1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty cổ phần xây dựng giao thông thừa thiên huế

137 329 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán công nợ của công ty trongtháng 12 năm 2015 bằng việc tìm hiểu về tài khoản, chứng từ, hệ thống sổ sách sửdụng cũng như quá trình luân chu

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ

Lớp: K46B- KTDN Niên khóa: 2012-2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Bốn năm ngồi trên ghế giảng đường cùng khoảng thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huếđã cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm rất quý báu Đến nay, khóa luận tốt nghiệp với mảng đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế”đã hoàn thành và không thể thiếu sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, quý cơ quan cùng

sự quan tâm của bạn bè và gia đình.

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô giáo giảng dạy tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trong suốt thời gian qua đã truyền đạt những kiến thức quý báu nhất cho tôi Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô – Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thủy, người đã trực tiếp theo dõi và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này một cách tốt nhất.

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, phòng Kế toán – Tài vụ cùng toàn thể các phòng ban đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực tập tại công ty Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị trong phòng Kế toán –Tài vụđã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, chia sẻ, ủng hộ tôi trong suốt khoảng thời gian học tập cũng như hoàn thiện khóa luận này.

Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên bài khóa luận này không tránh khỏi những sai sót nhất định Rất mong nhận được

sự thông cảm và góp ý của thầy cô giáo.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05 năm 2016TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

Võ Thị ThươngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

MỤC LỤC

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.Lí do chọn đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu của đề tài 4

PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 5

1.1 Một số vấn đề cơ bản về công nợ và kế toán công nợ 5

1.1.1 Khái niệm công nợ 5

1.1.1.1 Khái niệm các khoản phải thu 5

1.1.1.2 Khái niệm các khoản phải trả 6

1.1.1.3 Quan hệ thanh toán 6

1.1.2 Kế toán công nợ và vai trò, nhiệm vụ của kế toán công nợ 7

1.1.2.1 Khái niệm kế toán công nợ 7

1.1.2.2 Vai trò, vị trí của kế toán công nợ 7

1.1.2.3 Nhiệm vụ của kế toán công nợ 7

1.1.3 Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu, các khoản phải trả 8

1.2 Nội dung của công tác kế toán công nợ trong doanh nghiệp 10

1.2.1 Kế toán các khoản phải thu 10

1.2.1.1 Kế toán phải thu của khách hàng 11

1.2.1.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 16

1.2.1.3 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi 19

1.2.2 Kế toán các khoản phải trả 22

1.2.2.1 Kế toán phải trả người bán 22

1.2.2.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra 27 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - GIAO THÔNG THỪA THIÊN HUẾ 31

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế 31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 32

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty 33

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 34

2.1.3.1 Chức năng 34

2.1.3.2 Nhiệm vụ 34

2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 34

2.1.5 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở công ty 37

2.1.6 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2013 – 2015) 41

2.1.6.1 Tình hình sử dụng lao động của công ty 41

2.1.6.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty 43

2.1.6.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 46

2.1.7 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 48

2.1.7.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 48

2.1.7.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 51

2.2 Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty cổ phần Xây dựng -Giao thông Thừa Thiên Huế 53

2.2.1 Tổ chức công tác kế toán công nợ tại công ty 53

2.2.1.1 Kế toán khoản phải thu của khách hàng 53

2.2.1.2 Kế toán thuế GTGT đầu vào 62

2.2.1.3 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi 70

2.2.1.4 Kế toán phải trả người bán 71

2.2.1.5 Kế toán thuế GTGT đầu ra 76

CHƯƠNG 3 – BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG – GIAO THÔNG THỪA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

3.1.1 Ưu điểm 84

3.1.2 Nhược điểm 86

3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại công ty88 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

1 Kết luận 94

1.1 Mức độ đáp ứng của đề tài 94

1.2 Hạn chế của đề tài 95

2 Kiến nghị 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Kế toán phải thu của khách hàng 14

Sơ đồ 1.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 18

Sơ đồ 1.3 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi 21

Sơ đồ 1.4 Kế toán phải trả người bán 25

Sơ đồ 1.5 Kế toán thuế GTGT đầu ra 28

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 35

Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty 38

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máykế toán tại công ty 49

Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi chép theo hình thức Nhật ký – chứng từ 51 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thôngTT Huế qua

3 năm (2013 - 2015) 41

Bảng 2.2 Tình hình tài sản của Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thôngTT Huế qua 3 năm (2013 - 2015) 43

Bảng 2.3 Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông 45

TT Huế qua 3 năm (2013-2015) 45

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xây dựng – Giao thông TT Huế qua 3 năm (2013-2015) 48

Biểu 2.1 Hóa đơn GTGT số 0002129 57

Biểu 2.2 Sổ chi tiết công nợ phải thu khách hàng 59

Biểu 2.3 Trích: Bảng tổng hợp số dư chi tiết TK 131 60

Biểu 2.4 Trích: Sổ cái TK 131 61

Biểu 2.5 Hóa đơn GTGT số 0000570 67

Biểu 2.6 Trích: Bảng kê phát sinh nợ TK 133 68

Biểu 2.7 Trích: Sổ cái TK 133 69

Biểu 2.8 Tờ kê hạch toán 71

Biểu 2.9 Phiếu nhập 73

Biểu 2.10 Ủy nhiệm chi 76

Biểu 2.11 Hóa đơn GTGT số 0002142 79

Biểu 2.12 Trích: Bảng kê phát sinh có TK 3331 81

Biểu 2.13 Trích: Sổ chi tiết TK 3331 82 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đề tài“Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công

ty Cổ phần Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế”gồm 3 phần:

- Phần I: Là phần mở đầu chủ yếu giới thiệu về lí do chọn đề tài, phạm vi tìmhiểu và cách thức nghiên cứu đề tài

- Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương 1: Nội dung của chương này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về côngtác kế toán công nợnhằm làm cơ sở để thực hiện các mục tiêu tiếp theo của đề tài.Chương 2: Chương này giới thiệu về công ty, nêu lên đặc điểm sản xuất kinh doanhcủa công ty, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, tình hình tài sản nguồn vốn, kết quả kinh doanhcũng như bộ máy quản lý, bộ máy kế toán của công ty trong những năm qua

Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán công nợ của công ty trongtháng 12 năm 2015 bằng việc tìm hiểu về tài khoản, chứng từ, hệ thống sổ sách sửdụng cũng như quá trình luân chuyển chứng từ, cách thức hạch toán các khoản phảithu như phải thu của khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, dự phòng nợ phải thu khóđòi và các khoản phải trả như phải trả cho người bán, thuế GTGT đầu ra thông quamột số nghiệp vụ phát sinh từ đó có thể đánh giá được tình hình công nợ của công ty.Chương 3: Chương này nhằm đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của công tytrong công tác kế toán nói chung và công tác kế toán công nợ nói riêng Từ đó, đề xuấtmột số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty

- Phần III: Bao gồm đánh giá tổng quát về những mặt đạt được và chưa đạt đượccủa đề tài nghiên cứu Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện nhữngmặt chưa đạt được đó của đề tài

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Lí do chọn đề tài

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường đồng thời cũng là nhân

tố tạo ra sức sống mãnh liệt cho nền kinh tế.Thắng lợi trong cạnh tranh cũng chính là

sự thành công trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên các doanhnghiệp muốn đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt thì phảilàm gì?

Trong cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như hiệnnayđòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới và hoàn thiện để phát huy những ưuđiểm và ngành nghề kinh doanh của mình.Đồng thời, các doanh nghiệp cần xác địnhmục tiêu hoạt động phù hợp với năng lực của mình, có phương án sản xuất và sử dụngnguồn vốn sao cho đạt được hiệu quả cao nhất Muốn làm được điều đó thì trước hếtcác doanh nghiệp phải nắm vững được tình hình tài chính của mình

Để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả haykhông thì chúng ta xem xét tổng thể khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tình hìnhthanh toán các khoản phải thu, phải trả là một trong những chỉ tiêu phản ánh khá sátthực chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp Nếu hoạt động tài chính tốtdoanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào và đảm bảo doanh nghiệp ít

bị chiếm dụng vốn Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạngchiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản nợ phải thu, phải trả sẽ kéo dài Điều này sẽkhông tốt cho doanh nghiệp chủ động về vốn để đảm bảo quá trình sản xuất kinhdoanh và mang lại hiệu quả cao.Do đó, công nợ và khả năng thanh toán không chỉphản ánh tiềm lực kinh tế mà còn phản ánh rõ nét chất lượng tài chính của doanhnghiệp Quản lý công nợ là quản lý các khoản phải thu, các khoản phải trả, nâng caokhả năng thanh toán

Vì vậy, kế toán công nợ là một phần hành kế toán quan trọng, không thể thiếuTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

trình thanh toán và tốc độ chu chuyển vốn luôn là một vấn đề thu hút sự chú ý quantâm của các cấp lãnh đạo và những người làm công tác kế toán.Đối với Công ty Cổphần Xây dựng –Giao thông Thừa Thiên Huế, bộ phận kế toán công nợ cũng có vai tròquan trọng như vậy

Công ty Cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế là một doanh nghiệpvừa hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản vừa hoạt động ở lĩnh vực giao thôngvận tải, kinh doanh xăng dầu, Trong những năm qua, công ty luôn cố gắng mở rộngquy mô, khắc phục khó khăn, giữ vững chỗ đứng của mình trên thị trường Tuy nhiên,công tác thanh toán và quản lý công nợ ở công ty còn gặp phải nhiều vấn đề như côngtác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, thủ tục thanh toán còn phức tạp, khả năng thanhtoán chậm …

Kế toán công nợ tuy không phải là một đề tài mới mẻ nhưng tại Công ty Cổ phầnXây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế trong mấy năm trở lại đây thì chưa có mộtsinh viên nào thực hiện nghiên cứu về mảng đề tài này

Xuất phát từ thực tế trên cùng quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại công ty,

em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ

tại Công ty Cổ phần Xây dựng- Giao thông Thừa Thiên Huế”.

2.Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa một số lý luận, lý thuyết liên quan đến kế toán công nợtrong doanh nghiệp

Thứ hai, tìm hiểu, đánh giá về thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty

Cổ phần Xây dựng – Giao thông TT Huế

Thứ ba, đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ tạicông ty

3 Đối tượng nghiên cứu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

công nợ của Công ty cổ phần Xây dựng – Giao thông Thừa Thiên Huế thông qua các

số liệu thu thập được từ hệ thống báo cáo tài chính, các chứng từ,sổ sáchvà các thôngtin liên quan thu thập được tại công ty trong suốt thời gian thực tập

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt nội dung: Do giới hạn về thời gian và nội dung nên khóa luận chỉ đề cậpđến một số khoản công nợ chủ yếu Cụ thể đối với các khoản phải thu là phải thu củakhách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, dự phòng nợ phải thu khó đòi và đối với cáckhoản phải trả là phải trả người bán, thuế GTGT đầu ra

- Về mặt không gian: Tập trung tìm hiểu tại phòng Kế toán – Tài vụ của Công ty

cổ phần Xây dựng – Giao thông TT Huế

- Về mặt thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 18/01/2016 đến ngày15/05/2016 Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kế toán công nợ tại công ty dựa trên

số liệu và các tài liệu khác liên quan trong tháng 12năm 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành tốt khóa luận này, một số phương pháp được áp dụng như sau:

 Phương pháp thu thập số liệu:

- Phương pháp nghiên cứu: Tìm hiểu, nghiên cứu thông tin liên quan đến đề tài

từ cácgiáo trình, chuẩn mực, thông tư hướng dẫn, thông tin trên mạng internet, khóaluận tốt nghiệp của khóa trước, cũng như các quy định của công ty về nợ phải thu –

nợ phải trả để tổng hợp những lý luận cơ bản về đề tài nghiên cứu, đồng thời làm cơ sở

để so sánh với thực tế nghiên cứu được

- Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp phỏng vấn các anh chị trong phòng Kế toán– Tài vụ của công ty nhằm tìm hiểu những vấn đề cần nghiên cứu, công tác kế toáncông nợ của công ty cũng như thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho việc hoànchỉnh khóa luận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

 Phương pháp xử lí số liệu:

- Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu qua từng năm để thấyđược sự biến động của từng chỉ tiêu Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đánhgiá tình hình lao động và kết quả kinh doanh của công ty

- Phương pháp phân tích số liệu: Là phương pháp dựa trên số liệu đã thu thập và

so sánh, tiến hành đánh giá các vấn đề liên quan đến tình hình công nợ của công ty

- Phương pháp tổng hợp số liệu: Tổng hợp những thông tin đã thu thập, tính toánđược để rút ra những đánh giá và kết luận cần thiết

- Phương pháp hạch toán kế toán: Là phương pháp sử dụng các chứng từ kế toán,tài khoản, sổ sách để hệ thống hóa và kiểm soát những thông tin về các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm có 3 phần, được trình bày như sau:

Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Trong phần II có 3 chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty cổ phần Xây dựng –Giao thông Thừa Thiên Huế

Chương 3: Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty cổphần Xây dựng – Giao thông TT Huế

Phần III: Kết luận và kiến nghị

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Một số vấn đề cơ bản về công nợ và kế toán công nợ

1.1.1 Khái niệm công nợ

Hoạt động SXKD của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn diễn ra trong mối quan

hệ phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác và các cơ quan quản lý của Nhànước, mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan trong tất cả các hoạt động kinh tếtài chính của doanh nghiệp từ quá trình mua sắm các loại vật tư, công cụ dụng cụ,TSCĐ đến quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay cung cấpdịch vụ… Từ đó có thể nói hoạt động SXKD của doanh nghiệp luôn gắn liền với cácnghiệp vụ thanh toán với người bán, người mua, thanh toán với cơ quan quản lý Nhànước, thanh toán với công nhân viên…Các khoản thanh toán của doanh nghiệp chiathành 2 loại: khoản phải thu và khoản phải trả Như vậy, công nợ là một thuật ngữ kinh

tế nói đến nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đang chiếm

dụng và bị chiếm dụng bởi các đối tượng bên trong bên ngoài doanh nghiệp.(Võ Văn

Nhị (2008), Hướng dẫn thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh)

1.1.1.1 Khái niệm các khoản phải thu

Các khoản phải thu là một loại tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản

nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà các con nợ haykhách hàng chưa thanh toán cho công ty.Các khoản phải thu được kế toán của công tyghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công tychưa đòi được, tính cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán

Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: Phải thu khách hàng, phải thuTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

1.1.1.2 Khái niệm các khoản phải trả

Khoản phải trả là một khoản mục kế toán thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệpphải trả toàn bộ số nợ ngắn hạn của mình cho các chủ nợ Trong bảng cân đối kế toán,khoản phải trả được gọi là khoản nợ của doanh nghiệp Cũng giống như tài sản, nợ củadoanh nghiệp được chia làm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Nợ dài hạn là các khoản nợ vàcác nghĩa vụ về mặt tài chính khác mà doanh nghiệp phải trả sau một khoảng thời gian

từ một năm trở lên kể từ ngày lập Bảng cân đối kế toán

Nợ ngắn hạn là khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong khoảng thờigian từ một năm trở xuống Nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả và các khoản nợ dàihạn đến hạn trả

Theo đoạn 18, chuẩn mực chung (VAS 01): “Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại củadoanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanhtoán từ các nguồn lực của mình”

Theo đoạn 42, chuẩn mực chung (VAS 01) về tiêu chuẩn ghi nhận nợ phải trả:

“Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiện chắc chắn

là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho những nghĩa vụhiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đó phải xác định đượcmột cách đáng tin cậy”

1.1.1.3 Quan hệ thanh toán

Thanh toán là quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp phát sinh các khoảnphải thu, phải trả, các khoản vay với khách hàng của mình trong quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Quan hệ thanh toán có hai hình thức chủ yếu: thanh toán trực tiếp và thanh toánqua trung gian

Thanh toán trực tiếp là hình thức thanh toán mà người mua và người bán thanhtoán trực tiếp với nhau bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đối với các khoản nợ phát sinh.Thanh toán qua trung gian là hình thức thanh toán mà người mua và người bánTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

tài chính khác) đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản nợ phát sinh đó thông qua

ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc hay thư tín dụng

Do việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp thường xuyên xảy ra nêncác doanh nghiệp phải biết lựa chọn cho mình những đối tác kinh doanh cũng như hìnhthức thanh toán thích hợp Điều này giúp doanh nghiệp thanh toán kịp thời, đúng hạn,tránh được tình trạng ứ đọng vốn và bị chiếm dụng vốn nhằm tạo chủ động trong kinhdoanh.Tuy nhiên dù lựa chọn hình thức thanh toán nào thì doanh nghiệp cũng chịu sựtác động của yếu tố chủ quan và khách quan nếu không khắc phục sẽ xảy ra rủi ro

1.1.2 Kế toán công nợ và vai trò, nhiệm vụ của kế toán công nợ

1.1.2.1.Khái niệm kế toán công nợ

Kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợphải thu và các khoản nợ phải trả diễn ra liên tục trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của một doanh nghiệp

1.1.2.2 Vai trò, vị trí của kế toán công nợ

Kế toán công nợ là một trong những phần hành kế toán quan trọng trong công tác

tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp

Với chức năng thông tin và kiểm tra tình hình thanh toán các khoản phải thu, cáckhoản phải trả, kế toán công nợ góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanhnghiệp Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp.Nếu doanh nghiệp hoạt động tốt, tình hình tài chính khả quan, doanh nghiệp sẽ

ít bị chiếm dụng vốn và lượng vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng có khả năng chi trả khiđến hạn, tạo tính chủ động về vốn, đảm bảo cho quá trình kinh doanh thuận lợi Ngượclại, tình hình tài chính khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau kéodài, đơn vị mất tính chủ động trong kinh doanh và khi không còn khả năng thanh toán

sẽ dẫn đến phá sản doanh nghiệp

1.1.2.3 Nhiệm vụ của kế toán công nợTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

- Tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ từng khoản nợ phảithu- nợ phải trả theo từng đối tượng về số nợ phải thu- nợ phải trả, số nợ đã thu- nợ đãtrả, số nợ còn phải thu - phải trả

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ, quy định về quản lý cáckhoản nợ phải thu- nợ phải trả

- Tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn, quáhạn và công nợ có khả năng khó trả, khó thu để quản lý tốt công nợ, góp phần cải thiệntốt tình hình tài chính của doanh nghiệp

Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ cần phải theo dõi cả về nguyên tệ vàquy đổi theo đồng tiền Việt Nam Cuối mỗi kỳ đều phải điều chỉnh số dư theo tỷ giáhối đoái thực tế

Phải chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị hiện vật đối với các khoản nợ bằng vàng, bạc,

đá quý Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế

1.1.3 Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu, các khoản phải trả

 Theo Điều 17, Thông tư số 200/2014/TT – BTC về nguyên tắc kế toán các

khoản phải thu được quy định như sau:

1) Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phảithu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.2) Việc phân loại các khoản phải thu là phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:

a) Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mạiphát sinh từ giao dịch có tính chất mua - bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch

vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ,BĐSĐT,các khoản đầu tư tài chính) giữadoanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản phảithu giữa công ty mẹ và công ty con, liên doanh, liên kết) Khoản phải thu này gồm cảcác khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bênnhận ủy thác

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

b) Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấpdưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc

c) Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính thương mại, không liênquan đến giao dịch mua - bán, như:

- Các khoản phải thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính, như: Khoản phải thu

về lãi cho vay, tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia

- Các khoản chi hộ bên thứ ba được quyền nhận lại, các khoản bên nhận ủy thácxuất khẩu phải thu hộ cho bên giao ủy thác

- Các khoản phải thu không mang tính thương mại như cho mượn tài sản, phảithu về tiền phạt, bồi thường, tài sản thiếu chờ xử lý…

3) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phảithu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn Việc xác định các khoản cần lập dự phòngphải thu khó đòi được căn cứ vào các khoản mục được phân loại là phải thu ngắn hạn,dài hạn của Bảng cân đối kế toán

4) Kế toán phải xác định các khoản phải thu thỏa mãn định nghĩa của các khoảnmục tiền tệ có gốc ngoại tệ (được hướng dẫn chi tiết ở tài khoản 413 – Chênh lệch tỷgiá hối đoái) để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính

 Theo Điều 50, Thông tư số 200/2014/TT – BTC về nguyên tắc kế toán các

khoản nợ phải trả được quy định như sau:

1) Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phảitrả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.2) Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ, phảitrả khác được thực hiện theo nguyên tắc:

a) Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phátsinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản và người bán (là đơn vị độc lập vớiTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhập khẩu ủy thác)

b) Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dướitrực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc

c) Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, không liênquan đến giao dịch mua, bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ:

- Các khoản phải trả liên quan đến chi phí tài chính, như: Khoản phải trả về lãivay, cổ tức và lợi nhuận phải trả, chi phí hoạt động đầu tư tài chính phải trả

- Các khoản phải trả do bên thứ ba chi hộ, các khoản tiền bên nhận ủy thác nhận củacác bên liên quan để thanh toán theo chỉ định trong giao dịch ủy thác xuất nhập khẩu

- Các khoản phải trả không mang tính thương mại như phải trả do mượn tài sản,phải trả về tiền phạt, bồi thường, tài sản thừa chờ xử lý, phải trả về các khoản BHXH,BHYT, BHTN, KPCĐ…

3) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải trả

để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn

4) Khi có các bằng chứng cho thấy một khoản tổn thất có khả năng chắc chắnxảy ra, kế toán phải ghi nhận ngay một khoản phải trả theo nguyên tắc thận trọng.5) Kế toán phải xác định các khoản phải trả thỏa mãn định nghĩa của các khoảnmục tiền tệ có gốc ngoại tệ (được hướng dẫn chi tiết ở Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷgiá hối đoái) để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính

1.2 Nội dung của công tác kế toán công nợ trong doanh nghiệp

1.2.1 Kế toán các khoản phải thu

Các khoản phải thu bao gồm: phải thu của khách hàng, thuế GTGT được khấutrừ, phải thu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, dự phòng nợ phải thu khó đòi Do giớihạn về thời gian và nội dung khóa luận, em chỉ tập trung nghiên cứu khoản phải thucủa khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ và dự phòng nợ phải thu khó đòi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

1.2.1.1 Kế toán phải thu của khách hàng

 Khái niệm:

Phải thu khách hàng là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng vềtiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐSĐT, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấpdịch vụ Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh các khoản phải thu của ngườinhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành.Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp vềmua sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ,BĐSĐT

về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành Không phản ánh vào tài khoản này cácnghiệp vụ thu tiền ngay

b) Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng,từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán Đối tượng phải thu làcác khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhậncung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính

c) Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoảnphải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giao dịchbán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biệnpháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được

đ) Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữadoanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐSĐT đã giao, dịch vụ đãcung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêucầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao

e) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theotừng loại nguyên tệ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này như sau:

TK 131- “PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG”

SDĐK: Số tiền còn phải thu của khách

- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiếtkhấu thương mại cho người mua

SDCK: Số tiền còn phải thu của khách

hàng ở cuối kỳ

SDCK: Số tiền của khách hàng ứng

trước còn ở cuối kỳTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

 Giải thích sơ đồ:

(1) Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụchịu thuế GTGT chưathu được ngay bằng tiền (kể các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bêngiao ủy thác)

(2) Số chiết khấu thanh toán phải trả cho người mua do người mua thanh toán tiềnmua hàng trước thời hạn quy định

(3) Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu cho khách hàngđể định kỳ điều chỉnhgiảm doanh thu gộp

(4) Nhận được tiền do khách hàng trả, nhận tiền ứng trước của khách hàng theohợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ

(5) Bù trừ nợ(6) Căn cứ vào biên bản xử lý xóa nợ ghi nhận khoản nợ phải thu khó đòi phátsinh thực sự không thể thu được phải xử lý xoá sổ

(7) Khách hàng không thanh toán bằng tiền mà thanh toán bằng hàng (theophương thức hàng đổi hàng), căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hoá nhận trao đổi (tínhtheo giá trị hợp lý ghi trong Hoá đơn GTGT hoặc Hoá đơn bán hàng của khách hàng)trừ vào số nợ phải thu của khách hàng

(8) Thu nhập do thanh lý, nhượng bán TSCĐ chưa thu tiền(9) Phản ánh các khoản chi hộ khách hàng

(10) Phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợpđồng căn cứ vào hóa đơn được lập

(11a) Phản ánh chênh lệch tỉ giá tăng khi đánh giá các khoản phải thu của KHbằng ngoại tệ cuối kì theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính(11b) Phản ánh chênh lệch tỉ giá giảm khi đánh giá các khoản phải thu của KHbằng ngoại tệ cuối kì theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chínhTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

1.2.1.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

d) Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộpthuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

 Cách xác định thuế GTGT đầu vào :

 Tài khoản sử dụng:

- TK 133 - “Thuế GTGT được khấu trừ” dùng để theo dõi các khoản thuế GTGTđầu vào khi doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ TK này chỉ sử dụng cho nhữngdoanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

- TK 133 -“Thuế GTGT được khấu trừ”, có 2 tài khoản cấp 2:

+ TK 1331 - “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ”: Phản ánh thuếGTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phươngpháp khấu trừ thuế

+TK 1332 - “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ”: Phản ánh thuế GTGT đầuvào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu

=

Giá mua chưa có thuế GTGT

Giá thanh toán (tiền bán vé, tem bưu điện)

1 + % (Thuế của hàng hóa, dịch vụ đó)

Giá mua chưa thuế củahàng hóa dịch vụ chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của

Trang 28

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 133 như sau:

TK 133 -“THUẾ GTGT ĐƯỢC KHẤU TRỪ”

SDĐK: Khoản thuế GTGT được

khấu trừ đầu kì

- Thuế GTGT đầu vào phát sinh - Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ

- Thuế GTGT đầu vào không được khấutrừ

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa muavào nhưng đã trả lại, được giảm giá

- Thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại

SDCK: Thuế GTGT cònđược khấu trừ,

hoàn lại cuối kỳ

TK 3331(7)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

 Giải thích sơ đồ:

(1)Ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi mua hàng tồn kho, TSCĐ,BĐSĐT haymua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh(2) Ghi nhận số thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu phải nộpđược khấu trừkhi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ

(3) Phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua đượcgiảm giádo kém, mất phẩm chất, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừcăn cứ vàochứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan

(4) Ghi nhận số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được NSNN hoàn lại(5) Phản ánh số thuế GTGT đầu vào không đượckhấu trừkhi mua vật tư, hànghoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh

(6a) Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ(giá trị lớn)(6b) Phân bổ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào chi phí(7) Cuối tháng, xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuếGTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ

1.2.1.3 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

 Khái niệm:

Tài khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi dùng để phản ánh tình hình trích lập, sửdụng và hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòiđược vào cuối niên độ kế toán

 Nguyên tắc kế toán:

Theo Điều 45, Thông tư 200/2014/TT – BTC quy định như sau:

a) Khi lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khóđòi và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tương tự có khả năngTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ,bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫnchưa thu được Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định

là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồngmua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên

- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạngphá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn

c) Điều kiện, căn cứ trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:

- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưatrả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ,đối chiếu công nợ

- Mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi thực hiện theo quy địnhhiện hành

- Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật

d) Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thựchiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính

- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán nàylớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênhlệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp

- Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏhơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏhơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

e) Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp

đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác địnhkhách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm cácthủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòitrên sổ kế toán Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật và điều lệ doanh nghiệp Số nợ này được theo dõi trong hệ thống quản trịTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính Nếu sau khi đã xoá

nợ, doanh nghiệp lại đòi được nợ đã xử lý thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào tàikhoản 711 - “Thu nhập khác”

 Chứng từ sử dụng:Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng,

cam kết nợ, đối chiếu công nợ và một số chứng từ có liên quan khác

 Tài khoản sử dụng: TK 2293- “Dự phòng phải thu khó đòi” Tài khoản này

phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và cáckhoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi Kết cấu và nội dung phản ánh của tàikhoản này như sau:

TK 2293- “DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI”

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi

- Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi

- Số dự phòng phải thu khó đòi được lậptính vào chi phí quản lý doanh nghiệp

SDCK: Số dự phòng các khoản phải thu

khó đòi hiện có cuối kỳ

(3)

TK642

TK111,112, 331,334TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

 Giải thích sơ đồ:

(1) Trích lập bổ sung phần chênh lệch nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cầntrích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kếtoán trước chưa sử dụng hết

(2) Hoàn nhập phần chênh lệchnếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập

ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toántrước chưa sử dụng hết

(3)Phản ánh phần tổ chức cá nhân phải bồi thường, phần đã lập dự phòng, phầnđược tính vào chi phíđối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thểthu hồi được để thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành

(4) Phản ánh khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất được hạchtoán tăng vốn nhà nước (khi DN 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần)

1.2.2 Kế toán các khoản phải trả

Các khoản phải trả bao gồm: phải trả cho người bán; thuế và các khoản phải nộpcho Nhà nước; phải trả người lao động; phải trả nội bộ; vay và nợ thuê tài chính; phảitrả, phải nộp khác Do giới hạn về thời gian và nội dung khóa luận, em chỉ tập trungnghiên cứu khoản phải trả cho người bán và thuế GTGT đầu ra

1.2.2.1 Kế toán phải trả người bán

Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợphải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

 Nguyên tắc kế toán:

Theo Điều 51, Thông tư 200/2014/TT – BTC quy định như sau:

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trảcủa doanh nghiệp Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay.b) Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần đượchạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả,tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, ngườinhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xâylắp hoàn thành bàn giao

c) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theotừng loại nguyên tệ Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theonguyên tắc:

- Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331) bằngngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thờiđiểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giaodịch) Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghinhận tài sản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đíchdanh đối với số tiền đã ứng trước

- Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ,

kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từngđối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danhđược xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó).Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thìbên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơithường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước

- Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tàichính Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định(phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải trả chongười bán có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn

d) Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận trên tài khoản này số tiền phải trả ngườibán về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập khẩu ủy thác như khoản phải trảngười bán thông thường

đ) Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫnchưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tếkhi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán

e) Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rànhmạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán củangười bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng

 Chứng từ sử dụng:

Phiếu nhập, phiếu chi, giấy báo Có, biên bản đối chiếu công nợ, hợp đồng kinh

tế, hóa đơn GTGT, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận TSCĐ và một sốchứng từ có liên quan khác

 Tài khoản sử dụng: TK 331- “Phải trả cho người bán” Kết cấu và nội dung

phản ánh TK này như sau:

TK 331- “PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN”

SDĐK: Số tiền phải trả cho người bán

đầu kỳ

- Số nợ phải trả người bán đã trả - Số nợ phải trả phát sinh khi mua hàng

- Số nợ được ghi giảm do người bán chấpnhận giảm giá, chiết khấu, trả lại hàng

- Số tiền ứng trước cho người bán

- Số nợ phải trả phát sinh khi mua hàng

- Người bán trả lại tiền DN đã ứngtrước

- Giá trị hàng nhận theo số tiền đã ứngtrước

- Số nợ điều chỉnh lại theo hóa đơn dotrước đây ghi theo giá tạm tính

SDCK: Số tiền phải trả người bán cuối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

TK156,241, 242,623,627,641,642,635,811

TK 111,112, 131…(5)

TK 331

TK 151, 152,153,156,611,

TK 111,112, 341

TK 133

TK 211, 213(2)

TK 413(14b)

TK 413

(14a)TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

 Giải thích sơ đồ:

(1) Mua vật tư, hàng hóa chịu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chưa trả tiềnngười bán về nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kêkhai thường xuyên

(2) Mua TSCĐ trong nội địa đưa vào sử dụng chịu thuế GTGT đầu vào đượckhấu trừ

(3) Phản ánh giá trị hàng nhập khẩu(4) Nhận dịch vụ cung cấp (chi phí vận chuyển hàng hoá, điện, nước, điện thoại,kiểm toán, tư vấn, quảng cáo, dịch vụ khác) của người bán trường hợp thuế GTGT đầuvào được khấu trừ

(5) Khi nhận hàng bán đại lý đúng giáhưởng hoa hồng(6) Phí ủy thác nhập khẩu phải trả đơn vị nhận ủy thác(7) Nhà thầu chính xác định giá trị khối lượng xây lắp phải trả cho nhà thầuphụtheo hợp đồng kinh tế đã ký kết, căn cứ vào hóa đơn, phiếu giá công trình, biênbản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành và hợp đồng giao thầu phụ

(8) Ứng trước tiền cho người bán, thanh toán các khoản phải trả(9) Chiết khấu thanh toán mua vật tư, hàng hoá doanh nghiệp được hưởng dothanh toán trước thời hạn phải thanh toán và tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán,người cung cấp

(10) Trường hợp vật tư, hàng hoá mua vào phải trả lại hoặc được người bán chấpthuận giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất được tính trừ vào khoản nợ phảitrả cho người bán

(11) Trường hợp các khoản nợ phải trả cho người bán không tìm ra chủ nợ hoặcchủ nợ không đòi và được xử lý ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp

(12) Xác định hoa hồng đại lý được hưởng, tính vào doanh thu hoa hồng về bánhàng đại lý

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

(13a)Trả trước tiền ủy thác mua hàng cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu(13b) Trả tiền hàng nhập và các chi phí liên quan đến hàng nhập khẩu cho đơn vịnhận ủy thác nhập khẩu

(14a) Chênh lệch tỉ giá giảm khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải trả người bánbằng ngoại tệ

(14b) Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải trả người bánbằng ngoại tệ

1.2.2.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra

 Chứng từ sử dụng:Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTKT 3 LL); bảng kê hóa đơn,

chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra (mẫu 01-1/GTGT); sổ theo dõi thuế GTGT; phiếuxuất kho; phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; phiếu xuất kho hàng gửi đại lý;bảng kê số thuế GTGT đã nộp của kinh doanh xây dựng lắp đặt, bán hàng, vãng laingoại tỉnh (mẫu 01-5/GTGT)

 Tài khoản sử dụng:Để hạch toán thuế GTGT đầu ra, kế toán sử dụng tài

khoản 33311 - “Thuế GTGT đầu ra”

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 33311 này như sau:

TK 33311-“THUẾ GTGT ĐẦU RA”

SDĐK: Thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ -Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ

- Số thuế GTGT đầu ra phát sinh

- Số thuế GTGT phải nộp vào NSNN

SDCK: Số thuế GTGT còn phải nộp

NSNN cuối kỳTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

Trang 39

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

(2)Phản ánh doanh thu, thu nhập theo giá bán chưa có thuế GTGT khi xuất hóađơn GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theophương pháp khấu trừ

(3) Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp,định kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng(4) Phản ánh số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán hoặcCKTM

(5) Nhận trước tiền của khách hàngtrả trước về hợp đồngcho thuê tài sảnchonhiều kỳ

(6) Doanh thubán hàng và CCDV theo phương thức trả chậm, trả góp(6a) Lãi trả chậm

(6b) Giá bán trả tiền ngay(7a) Thuế GTGTcủa hoạt động thuê tài sản không thực hiện(7b)Số tiền hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê hoạt động chưa thực hiện(8) Doanh thu hoa hồng được hưởng

(9) Phản ánh số tiền thuế GTGT khi nộp vào NSNN(10) Thuế GTGT phải nộp được giảm, được trừ vào số thuế GTGT phải nộptrong kỳ

 Xác định thuế GTGT phải nộp:

- Xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế:

- Xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:

+ Đối tượng áp dụng:

Sốthuế GTGT phải nộp

Sốthuế GTGTđầu ra

Sốthuế GTGTđầu vào được khấu trừ

-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.SNguyễn Ngọc Thủy

nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn,chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế

 Cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ

+ Xác định thuế GTGT phải nộp:

Giá trị gia tăng chính là phần chênh lệch giữa doanh số bán và doanh số vật tưhàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất hoặc:

Sốthuế GTGT phải nộp

GTGT của hàng hóa dịch vụ chịu thuế

Sốthuế GTGTđầu vào được khấu trừ

-GTGT của hàng hóa,dịch vụ bán ra

Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra

Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra

-Giá vốn của hàng hóa,dịch

vụ bán ra

Doanh số tồn đầu kỳ

Doanh số mua trong kỳ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 19/10/2016, 20:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w