai bộ phận chủ yếu: âm và
vần Khi chơi chữ, các âm và vần này đã được tách ghép một cách tinh tế để tạo ra
những âm tiết, những yếu tố mang nét nghĩa hoàn toàn mới (với sự hỗ trợ của hiện
tượng đồng âm)
5 Chơi chữ bằng cách chen lớp từ ngữ thuộc ngôn ngữ khác với ngôn ngữ
đang dùng:
Việc chen này tạo nên sự lạ tai (khi nghe), lạ mắt (khi đọc) và hình thành một
lượng ngữ nghĩa nhất định bên cạnh ý nghĩa chung toàn bài… lớp từ ngữ chen vào khiến
người tiếp nhận phải huy động những hiểu biết về một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ cơ
sở (ngôn ngữ chính dùng để sáng tạo tác phẩm) (Triều Nguyên, 2000, tr 22)
Trong câu đố, việc sử dụng xen kẽ các từ hoặc cụm từ Hán – Việt chủ yếu góp
phần đánh lạc hướng tư duy của người giải đố Tuy nhiên, đây không phải là kiểu chơi
chữ phổ biến
Vd:
(5.1) – Lưng tròn vành vạnh đít bảnh bao Mân mân mó mó đút ngay vào
Thủy hỏa âm dương sôi sùng sục
Âm dương nhị khí sướng làm sao Là gì?
(Đáp: Người hút thuốc lào)
(5.2) – Đòn cân tạo hóa rơi đâu mất
Trang 36Miệng túi càn khôn khép lại rồi Là gì?
(Đáp: Gái góa)
Các từ tạo hóa, càn khôn và các cụm từ thủy hỏa âm dương, âm dương nhị khí
trong hai câu đố trên thuộc lớp từ Hán – Việt Nó được sử dụng xen kẽ với các từ thuần
Việt cơ sở tạo một âm hưởng, một sắc thái riêng biệt, góp phần đánh lạc hướng tư duy
người giải đố Ở (5.1), nó tạo sắc thái nghĩa đùa cợt, tục mà thanh Còn ở (5.2), nó mang
sắc thái trào phúng, châm chọc, tiếu lâm
II – CHƠI CHỮ BẰNG PHƯƠNG TIỆN TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA:
1 Chơi chữ bằng cách sử dụng từ cùng nghĩa:
Từ cùng nghĩa (từ đồng nghĩa) là những từ gần giống nhau về sắc thái ý nghĩa
nhưng khác nhau về âm thanh (khi phát âm) Trong tiếng Việt, có ba trường hợp cùng
nghĩa: cùng nghĩa giữa từ thuần Việt với từ thuần Việt, đồng nghĩa giữa từ thuần Việt
với từ Hán – Việt và đồng nghĩa giữa từ Hán – Việt và từ Hán – Việt
Câu đố dân gian người Việt chơi chữ bằng cách sử dụng từ cùng nghĩa khá
phong phú Chúng tôi tạm phân ra thành các tiểu loại sau đây:
1.1 Cùng nghĩa giữa từ ngữ trong lời đố và từ ngữ trong vật đố
Đây là trường hợp có một từ ngữ cấu tạo nên câu đố cùng nghĩa với tên gọi của
vật đố Tuy nhiên, để chỉ ra chính xác vật đố, hiện tượng cùng nghĩa này lại kết hợp với
yếu tố cùng âm Mặc dù vậy, phương phức cùng nghĩa vẫn là phương thức chủ đạo
- Cùng nghĩa giữa từ thuần Việt với từ thuần Việt:
Vd:
(1.1.1) – Một lần mà tởn tới già
Đừng đi nước mặn mà hà ăn chưn Là gì?
(Đáp: Con kinh)
“Tởn” (nghĩa là sợ mà chừa đi) trong tiếng Việt cùng nghĩa với “kinh” (cũng có
nghĩa là sợ) “Kinh” là một từ thuộc từ loại động từ, nó dựa trên cơ sở cùng âm để
chuyển nghĩa một lần nữa sang từ loại danh từ “(con) kinh” (hay còn gọi là con kênh)
Các trường hợp sau đây cũng có cách chuyển nghĩa tương tự:
(1.1.2) - Trái chi không thiếu không thừa
Tấm lòng ngon ngọt cho vừa lòng anh Là trái gì?
(Đáp: Trái đu đủ)
“Không thiếu, không thừa” đồng nghĩa với “đu đủ”
(1.1.3) - Nhớ em lệ chảy ngùi ngùi
Khăn lau không ráo, áo chùi không khô? Là bánh gì?
(Đáp: Bánh ướt)
“Không ráo”, “không khô” cùng nghĩa với “ướt” Từ từ loại tính từ, “ướt”
chuyển qua từ loại danh từ “(bánh) ướt” dựa trên cơ sở cùng âm Ta có thể liệt kê hàng
loạt câu đố được tạo ra bằng lối chơi chữa này trong kho tàng câu đố dân gian người
Việt:
Trang 37(1.1.4) – Cây chi không leo mà té? Là cây gì?
(Đáp: Cây nhào)
(1.1.5) - Đem thân chắn gió cho người
Rồi ra mang tiếng con người chẳng khôn Là cái gì?
(Đáp: Cái dại, hay còn gọi là “cái giại”)
(1.1.6) – Hiền lành như Bụt đất Lại mang tiếng chịu lời
(1.1.7) – Dài dài chiều dọc một gang
Cha ai mà lại nghênh ngang tôn mình Là cây gì?
(Đáp: Cây đậu phụ)
“Cha” trong tiếng Việt đồng nghĩa vơi “phụ” (Hán – Việt) “Phụ” (Hán – Việt)
lại đồng âm với “phụ” (thuần Việt) trong “đậu phụ”
(1.1.8) – Ta là thiên tử
Vốn giữ quyền cao
Bá quan văn võ giúp vào
Ta đến chỗ nào, hào quang chiếu sáng Là con gì?
(Đáp: Con giời)
“Thiên tử” (Hán – Việt) đồng nghĩa với “con giời” (con trời) (thuần Việt) “Con
giời” (thuần Việt) lại đồng âm với “con giời” (một loài động vật cùng họ với rết, có chất
lân tinh trên cơ thể nên phát sáng được trong bóng đêm và có thể gây bỏng da người)
(1.1.9) – Thôi thôi chớ giận đừng ghen
Số anh ba vợ làm nên cửa nhà Là gì?
(Đáp: Núi Ba Thê)
“Vợ” (thuần Việt) đồng nghĩa với “thê” (Hán – Việt) Từ đó, địa danh Ba Thê
được tác giả dân gian chơi chữ cùng nghĩa với “ba vợ”
- Cùng nghĩa giữa từ Hán – Việt và từ Hán – Việt:
Vd:
(1.1.10) – Nghĩ mình cũng đấng quân vương
Cớ sao phải chịu tuyết sương dãi dầu? Là cây gì?
(Đáp: Cây đế)
Trang 38“Quân vương” (Hán – Việt) cùng nghĩa với từ “đế” (Hán – Việt); trong khi đó,
“đế” (Hán – Việt) lại cùng âm đọc với “(cây) đế” (thuần Việt)
(1.1.11) – Giơ lưng cho thế gian ngồi
Kẻ chê bất nghĩa, người cười bất trung Là cái gì?
(Đáp: Cái phản)
“Bất nghĩa”, “bất trung” (Hán – Việt) đồng nghĩa với “phản” (Hán – Việt) Đồng
thời, “phản” (Hán – Việt) lại đồng âm với “(cái) phản” (thuần Việt)
1.2 Chơi chữ bằng cách tạo ngữ cảnh làm xuất hiện từ cùng nghĩa với vật
đố:
Đây là kiểu chơi chữ mà việc tạo yếu tố cùng nghĩa với tên gọi vật đố không do
một từ hay một cụm từ trong lời đố đảm nhận mà nó do tổng thể ngữ cảnh của lời đố tạo
Ngữ cảnh của câu đố (1.2.1) đồng nghĩa với việc cô (nhân vật cầu chồng) này
phải ở giá Chữ “giá” này lại đồng âm với chữ “giá” trong “(cây) giá) Rõ ràng ở đây,
không phải một từ hay cụm từ đồng nghĩa với vật đố mà là tổng thể văn bản (lời đố) làm
nên Cùng hình thức chơi chữ này chúng tôi thấy có một số câu đố đòi hỏi trình độ suy
luận rất cao
(1.2.2) – Ai kêu ai hú bên sông
Mẹ kêu mặc mẹ, theo chồng phải theo Là con gì?
Cả câu đố thể hiện sự quan sát, nhìn nhận một cách xác đáng về các sự vật Nó
đồng nghĩa với chữ “thị” (Hán – Việt) có nghĩa là quan sát, đúng, phải… Chữ “thị”
(Hán – Việt) lại cùng âm với “thị” trong “(quả) thị” Quả thật, để giải đố trong trường
hợp này đòi hỏi óc suy luận tinh tế Tuy nhiên, qua lối chơi chữ này chúng ta cũng nhận
ra khá rõ sự thông minh, khả năng tư duy độc đáo của tác giả dân gian trong quá trình
sáng tác câu đố Xin dẫn thêm một vài trường hợp để hiểu thêm sự tài hoa của các tác
giả dân gian:
(1.2.4) – Thắp hương mà vái ông bà Cho em lấy chú Lang Sa em nhờ Là quả gì?
(Đáp: Quả mãng cầu Tây)
Trang 39(1.2.5) – Má ơi con muốn lấy chồng
Ôn dịch bắt mày, để ổng cho tao Là cây gì?
(Đáp: Cây dành dành con)
(1.2.6) – Cưới nhầm lại cái, mẹ ơi!
Em tôi mẹ gả nhầm nơi đàn bà Là gì?
(Đáp: Rễ cái của cây dâu đực)
Có thể thấy, hiện tượng cùng nghĩa trong câu đố được xuất hiện đồng thời trong
cả lời đố (hoặc ngữ cảnh do lời đố tạo ra) và trong lời giải đố Không có trường hợp từ
cùng nghĩa xuất hiện riêng trong lời đố hoặc xuất hiện riêng trong lời giải Mặt khác,
hầu hết các hiện tượng chơi chữ bằng từ cùng nghĩa trong câu đố đều có sự kết hợp với
hiện tượng cùng âm
2 Chơi chữ bằng cách sử dụng từ trái nghĩa:
Từ trái nghĩa là những từ trái ngược với nhau hoàn toàn về mặt ngữ nghĩa ở một
điểm nhìn cụ thể nào đó Chơi chữ bằng cách sử dụng từ trái nghĩa cũng là một kiểu
dạng chơi chữ thường gặp trong câu đố dân gian người Việt Theo chúng tôi, dạng chơi
chữ này có thể chia thành các tiểu loại sau đây:
2.1 Đặt cặp trái nghĩa vào cấu trúc đối xứng “A mà (lại) B” (trong đó A và
xứng: “nhẵn nhụi” – “sần sùi”; “lành” – “chẳng lành”; “sâu” – “cạn”; “vuông” – “tròn”;
“xa” – “gần” Các cấu trúc này một mặt cung cấp những thông tin thiết yếu về vật đố,
mặt khác nó góp phần vào quá trình làm “mù logic” của người tiếp nhận Điều này
khiến người giải đố dễ bị lệch hướng suy đoán
2.2 Đặt từ trái nghĩa theo cấu trúc “A thì B, C thì D” (trong đó A trái nghĩa C; B trái nghĩa D):
Trang 40Vd:
(2.2.1) – Thêm thì nhẹ, bớt thì nặng Là gì?
(Đáp: Giã gạo)
(2.2.2) – Già thì đặc bí bì bi
Con gái đương thì rỗng toác toàng toang Là trái gì?
(Đáp: Cau già và cau non)
2.3 Đặt từ trái nghĩa vào cấu trúc “vừa (có) A vừa (có) B” (trong đó A và B
là hai từ trái nghĩa):
định về mặt tư duy cho người tiếp nhận Cũng xuất phát từ việc mô tả đặc trưng của vật
đố nhưng tác giả dân gian đã khéo léo chọn lọc những đặc trưng có tính trái ngược với
nhau để đưa vào lời đố, từ đó tạo nên những câu đố hấp dẫn
3 Chơi chữ bằng cách sử dụng từ cùng trường nghĩa:
Từ cùng trường nghĩa có thể hiểu là những đơn vị từ vựng có nét đồng nhất nào
đó về mặt ngữ nghĩa Ở câu đố, chơi chữ bằng cách dùng từ cùng trường nghĩa không
mấy phổ biến Tiêu biểu có các trường sau đây:
3.1 Trường chỉ bộ phận trên cơ thể:
Vd:
(3.1.1) - Có lưng mà chẳng có tay
Có chân không bụng, trời hay chăng trời? Là cái gì?
(Đáp: Cái quần)
(3.1.2) - Có chân mà không có tay
Có mặt có mày, có lợi không răng Là cái gì?
(Đáp: Cái mâm gỗ)
(3.1.3) – Vô thủ vô vĩ
Vô nhãn vô nhĩ Hữu thiệt vô khẩu
Năng thực nhục bất năng ẩm tửu (Không đầu không duôi
Không mắt không tai