- Tỉ lệ thất thoát thất thu nước sạch còn cao: Sau hội nghị cấp nước toàn quốc lần thứ II, các Công ty cấp nước địa phương đã có nhiều cố gắng giảm tỉ lệ thất thoát, thất thu nước đã đượ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Thủy Lợi
Hà Nội, Công ty Cổ Phần Nước Sạch Hà Nam đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình cao học và bản luận văn tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn khoa học – PGS.TS Đoàn Thu Hà đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành tốt bản luận văn này
Xin chân thành cảm ơn toàn thể các giáo sư, tiến sỹ cùng toàn thể các thầy cô giáo của khoa cũng như của trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập
và làm luận văn tốt nghiệp tại trường
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội ngày… tháng… năm 2016
Tác giả luận văn
Phan Quang Nghĩa
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu và thực hiện Các số liệu, kết quả trong luận văn này đƣợc lấy dựa trên những nguồn tài liệu chính xác, đáng tin cậy và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác Nếu có vấn đề nào liên quan đến tính trung thực của luận văn tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày ….tháng… năm 2016
Tác giả luận văn
Phan Quang Nghĩa
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.M c tiêu nghiên cứu 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
- Phạm vi nghiên cứu: Mạng lưới cấp nước sạch thành phố Phủ Lý 2
4.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 2
4.1 Cách tiếp cận 2
4.2 Phương pháp nghiên cứu 2
4.3 Kết quả dự kiến đạt được 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 4
1.1 Tổng quan chung 4
1.1.1 Tình hình chung về cấp nước đô thị 4
1.1.2.Tình hình thất thoát nước trên hệ thống, mạng lưới cấp nước 5
1.1.3 Các nghiên cứu, kinh nghiệm phòng chống thất thoát 6
1.2.Tổng quan về khu vực nghiên cứu 9
1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 9
1.2.1.2 Điều kiện tự nhiên 11
1.2.2 Hiện trạng điều kiện kinh tế xã hội 13
1.2.3 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 14
1.2.4 Hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 15
1.2.5 Quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2025 15
1.2.6 Quy hoạch cấp nước đến năm 2025 16
1.3 Phương hướng phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu cấp nước sinh hoạt 16
1.3.1 Phương hướng chung: 16
1.3.2 Về phát triển kết cấu hạ tầng 16
1.4 Đánh giá phân tích tình hình thất thoát nước tại thành phố Phủ Lý 17
1.4.1 Hiện trạng thất thoát nước trong mạng lưới cấp nước TP Phủ Lý 17
1.5 Thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước TP.Phủ Lý- T.Hà Nam 19
Trang 41.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy công ty 19
1.5.2 Tình hình hoạt động Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam 20
1.5.3 Thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước 21
1.6 Đánh giá thực trạng quản lý chống thất thoát nước TP.Phủ Lý- T.Hà Nam 22
1.6.1 Những nguyên nhân gây ra thất thoát nước 22
1.6.2 Những tồn tại gây ra thất thoát nước 31
1.6.3 Đánh giá thực trạng quản lý chống thất thoát nước 33
1.7 Nguyên nhân của việc thất thoát nước 36
1.7.1 Chất lượng thiết kế và thi công công trình 36
1.7.2 Rò rỉ trên mạng lưới do sự suy giảm chất lượng ống và ph tùng theo thời gian 37
1.7.3 Sự thiếu chính xác của đồng hồ đo nước 37
1.7.4 Thất thoát qua các tr cứu hỏa 38
1.7.5 Thất thoát nước do đấu nối không qua đồng hồ, gian lận trong sử d ng nước 38
1.7.6 Thất thoát trong công tác ghi chỉ số và lập hóa đơn tiền nước 39
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 40
2.1 Dự báo về dân số và nhu cầu dùng nước của địa bàn đến năm 2025 40
2.1.1 Dự báo về dân số thành phố Phủ Lý đến năm 2025 40
2.1.2 Nhu cầu dùng nước đến năm 2025 của Thành Phố Phủ Lý 40
2.1.2 Tính toán lưu lượng dập tắt các đám cháy 42
2.2 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về thất thoát nước 43
2.2.1 Việc cấu tạo mạng lưới 44
2.2.2 Việc phân cấp đường ống trong mạng lưới 45
2.2.3 Việc phân phối nước và áp lực nước đều trên toàn mạng lưới 46
2.2.4 Việc khai thác và đấu nối trên mạng lưới 46
2.3 Lựa chọn mô hình thủy lực trong phòng chống thất thoát nước tại Phủ Lý 47
2.3.1 Một số mô hình thủy lực mạng lưới cấp nước 47
2.3.2 So sánh tính năng, giao diện và vấn đề chi phí bản quyền của các mô hình 49
Trang 52.3.3 Lựa chọn mô hình phù hợp cho lĩnh vực và địa điểm nghiên cứu 512.3.4 Giới thiệu về mô hình thủy lực mạng lưới cấp nước Epanet 512.4 Các giải pháp kỹ thuật quản lý thất thoát nước Thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam 55CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC
CHO MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC THÀNH PHỐ PHỦ LÝ 56
3.1.Nguồn nước 563.2 Đánh giá năng lực của mạng lưới cấp nước 593.3 Đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới cấp nước đến năm 2025 theo hướng phòng chống thất thoát 623.3.1 Xác định các khu vực dùng nước 623.3.2 Lựa chọn sơ đồ, nguyên tắc vạch tuyến 623.3.3 Vạch tuyến mạng lưới cấp nước theo hướng phòng chống thất thoát nước 633.3.4.Các trường hợp tính toán cần thiết 653.4 Đề xuất giải pháp quản lý chống thất thoát nước mạng lưới cấp nước Thành Phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam 733.4.1 Xác định các thành phần thất thoát nước 733.4.2 Giải pháp chống thất thoát nước tại bên trong nhà máy nước 733.4.3 Giải pháp chống thất thoát nước trên mạng lưới đường ống truyền tải và phân phối nước 743.4.4 Giải pháp chống thất thoát nước do nguyên nhân quản lý (thất thu) 753.4.5 Giải pháp ứng d ng phần mềm GIS và SCADA trong quản lý vận hành mạng lưới cấp nước 77
Trang 6DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Hình 1.1: Vị trí khu vực nghiên cứu trên bản đồ Thành Phố Phủ Lý 10
Hình 1.2: Bản đồ quy hoạch Thành Phố Phủ Lý đến năm 2025 15
Hình 1.3: Tổ chức bộ máy công ty Cổ phần Nước sạch Hà Nam 19
Hình 1.4: Rò rỉ mối nối ống 24
Hình 1.5: Rò rỉ do ống cũ 25
Hình 1.6: Rò rỉ tuyến ống chính 25
Hình 2.1: Mạng lưới cấp nước dạng mạch vòng 43
Hình 2.2: Mạng lưới cấp nước mạng c t trên thực tế 43
Hình 2.3: Mô phỏng mạng lưới cấp nước mạng c t (phân chia DMA chạy thủy lực mạng lưới) 44
Hình 3.1: Vạch tuyến mạng lưới cấp nước Tp Phủ Lý đến năm 2025 65
Hình 3.2 Hộp thoại Project Defaults 68
Hình 3.3: Thanh công c 68
Hình 3.4: Thông số đường ống 69
Hình 3.5: Thông số nút 69
Hình 3.6: Thông số máy bơm 70
Hình 3.7: Thủy lực mạng lưới cấp nước thành phố Phủ Lý 70
Hình 3.8: Thủy lực mạng lưới cấp nước Tp Phủ Lý đến năm 2025 73
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Danh sách các phường, xã thuộc khu vực nghiên cứu 11
Bảng 1.2: Số liệu phân tích hóa lý nguồn nước sông đáy 12
Bảng 1.3: Quy hoạch đất đai xây dựng 2025 15
Bảng 1.4: Lượng nước thất thoát hàng năm TP Phủ Lý 18
Bảng 1.5: Lượng nước rò rỉ qua lỗ thủng 26
Bảng 3.1 Mẫu nước thô ở sông Đáy 56
Bảng 3.2 : Các thông số chủ yếu về chất lượng nước ngầm 58
Bảng 3.3: Tổng hợp khối lượng mạng lưới cấp nước 59
Bảng 3.4: Thống kê hiện trạng sử d ng nước của các phường xã từ nhà máy nước TP.Phủ Lý 59
Bảng 3.5 : Kết quả tính toán cho các đoạn ống 84
Bảng 3.6: Kết quả tính toán lưu lượng tại các nút 87
Bảng 3.7: Kết quả tính thuỷ lực các nút trong giờ dùng nước lớn nhất khi chạy epanet 93
Bảng 3.8: Kết quả tính thuỷ lực các đoạn ống trong giờ dùng nước lớn nhất khi chạy epanet 96
Bảng 3.9: Kết quả tính thuỷ lực các nút trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy khi chạy epanet 100
Bảng 3.10: Kết quả tính thuỷ lực các đoạn ống trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy khi chạy epanet 103
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, thành phố Phủ Lý đã có những bước phát triển nhanh về mặt kinh tế xã hội, bộ mặt thành phố có nhiều thay đổi rõ rệt, quy mô dân số ngày càng tăng , đất xây dựng ngày càng mở rộng, các khu đô thị cũ ngày càng được cải tạo, nhiều khu đô thị mới được hình thành, nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước đã và đang được triển khai Quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025 đã được điều chỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh Một trong những nội dung được đề cập đến trong báo cáo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thành phố Phủ Lý là hệ thống cấp nước Hệ thống cấp nước của thành phố được hình thành từ nhiều năm nay, tuy nhiên công suất hiện tại đáp ứng được nhu cầu dùng nước tối thiểu hiện nay của thành phố Đến năm 2025, cùng với sự phát triển gia tăng đô thị và khu công nghiệp, sẽ xảy ra tình trạng mất cân đối lớn giữa nhu cầu dùng nước và khả năng cung cấp nước của hệ thống hiện có
Để đảm bảo sự phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân, cần mở rộng, cải tạo và nâng công suất của mạng lưới cấp nước của thành phố lên mức phù hợp với quy hoạch chung và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2025 Hiện nay thành phố Phủ Lý đang vận hành với công suất 25.000 m3/ngđ Dự kiến đến năm 2025 thành phố Phủ Lý cần 55.600 m3/ngđ Như vậy đến năm 2025 thành phố cần thêm 30.600 m3/ngđ
Hiện nay mạng lưới cấp nước Thành Phố Phủ Lý tình trạng thất thoát nước đang ở mức cao (30%) Với m c tiêu tiết kiệm nguồn nước và nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống cần kiểm soát tình trạng thất thoát nước
Theo Quyết định 2147/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2012 phê duyệt chương trình quốc gia chống thât thoát thất thu nước sạch đến năm 2025 với m c tiêu giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch bình quân xuống còn 18% vào năm
2025
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu mở rộng, cải tạo và quản lý chống thất thoát, thất thu cho mạng lưới cấp nước thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” là hết sức
Trang 9Luận văn sử d ng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thu thập tài liệu, số liệu;
+ Thu thập số liệu về mạng lưới cấp nước thành phố Phủ lý hiện nay và tương lai (bao gồm quy mô, công suất, bản đồ, sơ đồ nguyên lý, cấu trúc mạng và các thiết bị trên mạng lưới cấp nước …)
+ Thu thập các tài liệu về quản lý mạng lưới cấp nước (Cơ cấu chức năng, nhiệm v các phòng ban, hình thức quản lý, biện pháp quản lý về kỹ thuật của Công ty Cổ Phần kinh doanh nước sạch Hà Nam)
+ Bên cạnh đó thu thập số liệu, mô hình các biện pháp quản lý thông minh
Trang 10chống thất thoát của các khu vực khác, tình hình phát triển quy hoạch của Thành Phố Phủ Lý từ đó áp d ng vào thực tiễn
- Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu;
+ Vận d ng, tổng hợp các kiến thức đã được học, thực tế công tác quản lý, suy luận logic để nghiên cứu vấn đề
- Phương pháp thống kê và phân tích hệ thống;
Việc nghiên cứu thất thoát nước có liên quan đến nhiều yếu tố như kỹ thuật, kinh tế, xã hội , có tác động rộng rãi đến cuộc sống của cộng đồng trên địa bàn rộng lớn vì vậy việc phân tích tổng hợp là cần thiết đối với nghiên cứu này
- Phương pháp mô hình thủy lực;
+ Đề tài này ứng d ng khai thác phần mềm EPANET mô phỏng hoạt động vận hành mạng lưới cấp nước kết hợp thực nghiệm đo đạc tại hiện trường
- Phương pháp chuyên gia;
+ Có sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu về chống thất thoát nước
Trang 11CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan chung
1.1.1 Tình hình chun về cấp nước đô thị
Trong thời gian qua hệ thống cấp nước các đô thị Việt Nam đã được Đảng, Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng nhờ vậy tình hình cấp nước đã được cải thiện một cách đáng kể Tuy nhiên tình hình cấp nước đô thị còn nhiều bất cập
- Tỉ lệ thất thoát thất thu nước sạch còn cao: Sau hội nghị cấp nước toàn quốc lần thứ II, các Công ty cấp nước địa phương đã có nhiều cố gắng giảm tỉ lệ thất thoát, thất thu nước đã được Bộ Xây dựng đề ra, nhiều địa phương như Hải Phòng, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu, Tiền Giang đạt kết quả tốt nhưng tại nhiều đô thị
tỉ lệ thất thoát thất thu vẫn còn cao như Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Hà Tĩnh, Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh vv tỉ lệ thất thu cao không chỉ chứng tỏ sự yếu kém về mặt năng lực quản lý (cả tài chính và kỹ thuật) mà nó còn thể hiện kết quả của quá trình đầu tư không đồng bộ giữa việc tăng công suất với công tác phát triển mạng lưới đường ống Bộ Xây dựng đã đề ra chi tiêu đến năm 2025 tỉ
lệ thất thoát thất thu dưới 15%
- Chất lượng nước: Tại nhiều nhà máy chưa đạt tiêu chuẩn quy định, tình trạng nguồn nước mặt , nước ngầm bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân Theo số liệu thóng kê tổng công suất hiện nay là 8,5 triệu m3/ngđ trong đó 66% nước mặt, 34% nước ngầm Công tác khảo sát và quản lý nguồn nước nói chung do Bộ Tài nguyên và Môi trường địa phương quản lý Việc chất lượng nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân gây ra như: tình hình khí tượng thủy văn trong những năm gần đây có nhiều biến động phức tạp, tình hình hạn hán lũ l t ngày càng nghiêm trọng do hậu quả của hiện tượng phá rừng kết hợp với ENNINO, Công tác khảo sát nguồn nước chưa sát với tình hình thực tế, chưa
dự báo được những biến động về mặt trữ lượng nước cũng như về mặt thủy địa hóa, công nghệ xử lý nước tại một số nhà máy nước chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, tình hình xả nước thải chưa qua xử lý ra sông hồ, hàng vạn lỗ khoan mạch nông đang là nguồn gây ô nhiễm cho tầng chứa nước đang khai thác, công tác quản lý
Trang 12khai thác nguồn nước mặt, nước ngầm chưa được các cấp, các ngành quan tâm thích đáng
d ng nước như tự ý đ c, phá đấu nối trái phép nguồn cấp nước, lấy nước từ đường ống thành phố hoặc từ họng cứu hỏa, dùng nước sạch để kinh doanh rửa
xe, sản xuất dịch v không đăng ký kinh doanh hoặc sử d ng không đúng m c đích, dẫn đến lãng phí, thiếu ý thức tiết kiệm, lượng nước sử d ng lớn hơn nhiều lượng nước thanh toán, mặt khác tại các đô thị lớn vẫn còn sử d ng khá nhiều đồng hồ đo nước chất lượng kém, sai số lớn, nhất là đồng hồ cũ sử d ng từ những năm 90 trở về trước kết quả thử nghiệm cho thấy sai số một số loại đồng
hồ cũ lên tới 25%, trong khi các loại đồng hồ nước mới lại thiếu bảo trì, kiểm định định kỳ nên cũng gây thất thoát lớn Việc quản lý vận hành hệ thống cấp nước của các đơn vị đối với công tác phòng, chống thất thoát, thât thu nước chưa được quan tâm triệt để, thiếu khoa học, chưa kiểm soát chặt việc thu đúng, thu đủ tiền nước, thiếu trang thiết bị cho công tác quản lý hệ thống đường ống, xác định điểm rò rỉ dẫn tới sửa chữa các tuyến ống không kịp thời, không có kế hoạch thay thế dài hạn các tuyến ống cũ, thiếu các ph tùng dự trữ để thực hiện công tác sửa chữa tuyến ống, bên cạnh đó công tác thi công lắp đặt các tuyến ống không đúng
kỹ thuật chất lượng thi công không đồng đều, trong công tác giám sát thi công thử áp lực các tuyến ống không tuân thủ đúng quy định dẫn đến rò rỉ tại các đầu mối, một khó khăn nữa là nhiều đường ống cũ nát tại các đô thị có chất lượng kém và giảm dần theo thời gian, vẫn còn khá nhiều tuyến đường ống lắp đặt trước năm 1990, do vậy khi có biến động về áp lực dòng chảy thường bị vỡ, chẳng hạn như tại thành phố Hồ Chí Minh và TP Hà Nội, khi các nhà máy nước
Trang 13lớn như Tân Hiệp, Sông Đà phát nước vào mạng với áp lực cao thì phần lớn các mối của tuyến ống cũ đều bị vỡ
Theo Quyết định 2147/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2012 phê duyệt chương trình quốc gia chống thât thoát thất thu nước sạch đến năm 2025 với m c tiêu giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch bình quân xuống còn 15% vào năm
2025, tuy nhiên để đạt được m c tiêu này còn rất nhiều khó khăn, hiện nay mới chỉ có 7,8% các Công ty cấp nước đạt tỷ lệ thất thoát nước dưới 15%
1.1.3 Các n h n c u, k nh n h ệm phòn chốn thất thoát
Hiện nay vấn đề nghiên cứu phòng chống thất thoát như tại Hà Nội, Thành phố Hải Dương, Thành phố Hải Phòng vv đã đề ra rất nhiều giải pháp như phân vùng tách mạng, lắp đặt các đồng hồ tổng, cải tạo mạng lưới cấp nước cũ, kiểm định, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên các đồng hồ, áp d ng các chế tài xử phạt
do gian lận trong sử d ng nước, tuyên truyền cho người dân sử d ng tiết kiệm nước
1.1.3.1 Kinh nghiệm tron nước
a Kinh nghiệm quản lý hệ thống cấp nước tại TP Hải Phòng:
Từ 1/1/2007 UBND ra Quyết định số 1787/QĐ-UBND ngày 10/8/2006 và Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 21/12/2006 phê duyệt và điều chỉnh phê duyệt chuyển Công ty Cấp nước Hải Phòng thành Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hải Phòng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm công ích Được sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương và thành phố, sự
hỗ trợ tích cực của Chính phủ Phần Lan, Ngân hàng Thế giới WB cùng với sự cố gắng vươn lên của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hải Phòng đã mạnh dạn đổi mới đồng bộ công tác quản lý tổ chức, công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật, giảm nước thất thoát thấp nhất trong toàn quốc, chất lượng nước không ngừng được nâng cao, được Trung tâm Quacert cấp giấy chứng nhận chất lượng nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam 5502:2003
Quản lý theo chất lượng ISO 9001:2000, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới đã được áp d ng như: Hệ thống theo dõi điều hành từ xa mạng lưới cấp nước(Telemetry) quản lý áp lực và lưu lượng trên mạng lưới cấp nước, cũng
Trang 14như điều hành hoạt động của các nhà máy, sử d ng công nghệ GIS, Quản lý mạng lưới và khách hàng sử d ng hệ thống thông tin quản lý để quản lý tình hình sản xuất kinh doanh tại các phòng, ban chuyên môn và các nhà máy nước
b Kinh nghiệm thu được từ Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng
- Thực hiện nhiệm v quản lý và cung cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất, khu công nghiệp tập trung và các nhu cầu khác trên địa bàn Thành phố Hải Phòng; xây dựng các dự án cấp nước cho các khu đô thị, các vùng lân cận và cả khu công nghiệp trên địa bàn Thành Phố Làm chủ đầu tư các dự án cấp nước bằng vốn ngân sách, vốn vay, vốn của doanh nghiệp hoặc các nguồn vốn khác
- Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Chủ động trong việc cung ứng vật tư ph c v cho sản xuất kinh doanh đạt chất lượng và hiệu quả cao
- Chủ động nghiên cứu phương án mở rộng mạng lưới cấp nước, đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt phù hợp với quy định của pháp luật
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo các ngành nghề đăng ký kinh doanh
(nguồn: http://www.capnuochaiphong.com )
c Kinh nghiệm quản lý hệ thống cấp nước tại công ty Viwaco
Công ty Viwaco đẩy mạnh những hoạt động và các giải pháp nhằm làm giảm thất thoát thất thu nước sạch như:
- Phân vùng tách mạng thay thế các đồng hồ cũ hỏng, sử d ng các van điều
áp thông minh
- Ứng d ng công nghệ thông tin: Công ty đã tiến hành mô hình hóa mạng lưới cấp nước, ứng d ng công nghệ scada để truyền dữ liệu các điểm cấp nước chính trên mạng về trung tâm, qua đó theo dõi để vận hành mạng lưới và thu thập
dữ liệu cho việc tính toán thất thoát
Trong năm 2012, Công ty đã xây dựng xong Webside riêng, cán bộ quản lý
có thể truy cập dữ liệu về hệ thống quản lý áp lực, lưu lượng của các đồng hồ kiểm soát các vùng và của các khách hàng lớn
Trang 15Công ty đã mô phỏng thủy lực hệ thống cấp nước trên mạng lưới bằng phần mềm EPANET, từ đó đánh giá được tình trạng hoạt động của mạng lưới đồng thời đưa ra các giải pháp cải tạo và nâng cấp mới hệ thống
Trong năm 2012, Công ty đã tiến hành trang bị hệ thống phần mềm GIS để quản lý mạng lưới cấp nước và thu thập dữ liệu khách hang Qua công tác quản
lý khách hàng và mạng lưới, GIS thu thập dữ liệu ph c v cho các công tác chống thất thoát
1.1.3.2 Kinh nghiệm ở nước ngoài
Kinh nghiệm quản lý hệ thống cấp nước ở Singapore:
- Singapore hiện có hơn 3 triệu dân và dự kiến sẽ tăng lên 5 triệu dân vào năm 2020 Ban quản lý dịch v công cộng (PUB) là cơ quản có quyền lực về quản lý nước quốc gia
- Hiện tại 100% dân số được cung cấp nước với chất lượng uống được thẳng từ vòi
- Nguồn nước của Singapore rất hạn chế, một phần thu từ nước mưa Khoảng ½ diện tích đảo được sử d ng làm lưu vực thu nước mưa Tất cả các nguồn nước mặt chủ yếu đã được sử d ng Nước mặt được thu vào 14 hồ chứa Khoảng 50% nhu cầu nước của Singapore được nhập từ Malaysia
- Singapore có 6 nhà máy nước và 4560 km đường ống truyền dẫn và phân phối với D = 100-2200mm
- Tổng công suất tiêu th nước ở Singapore vào năm 2005 là 1,4 triệu
m3/ngày đêm
- Do nguồn nước khan hiếm, nên vấn đề bảo tồn nguồn nước và giảm lượng nước thất thoát, thất thu càng trở lên cấp thiết Từ năm 1989-1995, tỷ lệ thất thoát, thất thu nước giảm từ 10,6% xuống còn 6,2%
- Cho đến nay Singapore vẫn duy trì được tỷ lệ thất thoát, thất thu vào loại thấp nhất thế giới chỉ có 6%
* Để giảm thất thoát nước, Singapore đã thực hiện các biện pháp chủ yếu sau: Kiểm soát rò rỉ trên đường ống:
- Sử d ng đường ống và ph tùng có chất lượng tốt nhất (như đồng, thép
Trang 16không rỉ, gang dẻo có lớp lót bên trong bằng vữa xi măng)
- Thực hiện nhiều chương trình thay thế và ph c hồi các đường ống chính
- Tiến hành các chương trình phát hiện vị trí rò rỉ (để phát hiện rò rỉ, toàn
bộ mạng lưới được chia thành 90 vùng, mỗi vùng lại chia thành 2-5 vùng nhỏ, khi kiểm tra, mỗi vùng được cô lập bằng hệ thống van và ống)
- Các đội phát hiện rò rỉ được trang bị 4 loại thiết bị phát hiện rò rỉ như: ống nghe (stethoscope), d ng c truyền âm thanh từ đất (geophone), máy dò các biến đổi rò rỉ bằng điện (electronic leak detector) và máy phát hiện tiếng ồn do rò rỉ (leak noise corelator)
- Phản hồi nhanh các phát hiện của nhân dân về rò rỉ và sửa chữa kịp thời
- Thực hiện chương trình giáo d c cộng đồng dưới nhiều hình thức, trong
đó có hình thức đưa vào sách giáo khoa trong nhà trường
Các giải pháp về đồng hồ nước:
- Chính xác hoá các đồng hồ đo nước đang sử d ng
- Chương trình quản lý và thay thế đồng hồ
- Sử d ng nước hợp lý cho các nhu cầu quản lý, duy trì mạng lưới của cơ quan pháp lý
- Có điều luật quy định chặt chẽ đối với việc mắc nước trái phép Singapore
có luật rất nghiêm khắc đối với việc mắc nước trái phép, người vi phạm có thể bị phạt tối đa 50.000 USD hoặc ngồi tù 3 năm hoặc cả hai trường hợp trên nếu tái phạm
* Kinh nghiệm thu được từ Singapore
- Xây dựng hệ thống cấp nước đồng bộ theo quy hoạch tổng thể
- Áp d ng khoa học kỹ thuật tiên tiến
- Quản lý khai thác hiệu quả
- Luật pháp nghiêm minh
- Công tác giáo d c được triển khai ngay từ trong nhà trường
1.2.Tổng quan về khu vực nghiên c u
1.2.1 Vị trí địa lý, đ ều k ện tự nh n
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Trang 17Phủ Lý nằm trên quốc lộ 1A, bên bờ phải sông Đáy, nơi hợp lưu với sông
Châu Giang Phủ Lý cách Hà Nội 60km về phía Nam, thành phố Nam Định 30
km về Phía Tây Bắc và thành phố Ninh Bình 33 km về phía Bắc, Phía đông và bắc giáp huyện Duy Tiên, phía tây giáp huyện Kim Bảng, phía nam giáp huyện
Thanh Liêm Diện tích thành phố là hơn 3,400 ha
Phía Bắc tới xã Lam Hạ
Phía Nam tới xã Thanh Hà, Huyện Thanh Liêm
Phía Đông và Đông Nam tới xã Liêm Chính,Liêm Chung
Phía Tây tới xã Thanh Sơn Huyện Kim Bảng
Hình 1.1: Vị trí khu vực nghiên cứu trên bản đồ Thành Phố Phủ Lý
Khu vực nghiên cứu gồm 11 phường và 10 xã thuộc thành phố Phủ Lý bao gồm các địa danh như sau:
Trang 18Bảng 1.1: Danh sách các phường, xã thuộc khu vực nghiên cứu
11 Trần Hưng Đạo
1.2.1.2 Đ ều kiện tự nhiên
1.2.1.2.1.Đặc đ ểm thủy văn
Thành phố Phủ Lý nằm ở ngã 3 sông Đáy, sông Nhuệ, sông Châu được bao
bọc bởi hệ thống đê bảo vệ Các cửa xả nước ra sông chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đáy Theo số liệu của trạm thủy văn Thành phố Phủ Lý, quy đổi ra
hệ cao độ quốc gia như sau:
Lưu lượng mùa lũ: QMax = 798,0 m3/s
Lưu lượng mùa kiệt: QMin = 259 m3/s
Vận tốc dòng chảy lớn nhất thực đo : VMax = 2,81m/s
Trang 19Vận tốc trung bình mùa kiệt : VMin = 0,6 m/s
Số liệu phân tích hoá lý nguồn nước sông Đáy :
Bảng 1.2: Số liệu phân tích hóa lý nguồn nước sông đáy
phân tích
QCVN 01:2009/BYT
Trang 201.2.1.2.2 Đ ều k ện địa chất thủy văn
Mực nước ngầm trong khu vực ph thuộc mực nước sông, thay đổi theo
mùa Theo tài liệu địa chất thủy văn vùng Kim Bảng có nước ngầm phong phú,
nhưng chất lượng nước ngầm không tốt nên không sử d ng nước ngầm cho dân
Về thương mại - dịch v - du lịch, Phủ Lý có lợi thế là đầu mối giao thông, gần thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đủ điều kiện để phát triển tổng hợp ngành kinh tế dịch v theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch v
ph c v sản xuất và đời sống, đưa ngành dịch v thành ngành kinh tế quan trọng của Phủ Lý
Trang 21Cho tới năm 2010, thành phố có nhiều dự án làm thay đổi đáng kể bộ mặt thành phố, trong đó có dự án khu thương mại dịch v một bên là bờ sông Đáy một bên
là quốc lộ 1A.Khu thương mai dịch v này với nhiều tòa nhà cao tầng hiện đại (cao nhất là dự án chung cư và văn phòng cho thuê 25 tầng) Khu thương mại này
là một điểm nhấn về tính hội nhập và hiện đại của thành phố
1.2.3 H ện trạn hệ thốn hạ tần kỹ thuật
1.2.3.1 Hạ tầng xã hội:
Nhà ở trong thành phố chủ yếu tập trung dọc các tr c đường hiện có.Trong
những năm qua dân cư xây dựng tự phát ra các vùng ven, dọc các tuyến đường quốc lộ tỉnh và ven sông gây nhiều ách tắc giao thông, lộn xộn về cơ cấu phát
triển của xã hội
Thành phố đã chủ động và tập trung trong việc xây dựng, phát triển kết cấu
- Công trình trạm bơm tưới tiêu: Có trạm tiêu nội thị với 6 máy ( mỗi máy
có công suất 1000 m3/h) còn lại là tự chảy ra các cánh đồng và các con sông Các công trình nội thị hầu hết khi mưa nước tự chảy ra các ao hồ trũng hoặc ruộng rồi qua các trạm bơm thuỷ lợi ra sông
- Mạng lưới thoát nước: Chỉ có tuyên mương nắp đan trên tr c đường Biên Hoà – Châu Câu, Tân Khai, Nguyễn Văn Trỗi, Quý Lưu, tiết diện mương 400x1000 mm Ngoài ra có một số cống qua đường D600 mm nằm rải rác và một
Trang 22Các khu vực trũng, ao hồ, đầm có cao độ 0,4-1,4 m
1.2.4 H ện trạn mạn lướ đườn ốn cấp nước thành phố Phủ Lý, tỉnh
Hà Nam
a) Nguồn nước : Sử d ng nguồn nước sông Đáy
b) Công trình đầu mối :
Nhà máy nước số 2 công suất 25000m 3 /ngđ đặt cạnh QL21A thuộc thôn
Thanh Nộn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng
c) Mạng lưới đường ống :
Mạng lưới đường ống gồm các ống có đường kính từ 100 – 500mm Mạng lưới chủ yếu là mạng lưới vòng có 2 nhánh c t dẫn tới 2 khu công nghiệp thuộc
xã Châu Sơn và Thanh Châu
1.2.5 Quy hoạch phát tr ển đô thị đến năm 2025
Hình 1.2: Bản đồ quy hoạch Thành Phố Phủ Lý đến năm 2025
1.2.5.1 Hướng phát triển của đô thị
Đô thị phát triển theo hai bên sông, theo các tr c sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ
1.2.5.2 Quy mô dân số, đất đa :
a Dân số :
Dân số hiện trạng của thành phố ( 2015 ) tổng cộng có 138850 người
Dân số toàn Thành phố : 138850 người
Dân số nội thị : 112468 người
Dự báo 2025: với tỉ lệ tăng dân số hàng năm là 0,8% thì dân số toàn Thành phố là : 150.500 người, dân số nội thị là : 121906 người chiếm 81% dân số toàn thành phố
b Đất đa :
Bảng 1.3: Quy hoạch đất đai xây dựng 2025 Bảng 1.3: Quy hoạch đất đai xây dựng 2025
Đất nội thị Đất ngoại thị Đất nội thị Đất ngoại thị
Trang 231.2.6 Quy hoạch cấp nước đến năm 2025
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - xây dựng, đảm bảo an ninh lương thực theo quy định và ưu tiên sử d ng các loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử
d ng đất, trong đó duy trì diện tích đất trồng lúa ở mức 26.000 ha
- Sản xuất nước sạch: Huy động các nguồn vốn hợp pháp và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư để nâng công suất các nhà máy nước tại thành phố Phủ Lý
và nghiên cứu xây dựng nhà máy sản xuất nước sạch tập trung tại các khu vực nông thôn Phấn đấu đến năm 2025 tổng công suất các nhà máy nước sạch trên địa bàn Tỉnh đạt 240 - 250 nghìn m3/ngày đêm đáp ứng nhu cầu sử d ng nước sạch của 100% dân số trong Tỉnh
1.3.2 Về phát tr ển kết cấu hạ tần
- Về phát triển hệ thống giao thông: Tiếp t c củng cố nâng cấp các tuyến giao thông đã có, kết hợp với việc xây dựng mới một số tuyến đường liên tỉnh, đường tỉnh, đường đô thị
- Về cấp điện, cấp nước:
Trang 24+ Hệ thống điện cao thế: Vận hành trạm biến áp 220 kV Kim Bảng ổn định; lưới điện 110 kV, xây mới trạm biến áp Đồng Văn II, Thanh Nghị, Cầu Giát và vận hành tốt các trạm biến áp hiện có
+ Hệ thống điện trung thế: Đối với các khu đô thị mới, các khu công nghiệp
và thành phố Phủ Lý, được thiết kế mạch vòng vận hành hở
+ Hệ thống cấp nước: Nâng công suất các nhà máy nước tại thành phố Phủ
Lý và nghiên cứu xây dựng nhà máy nước tại các huyện, đến năm 2025 tổng công suất thiết kế các nhà máy nước đạt khoảng 150.000 m3/ngày đêm
1.4 Đánh á phân tích tình hình thất thoát nước tại thành phố Phủ Lý 1.4.1 H ện trạn thất thoát nước tron mạn lướ cấp nước TP Phủ Lý
Theo quyết định số 1128/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 12 năm 2009 của UBND Tỉnh Hà Nam phê duyệt phương án và chuyển Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Hà Nam thành Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam
Văn kiện đề án của Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam đã đặt m c tiêu cho Công ty cấp nước là trở thành một công ty tự trang trải về tài chính vào cuối năm 2009 Vậy thất thoát nước là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong sản xuất kinh doanh
Như trên đã trình bày, lượng nước thất thoát ở TP.Phủ Lý năm 2015 chiếm khoảng 33% tổng lượng nước sản xuất ra trong năm Tình hình thất thoát nước rất nghiêm trọng và ngày càng xấu đi
Những tổ chức tài trợ quốc tế lớn thường đòi hỏi sự giảm đáng kể lượng nước thất thoát trước khi đầu tư tài chính cho những nguồn nước mới trong hệ thống cấp nước ở những nước đang phát triển Theo số liệu báo cáo của Phòng kế hoạch kỹ thuật tỷ lệ nước thất thoát trong những năm vừa qua bảng 1.11 như sau:
Trang 25Bảng 1.4: Lượng nước thất thoát hàng năm TP Phủ Lý
(Nguồn: Công ty Cổ phần Nước sạch Hà Nam)
và một phần được ước tính theo số liệu hiện có
Ở TP.Phủ Lý lượng nước thất thoát không thực sự là một nhóm cần được quan tâm Những thất thoát là kết quả của hệ thống ghi thu kém Các đầu máy đấu trái phép và việc đo đếm chưa chính xác lượng nước sạch là một phần của lượng nước thất thoát không thực sự
Thất thoát thực sự bao gồm rò rỉ đường ống ước tính khối lượng này
khoảng 17 – 25% tổng lượng nước sản xuất.Đương nhiên tỷ lệ này ở trong mạng
cũ còn xấu hơn nhiều
Công tác phát hiện rò rỉ của ống chủ yếu do nhân viên ghi thu hoặc nhờ khách hàng thông báo
Kết quả kiểm đếm số v rò rỉ đường ống trong năm qua cho thấy sự rò rỉ chủ yếu ở các tuyến cũ ở trong mạng lưới.Các tuyến truyền dẫn mới ít bị rò rỉ Trong tổng lượng nước khai thác ngoài lượng nước phát vào mạng bao gồm nước rò rỉ, nước không ghi được, nước ghi được là lượng nước sử d ng cho bản thân các trạm cấp nước để rửa bể, xúc xả đường ống và cung cấp cho xe téc để
ph c v cho những nơi bị cắt trong thời gian ngắn
Lượng nước ph c v cho cứu hỏa, tưới cây công viên khoảng 800m3/tháng
Trang 261.5 Thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước TP.Phủ Lý- T.Hà
Nam
1.5.1 Mô hình tổ ch c bộ máy côn ty
Chức năng và nhiệm v của các phòng ban:
- Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất và đại diện hợp pháp của công ty Chức năng cơ bản là điều hành hoạt động của công ty, có quyền quyết định trong sản xuất kinh doanh
- Phó giám đốc: là người tham mưu và cộng sự của giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty c thể:
+ Phó giám đốc kinh doanh: thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty, lập kế hoạch và phân bổ nhiệm v kế hoạch cho từng thời kỳ, theo dõi và tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh báo cáo và đề xuất những hướng kinh doanh những biện pháp thực hiện có hiệu quả hơn
Hình 1.3: Tổ chức bộ máy công ty Cổ phần Nước sạch Hà Nam
Hội đồng cổ đông
Chủ tịch HĐQT Giám Đốc
Phòng
tổ chức
Phòng
kế hoạch
kỹ
Đội sản xuất nước
Đội lắp đặt đường ống
Trang 27Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
+ Xác định kết quả kinh doanh
- Đội vận hành: bố trí lao động, phân công ca trực, kiểm tra kỹ thuật sản xuất nước từ khâu lấy và dự trữ nước thô đến khâu bơm nước và phân phối đến người tiêu dùng, duy trì bảo dưỡng máy móc
- Đội lắp đặt: lắp đặt và sửa chữa đường ống nước khi có yêu cầu
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: xây dựng lịch đóng mở và điều tiết các tuyến cấp nước qua từng thời kỳ
1.5.2 Tình hình hoạt độn Côn ty Cổ phần nước sạch Hà Nam
Theo số liệu của Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam tháng 7 năm 2015, quy mô và hoạt động của công ty như sau:
- Tuyến ống cấp nước có Đường kính từ: DN110-500 :44.700m
Trang 28+ Mô tả hệ thống thu tiền:
- Nhân viên ghi thu đi ghi chỉ số đồng hồ nước
- Kê tổng khối lượng lên qua kiểm tra nộp bộ phận in hóa đơn
- Hóa đơn in xong chuyển về phòng kinh doanh, phát cho nhân viên đi thu
- Nhân viên thu nhận hóa đơn đi thu tiền nước
- Lên bảng kê tiền nước đã thu, nộp tài v công ty
1.5.3 Thực trạn côn tác quản lý chốn thất thoát nước
- Công tác quản lý chống thất thoát nước TP.Phủ Lý còn kém chưa có một phòng ban c thể nào chuyên về quản lý chống thất thoát nước Dựa chủ yếu vào phòng kinh doanh trong quá trình đi ghi đồng hồ kiểm tra thất thoát nước do đồng hồ, ph thuộc vào trình báo của người dân khi bị vỡ ống ở 1 điểm nhất định nào đó
- Cách tính thất thoát nước của TP Phủ Lý còn khá thủ công, dựa chủ yếu vào sự chênh giữa đồng hồ cấp nước được lắp ở công ty với số nước mà các đơn
vị sử d ng xem chênh lệch thế nào từ đó đưa ra con số thất thoát
- Tuy đã lập ra một đoàn thanh tra có thể kiểm tra bất kỳ đơn vị, hộ gia đình nghi ăn cắp nước nhưng đoàn thanh tra hầu như hoạt động chưa hiệu quả
- Hầu hết các hộ gia đình, cơ quan đơn vị trong tỉnh đều được lắp đồng hồ
đo nước Trong mấy năm vừa qua TP.Phủ Lý đã tiến hành chuyển toàn bộ đồng
hồ ra ngoài để dễ quản lý Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp đấu nối trái phép không qua đồng hồ
- Các tuyến ống chính chưa được lắp đặt đồng hồ để quản lý từng tuyến ống xem tỷ lệ thất thoát
- Toàn TP còn rất nhiều tuyến ống cũ đã xuống cấp do sử d ng lâu mà chưa được thay thế do đó tỷ lệ rò rỉ thất thoát trong đường ống cao
- Vấn đề thất thoát nước dường như chưa được quan tâm đúng mức
Trang 291.6 Đánh á thực trạng quản lý chống thất thoát nước TP.Phủ Lý- T.Hà Nam
1.6.1 Nhữn n uy n nhân ây ra thất thoát nước
Trong hệ thống cấp nước của TP.Phủ Lý, thất thoát nước có thể xảy ra ở tất
cả các hạng m c công trình như khai thác, vận chuyển nước thô, rò rỉ ở các bể chứa và bể xử lý và thất thoát trong mạng lưới cấp nước Ở đây ta chỉ đề cập thất thoát nước trong mạng lưới cấp nước:
Thất thoát nước được chia thành 2 loại:
- Thất thoát do nguyên nhân “kỹ thuật” thường gọi là nước rò rỉ hay thất thoát cơ học
- Thất thoát từ nguyên nhân“quản lý”thường gọi là nước thất thu
* Các dạng thất thoát do nguyên nhân “kỹ thuật”:
Thất thoát cơ học hay do rò rỉ có thể xảy ra dưới 2 dạng: thấy được và không thấy được Đối với mạng lưới cấp nước thất thoát cơ học được chia ra 2 khu vực khác nhau là thất thoát trên mạng truyền dẫn phân phối ngoài phố do công ty cấp nước quản lý và thất thoát ở hệ thống cấp nước trong nhà, trong ngõ hoặc trong vùng cấp nước nhỏ sau một van hay một đồng hồ ph c v mà lượng
rò rỉ này không được phản ánh trên đồng hồ đo nước
Mỗi bộ phận của mạng lưới cấp nước có những dạng và nguyên nhân rò rỉ khác nhau Tuy nhiêm các dạng và nguyên nhân rò rỉ có thể tóm tắt chung như sau:
a Rò rỉ do các nguyên nhân khách quan
- Đào đường, đào hè, lắp đặt sửa chữa các tuyến kỹ thuật
- Chấn động do tiếng nổ, vỡ
- Các công việc trong xây dựng
- Tải trọng tác d ng lên ống
- Bị phá hoại
- Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá
- Do sự phản ánh của nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị
b Rò rỉ vật liệu
Trang 30- Lỗi của nhà máy chế tạo
d Nguyên nhân do thiết kế, thi công, quản lý
- Tài liệu làm cơ sở chưa sát với thực tế bởi vậy mạng lưới luôn tồn tại mâu thuẫn giữa cung và cầu
- Thiết kế mạng lưới không gắn với công tác quản lý
- Việc tính toán tối ưu hóa mạng lưới còn thiếu số liệu cần thiết như tình hình đô thị hóa, chiến lược phát triển của đô thị…và chưa xuất phát từ quan điểm sản xuất nước là sản xuất hàng hóa
- Các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống chưa đáp ứng được
- Vai trò của thiết kế trong giám sát chất lượng thi công còn hạn chế
- Công tác nghiệm thu đôi khi còn thiếu khách quan, trách nhiệm bảo hành còn thiếu và chưa được coi trọng
- Duy tu bảo dưỡng kém, thiếu kịp thời và thiếu đồng bộ
1 Rò rỉ trong các đường ống truyền dẫn:
Tuyến truyền dẫn (do công ty cấp nước quản lý) có nhiệm v liên kết trạm bơm cấp nước và cung cấp nước sạch xuống mạng phân phối chính còn gọi là mạng cấp II Từ mạng phân phối chính nước được cấp vào trong tiểu khu, ngõ nhóm nhà hay nhà ( gọi là mạng cấp III )
Tuyến truyền dẫn do mới xây dựng hoặc cải tạo mặt khác vật liệu, phương pháp kiểm tra nghiệm thu được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế nên tỷ lệ nước
rò rỉ trong tuyến truyền dẫn khá nhỏ Tuy nhiên tình trạng sự cố nứt vỡ hay đấu nối trái phép vẫn còn
2 Rò rỉ trong hệ thống phân phối:
Trang 31Rò rỉ trong hệ thống cấp nước TP.Phủ Lý hiện nay chủ yếu là mạng lưới phân phối
Rò rỉ có thể thấy được (nơi có áp lực cao) hoặc không thấy được (nơi có áp lực thấp) Thông thường nơi có thấy được rò rỉ hay đi kèm với các dấu hiệu như giảm áp, ướt hoặc lún s t đường hè, ướt tường có rêu hoặc trong ống có âm thanh
lạ, nơi áp lực thấp thậm chí bị nước bẩn ở ngoài thấm vào làm cho nước đ c hay
có mùi lạ Cống rãnh thoát nước có nước chảy khi không mưa Sự rò rỉ thường do
cơ quan thông báo, dân khiếu nại hay nhân viên của công ty nước phát hiện ra Nếu công tác khảo sát dò tìm được tiến hành một cách có hệ thống, có thể phát hiện ở những dạng rò rỉ và tỷ lệ từng loại như sau :
+ Các mối nối giữa ống chính và ống nhánh 7%
Hình 1.4: Rò rỉ mối nối ống
Trang 322g HH
Trang 33- - Diện tích lỗ
- H- áp lực dư trong ống
- H1 - áp lực dư bên ngoài lỗ 1-3m
- - Hệ số lưu lượng bằng 0,6 – 0,7
Rõ ràng áp lực trong ống càng lớn thì lượng nước rò rỉ càng cao Mỗi giây
có 1 giọt nước rò rỉ thì cả tuần sẽ có 36 lít nước bị thất thoát [4] Căn cứ công thức trên với cỡ lỗ rò rỉ và áp lực 33m cột nước ta tính được lưu lượng rò rỉ như sau (Bảng 1.16)
Ngoài ra trường hợp cấp nước trực tiếp vào nhà, khi áp lực bên ngoài cao cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng các thiết bị ngắt nước tự đồng trong nhà như van phao ở két mái, ở bể nước ngầm hay ở két xí bệt Điều đó dẫn đến rò rỉ
nước với một lượng nước nào đó mà đồng hồ không đo được
Trang 34bãi thải hoặc bị ảnh hưởng của nước thải hay chất thải công nghiệp, tốc độ ăn mòn ống cũng rất nhanh
Nước có tính ăn mòn:Nước có tính ăn mòn làm giảm độ bền của ống Hiện tượng ăn mòn bắt đầu khi hình thành một lỗ nhỏ trên thành ống, do tác động ăn mòn của nước lỗ sẽ phát triển thành lỗ thủng
Chất lượng mối nối:Mối nối của các ống kim loại trước đây thường là xảm, bích, hàn hoặc nối bằng ren Khả năng đàn hồi của mối nối rất kém mặt khác chất lượng của thiết bị nối thường không đảm bảo.Không có cơ quan kiểm tra, không
có nhãn công nhận chất lượng Mặt khác đơn vị thi công đôi khi không phải chuyên ngành, tay nghề của thợ kém, công tác nghiệm thu chưa chặt chẽ, điều kiện bảo hành hoặc chưa có hoặc đơn giản
Ống và thời gian ống sử d ng ống phân phối, ống nối: Ống là vật liệu chính trên mạng Hệ thống cấp nước TP.Phủ Lý trước đây gồm các loại ống: gang xám, thép đen, thép tráng kẽm Tuổi thọ của ống CI (ống gang xám) thường là 70 – 80 năm Ống thép tráng kẽm (GI) từ 20-30 năm, riêng ống nối GI thường ít hơn 10 năm Các đầu ống GI đấu với ph kiện sẽ bị ăn mòn rất nhanh do sự khác nhau giữa các kim loại Người ta đã tổng kết lượng nước thất thoát sẽ giảm đáng kể nếu đường ống nối trong hệ thống phân phối được thay thế từng phân hay toàn
bộ cứ 10-15 năm một lần
Nước của TP.Phủ Lý là nước mặt, tuy xử lý tốt song lượng cặn rỉ bám mặt trong ống theo thời gian ngày càng dày, đây là nguyên nhân ăn mòn ống, tăng độ nhám và tăng khả năng vận chuyển nước của ống
Sự lún và biến động dưới đất:Dọc theo các tuyến ống tính cơ lý của đất thường thay đổi, đặc biệt đất sét có tính co giãn tuỳ theo độ ẩm, các hiện tượng lún, trượt thường xảy ra Mặt khác điều kiện tải trọng trên mặt (tĩnh và hoạt tải) cũng thay đổi thường xuyên, mực nước ngầm thường xuyên dao động, hiện tượng lún, s t đất và các yếu tố lấp đất khi thi công không đúng quy trình.Tất cả các yếu tố trên tác động vào hệ thống phân phối gây nên sự hư hại, rò rỉ
Rò rỉ do zoăng đêm ở van và ông nối đã bỏ đi:Với các van cửa hoạt động hàng ngày nước thường rò rỉ qua zoăng đệm, nước đọng lại và tràn qua hố van
Trang 35Việc phát zoăng ở van hỏng tương đối dễ song việc sửa chữa đôi khi rất khó khăn
do hố van bị lấp sâu hay nằm trong lòng đường, nơi có mật độ giao thông lớn.Tất
cả ống nối đã bỏ đi về nguyên tắc phải cắt bỏ và hàn bịt đảm bảo kỹ thuật song điều kiện thực hiện việc đó đôi khi khó vì không thể đào đường, rỡ tường
nhà.Chính những đoạn ống thừa không cắt được này cũng là nơi có tỷ lệ nước rò
Tất cả những vấn đề trên tạo ra sự quá tải và thất thoát nước đối với hệ thống phân phối.Đi kèm những diễn biến trên là sự quản lý quy hoạch đô thị những năm qua chưa vào nề nếp ổn định, hiệu lực pháp luật chưa cao Vấn đề giao quyền sử d ng đất đai thành phố chưa hoàn thành… Đó cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng trưởng lượng nước thất thoát
Trang 36- Nước sử d ng không đúng m c đích như tưới vườn, chăn nuôi
- Dùng nước để kinh doanh mà không đăng ký với Công ty cấp nước như rửa xe, sản xuất hàng của tư nhân như bún, phở, đá, kem…
- Bơm hút trực tiếp từ đường ống phân phối
b Nước sử d ng mà không thu được tiền:
- Sử d ng họng nước cứu hoả
- Sử d ng nước chảy qua vòi một cách lãng phí chẳng hạn giặt rũ dưới vòi nước chảy
- Sử d ng quá nhiều so với mức thu
- Đồng hồ đo không chính xác hoặc cố tình làm đồng hồ không chính xác
- Nhân viên ghi thu không thu được tiền do không nắm được chính xác số người dùng nước ( đối với hộ không dùng đồng hồ )
c Những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thất thoát nước do quản lý:
+ Quá trình đô thị hoá phát triển với tốc độ nhanh Dòng người nhập cư về TP.Phủ Lý ngày một nhiều.Vấn đề quản lý chỉ giới quy hoạch chưa triệt để Hành lang pháp lý còn nhiều sơ hở và có nhiều điều luật chưa có hiệu lực trong đời sống xã hội Nhà nước còn buông lỏng việc giám sát chất lượng hàng hoá Các cơ quan, hộ dùng nước do điều kiện kinh tế nên thường chọn thiết bị rẻ tiền
mà chưa quan tâm đến chất lượng sử d ng
+ Trật tự đô thị còn lộn xôn, tình lấn chiếm vỉa hè, cơi nới, trái phép, phát triển các loại hình dịch v có sử d ng nước một cách tuỳ tiện
+ Ý thức tiết kiệm nước của người dùng nước chưa cao, dân vẫn quan niệm nước dùng là nhu cầu công cộng
+ Do quyền hạn của Công ty cấp nước chỉ quản lý hệ thống bên ngoài vào đến đồng hồ ph bởi vậy việc giám sát chất lượng hệ thống bên trong còn tuỳ tiện
+ Nhiều hộ sử d ng nước quá nhiều, nguyên nhân do thiết kế bên ngoài và bên trong không đồng bộ Những nhà ở nơi có áp lực cao chưa có biện pháp kỹ thuật để giảm áp, mặt khác theo quy định đồng bộ đặc trong phạm vi bên trong
Trang 37nhà bởi vậy nhiều nhà lấy cắp nước bằng cách đấu thêm tuyến ống trước đồng
hồ
+ Hầu hết các hộ dùng nước đều có bể chứa ngầm Nhiều nhà chỉnh van để lượng nước vào bể nhỏ hơn lượng nước có thể đo được của đồng hồ bởi vậy đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thất thoát nước hành chính
+ Bể trong nhà do các hộ tự làm có nhiều loại: bể chung dưới đất, bể chung trên mái (két nước) và bể trong từng gia đình Vật liệu làm bể cũng có nhiều loại như xây gạch, bê tông cốt thép, thép, tôn, nhựa Sự rò rỉ của nước ra khỏi bể cũng
là một lượng thất thoát và ngay cả có đồng hồ cũng không đo được
+ Thủ t c cấp giấy phép đấu, nối vào mạng cấp nước cũng như thời gian thực hiện thi công chậm chạp
Mặt khác, hiện nay tình trạng nhiều hộ tiêu dùng nước chưa đủ điều kiện pháp lý để được cấp giấy phép đấu, nối nước (như chưa có giấy tờ hợp
lệ về quyền sở hữu hay quyền sử d ng nhà đất) không phải là ít.Trong khi
đó, nhu cầu sử d ng nước lại là tất yếu, làm cho tình trạng đấu nối trái phép vẫn tồn tại, diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lúc
+ Đồng hồ đo nước hiện nay có nhiều chủng loại cũ, mới do các nước sản xuất khác nhau Thất thoát qua đồng hồ và thất thoát do đồng hồ đo chậm hơn thực tế
+ Hệ thống thu ngân: Thất thoát do quản lý một phần do hệ thống thu ngân chưa khoa học Các giải pháp kỹ thuật giúp cho cán bộ thu ngân làm việc có hiệu quả chưa cao Hệ thống pháp luật pháp còn tồn tại nhiều vấn đề Các ban ngành phối phối hợp chưa đồng bộ, thường xuyên xảy ra hiện tượng xúc phạm đến cán
bộ thu ngân.[4]
* Các dạng thất thoát nước bên trong:
Hệ thống cấp nước bên trong là hệ thống được giới hạn trong phạm vi của
cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp, trường học, khu tập thể, một nhà hay một hộ dùng nước Hiện nay tồn tại hai hình thức: có đồng hồ tổng hay không có đồng
hồ Rò rỉ ở hệ thống cấp nước bên trong bao gồm rò rỉ ở ống, mối nối, van khoá,
bể chứa, két trên mái và rò rỉ ở các thiết bị vệ sinh, ở các vòi nước độc lập mà
Trang 38người sử d ng không có ý thức tiết kiệm Thất thoát cơ học ở hệ thống bên trong
đề cập với các đối tượng chưa lắp đồng hồ đo hoặc có đồng hồ song lượng nước
rò rỉ không được phản ánh qua đồng hồ và có các nguyên nhân sau:
- Trên thị trường lưu hành nhiều loại thiết bị vệ sinh chất lượng kém
- Đơn vị thi công hệ thống bên trong thường không phải là đơn vị chuyên ngành, công tác kiểm tra chất lượng, thử áp lực hầu như không tiến hành
- Các bể nước ngầm thường xây dựng kín, tuyến thoát tràn cũng kín bởi vậy khi van phao không đóng kín gây rò rỉ là không theo dõi được
- Các chi tiết ống qua móng, qua tường và khe co giãn xử lý không tốt
1.6.2 Nhữn tồn tạ ây ra thất thoát nước
* Những tồn tại ở mạng truyền dẫn:
Mạng truyền dẫn mới xây dựng có nhiệm v cấp nước vào mạng phân phối
Về mặt lý thuyết khi các điểm đầu vào mạng phân phối được lắp đặt đồng hồ thì thất thoát nước do quản lý bằng không (có chăng chỉ là sự thiếu chính xác của đồng hồ) thất thoát trên mạng truyền dẫn chủ yếu là thất thoát cơ học Mạng truyền dẫn hiện tại tồn tại các vấn đề sau:
a Thiếu thiết bị và biện pháp kiểm tra nên chưa kiểm soát được lượng nước thất thoát trên mạng truyền dẫn, chưa có biện pháp xác định lượng nước thất thoát trong từng vùng, từng khu vực do từng nhà máy nước cung cấp
b Tại các điểm nút cấp nước xuống mạng phân phối chưa có đồng hồ vì vậy chưa định rõ lượng nước cấp xuống mạng phân phối ở từng khu vực và cũng là khó khăn trong việc xác định tổng lượng nước thất thoát trong mạng truyền dẫn Hiện nay mới chỉ có mỗi đồng hồ tổng cấp nước
c Chưa xác định được biên giới cấp nước tối ưu của nhà máy nước Tuy rằng trên mạng truyền dẫn có đủ van để ngắt từng vùng cấp nước của nhà máy song sự quy định vùng cấp nước vẫn bằng phương pháp thủ công, chưa tự động hoá và chưa xuất phát từ chế độ bơm tối ưu của mỗi nhà máy vào mạng các tháng trong năm
d Mạng truyền dẫn gồm nhiều vùng và nhiều trạm cấp nước Để bảo đảm nhu cầu áp lực ở mạng phân phối, mạng truyền dẫn áp lực cần phải có sự điều
Trang 39hoà.Thực tế mức áp lực trung bình hàng ngày trong các tuyến truyền dẫn khá thấp.Mặt khác với cấu trúc hệ thống hiện có, việc chọn chế độ bơm (lưu lượng và
áp lực) hợp lý cho nhà máy nước là bài toán khó, cần sự trợ giúp của máy tính điện tử và phương tiện điều hành tự động
e Mạng truyền dẫn chưa có biện pháp giảm áp lực xuống mạng phân phối vẫn theo hình thức cấp trực tiếp
* Những tồn tại trong mạng phân phối:
Lượng nước thất thoát hiện nay chủ yếu tập trung ở mạng phân phối.Mạng phân phối khu vực nội thành có <200.Về vật liệu các tuyến ống cũ lắp đặt từ những năm 1986 – 1987 chủ yếu bằng gang và thép
Tổng lượng nước thất thoát hàng năm 33% Tình trạng sử d ng nước trong các hộ cũng rất khó khăn, trừ các hộ ở đầu mạng giáp tuyến truyền dẫn, nước có thể vào và lên tầng 2,3 vào ban đêm Hầu hết trong các hộ đều có bể chứa dự trữ,
bể cũng được đặt ở các vị trí khác nhau: dưới đất, trên mái, trong các khu ph v.v
Công ty Cổ phần nước sạch Hà Nam đã có nhiều cố gắng lắp đồng hồ đo nước cho các hộ để tính đúng, tính đủ lượng nước sử d ng Tuy nhiên do lưu lượng và áp lực vẫn còn yếu mặt khác do các đồng hồ đã lắp chủ yếu từ lâu (Ví
d : đồng hồ Zenner, Itron…) đã hết thời gian kiểm định
Mạng lưới phân phối gồm mạng lưới khu vực, c m dân cư, ngõ phố và trong nhà hiện còn tồn tại các vấn đề chính như sau:
- Áp lực cấp nước của mạng lưới dẫn cấp vào còn thấp
- Trừ các ống mới lắp còn lại là các ống quá cũ nát tỷ lệ thất thoát nước khá lớn và không chịu được áp lực lớn
- Mạng phân phối bên ngoài còn tồn tại nhiều vấn đề:
+ Thiếu thiết bị kiểm soát thất thoát tuyến chính và các tuyến nhánh, thiếu đồng hồ đo xác định lượng nước tiêu th ở từng nhánh, từng hộ cũng như chưa
có đồng hồ xác định lượng nước tiêu th từng khu vực Sơ đồ cấp nước chưa phù hợp với mô hình kinh doanh
Trang 40+ Thiếu các biện pháp để phân vùng cấp nước trong từng khu hay c m dân
- Những tồn tại ở mạng bên trong công trình:
+ Do áp lực bên ngoài thấp nên đa số trong các công trình đều có bể nước ngầm Đấy là điều bất lợi, làm cho hệ thống cấp nước bên ngoài áp lực giảm rất nhanh Mô hình tính toán mạng ngoài theo điểm bất lợi hay ngôi nhà bất lợi không còn phù hợp Đặc biệt thời gian gần đây trong nội thành có nhiều nhà cao tầng có tầng hầm và bể chứa đặt dưới tầng hầm, điều đó càng làm cho áp lực bên ngoài suy giảm
+ Tính toán mạng bên trong được đề cập trong “Tiêu chuẩn quy phạm cấp nước bên trong” chưa đề cập đến áp lực bởi vậy hệ thống khi làm việc thường không theo thiết kế Điều chỉnh sự sai lệch này cần phải có biện pháp điều áp song đến nay chưa có biện pháp nào hữu hiệu
+ Theo quy định Công ty cấp nước chỉ quản lý từ đồng hồ ph trở ra do
đó chất lượng mạng, thiết bị dùng nước, thiết bị đóng cắt bên trong nhà không có
cơ quan nào quản lý
- Tình trạng rò rỉ cơ học lớn và hiện tượng đấu nối trái phép Do tác động của quá trình đô thị hoá, những năm qua trật tự xây dựng rất lộn xộn Hệ thống phân phối có nhiều nhà xây đè lên ống Nhà nước có những luật quy định chỉ giới, mốc giới hè đường song chưa có quy định về quản lý ngõ, hẻm… Đây cũng
là khó khăn cho công tác quản lý của Công ty cấp nước
- Hoạt động của Công ty cấp nước khó khăn do thiếu phương tiện máy móc
để dò tìm và xử lý kịp thời các điểm xì vỡ
1.6.3 Đánh á thực trạn quản lý chốn thất thoát nước
a Đánh giá về mô hình tổ chức và cơ chế chính sách của công ty tác động đến vấn đề thất thoát nước: