1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

93 169 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNHKHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI C

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH

KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

Sinh viên thực hiện:

Đinh Thị Hiếu Hiền

Lớp: K43A Kế tốn Kiểm tốn

Niên khĩa: 2009 - 2013

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S Lê Ngọc Mỹ Hằng

Huế, tháng 5 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH

KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

Sinh viên thực hiện:

Đinh Thị Hiếu Hiền

Lớp: K43A Kế tốn Kiểm tốn

Niên khĩa: 2009 - 2013

Giáo viên hướng dẫn:

Th.S Lê Ngọc Mỹ Hằng

Huế, tháng 5 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH

KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

Sinh viên thực hiện:

Đinh Thị Hiếu Hiền

Lớp: K43A Kế tốn Kiểm tốn

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn: Thạc sĩ Lê Ngọc Mỹ Hằng

đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa

Kế toán – Tài chính, trường Đại học Kinh tế Huế, đã trang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp

đỡ em thực hiện đề tài này.

Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính 4, cán bộ công nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán và Kế toán AAC đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để

em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 3

có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn khóa luận tốt nghiệp này của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung thêm của thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2013

Sinh viên Đinh Thị Hiếu Hiền

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC BẢNG ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Tóm tắt các nghiên cứu trước 2

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN 4

1.1 Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính 4

1.1.1 Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính 4

1.1.2 Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính 4

1.1.3 Vai trò kiểm toán báo cáo tài chính 5

1.1.4 Khái quát về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 5

1.2 Lý thuyết về bằng chứng kiểm toán 6

1.2.1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán 6

1.2.2 Vai trò của bằng chứng kiểm toán 7

1.2.3 Phân loại bằng chứng kiểm toán 8

1.2.3.1 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn gốc của bằng chứng 8 1.2.3.2 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo hình thức của bằng chứng 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 5

1.2.4 Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán 9

1.3 Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán 11

1.3.1 Kiểm tra vật chất (kiểm kê) 11

1.3.2 Lấy xác nhận 11

1.3.3 Xác minh tài liệu 13

1.3.4 Quan sát 14

1.3.5 Phỏng vấn 14

1.3.6 Tính toán 15

1.3.7 Phân tích 16

1.4 Bằng chứng kiểm toán đặc biệt 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 19

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 19

2.1.1 Lịch sử hình thành 19

2.1.2 Mục tiêu hoạt động và các dịch vụ mà công ty cung cấp 20

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 22

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức phòng ban tại AAC 22

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức tại các phòng kiểm toán 23

2.1.4 Khái quát quy trình kiểm toán BCTC tại AAC 25

2.1.5 Tổ chức hồ sơ kiểm toán và giấy làm việc tại AAC 26

2.1.5.1 Hồ sơ kiểm toán tại AAC 26

2.1.5.2 Tổ chức giấy làm việc tại AAC 27

2.2 Công tác thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty AAC 28

2.2.1 Thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 30

2.2.1.1 Tìm hiểu khách hàng 30 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 6

2.2.1.2 Đánh giá chung về HTKSNB của khách hàng 32

2.2.1.3 Phân tích số liệu 37

2.2.2 Thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán42 2.2.2.1 Kiểm tra 43

2.2.2.2.Quan sát 48

2.2.2.3 Điều tra 49

2.2.2.4 Xác nhận 51

2.2.2.5 Tính toán 52

2.2.2.6 Phân tích 54

2.2.3 Thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 54 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU THẬP BẰNG CHỨNG TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN 56

3.1.1 Nhận xét chung 56

3.1.2 Đánh giá kỹ thuật thu thập bằng chứng tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 57

3.2 Một số giải pháp 63

3.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch 63

3.2.1.1 Kiến nghị về xác định mức trọng yếu, rủi ro, quy trình chọn mẫu, số lượng BCKT cần thu thập 63

3.2.1.2 Kiến nghị về áp dụng thủ tục phân tích 64

3.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 64

3.2.2.1 Kiến nghị về thực hiện chương trình kiểm toán của kiểm toán viên 64 3.2.2.2 Kiến nghị về việc thực hiện thủ tục kiểm kê 65

3.2.2.3 Kiến nghị về việc lấy xác nhận của kiểm toán viên 66

3.2.2.4 Kiến nghị về việc sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trong đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 66 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 7

3.2.2.5 Kiến nghị về việc sử dụng kỹ thuật quan sát 67

3.2.2.6 Kiến nghị về việc thu thập thông tin từ bên ngoài 67

3.2.2.7 Kiến nghị về việc sử dụng kỹ thuật tính toán 68

3.2.3 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 68

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

1 Kết luận 69

2 Kiến nghị về phía Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AAC Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC

BCKT Bằng chứng kiểm toán

BCTC Báo cáo tài chính

GTGT Giá trị gia tăng

KSNB Kiểm soát nội bộ

KTV Kiểm toán viên

GTGT Giá trị gia tăng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 - Cơ cấu tổ chức phòng ban tại AAC 22

Sơ đồ 2.2 - Cơ cấu tổ chức tại các phòng kiểm toán 23

Sơ đồ 2.3 - Quy trình kiểm toán tại AAC 25

Sơ đồ 2.4 - Quy trình tóm tắt công tác thu thập BCKT 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 – Các loại thông tin thường cần phải xác nhận 12

Bảng 3.1 – Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng 33

Bảng 3.2 – Phân tích BCTC Công ty Cổ phần X 38

Bảng 3.3 – Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh công ty Cổ phần X 41

Bảng 3.4 – Đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục Hàng tồn kho 50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, luôn luôn tồn tại các phương án

đầu tư khác nhau nhằm mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư Làm thế nào để lựa chọnphương án phù hợp nhằm mang lại tỷ suất lợi nhuận mong muốn? Để làm được điềunày, nhà đầu tư thường dựa vào nguồn thông tin chủ yếu là báo cáo tài chính từng năm

của các công ty Do đó, việc kiểm toán báo cáo tài chính hằng năm là rất quan trọng

Nó thể hiện chất lượng và độ tin cậy của báo cáo tài chính Từ đó đem lại cho nhà đầu

tư nguồn thông tin chính xác để ra quyết định đúng đắn

Đối với kiểm toán viên, để có thể đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp, cần dựa vào

một hệ thống cơ sở chặt chẽ, mà nguồn gốc ban đầu là các bằng chứng kiểm toán Do

đó, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng

của các loại bằng chứng kiểm toán để có thể thu thập một cách đầy đủ và hiệu quảnhất Làm thế nào để có được những bằng chứng chất lượng luôn là câu hỏi được đặt

ra trước mỗi cuộc kiểm toán Có thể nói, bằng chứng kiểm toán cốt lõi thành công của

một cuộc kiểm toán Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thi ện công tác thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính t ại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”.

Đề tài gồm ba phần chính sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về bằng chứng kiểm toán và các phương pháp thu thập

bằng chứng kiểm toán

Chương II: Thực trạng công tác thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty

TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

Chương III: Đánh giá và một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác thu

thập bằng chứng trong quá trình kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểmtoán và Kế toán AAC thực hiện

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

 Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về bằng chứng kiểm toán và các phương pháp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 12

 Tìm hiểu thực trạng công tác thu thập bằng chứng kiểm toán tại công ty AAC.

 Đánh giá và đề xuất một số giải pháp đối với công tác thu thập bằng chứng

kiểm toán của công ty AAC

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Công tác thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tàichính tại công ty AAC

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

 Thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu của các khách hàng trong năm tài chính

kết thúc ngày 31/12/2012 Thời gian thực hiện đề tài từ 20/01/2013 đến 11/05/2013

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các chuẩn mực kiểm toán Việt

Nam hiện hành cùng với các tài liệu lý thuyết liên quan như giáo trình, sách tham khảo

về thu thập BCKT Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương I về cơ sở lýluận với mục đích tạo ra nền tảng lý thuyết vững chắc cho nội dung nghiên cứu

 Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp: Tiến hành quan sát, phỏng vấncác thành viên trong đoàn kiểm toán để hiểu rõ hơn về các quy trình, thủ tục thực tế

thu thập BCKT Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong chương II về Thực

trạng công tác thu thập BCKT tại AAC

 Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu, hồ sơ năm trước có liênquan đến kỹ thuật thu thập BCKT và quy trình tiến hành trong thực tế Phương phápnày được sử dụng hầu hết ở chương II của đề tài

6 TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo một số nghiên cứu trước đó:

- “Tìm hiểu về quy trình thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểmtoán và Kế toán AAC” – Trương Thị Tân – Lớp 32K06.3 Đại học Kinh tế Đà Nẵng

- “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thu thập bằng chứng kiểm toántại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” – Phan Văn Sĩ – Lớp 33K6.1 Đại họcKinh tế Đà Nẵng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 13

Qua nghiên cứu hai đề tài này, có thể thấy cả hai chỉ mới đề cập đến từng

phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán riêng lẻ mà chưa có sự khái quát trong cả

quy trình kiểm toán Do đó, đề tài của tôi sẽ tiến hành nghiên cứu các phương pháp thuthập bằng chứng kiểm toán trong cả quy trình cụ thể, phương pháp nào sẽ được sửdụng trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán Vì vậy, đây cũng chính là điểm mới của

đề tài này

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

1.1 Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính

1.1.1 Khái ni ệm kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán là quá trình các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và

đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận và báo cáo

về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập

Căn cứ theo mục đích kiểm toán thì kiểm toán được chia thành: Kiểm toán hoạtđộng, Kiểm toán tuân thủ và Kiểm toán BCTC Trong đó, kiểm toán báo cáo tài chính

là một hoạt động đặc trưng của kiểm toán, với mục tiêu cụ thể là “đưa ra ý kiến xácnhận rằng Báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan, có phản ánh trung thực

và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không.”

Báo cáo tài chính được định nghĩa trong VSA 200 - Mục tiêu và nguyên tắc cơ

bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính, như sau: “Báo cáo tài chính là hệ thống các

báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận)

phản ánh các thông tinh kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị.”

1.1.2 M ục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính

Theo chuẩn mực kiểm toán số 200 – “Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phốikiểm toán BCTC”:

“Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính

Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công tykiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩnmực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liênquan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?

Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toánthấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tàichính của đơn vị.”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 15

1.1.3 Vai trò ki ểm toán báo cáo tài chính

Hoạt động kiểm toán xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ cho yêu cầu quản

lý nên ta có thể thấy vai trò của nó trên nhiều mặt như tạo niềm tin cho người sử dụngthông tin về đối tượng kiểm toán, củng cố nền nếp tài chính kế toán và hoạt động đượckiểm toán đồng thời góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Cụ thể có thểkhái quát vai trò của kiểm toán BCTC qua các mặt chủ yếu sau:

 Tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tình hình tài chính và sự phản

ánh của nó trong các tài liệu kế toán

Các đối tượng quan tâm đến BCTC bao gồm các cơ quan Nhà nước, các nhàđầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý khác, người lao động, khách

hàng, nhà cung cấp…Các đối tượng này không cần hoặc không thể biết tất cả cácnghiệp vụ tài chính kế toán nhưng cũng cần biết thực trạng của hoạt động này Chỉ cókiểm toán BCTC mới mang lại cho họ niềm tin vào những xác minh độc lập và kháchquan, từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn

 Góp phần hướng dẫn nghiệp vụ, củng cố nền họat động tài chính kế toán nói

riêng và quản lý nói chung

Bởi lẽ các hoạt động liên quan đến tài chính kế toán bao gồm rất nhiều mốiquan hệ đa dạng, luôn luôn biến đổi và cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ thể Để

hướng các nghiệp vụ này vào mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, ngoài việc có địnhhướng và thực hiện tốt các định hướng cần phải thực hiện thường xuyên các soát xét

việc thực hiện để hướng các nghiệp vụ vào quỹ đạo mong muốn

 Góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý

1.1.4 Khái quát v ề quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Quy trình kiểm toán BCTC có thể phân thành ba giai đoạn chính là chuẩn bị,thực hiện và hoàn thành kiểm toán:

Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán bao gồm:

 Tiền kế hoạch là quá trình kiểm toán tiếp cận với khách hàng nhằm thu thập

những thông tin cần thiết nhằm giúp cho họ hiểu về nhu cầu của khách hàng, đánh giá khả

năng phục vụ Theo đó, hai bên ký hợp đồng kiểm toán hoặc thư cam kết kiểm toán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 16

 Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm thu thập thông tin về đặc điểm hoạt động

kinh doanh, tìm hiểu hệ thống KSNB, đánh giá rủi ro, xác lập mức trọng yếu để lập

kế hoạch và chương trình kiểm toán, nhờ đó sẽ nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả củacuộc kiểm toán

Giai đoạn thực hiện kiểm toán là quá trình thực hiện kế hoạch và chương

trình kiểm toán nhằm thu thập những bằng chứng đầy đủ và thích hợp nhằm làm cơ sởcho ý kiến nhận xét của KTV Trong giai đoạn này, KTV thực hiện chủ yếu hai loạithử nghiệm:

 Thử nghiệm kiểm soát nhằm thu thập bằng chứng nhằm đánh giá tính hữu

hiệu của HTKSNB

 Thử nghiệm cơ bản nhằm thu thập bằng chứng nhằm phát hiện các sai sót

trọng yếu trong BCTC Có hai loại thử nghiệm cơ bản gồm thủ tục phân tích và thửnghiệm chi tiết

- Thủ tục phân tích là việc so sánh các thông tin, nghiên cứu xu hướng nhằmphát hiện biến động bất thường

- Thử nghiệm chi tiết là việc kiểm tra số dư và nghiệp vụ bằng các phươngpháp thích hợp

Giai đoạn hoàn thành kiểm toán là quá trình tổng hợp và rà soát lại những

bằng chứng thu thập được để KTV hình thành nên ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểmtoán Có bốn loại ý kiến nhận xét là: chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần, khôngchấp nhận và từ chối nhận xét

1.2 Lý thuyết về bằng chứng kiểm toán

1.2.1 Khái ni ệm bằng chứng kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán số 500 – “Bằng chứng kiểm toán”:

“ Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu

thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viênhình thành nên ý kiến của mình”

Theo khái niệm này, bằng chứng kiểm toán bao gồm cả thông tin nhân chứng

và vật chứng mà kiểm toán viên thu thập là cơ sở cho nhận xét của mình về BCTC

được kiểm toán Khái niệm này cũng chỉ rõ đặc tính cơ bản của bằng chứng và quan hệ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 17

của bằng chứng với kết luận kiểm toán Bằng chứng kiểm toán có tính đa dạng (trướchết là dạng nhân chứng và vật chứng) Các loại bằng chứng kiểm toán khác nhau sẽ có

ảnh hưởng khác nhau đến việc hình thành ý kiến kiểm toán Do đó kiểm toán viên cần

nhận thức cụ thể về các loại bằng chứng để có thể đánh giá bằng chứng một cách hữu hiệukhi thực hành kiểm toán Từ đó, sự thành công của toàn bộ cuộc kiểm toán phụ thuộc

trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của các KTV Một

khi KTV không thu thập đầy đủ và đánh giá đúng các bằng chứng kiểm toán thích hợp thì

KTV đó khó có thể đưa ra một nhận định xác đáng về đối tượng kiểm toán

Bằng chứng là minh chứng cụ thể cho những kết luận kiểm toán Trong kiểmtoán, cùng với những kết luận kiểm toán thể hiện trong báo cáo kiểm toán, bằng chứngkiểm toán là sản phẩm của hoạt động kiểm toán Bằng chứng không chỉ là cơ sở pháp

lý cho kết luận kiểm toán mà còn là cơ sở tạo niềm tin cho những người quan tâm

Do vai trò quan trọng của BCKT, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy

định: “Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng

kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của đơn

vị được kiểm toán”

1.2.2 Vai trò c ủa bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán có vai trò quan trọng, là cơ sở hình thành kết luận kiểmtoán Các loại bằng chứng kiểm toán khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến việchình thành ý kiến kiểm toán Sự thành công của toàn bộ cuộc kiểm toán phụ thuộc vàoviệc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán của kiểm toán viên Nếu kiểm toánviên không thu thập đầy đủ và đánh giá đúng các bằng chứng kiểm toán thích hợp thìkiểm toán viên đó khó có thể đưa ra một nhận xét xác đáng về đối tượng kiểm toán

Đối với các doanh nghiệp kiểm toán độc lập hoặc cơ quan kiểm toán Nhà nước, cơ

quan pháp lý, bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để giám sát đánh giá chất lượng hoạt

động của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán

Báo cáo kiểm toán cần cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho người sửdụng Kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và khách quan của báo

cáo tài chính đưa ra Do vậy, kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng kiểm toán đảm

bảo tính thích hợp và đầy đủ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 18

1.2.3 Phân lo ại bằng chứng kiểm toán

1.2.3.1 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn gốc của bằng chứng

 Bằng chứng kiểm toán do KTV khai thác và phát hiện: Các bằng chứng kiểmtoán này thường do các KTV áp dụng các kỹ thuật kiểm toán phù hợp và trực tiếp thu

thập tại đơn vị được kiểm toán như: quan sát vật chất, tính toán, điều tra,…

 Bằng chứng kiểm toán do khách hàng cung cấp: Đây là các bằng chứng kiểmtoán do các đơn vị được kiểm toán lập ra và cung cấp cho KTV trong quá trình kiểm

toán Thuộc loại này có thể có các bằng chứng: các ghi chép kế toán, các báo cáo kế

toán, các bản giải trình, quy chế, chế độ quản lý tại đơn vị,…

 Bằng chứng kiểm toán do bên thứ ba tạo lập: Đây là các bằng chứng kiểm toán

do bên thứ ba độc lập có quan hệ với đơn vị được kiểm toán cung cấp, được KTV thu thập

như: Các chứng từ kế toán do các đơn vị bên ngoài lập và phát hành, các tài liệu, biên bản

làm việc của cơ quan có liên quan, các tài liệu xác nhận của bên thứ ba,…

1.2.3.2 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo hình thức của bằng chứng

Căn cứ vào loại hình hay còn gọi là dạng BCKT thì BCKT được chia thành các

loại sau:

 Các bằng chứng vật chất là các bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được

trong quá trình thanh tra hoặc quá trình kiểm kê các tài sản hữu hình như: hàng tồnkho, tài sản cố định hữu hình, tiền mặt, các loại chứng khoán…

Thuộc loại này gồm có các biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kêquỹ tiền mặt, các chứng khoán, biên bản kiểm kê TSCĐ hữu hình…

Các bằng chứng vật chất có độ tin cậy cao nhất, bởi vì bằng chứng vật chất

được đưa ra từ việc kiểm tra trực tiếp để xác minh tài sản có thực hay không

 Các bằng chứng tài liệu: là các bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập được qua

việc cung cấp tài liệu, thông tin của các bên liên quan theo yêu cầu của kiểm toán viên

Thuộc loại này gồm:

 Các ghi chép kế toán và ghi chép nghiệp vụ của doanh nghiệp, các báo cáo

kế toán, các bản giải trình của các nhà quản lý doanh nghiệp…

 Các chứng từ, tài liệu do các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cung cấp như: cácvăn bản các giấy xác nhận, các báo cáo của bên thứ 3 có liên quan đến báo cáo tài chính của

doanh nghiệp được kiểm toán như cơ quan thuế, hải quan, bên bán, bên mua…

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 19

 Các tài liệu tính toán lại của kiểm toán viên: thông qua việc xác minh, phân

tích số liệu, tài liệu, kiểm toán viên tính toán lại số liệu của doanh nghiệp được kiểm

toán để đưa ra những bằng chứng cho những ý kiến có lý của mình như: tính toán lạigiá các hoá đơn, việc tính trích khấu hao TSCĐ, tính giá thành, phân bổ chi phí, khoá

sổ kế toán, quá trình lấy số liệu để lập báo cáo kế toán

Các bằng chứng tài liệu này củng cố tính thuyết phục, nhưng độ tin cậy khôngcao bằng những bằng chứng vật chất

1.2.4 Yêu c ầu đối với bằng chứng kiểm toán

Trên thực tế kiểm toán, trên cơ sở thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán,kiểm toán viên sẽ hình thành nên ý kiến kết luận kiểm toán Do đó bằng chứng kiểmtoán có ảnh hưởng trực tiếp đến kết luận kiểm toán Vấn đề đặt ra là cần thu thập đượcnhững bằng chứng kiểm toán thuyết phục

Tính thuyết phục của bằng chứng kiểm toán được quyết định bởi hai tính chấtquan trọng là tính hiệu lực và tính đầy đủ Đây cũng chính là hai yêu cầu đối với bằngchứng kiểm toán

Hiệu lực là khái niệm dùng để chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng kiểm

toán Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán bao gồm:

Thứ nhất là loại hình hay dạng của bằng chứng Bằng chứng vật chất (ví dụ

như “biên bản kiểm kê”, có được sau khi thực hiện kiểm kê hay quan sát kiểm kê) và

hiểu biết của KTV về các lĩnh vực kiểm toán được xem là có độ tin cậy cao hơn bằngchứng bằng lời (ví dụ như bằng chứng thu thập qua phỏng vấn)

Thứ hai là hệ thống KSNB Bằng chứng thu được trong điều kiện hệ thống

KSNB hoạt động tốt có độ tin cậy cao hơn so với bằng chứng kiểm toán thu được

trong điều kiện hệ thống này hoạt động kém hiệu quả Hệ thống KSNB được thiết kế

nhằm ngăn chặn, phát hiện các sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Trong môi trường KSNB hoạt động tốt hơn, khả năng tồn tại sai phạm

mà hệ thống KSNB không phát hiện được sẽ thấp hơn

Thứ ba là nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán Bằng chứng có nguồn gốc

càng độc lập với đối tượng được kiểm toán thì càng có hiệu lực Ví dụ, bằng chứng thuđược từ các nguồn độc lập bên ngoài (như bảng sao kê ngân hàng, Giấy báo số dư

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 20

khách hàng do khách hàng gửi đến, Xác nhận của Ngân hàng về số dư tiền gửi và cáckhoản công nợ, Hóa đơn mua hàng,…) có độ tin cậy cao hơn bằng chứng kiểm toán có

được nhờ khách hàng cung cấp (ví dụ như tài liệu kế toán, tài liệu thống kê ban đầuliên quan đến hoạt động được kiểm toán)

Thứ tư là sự kết hợp các bằng chứng kiểm toán Nếu nhiều thông tin (bằng chứng)

cùng xác minh cho một vấn đề thì sẽ có giá trị (độ tin cậy) cao hơn so với một thông tin đơn

lẻ Ví dụ, nếu số dư trên tài khoản Tiền gửi ngân hàng khớp với số dư trên Giấy báo số dưkhách hàng do Ngân hàng gửi đến cho đơn vị được kiểm toán thì số liệu này đáng tin hơn

so với khi chỉ có thông tin duy nhất là số dư trên tài khoản Tiền gửi ngân hàng

Đầy đủ là khái niệm chỉ số lượng hay quy mô cần thiết của bằng chứng kiểm

toán để đưa ra ý kiến kết luận cho cuộc kiểm toán Đây là một vấn đề không có thước

đo chung, mà đòi hỏi rất lớn ở sự xét đoán nghề nghiệp của KTV Các chuẩn mực

kiểm toán thường chấp nhận KTV thu thập bằng chứng kiểm toán ở tính mức độ “cótính thuyết phục” hơn là “có tính chất chắc chắn”

Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán đề cập đến số lượng và chủng loại bằng

chứng kiểm toán cần thu thập Không có bất cứ một chuẩn mực nào quy định cụ thểbao nhiêu bằng chứng là đủ mà nó phụ thuộc vào sự phán quyết chủ quan của KTV

Sự phán quyết đó tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể và khi ấy kiểm toán viên phảicân nhắc những yếu tố có ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán

Những yếu tố ảnh hưởng tới tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán bao gồm:

Thứ nhất là tính hiệu lực của bằng chứng Bằng chứng có độ tin cậy càng thấp

thì càng cần phải thu thập nhiều Một (một số ít) bằng chứng có độ tin cậy thấp chưa

đủ để có thể nhận định một cách xác đáng về đối tượng kiểm toán cụ thể

Thứ hai là tính trọng yếu Đối tượng cụ thể được kiểm toán càng trọng yếu thì

số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều để khi đó KTV có thể đưa ra ýkiến xác đáng về đối tượng kiểm toán KTV phải phát hiện mọi sai phạm có ảnh

hưởng trọng yếu đến BCTC Các sai phạm được xem là trọng yếu thường là sai phạm

có giá trị lớn Nếu sai sót xảy ra ở những đối tượng này có thể sẽ ảnh hưởng trọng yếu

đối với BCTC Ngược lại, ở các khoản mục có quy mô nhỏ nếu có sai phạm thì khóảnh hưởng trọng yếu đến BCTC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 21

Thứ ba là mức độ rủi ro Những đối tượng cụ thể (khoản mục, bộ phận, nghiệp

vụ,…) được đánh giá là khả năng rủi ro lớn thì lượng bằng chứng kiểm toán phải thuthập càng nhiều và ngược lại

1.3 Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán

Thực chất của giai đoạn thực hành kiểm toán là việc các KTV áp dụng các

phương pháp kỹ thuật kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy

đủ rồi tiến hành đánh giá chúng Các phương pháp kỹ thuật thường được vận dụng

trong kiểm toán tài chính bao gồm: kiểm tra vật chất, quan sát, điều tra, lấy xác nhận,xác minh tài liệu, tính toán và phân tích

1.3.1 Ki ểm tra vật chất (kiểm kê)

Là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản của doanhnghiệp Kiểm tra vật chất do vậy thường được áp dụng đối với tài sản có dạng vật chất

cụ thể như hàng tồn kho, TSCĐ hữu hình, tiền mặt và các giấy tờ thanh toán có giá trị

Ưu điểm của kỹ thuật kiểm kê là cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao nhất vì

kiểm kê là quá trình xác minh sự hiện hữu của tài sản mang tính khách quan Hơn nữacách thực hiện kỹ thuật này đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán

Tuy nhiên kỹ thuật kiểm kê cũng có những hạn chế nhất định:

 Đối với một số TSCĐ như nhà xưởng, máy móc thiết bị,… kỹ thuật kiểm kê

chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản mà không cho biết quyền sở hữu của đơn vị đốivới tài sản đó; hoặc tài sản có thể hiện hữu nhưng lại là tài sản thuê ngoài, hay đã đemthế chấp,…

 Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho, kiểm tra vật chất chỉ cho biết sự

tồn tại thực tế về số lượng, còn chất lượng, tình trạng kỹ thuật, tính sở hữu, phương

pháp đánh giá chúng thì chưa thể hiện

Kiểm tra vật chất đối với vật tư, do đó cần đi kèm với bằng chứng khác đểchứng minh quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó

1.3.2 L ấy xác nhận

Là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xác minh tínhchính xác của thông tin mà KTV nghi vấn Các đối tượng mà KTV thường gửi thư xácnhận được khái quát trong bảng 1.1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 22

Thư xác nhận (sau khi đã có chữ ký và dấu của công ty khách hàng) có thể được

KTV gửi trực tiếp đến bên thứ ba để xác nhận thông tin theo yêu cầu và sau đó được gửitrở lại theo địa chỉ của KTV Thông thường, đơn vị được kiểm toán có thể gửi thư nhờxác nhận đến bên thứ ba theo yêu cầu của KTV, nhưng thư phúc đáp vẫn phải gửi trựctiếp cho KTV và KTV phải kiểm soát được toàn bộ việc gửi và nhận thư xác nhận Quytrình nhằm đảm bảo tính độc lập của kỹ thuật xác nhận đối với đơn vị kiểm toán

Bảng 1.1 – Các loại thông tin thường cần phải xác nhận

Tài sản

Tiền gửi ngân hàng

Khoản phải thu

Phiếu nợ phải thu

Hàng tồn kho gửi trong công ty lưu kho

Giá trị bằng tiền của bảo hiểm nhân thọ

Ngân hàngKhách nợ

Người lập phiếuCông ty lưu kho

Công ty bảo hiểmCông nợ

Cổ đôngCác loại thông tin khác

Loại bảo hiểm

(Nguồn: bảng 6-2, Arens và Loebbecke, NXB Thống kê, 1995, trang 133)

Phương pháp này được áp dụng hầu như trong tất cả các cuộc kiểm toán Ưuđiểm của kỹ thuật xác nhận là bằng chứng thu được có độ tin cậy cao nếu KTV thực

hiện đúng quy trình và đảm bảo các yêu cầu:

 Thông tin cần phải được xác nhận theo yêu cầu của KTV

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 23

 Sự xác nhận phải được thực hiện bằng văn bản.

 Sự độc lập của bên thứ ba

 KTV phải kiểm soát được toàn bộ quá trình gửi và nhận thư xác nhận

Tuy nhiên kỹ thuật này có hạn chế là chi phí khá lớn và do đó phạm vi áp dụng

thường tương đối giới hạn, nhất là khi đơn vị được kiểm toán có quy mô lớn, quan hệ

rộng, đa quốc gia,…Hơn nữa, KTV cũng cần phải quan tâm đến khả năng có thể cócác xác nhận mà đơn vị được kiểm toán và bên thứ ba đã có sự dàn xếp

Kỹ thuật gửi thư xác nhận có thể được thực hiện theo hai hình thức: hình thứcgửi thư xác nhận phủ định và thư xác nhận khẳng định Theo hình thức gửi thư xácnhận phủ định, KTV yêu cầu người xác nhận gửi thư phúc đáp cho tất cả các thư xácnhận cho dù có chênh lệch hay không có chênh lệch giữa số liệu xác nhận và số liệucủa bên thứ ba Hình thức thứ hai do đó đảm bảo tin cậy cao hơn cho kỹ thuật xácnhận, nhưng chi phí cũng cao hơn Vì thế, tùy mức độ hệ trọng của thông tin mà KTVquan tâm, KTV sẽ lựa chọn hình thức phù hợp

1.3.3 Xác minh tài li ệu

Là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ sổ sách có liên quan sẵn

có trong đơn vị được kiểm toán Phương pháp này được áp dụng đối với các chứng từ,

tài liệu như hóa đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổsách kế toán… Phương pháp này thường được tiến hành theo hai cách:

Thứ nhất, từ một kết luận có trước, tức là kiểm toán viên thu thập tài liệu làm cơ

sở cho kết luận mà cần khẳng định Ví dụ: KTV kiểm tra các tài liệu, hồ sơ pháp lý vềquyền sở hữu tài sản

Thứ hai, kiểm tra các tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi vào sổ

sách Quá trình này có thể tiến hành theo hai hướng:

 Kiểm tra tài liệu từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán Hướng này được thực hiện

khi KTV muốn khẳng định xem các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được ghi sổ đầy đủ

hay chưa (nhằm khẳng định tính đầy đủ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh)

 Kiểm tra từ sổ sách kế toán xuống chứng từ gốc Hướng này được thực hiện

khi KTV muốn khẳng định xem các nghiệp vụ kinh tế được ghi sổ thực tế xảy ra hay

chưa (nhằm khẳng định tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 24

Kỹ thuật kiểm tra tài liệu tương đối thuận tiện do tài liệu thường là có sẵn, chi

phí để thu thập bằng chứng cũng ít hơn các kỹ thuật khác Tuy nhiên, kiểm tra tài liệu

cũng có những hạn chế nhất định Độ tin cậy của tài liệu minh chứng phụ thuộc vàonguồn gốc của bằng chứng (sự độc lập của tài liệu so với đơn vị được kiểm toán); cáctài liệu cung cấp có thể đã bị sửa chữa, giả mạo làm mất tính khách quan nên cần có sựkiểm tra, xác minh bằng các phương pháp kỹ thuật khác

Khi sử dụng kỹ thuật này, KTV cần phân biệt quá trình kiểm tra vật chất về tài sản

như tiền mặt, trái phiếu có giá,… với quá trình kiểm tra các chứng từ như chi phiếu và

chứng từ hàng bán,… Nếu tài liệu được kiểm toán là một hóa đơn mua hàng, không có giátrị thanh toán như tiền, thì bằng chứng đó là một tài liệu chứng minh Đối với trái phiếu,

khi chưa được ký, nó là một chứng từ, sau khi được ký, nó là một tài sản, sau khi thanh

toán, nó là một chứng từ Kỹ thuật kiểm tra vật chất áp dụng đối với trái phiếu khi nó làmột tài sản, kỹ thuật kiểm tra tài liệu áp dụng khi chi phiếu là một chứng từ

1.3.4 Quan sát

Là phương pháp được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạt động củađơn vị được kiểm toán Ví dụ, KTV có thể đi thị sát đơn vị được kiểm toán để có ấntượng chung về máy móc thiết bị của đơn vị, quan sát tính cũ mới cũng như sự vận

hành của máy móc, hay quan sát các cá nhân thực hiện nhiệm vụ để đánh giá về thực

tế hoạt động của đơn vị…

Kỹ thuật này rất hữu ích trong nhiều phần hành của cuộc kiểm toán, bằng chứng

thu được đáng tin cậy Tuy nhiên, bằng chứng thu được từ kỹ thuật quan sát chưa thể

hiện tính đầy đủ nên cần đi kèm với kỹ thuật khác Kỹ thuật này chỉ cung cấp bằngchứng về phương pháp thực thi công việc ở thời điểm quan sát, không chắc chắn có

được thực hiện ở các thời điểm khác hay không

1.3.5 Ph ỏng vấn

Là quá trình KTV thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việcphỏng vấn những người hiểu biết về vấn đề mà KTV quan tâm Ví dụ thẩm vấnkhách hàng về các chính sách KSNB hoặc hỏi nhân viên về sự hoạt động của cácquy chế này

Quá trình thu thập bằng chứng qua phỏng vấn thường bao gồm ba giai đoạn:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 25

Giai đoạn thứ nhất: lập kế hoạch phỏng vấn KTV phải xác định được mục đích,đối tượng và nội dung cần phỏng vấn (có thể cụ thể hóa ra thành những trọng điểm cần

phỏng vấn), thời gian, địa điểm phỏng vấn,…

Giai đoạn thứ hai: thực hiện phỏng vấn KTV giới thiệu lý do cuộc phỏng vấn,trao đổi những trọng điểm đã xác định Khi phỏng vấn KTV có thể dùng hai loại câu

hỏi cơ bản là câu hỏi “đóng” hoặc câu hỏi “mở”

Câu hỏi “mở” giúp KTV thu được câu trả lời chi tiết và đầy đủ, được sử dụngkhi KTV muốn thu thập thêm thông tin Loại câu hỏi này thường có các cụm từ “thế

nào?”, “cái gì?”, “tại sao?”

Câu hỏi “đóng” giới hạn câu trả lời của người được phỏng vấn, được sử dụngkhi KTV muốn xác nhận một vấn đề đã nghe hay đã biết Loại câu hỏi này thường cócác cụm từ “có hay không?”, “tôi (không) biết rằng…”

Giai đoạn thứ ba: kết thúc phỏng vấn KTV cần đưa ra kết luận trên cơ sở thôngtin đã thu thập được Tuy nhiên, KTV cũng cần lưu ý đến tính khách quan và sự hiểu

biết của người được phỏng vấn để có kết luận xác đáng về bằng chứng thu thập được

Ưu điểm của kỹ thuật này là giúp KTV thu thập được các bằng chứng chưa có

nhằm thu thập những thông tin phản hồi để củng cố luận cứ của KTV Tuy nhiên,

nhược điểm của kỹ thuật này là độ tin cậy của bằng chứng không cao do đối tượngđược phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vị được kiểm toán nên thiếu tính khách

quan; chất lượng của bằng chứng cũng phụ thuộc vào trình độ và sự hiểu biết của

người được hỏi Do đó, bằng chứng thu được nên được dùng để củng cố cho các bằng

chứng khác, hay để thu thập các thông tin phản hồi

1.3.6 Tính toán

Là quá trình KTV kiểm tra sự chính xác về mặt số học trong việc tính toán vàghi sổ Ví dụ, đối với kiểm tra việc tính toán, KTV xem xét tính chính xác (bằng cáchtính lại) các hóa đơn, phiếu nhập, xuất kho; chi phí khấu hao; giá thành; các khoản dựphòng; thuế; số tổng cộng trên sổ chi tiết và sổ cái,… Đối với kiểm tra tính chính xáccủa việc ghi sổ, KTV đối chiếu các chứng từ có liên quan để xem cùng một thông tin

được phản ánh trên chứng từ khác nhau, ở những nơi khác nhau

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 26

Kỹ thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác thuần túy về mặt số học, chưa chú

ý đến sự phù hợp của phương pháp tính được sử dụng Do đó, kỹ thuật này thườngđược sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác như xác minh tài liệu, kiểm

tra vật chất, phân tích… trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán

Ưu điểm của kỹ thuật này là cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao, xét về mặt

số học Tuy nhiên, nhược điểm là các phép tính và phân bổ đôi khi khá phức tạp và tốnthời gian, đặc biệt khi đơn vị được kiểm toán có quy mô lớn, loại hình kinh doanh đadạng, luồng tiền ra vào rất lớn… Trong trường hợp đó, để thực hiện kỹ thuật này KTVcần được trang bị máy tính cá nhân nhiều số, máy tính xách tay,…

1.3.7 Phân tích

Là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính hợp

lý của các số dư trên tài khoản Các mối quan hệ bao gồm quan hệ giữa các thông tintài chính với nhau và quan hệ giữa các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính

Do đó kỹ thuật phân tích gồm 3 nội dung: dự đoán, so sánh và đánh giá

 Dự đoán: là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị của các chỉ tiêu, tỷ suất

hoặc xu hướng,…

 So sánh: là việc đối chiếu số dự đoán trên với số liệu trên báo cáo

 Đánh giá: là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn và các kỹ thuật khác

(phỏng vấn, quan sát) để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi so sánh

 Kỹ thuật phân tích được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu lực

gồm ba loại: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỉ suất

 Kiểm tra tính hợp lý: thường bao gồm những so sánh cơ bản như: so sánh giữa

số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự toán,… Từ kết quả so sánh, tiến hành điều tra cácchênh lệch lớn giữa thực tế và kế hoạch sẽ giúp cho KTV phát hiện những sai sót trongbáo cáo tài chính hoặc các biến động lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

 Phân tích xu hướng (phân tích ngang): là sự phân tích những thay đổi theo thời

gian của số dư tài khoản, nghiệp vụ Phân tích xu hướng thường được KTV sử dụng qua

so sánh thông tin tài chính kỳ này với thông tin tài chính kỳ trước hay so sánh thôngtin tài chính giữa các tháng trong kỳ hoặc so sánh số dư (số phát sinh) của các tàikhoản cần xem xét giữa các kỳ, nhằm phát hiện những biến động bất thường để qua đókiểm toán tiến hành tập trung kiểm tra chi tiết

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 27

 Phân tích tỷ suất (phân tích dọc): là cách thức so sánh các số dư tài khoản hoặc

các loại hình nghiệp vụ Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý về tình hình tàichính của một công ty nào đó với các công ty khác trong cùng tập đoàn hay với ngành

đó Thông thường khi phân tích tỷ suất cũng phải xem xét xu hướng của tỷ suất đó

Trong ba loại hình phân tích nêu trên, kiểm tra tính hợp lý kết hợp các dữ liệuhoạt động, dữ liệu tài chính được lập ra để kiểm tra sự tương ứng giữa hai loại dữ liệu

này Do đó mức độ chính xác hay độ tin cậy của bằng chứng thu thập được khi kiểm

tra tính hợp lý được xem là cao nhất Phân tích tỷ suất được dựa trên mối quan hệ giữa cácbáo cáo khác nhau có mối liên quan nên việc phân tích các tỷ suất cũng có thể cung cấpthông tin có giá trị Phân tích xu hướng được xem là cung cấp dữ liệu có độ tin cậy thấpnhất vì kỹ thuật này dùng nhiều vào việc xem xét dữ liệu năm trước Tuy nhiên, nếu có cả

sự phân tích lùi thì các bằng chứng tập hợp được trở nên có ý nghĩa hơn

1.4 Bằng chứng kiểm toán đặc biệt

Ngoài các bằng chứng kiểm toán được thu thập thông qua các kỹ thuật trên,trong một số trường hợp, KTV phải thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán đặc biệt.Các loại BCKT đặc biệt thường được sử dụng đó là:

Tư liệu của chuyên gia: Đối với một vấn đề cụ thể mà KTV không am hiểu sâu sắc, ví

dụ như đánh giá giá trị của tác phẩm nghệ thuật, công trình nghệ thuật, khoáng sản,… KTV

có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia về vấn đề đó Tuy nhiên, cho dù KTV có sử dụng ýkiến chuyên gia làm bằng chứng kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán vẫn đòi hỏi KTV là ngườichịu trách nhiệm sau cùng về ý kiến mà mình đưa ra đối với BCTC được kiểm toán

Giải trình của giám đốc: KTV phải thu thập được các bằng chứng về sự thừa

nhận trách nhiệm của các nhà quản lý đối với việc lập và trình bày BCTC… bằng cáchKTV thu thập bản giải trình của nhà quản lý Tuy nhiên giải trình của Giám đốc khôngmiễn cho KTV trách nhiệm về ý kiến kết luận kiểm toán đưa ra “Giải trình của nhàquản lý không thay thế cho các bằng chứng kiểm toán khác… Trong những trườnghợp nhất định, giải trình của nhà quản lý chỉ có thể là các bằng chứng kiểm toán nếucác bằng chứng này được coi là hợp lý” (Các chuẩn mực và nguyên tắc chỉ đạo kiểmtoán quốc tế, 1992, trang 209)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 28

Tư liệu của kiểm toán viên nội bộ: KTV cũng có thể sử dụng tư liệu của KTV

nội bộ của đơn vị khách hàng như các bằng chứng kiểm toán nếu xét thấy đủ độ tincậy Điều này giúp giảm bớt (nhưng không thay thế) các thủ tục kiểm toán và chi phíkiểm toán “Chức năng kiểm toán nội bộ hữu hiệu và thích hợp sẽ giảm bớt phần việc

mà kiểm toán độc lập phải làm nhưng không thay thế được công việc của kiểm toán

độc lập” (Các chuẩn mực và nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế, 1992, trang 92)

Tư liệu của kiểm toán viên khác: Đối với trường hợp khách hàng được kiểm

toán bởi Công ty kiểm toán khác trong các năm trước, KTV mới có thể sử dụng tư liệucủa KTV độc lập khác Tuy nhiên KTV phải hoàn toàn chịu trách nhiệm khi sử dụngcác bằng chứng này

Bằng chứng từ các bên liên quan: KTV cũng có thể sử dụng bằng chứng từ các

bên liên quan để có thể kết luận về các vấn đề liên quan trên báo cáo tài chính Cácbên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm toán hoặc có ảnh hưởng đáng

kể đối với bên kia trong việc ra quyết định tài chính và hoạt động Hay các bên liên

quan được hiểu là những đối tượng có khả năng điều hành, kiểm soát, có ảnh hưởngđáng kể đến đối tượng được kiểm toán trong quá trình ra quyết định điều hành hay

quyết định tài chính Việc thu thập bằng chứng từ các bên liên quan của khách hàng làrất quan trọng “Nếu KTV không thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ,thích hợp về các bên liên quan và các nghiệp vụ với các bên này, KTV cần mô tả trongbáo cáo của mình những giới hạn về phạm vi công việc và ghi ý kiến chấp nhận từngphần hoặc ý kiến không chấp nhận nếu thấy phù hợp” (Các chuẩn mực và nguyên tắcchỉ đạo kiểm toán quốc tế, 1992, trang 158)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THẬP BẰNG CHỨNG

KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

2.1.1 L ịch sử hình thành

Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (gọi tắt là AAC) có trụ sở chính đặt

tại 217 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng, là một trong số rất ít các công ty kiểm toánthành lập sớm nhất ở Việt Nam AAC là công ty kiểm toán độc lập trực thuộc Bộ Tài

chính được thành lập trên cơ sở quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01/04/1993 và

Quyết định số 106/TC-BTC ngày 13/02/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Tiền thân

là công ty kiểm toán DAC, trên cơ sở sát nhập hai chi nhánh của hai công ty hành nghềkiểm toán từ năm 1991, đó là: Chi nhánh Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) vàChi nhánh công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) tại khu vực MiềnTrung và Tây Nguyên

Để phù hợp với tình hình mới về sự phát triển của công ty, Bộ tài chính đã có

quyết định số 139/2000/QD-BTC ngày 06/09/2000 về việc đổi tên “Công ty kiểm toán

Đà Nẵng-DAC” thành “Công ty kiểm toán và kế toán AAC”

Đến năm 2007 theo quyết định 1335/QĐ-BTC ngày 02/04/2007 của bộ tài

chính thì công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công tyTNHH hai thành viên trở lên

AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được phép kiểm toán tất cả các loại hìnhdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành đặc thù có quy chế riêng vềviệc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện như kiểm toán các tổ chức niêmyết trên sàn giao dịch chứng khoán, các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán…

Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình công ty đã đạt được nhiềuthành tích lớn Liên tiếp trong hai năm 2007 và 2008, AAC được Hội đồng trao giải

“Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services” - Bộ Công Thương bình chọn là một

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 30

trong 05 công ty kiểm toán hoạt động tốt nhất tại Việt nam và được trao giải/cup.Trong nhiều năm liền, AAC được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam chấpthuận đủ điều kiện để kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chứckinh doanh chứng khoán Việt Nam Tháng 9/2008, Công ty TNHH Kiểm toán và Kếtoán AAC trở thành thành viên của hãng Kiểm toán quốc tế Polaris International.

2.1.2 M ục tiêu hoạt động và các dịch vụ mà công ty cung cấp

AAC hoạt động theo phương châm “Chất lượng trong từng dịch vụ” và luôn đề

cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trongcác giao kết dịch vụ

Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC là một trong những công ty kiểmtoán có quy mô lớn hiện nay, với sự hiệu quả trong công việc, được sự đánh giá caocủa Chính phủ, Bộ Tài chính cũng như tạo hình ảnh uy tín trong tâm trí khách hàng.Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệquyền lợi hợp pháp của mình; cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần thiết

để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định quản lý

phù hợp với thực tiễn Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừanhững rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

được thuận lợi và đạt được hiệu quả kinh tế cao AAC thực hiện kiểm toán theo đúng

các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phùhợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của nhà nước Việt Nam

Các dịch vụ mà công ty cung cấp:

 Dịch vụ kiểm toán:

Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp bao gồm:

 Kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC)

 Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế

 Kiểm toán hoạt động

 Kiểm toán nội bộ

 Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước

 Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

 Kiểm toán báo cáo dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 31

 Dịch vụ tư vấn thuế:

Các dịch vụ thuế do AAC cung cấp bao gồm:

 Đăng ký & kê khai thuế

 Tư vấn kế hoạch thuế

 Cung cấp các văn bản thuế có liên quan

 Dịch vụ hỗ trợ và tuyển dụng:

Các dịch vụ tư vấn và đào tạo do AAC cung cấp bao gồm:

 Đăng ký chế độ kế toán doanh nghiệp

 Tư vấn thực hành kế toán

 Tư vấn đầu tư và thủ tục cấp phép

 Tư vấn thành lập doanh nghiệp

 Tư vấn xác định giá trị & cổ phần hóa doanh nghiệp

 Tư vấn tổ chức bộ máy kế toán

 Tư vấn tài chính

 Tổ chức lớp bồi dưỡng kế toán trưởng

 Tổ chức lớp thực hành kế toán

 Tổ chức lớp chuẩn mực kế toán & kế toán

 Tổ chức lớp kiểm toán nội bộ

 Tổ chức lớp ôn tập và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán

 Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức chứng khoán

Trên đây là ba dịch vụ chính của AAC, tạo nên thế mạnh cho AAC Ngoài ra,

AAC còn cung cấp một số dịch vụ khác để đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu đa dạngcủa khách hàng:

 Dịch vụ kế toán:

Các dịch vụ kế toán do AAC cung cấp bao gồm:

 Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán

 Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán

 Lập các Báo cáo tài chính định kỳ

 Chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS

 Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 32

 Dịch vụ Tài chính và quản lý:

Các dịch vụ tài chính và quản lý do AAC cung cấp bao gồm:

 Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp

 Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ

 Tư vấn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán

 Soát xét báo cáo tài chính

 Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa hoặc phá sản doanh nghiệp

 Thẩm định tình hình tài chính và giá trị doanh nghiệp

 Dịch vụ tin học:

Các dịch vụ tin học do AAC cung cấp bao gồm:

 Cung cấp và tư vấn việc lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán và quản lý

 Tư vấn việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học

2.1 3 Cơ cấu tổ chức

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức phòng ban tại AAC

Sơ đồ 2.1 – Cơ cấu tổ chức phòng ban tại AAC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 33

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:

 Tổng giám đốc: là người đại diện của công ty trước pháp luật về toàn bộ

quá trình hoạt động của công ty

 Đánh giá rủi ro của hợp đồng kinh tế liên quan đến hoạt động của công ty,

duy trì mối quan hệ với các bộ cao cấp của công ty

 Chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm

quan trọng

 Chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã thực hiện, ký báo cáo

kiểm toán và thư quản lý

 Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc

kiểm toán hoặc ủy quyền lại

 Phó Tổng Giám đốc: AAC có hai phó tổng làm việc trong lĩnh vực kiểm

toán BCTC và xây dựng cơ bản

 Được phân công uỷ quyền giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan đến nhân

lực, hành chính, kế hoạch và các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ

 Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và pháp luật Việt Nam

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức tại các phòng kiểm toán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 34

 Trưởng, phó phòng: Mỗi lĩnh vực chuyên môn có một trưởng phòng và

một phó phòng Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và đóng vai tròquan trọng trong lĩnh vực hoạt động của công ty Trưởng phòng giữ vai trò lãnh đạotrong ban quản lý của công ty, họ có chức năng như một cầu nối giữa Tổng Giám Đốc,ban quản lý và các nhân viên trong công ty, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan

đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhận các vấn đề về công việc hành chính

Phó phòng là người tham mưu trực tiếp cho trưởng phòng, thay mặt trưởngphòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian trưởng phòng đi vắng và thực hiệncác công việc do trưởng phòng uỷ quyền

 Kiểm toán viên chính: Là người được cấp giấy phép hành nghề hoặc giấy

chứng nhận hành nghề tương đương Chịu trách nhiệm giám sát công việc của các trợ

lý kiểm toán, báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một số vụ việc kiểm toán

 Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự

cho các cuộc kiểm toán

 Kiểm toán viên chính được ký vào báo cáo kiểm toán theo phân công củatrưởng phòng

 Có trách nhiệm cao khi làm kiểm toán, cách ứng xử linh hoạt, khéo léo trong công việc

 Trợ lý kiểm toán viên: Là người tham gia thực hiện công tác kiểm toán

nhưng chưa được công nhận trúng tuyển kỳ thi kiểm toán viên cấp quốc gia Tuỳ theonăng lực và thâm niên công tác, trợ lý kiểm toán viên được chia thành ba loại:

 Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: là người sau thời gian thử việc ba tháng, được

trúng tuyển chính thức vào công ty cho đến một năm sau đó và chưa trúng tuyển kỳ thikiểm toán viên cấp quốc gia Theo thông lệ, những người mới tốt nghiệp các trường

đại học và những người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kiểm toán và

kế toán có thể làm việc cho công ty với tư cách là một trợ lý mới vào nghề Trợ lýkiểm toán viên cấp 1 được phân công thực hiện các công việc dưới sự chỉ dẫn nghiệp

vụ của một kiểm toán viên khác và hiếm khi chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty

 Trợ lý kiểm toán viên cấp 2: Là người làm việc ở công ty kiểm toán được hainăm, chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó

 Trợ lý kiểm toán viên cấp 3: Là người làm việc ở công ty được 3 năm, có

nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và có thể làm trưởng đoàn kiểm toán chonhững công ty nhỏ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 35

2.1.4 Khái quát quy trình ki ểm toán BCTC tại AAC

Sơ đồ 2.3 - Quy trình kiểm toán tại AAC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 36

2.1.5 T ổ chức hồ sơ kiểm toán và giấy làm việc tại AAC

2.1 5.1 Hồ sơ kiểm toán tại AAC

Hồ sơ kiểm toán là tài liệu được lập bởi các KTV và là căn cứ để KTV cấp trênsoát xét công việc của KTV cấp dưới và trợ lý KTV đã thực hiện Tại AAC, hồ sơkiểm toán được tổ chức thành hai phần là hồ sơ thường trực và hồ sơ làm việc

 H ồ sơ thường trực: Hồ sơ thường trực lưu giữ những thông tin chung về

khách hàng như lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, tình hình nhân sự, cơ cấu

tổ chức, ban lãnh đạo công ty, các quy định, quy chế ảnh hưởng đến tình hình tài chínhcủa công ty… Hồ sơ thường trực luôn được các KTV của AAC cập nhật qua từng năm,giúp cho quá trình tìm hiểu khách hàng năm sau của KTV được thuận lợi hơn

Hồ sơ thường trực bao gồm các tài liệu sau:

 Thông tin chung

 Các tài liệu về pháp luật

 Các tài liệu về thuế

 Các tài liệu về nhân sự

 Các tài liệu về kế toán

 Các hợp đồng quan trọng và dài hạn

 Các quy định về kiểm soát nội bộ

 H ồ sơ làm việc: bao gồm tất cả giấy làm việc và các chứng từ làm dẫn chứng cho

kết luận cũng như cho các bước công việc của KTV Hồ sơ làm việc thể hiện kết quả kiểmtoán và được lập theo năm Tức là, cùng một khách hàng thì chỉ có một hồ sơ thường trực,

nhưng sẽ có nhiều hồ sơ làm việc phụ thuộc vào số lần kiểm toán cho khách hàng đó

Trên bìa của mỗi hồ sơ kiểm toán đều ghi rõ đó là hồ sơ thường trực hay hồ sơ làmviệc, ghi rõ tên công ty khách hàng, mã khách hàng, năm kiểm toán đối với hồ sơ làm việc

“ XX”+ “Mã điện thoại vùng”+ “- ”+“STT”

Trong đó:

 XX: đây là hai kí tự dạng chữ, viết in hoa, là kí hiệu cho loại hình kiểm

toán Vì ở đây chỉ đề cập đến loại hình kiểm toán báo cáo tài chính nên hai kí tự

đầu tiên là TC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 37

 Mã điện thoại vùng: được quy định ở dạng số và có thể từ một đến bốn số,vì

hiện nay mã vùng của các tỉnh thành trong cả nước có thể từ một đến bốn số Điều nàytạo sự thuận tiện cho công tác quản lý khách hàng theo từng tỉnh, thành phố

 STT: ở đây là số thứ tự của các khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ của công

ty, sau khi đã phân loại khách hàng theo từng tỉnh, thành phố Số thứ tự được đánh

theo chỉ số tăng dần theo thời gian phát sinh và bắt đầu bằng 1 Nghĩa là trong cùngmột tỉnh hoặc thành phố, khách hàng nào phát sinh sau thì sẽ được đánh số thứ tự sau

Vậy đây là mã số khách hàng số 2009 ở Đà Nẵng, loại hình kiểm toán BCTC

2.1.5.2 Tổ chức giấy làm việc tại AAC

Chức năng của giấy làm việc trong một cuộc kiểm toán:

- Giấy làm việc là nơi thể hiện sự phân công, phối hợp công việc kiểm toán

- Là căn cứ để kiểm toán viên giám sát và kiểm tra lại công việc của các trợ lý

- Là bằng chứng chứng minh cho báo cáo kiểm toán

- Làm căn cứ để lập kế hoạch và tiến hành cuộc kiểm toán năm sau

Nguyên tắc sắp xếp giấy làm việc: Giấy làm việc được ký hiệu bằng các chữ cái

in hoa, được AAC quy định cụ thể cho từng khoản mục Giấy làm việc của mỗi khoản

mục được sắp xếp theo thứ tự của khoản mục đó trên bảng cân đối kế toán Trong mỗikhoản mục, giấy làm việc được sắp xếp như sau:

 Tờ đầu tiên:

 Số liệu của tài khoản được kiểm toán do khách hàng cung cấp, bao gồm: số

dư đầu kỳ, số phát sinh nợ, số phát sinh có

 Kết luận của KTV: các phát hiện của KTV đối với tài khoản và đề nghị hướng xử

 Tờ thứ hai trở đi: Nội dung của tờ thứ hai trở đi bao gồm:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 38

 Nguồn gốc số liệu: số liệu ở Giấy làm việc đầu tiên được lấy từ đâu?

 Các công việc thực hiện: bao gồm thủ tục chung, các thủ tục kiểm tra phân

tích và thủ tục kiểm tra chi tiết Các thủ tục này được thực hiện bám sát theo tờ chươngtrình chi tiết được AAC thiết lập sẵn

 Các giấy tờ liên quan đến tài khoản được khách hàng cung cấp Ví dụ như

biên bản kiểm kê tiền mặt, giấy xác nhận tài khoản ngân hàng,… Trong trường hợpkhách hàng không cung cấp đủ tài liệu thì KTV phải tìm các nguồn thông tin khác thaythế Ví dụ: khách hàng chưa gửi thư xác nhận cho Ngân hàng thì KTV phải sử dụng sốliệu ở sổ phụ Ngân hàng ngày 31/12

 Các tài liệu liên quan khác: Sổ cái tài khoản,…

2.2 Công tác thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty AAC

Trong chu trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AAC thực hiện, các thủtục kiểm toán được thực hiện từ khâu kiểm tra các hoạt động kiểm soát, sau đó sẽ tiếnhành các thủ tục phân tích, và cuối cùng là thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và

số dư các tài khoản KTV cần vận dụng linh hoạt các kỹ thuật phù hợp để thu thậpbằng chứng kiểm toán thích hợp cho công việc sau này Các kỹ thuật thu thập bằngchứng thường được KTV AAC sử dụng là: Kiểm tra, quan sát, lấy xác nhận, điều tra,tính toán, thủ tục phân tích

Quy trình tóm tắt công tác thu thập bằng chứng kiểm toán được thể hiện trong

sơ đồ sau:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 39

Sơ đồ 2.4 - Quy trình tóm tắt công tác thu thập BCKT

Đánh giá chung

về hệ thốngKSNB

Phân tích số liệu

Điều tra, phỏng vấn

Quan sátKiểm tra tài liệu

Điều tra, phỏng vấn

Quan sátKiểm tra tài liệu

Xác nhậnTính toán

đốc)TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 40

2.2.1 Thu th ập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong toàn bộ quy trình kiểm toán.Sau khi nhận được lời mời kiểm toán, tùy vào đối tượng khách hàng là mới hay cũ, Tổng

Giám đốc là người quyết định có chấp nhận lời mời không Trong giai đoạn này, công

việc chủ yếu là xem xét tính độc lập của AAC với khách hàng, tính liêm chính của Ban

Giám đốc, hệ thống kế toán của khách hàng Ngoài ra, AAC còn tìm hiểu về lý do mời

kiểm toán của khách hàng, bởi vì đối với mỗi đối tượng sử dụng BCTC khác nhau thìmức rủi ro sẽ khác nhau, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng bằng chứng cần thu thập

- Đối với khách hàng cũ: sau khi xem xét các vấn đề năm trước, khả năng chấpnhận kiểm toán của AAC hầu như là 100%

- Đối với khách hàng mới: Giám đốc sẽ trực tiếp xuống đơn vị để xem xét sơ bộ

về tình hình hoạt động cũng như tổ chức công tác kế toán của công ty Ở giai đoạn này,

chưa đi sâu vào các nghiệp vụ mà chỉ ở mức độ Giám đốc bằng kinh nghiệm của mình

xem xét xem có quá rủi ro khi tiến hành kiểm toán cho khách hàng này hay không Nếu

Giám đốc nhận thấy công tác kế toán của đơn vị còn nhiều sơ hở, mập mờ, hay nghi ngờ

về tính liêm chính của Ban Giám đốc thì sẽ đưa ra lời từ chối kiểm toán Ngược lại, nếuthấy rủi ro đối với đơn vị là không đáng kể thì Giám đốc sẽ chấp nhận lời mời kiểm toán

Sau khi chấp nhận kiểm toán, AAC sẽ tiến hành thiết lập mức giá phí thích hợpcho công ty khách hàng và gửi đến đơn vị trước khi thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, các KTV AAC sẽ thực hiện một số

công việc cụ thể như sau:

- Tìm hiểu khách hàng

- Đánh giá chung về HTKSNB

- Phân tích số liệu

2.2.1.1 Tìm hiểu khách hàng

Đây là bước đầu tiên trong quy trình thực hiện kiểm toán của AAC Thông tin

thu thập được trong giai đoạn này sẽ giúp cho KTV có cái nhìn tổng quan về tình hìnhkinh doanh của công ty, các chính sách và quy định mà công ty đang áp dụng Từ đó,

KTV xác định được các rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, đồng thời hình dung được

phạm vi và các thủ tục kiểm toán sẽ áp dụng Việc tìm hiểu này phụ thuộc vào đối

tượng khách hàng là mới hay cũ:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Ngày đăng: 19/10/2016, 20:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w