Trong chặng đường hơn 30 năm kinh doanh vận tải xăng dầu đường biển, VITACO không ngừng phấn đấu vươn lên và gắn liền với từng thời kỳ lịch sử của công cuộc xây dựng đất nước: Giai đoạn
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3
1.2 Ngành nghề kinh doanh 6
1.3 Cơ sở vật chất của Công ty 7
1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 9
1.4.1 Cơ cấu tổ chức 9
1.4.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 10
1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 – 2012 15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 19
2.1 Phân tích môi trường hoạt động bên ngoài 19
2.1.1.Các cơ hội 22
2.1.2 Các mối đe dọa 29
2.1.2.1 Vị thế của Công ty và đối thủ cạnh tranh 29
2.1.2.2 Các rủi ro 31
2.1.3 Ma trận đánh giá môi trường bên ngoài 32
2.2 Phân tích môi trường hoạt động bên trong 34
2.2.1 Các điểm mạnh 34
2.2.2 Các điểm yếu 37
2.2.3 Ma trận đánh giá môi trường bên trong (IFE) 38
CHƯƠNG 3: HÌNH THÀNH VÀ LỰA CHỌN CÁC CHIẾN LƯỢC 40
3.1 Sử dụng ma trận IE cho từng SBU của Công ty để hình thành các chiến lược cho từng SBU 40
3.2 Sử dụng ma trận GE để hình thành các chiến lược cho các SBU 43
3.3 Phân tích và lựa chọn chiến lược 50
3.3.1 Chiến lược cải tiến cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý 51
3.3.2 Chiến lược hội nhập 51
3.3.3 Chính sách tài chính hợp lý 51
Trang 2KẾT LUẬN 52 Tài liệu tham khảo 53
Trang 3CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần vận tải Xăng dầu VITACO – tiền thân là Công ty
Vận tải Nhiên liệu VITACO được thành lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng theo quyết định số 50/TC ngày 8/9/1975 của Tổng Cục Giao thông Vận tải và được thành lập lại theo quyết định số 362/TM/TCCB ngày 31/03/1993 của Bộ Thương mại với tên gọi mới là Công ty Vận tải Xăng
dầu VITACO Đến 10/2005 hòa cùng xu thế đổi mới của đất nước, Bộ
Thương mại đã ra quyết định số 2585/QĐ/BTM ngày 27/10/2005 chuyển
Trang 4Công ty Vận tải Xăng Dầu VITACO thành Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu VITACO Trong chặng đường hơn 30 năm kinh doanh vận tải xăng dầu đường biển, VITACO không ngừng phấn đấu vươn lên và gắn liền với từng
thời kỳ lịch sử của công cuộc xây dựng đất nước:
Giai đoạn xây dựng ban đầu 1975 -1985, đây là khoảng thời gian khó khăn nhất của công ty và cũng là khoảng thời gian có nhiều sáng tạo, năng động nhất để công ty luôn đảm bảo hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao Với
cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu vô cùng cũ kỹ, già cỗi và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu lại phải hoạt động trong nền kinh tế bao cấp khép kín, có nhiều rào cản, nhưng Công
ty vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn đáp ứng được phần lớn nhu cầu xăng dầu của khu vực các tỉnh phía Nam Cũng trong giai đoạn này Công ty được Bộ Vật tư giao tiếp nhận toàn bộ phương tiện và lực lượng lao động Đội vận tải thủy của Xí nghiệp Thủy bộ thuộc Công ty Xăng dầu Khu vực II nâng tổng trọng tải lên 7.700 tấn, tạo đà cho Công ty tiếp cận dần với nền kinh tế nhiều thành phần
Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1994 là thời kỳ cả nước tiến hành công cuộc đổi mới nhằm từng bước đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng Tình hình kinh tế xã hội luôn biến động, ảnh hưởng toàn diện đến mọi ngành
kinh tế; VITACO cũng không nằm ngoài sự tác động này: phải đối mặt với
những thách thức mới, trong đó sự cạnh tranh gay gắt của các công ty vận tải xăng dầu ngoài ngành, nguồn hàng mỗi ngày một sút giảm lại thêm tình trạng xuống cấp và lạc hậu của các phương tiện vận tải Để đối phó với tình hình này, Công ty đã mạnh dạn tìm tòi những hình thức, những bước đi thích hợp, thoát dần khỏi cơ chế cũ, từng bước xây dựng mô hình phát triển và cơ chế quản lý mới phù hợp Và trong giai đoạn này Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đã đầu tư lần lượt các tàu Nhà Bè 01, Nhà Bè 02, Nhà Bè 03 giao
Trang 5cho công ty quản lý khai thác , nâng sản lượng vận chuyển lên mức bình quân trên 50 vạn tấn/năm Vitaco đã nhanh chóng đi vào ổn định.
Từ 1994 đến nay là giai đoạn phát triển đầu tư trang thiết bị và hiện
đại hóa phương tiện vận tải Tháng 6 năm 1994, VITACO được đầu tư mua
tàu Petrolimex 01 có trọng tải 22.000 tấn đưa vào khai thác đã thay đổi vị thế của công ty từ chỗ vận tải chủ yếu trên các tuyến nội địa sang khai thác tuyến viễn dương, mở rộng phạm vi hoạt động tới các nước trong khu vực Với sự phát triển nhanh chóng của quy mô đội tàu, Công ty sắp xếp lại bộ máy tổ chức: sáp nhập khối tàu sông về Xưởng sửa chữa Bình Chánh, rồi thành lập Xí nghiệp Dịch vụ sửa chữa và Vận tải đường sông Đến năm
1999, Xí nghiệp được cổ phần hóa chuyển thành công ty cổ phần Từ nay Công ty chỉ còn vận tải xăng dầu đường biển, bao gồm vận tải ven biển, vận tải viễn dương và dịch vụ đại lý hàng hải; tập trung vốn đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho Đội tàu đủ điều kiện hoạt động tuyến nước ngoài Và đến tháng 03 năm 2001, Công ty tiếp tục được đầu tư tàu dầu Petrolimex 04, trọng tải 30.000DWT với trang thiết bị hiện đại, nâng trọng tải của đội tàu VITACO lên trên 67.000 tấn và công ty đã nhanh chóng thay đổi định hướng kinh doanh: ngành nghề chủ đạo từ năm 1994 là vận tải các sản phẩm dầu mỏ, dịch vụ đại lý hàng hải và chủ yếu là vận tải xăng dầu viễn dương Trên cơ sở đánh giá nội lực cũng như uy tín chất lượng phục vụ của chính mình, năm 2003 Công ty thành lập Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng nhằm phát huy hết nguồn lực cũng như lợi thế kinh doanh của đơn vị, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận tải xăng dầu trong và ngoài ngành Bên cạnh đó, năm 2005 công ty đã đầu tư tàu Petrolimex 08, trọng tải 37.463DWT và năm 2006 đầu
tư tàu đóng mới trọng tải 40.016 DWT, khả năng tự động hóa cao, đây lại là tàu vỏ kép nên đáp ứng được yêu cầu của Công ước quốc tế Việc đầu tư này
Trang 6đã đưa tổng trọng tải của công ty đạt 140.000 tấn, đảm bảo tính chủ động trong nhập khẩu hàng hóa của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
Với ngành nhề chủ đạo là vận tải nên việc tổ chức quản lý khai thác
an toàn đội tàu luôn được lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm Năm 1996 Công ty đã triển khai và áp dụng thành công Bộ luật Quản lý An toàn quốc
tế (ISM) cho tất cả các tàu và được Đăng Kiểm Việt Nam cấp chứng nhận phù hợp DOC cho văn phòng công ty; chứng nhận Quản lý an toàn quốc tế SMC, và chứng nhận An ninh quốc tế (ISPS) cho các tàu chạy tuyến quốc tế
Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ vận tải chuyên ngành, Công ty không ngừng hoàn thiện đội ngũ cán bộ, sĩ quan – thuyền viên Nguồn nhân lực này đã được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu Công ước quốc tế, có đủ năng lực để khai thác vận hành các phương tiện lớn hiện đại Đến nay trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ thuyền viên các tàu viễn dương đã có sự thay đổi về cả số lượng và chất lượng, vì thế giúp công
ty giữ được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước bằng chất lượng phục
vụ, góp phần khẳng định thương hiệu VITACO trong ngành hàng hải
Với thành tích đã đạt được, Công ty vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quý : Huân chương lao động hạng II (năm 1997), Huân chương Chiến công hạng III (năm 1999), Huân chương Lao động hạng I (năm 2004), và được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (năm 2005)
1.2 Ngành nghề kinh doanh
Bao gồm:
• Kinh doanh vận tải xăng dầu đường biển
• Dịch vụ hàng hải, đại lý tàu biển
• Kinh doanh nhà ở Môi giới bất động sản
• Đại lý kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu
Trang 7• Mua bán vật tư, thiết bị, phụ tùng ngành vận tải đường biển
• Dịch vụ cung ứng tàu biển, vệ sinh tàu biển,
• Cho thuê thuyền viên, môi giới hàng hải, lai dắt tàu biển
• Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển,
• Cho thuê phương tiện vận chuyển xăng dầu đường thủy
Các sản phẩm, dịch vụ chính:
• Kinh doanh vận tải xăng dầu đường biển
• Dịch vụ hàng hải, đại lý tàu biển
1.3 Cơ sở vật chất của Công ty
Đội tàu vận tải xăng dầu của Vitaco được chia làm hai khối chính như sau:
- Khối tàu viễn dương:
Vận tải hàng nhập khẩu cho Petrolimex về các cảng lớn của Việt Nam, vận tải hàng chuyển khẩu của Petrolimex cho Cambodia và tham gia chuyển tải Vịnh Vân Phong về các cảng Nhà bè, Đà Nẵng và B12 (Hòn gai) Dịch vụ này chiếm trong tổng khối lượng vận chuyển là 85,52% vào năm
2007, chiếm 83,63% năm 2008 Doanh thu 81% năm 2007, chiếm 80,8% năm 2008
Danh sách đội tàu viễn dương của Công ty
Tên tàu Dung tích hầm hàng (M3) Vùng hoạt động
Petrolimex 04 32.000
Đông Nam Á, Đông Bắc Á,
Trang 8Vận tải hàng nhập khẩu từ Thailand, Singapore và Trung quốc về các cảng nhỏ trong nước như Cần Thơ, Quy Nhơn, Nghi Hương (Nghệ Tĩnh); vận tải nội địa và tham gia chuyển tải Vịnh Vân Phong về các cảng nhỏ như Nha Trang, Quy Nhơn Dịch vụ này chiếm 18,94% doanh thu năm 2007, chiếm 19,16% năm 2008.
Danh sách đội tàu ven biển của Công ty
Tên tàu Dung tích hầm hàng (M3) Vùng hoạt động
Trang 91.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
1.4.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Các đơn vị trực thuộc của Công ty gồm :
• Công ty TNHH Một thành viên VITACO Đà Nẵng – tên viết tắt
là VITACO DANANG
Thành lập theo quyết định số 162/VITACO – QĐ-HĐQT ngày 28/10/2008 của Hội đồng Quản trị Công ty CP Vận Tải Xăng dầu VITACO Địa chỉ: Lô B4-12 & Lô B4-13 đường Ngô Quyền, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng
Điện thoại: (0511) 3932 627- 3933 645 Fax: (0511) 3932 526
Hoạt động kinh doanh chính: Dịch vụ đại lý tàu biển, kinh doanh vận tải xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu đường biển; Cung cấp dịch vụ hỗ trợ đội tàu Công ty và các tàu trong và ngoài ngành
Mối quan hệ với VITACO: Công ty con
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU VITACO
CÔNG TY TNHH MTV
DV-TM VITACO
CÔNG TY TNHH MTV VITACO ĐÀ NẴNG
Trang 10• Công ty TNHH Một Thành viên Dịch vụ - Thương mại VITACO
Thành lập theo Quyết định số 131/VITACO-QĐ-HĐQT ngày 10/12/2007 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VITACO
Địa chỉ: 12 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé , Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.Điện thoại: (08) 3822 2675 Fax : (08) 3823 4623
Hoạt động kinh doanh chính: Dịch vụ hàng hải, đại lý tàu biển; Kinh doanh xăng dầu, kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu các loại hàng hoá, vật tư thiết bị chuyên ngành tàu biển; dịch
vụ sửa chữa tàu biển; Vận tải xăng dầu viễn dương
Mối quan hệ với VITACO: Công ty con
1.4.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1 2 : Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG
TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN
PHÒNG KHAI THÁC THƯƠNG VỤ
PHÒNG
KỸ THUẬT VẬT TƯ
PHÒNG PHÁP CHẾ BẢO HIỂM
PHÒNG
AN TOÀN
PHÒNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CÁC ĐƠN
VỊ TRỰC THUỘC
ĐỘI TÀU VẬN TẢI
PHÒNG
NHÂN SỰ
HÀNH
CHÍNH
Trang 11Đại hội đồng Cổ đông
Theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, Đại hội đồng Cổ đông là
cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Đại hội đồng Cổ đông quyết định cơ cấu tổ chức hoặc giải tán Công ty, quyết định các kế hoạch đầu tư dài hạn và chiến lược phát triển, cơ cấu vốn, bổ nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát
Hội Đồng Quản trị
HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại hội đồng Cổ
đông bầu ra gồm 07 (bảy) thành viên với nhiệm kỳ là 05 (năm) năm, có đầy
đủ quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông Các thành viên HĐQT nhóm họp và bầu Chủ tịch HĐQT
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra gồm 03 (ba) thành viên với nhiệm kỳ tối đa 05 (năm) năm Vai trò của Ban kiểm soát là giám
sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và tài chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các cổ đông
Ban Tổng Giám Đốc
HĐQT có quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm TGĐ Ban TGĐ bao gồm 01
(một) TGĐ và 03 (ba) phó TGĐ do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm TGĐ điều hành các hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về các nhiệm vụ và quyền hạn được giao phó là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty
Phòng Nhân sự – Hành chính
Trang 12 Nghiên cứu, xây dựng các phương án, mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển của Công ty;
Đề xuất các phương án lựa chọn và bố trí nhân sự, đảm bảo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh;
Xây dựng định mức lao động, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách theo luật về lao động tiền lương, tuyển dụng, đào tạo, thi đua khen thưởng cho người lao động;
Quản lý và thực hiện công tác hành chính quản trị, thông tin, lưu trữ
Phòng Khai thác – Thương vụ
Quản lý khai thác kinh doanh đội tàu và khai thác hoạt động vận tải biển trong và ngoài nước đạt hiệu quả, năng suất và tiết kiệm;
Tổng hợp các mặt hoạt động của Công ty để xây dựng kế hoạch và đề
ra các phương hướng hoạt động có hiệu quả cho đội tàu VITACO;
Quản lý, theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng vận tải, hợp đồng thuê tàu nhằm khai thác có hiệu quả năng lực phương tiện;
Về công tác thương vụ: tìm kiếm nguồn hàng ngoài ngành, kể cả nguồn hàng nước ngoài, tự đàm phán ký kết các hợp đồng vận chuyển, liên doanh liên kết với các đơn vị vận tải hoặc kinh doanh khác
Trang 13Phòng Tài chính – Kế toán
Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động tài chính của Công ty đạt hiệu quả, đúng pháp luật của Nhà nước;
Tổng hợp và cân đối kế hoạch tài chính đảm bảo vốn kinh doanh, đầu
tư trang thiết bị kỹ thuật, xây dựng cơ bản và các mặt hoạt động khác của Công ty;
Tổ chức bộ máy kế toán thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Kế toán thống kê và Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước;
Chức năng tài chính: trên cơ sở các dự án đầu tư, tìm kiếm các đối tác tài chính, phân tích tài chính để quyết định vay vốn, đầu tư tài chính, phát hành cổ phiếu, mua cổ phiếu .v.v để thu hút nguồn vốn đầu tư
Phòng An toàn
Sửa đổi, hướng dẫn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hệ thống quản lý
an toàn
Quản lý hệ thống sổ tay quản lý an toàn và các tài liệu liên quan đến
hệ thống theo yêu cầu của Trưởng ban an toan
Huấn luyện trên bờ cho thuyền viên
Cập nhật, phân phối hải đồ, ấn phẩm hàng hải, các sổ sách và bảng biểu, chỉ báo, cảnh báo và hướng dẫn an toàn cho tàu
Chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra, cấp phát và duy trì những tiêu chuẩn hàng hải trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên tàu
Lập kế hoạch mời các kho dầu kiểm tra tàu và kiểm tra tàu trước khi mời các kho dầu kiểm tra
Xây dựng định mức mua trang thiết bị bảo hộ lao động, đảm bảo cung cấp đúng và đủ chủng loại cho cán bộ thuyền viên
Trang 14 Tham gia tuyển dụng, đánh giá trình độ năng lực sỉ quan thuyền viên khi có yêu cầu.
Triển khai và thực hiện kế hoạch thực tập ứng cứu tàu bờ
Tham mưu cho Lãnh đạo công tác bảo hiểm
Thụ lý, xem xét các vụ việc trọng yếu khi được Lãnh đạo Công ty giao
Phòng Đầu tư – Phát triển
Nghiên cứu định hướng, chiến lược phát triển của Công ty;
Mở rộng và đa dạng hoá loại hình kinh doanh;
Công tác quan hệ hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết và nghiên cứu chiến lược đầu tư, góp vốn vào các Công ty khác;
Nghiên cứu, xây dựng các phương án, mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển của Công ty
Trang 151.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 – 2012
Bảng 1.1: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
2011
Năm 2012
So sánh (%)
Chênh lệch
10 Tổng LN kế toán trước thuế 75,175 52,875 70.34 -22,300
11 Chi phí thuế thu nhập hiện hành 9,177 7,934 86.46 -1,243
Nhìn tổng quan những số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta sẽ dễ dàng thấy được gần như tất cả các khoản mục trong năm 2012 đều giảm so với năm 2011 Điều này chứng tỏ năm 2012 là một năm hoạt động không mấy hiệu quả của Công ty
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2011 doanh thu
thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt được là 1,665,600 triệu đồng, năm 2012 là 1,641,125 triệu đồng, giảm 0.47% so với cùng kỳ năm 2011 tương ứng với giảm 24,475 triệu đồng
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2012 lợi nhuận gộp
về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm 53.32% tương đương 233,406 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm không nhiều trong khi giá vốn hàng bán tăng với tốc độ lớn hơn doanh thu nên làm cho lợi nhuận gộp giảm rất nhiều
Trang 16- Doanh thu hoạt động tài chính: khoản mục này trong năm 2012 tăng
không nhiêu so với cùng kỳ năm 2011 Cụ thể là tăng 0.45% tương đương 85 triệu đồng
- Chi phí tài chính: khoản mục này cũng giảm tới 60.34% tương đương
206,666 triệu đồng so với năm 2011 Chi phí tài chính tăng chủ yếu do khoản lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện giảm nhiều, thêm vào đó chi phí lãi vay cũng giảm nhiều
- Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh: lợi nhuận thuần năm 2012 giảm
29.11% tương đương với 21,843 triệu đồng so với năm 2011 Điều này cho thấy công ty đang kinh doanh chưa được hiệu quả
- Lợi nhuận khác: năm 2012 lợi nhuận khác của công ty cũng giảm mạnh
118.88% ứng với giảm 465 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: đối với chỉ tiêu tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế trong năm 2012 ta thấy giảm 29.64% so với 2011, tương đương với tăng 22,300 triệu đồng Tổng lợi nhuận trước thuế giảm do các chỉ tiêu cấu tạo nên đều giảm mạnh Trước những khó khăn trên thị trường vận tải trong nước cũng như trên thế giới trong năm 2012, mà công ty vẫn kiếm được khoản lợi nhuận là hơn 52 tỷ đồng, mặc dù là giảm nhiều so với năm 2011, nhưng điều đó cho thấy Công ty vẫn hoạt động tốt, cho thấy công ty đã có những chính sách và định hướng về tài chính khá tốt để có thể đứng vững và phát triển phù hợp với những biến động về nền kinh
tế như hiện nay
- Tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: so với năm 2011 thì lợi
nhuận sau thuế thu nhập của công ty trong năm 2012 giảm 31.91% hay tương đương 21,057 triệu đồng
Tóm lại, qua những phân tích về các chỉ tiêu của kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty ta có thể thấy tuy rằng các chỉ tiêu đều giảm so với năm
2011, nhưng với thực tế nền kinh tế năm 2012 thì tình hình kinh doanh của Công
ty vẫn chấp nhận được
Trang 175 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
+ Hệ số LN sau thuế/DT thuần (ROS) % 3.96% 3.00% -0.96%+ Hệ số LN sau thuế/VCSH (ROE) % 6.34% 4.74% -1.59%+ Hệ số LN sau thuế/Tổng TS (ROA) % 2.31% 1.90% -0.41%
Cuối cùng chúng ta sẽ phân tích các tỷ số tài chính để có thể đánh giá được khả năng thanh toán ngắn hạn – dài hạn, về hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của công ty
Về khả năng thanh toán, qua các chỉ số thanh toán, cơ cấu tài sản, nguồn vốn mặc dù chỉ số thanh toán giảm so với năm 2011, tuy nhiên nhìn chung tình hình tài chính của Công ty vẫn tốt và có độ an toàn
Về cơ cấu tài sản, ta thấy cơ cấu TSCĐ/Tổng Tài sản có sự biến động giảm 1.81% Chủ yếu do khấu hao TSCĐ năm 2012 và phân bổ hết chi phí trả trước dài hạn, trong năm không có sự biến động về tăng giảm TSCĐ nhiều Còn TSLĐ/Tổng tài sản có biến động tăng chủ yếu là do khoản phải thu tăng và hàng tồn kho tăng so với năm trước, do đội thàm có thêm 1 tàu chạy chuyến (3 tàu so với 2 tàu năm 2011)
Trang 18Về cơ cấu nguồn vốn, thì Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn giảm 3.67% chủ yếu
là do công ty đã trả nợ vay ngân hàng trong năm 2012 trả gần 340 tỷ VNĐ Vốn CSH/Tổng nguồn vốn tăng 3,66% chủ yếu do tổng nguồn vốn giảm, vốn chủ sở hữu không có biến động đáng kể
Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2012 là 4.53 vòng, so với năm
2011 thì số vòng quay hàng tồn kho của Công ty đã giảm 0.23 vòng Có thể nói số vòng quay hàng tồn kho của công ty tuy giảm nhưng vẫn là cao, chứng tỏ hàng tồn kho của công ty hoạt động có hiệu quả, đầu tư vào hàng tồn kho được cắt giảm, chu
kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền được rút ngắn,
và ít có nguy cơ hàng tồn kho bị ứ đọng
Nói đến các tỷ suất lợi nhuận, nhìn chung các chỉ số này đều giảm so với năm 2011 do tình hình khai thác gặp khó khăn, các chi phí đầu vào đều tăng cao
Trang 19CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1 Phân tích môi trường hoạt động bên ngoài
Phân tích này nhằm xác định thời cơ và các đe dọa từ môi trường Các yếu tố của môi trường bao gồm:
Môi trường vĩ mô:
- Môi trường kinh tế: Trong đó chúng ta phải phân tích các yếu tố sau:
+ Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
+ Tỷ lệ lạm phát
+ Tỷ lệ thất nghiệp
+ Sự ổn định của đồng tiền
+ Xu hướng và thực tế đầu tư nước ngoài
+ Thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người
- Môi trường chính trị - luật pháp
Sự ổn định hay không ổn định về chính trị, sự thay đổi luật pháp và chính sách quản lý vĩ mô có thể gây sức ép hay tạo cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn Phải nhận thức được nguy cơ hay cơ hội đối với từng loại thay đổi
- Môi trường kỹ thuật và công nghệ
Là yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của ngành và nhiều doanh nghiệp Sự biến đổi công nghệ làm chao đảo nhiều lĩnh vực, ngược lại nhưng lại làm xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới hoàn thiện hơn
- Môi trường văn hóa – xã hội
Khi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, hay khi trình độ dân trí tăng cao thì doanh nghiệp sẽ thế nào? Những nguy cơ đe dọa, những cơ hội nào có thể nắm bắt? Nhiệm vụ của nhà quản lý phải phân tích kịp thời các thay đổi này Có như vậy thông tin mới đầy đủ và có hệ thống giúp cho hoạch định chiến lược có căn cứ toàn diện hơn
Trang 20- Môi trường tự nhiên
Nguồn tài nguyên bị lạm dụng đang ngày càng trở nên khan hiếm, tình trạng
ô nhiễm môi trường, môi sinh đang là mối quan tâm lớn của xã hội, công chúng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng môi trường tự nhiên Nhiều nhóm công chúng đã nêu ra những vấn đề khác nhau về môi trường với chính phủ, như thiếu năng lượng, việc sử dụng lãng phí các tài nguyên thiên nhiên… tất cả các vấn
đề đó khiến các nhà quản trị chiến lược phải thay đổi các quyết định và các biện pháp thực hiện quyết định
Môi trường vi mô:
- Đối thủ cạnh tranh:
Trong quá trình họat động, doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều loại đối thủ cạnh tranh, vì vậy sự nhận dạng và hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
Có các dạng đối thủ cạnh tranh tiêu biểu như:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay đối thủ cạnh tranh nhãn hiệu là các doanh
nghiệp sản xuất các sản phẩm có công dụng giống nhau, cung cấp cho cùng đối tượng khách hàng mục tiêu với giá tương tự
Đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm thay thế là các doanh nghiệp sản
xuất các sản phẩm khác, đáp ứng cùng nhu cầu của khách hàng mục tiêu
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp ra đời sau, ứng dụng công
nghệ mới để sản xuất sản phẩm mới thay thế sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp
và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn bao giờ cũng là một mối đe dọa thường trực đối với các doanh nghiệp Do đó, các doanh nghiệp cần theo dõi sát tình hình thị trường, tình hình ngành để dự báo về các đối thủ tiềm ẩn và có giải pháp để đối phó hữu hiệu
Đối thủ cạnh tranh cùng phân chia túi tiền của khách hàng mục tiêu Đây là
các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm khác công dụng nhưng cùng hướng đến túi
Trang 21tiền của khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp Nỗ lực hoạt động marketing của các doanh nghiệp đó có thể làm khách hàng mục tiêu thay đổi ý định trong việc mua sắm hàng hóa, nhất là các hộ gia đình có ngân sách giới hạn trong từng kỳ.
- Khách hàng
Khách hàng trung thành là một lợi điểm lớn của công ty Sự tín nhiệm đó đạt được do doanh nghiệp biết thỏa mãn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác
Khách hàng có thể là người tiêu dùng, người mua để phục vụ sản xuất, ngườimua để bán, người mua hàng cho các tổ chức nhà nước thuộc phạm vi quốc gia vàquốc tế Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành hàng giảm bằngcách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và cung cấp nhiều dịch vụ hơn
Mỗi đối tượng khách hàng có đặc điểm riêng, nhà quản trị doanh nghiệp cầnhiểu rõ để có cơ sở phục vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
- Nhà cung cấp
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp phải quan hệ với nhiều tổ chức cung cấp các nguồn lực khác nhau, như nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công, vốn Tùy theo quan hệ cung cầu các yếu tố đầu vào trên thị trường, các nhà cung cấp có thể gây áp lực đối với doanh nghiệp, do đó việc nghiên cứu về các nhà cung cấp là không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu môi trường
- Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế luôn có ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có khách hàng nhạy cảm với việc sử dụng các sản phẩm thay thế Bên cạnh việc quan tâm đến các sản phẩm thay thế hiện có, doanh nghiệp cũng phải quan tâm nhiều đến khả năng xuất hiện các sản phẩm thay thế mới trong tương lai
Trang 222.1.1.Các cơ hội
* Thị trường xăng dầu thế giới
Trên thế giới hiện nay có hai phương thức chính để vận tải dầu thô là: Tàu chở dầu và đường ống dẫn dầu Ngoài ra, dầu thô còn vận chuyển bằng đường sắt tuy nhiên số lượng rất ít( tuyến Nga- Trung quốc) Vận tải bằng tàu biển có tính linh động cao hơn, giá rẻ và hiệu quả Đường ống dẫn dầu cũng có phương thức vận tải dầu thô và các sản phẩm dầu khí rất có hiệu quả vì lưu lượng ổn định và sử dụng trong khoảng thời gian dài Hiện nay, ngoài các đường ống từ mỏ về các nhà máy lọc dầu và từ nhà máy lọc dầu đến các trung tâm tiêu thụ, con người đã xây dựng các đường ống xuyên lục địa để phục vụ nhu cầu to lớn và ổn định của các quốc gia
Các tuyến vận tải khác nhau thường không dùng chung một cỡ tầu nào mà mỗi tuyến có một loại tàu đáp ứng việc vận chuyển một cách kinh tế nhất, căn cứ vào độ dài tuyến, tình trạng cảng nhập, xuất, kích thước các kênh mà tàu phải đi qua, số lượng dầu cần vận chuyển… Hiện nay dầu từ Trung Đông thường được vận chuyển đi các vùng tiêu thụ bằng các tàu VLCC do số lượng lớn và cự ly xa Do rất
ít cảng dầu trên Thế giới có khả năng tiếp nhận trực tiếp loại tàu này, người ta phải dùng các tàu nhỏ hơn (thường là loại Aframax hoặc Suezmax) để chuyển tải (lightering; transhipment) Ngược lại tuyến vận tải từ Caribean và Nam Mỹ đến các cảng của Mỹ, các tuyến nội vùng Châu Á thường dùng loại tàu nhỏ hơn (Panamax; Aframax) để có thể vào thẳng các cảng mà không cần chuyển tải
Các nhà máy lọc dầu cần phải xây dựng gần thị trường tiêu thụ sản phẩm Do
đó, cần các tàu chở dầu thô có kích cõ lớn để tiết kiệm chi phí trong việc vận chuyển dầu thô từ các khu mỏ về nhà máy lọc dầu Khái niệm về thị trường có thể
bị bó hẹp trong phạm vi một nước nhưng cũng có thị trường lớn hơn như thị trường khu vực và các trung tâm lọc dầu ở Singgapore, Caribbean và Middle-East được tập trung xây dựng là để phục vụ cho toàn bộ nhu cầu của từng khu vực Chính vì
lý do này mà lượng tàu vận tải sản phẩm dầu chủ yếu có cỡ từ 50.000DWT trở
Trang 23xuống thuận lợi cho vận chuyển nội vùng; loại tàu Panamax và Aframax (như thống kê trong bảng dưới đây) có số lượng ít hơn nhiều, phục vụ cho vận tải các tuyến xa.
Tàu chở sản phẩm dầu bao gồm rất nhiều loại Mỗi loại có thể chở một vài sản phẩm khác nhau trong số những sản phẩm dầu từ dầu bẩn ( Dirty products) như
FO cho tới các sản phẩm sạch như Naphta Tàu chở dầu bẩn rất khó có thể chuyển sang để chở dầu sạch, vì vậy các tàu chở dầu sản phẩm thường được sử dụng để chở một số sản phẩm nhất định Theo thống kê 2004( của Clarksons Research) thì
có 509 công ty kinh doanh tàu sản phẩm với 1.575tàu,trong đó 269 công ty chỉ sở hữu 01 tàu và 26 công ty sở hữu 10 tàu trở lên Mức đầu tư đóng mới trong những năm gần đây và số tàu sẽ được đóng mới trong một vài năm tới chiếm đến 37% tổng đầu tư đội tầu chở dầu sản phẩm thế giới Sau những sự kiện tai nạn tàu dầu Erika và Prestige, các chủ tàu chủ yếu tập trung vào đầu tư các tàu hiện đại và chất lượng cao
Trang 24Bảng 2.1: Thống kê đội tầu vận tải dầu thô và dầu sản phẩm trên thế giới
Theo dự đoán của các nhà phân tích thuộc IEA, mức tiêu thụ dầu của thế giới
sẽ tăng 800.000 thùng/ngày cả trong năm nay và năm sau OPEC cũng hy vọng nhu cầu dầu sẽ tăng lên Trong dự đoán công bố đầu tuần này, OPEC đã nâng mức tiêu thụ năm 2013 lên 89,55 triệu thùng/ngày, dự đoán cho năm nay cũng được điều chỉnh tăng lên 88,74 triệu thùng/ngày so với 88,72 triệu thùng/ngày dự đoán hồi tháng 8
Trang 25“Sự bất ổn của nền kinh tế thế giới không làm giảm khối lượng tiêu thụ dầu mỏ” - OPEC đã nhận định như vậy trong báo cáo tổng quan hàng tháng về thị
trường dầu
Lượng cung của các nước ngoài OPEC dự đoán sẽ tăng 0,7 triệu thùng/ngày
so với năm ngoái, đạt 53,15 triệu thùng/ngày, chủ yếu tăng từ Nga, Mỹ, Canada, Brazil, Trung Quốc
Theo IEA, có thể thêm Mỹ vào danh sách truyền thống các nước có vị thế đáng kể trên thị trường dầu mỏ Các chuyên gia của Bentek Energy dự đoán, sản lượng khai thác của Mỹ trong vòng 10 năm tới sẽ tăng 74% Theo họ, đến năm
2022 sẽ có thêm 4,9 triệu thùng/ngày được bổ sung vào sản lượng hiện thời Như thế, tổng sản lượng của Mỹ có thể lên tới 11,6 triệu thùng/ngày
Theo dự báo của báo Financial Times, giá dầu thô thế giới trong năm 2013 sẽ ở trên mức 100 USD/thùng
Hôm 1/1/2013, Financial Times đã đưa ra dự báo rằng giá một thùng dầu Brent trong suốt năm 2013 sẽ ở mức trên 100 USD sau khi tiến hành khảo sát ý kiến của các nhà phân tích hàng đầu về thị trường năng lượng toàn cầu
"Giá mỗi thùng dầu sẽ duy trì ở mức trên 100 USD, bất chấp sự tăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất dầu ở Bắc Mỹ sau cuộc cách mạng đá phiến Việc tăng sản lượng dầu tại Mỹ và Canada sẽ được bù đắp bởi sự suy giảm khai thác ở một số nước, đặc biệt là Na Uy và Anh do suy giảm các mỏ dầu ở biển Bắc" - tờ báo ghi nhận
Theo Financial Times, giá trung bình một thùng dầu Brent trong năm 2012 là 109,3 USD
* Thị trường xăng dầu trong nước năm 2012
Đơn vị tính: đồng/lít (kg)