1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

90 573 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 851 KB

Nội dung

Hoàn thiện kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới (WTO) đã mang lại cho Việt Nam những thay đổi lớn lao, tích cực trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Ngày càng có nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước tăng cường đầu tư, hợp tác tìm kiếm nguồn lợi nhuận, thị trường ở Việt Nam Do đó nhu cầu sử dụng thông tin để ra các quyết định kinh doanh là một trong những nhu cầu thiết yếu, quan trọng của các nhà quản lí, nhà đầu tư, của các tổ chức cá nhân…Nhu cầu các thông tin tài chính được công khai phải phản ánh đúng tình hình kinh doanh thực tế của các đơn vị kinh doanh cần được xem trọng Vì vậy, nhu cầu kiểm toán Báo cáo tài chính là bức thiết hơn bao giờ hết Từ thực tế đó cho thấy hàng loạt các công ty kiểm toán ra đời và phát triển ở Việt Nam là một xu thế tất yếu phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế xã hội Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam ra đời và phát triển cũng không nằm ngoài qui luật đó Từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã đạt được những kết quả to lớn và có được vị trí tin cậy vững vàng trong lòng các khách hàng kiểm toán của mình.

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Em đã được tạo điều kiện tham gia trực tiếp vào một số cuộc kiểm toán của Công ty, em nhận thấy bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính là yếu tố không thể thiếu trong suốt quá trình kiểm toán, là cơ sở hình thành ý kiến của người kiểm toán viên Sự thành công của cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của người kiểm toán viên Do đó, các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán cần phải được áp dụng một cách khoa học, triệt để để bằng chứng hình thành nên ý kiến kiểm toán có tính thuyết phục cao Nhận thức được vai trò

Trang 2

“Hoàn thiện kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo

cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam” làm đề tài

luận văn tốt nghiệp của mình.

Nội dung luận văn gồm ba phần sau:

Chương I: Cơ sở lí luận chung về bằng chứng kiểm toán và các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Chương II: Thực trạng vận dụng các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kĩ thuật kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp, em đã được cô giáo TS Nguyễn Thị Phương Hoa và các anh chị trong phòng nghiệp vụ 2 của Công ty hướng dẫn chỉ bảo tận tình Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình viết không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ CÁC KĨ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH1 Khái quát về bằng chứng kiểm toán

1.1 Khái niệm bằng chứng kiểm toán

Kiểm toán báo cáo tài chính là quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến đối tượng kiểm toán để đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán Để có kết luận kiểm toán chính xác, thuyết phục kiểm toán viên phải dựa trên những cơ sở, căn cứ hợp lí hợp pháp đó chính là bằng chứng Bằng chứng là những vật hoặc việc dùng để chứng tỏ việc là có thật, thỏa mãn các tiêu chí như: trung thực, khách quan, tôn trọng quá khứ… Do đó bằng chứng là yếu tố không thể thiếu được trong các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính.

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 về bằng chứng kiểm toán:

“Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các thông tin này kiểm toán viên hình thành ý kiến của mình”.

Theo khái niệm này bằng chứng kiểm toán bao gồm các thông tin dưới dạng nhân chứng và vật chứng mà kiểm toán viên thu thập làm cơ sở cho nhận xét của mình về Báo cáo tài chính được kiểm toán Khái niệm này chỉ rõ tầm quan trọng của bằng chứng và mối quan hệ mật thiết của bằng chứng với kết luận kiểm toán.

Qua đó ta thấy được bằng chứng kiểm toán không chỉ là cơ sở pháp lí cho kết luận kiểm toán mà còn là cơ sở tạo niềm tin cho những người quan tâm Tính đa dạng, phong phú của các loại bằng chứng kiểm toán sẽ có mức độ ảnh khác nhau đến việc hình thành ý kiến kết luận kiểm toán, chính vì thế kiểm toán viên cần nắm bắt cụ thể các loại bằng chứng để có thể đánh giá

Trang 4

1.2 Vai trò của bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Từ khái niệm trên ta đã có được cái nhìn tổng quan về bản chất của bằng chứng kiểm toán và có thể kết luận bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính có một vai trò hết sức quan trọng, làm cơ sở hình thành ý kiến của kiểm toán viên Sự thành công của cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau đó là đánh giá bằng chứng kiểm toán của kiểm toán viên Một khi kiểm toán viên không thu thập đầy đủ và đánh giá đúng các bằng chứng thì kiểm toán viên khó có thể đưa ra những nhận định xác đáng về đối tượng được kiểm toán Nói theo cách khác, kết luận kiểm toán khó có thể phản ánh đúng thực trạng của đối tượng kiểm toán nếu dựa trên số lượng bằng chứng ít hoặc có độ tin cậy, độ phù hợp không cao.

Tùy theo mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính tại mỗi loại hình doanh nghiệp hoạt động mà bằng chứng kiểm toán còn có những vai trò nhất định như:

Đối với các công ty kiểm toán độc lập hoặc cơ quan kiểm toán Nhà nước - cơ quan pháp lí, bằng chứng kiểm toán còn là cơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động (trình độ chuyên môn, tính tuân thủ, ý thức nghề nghiệp…) của kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Trong những trường hợp xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, kiện tụng giữa công ty kiểm toán với người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính thì bằng chứng kiểm toán là cơ sở để các nhà quản lí kiểm toán viên, cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá lại công việc của kiểm toán viên và công ty kiểm toán.

Với các vai trò quan trọng của bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 qui định:

Trang 5

“Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán”.

1.3.Tính chất của bằng chứng kiểm toán

Chuẩn mực thực hành thứ ba qui định: “Kiểm toán viên phải tập hợp bằng chứng có giá trị đầy đủ để chứng minh cho nhận xét được công bố” Chính vì

thế bằng chứng kiểm toán thu thập được phải có tính thuyết phục Tính thuyết phục của bằng chứng kiểm toán được quyết định bởi hai tính chất quan trọng là: tính hiệu lực và tính đầy đủ.

Tính hiệu lực

Hiệu lực là khái niệm chỉ mức độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng kiểm toán Nếu bằng chứng kiểm toán được xem là có hiệu lực thì nó giúp rất nhiều trong việc thuyết phục kiểm toán viên rằng các Báo cáo tài chính đã được trình bày trung thực hay không Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố sau:

 Tính liên đới hay tính thích đáng của bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng nhất thiết phải gắn kết với mục tiêu mà kiểm toán viên đang khảo sát Một bằng chứng kiểm toán có thể phục vụ mục tiêu kiểm toán này nhưng không phục vụ được mục tiêu kiểm toán khác hoặc có thể sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau Do đó, kiểm toán viên phải nắm bắt rõ được tính chất này của bằng chứng kiểm toán để có thể đánh giá bằng chứng kiểm toán cần thu thập sao cho phù hợp, tránh trùng lặp, từ đó nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán.

Tính đáng tin cậy của bằng chứng kiểm toán

Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán phụ thuộc vào bản chất và nguồn gốc của nó Các yếu tố ảnh hưởng là: nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm

Trang 6

toán, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, loại hình hay dạng của bằng chứng.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500.16 có viết:

Bằng chứng kiểm toán có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị đáng tin cậy hơn bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong.

Bằng chứng có nguồn gốc từ bên trong đơn vị có độ tin cậy cao hơn khi có hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả.

Bằng chứng kiểm toán do kiểm toán viên tự thu thập có độ tin cậy cao hơn bằng chứng do đơn vị cung cấp.

Bằng chứng bằng văn bản, hình ảnh có độ tin cậy hơn bằng chứng ghi lại lời nói.

Như vậy, ta có thể thấy:

Bằng chứng do các bên liên quan cung cấp, do kiểm toán viên thu thập được có tính khách quan hơn bằng chứng được cung cấp bởi đối tượng kiểm toán Do đó bằng chứng kiểm toán có nguồn gốc càng độc lập với đối tượng được kiểm toán thì mức độ tin cậy càng cao.

Đối với các khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả, liên tục, chặt chẽ thì các bằng chứng do họ cung cấp độ tin cậy cao hơn các bằng chứng kiểm toán do hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động yếu kém cung cấp Vì chức năng, nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty là kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các sai phạm, gian lận trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Ngoài ra tính đáng tin cậy của bằng chứng kiểm toán còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như hiểu biết, kinh nghiệm của các kiểm toán viên, trình độ chuyên môn của các cá nhân cung cấp thông tin…

Tính đầy đủ

Trang 7

Đầy đủ là khái niệm chỉ số lượng cần thiết của bằng chứng kiểm toán để kiểm toán viên đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính Không có chuẩn mực kiểm toán nào qui định số lượng bằng chứng cần thu thập cụ thể là bao nhiêu mà chủ yếu dựa vào phán xét nghề nghiệp của kiểm toán viên Các chuẩn mực kiểm toán thường chấp nhận kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán ở

tính mức độ “có tính thuyết phục” hơn là “có tính chắc chắn” Những yếu tố

ảnh hưởng đến tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán gồm:

Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng có độ tin cậy càng

cao thì số lượng thu thập càng ít và ngược lại.

Tính trọng yếu: Đối với các khoản mục, phần hành được đánh giá là có

tính trọng yếu thì số lượng bằng chứng thu thập càng phải nhiều Kiểm toán viên phải có trách nhiệm tìm ra mọi sai phạm trọng yếu liên quan đến Báo cáo tài chính.

Mức độ rủi ro: Phụ thuộc vào từng hợp đồng cụ thể và phụ thuộc vào từng

đối tượng cụ thể của kiểm toán Những đối tượng được đánh giá là có khả năng rủi ro lớn thì cần phải tăng cường lượng bằng chứng cần thu thập và ngược lại.

Tính kinh tế: Trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán, do giới hạn

về kinh phí, kiểm toán viên phải cân nhắc giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra để có được số lượng bằng chứng đầy đủ, thích hợp để có thể đánh giá một cách toàn diện về đối tượng kiểm toán.

1.4 Phân loại bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán thu được trong mỗi cuộc kiểm toán thì rất phong phú và đa dạng Tùy theo cách phân loại của từng kiểm toán viên mà bằng chứng kiểm toán được phân vào các nhóm khác nhau.

Trang 8

Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn gốc: Căn cứ để phân loại là dựa vào nguồn gốc thông tin có liên quan đến mục tiêu của cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được.

Theo cách phân loại này, bằng chứng gồm có loại sau:

Bằng chứng do kiểm toán viên tự khai thác và phát hiện do áp dụng các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính như: Biên bản kiểm kê HTK, các số liệu do tính toán lại, các thông tin do KTV quan sát hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Bằng chứng do khách hàng kiểm toán phát hành và luân chuyển đến các bộ phận nội bộ hoặc bên ngoài đơn vị và các thông tin mà đơn vị cung cấp cho kiểm toán viên như các phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn bán hàng

Bằng chứng do bên thứ ba cung cấp: Đó là bảng xác nhận các khoản nợ, khoản phải thu của các chủ nợ và khách nợ, sổ phụ ngân hàng…Những bằng chứng này do những bên thứ ba, bên liên quan cung cấp trực tiếp cho kiểm toán viên

Phân loại bằng chứng theo loại hình: Căn cứ theo loại hình hay dạng bằng chứng kiểm toán thì bằng chứng kiểm toán được phân thành các loại sau đây:

Bằng chứng vật chất: Là loại bằng chứng kiểm toán viên thu thập từ việc kiểm kê các loại tài sản có hình thái vật chất cụ thể của khách thể kiểm toán.

Bằng chứng tài liệu: Là các bằng chứng có được thông qua việc kiểm tra, tính toán, đối chiếu các tài liệu, chứng từ kế toán và các tài liệu có liên quan đến khách thể kiểm toán.

Bằng chứng thu thập qua phỏng vấn: Là bằng chứng có được qua trao đổi với người quản lí hoặc nhân viên của đơn vị kiểm toán Việc trao đổi có thể thông qua phỏng vấn hoặc bằng văn bản.

1.5 Các quyết định về bằng chứng kiểm toán

Trang 9

Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán thì yêu cầu đặt ra đối với mỗi kiểm toán viên là phải xác định được số lượng bằng chứng đầy đủ và thích hợp cần thu thập để có thể đánh giá một cách toàn diện về đối tượng kiểm toán.

Để thu thập được những bằng chứng có tính thuyết phục cao làm cơ sở vững chắc cho ý kiến nhận xét của mình về Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải đưa ra các quyết định của mình Quyết định của kiểm toán viên về thu thập bằng chứng kiểm toán có thể chia thành 4 loại:

Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng: Thể thức kiểm toán là hướng dẫn chi tiết về quá trình thu thập một loại bằng chứng kiểm toán cá biệt phải thu thập ở một thời điểm nào đó trong một cuộc kiểm toán Những hướng dẫn này thường được sắp xếp theo một thứ tự cụ thể giúp kiểm toán viên sử dụng trong suốt cuộc kiểm toán.

Quyết định về qui mô cần chọn đối với một thể thức nhất định: Sau khi đã xác định được cách thức thu thập bằng chứng thì kiểm toán viên tiến hành xác định qui mô mẫu Số mẫu được chọn có thể là một hoặc tất cả các phần tử trong tổng mẫu tùy thuộc vào xét đoán nghề nghiệp về mức độ trọng yếu, rủi ro mà kiểm toán viên nhận định.

Quyết định về những khoản mục cá biệt cần chọn từ tổng mẫu: Xác định xong qui mô chọn mẫu cho từng thể thức kiểm toán Kiểm toán viên cần xác định các phần tử cá biệt để kiểm tra cụ thể Điều này đảm bảo cho các mẫu được kiểm tra có tính đại diện cao.

Quyết định về thời gian hoàn thành các thể thức: Đây là quyết định quan trọng đảm bảo được tiến độ thời gian kiểm toán theo qui định kế hoạch kiểm toán đã được đề ra Quyết định này có thể được xác định ngay từ khi kì kế toán mà Báo cáo tài chính phản ánh chưa kết thúc hoặc có thể rất lâu sau

Trang 10

toán hoàn thành trong thơi gian không quá một quí kể từ khi kì kế toán kết thúc.

2 Khái quát về các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Qua tìm hiểu ở trên, ta thấy được vai trò to lớn của bằng chứng kiểm toán trong quá trình ra quyết định kết luận kiểm toán Do đó, thu thập bằng chứng kiểm toán đòi hỏi phải được tiến hành một cách khoa học, có cơ sở căn cứ hợp lí thì chất lượng bằng chứng mới đạt hiệu quả cao Thực chất của giai đoạn thực hành kiểm toán là các kiểm toán viên áp dụng các kĩ thuật kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ để đánh giá chúng Các kĩ thuật thường được vận dụng trong kiểm toán tài chính bao gồm: kiểm tra vật chất, quan sát, phỏng vấn, lấy xác nhận, xác minh tài liệu, tính toán và phân tích

2.1 Kiểm tra vật chất (kiểm kê)

Là quá trình kiểm kê tại chỗ hay tham gia kiểm kê các loại tài sản của doanh nghiệp Do vậy kiểm kê thường được áp dụng với tài sản có dạng vật chất cụ thể như hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình, tiền mặt và các giấy tờ có giá trị khác…

Một cuộc kiểm kê thường được tiến hành theo trình tự sau:

Chuẩn bị kiểm kê: Đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện vật chất cho cuộc kiểm kê như: phương tiện kiểm kê, nhân sự, chứng từ tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm kê…Ở giai đoạn này kiểm toán viên tiến hành niêm phong đối tượng được kiểm kê để tránh gian lận xảy ra.

Thực hành kiểm kê: Giai đoạn này gồm các công việc như dỡ bỏ niêm phong, phân loại, xác định số lượng, chất lượng của đối tượng kiểm kê và tiến hành lập bảng kê cho từng loại.

Trang 11

Kết thúc kiểm kê: Kết thúc quá trình kiểm kê kiểm toán viên phải tiến hành lập biên bản kiểm kê ghi rõ thực trạng, chênh lệch đã được phát hiện( nếu có) và nêu cách xử lí chênh lệch.

Ưu điểm của kiểm kê là cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao nhất vì kiểm kê là quá trình xác minh sự hiện hữu của tài sản, mang tính khách quan Hơn nữa cách thực hiện kĩ thuật này đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán.

Tuy nhiên, kĩ thuật kiểm kê bao giờ cũng có những hạn chế nhất định:Đối với một số tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị kĩ thuật, hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho… kiểm kê chỉ phản ánh sự hiện hữu của tài sản mà không cho biết quyền sở hữu của đơn vị đối với tài sản đó, còn chất lượng, tình trạng kĩ thuật, phương pháp đánh giá chúng thì chưa thể hiện.

Do đó kiểm tra vật chất cần kết hợp với các kĩ thuật thu thập bằng chứng khác để chứng minh quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó

2.2 Lấy xác nhận

Kí thuật thu thập bằng chứng kiểm toán lấy xác nhận là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp để xác minh tính chính xác của thông tin mà kiểm toán viên nghi vấn Các đối tượng mà kiểm toán viên thường gửi thư xác nhận để thu thập thông tin là tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, HTK gửi trong công ty lưu kho, các khoản phải trả, vốn chủ sở hữu, …

Thư xác nhận phải do đơn vị được kiểm toán lập theo sự hướng dẫn của kiểm toán viên và gửi trực tiếp đến người thứ ba để nhờ xác nhận thông tin theo yêu cầu Thư trả lời được gửi trở lại theo địa chỉ của kiểm toán viên Kiểm toán viên phải chủ động giám soát toàn bộ việc lập, gửi và nhận thư xác nhận Đó là yêu cầu nhằm đảm bảo tính độc lập của kĩ thuật xác nhận đối với

Trang 12

Thư xác nhận có thể được lập theo hai hình thức: thư xác nhận khẳng định và thư xác nhận phủ định

Hình thức gửi thư xác nhận khẳng định: kiểm toán viên yêu cầu người xác nhận gửi thư phúc đáp cho dù có chênh lệch hay không có chênh lệch giữa số liệu nhờ xác nhận và số liệu của Bên thứ ba Hình thức gửi thư xác nhận dưới dạng khẳng định có đảm bảo tin cậy cao hơn, nhưng chi phí cao hơn Vì thế, tùy mức độ hệ trọng của thông tin mà kểm toán viên sẽ lựa chọn hình thức phù hợp.

Hình thức gửi thư xác nhận phủ định: kiểm toán viên yêu cầu người xác nhận thư gửi thư phản hồi khi có sự chênh lệch giữa số liệu của Bên thứ ba và số liệu mà kiểm toán viên nhờ xác nhận.

Kĩ thuật này được sử dụng hầu hết trong tất cả các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính nhưng nó vẫn có những ưu điểm, nhược điểm nhất định.

Ưu điểm của kĩ thuật xác nhận là bằng chứng thu thập được có độ tin cậy

cao nếu kiểm toán viên thực hiện đúng qui trình và đảm bảo các yêu cầu sau:Thông tin cần phải được xác nhận theo yêu cầu của kiểm toán viên.Sự xác nhận phải được thực hiện bằng văn bản.

Sự độc lập của bên cần xác nhận

Kiểm toán viên phải kiểm soát được toàn bộ quá trình gửi và nhận thư xác nhận.

Nhược điểm của kĩ thuật là chi phí khá lớn do đó phạm vi áp dụng có giới

hạn nhất định, nhất là các đơn vị được kiểm toán có qui mô lớn, quan hệ rộng đa quốc gia…Kiểm toán viên cần quan tâm đến khả năng có thể các xác nhận đã được khách hàng và Bên xác nhận thông tin dàn xếp.

2.3 Xác minh tài liệu

Là quá trình xem xét, kiểm tra, so sánh các chứng từ sổ sách có liên quan có trong đơn vị được kiểm toán Kĩ thuật này được áp dụng đối với các chứng

Trang 13

từ tài liệu như hóa đơn mua hàng, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho…phương pháp này thường được tiến hành theo hai cách chủ yếu sau:

Thứ nhất, từ một kết luận có trước, kiểm toán viên thu thập tài liệu làm cơ

sở cho kết luận mà cần khẳng định

Thứ hai, kiểm tra các tài liệu từ khi phát sinh cho đến khi vào sổ sách

Quá trình này được tiến hành theo hai hướng:

Kiểm tra tài liệu từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán, khi kiểm toán viên muốn khẳng định xem các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản ánh đầy đủ vào sổ sách hay chưa (khẳng định tính đầy đủ) Hướng kiểm tra này nhằm phát hiện các sai phạm mang tính chất khai thiếu

Kiểm tra từ sổ sách xuống chứng từ gốc, khi kiểm toán viên muốn khẳng định xem các nghiệp vụ kinh tế có thực sự tồn tại hay không (khẳng định tính có thực) Hướng kiểm tra này nhằm phát hiện các sai phạm mang tính chất khai khống

Kĩ thuật kiểm tra tài liệu tương đối đơn giản thuận tiện do tài liệu thường có sẵn, chi phí bỏ ra cũng ít hơn so với các kĩ thuật khác Tuy nhiên, kiểm tra tài liệu cũng có những hạn chế nhất định như độ tin cậy của tài liệu minh chứng phụ thuộc vào nguồn gốc của bằng chứng Các tài liệu cung cấp có thể đã bị sửa chữa, giả mạo làm mất tính khách quan nên cần có sự kết hợp với các kĩ thuật khác

Khi áp dụng kĩ thuật này, kiểm toán viên cần phân biệt quá trình kiểm tra vật chất về tài sản với quá trình kiểm tra các chứng từ Nếu tài liệu được kiểm toán là một hóa đơn mua hàng, không có giá trị thanh toán như tiền, thì bằng chứng đó là một tài liệu chứng minh Đối với trái phiếu, khi chưa được kí nó là một chứng từ, sau khi được kí nó là một tài sản, sau khi thanh toán nó là một chứng từ Kĩ thuật kiểm tra vật chất áp dụng với trái phiếu khi nó là tài

Trang 14

2.4 Quan sát

Kĩ thuật quan sát được sử dụng để đánh giá một thực trạng hay hoạt động của đơn vị được kiểm toán Ví dụ, kiểm toán viên có thể trực tiếp quan sát thủ tục nhập kho, xuất kho của nhân viên thủ kho để đánh giá về hệ thống kiểm soát HTK của đơn vị.

Đây là kĩ thuật được áp dụng trong nhiều phần hành của cuộc kiểm toán, bằng chứng thu được đáng tin cậy nếu được kết hợp với các kĩ thuật khác Khi tiến hành thủ tục thu thập bằng chứng qua kĩ thuật này kiểm toán viên nên tiến hành một cách bất ngờ để có hiệu quả cao Vì các hoạt động được quan sát ở đơn vị kiểm toán không thể chắc chắn xảy ra thường xuyên, nó có thể được sắp đặt sẵn.

2.5 Phỏng vấn

Là quá trình kiểm toán viên thu thập bằng chứng thông qua việc phỏng vấn những người hiểu biết về vấn đề mà kiểm toán viên quan tâm Quá trình thu thập bằng chứng qua phỏng vấn thường bao gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch phỏng vấn

Kiểm toán viên xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung cần phỏng vấn, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc phỏng vấn…

Giai đoạn thứ 2: Thực hiện phỏng vấn

Trước hết kiểm toán viên giới thiệu lí do cuộc phỏng vấn, trao đổi những vấn đề cần phỏng vấn Khi phỏng vấn, kiểm toán viên có thể dùng hai loại câu hỏi “đóng” hoặc “mở”

Câu hỏi “mở” giúp kiểm toán viên thu được câu trả lời chi tiết và đầy đủ Được sử dụng khi kiểm toán viên muốn thu thập thêm thông tin

Câu hỏi “đóng” giới hạn câu trả lời của người phỏng vấn, được sử dụng khi kiểm toán viên muốn xác nhận một vấn đề đã nghe hay đã biết.

Giai đoạn thứ 3: Kết thúc phỏng vấn

Trang 15

Kiểm toán viên đưa ra kết luận trên cơ sở các thông tin đã được thu thập Kiểm toán viên cần lưu ý đến tính khách quan và sự hiểu biết của người phỏng vấn để có được bằng chứng kiểm toán có hiệu quả, độ tin cậy cao.

Ưu điểm của kĩ thuật thu thập bằng chứng qua phỏng vấn là nhanh chóng, không mất thời gian, công sức nhưng đồng thời cũng bộc lộ rõ nhược điểm là độ tin cậy của bằng chứng không cao do thiếu tính khách quan đối tượng được phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vị Do đó kết luận kiểm toán từ kĩ thuật phỏng vấn cần được củng cố bằng các bằng chứng khác.

2.6 Tính toán

Là quá trình kiểm toán viên kiểm tra tính chính xác về mặt số học trong việc tính toán và ghi sổ của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên nên đối chiếu các chứng từ có liên quan để xem cùng một thông tin có được phản ánh trên các chứng từ khác nhau, ở những nơi khác nhau hay không.

Kĩ thuật này chỉ có thể đánh giá tính chính xác thuần túy về mặt số học, chưa chú ý đến sự phù hợp của phương pháp tính được sử dụng Do đó kĩ thuật này thường được sử dụng kết hợp với các kĩ thuật khác như xác minh tài liệu, kiểm tra vật chất, phân tích…trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán để thu thập được bằng chứng hiệu quả hơn.

Ưu điểm là cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao về mặt số học.

Nhược điểm là đối với các doanh nghiệp hoạt động có qui mô lớn, kinh

doanh đa dạng nhiều mặt hàng thì việc cộng dồn, phân bổ rất phức tạp Trong trường hợp này cần trang bị máy tính hiện đại để đảm bảo việc tính toán nhanh chóng, chính xác.

2.7 Phân tích

Đây là một trong các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao mà tiết kiệm được thời gian, chi phí Ta có thể hiểu phân tích là quá trình

Trang 16

tin, các số dư phản ánh trên các Báo cáo tài chính Các mối quan hệ bao gồm mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau, quan hệ giữa các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính Do đó, kĩ thuật phân tích thường bao gồm 3 nội dung: dự đoán, so sánh và đánh giá.

Dự đoán: là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị của các chỉ tiêu, tỷ

suất hoặc xu hướng.

So sánh: là việc đối chiếu số dự đoán trên với số liệu trên báo cáo.

Đánh giá: là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn và các kĩ thuật

khác (phỏng vấn, quan sát) để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi so sánh.

Kĩ thuật phân tích được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu lực gồm ba loại: kiểm tra tính hợp lí, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.

Kiểm tra tính hợp lí

Hình thức kiểm tra tính hợp lí thường liên quan đến việc so sánh giữa số liệu thực tế và số liệu kế hoạch hoạt động Việc so sánh này nhằm mục đích phát hiện ra những chênh lệch lớn, biến động bất thường trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán để từ đó có thể tìm ra sai phạm, gian lận Các chỉ tiêu thường dùng để so sánh với nhau là:

So sánh số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự toán

So sánh giữa chỉ tiêu của đơn vị với các chỉ tiêu bình quân của ngành để thấy được vị thế của đơn vị trong ngành

Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính

So sánh số liệu của doanh nghiệp với kết quả dự kiến của kiểm toán viên

Phân tích xu hướng (phân tích ngang)

Trang 17

Là sự phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản, nghiệp vụ Phân tích xu hướng thường được kiểm toán viên sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kì này với thông tin tài chính kì trước hay so sánh thông tin tài chính giữa các tháng trong kì hoặc so sánh số dư (số phát sinh) của các tài khoản cần xem xét giữa các kì, nhằm phát hiện những biến động bất thường để qua đó kiểm toán viên tiến hành tập trung kiểm tra chi tiết.

Phân tích tỷ suất (phân tích dọc)

Là cách so sánh các số dư tài khoản hoặc các loại hình nghiệp vụ Đây là hình thức phân tích phổ biến trong kiểm toán Báo cáo tài chính giúp so sánh tính hợp lí về tình hình tài chính của một công ty nào đó với các công ty khác trong cùng tập đoàn hay với ngành đó Thông thường khi phân tích tỷ suất cũng phải xem xét xu hướng của tỷ suất đó Việc phân tích cũng có thể được tiến hành theo hai cách sau:

Phân tích các tỷ suất tài chính: Các tỷ suất tài chính phản ánh mối quan hệ

giữa các khoản mục trên báo cáo tài chính, các tỷ suất này thường ổn định giữa các đơn vị trong ngành nên có thể áp dụng cách tiếp cận theo chuỗi thời gian hoặc phân tích thông qua các đơn vị trong cùng ngành.

Phân tích theo qui mô: Để thực hiện được phương pháp này cần phải tiến

hành qui đổi số dư của các tài khoản dưới dạng tuyệt đối (tỷ lệ % trên tổng số) Với cách phân tích này kiểm toán viên có thể áp dụng cách tiếp cận theo chuỗi thời gian hoặc phân tích thông qua các đơn vị trong cùng ngành Phân tích theo chuỗi thời gian thường được áp dụng phổ biến hơn.

Giữa ba loại kĩ thuật phân tích trên thì mức độ chính xác, tin cậy của các bằng chứng kiểm toán thu thập được dựa vào kiểm tra tính hợp lí được xem là cao hơn so với phân tích xu hướng hay tỷ suất mang lại Nguyên nhân là các cuộc kiểm tra tính hợp lí kết hợp các dữ kiện hoạt động, dữ liệu tài chính và

Trang 18

dựa trên mối quan hệ giữa các báo cáo khác nhau nhưng có liên quan cho nên kết quả thu thập được có giá trị Phân tích xu hướng được xem là cung cấp dữ liệu có độ tin cậy thấp nhất vì kĩ thuật này dựa nhiều vào việc xem xét dữ liệu năm trước Mối quan hệ giữa các thủ tục phân tích và độ tin cậy của các bằng chứng có thể khái quát qua bảng sau:

Bảng 1: Quan hệ giữa thủ tục phân tích và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu thập được

Các loại hình phân tíchPhân tích xu hướngPhân tích tỷ suấtKiểm tra tính hợp lí

Khi sử dụng thủ tục phân tích nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên cần phải giải quyết bốn vấn đề:

Thứ nhất, chọn thủ tục phân tích thích hợp Kiểm toán viên có thể tham

khảo cách lựa chọn sử dụng loại hình phân tích ở bảng sau:

Bảng 2: Hướng dẫn chọn thủ tục phân tích

Đối tượngkiểm toán

Loại hình phân tích

Phân tích xu hướng

Phân tích tỉ suất

Kiểm tra tính hợp lí

Khoản mục trong bảng tổng

Khoản mục trong báo cáo kết

Thứ hai, kiểm toán viên phải đưa ra được mô hình để dự đoán những số

liệu tài chính hoặc những xu hướng hay tỉ suất về số liệu tài chính và số liệu hoạt động.

Trang 19

Thứ ba, so sánh dự đoán của kiểm toán viên với số liệu của đơn vị được

kiểm toán.

Nếu có chênh lệch thì kiểm toán viên phải phỏng vấn các nhà quản lí về vấn đề tài chính và hoạt động của Công ty…để được giải thích hay để thu thập thông tin giúp hoàn thiện hơn mô hình Bên cạnh đó kiểm toán viên cần theo dõi và kiểm tra những thông tin này Những điều giải thích cần được chứng thực bằng một bằng chứng độc lập.

Thứ tư, sử dụng đánh giá chuyên môn để rút ra kết luận về bằng chứng

kiểm toán thu thập được.

Nếu chênh lệch giữa dự đoán của kiểm toán viên với số liệu thực tế lớn hơn rất nhiều so với mức chênh lệch theo kế hoạch, kiểm toán viên không thu được bằng chứng kiểm toán như dự tính Khi đó kiểm toán viên phải điều tra chênh lệch đó và xem xét ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Nếu chênh lệch thấp hơn đáng kể so với mức chênh lệch theo kế hoạch, thì có thể kết luận rằng mục tiêu kiểm toán đã đạt được Tuy nhiên, kiểm toán viên cần xem xét liệu những phát hiện của kiểm toán viên có thu được từ những theo dõi thích hợp đối với kiểm soát nội bộ, hệ thống thông tin và các vấn đề khác không.

Nếu chênh lệch này xấp xỉ độ chênh lệch theo kế hoạch, kiểm toán viên sẽ sử dụng đánh giá của mình để xem xét có nên:

Chấp nhận chênh lệch này là chênh lệch kiểm toán và chuyển nó vào bảng tóm tắt những chênh lệch kiểm toán chưa được điều chỉnh.

Tiếp tục hoàn thiện dự đoán của mình, đưa vào nhiều biến hơn và đưa ra ít số xấp xỉ hơn, cho đến khi chênh lệch đạt mức chấp nhận được.

Tiến hành kiểm tra chi tiết.

Trang 20

Ưu điểm của thủ tục phân tích là bằng chứng kiểm toán thu được có độ

chính xác cao mà không mất nhiều thời gian, tiết kiệm chi phí giúp kiểm toán viên đánh giá được tổng thể mà không sa lầy vào các nghiệp vụ cụ thể Với ưu điểm như vậy kĩ thuật phân tích được sử dụng trong tất cả giai đoạn của quy trình kiểm toán Tuy nhiên, kiểm toán viên cũng cần lưu ý một số đặc điểm sau:

Mối quan hệ bản chất của các chỉ tiêu được so sánh: việc phân tích chỉ có ý nghĩa khi chỉ tiêu được phân tích có mối quan hệ với nhau

Đối với các khoản mục hay chỉ tiêu trọng yếu, kiểm toán viên nên kết hợp với các kĩ thuật khác để thu được bằng chứng thích hợp

Kiểm toán viên nên thận trọng kết hợp kĩ thuật phân tích với các kĩ thuật khác trong trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán hoạt động kém hiệu quả

Kiểm toán viên thiếu hiểu biết về mức chuẩn ngành kinh doanh của đơn vị thì việc đánh giá chênh lệch khi phân tích sẽ sai lầm

3 Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt cần thu thập

Ngoài các bằng chứng kiểm toán thu thập được dựa vào các kĩ thuật thu thập bằng chứng ở trên kiểm toán viên phải thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán đặc biệt trong những trường hợp đặc biệt Bằng chứng này bao gồm:

Ý kiến của chuyên gia: Trong một số trường hợp hạn chế về kiến thức lĩnh vực cần kiểm toán, kiểm toán viên phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia như: định giá tài sản quý hiếm, tác phẩm nghệ thuật, khoáng sản… Khi sử dụng ý kiến của chuyên gia thì kiểm toán viên vẫn là người chịu trách nhiệm sau cùng về độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán Do đó, xem xét tính độc lập của chuyên gia với khách thể kiểm toán là điều kiểm toán viên cần lưu ý.

Trang 21

Thư giải trình của nhà quản lí: Trong một số trường hợp khó có được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, kiểm toán viên phải thu thập các giải trình bằng văn bản của nhà quản lí về những vấn đề xét thấy có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Tuy nhiên, kiểm toán viên cần xem xét xem thư giải trình của các nhà quản lí có hợp lí nhất quán với nhau và với các bằng chứng khác không

Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ: Kiểm toán viên được phép sử dụng các tư liệu của kiểm toán viên nội bộ khi hệ thống kiểm soát của đơn vị hoạt động hiệu quả Điều này sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian kiểm toán cũng như giảm bớt các thủ tục kiểm toán.

Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên tiền nhiệm: Kiểm toán viên có thể sử dụng tư liệu của kiểm toán viên tiền nhiệm nhưng vẫn là người chịu trách nhiệm về các bằng chứng này Do đó, kiểm toán viên cần tao đổi và đánh giá giá trình độ chuyên môn của kiểm toán viên tiền nhiệm.

Bằng chứng về bên hữu quan: Đây cũng là một trong số các bằng chứng kiểm toán đặc biệt mà kiểm toán viên thường hay sử dụng để có kết luận chính xác về tính trung thực, hợp lí của Báo cáo tài chính Đây là một bằng

chứng quan trọng do đó “Nếu kiểm toán viên không thể thu thập được các bằng chứng đầy đủ, thích hợp về các bên hữu quan và các nghiệp vụ với các bên này, kiểm toán cần mô tả trong báo cáo kiểm toán của mình những giới hạn về phạm vi công việc và ghi chú ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận nếu thấy phù hợp”.

Kiểm toán viên thu thập bằng chứng về các bên hữu quan bằng cách vận dụng một số thủ tục sau:

•Xem xét lại các nghiệp vụ bất thường mà kiểm toán viên thấy có nghi vấn, nghi vấn, giúp kiểm toán biết được bên hữu quan mới.

Trang 22

•Xem xét lại các thư xác nhận khoản phải thu, khoản phải trả và các xác nhận của ngân hàng Việc này giúp kiểm toán viên hiểu rõ hơn về bản chất mối quan hệ giữa khách hàng và các bên có liên quan.

•Xem xét lại các nghiệp vụ đầu tư, huy động vốn quan trọng của khách hàng như mua hoặc bán cổ phần với qui mô lớn.

•Xác minh hay thu thập thông tin qua điều tra, phỏng vấn, gửi thư xác nhận tới luật sư, ngân hàng, cơ quan thuế, hải quan…

Khi sử dụng bằng chứng kiểm toán đặc biệt này kiểm toán viên cần xem xét tính độc lập của các bên hữu quan với khách hàng kiểm toán để bằng chứng được cung cấp mang tính khách quan cũng như đánh giá chất lượng của các bằng chứng này (xem có hợp lí, hợp pháp không).

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC KĨ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO

Trang 23

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam được thành lập vào ngày 21/12/2001, được Bộ Tài Chính Việt Nam và Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103000692, hoạt động theo luật doanh nghiệp và dưới hình thức hoạt động ban đầu là công ty Cổ phần gồm 6 cổ đông sáng lập.

Tên giao dịch quốc tế của công ty là: Vietnam Auditing and Evaluation Joint Stock Company (VAE- JSC).

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là: Kiểm toán Báo cáo tài chính, tư vấn đầu tư và kinh doanh, dịch vụ định giá và kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Trụ sở chính công ty : Tầng 11 tòa nhà Sông Đà_ số 165 Cầu Giấy_ thành phố Hà Nội.

Từ khi thành lập đến nay công ty đã trải qua rất nhiều thăng trầm, nhưng nhờ sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên, công ty đã vượt qua những khó khăn và đang phát triển không ngừng.Ta có thể khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty qua những giai đoạn chính sau:

Giai đoạn từ khi thành lập đến tháng 10 năm 2006

Tên gọi của công ty là công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 1 tỷ VND, được chia thành 10.000 cổ phần, đến năm 2004 thì tăng lên 2 tỷ VND.

Trang 24

Do quá trình kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên công ty đã nhiều lần thay đổi địa điểm Đến cuối năm 2004, công ty mua trụ sở tại tầng 11_ tòa nhà Sông Đà_ số 165 Cầu Giấy, là trụ sở chính của công ty đến tận bây giờ.

Trong giai đoạn này công ty đã không ngừng hoàn thiện mình: số lượng nhân viên lên tới gần 80 người không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn, các dịch vụ cung cấp gia tăng, cơ cấu tổ chức các phòng ban thay đổi từ chiều dọc sang chiều ngang.

Giai đoạn từ tháng 10 năm 2006 đến nay

Theo Quyết định số 105, Quyết định 133 và Thông tư hướng dẫn số 64 của Bộ Tài Chính, căn cứ trên biên bản họp Đại hội đồng Cổ Đông ngày 23/09/2006, công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam chuyển đổi loại hình từ công ty Cổ phần thành công ty Trách nhiệm hữu hạn với tên giao dịch chính thức là: Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam.

Công ty thành lập thêm một phòng nghiệp vụ vào năm 2007, số lượng nhân viên tăng lên 120 người trong đó có trên 33% số người đăng kí hành nghề kiểm toán và nhiều người có chứng chỉ CPA.

Những thành tựu mà công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam đạt được trong những năm qua:

Công ty luôn đứng đầu trong nhóm 10 công ty kiểm toán độc lập có các chỉ số cao nhất (số lượng kiểm toán viên hành nghề, số lượng nhân viên, số lượng khách hàng, số lương doanh thu…)

Là 01 trong 11 Công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam theo công văn số 724/QĐ- UBCK ngày 30/11/2006 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Trang 25

Là 01 trong 47 tổ chức có đủ điều kiện thực hiện công tác xác định giá trị doanh nghiệp năm 2006 theo công văn số 5257/QĐ-BTC ngày 31/12/2005 của Bộ Tài Chính.

Là 01 trong 11 tổ chức có đủ điều kiện thực hiện Thẩm định giá – Đợt 1 năm 2006 theo công văn số 263/TB-BTC ngày 07/08/2006 của Bộ Tài Chính.

Sau đây là kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm liến tiếp 2006, 2007

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh

(Đơn vị: VND)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

23,297,018,681

11,745,321,823 2 Lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

7,765,672,893

3,499,482,670 3 Doanh thu hoạt động tài chính

40,416,554

20,419,285 4 Chi phí hoạt động tài chính 439,566,390 221,000,000 5 Chi phí quản lí doanh nghiệp 973,594,533 2,996,213,267 6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

6,392,928,524

302,688,688 7 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

1,790,019,987

84,752,833 8 Lợi nhuận sau thuế

4,602,908,537

217,935,855 Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm liên tiếp cho thấy tình hình kinh doanh của công ty rất khả quan Cụ thể doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng gấp đôi so với năm 2006, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 36% Sở dĩ có được điều đó là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên công ty Theo số liệu công ty thì số lượng dự án kiểm toán báo cáo tài chính của công ty chiếm 65% trong tổng

Trang 26

số các dự án kiểm toán của công ty, doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính chiếm 51% trong tổng doanh thu của công ty

Bảng 4: Cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ qua các năm

Ta có thể biểu diễn cơ cấu này theo biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh thu dịch vụ qua các năm

Năm 2007 Năm 2006

Kiểm toán BCTCKiểm toán XDCBĐịnh giáDịch vụ khác

Ta thấy doanh thu của tất cả các loại hình dịch vụ trong 2 năm đã có sự tăng trưởng, điều này có thể lí giải bởi quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây, đồng thời với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo đòn bẩy thúc đẩy nhu cầu kiểm toán của các đơn vị doanh nghiệp tăng cao Chúng ta hi vọng trong những năm tới công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam tích cực, chủ động nâng cao năng lực để gặt hái được nhiều thành công hơn nữa

Trang 27

1.2 Đặc điểm tổ chức quản lí và hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của công ty

Công ty TNHH tổ chức bộ máy quản lí của công ty chia thành bốn phòng nghiệp vụ Mỗi phòng nghiệp vụ đều có thể thực hiện tất cả các loại dịch vụ của công ty, bao gồm bốn mảng: Kiểm toán báo cáo tài chính; Định giá; Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Tư vấn thuế và dịch vụ khác.

Ta có thể thấy mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty là phù hợp với xu hướng phát triển và hoạt động của ngành kiểm toán hiện nay Với mô hình này công ty có thể so sánh được hiệu quả hoạt động kinh tế của từng phòng nghiệp, xác định được sự đóng góp của từng phòng nghiệp vụ vào lợi ích chung của công ty vì mỗi phòng nghiệp vụ đều cung cấp những dịch vụ kiểm toán như nhau Hơn nữa, một khách hàng có thể yêu cầu cung cấp nhiều loại dịch vụ cùng một lúc nên việc tổ chức tập chung tại mỗi phòng nghiệp vụ như vậy sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng Điều này đặc biệt quan trọng khi hiện nay công ty thực hiện việc trả lương bằng cách dựa vào kết quả hoạt động (doanh thu) của từng phòng nghiệp vụ: Cụ thể 40% giá trị hợp đồng kiểm toán được dành cho phòng nghiệp vụ có nhóm kiểm toán viên trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán (chia trực tiếp), còn lại 60% là chia chung cho Công ty.

Ta có thể hiểu được cơ cấu tổ chức của công ty qua sơ đồ sau:

Trang 28

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

TỔNG GIÁM ĐỐC

TỔNG GIÁM ĐỐC

TỔNG GIÁM ĐỐC

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI

CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG NGHIỆP VỤ II

PHÒNG NGHIỆP VỤ II

PHÒNG NGHIỆP VỤ III

PHÒNG NGHIỆP VỤ III

PHÒNG NGHIỆP VỤ IV

PHÒNG NGHIỆP VỤ IV

PHÒNG NGHIỆP

VỤ I

PHÒNG NGHIỆP

VỤ I

PHÒNG TỔNG HỢP

PHÒNG

TỔNG HỢPSƠN LAĐÀ NẴNG TP HỒ CHÍ TP HỒ CHÍ MINHMINH

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

KIỂM TOÁN QUYẾT

TOÁN VỐN ĐẦU

KIỂM TOÁN QUYẾT

TOÁN VỐN ĐẦU

DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ CÁC DỊCH VỤ KHÁC

DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ CÁC DỊCH VỤ KHÁC

BỘ PHẬN KẾ TOÁN

BỘ PHẬN KẾ TOÁN

BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH

BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Hội đồng thành viên: bao gồm các thành viên là cơ quan quyết định cao

nhất của công ty Có quyền quyết định tất cả các vấn đề quan trọng của công ty như quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, quyết định giải pháp phát triển thị trường, bầu và miễn nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên….

Tổng Giám Đốc: là người có quyền và trực tiếp điều hành công việc

hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Trang 29

Hội đồng khoa học: giữ một vai trò quan trọng, tham mưu cho Hội đồng

thành viên và Ban Giám Đốc công ty trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh Ngoài ra Hội đồng khoa học còn có trách nhiệm đào tạo, xây dựng đội ngũ kiểm toán viên đủ năng lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty.

Các Giám Đốc: do Tổng Giám Đốc chỉ định, trực tiếp điều hành các

phòng nghiệp vụ và thực hiện các công việc do Tổng Giám Đốc ủy quyền.

Các phòng nghiệp vụ I, II, III, IV: trực tiếp cung cấp tất cả các loại

hình dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.

Phòng tổng hợp: bao gồm bộ phận kế toán, bộ phận lễ tân, bộ phận lái

xe…đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ như thanh toán lương, tiếp khách, đưa đón cán bộ nhân viên…

Các văn phòng đại diện: có nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển khách

hàng, hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của công ty Các văn phòng đại diện không được trực tiếp ký kết các hợp đồng cũng như thực hiện việc cung cấp dịch vụ Hiện nay có 3 văn phòng đại diện: văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, văn phòng tại Thành phố Đà Nẵng và văn phòng tại thị xã Sơn La

1.2.2 Các loại hình dịch vụ công ty cung cấp

Dịch vụ kiểm toán, kế toán và thuếKiểm toán Báo cáo tài chính

Xem xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Cung cấp dịch vụ kế toán, tư vấn kế toán cho khách hàngTư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thuếDịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản

Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành của các công trình, dự án

Trang 30

Kiểm toán xác định giá trị quyết toán công trình, giá tri quyết toán vốn đầu tư.

Tư vấn tìm hiểu, đánh giá thị trường, định hướng đầu tư

Lập báo cáo NCTKT, báo cáo NCKT, báo cáo đầu tư cho các ngành hoạt động

Tư vấn lập tổng dự toán, dự toán, quyết toán, báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành …

Tư vấn thẩm định tổng dự toán, dự toán

Tư vấn lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầuTư vấn quản lý quá trình đầu tư.

Dịch vụ chuyển đổi Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Quốc tế 1Dịch vụ chuyển đổi Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phục vụ cho mục tiêu hợp nhất kết quả hoạt động với Công ty mẹ theo chuẩn mực kế toán Quốc tế

Dịch vụ soát xét Báo cáo tài chính đã được chuyển đổi theo thông lệ kế toán Quốc tế phục vụ cho mục tiêu hợp nhất kết quả hoạt động với Công ty mẹ.

1.2.3 Đặc điểm về khách hàng của công ty

Trang 31

Với qui mô các loại hình dịch vụ kiểm toán phong phú, phù hợp với nhu cầu khách hàng cùng uy tín nghề nghiệp, công ty kiểm toán và định giáViệt Nam hiện nay đã có một lực lượng khách hàng đông đảo Cho đến nay, VAE đã phục vụ hàng nghìn khách hàng trong nước, quốc tế cho các dự án đầu tư của họ tại Việt Nam Trong số các khách hàng này Khoảng 2/3 là các công ty xí nghiệp thuộc sở hữu của Việt Nam và 1/3 là các công ty đa quốc gia trên thế giới cùng các dự án được tài trợ từ nhiều tổ chức quốc tế như: WB, ADB, IPPF, UNDP, SOS, IFAD…Đặc biệt, công ty đã thực hiện kiểm toán giá trị quyết toán hàng nghìn dự án lớn nhỏ trong phạm vi toàn quốc Sau đây là các loại hình khách hàng chủ yếu của công ty:

Các doanh nghiệp nhà nước: các đơn vị thành viên Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam; Tổng công ty dệt may Việt Nam; Tổng công ty hóa chất Việt Nam; Tổng công ty Thủy sản Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; công ty Dệt kim Hà Nội; công ty Giấy Việt Trì…

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: công ty Khí công nghiệp Bắc Việt Nam; công ty DAESHIN Việt Nam; công ty Shin Wuall; công ty EURO PASIA; công ty XNK Dệt may Hà Nội…

Các dự án do chính phủ các nước và các tổ chức Quốc tế tài trợ: dự án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; ban quản lí Trung ương Dự án Thủy Lợi; dự án liên minh sinh vật biển…

Các loại hình doanh nghiệp khác tại Việt Nam: các Công ty thuộc Tập đoàn Hòa Phát; công ty XNK Tổng hợp Hà Nội; công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công trình 646…

1.3 Tổ chức thực hiện kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

1.3.1 Tổ chức công tác kiểm toán tại công ty

Trang 32

Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam tiến hành công việc theo các bước như sau:

•Bước chuẩn bị

•Thực hiện kiểm toán

•Trao đổi thông tin với khách hàng để thống nhất các vấn đề liên quan

•Lập báo cáo kiểm toán

Bước chuẩn bị

oGặp gỡ khách hàng

oXác định mục tiêu, phạm vi, phương thức tiến hành

oThu thập thông tin chung liên quan đến ngành nghề hoạt động kinh doanh liên quan đến khách hàng cần kiểm toán

oThu thập tất cả các hồ sơ cần thiết, thông tin thực tế về khách hàngoLập kế hoạch kiểm toán chung

oPhân công nhiệm vụ trong nhóm kiểm toánoXây dựng chương trình kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Quá trình này thực hiện đồng bộ những công việc đã ấn định trong kế hoạch, chương trình kiểm toán Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

oKiểm toán viên phải tuân thủ các chương trình kiểm toán đã được xây dựng Trong mọi trường hợp, kiểm toán viên không được thay đổi chương trình.

oTrong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thường xuyên ghi chép kết quả kiểm toán vào sổ tay hay giấy tờ làm việc để làm bằng chứng cho kết luận kiểm toán.

Trang 33

oĐịnh kì kiểm toán viên phải tổng hợp kết quả kiểm toán lên các bảng tổng hợp để nhận rõ mức độ thực hện so với khối lượng công việc chung

oMọi điều chỉnh về nội dung, phạm vi kiểm toán…đều phải có ý kiến thống nhất của người phụ trách công việc kiểm toán (chủ yếu) và khách thể kiểm toán (nếu có) Mức độ pháp lí của những điều chỉnh này phải tương ứng với tính pháp lí trong lệnh kiểm toán.

Lập Báo cáo kiểm toán

oTổng hợp các kết quả kiểm toán

oXử lý các phát hiện trong quá trình kiểm toán

oHoàn thiện Báo cáo kiểm toán và phát hành chính thức.

1.3.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty

1.3.2.1 Qui định về hồ sơ kiểm toán tại công ty

Trong dịch vụ kiểm toán mà VAE cung cấp, kiểm toán Báo cáo tài chính là một trong các hoạt động quan trọng nhất của công ty Việc ghi chép lại quá trình thực hiện kiểm toán trên giấy tờ làm việc là một trong những qui định bắt buộc Tất cả các giấy tờ làm việc sẽ được sắp xếp, lưu giữ theo một trình tự nhất định trong hồ sơ kiểm toán Những yêu cầu chung đặt ra cho hồ sơ kiểm toán nói chung và hồ sơ kiểm toán Báo cáo tài chính nói riêng được công ty qui định như sau:

oTất cả các tài liệu trong file kiểm toán phải được đục lỗ và cho vào trong file.

oCác tài liệu trong file cần được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn theo một trật tự đã được qui định Hồ sơ kiểm toán được lập phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, cơ sở cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét của mình, đảm bảo cho kiểm toán viên không tham gia kiểm toán và người soát xét hiểu được công việc kiểm toán và có cơ sở đưa ra ý kiến của mình.

Trang 34

oHợp đồng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán đã có sự phê chuẩn của người quản lí phải được ghi đầy đủ các thông tin như tên, số liệu hồ sơ, ngày tháng lập và lưu trữ.

oCác thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh, pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.

oCác tài liệu về thuế: các văn bản, chế độ thuế áp dụng riêng trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng

oCác thông tin chung về khách hàng đó là:

Các ghi chép hoặc bản sao của các tài liệu hợp đồng, thoả thuận và các biên bản quan trọng (quyết định thành lập công ty, điều lệ công ty, giấy phép đầu tư, khách hàng được cơ quan thuế cho phép, các tài liệu về nghĩa vụ thuế hàng năm.

Các tài liệu về nhân sự: các thoả ước lao động, các quyết định riêng của khách hàng về nhân sự, quyết định về quản lí và sử dụng quĩ lương.

Các tài liệu về kế toán, văn bản chấp thuận chế độ kế toán áp dụng, các nguyên tắc kế toán áp dụng và các tài liệu liên quan khác.

Trên cơ sở những tài liệu thu thập được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận định trên tài liệu làm việc là tờ tổng hợp Tờ tổng hợp này sẽ ghi chép các vấn đề tồn tại của cuộc kiểm toán và hướng xử lí do nhóm trưởng tổng hợp và thống nhất với các kiểm toán viên khác từ các phần hành kiểm toán khác.

Thứ tự được sắp xếp trong hồ sơ kiểm toán 1 Báo cáo kiểm toán phát hành (bản photo) 2 Thư quản lí phát hành (bản photo)

3 Các bản báo cáo, thư quản lí dự thảo đã được soát xét 4 Hợp đồng kiểm toán

5 Kế hoạch kiểm toán có sự phê chuẩn của Ban giám đốc

Trang 35

6 Hồ sơ pháp lí của khách hàng

7 Các chính sách tài chính kiểm toán, kiểm soát nội bộ của khách hàng 8 Bộ báo cáo tài chính của khách hàng trước kiểm toán và quyết toán thuế.

Yêu cầu đối với giấy làm việc

Giấy tờ làm việc được sắp xếp theo chương trình kiểm toán của công ty theo số thứ tự tham chiếu từ nhỏ đến lớn Giấy tờ làm việc phải được đánh số ở góc trên bên phải bằng bút đỏ Toàn bộ giấy tờ phải được tham chiếu liên kết với nhau và với các chương trình kiểm toán cũng như các bằng chứng kiểm toán thu thập được Toàn bộ giấy tờ làm việc phải được trưởng nhóm và người soát xét Các yếu tố bổ sung về giấy tờ làm việc phải được ghi lại trên giấy soát xét có giải trình của người thực hiện.

Kiểm toán viên phải ghi đầy đủ các thông tin trên giấy tờ làm việc như: tên khách hàng, nội dung, kì kinh doanh, người lập, người soát xét và ngày soát xét.

Phần trình bày trên là những khái quát chung về giấy tờ làm việc của công ty kiểm toán và định giá Việt Nam, hiện nay công ty đang cố gắng ngày càng hoàn thiện các giấy tờ làm việc này Bên cạnh đó các chương trình kiểm toán cũng được thiết kế nhằm tìm ra các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp nhất để phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán viên.

1.3.2.2 Kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán tại công ty

Báo cáo kiểm toán là kết luận cuối cùng về tình hình hoạt động kinh doanh của kiểm toán viên trong suốt quá trình kiểm toán khách hàng Do đó, báo cáo kiểm toán chứa đựng rủi ro của công ty kiểm toán nên việc kiểm soát chất lượng báo cáo đã được công ty kiểm toán và định giá Việt Nam quan tâm cao Quá trình đó được thể hiện qua 3 giai đoạn đó là: kiểm soát chất

Trang 36

lượng quá trình tuyển dụng nhân viên, kiểm soát quá trình đào tạo và kiểm soát quá trình kiểm toán tại các đơn vị được kiểm toán.

Giai đoạn 1: Kiểm soát quá trình tuyển dụng nhân viên

Hiện nay, công ty kiểm toán và định giá Việt Nam có một đội ngũ nhân viên kiểm toán trên 100 người năng động, chuyên nghiệp, có tính kỉ luật cao Sở dĩ có điều đó là do quá trình tuyển dụng nhân viên của công ty Các nhân viên trước khi vào được công ty phải trải qua bao 2 vòng thi Việc lựa chọn hồ sơ là do trưởng phòng của các phòng tổ chức thực hiện.

Vòng 1 các thí sinh sẽ tham gia thi viết kiểm tra trình độ chuyên môn cũng như kiến thức xã hội cần thiết.

Vòng 2 các thi sinh đỗ vòng 1 sẽ được phỏng vấn bởi các nhà quản lí của công ty.

Những thí sinh sau khi trúng cả 2 vòng trên sẽ được thử việc 2 tháng tại công ty, sau 2 tháng phải viết bản thu hoạch Nếu đủ điều kiện công ty sẽ kí hợp đồng dài hạn.

Giai đoạn 2: Kiểm soát chất lượng qua đào tạo

Công ty có 2 hình thức đào tạo: Đào tạo ứng dụng lí thuyết gắn liền với thực tế và đào tạo theo cách làm việc với thực tế Các nhân viên được đào tạo theo cách từng cấp bậc khác nhau như: nhân viên mới , cũ có lớp đào tạo riêng; các chức vụ trưởng, phó phòng có lớp đào tạo riêng Công ty sẽ mời chuyên gia đầu ngành về giảng dạy hoặc có thể do người có kinh nghiệm trong công ty giảng dạy.

Giai đoạn 3: Kiểm soát chất lượng qua quá trình kiểm toán

Kiểm soát chất lượng là quá trình xuyên suốt trong 1 cuộc kiểm toán, nó quyết định uy tín của công ty tạo niềm tin, mở rộng thị trường, sự phát triển bền vững của công ty Sản phẩm cuối cùng của cuộc kiểm toán là ý kiến của kiểm toán viên về Báo cáo tài chính của khách hàng có phù hợp với tình hình

Trang 37

kinh doanh của khách hàng hay không Quá trình kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán và định giá Việt Nam gồm các thủ tục sau:

Sơ đồ 2: Các bước kiểm soát chất lượng kiểm toán

Tổng hợp ý kiến về các phần hành

Trưởng nhóm soát xét và báo cáo tổng hợp chungTrưởng phó phòng soát xét và ghi ý kiếnPhó giám đốc phụ trách soát xét lại công việc

Ban giám đốc soát xét lại lần cuối cùng

Phòng hành chính soát xét lại chính tả và cách trình bàyPhát hành báo cáo

Qua sơ đồ trên ta thấy quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty tiến hành rất chặt chẽ theo một trình tự hợp lí, lôgic Đầu tiên trưởng nhóm sẽ tổng hợp ý kiến của các thành viên phụ trách về các phần hành sau đó tiến hành soát xét, kiểm tra để đưa ra báo cáo tổng hợp chung Trưởng phó phòng, phó giám đốc lần lượt sẽ soát xét và đưa ra ý kiến Cuối cùng ban giám đốc sẽ là người soát xét để đưa ra quyết định Phòng hành chính có nhiệm vụ kiểm tra lại hình thức, cách trình bày của bản báo cáo Qua tất cả các bước trên báo cáo kiểm toán sẽ chính thức được phát hành.

Trong quá trình kiểm toán, các nhân viên kiểm toán sẽ tiến hành công việc theo đúng kế hoạch đề ra Mọi ý kiến thắc mắc, vấn đề phát sinh sẽ phải hỏi ý kiến của trưởng nhóm, không được tự ý quyết định Trưởng nhóm có trách nhiệm giám sát, đôn đốc, chấn chỉnh thái độ làm việc của các thành viên

Trang 38

Việc kiểm soát chất lượng sẽ được thể hiện thông qua bảng câu hỏi đã được xây dựng Khách hàng sẽ trả lời theo 3 cách: có, không, không áp dụng và phải giải thích về phương án lựa chọn của mình Cuối cùng là cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên.

Ngoài ra công ty còn xem xét các giấy tờ làm việc đã được lưu và hồ sơ kiểm toán hay chưa, xem xét việc thực hiện công việc đã được đề ra trước đó Kiểm toán viên cũng phải đánh giá mức độ hài lòng của dịch vụ đã cung cấp và xem xét việc tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng vào các năm tiếp theo.

2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC KĨ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM

Trong quá trình kiểm toán để đưa ra kết luận kiểm toán chính xác, phản ánh đúng tình hình tài chính của khách thể kiểm toán trên những khía cạnh trọng yếu, kiểm toán viên phải xét đoán và lựa chọn những bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục cao để làm cơ sở vững chắc cho ý kiến nhận xét của mình Mỗi một cuộc kiểm toán có thể có mục tiêu, đối tượng kiểm toán khác nhau và phương pháp thực hiện kiểm toán của mỗi công ty kiểm toán sẽ tiến hành khác nhau Sau đây em xin trình bày về kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán của công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam tại hai khách hàng kiểm toán là công ty A và công ty B Khách hàng A là khách hàng thường xuyên trong nhiều năm và khách hàng B là khách hàng tiêm năng của công ty VAE Sở dĩ em chọn hai khách hàng này là do có một số khác biệt trong việc áp dụng các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán Sự khác biệt này em xin được trình bày rõ trong phần tiếp theo của bài làm

Công ty A (khách hàng thường xuyên): Đây là công ty cổ phần được

thành lập ban đầu theo quyết định số 420/CNN/ TCLD ngày 29/04/1993 theo

Trang 39

loại hình doanh nghiệp nhà nước Ngày 30/11/2003 công ty đăng kí trở thành một công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam; giấy phép đăng kí kinh doanh số 3215675536 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 10.000.000.000 VND Hiện nay trụ sở chính của công ty đặt tại TP Hồ Chí Minh, công ty có một chi nhánh tại TP Hà Nội.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là:

Sản xuất kinh doanh bánh kẹo, nước giải khát

Kinh doanh thực phẩm công nghệ, hóa chất, nguyên liệuSản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì.

Chính sách kể toán chủ yếu của công ty:

Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm.Các Báo cáo tài chính được thể hiện bằng Triệu đồng Việt Nam

Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá áp dụng tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh Tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán, công ty tiến hành đánh giá lại các khoản gốc ngoại tệ theo tỷ giá liên ngân hàng.

Công ty B (khách hàng tiềm năng): là công ty trực thuộc của một Tổng

công ty được thành lập theo quyết định số 08/TCT-TCLT ngày 06/02/1998

Trang 40

ngày 16/01/1996 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Hà Nội Hiện nay trụ sở chính ở tại Quận Cầu Giấy- TP Hà Nội.

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty:

Xây dựng các công trình thủy lợi thủy điện

Xây dựng các công trình khai thác nước ngầm, xử lí láng lọc nước, khai thác mỏ lộ thiên.

Xây dựng cơ sở hạ tầng như: hệ thống cấp thoát nước, đường dây tải điện, trạm biến áp hạ thế.

Thi công các công trình: xử lí chống thấm, đóng cọc móng, …Tiếp nhận và vận chuyển vật tư thiết bị phục vụ các công trình.

Chính sách kế toán chủ yếu của công ty:

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng nămCác Báo cáo tài chính được thể hiện bằng Triệu đồng Việt NamHình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật kí chung

Hàng tồn kho: được ghi nhận theo giá gốc theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Tài sản cố định: được phản ánh theo nguyên giá, khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của tài sản cố định

Ghi nhận doanh thu: doanh thu được ghi nhận khi quyền sở hữu được chuyển giao, khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.

Sau đây là các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại hai công ty

2.1 Thu thập bằng chứng qua phỏng vấn

Phỏng vấn là một trong các kĩ thuật thu thập bằng chứng được áp dụng hầu hết trong các cuộc kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Có thể nói phương pháp này tiết kiệm được rất nhiều thời gian kiểm toán, nhưng chất lượng bằng chứng thì phụ thuộc vào kĩ năng phỏng vấn, phán đoán của kiểm toán viên Thông thường kiểm toán viên thường kết

Ngày đăng: 13/11/2012, 11:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Quan hệ giữa thủ tục phân tích và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu thập được - Hoàn thiện kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Bảng 1 Quan hệ giữa thủ tục phân tích và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu thập được (Trang 18)
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh - Hoàn thiện kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Bảng 3 Kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 25)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Hoàn thiện kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Trang 25)
Ta thấy doanh thu của tất cả các loại hình dịch vụ trong 2 năm đã có sự tăng trưởng, điều này có thể lí giải bởi quá trình cổ phần hóa của các doanh  nghiệp diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây, đồng thời với sự kiện Việt  Nam gia nhập tổ chức thương m - Hoàn thiện kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
a thấy doanh thu của tất cả các loại hình dịch vụ trong 2 năm đã có sự tăng trưởng, điều này có thể lí giải bởi quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây, đồng thời với sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương m (Trang 26)
Bảng 4: Cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ qua các năm - Hoàn thiện kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Bảng 4 Cơ cấu doanh thu các loại hình dịch vụ qua các năm (Trang 26)
Bảng 5: Trích hệ thống câu hỏi kiểm soát nội bộ - Hoàn thiện kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Bảng 5 Trích hệ thống câu hỏi kiểm soát nội bộ (Trang 42)
Ghi chú: số liệu lấy từ bảng BCKQKD của doanh nghiệp. - Hoàn thiện kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
hi chú: số liệu lấy từ bảng BCKQKD của doanh nghiệp (Trang 74)
Bảng cân đối kế toán - Hoàn thiện kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Bảng c ân đối kế toán (Trang 88)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w