1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CD tăng cường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bánh kẹo hải hả

60 760 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Một doanh nghiệp tạo ra một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tốt, tạo ra rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp: giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh cho chính doanh n

Trang 1

Lời mở đầu

Nền kinh tế thị trường đang diễn ra mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Để đứng vững trên thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn về quản lý, từ đó tìm ra hướng đi thích hợp với chính doanh nghiệp của mình Một trong những hướng đi thích hợp nhất là trả lời cho câu hỏi Làm cách nào để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa Tiêu thụ hàng hóa và một trong những vấn đề cốt yếu trong doanh nghiệp – mạch máu lưu thông

Tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng hóa phù hợp làm cho khách hàng dễ tiếp cận với người tiêu dùng hơn, qua đó nắm bắt được các thông tin phản hồi và thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng Một doanh nghiệp tạo ra một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tốt, tạo ra rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp: giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh cho chính doanh nghiệp, kiểm soát được chất lượng hàng tiêu dùng của doanh nghiệp khi tung ra thị trường…

Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh khốc liệt đó, Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã đưa ra nhiều biện pháp tăng cường bán hàng, tăng năng lực cạnh tranh của từng dòng sản phẩm, tập trung vào các dòng sản phẩm chính của Công ty Trong quá trình thực tập tại công ty, dưới quan điểm cá nhân, tôi nhận thấy công tác tiêu thụ sản phẩm mặt hàng bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà có một số hạn chế; và hoàn toàn có thể hoàn thiện thêm một số khâu trong quá trình tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng hiệu quả của quá trình tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội Từ những nghiên cứu sơ bộ đó; em xin mạnh dạn đề xuất bài viết: “Tăng cường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hả”; mong rằng bài viết sẽ được

quý Công ty dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện và cải tiến hệ thống tiêu thụ dòng sản phẩm bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội, rồi từ đó suy rộng ra với một số dòng sản phẩm lân cận, một số thị trường xung quanh

Bài viết bao gồm kết cấu 3 phần:

Chương I: Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Chương II: Thực trạng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo trên địa bàn Hà

Trang 2

Chương III: Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo trên địa bàn Hà

Nội của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Phương pháp được sử dụng trong quá trình hoàn thành bài viết: phỏng vấn trực tiếp các anh chị tại phòng nghiên cứu thị trường; thu thập số liệu thứ cấp

Mục đích của bài viết là có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty, nhận biết những điểm được và những hạn chế, từ những hạn chế đó đưa ra giải pháp, kiến nghị cá nhân; đánh giá và nhìn nhận những điều thực tế trong hoạt động làm doanh nghiệp với những kiến thức được học trên giảng đường; tích lũy kinh nghiệm quan sát tại chính Công ty và thị trường

Trong quá trình viết bài em xin chân thành cám ơn về phía nhà trường Th.s Nguyễn Thu Thủy và các thầy cô trong Khoa Quản trị Kinh doanh đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài cáo báo của cá nhân, nhìn nhận và đánh giá những yếu tố còn thiếu và giúp cho em có một cái nhìn từ kiến thức trên trường đến kiến thức thực tế; về phía Công

ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, em xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Kim Quy đã tạo điều kiện để em có cơ hội thăm quan và thực tập tại quý Công ty, trong thời gian thực tập giúp em phần nào hiểu rõ được cách thức hoạt động của một phòng ban, và đó là những kinh nghiệm sau khi ra trường sẽ giúp cá nhân em hoàn thành tốt hơn công việc của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Lời mở đầu 1

Mục lục 3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 5

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 5

1.1 Thông tin chung về công ty 5

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 6

1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty 7

2 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 9

2.1 Cơ cấu kinh doanh của Công ty 9

2.2 Hệ thống các phòng ban chức năng 10

2.3 Một số hoạt động quản trị 12

3 Kết quả hoạt động kinh doanh 18

3.1 Kết quả kinh doanh tổng hợp 18

3.2 Báo cáo hoạt động kinh doanh khác 26

4. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 26

4.1 Đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo 26

4.2 Đối thủ cạnh tranh nội địa và quốc tế 26

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BÁNH KẸO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 32

1 Hoạt động tiêu thụ bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội 32

2 Hoạt động quản trị tiêu thụ 33

2.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường – Đặc điểm của thị trường Hà Nội

33

2.2 Xây dựng và quản trị kênh phân phối 34

2.3 Xây dựng chính sách tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo trên địa bàn Hà Nội 36

3 Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trên địa bàn Hà Nội 38

Trang 4

3.1 Ưu điểm 38

3.2 Hạn chế 39

3.2 Nguyên nhân hạn chế trên 41

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM BÁNH KẸO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 42

1 Định hướng phát triển hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo của Công ty 42

2. Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà 43

2.1 Lựa chọn hệ thống nhà cung ứng 43

2.2 Xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh 43

2.3 Xây dựng chính sách sản phẩm 45

2.4 Đào tạo bồi dưỡng nhân viên bán hàng 47

2.5 Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật 47

3 Kiến nghị cá nhân nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm Công ty bánh kẹo Hải Hà 48

Bảng phụ lục 50

Kết luận 58

Trích nguồn và Tài liệu tham khảo 59

Trang 5

Chương I:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

1.1 Thông tin chung về công ty

Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, tư điều chỉnh về kinh tế, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có trụ sở ổn định, có con dấu riêng, trực thuộc Bộ công nghiệp

Công ty được chính thức thành lập theo quyết định số 216/CN/CLĐ ngày 24/12/1993 cua Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ Đăng ký kinh doanh số 106286 do trong tài kinhtế thành phố Hà Nội cấp ngày 7/4/1993 Ngày 12/4/1997 Công ty đã được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu số1011001

Tên hợp pháp của Công ty bằng Tiếng Việt là:

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Tên giao dịch hợp pháp của Công ty bằng tiếng Anh:

HAIHA CONFECTIONERY JOINT - STOCK COMPANY

Tên viết tắt của Công ty: HAIHACO

Biểu tượng logo

Trang 6

Trụ sở đăng ký của Công ty:

Trụ sở chính : 25 – 29 Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội;

Điện thoại : 04-38632956;

Website : http://www.haihaco.com.vn;

Chi nhánh Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại TP Hồ Chí Minh:

Lô 27, đường Tân Tạo, KCN Tân Tạo, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh;

Chi nhánh Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà tại TP Đà Nẵng:

134 Phan Thanh, phường Thạc gián, TP Đà Nẵng

Slogan:

“ Hấp dẫn cả trong mơ”

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam

Trang 7

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, tên giao dịch quốc tế là Haiha Confectionery Joint-Stock Company (HAIHACO), là một doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam.

Công ty được thành lập từ năm 1960 trải qua hơn 40 năm phấn đấu và trưởng thành Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ

kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề Công

ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng

Tiền thân là một xí nghiệp nhỏ với công suất 2000 tấn/ năm Ngày nay, Công ty đã phát triển thành Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà với qui mô sản xuất lên tới 20.000 tấn/ năm

Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là Doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo được cấp chứng nhận hệ thống "Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn" (HACCP) tại Việt Nam Điều này thể hiện cam kết của Lãnh đạo doanh nghiệp

về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ của người tiêu dùng

Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp

Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 20/01/2004 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003614 do Sở Kế hoạch

và đầu tư thành phố Hà Nội cấp và thay đổi lần thứ hai ngày 13/08/2007 Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính bao gồm:

Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm

Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác

Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại

Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các quy định của pháp luật

Trang 8

Thành tích : Các thành tích của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được Ðảng

và Nhà Nước công nhận :

• 4 Huân chương Lao động Hạng Ba (năm1960 – 1970)

• 1 Huân chương Lao động Hạng Nhì (năm 1985)

• 1 Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 1990)

• 1 Huân chương Ðộc lập Hạng Ba ( năm 1997)

Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tặng nhiều Huy chương Vàng, Bạc trong các cuộc triển lãm Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt nam, triển lãm Hội chợ thành tựu kinh tế quốc dân, triển lãm kinh tế- kỹ thuật- Việt nam và Thủ đô

Sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được người tiêu dùng mến mộ

và bình chọn là “Hàng Việt nam chất lượng cao” trong 13 năm liền Từ năm 1997 đến năm 2009

1.3 Các lĩnh vực kinh doanh của công ty

Ngành nghề kinh doanh:

- Sản xuất các loại bánh từ bột;

- Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa;

- Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột;

- Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo;

- Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu Chi tiết:

• Sản xuất các sản phẩm cà phê;

• Rang và lọc cà phê;

• Sản xuất các chất thay thế cà phê;

- Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng;

- Bán buôn thực phẩm Chi tiết: Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột; Bán buôn cà phê;

Trang 9

- Bán buôn đồ uống.

- Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh Chi tiết:

• Bán lẻ đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh, mứt, kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột trong các cửa hàng chuyên doanh;

• Bán lẻ thực phẩm khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh như: cà phê bột, cà phê hoà tan:

- Dịch vụ phục vụ đồ uống (không bao gồm kinh doanh quán bar);

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác;

- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại; Tư vấn, quản lý, quảng cáo bất động sản; Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh

2 Cơ cấu tổ chức Công ty bánh kẹo Hải Hà

2.1 Cơ cấu kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2005 Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng

cổ đông thông qua ngày 24/03/2007 là cơ sở chi phối cho mọi hoạt động của Công ty

Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty

Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quản lý Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định

Trang 10

Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ban kiểm soát:

Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị

và điều hành của Công ty

Ban điều hành:

Do HĐQT bổ nhiệm gồm có một Tổng giám đốc, hai Phó Tổng giám đốc, một Kế toán trưởng Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm theo đề xuất của Tổng giám đốc

2.2 Hệ thống các phòng ban chức năng

Phòng tài vụ

Có chức năng huy động vốn sản xuất, tính giá thành, lỗ, lãi, thanh toán trong nội

bộ công ty và với bên ngoài

Phòng Nghiên cứu thị trường

Chủ động tìm kiếm tối đác để phát triển, mạng lưới phân phối… Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác định hướng kinh doanh

Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối kế hoạch, điều độ sản xuất và thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư, ký hợp đồng thu mua vật tư thiết bị, theo dõi việc thực hiện hợp đồng, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hoạt động marketing từ quá trình tiêu thụ, thăm dò thị trường, quảng cáo… lập dự án phát triển cho những năm tiếp theo

Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán Công ty trong các nghiệp vụ thu tiền bán hàng hóa, thanh toán tiền mua hàng hóa - dịch vụ có liên quan đến hoạt động kinh doanh

Lưu trữ các hồ sơ, hợp đồng kinh tế có liên quan đến công tác kinh doanh… lấy đó làm cơ sở dữ liệu cho các quyết định kinh tế

Trang 11

Chủ động soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty; Tổ chức thực hiện đúng quy định các hợp đồng kinh doanh đã được ký kết.

Văn phòng

Có chức năng lập định mức thời gian cho các loại sản phẩm tính lương tính thưởng cho cán bộ công nhân viên, tuyển dụng lao động, phụ trách những vấn đề bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phục vụ tiếp khách

Trang 12

(Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà)

Trang 13

Phòng bảo vệ

Có chức năng bảo vệ kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, kiểm soát lượng

hàng xuất khỏi công ty lần cuối cùng

Phòng kỹ thuật – Nghiên cứu

Có chức năng nghiên cứu công nghệ sản xuất bánh hoặc kẹo phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và khí hậu Việt Nam Sau đó phòng kỹ thuật chuyển công nghệ cho các

xí nghiệp thành viên Trong quá trình sản xuất phòng kỹ thuật có trách nhiệm theo dõi sản phẩm trên dây truyền

1.3 Một số hoạt động quản trị

Hoạt động Quản trị cung ứng nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là toàn bộ những yếu tố đầu vào không thể thiếu để sản xuất ra sản phẩm của bất kỳ một doanh nghiệp nào

Phần lớn nguyên liệu sử dụng trong sản xuất bánh kẹo của Công ty được cung cấp bởi các doanh nghiệp lâu năm, có uy tín Các nguyên liệu chính được sử dụng như: bột

mì, đường, trứng, sữa, dầu, bơ… Tất cả các nguyên liệu được sử dụng phải đáp ứng chặt chẽ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế và quy trình kiểm định riêng của công ty ban hành

Các nguyên vật liệu này được cung cấp bởi các Doanh nghiệp có uy tín trong nước

và một số nguyên liệu nhập từ nước ngoài Ví dụ: Nguyên liệu chính: Đường kính, bột mỳ… thì từ trong nước Một số nguyên liệu mà yếu tố tiêu chuẩn chất lượng cao thì nhập khẩu từ nước ngoài: Một số loại nguyên liệu như sữa bột, hương liệu, sôcôla…trong nước chưa sản xuất được được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất từ các nước Mỹ, Pháp,

Úc, và một số nước Đông Nam Á

Mặc dù vậy, các đối tác cung cấp nguyên liệu cho HAIHACO luôn được lựa chọn rất kỹ càng theo các tiêu chuẩn chặt chẽ Tiêu chuẩn đầu tiên để lựa chọn nhà cung cấp là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào Tiêu chuẩn thứ hai, những doanh nghiệp này cần có một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường ổn định, tạo lập được uy tín với các bạn hàng Tiêu chuẩn thứ ba, đảm bảo

Trang 14

quy định chặt chẽ này, những năm qua và đặc biệt là sau khi Công ty chính thức chuyển sang hoạt động dưới mô hình Công ty cổ phần (năm 2004), HAIHACO luôn nỗ lực đổi mới công nghệ, phấn đấu đạt doanh số bán cao, đồng thời giảm chi phí giá vốn hàng bán qua các năm.

Các nguyên liệu phụ khác đang được cung cấp từ các nhà cung cấp trong nước, nhà

sản xuất hoặc các nhà nhập khẩu Số lượng các công ty sản xuất và thương mại cung cấp các nguyên liệu như bột mỳ, bao bì, hương liệu khác…ở Việt Nam là khá đa dạng với mức giá cạnh tranh Do vậy không có hạn chế nào về lượng đối với nguồn nguyên liệu này

Hoạt động Quản trị sản xuất trong Công ty

Quản lý chi phí sản xuất ngay từ khâu thu mua nguyên liệu vật liệu, tránh thời gian tồn kho của nguyên vật liệu cũng như sản phẩm, ngăn ngừa nguyên vật liệu kém chất lượng, sai quy cách mẫu mã ngay từ đầu Công ty liên tục nghiên cứu và cải tiến quy trình sản xuất theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, cắt giảm những công đoạn thừa, gia tăng năng suất máy móc Hàng tháng, bộ phận kế toán quản trị theo dõi được chi phí sản xuất thông qua các báo cáo định kỳ về chi phí sản xuất của từng đơn vị, báo cáo phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu… Dựa trên các báo cáo này, giúp Công ty kiểm soát chi phí tốt hơn trong các tháng sản xuất tiếp theo Các báo cáo đều được các cấp quản lý của Công ty xem xét thường xuyên

Mặt khác do dây chuyền sản xuất của Công ty được nhập khẩu đồng bộ và hiện đại, được kiểm tra, bảo dưỡng đều đặn nên mức tiêu hao nguyên vật liệu trên mỗi tấn sản phẩm của Công ty được duy trì ở mức thấp Hơn thế nữa, Công ty là một doanh nghiệp đi đầu về sản lượng bánh kẹo trong cả nước, dây chuyền sản xuất luôn phải hoạt động ba ca

để đáp ứng nhu cầu thị trường do đó chi phí trung bình trên đầu tấn sản phẩm luôn ở mức thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành

Quản lý chi phí tốt, dây chuyền sản xuất luôn được nâng cấp bảo dưỡng, vì vậy chi phí sản xuất của Công ty có tính cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp bánh kẹo khác

Trang 15

Hoạt động Quản trị tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm là chìa khóa, điều kiện đủ mang lại doanh thu, lợi nhuận giúp cho bất kỳ Doanh nghiệp Doanh nghiệp nào quản trị được hoạt động tiêu thụ từ việc nghiên cứu thị trường, sản xuất để đáp ứng lại nhu cầu của thị trường, phân phối và bán sản phẩm ra ngoài thị trường, chính sách khác kèm theo… thì chắc chắn doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng theo

Trong quá trình hình thành và phát triển, cùng với sự lớn mạnh của Công ty Hải

Hà, thì hệ thống tiêu thụ sản phẩm cũng phải lớn mạnh để đáp ứng sự lớn mạnh của Công ty Hệ thống tiêu thụ sản phẩm ở 3 miền: Bắc – Trung – Nam, ở mỗi miền lại có một tỉnh chủ đạo, tạo đà tiến tới để phát triển ở khắp tỉnh thành khác

Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu qua 3 kênh chính: hệ thống đại

lý, hệ thống các siêu thị và chuỗi cửa hàng HAIHACO

• Công ty duy trì một trụ sở tại Hà Nội và 2 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Đây là những đầu mối phân phối sản phẩm tới các đại lý cấp I của mỗi khu vực;

Hệ thống đại lý: Công ty hiện duy trì một hệ thống hơn 100 đại lý và nhà

phân phối từ đó chuyển xuống các cửa hàng bán lẻ Mức tiêu thụ của các đại lý này khá đồng đều, chiếm trên 90% tổng số lượng sản phẩm được phân phối trên thị trường;

Hệ thống siêu thị: chủ yếu tập trung tại những thành phố lớn, đặc biệt là thị

trường các tỉnh phía Bắc, địa bàn hoạt động chính của Công ty và tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống bán lẻ: Công ty hiện có dự án phát triển hệ thống bán lẻ, đầu tư

đội ngũ nhân viên bán hàng, giám sát bán hàng nhằm tới gần hơn và bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng

Ở thị trường miền Bắc có Hà Nội vừa là trụ sở chính và vừa là bàn đạp để vươn ra thị trường đã có như Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng… mỗi tỉnh thành lại gây dựng một chuỗi các hệ thống nhà phân phối từ cấp 1, cấp 2, cấp 3…đến các nhà bán lẻ để đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng sản phẩm Trên địa bàn Hà Nội đã có 32 nhà phân phối chính thức của Hải Hà, ngoài ra hệ thống các siêu thị như FiviMart, BigC, Metro… đều tin cậy sử dụng sản phẩm của Hải Hà để phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng

Trang 16

Trong đợ Trung thu cổ truyền của nước nhà, ngoài các địa điểm đã có trên địa bàn, Công ty Hải Hà cũng đã mở thêm 35 tiệm bánh trên các trục đường chính của thành phố

Hà Nội như Trần Đại Nghĩa, Trường Định, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn thu hút được một lượng lớn khách hàng Tuy số lượng khá khiêm tố so với Kinh Đô, nhưng số lượng hàng đều tiêu thụ hết và đến ngày 14 âm lịch thì bản thân các điểm bán đã không còn bánh để phục vụ khách hàng

Ở miền Trung có Đà Nẵng (134 – Đường Phan Thanh – Quận Thanh Khê – Thành phố Đà Nẵng)

Ở miền Nam có thành phố Hồ Chính Minh (Lô 27 – Đường Tân Tạo – Khu Công nghiệp Tân Tạo – Quận Tân Bình – Thành phố Hồ Chính Minh)

Công ty còn có các xí nghiệp, nhà máy đặt tại các thành phố Hà Nội, Việt Trì, Nam Định chuyên sản xuất các dòng sản phẩm chuyên biệt

Quản trị Marketing

Khi nền kinh tế chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, đồng thời trước sự thay đổi về nhu cầu thị trường, sức ép từ các đối thủ cạnh tranh, Công ty đã chú trọng vào hoạt động quản trị marketing để phát triển thị trường,tăng doanh thu

Nghiên cứu thị trường

Tiến hành thu thập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị, đại lý bán hàng của Công ty và các Chi nhánh tại miền Trung, miền Nam, từ đó Công ty luôn nhận được những thông tin phản hồi để không ngừng nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm và sản xuất ra các sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng;

Thống kê số liệu từng loại sản phẩm làm cơ sở đánh giá khả năng tiêu thụ để có các biện pháp giải quyết kịp thời

Chính sách giá

Công ty duy trì hệ thống đại lý cấp I với một mức chiết khấu cạnh tranh Mức chiết khấu này được thay đổi tuỳ theo năng lực bán hàng của từng đại lý Với các chính sách như vậy, Công ty rất dễ dàng mở rộng hệ thống đại lý và phân phối của mình

Trang 17

Hoạt động Quản trị tài chính

• Các khoản phải nộp theo luật định:

Công ty thực hiện nghiêm túc việc nộp các khoản thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của Nhà nước Năm 2004 và năm 2005 Công ty được miễn thuế TNDN, năm 2006 – năm 2008 Công ty được áp dụng mức thuế TNDN là 14%

• Trích lập các quỹ theo luật định:

Công ty trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp là Công ty cổ phần và theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cụ thể như sau:

 Quỹ đầu tư và phát triển: được trích lập 5% – 60% từ lợi nhuận sau thuế

 Quỹ dự phòng tài chính: trích lập 5% từ lợi nhuận sau thuế của Công ty và sẽ trích nộp cho đến khi quỹ dự phòng tài chính bằng 10% vốn điều lệ của Công ty;

 Quỹ khen thưởng – phúc lợi: được trích lập 5% – 15% từ lợi nhuận sau thuế

Trang 18

Biểu đồ 1

Số lao động qua các năm 2007 – 2011 (người)

(Phòng Kế hoạch thị trường – HaiHaCo)

Điều đầu tiên mà ta quan sát được là số lượng lao động giảm trong giai đoạn 2007 – 2011 Tại sao lại như vậy? Trong quá trình phát triển, thì bản thân Công ty đã nhập thêm các yếu tố máy móc để tăng năng suất lao động và đồng thời là giảm chi phí nhân công cho Công ty

Lao động là yếu tố đầu vào, quyết định lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty Cùng xem thêm các chỉ số về Doanh thu và Lợi nhuận Tỷ số yếu tố đầu vào: Lao động/yếu tố đầu ra: Lợi nhuận, Doanh thu là tăng dần theo từng năm Điều đó minh chứng cho những chính sách nhân sự, quản trị và đánh giá hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp là rất tốt

Trang 19

3 Kết quả hoạt động kinh doanh

3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp

Doanh Thu = Giá bán * Sản lượng (đơn vị tiền tệ)

Trong giai đoạn hoạt động kinh doanh của Công ty 2006 – 2011, kết quả kinh doanh thể hiện ở bảng 02

Biểu đồ 2 Doanh thu của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà qua giai đoạn 2006 – 2011

(Nguồn Kế hoạch thị trường – HaiHaCo)

Trang 20

Bảng02 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2006 - 2011

Doanh Thu 329,839,905,075 344,275,125,590 418,811,292,519 460,375,222,524 530,580,690,472 641,069,677,618

Chi Phí kinh

doanh 317,852,866,415 319,197,529,654 412,286,153,533 437,907,825,467 538,599,562,001 615,932,629,710Lợi nhuận sau

DT từ hoạt

động tài chính 1,072,050,017 1,133,514,299 699,970,715 1,338,799,554 1,222,579,085 2,227,370,289Chi phí từ hđ

Trang 21

Nhận xét đầu tiên là doanh thu qua các năm đều tăng, năm sau so với năm trước đều tăng trưởng với 2 con số, duy chỉ có năm 2007 là tăng 4.376%, năm 2008 tăng mạnh nhất là 21.65% tương ứng với giá trị là 74,536,166,929, tuy nhiên về mặt giá trị doanh thu thì năm 2011 tăng cao nhất là 110,488,987,146 (so với năm 2010).

Tốc độ tăng doanh thu trung bình trong giai đoạn 2006 – 2011 là 14.22%

Trong những năm khủng hoảng 2007 – 2009, Công ty vẫn tạo ra sự tăng trưởng về doanh thu với tốc độ tăng là 36.00%

Điều đó thể hiện năng lực bán hàng, năng lực quản trị, tiêu thụ sản phẩm… của toàn Công ty

Chi phí kinh doanh

Biểu đồ 3 Chi phí kinh doanh theo các yếu tố giai đoạn 2006 – 2011

(Phòng Kế hoạch Thị trường – HaiHaCo)

Qua sơ đồ 3 một số nhận xét có thể rút ra:

Trang 22

Sau 6 năm hoạt động thì chi phí kinh doanh đã tăng 1.938 lần so với năm 2006 tương đương với giá trị là 298,079,763,295 vnđ Điều đó thể hiện Công ty đã không ngừng mở rộng thêm quy mô và năng suất lao động, thị trường và thị phần tăng để đáp ứng nhu cầu đó các chi phí đầu vào đều tăng về mặt số lượng và quy mô

Tốc độ tăng chi phí bính quan trong giai đoạn 2006 - 2011 là 7.597%

Năm 2008 có tốc độ tăng chi phí mạnh nhất so với năm trước là 29.163% Cùng năm đó thì tốc độ tăng doanh thu cũng là cao nhất điều này là hợp lý thể hiện việc hiệu quả của sự dụng yếu tố đầu vào

Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế - thuế đóng cho nhà nước

Biểu đồ 4 Lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2006 – 2011 (vnđ)

(Phòng Kế hoạch Trị Trường – HaiHaCo)

Lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2006 - 2011 nhìn chung là tăng, tăng từ 15,026,330,67 năm 2006 lên 20,250,771,925 vào năm 2011, tương ứng là 1.348 lần

Tuy nhiên chiều hướng tăng là không đều, năm 2008 và năm 2010 thì có dấu hiệu tăng trưởng âm mặc dù vẫn là lãi Là do tốc độ tăng chi phí kinh doanh nhiều hơn tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận (năm 2008 là năm mà doanh thu và chi phí tăng cao nhất)

Trang 23

Để nhìn rõ hơn chỉ số lợi nhuận sau thuế ta cần so sánh với chỉ số Doan thu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty

Năm Lợi nhuận sau thuế Doanh thu Tỷ số %

Tỷ suất lợi nhuận (sau thuế) trên doanh thu giai đoạn 2006 – 2011 (vnđ, %)

(Phòng Kế hoạch Thị trường – HaiHaCo)

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu Tỷ số dương là doanh nghiệp có lãi, tỷ số càng lớn thì lãi càng nhiều Công ty nhận 1 đồng doanh thu thì trong có bao nhiêu lợi nhuận từ doanh thu đó

Từ bảng 4 cho ta thấy qua các năm từ 2006 – 2011 thì Công ty luôn luôn có lãi, và lãi cao nhất là năm 2007, tuy nhiên sau đó thì chỉ số này giảm, lãi cũng giảm qua các năm sau đó, năm 2011 thì giảm gần 2 lần, từ 6.14% xuống 3.16% Một phần nào đó là do tình hình kinh tế trong và ngoài nước cũng ảnh hưởng đến tình hình và hoạt động kinh doanh của Công ty

Lãi cơ bản trên một cổ phiếu

Trang 24

Biểu đồ Lãi cơ bản trên một cổ phiếu

(Phòng Kế hoạch Thị trường – HaiHaCo)

Lãi cơ bản trên một cổ phiếu =

Số lượng cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) mà Công ty CP Hải Hà HaiHaCo niêm yết trên sàn chứng khoán là 5.475.000 cổ phiếu (khi mới phát hành giá trị cổ phiếu

là 10.000 vnđ)

Hoạt động tài chính khác

Hoạt động tài chính trong Công ty HaiHaCo bao gồm một số hoạt động:

• Tiền lãi vay

• Lãi lỗ do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện

• Lãi – lỗ do chênh lệch tỷ giá thực hiện

• Các hoạt động khác liên quan tới tài chính

Trang 25

Biểu đồ 6 Hoạt động tài chính của Công ty giai đoạn 2006 – 2011 (vnđ)

Trong 6 thì với hoạt động tài chính của Công ty là lỗ với tổng thiệt hại là -5,509,844,461 vnđ, và con số này sẽ được bù đắp bằng lượng lãi từ các hoạt động chính của công ty

Với hoạt động tài chính thì có thể nhận thấy Công ty không có nhiều ưu thế về

Trang 26

hao hụt trong kinh doanh tài chính Vào năm 2007 – 2009 lạm phát tăng, chỉ số tỷ giá hối đoái Việt Nam/USD tăng, tiền Việt giàm dần giá trị một phần nào đó khiến cho hoạt động tài chính của Công ty không đạt được nhiều thành quả như mong muốn.

Sơ đồ 7 Lợi nhuận từ các hoạt động khác của Công ty giai đoạn 2006 – 2011 (vnđ)

(Phòng Kế hoạch thị trường – HaiHaCo)

Các hoạt động khác của Công ty bao gồm:

• Thanh lý tài sản cố định

• Từ văn phòng công ty

• Thu từ bán vật tư, phế liệu

• Các nguồn thu nhập khác

Trang 27

Từ bảng và biểu đồ: Lợi nhuận từ các hoạt động khác của Công ty nhìn chung là tăng từ năm 2006 – 2011 tăng 3,461 lần, tăng mạnh nhất vào năm 2010 (1.639 lần).

Tổng lợi nhuận trong giai đoạn này là 12,040,335,931 vnđ (không tính giá quy đổi) và các khoản lợi nhuận từ các hoạt động khác này phần nào đó cũng bù đắp lại hoạt động thua lỗ tài chính ở trên

3.2 Báo cáo một số hoạt động khác.

Bên cạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh thì bản thân Công ty CP Hải Hà cũng

có một số hoạt động khác

Tổ chức cho sinh viên các khối trường kinh tế, kỹ thuật thực tập tại ngay chính tại công ty nhằm giúp cho các bạn sinh viên sắp ra trường có một môi trường để thực tập và làm việc Chính nhờ hoạt động này mà nhiều bạn sinh viên đã có thêm được những kinh nghiệm và mối quan hệ, kỹ năng trong công việc; chắc chắn sẽ giúp ích cho sinh viên khi bước vào cuộc sống mới

Hoạt động từ thiện của Công ty trong những dịp đặc biệt ví dụ nhân dịp trung thu vừa qua thì Công ty đã có hoạt động tặng qua cho các em ở vùng cao để các em có một cái tết của riêng mình đầy ý nghĩa

Bên cạnh các hoạt động duy trì để phát triển Công ty thì Công ty vẫn luôn mang tâm thái vì sự phồn thịnh của xã hội

4 Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm

4.1 Đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam

Tổng giá trị thị trường ước tính năm 2009 khoảng 7673 tỷ đồng, tăng 5,43% so với năm 2008 – đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2005 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Tuy nhiên, sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2010 - 2014 ước đạt 8 - 10%

Trang 28

Theo Số liệu của Tổ chức điều phối IBA (GHM) ước tính sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam đạt khoảng 476.000 tấn, tổng giá trị bán lẻ là 674 triệu USD Năm 2012 sản lượng sẽ ở vào khoảng 706.000 tấn, tổng giá trị bán lẻ sẽ ở mức 1.446 triệu USD.

Các nhà sản xuất nội thống lĩnh 75-80% thị phần, và chỉ 20-25% thị phần dành cho các sản phẩm nhập ngoại

Ngành bánh kẹo Việt Nam có các đặc điểm sau:

Thứ nhất: Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì,

đường, còn lại là sữa, trứng và các nguyên vật liệu khác Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành Chính vì vậy, sự biến động của giá bột

mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo

Thứ hai: Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét Sản

lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến tết Nguyên đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh quy cao cấp, các loại mứt, hạt Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng

Thứ ba: Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá hiện

đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ socola (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan Mạch, Anh, Nhật)

Thứ tư: Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10

- 12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1 - 1,5%) Nguyên nhân là do mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.[1]

Tuy nhiên, sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tính tăng trưởng khoảng 6,12% và 10% trong năm 2011-2012 Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2011-2015 ước đạt 8-10%

4.2 Đối thủ cạnh tranh nội địa và quốc tế

Trang 29

Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh trên thị trường nội địa và quốc tế và có những thành công nhất định về

cả doanh thu, lợi nhuận, quy mô, thương hiệu… Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được thì bản thân Công ty gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những đối thủ đáng gờm

Kinh Đô – BiBiCa – Hữu Nghị - BiscaFun – HaiHaCo đó hiện tại là 5 thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong thị trường bánh kẹo nội địa Đặc biệt trong đó Kinh Đô là đối thủ nặng ký hơn cả

Biểu đồ 8 Doanh thu của một số nhãn hàng bánh kẹo nội địa 2011 (tỷ đồng)

HaiHaCo có mức doanh thu là 637 (tỷ đồng) vào năm 2011 và đứng ở vị trí thứ 4 sau Kinh Đô, Hữu Nghị, Bibica; chỉ bằng 15% so với Kinh Đô – nhãn hàng đứng đầu thị trường

Trang 30

Biều đồ 9 Lợi nhuận trước thuế của 4 Công ty bánh kẹo Việt Nam 2011 (tỷ đồng)

Biều đồ 10 Thị phần của thị trường bánh kẹo năm 2011 (đơn vị %)

(Nguồn: Cơ sở dữ liệu của TVSC)

Ngày đăng: 15/12/2016, 10:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w