PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
2.2. Công tác thu thập bằng chứng kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty AAC
2.2.1. Thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.2.1.2. Đánh giá chung về HTKSNB của khách hàng
Sau khi có hiểu biết chung về những đặc điểm cơ bản của đơn vị, KTV tiến hành đánh giá chung về hệ thống KSNB của khách hàng. Việc đánh giá hệ thống KSNB giúp cho AAC có được phương hướng thực hiện những thủ tục tiếp theo.
Các KTV sẽ đánh giá trên cả ba phương diện: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các hoạt động kiểm soát. Trong giai đoạn này, KTV sẽ kết hợp nhiều kỹ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác nhau để có được nguồn thông tin đầy đủ, chính xác nhất. Cụthể như sau:
a.Đánh giá về môi trường kiểm soát
“Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố bên trong, bên ngoài đơn vị có tác động đến việc thiết kế và xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ” (Lý thuyết kiểm toán, Nguyễn Quang Quynh, 2008).
Đểtìm hiểu về môi trường kiểm soát, KTV sẽ sửdụng các phương pháp phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu.
KTV tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc, Kế toán trưởng vềcác yếu tốbên trong và bên ngoài có thể tác động đến hệthống KSNB của công ty; các thay đổi trong cơ cấu tổ chức, chính sách làm việc,… Bên cạnh đó, KTV cũng thực hiện phỏng vấn các nhân viên cấp dưới về quan điểm, phong cách điều hành của nhà quản lý: năng động, thích tìm tòi hay ngại rủi ro; thái độhòađồng, thân thiện với nhân viên hay lạnh lùng, bảo thủ,…
Ví dụ: Tại Công ty X, KTV sửdụng bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng để phỏng vấn Kế toán trưởng đơn vị. Kết quả phỏng vấn nhân viên cho thấy Ban giám đốc làm việc hiệu quả, đồng thời rất quan tâm tới nhân viên cấp dưới.
Bảng 3.1 – Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC AUDITING AND ACCOUNTING COMPANY Khách hàng:
Niên độ kế toán:
Mục đích:Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Người lập:
Người soát xét:
Ngày:
Ngày:
Kết luận: Rủi ro tiềm tàng được đáng giá Thấp Trung bình Cao
Rủi ro kiểm
toán
Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến
BCTC Quan điểm và tính chính trực của ban giám đốc
Câu 1: Có lý do nào cần phải đặt câu hỏi đối với qua điểm và tính chính trực của ban quản lý cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp không?
1. Chúng ta có nhận thấy Ban Quản lý có liên quan tới các hành
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
chính, hành vi có tính ép buộc của cơ quan chức năng hay của các tổ chức tội phạm không?
2. Liệu chúng ta có nhận biết được Ban Giám đốc có liên quan đến những hành vi mặc dù chưa là bất hợp pháp nhưng đang trong nghi vấn có ảnh hưởng tới công ty?
3. Ban Quản lý có thường xuyên thay đổi ngân hàng giao dịch, tư vấn pháp luật, KTV không?
4. Ban Giám đốc có thất bại trong việc thỏa thuận với bên thứ ba có danh tiếng không?
5. Liệu có khó khăn lớn trong đời sống cá nhân của các thành viên trong Ban Giám đốc hay không?
6. Có phải Ban Giám đốc sẵn lòng chấp nhận mức rủi ro cao bất thường hay không?
7. Ban Quản trị có bị chi phối bởi một hoặc một nhóm người không trung thực không?
8. Có cá nhân nào không có mối liên quan về lợi ích cũng như điều hành nhưng vẫn tác động lên nội bộ công ty không?
9. Có thay đổi đáng kể và bất thường trong nội bộ Ban Giám đốc trong thời gian gần đây hoặc sẽ xảy ra trong tương lai?
10. Liệu Ban Giám đốc có thiếu kinh nghiệm không?
…………..
Tiếp đó, KTV quan sát quy trình làm việc của đơn vị, các hoạt động thường xuyên diễn ra để đánh giá mức độtrung thực của thông tin có được từquá trình phỏng vấn.
Ví dụ: Qua quan sát, KTV nhận thấy Ban giám đốc giàu tinh thần trách nhiệm, có kinh nghiệm quản lý. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên phòng kế toán có năng lực, chấp hành tốt nội quy của Công ty, công việc được phân công rõ ràng, không vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
Kiểm tra tài liệu: Đối với khách hàng mới, KTV yêu cầu đơn vịcung cấp các tài liệu liên quan đến chính sách nhân sự, tiền lương, các quy định của công ty,… Sau khi đọc, KTV sẽ ghi nhớ các điểm chính để thực hiện công việc kiểm toán sau này.
Đối với khách hàng cũ, KTV tham khảo hồ sơ thưởng trực đồng thời cập nhật các văn bản mới từ Công ty để làm cơ sởcho thủtục kiểm soát sau này.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Ví dụ: Trong hồ sơ thường trực của Công ty cổ phần X, KTV có thể tìm thấy các tài liệu như sau:
Biên bản họp Hội đồng quản trị năm 2011
Hợp đồng thuê đất năm 2010
Giấy phép thăm dò khoáng sản năm 2009
Điều lệtổchức và hoạt động của Công ty Cổphần X
Quy chếtrả lương, trả thưởng trong Công ty
Giấy chứng nhận đầu tư năm 2010 b.Đánh giá vềhệthống kếtoán
“Hệ thống kế toán là các quy định vềkế toán và các thủ tục kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng để thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính” (Lý thuyết kiểm toán, Nguyễn Quang Quynh, 2008).
Quy trình tìm hiểu vềhệthống kế toán được thực hiện xuyên suốt trong cảcuộc kiểm toán. Ở giai đoạn này, KTV sẽcó cái nhìn tổng quát vềtổ chức công tác kế toán của Công ty. Các phương pháp thu thập bằng chứng chủyếu mà AAC sửdụng vẫn là quan sát, phỏng vấn và kiểm tra tài liệu:
Phỏng vấn: KTV phỏng vấn Kế toán trưởng để tìm hiểu về các quy định cụ thểtrong hạch toán của Công ty; trách nhiệm của mỗi nhân viên trong phòng kếtoán là như thếnào,…
Ví dụ: KTV phỏng vấn Kế toán trưởng công ty cổphần X về các thay đổi trong chính sách kế toán năm nay so với năm trước, kết quả thu được là hầu như không có thay đổi đáng kể nào so với thông tin mà KTV đã thu thậpđược trong cuộc kiểm toán năm trước.
Quan sát: KTV quan sát hoạt động của bộmáy kế toán, trách nhiệm của từng nhân viên, cách lưu trữchứng từ, cách ghi sổ, từ đó đối chiếu với kết quảphỏng vấn.
Ví dụ: Trong quá trình quan sát bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần X, KTV nhận thấy các sổ kế toán được thiết lập trên máy tính, rõ ràng, dễ hiểu, dễ đọc; các chứng từkế toán được in sẵn, đóng thành từng tập, theo tháng và từng khoản mục như Tiền gửi ngân hàng, Tạm ứng, Tiền mặt,… Việc sắp xếp các chứng từ hợp lý tạo điều
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Kiểm tra tài liệu: Đối với khách hàng mới, KTV cần yêu cầu khách hàng cung cấp các văn bản liên quan đến chế độkếtoán mà doanh nghiệp đang áp dụng để làm căn cứ cho kết luận sau này của KTV. Đối với khách hàng cũ, KTV tham khảo hồ sơ thường trực.
Ví dụ: KTV thu được một số thông tin về hệ thống kế toán của Công ty Cổ phần X trong Hồ sơ thường trực như sau:
Chế độ kế toán: ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 20/03/2006.
Tiền và tương đương tiền
Tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn ko quá 3 tháng kể từ ngày mua, có khả năng chuyển đổi dễdàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
Các khoản phải thu:
Các khoản phải thu được trình bày trên BCTC theo giá trị ghi sổ các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác
Dựphòng nợphải thu khó đòi thểhiện phần giá trị dựkiến bị tổn thất do các khoản phải thu không được khách hàng thanh toán phát sinh đối với số dư các khoản phải thu tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Việc trích lập dựphòng thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộtài chính
c. Đánh giá vềcác thủtục kiểm soát
“Thủtục kiểm soát là các quy chếvà thủtục do Ban lãnh đạo đơn vịthiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể” (Nguyễn Quang Quynh- Lý thuyết kiểm toán- 2008).
Đểtìm hiểu vềcác thủtục kiểm soát được áp dụng trong đơn vị, KTV chủ yếu sửdụng các kỹthuật sau:
Phỏng vấn Ban lãnh đạo về các thủ tục kiểm soát được áp dụng trong Công ty, trao đổi với KTV nội bộvềcác vấn đềphát sinh trong quá trình thực hiện (nếu có).
Xác minh tài liệu vềviệc các thủtục kiểm soát được thiết lập ra sao.
Quan sát nhân viên đơn vị có thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục đã được đề ra không?
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Ví dụ: Trong quá trình phỏng vấn và quan sát cách thức hoạt động của Phòng kếtoán Công ty Cổphần X, KTV nhận thấy Ban lãnhđạo đượcủy quyền phê chuẩn rõ ràng, tức là mỗi người có quyền ký một số giấy tờ cụ thể; bên cạnh đó, nhân viên phòng kế toán được phân công công việc hợp lý, không vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Đối với một số đơn vị có bộ phận Kiểm toán nội bộ, KTV thực hiện trao đổi với Bộ phận nàyđể có được nhận định tổng quát về các vấn đề mang tính trọng yếu thường xảy ra trong đơn vị, đồng thời xem xét cách giải quyết của Bộ phận để có phương hướng cho các bước công việc tiếp theo. Kết quả trao đổi với Bộphận Kiểm toán nội bộ được thểhiện trong Phụlục 2.