Phân tích và lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị chiến lược (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 3: HÌNH THÀNH VÀ LỰA CHỌN CÁC CHIẾN LƯỢC

3.3 Phân tích và lựa chọn chiến lược

Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Việt Nam dự tính của năm 2015 và 2020 lần lượt là 23,95 triệu tấn và 35,2 triệu tấn, tương ứng mức tăng khoảng 8%/năm kể từ 2010.Tiềm năng phát triển của ngành xăng dầu ở VN là rất lớn. Hiện tại, nguồn cung chủ yếu vẫn là từ nhập khẩu (Chẳng hạn, năm 2010, nhập khẩu 11,6 triệu tấn trong tổng 16,3 triệu tấn xăng tiêu thụ) nhưng về dài hạn, thị trường đang được điều chỉnh theo hướng tăng sử dụng nguồn cung trong nước.

Năm 2013, tổng lượng xăng dầu các DN đầu mối được nhập là 9 triệu m3, tấn các loại (năm 2012 là 10,1 triệu m3,tấn; năm 2011 là 9,978 triệu tấn). Trong đó, Petrolimex chiếm hơn 57% hạn mức nhập khẩu xăng dầu. Danh sách các đầu mối nhập khẩu chính như sau (VnEconomy, 7-1) :

Công ty Hạn mức được nhập Tổng

Xăng (nghìn m3)

Diesel (nghìn m3)

Madut (nghìn tấn)

Dầu hỏa (nghìn m3)

Petrolimex 2.540 2.330 290 20 5.180

PV Oil 230 720 50 0 1.000

Saigon Petro 255 275 0 6 536

Petimex 90 365 60 0 515

Cty Thanh Lễ 220 215 20 0 455

Nguồn: VnEconomy

Hoạt động kinh doanh vận tải xăng dầu bằng đường biển vẫn là lĩnh vực kinh doanh chính yếu của Công ty. Như vậy, với 57% hạn mức nhập khẩu xăng dầu cả nước của Tổng Công ty, thì Vitaco có nhiều cơ hội và lợi thế hơn hẳn các công ty vận tải xăng dầu khác, bởi Công ty chủ yếu vận tải xăng dầu cho Tổng Công ty.

Với ma trận IE và ma trận GE được phân tích như trên, ta thấy tình hình hoạt động chung của Công ty ở mức trung bình. Do đó Công ty cần phải tận dụng cơ hội để

khắc phục những điểm yếu, bên cạnh đó phát triển các thế mạnh của Công ty để có thể thu được những kết quả tốt nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Công ty có thể áp dụng một số chiến lược như sau:

3.3.1 Chiến lược cải tiến cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý

Với những nỗ lực không ngừng và sự đoàn kết, đồng thuận của Hội đồng quản trị, Ban điều hành và toàn thể CBCNV trong Công ty, năm 2012 Công ty đã đạt được những tiến bộ trong công tác quản lý như sau:

- Công ty đã có giải pháp tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ đội tàu, tăng cường quản lý hao hụt vận tải, mở rộng thị trường ngoài Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, thích ứng với điều kiện kinh doanh xăng dầu theo cơ chế cạnh tranh.

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra an toàn – vetting tàu, xây dựng quy trình thủ tục và tổ chức tham gia quản lý kỹ thuật tàu Vân Phong 1.

- Ban hành các quy chế và định mức các khoản chi phí, khoản định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng phương tiện vận tải, định mức hao hụt xăng dầu vận chuyển mới đã tiết giảm rất nhiều so với định mức cũ.

3.3.2 Chiến lược hội nhập

- Ngoài việc tận dụng tối đa nguồn hàng vậ chuyển của Petrolimex, Công ty nên chọn những đối tác tiềm năng để liên kết, hợp tác kinh doanh. Tăng cường tìm kiếm nguồn hàng bên ngoài. Phối hợp với Petrolimex Singapore tạo thêm nguồn hàng, mở rộng ra các đối tác khác trong khu vực. Để từ đó tạo thêm nguồn hàng cho Công ty, tăng thu nhập và hạn chế ngày tàu chạy rỗng của Công ty.

- Đầu tư vào các hoạt động kinh doanh của khách hàng, có chính sách đầu tư cho khách hàng.

3.3.3 Chính sách tài chính hợp lý

- Điều độ tuyến chạy tàu hợp lý, đặc biệt kết hợp các chuyến chạy hàng của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và hàng ngoài để giảm thiểu thời gian dừng tàu.

- Giám sát chặt chẽ các khoản chi phí, đặc biệt là chi phí nhiên liệu theo định mức mới của Công ty.

- Thanh lý tàu Petrolimex 04 và đầu tư tàu mớm nông thay thế, từng bước cơ cấu lại đội tàu cho phù hợp với đường vận động hàng hóa mới.

KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích những cơ hội, thách thức, những điểm mạnh – điểm yếu của Công ty, ta thấy việc phân tích các yếu tố tác động và hình thành một chiến lược của Công ty vô cùng phức tạp. Để đưa ra được một chiến lược cụ thể cho Công ty là một việc hết sức khó khăn mà không phải nhà quản trị nào cũng có thể đưa ra được chiến lược phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của từng doanh nghiệp.

Từ những số liệu, đánh giá các SBU qua ma trận IE và ma trận GE ở trên, ta sẽ dễ dàng đánh giá được tình trạng kinh doanh của Công ty đã đạt mức độ nào. Và từ đó phân tích đưa ra những chiến lược phù hợp với từng loại hình kinh doanh của Công ty.

Phân tích để đưa ra các chiến lược. Và từ các chiến lược đã được đề ra đó sẽ tiến hành thực thi chiến lược. Tuy nhiên, việc thực thi chiến lược là một việc không hề dễ dàng. Bởi, ngoài những cố gắng từ nội lực Công ty, các chiến lược này còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những thay đổi của môi trường xung quanh.

Trên đây là những thông tin, số liệu em đã cố gắng thu thập và tóm tắt để hoàn thành bài tiểu luận. Do chưa có kinh nghiệm trong việc phân tích và hoạch định chiến lược nên chắc chắn bài làm của em còn nhiều thiết sót. Kính mong Thầy xem xét và góp ý để em rút kinh nghiệm và hoàn thành bài tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy!

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị chiến lược (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w