Các mối đe dọa

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị chiến lược (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2.1 Phân tích môi trường hoạt động bên ngoài

2.1.2 Các mối đe dọa

2.1.2.1 Vị thế của Công ty và đối thủ cạnh tranh

Đối với Thị trường đại lý tàu biển:

Hiện nay có rất nhiều công ty tham gia hoạt động đại lý tàu biển. Cùng với các công ty truyền thống thuộc sở hữu nhà nước có rất nhiều Công ty thuộc các thành phần kinh tế khác có khả năng cạnh tranh rất cao. Vitaco tham gia vào thị trường này từ năm 1995, tập trung vào dịch vụ đại lý cho các tàu chở dầu nhập khẩu. Đến nay, thị phần đại lý tàu dầu mà Vitaco thực hiện chiếm khoảng 40% ở khu vực phía nam. Dự đoán tốc độ tăng trưởng doanh thu đại lý khoảng 7%/năm.

Đối với Thị trường về mặt hàng:

- Vận tải xăng dầu nhập khẩu: Cùng tham gia thị trường vận tải xăng dầu nhập khẩu với Vitaco có một số công ty trong nước như: VTXD Thủy 1, VOSCO, VINASHIN, Cửu long, Âu Lạc. Trong đó đội tàu viễn dương của Vitaco có tổng trọng tải 90.112 DWT vận tải được khoảng 30% nhu cầu nhập khẩu của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (tương đương 15% nhu cầu nhập khẩu xăng dầu toàn quốc), đội tàu viễn dương của Thủy 1 có tổng trọng tải 70.248 DWT vận tải được khoảng 20% nhu cầu nhập khẩu của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (tương đương 10%

nhu cầu nhập khẩu toàn quốc), đội tàu của Âu Lạc trọng tải 33.560 DWT vận tải nhập khẩu cho Petech, Petechim, Saigon Petro được khoảng 7% nhu cầu nhập khẩu toàn quốc. Các công ty còn lại vận tải khoảng 3% nhu cầu nhập khẩu toàn quốc.

Như vậy, các đội tàu của Việt Nam mới chỉ vận tải được khoảng 35% nhu cầu nhập khẩu xăng dầu của toàn quốc. Vậy vận tải xăng dầu nhập khẩu là một thị trường đầy tiềm năng mà đội tàu Việt Nam chưa đủ năng lực vận tải, các công ty có nhiều cơ hội đầu tư tăng năng lực đội tàu của mình. Là một thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Tổng Công ty chiếm 51% vốn điều lệ) với thị phần chiếm khoảng 55% thị phần xăng dầu toàn quốc, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu ổn định (khoảng 6%/năm), Vitaco xác định đây là thị trường chính đảm bảo cho việc duy trì thu nhập ổn định cho công ty và là cơ sở để công ty từng bước mở rộng hoạt động ra thị trường bên ngoài. Theo chủ trương, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam sẽ phấn đấu mua hàng để tự vận tải (mua FOB) từ 40% năm 2003 tăng lên 60% vào năm 2010 (khoảng 6%/năm). Cùng với tốc độ tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu và tốc độ cải thiện mua FOB, trung bình nhu cầu vận tải một năm của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam tăng khoảng 13,5% (tương đương với khoảng 950.000 M3/T xăng dầu một năm đảm bảo cho nhu cầu vận tải của một tàu khoảng 32.000 DWT).

- Vận tải xăng dầu nội địa: Nhu cầu vận tải ven biển trong năm 2005 khoảng 1,5 triệu M3/T xăng dầu trong đó vận tải ven biển của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam khoảng 750.000 M3/T chiếm khoảng 50%. Đội tàu ven biển của Vitaco (trọng tải 13.137 DWT) vận tải được 50% nhu cầu vận tải của Tổng Công ty, chiếm 25%

nhu cầu toàn quốc; Đội tàu ven biển của Thủy 1 vận tải được 26% nhu cầu của Tổng Công ty, chiếm 13% nhu cầu toàn quốc. Các đội tàu ven biển còn lại (tổng trọng tải 68.885 DWT) chiếm 62% nhu cầu vận tải toàn quốc.

2.1.2.2 Các rủi ro

Rủi ro tiềm tàng là mặt hàng xăng dầu nguy hiểm đối mặt nguy cơ cháy nổ cao. Ngoài sự phát triển của nền kinh tế thường được đánh giá thông qua tốc độ tăng trưởng GDP, sự biến động về lạm phát, lãi suất hay tỷ giá hối đoái. Các rủi ro mang tính hệ thống này tác động vào mọi chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có VITACO.

Rủi ro về vận tải

- Vận tải đường biển chịu tác động của điều kiện tự nhiên như: mưa, bão, lũ lụt. Các yếu tố thiên nhiên diễn ra không theo một quy luật nào nhất định đặc biệt trong thời tiết khí hậu hiện nay có nhiều biến đổi thất thường. Trong quá trình vận chuyển đôi khi thường gặp rủi ro về tai nạn hàng hải, các tàu hoạt động trên các vùng biển lớn nên khả năng cứu hộ càng khó khăn và tốn kém.

- Để giảm thiểu nguy cơ hàng hải, đồng thời kịp thời khắc phục những rủi ro, tổn thất nếu xảy ra, Công ty thực hiện hiện đại hóa, nâng cao chất lượng các đội tàu, thực hiện chính sách quản lý an toàn theo Bộ luật ISM Code, và thực hiện mua bảo hiểm cho con người, đội tàu, hàng hóa và môi trường.

Rủi ro về tỉ giá

- Do có biến động về tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD, sẽ làm tác động đến chi phí lãi vay của Công ty, lỗ tỷ giá do đánh giá lại các khoản vay bằng ngoại

tệ làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Để giảm thiểu ảnh hưởng của loại rủi ro này, Công ty đã chủ động mua ngoại tệ vào thời điểm hợp lý phục vụ công tác trả nợ vay. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang tích cực có những quyết định phù hợp để ổn định vĩ mô trong đó có việc ổn định tỷ giá ngoại tệ.

Rủi ro về pháp luật

- Với hệ thống luật, chính sách đang được xây dựng và thực thi theo hướng đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu Công ty không nắm bắt kịp sự thay đổi các chính sách của hệ thống pháp luật sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Để kiểm soát rủi ro về mặt pháp luật, Công ty luôn cập nhật những thay đổi trong môi trường luật pháp để định hướng hoạt động kinh doanh cho phù hợp.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị chiến lược (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w