Như chúng ta đã biết sức khỏe con người và mọi sinh vật trên trái đất điều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường. Nhưng hiện nay môi trường sống ngày càng bị biến đổi và xuất hiện nhiều hiện tượng xấu như hạn hán, lũ lụt, sạt lỡ, sóng thần, động đất,…Đồng thời đất, nước, không khí cũng bị ô nhiễm trầm trọng và đã làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Với thực trạng đó việc bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm của mọi người, việc làm này là vô cùng cần thiết nhằm tạo ra trong họ có những suy nghĩ và hành động vì sự toàn vẹn của môi trường. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều sinh vật gây bệnh, mỗi người cần tích cực phòng chống để phòng bệnh và mỗi quốc gia cần có biện pháp khôi phục môi trường bảo vệ thiên nhiên và có biện pháp ứng phó với những BĐKH. Để hình thành cho những học sinh có những kiến thức về bảo vệ môi trường, có thái độ, có ý thức bảo vệ môi trường. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất, nước, tôn trọng những vẽ đẹp của thiên nhiên, di sản văn hóa, có thái độ thân thiện với môi trường và trong những năm gần đây việc dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn để giúp cho học sinh có được những kiến thức rộng hơn về nội dung bài học. Đặt biệt môn vật lý cũng là một trong những môn học làm nền tảng cho các môn khoa học khác. Nên việc dạy học kiến thức liên môn vào bài học sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo và có sự đam mê trong việc học vật lý. Vì thế để phát huy năng lực tự học và khả năng tư duy cho học sinh qua việc day học theo hướng tích hợp kiến thức liên quan đến các môn học khác để xử lí các bài tập, giải thích được các hiện tượng trong vật lý có liên quan và giải quyết các tình huống thực tiễn có hiệu quả. Là một người làm công tác giáo dục, tôi muốn góp một phần nhỏ của mình vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường qua việc “Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học tích hợp trong môn vật lý 9”.
Trang 1I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1/ Họ và tên : ĐÀO THỊ HUỆ
2/ Ngày, tháng, năm sinh: 24/ 08/ 1979
8/ Đơn vị công tác : Trường THCS Võ Trường Toản
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị cao nhất : Đại Học - Sư Phạm TP HỒ CHÍ MINH
- Năm nhận bằng : 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Vật Lí
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy Vật lí
- Số năm dạy : 14 năm
- Sáng kiến kinh nghiệm đã có:
1/ Một số biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy vật lí 7
2/ Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý 7
Trang 2ngày càng bị biến đổi và xuất hiện nhiều hiện tượng xấu như hạn hán, lũ lụt, sạt lỡ,
sóng thần, động đất,…Đồng thời đất, nước, không khí cũng bị ô nhiễm trầm trọng
và đã làm biến đổi khí hậu toàn cầu
- Với thực trạng đó việc bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm của mọi người, việc làm này là vô cùng cần thiết nhằm tạo ra trong họ có những suy nghĩ và hành động vì sự toàn vẹn của môi trường
- Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều sinh vật gây bệnh, mỗi người cần tích cực phòng chống để phòng bệnh và mỗi quốc gia cần có biện pháp khôi phục môi trường bảo vệ thiên nhiên và có biện pháp ứng phó với những BĐKH
- Để hình thành cho những học sinh có những kiến thức về bảo vệ môi trường, có thái độ, có ý thức bảo vệ môi trường Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất, nước, tôn trọng những vẽ đẹp của thiên nhiên, di sản văn hóa, có thái độ thân thiện với môi trường và trong những năm gần đây việc dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn để giúp cho học sinh có được những kiến thức rộng hơn về nội dung bài học Đặt biệt môn vật lý cũng là một trong những môn học làm nền tảng cho các môn khoa học khác Nên việc dạy học kiến thức liên môn vào bài học sẽ giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo và có sự đam mê trong việc học vật lý Vì thế để phát huy năng lực tự học và khả năng tư duy cho học sinh qua việc day học theo hướng tích hợp kiến thức liên quan đến các môn học khác để xử lí các bài tập, giải thích được các hiện tượng trong vật lý có liên quan và giải quyết các tình huống thực tiễn có hiệu quả Là một người làm công tác giáo dục, tôi muốn góp một phần nhỏ của mình vào nhiệm vụ bảo vệ môi trường qua việc “Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua dạy học tích hợp trong môn vật lý 9”
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lý luận:
Trong những năm gần đây sự phát triển nhanh chóng về kinh tế-văn hóa- xã hội nhưng
chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường Do con người đã khai thác quá mức
và sử dụng không hợp lí các nguồn tài nguyên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, môi
trường sống bị ô nhiễm, làm cho khí hậu bị biến đổi nghiêm trọng và đang đe dọa đến
cuộc sống con người như: Ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính, nguồn nước bị ô
Trang 3nhiễm, rừng bị suy giảm, sạt lỡ, lũ lụt, hạn hán… Vì thế, việc lựa chọn địa chỉ, nội dung,
để tích hợp trong giảng dạy Vật lí 9 là vấn đề quan trọng và cần thiết nhằm trang bị cho
học sinh một hệ thống kiến thức đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH phù hợp với tâm lí lứa tuổi Bên cạnh đó tuyên truyền giáo dục nâng cao ý
thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH là việc làm cần thiết
Chính vì vậy BVMT và ứng phó với BĐKK là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi Quốc gia Việc tích hợp liên môn để giáo dục bảo vệ môi trường đối với bộ môn Vật
lí là việc làm cần thiết giúp học sinh hiểu biết được mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các biến đổi khí hậu và vai trò của con người trong đó Từ đó
sẽ có thái độ thân thiện với môi trường, yêu quý, tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng di sản văn hóa và ý thức được hành động trước vấn đề môi trường, BĐKH nảy sinh có biện pháp phòng tránh
*Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9-5 trường THCS Võ Trường Toản
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1 Khái niệm: Dạy học tích hợp là kết hợp những nội dung vật lí với nội
dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn để học sinh biết tổng hợp kiến thức, kỹ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn, bao gồm các môn tự nhiên
và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bảo vệ môi trường, an toàn giao thông,…
2.2 Nội dung chương trình vật lý 9 gồm 4 chương:
- Chương I: Điện học
- Chương II: Điện từ học
- Chương III: Trường học
- Chương IV: Sự bảo vệ và chuyển hóa năng lượng
a) Xác định các bài dạy và một số địa chỉ tích hợp để lồng ghép giáo dục bảo
và tiết kiệm điện
- Cần phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về điện.Vì mạng điện này có hiệu điện thế 220V nên
có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
- Cần lựa chọn, sử dụng các dụng cụ
và thiết bị điện có công suất phù hợp
Trang 4Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có từ trường
Nam châm hoặc dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên nam châm đặt gần nó
Bài 25 Sự nhiễm từ của
sắt, thép- Nam châm điện
Sắt, thép, niken, coban và các vật liệu
từ khác đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ
Bài 49 Mắt cận và mắt
lão
Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần không nhìn rõ những vật ở xa, kính cận là thấu kính phân kì Mắt cận phải đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa
Bài 52
Ánh sáng trắng, ánh sáng màu
- Ánh sáng do mặt trời và các đèn dây tóc nóng sáng phát ra là ánh sáng trắng
- Có một số nguồn phát sáng phát ra trực tiếp ánh sáng màu Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu
Bài 56
Các tác dụng của ánh sáng
Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện Điều đó chứng tỏ ánh sáng có năng lượng
b) Biên soạn một giáo án tích hợp theo các bước như sau:
Xác định mục tiêu bài học, xác định nội dung bài học, xác định hoạt động dạy và học, xác định phương tiện dạy học sử dụng trong bài, rút kinh nghiệm qua bài dạy
Trang 5- Để xác định mục tiêu của giáo án gồm:
+Xác định mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng
+Xác định mục tiêu lồng ghép
- Xác định nội dung bài học đảm bảo kiến thức
+ Đảm bảo kiến thức nội dung của bài
+Việc tích hợp dựa vào mục tiêu chọn lọc nội dung phù hợp ngắn gọn, súc tích, mạch lac, dễ hiểu như phải làm rõ trọng tâm bài học
- Xác định các hoạt động của giáo viên và học sinh
+Hoạt động dạy và họ theo mục tiêu
+HS phải trình bày và phát huy năng lực hợp tác có trách nhiệm trong việc học
+HS phải học cách tìm kiếm thông tin
+HS bọc lộ khả năng tìm kiếm thông tin
+ HS rèn luyện để hình thành kĩ năng
-Từ đó giáo viên lựa chọ các phương pháp dạy học phù hợp cho từng bào dạy Để nâng cao hiệu quả việc dạy học tích hợp, tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau: +Dạy học theo dự án
- Việc tích hợp thể hiện ba mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ
- Do kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp và lồng ghép vào nội dung bài giảng, nên khi giảng dạy giáo viên chỉ có thể tích hợp ở mức độ bộ phận và mức độ liên hệ tùy từng điều kiện có thể sử dụng một số phương pháp như: thí nghiệm, thảo luận nhóm, đàm thoại, thuyết trình, tranh ảnh, trò chơi,…
Trang 6- Say mê nghiên cứu hiện tượng ánh sáng được ứng dụng trong thực tế
Kiến thức liên môn: Lợi ích và tác hại của ánh sáng trong thực tế
* Liên môn sinh:
Cho trẻ tắm nắng tạo tiền vitamin D thành vtamin D Cơ thể tự tổng hợp được nên trẻ em không được tắm nắng sẽ bị bệnh còi xương
* Liên môn hóa học: Tinh bột và xenlulôzơ được tạo thành trong cây xanh
nhờ quá trình quá hợp
Ánh sáng là chất xúc tác giúp cho quá trình quang hợp xảy ra:
Phản ứng quang hợp: 6nCO2 + 5nH2O (clorophin, ánh sáng) (C6H10O5)n+ 6nO2
Trong đời sống là lượng thực quan trọng của con người, tinh bột còn là nguyên liệu để sản xuất đường glucozơ và rượu Etylen
* Giáo dục kỹ năng:
- Dân số phải đảm bảo
- Tránh gây ô nhiễm môi trường, giúp các cây lương thực tươi tốt
- Khi phun thuốc không phun quá lâu sẽ làm ảnh hưởng cây trồng, con người, cân bằng hệ sinh thái hạn chế chặt phá cây rừng nhiều sẽ phá hủy cân bằng sinh thái của môi trường
* Liên môn y học: Tăng cường hệ miễn dịch
- Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm tăng số lượng các bạch cầu, các kháng thể miễn dịch và đặt biệt là khả năng vận chuyển, tiếp chuyển oxy của hồng cầu giúp
cơ thể tiêu diệt các siêu vi trùng và các vi khuẩn
Trang 7lao dễ xuất hiện
- Nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá nhiều chúng ta có thể dễ bị cảm nắng,
hỏng mắt, bỏng da, tăng khả năng bị ung thư da
Nói chung nên tiếp xúc với ánh nắng theo chu kì vào mỗi buổi sáng sớm là tốt
nhất Nên cho ánh sáng mặt trời chiếu vào nơi ở, nơi làm việc, bệnh viện, trường
học,… làm thế vừa giúp tiết kiệm năng lượng, vừa làm ta sống khỏe và ít bệnh tật
* Liên môn giáo dục công dân: Tuyên truyền vận động mọi người cùng
chung tay bảo vệ môi trường Sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời → tiết kiệm điện năng,… hạn chế sử dụng ánh sáng màu có hại cho mắt Qua đó góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng động dân cư
Bài 56: CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG
1 Kiến thức:
Kiến thức bộ môn: Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt của ánh sáng
và chỉ ra sự biến đổi năng lượng đối với tác dụng này
2 Kĩ năng: Tiến hành được thí nghiệm để so sánh tác dụng nhiệt của ánh
sáng lên một vật có màu trắng và lên một vật có màu đen
3 Thái độ: Ham thích môn học
Kiến thức liên môn: Biết sử dụng năng lượng ánh sáng một cách hợp lí
GDMT:
* Liên hệ thực tế: Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng
quang điện Điều đó chứng tỏ ánh sáng có năng lượng
+Tác dụng nhiệt: Ánh sáng mang theo năng lượng, trong một năm nhiệt lượng do mặt trời cung cấp cho trái đất lớn hơn tất cả các nguồn năng lượng khác được con người sử dụng trong năm đó, năng lượng mặt trời được xem là vô tận và sạch (vì không chứa các chất độc hại)
- Biện pháp GDBVMT: Tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện + Tác dụng sinh học:
- Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời da tổng hợp được vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể Hiện nay do tầng ozon thủng nên các tia tử ngoại có thể lọt xuống bề mặt trái đất, việc thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại có thể gây bỏng da, ung thư da
Trang 8* Tích hợp môn địa: Do không khí bị ô nhiễm tăng hiệu ứng nhà kín gây thủng
tầng ô zôn làm nguy hại đến sức khỏe con người Nếu con người đi dưới ánh nắng mặt trời thì các tia bức xạ tiếp xúc với da gây ung thư da, tiếp xúc với mắt sẽ làm
hư võng mạc, ảnh hưởng đến mắt
- Biện pháp GDBVMT:
+Khi đi dưới trời nắng gắt cần thiết phải che chắn cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời
+Khi tắm nắng cần thiết sử dụng kem chống nắng
+Cần đấu tranh chống các tác nhân gây hại tầng ozon như: thử tên lửa, phóng tàu
vũ trụ, máy bay phản lực siêu thanh và các chất khí thải…
+Tác dụng quang điện:
- Pin mặt trời biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng
- Biện pháp GDBVMT: Tăng cường sử dụng pin mặt trời tại các vùng sa mạc, những nơi chưa có điều kiện sử dụng lưới điện quốc gia
Một số hình ảnh sử dụng năng lượng mặt trời có lợi:
Thiết bị dùng năng lượng
mặt trời biến đổi để đun
nóng nước
Máy bay sử dụng năng lượng mặt trời
Đèn đường dùng năng lượng mặt trời
Trang 9Kiến thức bộ môn: Nêu và thực hiện được các quy tắt an toàn khi sử dụng
điện, thực hiện được các biện pháp tiết kiệm điện năng
2 Kỹ năng: Giải thích và thực hiện các biện pháp an toàn điện
3 Thái độ: Nghiêm túc sử dụng điện năng một cách tiết kiệm và hiệu quả
Kiến thức liên môn: Giải thích được cơ sở vật lí của các quy tắc an toàn khi
sử dụng điện
* Xác định nội dung bài học:
- Đảm bảo kiến thức nội dung bài học
- Việc tích hợp phải dựa vào mục tiêu sẽ lựa chọn được các nội dung trình bày ngắn gọn, súc tích, tránh đưa vào bài nhiều kiến thức mà không phân biệt được kiến thức trọng tâm của bài Bên cạnh đó dựa vào mục tiêu để xắp xếp, trình bày nội dung kiến thức một cách dễ hiểu, mạch lạc, logic, chặt chẽ giúp học sinh hiểu bài và ghi bài dễ dàng
- Sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn: Vấn- đáp, thảo luận nhóm, trực quan, trò chơi, …
Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
Kiến thức bộ môn: Mô tả được thí nghiệm của Ơ-xtét để phát hiện dòng
điện có tác dụng từ
2 Kỹ năng: Diết dùng nam châm thử để phát hiện sự tồn tại của từ trường
3 Thái độ: 3 Có thái độ nghiêm túc khi tìm hiểu kiến thức mới
Kiến thức liên môn: Biết nhận biết từ trường Biết được lợi ích và tác hại
của sóng điện từ và có biện pháp GD BVMT
* Liên môn lịch sử:
Từ 2000 năm trước công nguyên người ta đã biết đến những loại đá nam châm trong tự nhiên chúng có thể tự hút được sắt, thép, làm nhiễm từ các vật bằng sắt, thép tiếp xúc với chúng và từ đó người ta cũng chế tạo ra la bàn, ban đầu la bàn được sử dụng để định phướng hướng khi di chuyển trên bộ Nhưng sau đó, la bàn được sử rộng rãi trong ngành hàng hải trên thế giới,… Hiện nay, người ta cũng có
Trang 10* Liên môn địa lý: Sử dụng la bàn để xác định phương hướng
* Liên môn sinh học:
- Tia X, tia gamma khi xuyên qua các mô gây đột biến gen
- Người ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến gen ở thực vật
- Dùng tia X, tia gamma để gây đột biến nhân tạo mong muốn khi chọn giống áp dụng chủ yếu đối với vi sinh vật và cây trồng
* Liên môn y học:
- Sử dụng tia X để chụp X quang, tia X của nha sĩ dùng để chụp hình răng
- Tia gamma dùng để chữa bệnh ung thư
* Liên môn giáo dục công dân: Giáo dục học sinh khi tiếp xúc với các
sóng điện từ như sóng radio, sóng vô tuyến có thể gây hại cho sức khỏe làm cho cơ thể mệt mỏi, gây choáng dẫn đến rối loạn hệ hô hấp
Biện pháp GDBVMT: Cần xây dựng các sóng điện từ xa khu dân cư
* Liên môn hóa học:
Vận dụng kiến thức từ trường để giải một số bài tập hóa học như:
- Giữ khoảng cách giữa các trạm phát sóng một cách hợp lý Tăng cường sử dụng truyền hình cáp, điện thoại cố định, chỉ sử dụng điện thoai khi thật cần thiết
Bài 25: SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP - NAM CHÂM ĐIỆN
I Mục tiêu
1 Kiến thức:
Kiến thức bộ môn:
+Mô tả thí nghiệm về sự nhiễm từ của sắt thép
+Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm
Trang 11+Nêu được 2 cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật
2 Kĩ năng: Mắc mạch điện theo sơ đồ, sử dụng biến trở trong mạch, sử
dụng các dụng cụ đo điện
3 Thái độ: Thực hiện an toàn về điện, yêu thích môn học
Kiến thức liên môn:
Ảnh hưởng sự nhiễm từ của sắt, thép đến môi trường và biện pháp khắc phục
* Liên môn hóa học:
- Những khí thải CO2, SO2,trong quá trình sản xuất gang, thép có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như thế nào?
- Ảnh hưởng của quá trình luyện gang thép đế môi trường như thế nào? Cần
có biện pháp nào để bảo vệ môi trường?
Đáp án:
- Khí thải trong quá trình luyện gang thép thường gây ra các khí CO, CO2,
SO2, H2S, gây bụi làm ô nhiễm môi trường
- Chất thải rắn không được quy hoạch hợp lý sẽ là suy thoái môi trường nước,
- Chất thải lỏng khi thải trực tiếp vào nguồn nước sẽ làm tăng nồng độ kim loại ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
Biện pháp BVMT: Trong các nhà máy cơ khí, luyện kim có nhiều vụn sắt, bụi, việc sử dụng các nam châm để thu gom bụi, các vụn sắt làm sạch môi trường là giải pháp hiệu quả nhất
* Liên môn sinh học:
Sự phát triển não bộ của chim bồ câu so với loài bò sát như thế nào?
Đáp án: Bộ não chim phát triển liên quan đến đời sống phức tạp và phạm vi
hoạt động rộng Trong não bộ thì não trước (đại não), não giữa (hai thùy thị giác)
và não sau (tiểu não) phát triển hơn loài bò sát
* GD BVMT: Loài bồ câu có một khả năng đặt biệt, đó là có thể xác định
được phương hướng chính xác trong không gian Sở dĩ như vậy bởi vì trong não bộ của chim bồ câu có hệ thống giống như một la bàn, chúng được định hướng theo từ trường của trái đất, sự định hướng này có thể bị đảo lộn nếu trong môi trường có nhiều nguồn phát sóng điện từ, vì vậy bảo vệ môi trường tránh ảnh hưởng tiêu cực của sóng điện từ là góp phần bảo vệ thiên nhiên
* Liên môn y học: Sử dụng nam châm để lấy các mạt sắt nhỏ ra khỏi mắt
Trang 12* Liên môn giáo dục công dân: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi
trường, bảo vệ thiên nhiên và góp phần xây dựng đất nước văn minh, hiện đại
Bài 40: HIỆN TƢỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
Kiến thức bộ môn:
+Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng
+ Mô tả được thí nghiệm quan sát được đường truyền của tia sáng từ không khí sang nước và ngược lại
+ Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng
2 Kỹ năng: Thu thập thông tin từ kết qủa nghiệm để xây dựng kiến thức
* Liên môn sinh học:
- Khi các nhà máy, xí nghiệp hoạt động sẽ thải ra môi trường các chất khí như: NO, NO2, CO, CO2, khi được tạo ra sẽ bao bọc trái đất, các chất khí này ngăn cản sự khúc xạ ánh sáng và phản xạ phần lớn các tia nhiệt trở lại mặt đất do đó làm trái đất nóng lên gây hiệu ứng nhà kính Đặt biệt là khí CO2 sinh ra qua quá trình đốt cháy nhiên liệu Bên cạnh đó, quá trình hô hấp ở người và động vật sinh ra khí
CO2 Hô hấp chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường như: Oxy, nước, nhiệt độ,
CO2,… , nồng độ CO2 trong môi trường cao ức chế hô hấp làm thay đổi môi trường sống, gây biến đổi khí hậu
- Biện pháp GDBVMT: Điều hòa thành phần không khí (chủ yếu tỉ lệ O2 và
CO2 theo hướng có lợi cho hô hấp) Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi bằng cách đeo khẩu trang, thường xuyên dọn vệ sinh đảm bảo nơi làm việc có đủ nắng, gió, tránh ẩm ước,
- Hiện nay, dân số tăng quá nhanh tạo áp lực về nơi ở, môi trường sống, môi trường sinh thái, tăng việc sử dụng điện, nước, chặt phá rừng làm giảm khí O, tăng khí CO2 gây biến đổi khí hậu
Trang 13- Ngoài ra Sản phẩm tiêu hóa của động vật là phân, phân chính là nguồn chất thải, nếu nguồn chất thải này không xử lí chúng sẽ thải vào môi trường một lượng khí CO2, CH4 là những khí gây hiệu ứng nhà kính
- Để hạn chế các khí thải gây hiệu ứng nhà kính con người cần có ý thức bảo
vệ môi trường sống, bảo vệ tầng ô zôn Hạn chế hút thuốc để hạn chế khối thuốc thải vào môi trường sống
* Liên môn hóa học: Hiện nay vấn đề được quan tâm nhất trong yếu tố
nhân sinh là việc tăng lượng khí CO2 do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, sản xuất xi măng, việc chặt phá rừng, tạo thành các khí tồn tại trong khí quyển dẫn đến sự suy giảm tầng ô zôn làm ảnh hưởng đến khí hậu và môi trường
* Liên môn địa lý: Việc dân số tăng nhanh làm tăng lượng khí thải sinh
hoạt, giao thông (gây tiếng ồn, khối bụi,…), chất thải từ dịch vụ y tế gây ô nhiễm môi trường Biện pháp BVMT: Thực hiện sanh đẻ có kế hoạch, giảm tỉ lệ dân số, giảm sức ép dân số lên môi rường và tài nguyên thiên nhiên Tránh ô nhiễm tiếng
ồn, khối bụi gây căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng
Đáp án: Trồng cây tạo ra quang hợp hút khí CO2 Vậy trồng và chăm sóc cây là hình thức bảo vệ môi trường
Bài 49: MẮT CẬN VÀ MẮT LÃO
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
Kiến thức bộ môn:
- Nêu được đặc điểm của mắt cận và cách sữa
- Nêu được đặc điểm của mắt lão và cách sữa
2 Kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức liên quan môn học để hiểu được
cách khắc phục tật về mắt
3 Thái độ: Trung thực , hợp tác nhóm và yêu thích môn học
Kiến thức liên môn: Nguyên nhân gây cận thị và biện pháp khắ phục
Trang 14* Liên môn hóa học, sinh học:
Các chất khí NO, NO2, CO, CO2 khi được tạo ra:
- NOx do khí thải ôtô, xe máy tạo ra gây viêm sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí có thể gây chết ở liều cao
Khí CO, CO2, SOx tạo ra do chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khói thuốc lá, làm giảm hiệu quả hô hấp Làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí → bệnh ung thư phổi → gây chết người
→Vì vậy chúng ta phải bảo vệ cơ thể, tránh hít phải các khí độc bụi trên bằng các biện pháp:
- Trồng nhiều cây xanh quanh hai bên đường phố, công sở, trường học, bệnh viện để diều hòa lượng khí oxi, CO2 có lợi cho hô hấp
- Đeo khẩu trang khi vệ sinh ở những nơi có bụi
- Hạn chế sử dụng các thiết bị thải rác, các chất khí độc hại
- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không hút thuốc lá
- Các khu công nghiệp cây xanh, các nhà máy, lò nung vôi, nung gạch, mỏ than khi khai thác và sản xuất cần phải có hệ thống xử lí chất thải được nhà nước cho phép
* Mắt cận, mắt lão
Cần đeo kính hai mặt lõm (kính phân kỳ), do cầu mắt dài, thủy tinh thể bị phồng
- Nguyên nhân: (rất nhiều)
Riêng thể thủy tinh bị lão hóa, cầu mắt ngắn, đeo kính hai mặt lồi (kính hội tụ) kính lão Nguyên nhân: do người già, thể thủy tinh bị lão hóa
- Loạn thị: Thiếu vitamin A (thường có trong thức ăn hằng ngày) nhìn
không rõ lúc hoàng hôn gọi là bệnh quáng gà có khả năng thu nhận ánh sáng bị giảm nên nhìn không rõ lúc hoàng hôn Vitamin A là một nguyên liệu tạo nên rôđôspin có trong tế bào que, phụ trách việc thu nhận ánh sáng Vitamin A có nhiều trong dầu, gan ca, gan và thận động vật, trong lòng đỏ trứng và trong các loại rau quả như cà chua, gấc, ớt, cà rốt, bí đỏ…
- Cận thị do: Đọc sách qúa gần (mắt cách sách 25-30 cm là vừa), đọc trong
bóng tối, ánh sáng lóe qua, ngồi tàu xe đọc sách, xem tivi, ngồi làm vi tính qua gần nhiều giờ, phải đeo kính cận, cận độ cao phải mỗ
Biện pháp khắc phục: Phải làm việc khoa học, sử dụng ánh sáng hợp lý, ăn
uống đủ vitamin A, phải biết điều tiết khoảng cách giữa mắt và vật hợp lý Nếu
Trang 15- Khi ánh sáng mạnh như gọi đèn như đèn pin gọi vào mắt hoặc đọc sách nơi ánh sáng chói quá phải căng mắt ra mà nhìn, thể thủy tinh quá phồng → cận thị
* Liên môn thể dục
Sáng sớm tập thể dục, hít thở không khí trong lành, kết hợp tắm nắng để tổng hợp vitamin D từ chất egôstêrin cần cho sự hấp thụ canxi, photpho để chống còi xương và hấp thụ một số chất khác có trong thức ăn
Câu hỏi tình huống: để phát triển năng lực
1 Bạn A nói người hút thuốc do trong khói thuốc lá có chất nicotin, CO,
NOx nếu hút nhiều phổi trắng thì bồ hóng bám vào ống khối gây ung thư phổi Bạn B nói bạn ngồi ngửi khói thuốc lá chứ không hút thì không ảnh hưởng gì tới phổi cả Bạn cũng không bị khiển trách là vì phạm tội hút thuốc lá trong nhà trường? Đúng hay sai?
Đáp án: Sai vì ngửi khói thuốc lá cũng bằng 1 ngày hút 10 điếu thuốc lá, bạn cũng
bị khiển trách vì bạn không khuyên bảo bạn mình không nên hút thuốc lá
2 Bạn A nói khi đọc sách cứ để sách xa ra ở mặt bàn hoặc ở trên giường chẳng hạn Cứ ngồi làm vi tính hoặc xem tivi gần miễn sao nhìn rõ vật, rõ chữ là được Vì cận thị là do bẩm sinh Đúng hay sai
Đ/a: Sai vì chủ yếu là do không biết giữ vệ sinh mắt
* Liên môn môn hóa: Sử dụng muối ăn NaCl (natri clorua) pha loãng để
rữa mặt
GIÁO ÁN MINH HỌA
SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
I MỤC TIÊU
1 Kiến thức:
Kiến thức bộ môn: Nêu và thực hiện được các quy tắt an toàn khi sử dụng
điện, thực hiện được các biện pháp tiết kiệm điện năng