1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng giao thông thừa thiên huế

138 333 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Tuy nhiên, đa số các đềtài đều nghiên cứu về kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệpdịch vụ, tiêu biểu như: Tác giả Trần Thị Ngoan Thoa 2012 nghiên cứu “Kế toán qu

Trang 1

LờiCảm ƠnLuận văn tốt nghiệp là kết quả của việc vận dụng những kiến thức đã học vàothực tiễn kiểm nghiệm Trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận này, tôi đãnhận được sự động viên và giúp đỡ từ rất nhiều phía.

Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Ban giám đốc, các anh chị phòng kế toán tài vụ, phòng Kế hoạch tại Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huếcũng như các anh chị tại Xí nghiệp xây lắp 6 đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôitrong quá trình thực tập, thu thập thông tin, nắm bắt được tình hình thực tế tại công ty

-Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - Thạc sỹ ĐỗSông Hương đã rất tận tình, dành nhiều thời gian và công sức trong việc dẫn dắt vàhướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm đề tài từ lúc xây dựng đề cương cho đến lúchoàn thành khóa luận này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè - những người đã luônđồng hành, chia sẻ, động viên tôi để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu củamình

Mặc dù đã nỗ lực hết sức để nghiên cứu và hoàn thiện luận văn một cách tốtnhất, tuy nhiên, do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm nên đề tàikhông thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thầy cô giáo và những ngườiquan tâm đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, tôi xin chân thành cám ơn

Huế, tháng 05 năm 2016

Sinh viênĐặng Thị Phương Nhi

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1 - Những điểm khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính………….7

Bảng 2.1 - Cơ cấu ngành hàng của công ty giai đoạn 2013 - 2015 34

Bảng 2.2 - Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2013 - 2015 38

Bảng 2.3 - Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2013 - 2015 41

Bảng 2.4 - Tình hình nguồn vốn của công ty 43

Bảng 2.5 - Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 - 2015 .45

Bảng 2.6 - Bảng định mức công việc (Biểu chi tiết giá dự thầu) 57

Bảng 2.7 - Bảng phân tích đơn giá dự thầu 59

Biểu 2.8 - Phiếu xuất kho tại công ty 63

Biểu 2.9 - Phiếu nhập kho tại xí nghiệp 64

Biểu 2.10 - Phiếu xuất kho tại xí nghiệp 66

Biểu 2.11 - Bảng thanh toán lương tháng 12 68

Biểu 2.12 - Phiếu chi lương nhân công ngoài 69

Bảng 2.13 - Bảng báo cáo công, ca nhiên liệu 71

Bảng 2.14 - Bảng tính khấu hao TSCĐ 72

Bảng 2.15 - Bảng thanh toán tiền lương tổ gián tiếp 74

Bảng 2.16 - Bảng thanh toán tiền lương công nhân lái máy 75

Bảng 2.17 - Bảng thanh toán tiền lương bộ phận thuê ngoài 75

Biểu 2.18 - Thư giảm giá 79

Biểu 3.1 - Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 88

Biểu 3.2 - Bảng dự toán nội bộ chi phí sản xuất 89

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

Biểu 3.3 - Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh 90

Biểu 3.4 - Báo cáo biến động chi phí NVLTT 92

Biểu 3.5 - Báo cáo biến động chi phí NCTT 92

Biểu 3.6 - Báo cáo biến động chi phí sử dụng MTC 93

Biểu 3.7 - Báo cáo chi phí sản xuất 93

Biểu 3.8 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bộ phận (đơn vị) 96

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 - Quá trình lập dự toán……….…….20

Sơ đồ 2.1 - Quy trình sản xuất - kinh doanh sản phẩm xây lắp 35

Sơ đồ 2.2 - Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 47

Sơ đồ 2.3 - Tổ chức bộ máy quản lý tại đội, xí nghiệp 50

Sơ đồ 2.4 - Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 50

Sơ đồ 2.5 - Tổ chức bộ máy kế toán tại đội, xí nghiệp 51

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

MỤC LỤC

Lời Cảm Ơn i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ v

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.1 Lí do chọn đề tài 1

I.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

I.3 Đối tượng nghiên cứu 3

I.4 Phạm vi nghiên cứu 3

I.5 Phương pháp nghiên cứu 4

I.6 Kết cấu của khóa luận 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 5

1.1 Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí 5

1.1.1 Kế toán quản trị 5

1.1.2 Bản chất của kế toán quản trị chi phí 7

1.2 Đặc điểm của ngành xây lắp ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí 8

1.2.1 Đặc điểm sản phẩm xây lắp 9

1.2.2 Đặc điểm chi phí trong doanh nghiệp xây lắp 11

1.3 Nội dung của kế toán quản trị chi phí 12

1.3.1 Phân loại và nhận diện chi phí 12

1.3.1.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 12 ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

1.3.1.2 Phân loại chi phí theo lĩnh vực chức năng hoạt động 14

1.3.1.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên Báo cáo tài chính 16

1.3.1.4 Các tiêu thức phân loại chi phí khác 17

1.3.2 Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp 18

1.3.2.1 Xây dựng định mức 18

1.3.2.2 Dự toán chi phí 19

1.3.3 Các phương pháp xác định chi phí 21

1.3.4 Kiểm soát biến động chi phí 22

1.3.4.1 Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 23

1.3.4.2 Biến động chi phí lao động trực tiếp 23

1.3.4.3 Biến động chi phí sản xuất chung 24

1.3.5 Phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận 25

1.3.6 Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 27

1.4 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị tại doanh nghiệp 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CTCP XÂY DỰNG - GIAO THÔNG TTH 31

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng - giao thông Thừa thiên Huế 31

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty 31

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế 31

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty 32

2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 33

2.1.5 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty 34 ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

2.1.6 Tình hình về nguồn lực của công ty giai đoạn 2013-2015 38

2.1.6.1 Tình hình nguồn lao động 38

2.1.6.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn 40

2.1.6.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 45

2.1.7 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 46

2.1.7.1 Sơ đồ tổ chức 46

2.1.7.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận 47

2.1.8 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 50

2.1.8.1 Tổ chức bộ máy kế toán 50

2.1.8.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 52

2.2 Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty 52

2.2.1 Phân loại và nhận diện chi phí xây lắp tại công ty 52

2.2.2 Công tác xây dựng định mức và lập dự toán tại công ty 54

2.2.3 Phương pháp xác định chi phí chi phí xây lắp tại công ty 61

2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 62

2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 67

2.2.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 69

2.2.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung: 73

2.2.3.5 Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp 76

2.2.4 Kiểm soát biến động chi phí xây lắp tại công ty 77

2.2.5 Vận dụng mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận và thu thập thông tin thích hợp cho quá trình ra quyết định 78

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CTCP XÂY DỰNG - GIAO THÔNG TTH 81

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

3.1 Đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng

-giao thông Thừa Thiên Huế 81

3.1.1 Những kết quả đạt được trong công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty 81

3.1.2 Một số tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu trong công tác kế toán quản trị tại công ty 82

3.2 Sự cần thiết tổ chức lại công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng - giao thông Thừa Thiên Huế 86

3.3 Các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng - giao thông Thừa Thiên Huế 87

3.3.1 Phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị 87

3.3.2 Hệ thống định mức chi phí và lập dự toán chi phí xây lắp 88

3.3.3 Phương pháp xác định chi phí và kiểm soát thực hiện chi phí 90

3.3.4 Kiểm soát biến động chi phí xây lắp 91

3.3.5 Ứng dụng phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận phục vụ cho việc ra quyết định 94

3.3.6 Từng bước xây dựng mô hình tổ chức kế toán quản trị tại công ty 96

PHẦN III: KẾT LUẬN 99

III.1 KẾT LUẬN 99

III.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC

GIẤY XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I.1 Lí do chọn đề tài

Công cuộc đổi mới đã tạo nên những biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực xây dựng.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân, vị trí của ngành xây dựngtrong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng quan trọng Đặc điểm nổi bật củahoạt động xây dựng là đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài nên vấn đề đặt

ra là làm sao quản lý vốn tốt, có hiệu quả, đồng thời khắc phục tình trạng thất thoátlãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khảnăng cạnh tranh, góp phần tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Muốn vậy, các nhà quản trị phải cần rất nhiều thông tin về tình hìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phục vụ cho công tác quản lí Kế toán tàichính với chức năng cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng liên quan đã hỗ trợmột phần cho công việc này Tuy nhiên, những thông tin của kế toán tài chính đềumang tính quá khứ, nên không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thông tin của các nhàquản trị doanh nghiệp Kế toán quản trị với chức năng cung cấp thông tin quá khứ,hiện tại và cả tương lai sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị trong việcđiều hành doanh nghiệp nói chung và công tác kiểm soát chi phí nói riêng

Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế được biết đến là mộtnhà thầu chuyên nghiệp từ quản lí đến thi công trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế Công ty được các chủ đầu tư, Ban quản lí dự án đánh giá là mộttrong những công ty lớn, mạnh hàng đầu tỉnh Thừa Thiên Huế, có vị trí quan trọng đốivới nền kinh tế tỉnh nhà Tuy nhiên, công tác tổ chức kế toán quản trị tại công ty cònhạn chế làm ảnh hưởng không ít đến lợi thế cạnh tranh của công ty Tại công ty cónhiều đơn vị trực thuộc, phụ thuộc nhau làm cho công tác kế toán quản trị chi phí trởnên thiếu chính xác, khó kiểm soát trong việc quản lí vốn Công trình thường phân tánnhiều nơi nên việc kiểm soát vật tư cũng gặp nhiều khó khăn Nguyên nhân của nhữngtồn tại đó là công tác kế toán quản trị chưa được quan tâm đúng mức Hệ thống thôngtin tại đơn vị chỉ nhằm phục vụ bộ phận kế toán tài chính, chưa có sự phân tích nhằm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

phục vụ kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng Vì vậy, việc tổchức kế toán quản trị tại công ty là cần thiết.

Hơn nữa, khái niệm kế toán quản trị và các hướng dẫn tổ chức kế toán quản trị

ở các đơn vị kế toán đã được luật hóa Tuy nhiên, việc tìm hiểu, nhận thức và vận hành

kế toán quản trị ở các doanh nghiệp Việt Nam còn rất mơ hồ và hạn chế Chính vì vậy,nghiên cứu về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệpnói riêng là những hướng đề tài đáng để tìm hiểu và khai thác hiện nay Tại trường Đạihọc Kinh tế Huế đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này Tuy nhiên, đa số các đềtài đều nghiên cứu về kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệpdịch vụ, tiêu biểu như: Tác giả Trần Thị Ngoan Thoa (2012) nghiên cứu “Kế toán quảntrị chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum”; tácgiả Lương Thanh Vân (2015) với đề tài “Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phítại công ty TNHH HANESBRANDS Việt Nam Huế”; Bạch Khánh Hà (2015) nghiêncứu “Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cảng Chân Mây”… Trong lĩnhvực xây lắp, chỉ có duy nhất một đề tài nghiên cứu về kế toán quản trị, đó là “Giảipháp hoàn thiện kế toán quản trị về kiểm soát chi phí tại công ty cổ phần xây lắpThành Vinh” của tác giả Lê Thị Thắm năm 2012

Nhận thức được các vấn đề trên, đề tài:“Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế” được

chọn làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa

I.2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị trong doanh nghiệp, những vấn

đề cơ bản về doanh nghiệp xây lắp và công tác kế toán quản trị chi phí trong lĩnh vựcxây lắp

Tìm hiểu, so sánh giữa lý thuyết và thực tế công tác kế toán quản trị chi phí xâylắp tại công ty cổ phần Xây dựng và Giao thông Thừa Thiên Huế

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các vấn đề về công tác kế toán quảntrị chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế, tìm ra

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

các ưu, nhược điểm để từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp cụ thể, khoa họcnhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty.

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty cổphần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế

I.4 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những lí luận chung về kế toán quản trị chi

phí và thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí trong lĩnh vực xây lắp tại CTCP Xâydựng - Giao thông Thừa Thiên Huế, cụ thể nghiên cứu về thực trạng cách phân loại,nhận diện chi phí trong lĩnh vực xây lắp tại công ty, công tác lập dự toán chi phí xâylắp, phương pháp xác định chi phí sản phẩm xây lắp, kiểm soát biến động chi phí xâylắp, các báo cáo phục vụ công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp, vận dụng mối quan

hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận và thu thập thông tin cho quá trình ra quyết định

Về không gian: Để làm rõ thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp

tại công ty, tác giả đã chọn trụ sở CTCP xây dựng giao thông TTH và một đơn vị trựcthuộc công ty trong lĩnh vực thi công công trình để tiến hành thực tế, nghiên cứu đềtài Bởi lẽ, công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp không chỉ gói gọn tại trụ sở công

ty mà còn được thực hiện ở các đơn vị trực tiếp thi công công trình Trong đề tài này,tác giả lựa chọn đơn vị xí nghiệp xây lắp 6 để nghiên cứu, bởi các lý do sau đây:

Tại công ty CP Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế, các xí nghiệp, đội thicông đều là các đơn vị hạch toán phụ thuộc Qua quá trình tìm hiểu các kênh thông tincũng như phỏng vấn các anh chị phòng kế toán - tài vụ tại công ty, tác giả được biếtcác đơn vị này đều có quy trình sản xuất tương tự nhau

Xí nghiệp xây lắp 6 và các đơn vị trực thuộc khác đều có bộ máy kế toán, hệthống sổ sách, chứng từ và cách thức hạch toán các khoản mục chi phí đều tương tựnhau

Bên cạnh đó, do hạn chế về thời gian cũng như khó khăn trong vấn đề địa lýnên tác giả không thể tiến hành nghiên cứu được tất cả các đơn vị trực thuộc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

Về thời gian: Đề tài sử dụng báo cáo tài chính của công ty qua ba năm 2013,

2014, 2015 để nghiên cứu và phân tích tổng quát tình hình tài chính của công ty Sửdụng tài liệu, chứng từ, sổ sách quý 3, 4 năm 2015 (chủ yếu là tháng 12 của quý 4) đểnghiên cứu và làm rõ thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại công ty

I.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chứng từ kế toán: Nhằm phản ánh, xác nhận nghiệp vụ kinh tế đãphát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ pháp lý

Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấpthông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài

Phương pháp quan sát: Thông qua quá trình thực tập tại đơn vị, quan sát và ghilại những vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiêncứu nhằm mô tả, phân tích, nhận định, đánh giá

Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các dữ liệu, số liệu thông qua các hệthống chứng từ, sổ sách liên quan đến các khoản mục chi phí, chọn lọc và tập hợpnhững thông tin cần thiết cho đề tài Bên cạnh đó, thông qua các kênh thông tin như:trang web của công ty, sách báo để tìm hiểu những thông tin liên quan đến tình hình cơcấu tổ chức, các báo cáo tài chính của công ty

Phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu,tổng hợp những dữ liệu thu thập được, phân tích dữ liệu để tạo thành thông tin tươngứng, từ đó đưa ra những nhận định, ý kiến về đối tượng theo mục tiêu nghiên cứu

I.6 Kết cấu của khóa luận

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí xây lắp tại Công

ty cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí xâylắp tại Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế

Phần III: Kết luận

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

1.1 Khái quát chung về kế toán quản trị chi phí

Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức Cácnhà quản trị dựa vào thông tin của kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạtđộng của tổ chức (Hilton, 1991)

Theo Luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “ Việc thuthập, xử lí, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị vàquyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán, khoản 3, điều4)

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, “Kế toán quản trị là một môn khoa học thunhận, xử lí và phân tích thông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt độngcủa một đơn vị cụ thể Các thông tin đó giúp nhà quản trị trong quá trình ra quyết địnhliên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thựchiện các hoạt động của đơn vị (Nguyễn Ngọc Quang, 2009)

Nhiệm vụ kế toán quản trị trong doanh nghiệp:

Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quảntrị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ

Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kếtoán quản trị.

Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết địnhcủa Ban lãnh đạo doanh nghiệp

So sánh kế toán quản trị với kế toán tài chính

Kế toán quản trị và kế toán tài chính cùng nghiên cứu quá trình sản xuất kinhdoanh, cùng sử dụng hệ thống ghi chép ban đầu và cùng thể hiện trách nhiệm củangười quản trị

Tuy nhiên, khác với kế toán tài chính, hệ thống kế toán quản trị do doanhnghiệp xây dựng theo mục tiêu quản trị của mình, hình thành do nhu cầu tự nhiên củadoanh nghiệp chứ không có tính bắt buộc về mặt pháp luật Thông tư 53/2006/TT-

BTC về việc Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp ban hành ngày

12/06/2006 chỉ ra rằng: “ Kế toán quản trị là công việc của từng doanh nghiệp, Nhànước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung, phương pháp

kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện.”, “ Doanhnghiệp không bắt buộc phải công khai các thông tin về kế toán quản trị trừ trường hợppháp luật có quy định khác.” Hệ thống kế toán quản trị không hoàn toàn đồng nhấtgiữa các doanh nghiệp vì nó được thiết lập tuỳ thuộc đặc điểm hoạt động và yêu cầuquản lý của doanh nghiệp Ở những thời kỳ khác nhau, có thể có sự điều chỉnh trong

hệ thống kế toán quản trị để đảm bảo sự phù hợp với mục tiêu quản trị cũng như đặcđiểm hoạt động của doanh nghiệp ở thời kỳ xem xét Đó là lý do để coi hệ thống kếtoán quản trị là hệ thống “mềm” đối với doanh nghiệp.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

Bảng 1.1: Những điểm khác biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Đặc điểm của

thông tin cung cấp

Hướng về tương lai, linh hoạt,nhanh, thích hợp

Biểu diễn dưới hình thái giá trị

và vật chất

Phản ánh quá khứ, chính xácBiểu diễn dưới hình thái giátrị

Phạm vi báo cáo Từng bộ phận, khâu công việc Toàn doanh nghiệp

Kỳ báo cáo Bất kỳ khi nào cần cho quản lí Định kì hàng tháng, quý, nămTính pháp lệnh Không có tính pháp lệnh Có tính pháp lệnh

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống và laođộng vật hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh (Bùi Văn Dương, 2011)

Đối với những nhà quản lí thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu Một doanhnghiệp tồn tại và hoạt động phải chi nhiều khoản chi phí khác nhau trong suốt quá

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

trình hoạt động kinh doanh và chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanhnghiệp Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí Nhận diện,phân tích các hoạt động sinh ra chi phí là mấu chốt để có thể quản lí chi phí, từ đó cónhững quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kếtoán quản trị chi phí cung cấp bao gồm cả những thông tin quá khứ và những thông tin

có tính dự báo thông qua việc lập kế hoạch và dự toán trên cơ sở định mức chi phínhằm kiểm soát chi phí thực tế, đồng thời làm căn cứ cho việc lựa chọn các quyết định

về giá bán sản phẩm, kí kết hợp đồng, tiếp tục sản xuất hay thuê ngoài…

Theo Haberstock (1982), kế toán quản trị chi phí kinh doanh là tính toán hướngnội, nó mô tả - về nguyên tắc được thực hiện hàng tháng – đường vận động của cácnhân tố sản xuất trong quá trình kết hợp chúng và giới hạn ở việc tính toán mọi hao phínhằm tạo ra và thực hiện các kết quả của doanh nghiệp, đó chính là chi phí kinh doanh

Như vậy, bản chất của kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quảntrị chuyên thực hiện việc xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin về chi phí nhằmphục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chứcthực hiện, kiểm tra và ra quyết định

1.2 Đặc điểm của ngành xây lắp ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí

Theo Võ Văn Nhị (2008), xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có vị tríhết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia Xây dựng cơ bản là quá trìnhxây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, hiện đại hóa, khôi phục các công trình nhà máy,

xí nghiệp, đường xá, cầu cống, nhà cửa… nhằm phục vụ cho sản xuất đời sống, xã hội.Chi phí xây dựng cơ bản chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng ngân sách Nhà nước cũngnhư ngân sách của doanh nghiệp

Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm các nội dung: Xây dựng, lắp đặt, mua sắmthiết bị và chi phí kiến thiết cơ bản khác, trong đó phần xây dựng, lắp đặt do các đơn

vị chuyên về thi công xây lắp (gọi chung là đơn vị xây lắp) đảm nhận thông qua hợp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

đồng giao thầu xây lắp Sản phẩm xây lắp là các công trình đã xây dựng, lắp đặt hoànthành có thể đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất và đời sống.

Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp Tuy nhiên, đó

là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt sản phẩm xây lắp cũng được tiến hànhmột cách liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyếttoán công trình khi hoàn thành Sản xuất xây dựng cơ bản chặt chẽ với nhau, nếu mộtkhâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác

Ngành xây lắp có những đặc điểm rất riêng biệt, mang đặc thù của ngành, cụthể:

1.2.1 Đặc điểm sản phẩm xây lắp

Thứ nhất, sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ: Sản phẩm xây lắp không

có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹthuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau Chính vì vậy, mỗi sản phẩmxây lắp đều có yêu cầu về tổ chức quản lí, tổ chức thi công và biện pháp thi công phùhợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mớimang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuất được liên tục

Do sản phẩm có tính chất đơn chiết và được sản xuất theo đơn đặt hàng nên chiphí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình, ngay cảkhi công trình thi công theo các thiết kế mẫu nhưng được xây dựng ở những địa điểmkhác nhau với các điều kiện thi công khác nhau thì chi phí sản xuất cũng khác nhau

Việc tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành và xác định kết quả thi côngxây lắp riêng biệt, sản xuất xây lắp được thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàngnên ít phát sinh chi phí trong quá trình lưu thông

Thứ hai, sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thicôgn tương đối dài Các công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian thi công dài,

có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong Trong thời gian sản xuất thicôgn xây dựng chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhânlưcj của xã hội Do đó, khi lập kế hoạch xây dựng cơ bản cần cân nhắc, thận trọng, nêu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

rõ các yêu cầu về vật tư, tiền vốn, nhân công Việc quản lí, theo dõi quá trình sản xuấtthi công phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, bảo đảm chất lượng thi côngcông trình.

Do thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành thường không xácđịnh hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định theo thời điểm khicông trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theogiai đoạn quy ước tùy thuộc vào kết cấu, đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn củađơn vị xây lắp Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sẽ góp phần to lớntrong việc quản lí sản xuất thi công và sử dụng đồng vốn đặt hiệu quả cao nhất

Thứ ba, thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài: Các công trình xâydựng cơ bản thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi côngthường khó sữa chữa phải phá đi làm lại Sai lầm trong xây dựng cơ bản vừa lãng phí,vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục Do đặc điểm này

mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng côngtrình

Thứ tư, sản phẩm xây lắp thường được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luônthay đổi theo địa bàn thi công Khi chọn địa điểm xây dựng phải điều tra nghiên cứukhảo sát thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất, thủy văn, kết hợp với các yêu cầu vềphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trước mắt cũng như lâu dài Sau khi đi vào sử dụng,công trình không thể di dời, cho nên, nếu các công trình là nhà máy, xí nghiệp cầnnghiên cứu các điều kiện về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lực lao động,nguồn tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm điều thuận lựoi khi công trình đi vào hoạt động sảnxuất kinh doanh sau này

Một công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, điều đó có nghĩa là người côngnhân xây dựng không còn việc gì phải làm ở đó nữa, phải chuyển đến thi công ở mộtcông trình khác Do đó, sẽ phát sinh các chi phí như điều động công nhân, máy mócthi công, chi phí về xây dựng các công trình tạm thời cho công nhân và cho máy mócthi công

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

Cũng do đặc diểm này mà các các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng laođộng thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình, để giảm bớt các chi phí di dời.

Thứ năm, sản xuất xây dựng cơ bản thường diễn ra ngoài trời, chịu tác độngtrực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp

ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ Do đặc điểm này, trong quá trình thicông cần tổ chức quản lí lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến

độ khi điều kiện môi trường thời tiết thuận lợi Trong điều kiện thời tiết không thuậnlợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinh các khối lượng công trìnhphải phá đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất, doanh nghiệp cần có

kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá

Cuối cùng, sản phẩm lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận vớichủ đầu tư, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ

1.2.2 Đặc điểm chi phí trong doanh nghiệp xây lắp

Ngoài những khoản mục chi phí thông thường như chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, chi phí nhân công trực tiếp, còn phát sinh thêm một số khoản mục chi phí như:chi phí sử dụng MTC; CP vận chuyển vật liệu, MTC đến chân công trình; CP xâydựng lán trại, chi phí nhà thầu phụ…

Trong chi phí xây dựng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như cát, đá, xi măng,

bê tông đúc sẵn… thường chiếm tỷ trọng lớn, rất đa dạng về chủng loại và kích cỡ.Trong đó một vài loại nguyên vật liệu dễ bị hư hỏng, hao hụt tùy thuộc vào thời tiết,khí hậu như xi măng, cát…nên dễ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, do đó cần chú ý đếnbiện pháp bảo quản, kiểm soát tránh hư hỏng mất mát Chi phí nhân công thườngchiếm khoảng 15-20% trong tổng chi phí sản xuất tùy theo từng công trình sử dụngnhiều lao động tay nghề cao hay thấp Chi phí sử dụng máy thi công chiếm tỷ trọngcao hay thấp tùy thuộc vào biện pháp thi công từng công trình

Vì thời gian thi công dài nên việc theo dõi chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm ở công ty không chỉ dừng lại ở việc tập hợp và theo dõi chi phí phát sinh trong

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

năm tài chính mà còn phải theo dõi chi phí phát sinh, giá thành và doanh thu lũy kếqua các năm kể từ khi công trình bắt đầu khởi công đến thời điểm hiện tại.

1.3 Nội dung của kế toán quản trị chi phí

1.3.1 Phân loại và nhận diện chi phí

Việc phân loại chi phí của doanh nghiệp là nhằm mục đích phục vụ cho quản trịhoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, do đó tuỳ thuộc vào mục đích, yêucầu quản trị của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh để lựa chọn tiêu thức

phân loại phù hợp Theo thông tư số 53/2006/TT-BTC về việc Hướng dẫn áp dụng kế

toán quản trị trong doanh nghiệp ban hành ngày 12/06/2006, chi phí có thể được phân

loại theo các cách sau:

1.3.1.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Biến phí (Chi phí khả biến/chi phí biến đổi): Biến phí là những chi phí xét về

mặt tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của doanh nghiệp trongphạm vi hoạt động Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, số lượngsản phẩm tiêu thụ, số giờ máy hoạt động, doanh thu bán hàng thực hiện Biến phíthường có các đặc điểm sau:

- Biến phí đơn vị thường không thay đổi Dựa vào đặc điểm này các nhàquản trị xây dựng định mức biến phí góp phần kiểm soát các khoản chi phí

- Xét về tổng số biến phí thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động

- Trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt động thì biến phí không phátsinh

- Biến phí của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau, xét theo cách ứng xửcủa chi phí có thể chia biến phí thành 2 loại cơ bản: biến phí tỷ lệ và biếnphí cấp bậc

+ Biến phí tỷ lệ là các biến phí hoàn toàn tỉ lệ thuận với mức độ hoạt động

Ví dụ: Vật liệu chính trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm; xi măng,sắt, thép trong các doanh nghiệp xây lắp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

+ Biến phí cấp bậc là các biến phí chỉ thay đổi khi thay đổi quy mô củaphạm vi hoạt động Các chi phí này chỉ biến đổi khi các hoạt động đã có

sự biến đổi đạt đến một mức độ cụ thể nào đó Ví dụ: Chi phí bảo dưỡngmáy móc, chi phí tiền lương của bộ phận công nhân phụ

Định phí (Chi phí bất biến/chi phí cố định)

Định phí là những chi phí xét về mặt tổng số không thay đổi theo mức độ hoạtđộng trong phạm vi của quy mô hoạt động Trong các doanh nghiệp sản xuất, các loạichi phí bất biến thường gặp là chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương nhân viênquản lý, chi phí quảng cáo,

Định phí thường có đặc điểm sau:

- Trong giới hạn của quy mô hoạt động, xét về tổng chi phí thì định phíthường không thay đổi Nếu xét định phí trên một đơn vị mức độ hoạt độngthì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động Doanh nghiệp có hoạt độnghay không thì định phí vẫn tồn tại Do vậy, các nhà quản trị muốn cho chođịnh phí đơn vị sản phẩm thấp cần khai thác tối đa công suất của các tài sản

đã tạo ra các định phí đó

- Định phí trong doanh nghiệp cũng đa dạng và phong phú Xét ở khía cạnhquản lý chi phí, định phí được chia thành 2 loại: định phí bắt buộc và địnhphí không bắt buộc

+ Định phí bắt buộc là những định phí không thể thay đổi một cách nhanhchóng, chúng thường liên quản đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chứcsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thể hiện rõ nhất là chi phí khấuhao TSCĐ hay tiền lương nhân viên quản lý ở các phòng ban chức năng.Các định phí bắt buộc gắn liền với các mục tiêu dài hạn của doanhnghiệp, chúng biểu hiện tính chất cố định khá vững chắc và ít chịu sự tácđộng của các quyết định trong quản lý ngắn hạn, không thể cắt giảm hếttrong thời gian ngắn Để quản lý loại chi phí này cần tập trung vào việcnâng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố vật chất và nhân lực cơ bản củadoanh nghiệp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

+ Định phí không bắt buộc là các định phí có thể được thay đổi nhanhchóng bằng các quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp Chúng thườngđược kiểm soát theo các kế hoạch ngắn hạn và phụ thuộc nhiều vàochính sách quản lý hàng năm của các nhà quản trị, có thể cắt giảm khicần thiết Do vậy, loại chi phí này còn được gọi là chi phí bất biến tuỳ ýhay chi phí bất biến quản trị Thuộc loại chi phí này gồm chi phí quảngcáo, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí đào tạo nhân viên,

Chi phí hỗn hợp

Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bao gồm cả các yếu tố của định phí và biếnphí Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chiphí bất biến, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặcđiểm của chi phí khả biến Hiểu theo một cách khác, phần bất biến trong chi phí hỗnhợp thường là bộ phận chi phí cơ bản để duy trì các hoạt động ở mức độ tối thiểu, cònphần khả biến là bộ phận chi phí sẽ phát sinh tỉ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm.Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí hỗn hợp cũng chiếm một tỉ lệ khá cao trongcác loại chi phí, chẳng hạn như chi phí điện thoại, chi phí bảo trì máy móc thiết bị,

1.3.1.2 Phân loại chi phí theo lĩnh vực chức năng hoạt động

Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo từng hoạt động cóchức năng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh mà chúng phục vụ, đượcchia thành hai loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

Chi phí sản xuất: Giai đoạn sản xuất là giai đoạn chế biến nguyên vật liệu thành

thành phẩm bằng sức lao động của công nhân kết hợp với việc sử dụng máy móc thiết

bị Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chiphí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: là giá trị của những nguyên vật liệu cấuthành thực thể của sản phẩm và có thể xác định được một cách tách biệt, rõràng, cụ thể cho từng sản phẩm Đặc điểm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

có thể tập hợp thẳng cho các đồi tượng chịu chi phí, thường mang tính chất biếnĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

phí, nó cấu thành nên thực thể của sản phẩm, chiếm tỷ trọng khá cao trong chỉtiêu giá thành sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về tiềnlương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn ca của những lao độngtrực tiếp chế tạo sản phẩm Chi phí nhân công trực tiếp có thể tập hợp thẳng chođối tượng chịu chi phí

- Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí nguyên liệu gián tiếp, chi phí lao độnggián tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, các chi phí tiẹn ích như điện, nước,

và các chi phí sản xuất khác Đặc điểm của chi phí sản xuất chung là không thểtính trực tiếp vào sản phẩm, chúng sẽ được tính vào chi phí sản phẩm thông quaviệc phân bổ chi phí Chi phí sản xuất chung còn được gọi tên là chi phí chungcủa phân xưởng hay chi phí sản xuất gián tiếp

Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất ngoài 3 khoản mục trên còn

có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công là cáckhoản chi phí phục vụ cho đội máy thi công hoặc mua ngoài để thi công cho các côngtrình và hạng mục công trình Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Tiền lương phảitrả cho công nhân điều khiển máy thi công, chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho máythi công, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và chiphí khác bằng tiền phục vụ cho máy thi công Đặc điểm của chi phí sử dụng máy thicông là chi phí hỗn hợp mang cả tính chất định phí và biến phí

Chi phí sản xuất chung và chi phí sử dụng máy thi công theo mối quan hệ củachi phí với đối tượng chịu chi phí thường là chi phí gián tiếp Do vậy, cuối mỗi kỳ hoạtđộng cần phải phân bổ các khoản mục chi phí này theo tiêu thức phù hợp tuỳ theo tínhchất của chi phí và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để phục vụ cho việc tính giáthành sản phẩm, dịch vụ

Chi phí ngoài sản xuất

Chi phí ngoài sản xuất là các chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sảnphẩm liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

toàn doanh nghiệp Thuộc loại chi phí này gồm có hai khoản mục chi phí: Chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí bán hàng: Khoản mục chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh phục

vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm Có thể kể đến các chi phí như chi phí vậnchuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao cácphương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chiphí tiếp thị quảng cáo,

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tổchức, quản lí hành chính và các chi phí liên quan đến hoạt động văn phòng làmviệc của doanh nghiệp mà không xếp vào loại chi phí sản xuất hay chi phí bánhàng Khoản mục này bao gồm các chi phí như: chi phí văn phòng, tiền lương

và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao tàisản cố định của doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác, Tất cả mọi

tổ chức đều có chi phí quản lý

Chi phí ngoài sản xuất bao gồm nhiều yếu tố, mỗi yếu tố cũng thường bao gồm

cả định phí và biến phí Do vậy, muốn kiểm soát các yếu tố chi phí cần tách thành 2 bộphận định phí và biến phí Chi phí ngoài sản xuất được coi là chi phí gián tiếp nếu xéttheo mối quan hệ giữa chi phí với đối tượng chịu chi phí Do vậy, để xác định chínhxác kết quả tiêu thụ, kết quả kinh doanh của các bộ phận cần phải có các tiêu thứcphân bổ chi phí phù hợp

1.3.1.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên Báo cáotài chính

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phísản phẩm và chi phí thời kỳ

Chi phí sản phẩm: là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản

phẩm hay quá trình mua hàng hoá để bán Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sảnphẩm bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phísản xuất chung Thực chất chi phí sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là chi phí sảnxuất tính cho sản phẩm của doanh nghiệp, đó là sản phẩm dở dang khi sản phẩm chưa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

hoàn thành, là giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành và trở thành giá vốn hàngbán khi sản phẩm đã tiêu thụ.

Chi phí thời kỳ: là các chi phí cho hoạt động kinh doanh, không tạo nên giá trị

hàng tồn kho Chi phí thời kỳ bao gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanhnghiệp Các chi phí này được ghi nhận ở chi tiêu "Chi phí bán hàng" và "chi phí quản

lý doanh nghiệp" trên báo cáo kết quả kinh doanh

1.3.1.4 Các tiêu thức phân loại chi phí khác

Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí:

Chi phí trực tiếp: là các khoản chi phí mà kế toán có thể tập hợp thẳng cho từngđối chịu chi phí Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí gián tiếp: là các khoản chi phí mà kế toán không thể tập hợp thẳng chotừng đối tượng chịu chi phí mà phải phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêuthức phân bổ phù hợp Ví dụ: Tiền lương của nhân viên phân xưởng Độ chính xáccủa chi phí gián tiếp cần phân bổ còn phụ thuộc vào tiêu thức phân bổ Tiêu thức phân

bổ phải lựa chọn phù hợp và thường dựa vào những căn cứ khoa học như: Có tính đạidiện cao cho chi phí gián tiếp cần phân bổ, thuận tiện cho việc tính toán, thống nhất cả

kỳ hạch toán

Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với mức độ kiểm soát của nhà quản trị:

Chi phí kiểm soát được: Là chi phí mà cấp quản lý dự đoán được sự phát sinh

và thuộc quyền quyết định của cấp quản lý đó

Chi phí không kiểm soát được: Là chi phí mà cấp quản lý không dự đoán được

sự phát sinh của nó, đồng thời không thuộc thẩm quyền quyết định của cấp quản lý đó

Căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các quyết định kinh doanh:

Chi phí cơ hội: là lợi ích tiềm tàng bị mất đi do chọn phương án (hoặc hànhđộng) này thay vì chọn phương án (hoặc hành động) khác Chi phí cơ hội không thể

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

hiện trên bất cứ sổ sách kế toán nào nhưng lại là cơ sở rất cần thiết để lựa chọn phương

án kinh doanh

Chi phí chênh lệch: là những chi phí có ở phương án này nhưng chỉ có mộtphần hoặc không có ở phương án khác Đây là một khái niệm rộng về chi phí dùng đểnhận thức, so sánh chi phí lựa chọn các phương án kinh doanh

Chi phí chìm: là loại chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu, bất kể đã lựachọn phương án hoặc hành động nào Chi phí chìm được xem như là khoản chi phíkhông thể tránh được cho dù người quản lý quyết định lựa chọn thực hiện theo phương

án nào Vì vậy, chi phí chìm là loại chi phí không thích hợp cho việc xem xét, ra quyếtđịnh của người quản lý

1.3.2 Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí trong doanh nghiệp

1.3.2.1 Xây dựng định mức

Định mức chi phí được xem là một thang điểm để đo lường việc thực hiện chiphí trong thực tế sản xuất kinh doanh (Đoàn Ngọc Quế & Đào Tất Thắng & Lê ĐìnhTrực, 2013)

Cần phân biệt định mức chi phí và chi phí dự toán Định mức chi phí là chi phíxây dựng cho một đơn vị sản phẩm trong khi chi phí dự toán là tổng số chi phí địnhmức theo tổng số chi phí định mức theo tổng số sản phẩm sản xuất dự toán

Các nhà quản lí thường sử dụng hai phương pháp sau đây để xây dựng địnhmức:

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm: phương pháp này thường được ápdụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định Để xây dựng cácđịnh mức chi phí, người ta dựa vào số liệu trong quá khứ, tiến hành phântích và từ đó xây dựng định mức về lượng Đồng thời căn cứ vào tìnhhình thị trường, các quyết định tồn kho để xây dựng định mức về giá

- Phương pháp phân tích kinh tế kĩ thuật: các kế toán viên phối hợp cácnhân viên kỹ thuật để phân tích công suất thiết kế của máy móc thiết bị,ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

phân tích quy trình công nghệ, phân tích hành vi sản xuất,… để xâydựng các dịnh mức chi phí.

Trong thực tiễn, các nhà quản lí thường phối hợp hai phương pháp này để xâydựng định mức

Định mức chi phí được các nhà quản lí xây dựng cho các khoản mục cấu tạonên giá thành sản phẩm (định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức chi phínhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung) Định mức sẽ được xây dựngtheo hai tiêu thức cơ bản:

- Lượng định mức: Cho thấy có bao nhiêu số lượng của loại chi phí được

sử dụng như số lượng nguyên liệu tiêu hao hay số giờ lao động trực tiếpđược sử dụng để chế tạo ra một đơn vị sản phẩm

- Giá định mức: cho thấy đơn giá của các khoản mục chi phí được sử dụng

là bao nhiêu như đơn giá nguyên liệu, đơn giá bình quân một giờ laođộng…

1.3.2.2 Dự toán chi phí

Dự toán có ý nghĩa quan trọng trong bất kỳ tổ chức hoạt động nào bởi vì nócung cấp thông tin có hệ thống về toàn bộ kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trong kỳ tới Dự đoán trước những khó khăn khi chúng chưa xảy ra để

có phương án đối phó kịp thời và đúng đắn Là cơ sở quan trọng để phân tích, so sánhvới kết quả thực hiện, qua đó phát hiện ra nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa dựtoán và thực tế để có các biện pháp điểu chỉnh kịp thời và qua đó đánh giá định mức,

dự toán xây dựng phù hợp thực tế chưa để có cơ sở xây dựng định mức mới hoànchỉnh Nó kết hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bằng kế hoạch của từng bộphận khác nhau, nhờ vậy đảm bảo cho kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mụctiêu chung của doanh nghiệp Như vậy, dự toán chính là cơ sở để đưa ra các quyết địnhtác nghiệp của nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp

Dự toán thường được lập từ cấp cơ sở trở lên trong các doanh nghiệp và do cácchuyên gia kỹ thuật, kế toán quản trị tại các phân xưởng, đội sản xuất kết hợp để xây

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

dựng Sau khi dự toán được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học sẽ được chuyển cho bộphận chức năng như các phòng, ban kỹ thuật thẩm định, phân tích tính khả thi của dựtoán, sau đó bổ sung những mặt hạn chế để cho dự toán hoàn thiện hơn Dự toán đượcchuyển cho cấp quản trị cao phê duyệt và cuối cùng chuyển tới các bộ phận cơ sở thựchiện.

Quá trình lập dự toán:

(Nguồn: Đặng Kim Cương, 1994)

Sơ đồ 1.1: Quá trình lập dự toán

 Khâu kế hoạch: Nhân viên kế toán quản trị sẽ được yêu cầu cung cấpthông tin của các kỳ trước Các số liệu, thông tin trong quá khứ sẽ đượckết hợp với thông tin hiện hành để lập dự toán

 Khâu kiểm soát: Khi các hoạt động được tiến hành, các số liệu thực tếđược ghi nhận và sẽ được so sánh với số liệu dự toán Các chênh lệch sẽđược nhân viên kế toán quản trị tính toán và ghi nhận Các nỗ lực hiệuchỉnh sẽ được thực hiện nhằm hướng theo các mục tiêu của dự toán.Đồng thời các chênh lệch này sẽ được xem lại và cập nhật hóa dự toán.Riêng đối với ngành xây lắp, hiện nay, nước ta quản lí rất chặt chẽ việc lập dựtoán chi phí công trình xây lắp, được quy định và luật hóa tại các Nghị định và Thông

tư hướng dẫn ban hành kèm theo Các văn bản về định mức khối lượng và đơn giáđược Bộ xây dựng ban hành và hướng dẫn rõ ràng, cụ thể

Số liệu dự toán

Báo cáo biến động

Số liệu thực tế

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

1.3.3 Các phương pháp xác định chi phí

Theo Phạm Văn Dược (2003), xác định chi phí là quá trình tổng hợp chi phí cóliên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhằm cung cấp tài liệu chi phí đơn vị cầnthiết cho nhà quản trị điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, như: định giá bán sảnphẩm, định giá hàng tồn kho cuối kì, xác định kết quả thu nhập trong kì, đáp ứng cáctình huống phải ra quyết định hàng ngày

Như vậy, mục đích xác định chi phí nhằm cung cấp thông tin về giá thành sảnphẩm, dịch vụ cần thiết cho nhà quản trị để điều hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh và ra quyết định Các doanh nghiệp khác nhau có đặc điểm sản xuất kinh doanhkhác nhau, do vậy nhiều khoản chi phí phát sinh khác nhau, phương pháp tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng khác nhau Theo Phạm Văn Dược (2003)

có hai phương pháp xác định chi phí chủ yếu: Phương pháp xác định chi phí theo côngviệc và phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất

Thông tư số 53/2006/TT-BTC về việc Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị

trong doanh nghiệp ban hành ngày 12/06/2006 cũng nêu rõ: doanh nghiệp có thể áp

dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm sau:

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp trực tiếp: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh chỉ liên quan

đến một đối tượng chịu chi phí Theo phương pháp này thì chi phí của đối tượng nàođược tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó

Phương pháp phân bổ: Áp dụng cho trường hợp chi phí phát sinh liên quan đến

nhiều đối tượng chịu chi phí Khi thực hiện phương pháp phân bổ chi phí doanhnghiệp có thể lựa chọn một trong các căn cứ phân bổ sau: Giờ công, ngày công, giờmáy hoạt động, diện tích sử dụng, và phương pháp phân bổ là trực tiếp hoặc phân bổtheo cấp bậc

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

Phương pháp tính giá thành

Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm hoặc mối quan hệ giữa đối tượng hạch toánchi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm để doanh nghiệp lựa chọn một phươngpháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm

Các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong doanh nghiệp hiện nay là:

Phương pháp tính giá thành theo công việc, sản phẩm: là quá trình tập hợp và

phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phísản xuất chung có liên quan đến một công việc, một sản phẩm riêng biệt hoặc mộtnhóm sản phẩm cụ thể, một đơn đặt hàng, đối với phương pháp này:

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp đượctập hợp trực tiếp cho từng công việc, sản phẩm riêng biệt

+ Chi phí sản xuất chung: Khi có chi phí sản xuất chung phát sinh được tậphợp chung cho các công việc, sản phẩm sau đó tiến hành phân bổ

Phương pháp tính giá thành theo quá trình sản xuất (Phương pháp tổng cộng chi phí): Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất thường được áp dụng

trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất liên tụcqua nhiều giai đoạn chế biến Bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chếbiến của giai đoạn sau

Ngoài ra còn có các phương pháp: Phương pháp tính giá thành theo định mức,phương pháp hệ số, phương pháp loại trừ chi phí theo các sản phẩm phụ

1.3.4 Kiểm soát biến động chi phí

Ngoài xây dựng định mức, kế toán quản trị chi phí còn thực hiện phân tích biếnđộng nhằm kiểm tra, đánh giá các loại chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh

Biến động chi phí là chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí tiêu chuẩn (địnhmức chi phí) Biến động chi phí được tách thành hai thành phần là biến động về giá vàbiến động về lượng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

Mô hình tổng quát để phân tích các biến động:

 Biến động về giá = Lượng thực tế*(giá thực tế - Giá định mức)

 Biến động về lượng = Giá định mức*( lượng thực tế - Lượng định mức)Kết quả có được về sự biến động được đánh giá:

Nếu biến động dương, nghĩa là chi phí thực tế > chi phí định mức: biến độngkhông thuận lợi

Nếu biến động âm hoặc bằng không, nghĩa là chi phí thực tế < chi phí địnhmức: biến động thuận lợi (nếu chất lượng sản phẩm và dịch vụ vẫn được đảm bảo)

1.3.4.1 Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Biến động về giá = AQ(AP-SP)

Biến động về lượng = SP(AQ-SQ)Trong đó:

AQ là lượng nguyên liệu thực tế sử dụng

SQ là lượng nguyên liệu tiêu chuẩn (định mức)

AP là giá thực tế

SP là giá tiêu chuẩn1.3.4.2 Biến động chi phí lao động trực tiếp

Biến động về giá nhân công = AH(AR-SR)

Biến động về hiệu suất lao động = SR(AH-SH)

Trong đó:

AH là lượng thời gian thực tế sử dụng

AR là đơn giá thực tế của một giờ lao động

SH là lượng thời gian định mức

SR là đơn giá tiêu chuẩn của một giờ lao độngĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

1.3.4.3 Biến động chi phí sản xuất chung

Dự toán linh hoạt: là dự toán được thiết lập cho nhiều mức hoạt động khác nhautrong phạm vi hoạt động phù hợp với tổ chức Ngược lại, dự toán tĩnh chỉ được thiếtlập cho một mức hoạt động kế hoạch Các nhân viên kế toán quản trị chi phí dựa vàochi phí sản xuất chung linh hoạt để kiểm soát chi phí sản xuất chung của tổ chức Vàocuối kỳ, nhân viên kế toán quản trị so sánh chi phí sản xuất chung thực tế với chi phísản xuất chung dự toán tại mức hoạt động thực tế tương ứng để phân tích biến động.Biến động chi phí sản xuất chung được phân thành: Biến động chi phí sản xuất chungbiến đổi và biến động chi phí sản xuất chung cố định

Biến động chi phí sản xuất chung biến đổi:

Biến động về giá sản xuất chung biến đổi = AH(AVR-SVR)Biến động về hiệu suất sản xuất chung = SVR(AH-SH)

Trong đó:

AH là số giờ thực tế sử dụngAVR là đơn giá sản xuất chung thực tế

SVR là đơn giá sản xuất chung định mức

SH là số giờ tiêu chuẩn

Biến động chi phí sản xuất chung cố định

Biến động dự toán SXC cố định = Chi phí SXC thực tế-Chi phí SXC dự toánBiến động hiệu suất SXC cố định = Chi phí SXC dự toán – Chi phí SXC phânbổ

Trong đó:

Chi phí SXC phân bổ = Đơn giá SXC cố định x Số giờ tiêu chuẩn cho phép

Các biến động chi phí sẽ được xác định và phân tích nguyên nhân biến độngbằng phương pháp quản lý theo ngoại lệ, tức là chỉ tập trung xác định nguyên nhân củacác biến động có ý nghĩa Các nhà quản lí xác định mức ý nghĩa của các biến động dựa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

vào kinh nghiệm và sự biến động chủ quan Biến động có giá trị lớn (về cả số tươngđối và tuyệt đối), biến động lặp lại thường xuyên, biến động có xu hướng tăng dần vàbiến động mà tổ chức có khả năng kiểm soát là những biến động cần phân tích xácđịnh nguyên nhân để kiểm soát chi phí.

1.3.5 Phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận

Theo Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng và Lê Đình Trực (2006): Phân tích mốiquan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là xem xét mối quan hệ giữa giá bán, số lượngsản phẩm tiêu thụ, kết cấu hàng bán, biến phí, định phí và lợi nhuận, nhằm khai tháckhả năng tiềm tàng của doanh nghiệp và là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyếtđịnh như lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, hoạch định chiến lượchàng bán Để phân tích được mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận cần thiếtphải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành biếnphí và định phí, phải hiểu rõ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hình thức số

dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản được sử dụng trongphân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận

Để phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận, kế toán sử dụngmột số chỉ tiêu chủ yếu sau:

Số dư đảm phí (còn gọi là lãi trên biến phí): Là số chênh lệch giữa doanh thu

với chi phí khả biến Số dư đảm phí sau khi đã bù đắp chi phí bất biến chính là lợinhuận Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và mộtđơn vị sản phẩm Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta thấy được mối quan hệ giữasản lượng và lợi nhuận, đó là: Sau điểm hoà vốn, nếu sản lượng tăng lên thì lợi nhuậntăng một lượng bằng sản lượng tăng lên nhân số số dư đảm phí đơn vị

Tỷ lệ số dư đảm phí: là lệ phần trăm giữa số dư đảm phí và doanh thu tiêu thụ

sản phẩm

Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí / Doanh thu tiêu thụ x 100%

Tỷ lệ số dư đảm phí cho biết khi doanh thu tăng lên 100 đồng thì trong mứctăng đó bao nhiêu đồng thuộc về số dư đảm phí Thông qua khái niệm về tỉ lệ số dư

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: Sauđiểm hoà vốn nếu doanh thu tăng lên thì lợi nhuận tăng một lượng bằng doanh thutăng lên nhân tỉ lệ số dư đảm phí Với những doanh nghiệp có nhiều dây chuyền sảnxuất, sản xuất nhiều loại sản phẩm và các điều kiện sản xuất đều như nhau thì việc sửdụng tỷ lệ số dư đảm phí cho phép người quản lý xác định khả năng sinh lợi của từngloại sản phẩm.

Kết cấu chi phí: Là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến và chi

phí bất biến trong tổng chi phí

Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn thì khả biến chiếm tỉtrọng nhỏ, tỉ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng giảmnhiều hơn Ngược lại, những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ, khảbiến chiếm tỉ trọng lớn, vì vậy tỉ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng giảm doanh thu thì lợinhuận tăng giảm ít hơn

Đòn bẩy kinh doanh: là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí của doanh

nghiệp Doanh nghiệp nào có cơ cấu chi phí với phần định phí cao hơn thì doanhnghiệp đó được gọi là có đòn bẩy kinh doanh lớn hơn và ngược lại

Hệ số đòn bẩy kinh doanh = Số dư đảm phí/Lợi nhuận ròng

% thay đổi lợi nhuận = % thay đổi doanh thu x hệ số đòn bẩy kinh doanh

Thông qua chỉ tiêu đòn bẩy kinh doanh cho ta thấy được mối quan hệ giữa tốc

độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu hay sản lượng bán ra và tốc độ tăng lợinhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu

Điểm hoà vốn: là điểm mà tại đó doanh thu tiêu thụ vừa đủ bù đắp các chi phí

hoạt động sản xuất kinh doanh đã bỏ ra Nói cách khác, điểm hoà vốn là điểm mà tại

đó tổng số dư đảm phí đúng bằng tổng định phí và lợi nhuận thuần bằng 0 Phân tíchđiểm hoà vốn giúp các nhà quản trị doanh nghiệp biết được mức sản xuất và tiêu thụ làbao nhiêu thì hoà vốn hoặc giá bán bao nhiêu thì không bị lỗ Từ đó các nhà quản trị

có thể lựa chọn những phương án sản xuất kinh doanh khác nhau nhằm gia tăng lợinhuận cho doanh nghiệp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Phạm vi an toàn: Là phần thị trường (sản lượng sản phẩm hoặc doanh thu của

doanh nghiệp) có thể bị giảm bớt tới điểm trước khi bị lỗ Chỉ tiêu này có giá trị cànglớn càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động kinh doanh hoặc tính rủi ro càng thấp

và ngược lại

Những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuậnđược nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong thực tế trong việc lập kế hoạch và raquyết định như quyết định khung giá bán sản phẩm, tiếp tục sản xuất hay đình chỉ sảnxuất, quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng, quyết định điều chỉnh chi phí,giá bán, sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận, quyết định đầu tư hay chấm dứt hoạt độngcủa các bộ phận Đây thực sự là nghệ thuật của sự kết hợp khai thác các yếu tố về chiphí, giá cả, khối lượng nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp xây lắp, phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợinhuận là xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố giá bán (giá trúng thầu), khối lượngxây lắp, kết cấu chi phí (bất biến, khả biến) và sự tác động của các nhân tố này đến lợinhuận của doanh nghiệp Nắm vững mối quan hệ giữa CVP có ý nghĩa rất quan trọngtrong việc khai thác các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở cho việc ra cácquyết định lựa chọn hay quyết định điều chỉnh về sản xuất kinh doanh như giá bán, chiphí, sản lượng nhằm tối đa hóa lợi nhuận Chẳng hạn, giá dự toán (doanh thu) đãđược xác lập từ trước, để tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp không thay đổi được địnhmức của nhà nước, báo giá của địa phương nhưng có thể dựa trên những lợi thế củadoanh nghiệp ví dụ như thuê nhân công rẻ hơn, biện pháp thi công tốt hơn, các máymóc thiết bị đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng được,

1.3.6 Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

Trong doanh nghiệp, trước khi quyết định một vấn đề nào đó, nhà quản trịthường đứng trước nhiều phương án lựa chọn Mỗi phương án tập hợp rất nhiều thôngtin Vì vậy nhà quản trị phải xác định thông tin nào thích hợp cho việc ra quyết địnhcủa mình Việc nhận diện được các thông tin về chi phí, doanh thu thích hợp cho việc

ra quyết định giúp các nhân viên kế toán quản trị ít tốn kém công sức và thời gian cho

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

quá trình thu thập thông tin đồng thời nhà quản trị cũng sử dụng thông tin hiệu quảhơn (Đoàn Ngọc Quế & Đào Tất Thắng & Lê Đình Trực, 2006).

Thông tin thích hợp là những thông tin có liên quan đến tương lai và phải có sựkhác biệt giữa các phương án so sánh Những thông tin chi phí không thích hợp lànhững chi phí không ảnh hưởng đến tương lai, những chi phí giống nhau giữa cácphương án so sánh

Quá trình phân tích thông tin thích hợp:

- Tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu nhập và chi phí có liên quanđến phương án được xem xét

- Loại bỏ khoản chi phí chìm

- Loại bỏ khoản thu nhập và chi phí giống nhau ở các phương án đangxem xét

- Những thông tin còn lại sau khi thực hiện các bước trên là thông tin thíchhợp cho việc xem xét, lựa chọ phương án tối ưu

Vận dụng vào doanh nghiệp xây lắp, việc phân tích và cung cấp thông tin thíchhợp của kế toán quản trị chi phí giúp nhà quản lí đưa ra quyết định đúng đắn trong các:Quyết định bỏ thầu, quyết định kinh doanh trong nguồn lực hạn chế, quyết định tự thicông hay khoán lại

Trong quá trình ra quyết định cần xem xét đến chi phí cơ hội của các phương

án Chẳng hạn như có những hạng mục công việc doanh nghiệp không thể làm đượchoặc làm không hiệu quả thì nên tính tới phương án nhà thầu phụ, ví dụ ở vị trí đặtcông trình quá xa, một số hạng mục đòi hỏi việc huy động và di chuyển máy móc thiết

bị của doanh nghiệp đến địa điểm thi công để làm thì không hiệu quả bằng thuê tạichỗ; qui mô doanh nghiệp nhỏ nên doanh nghiệp chủ yếu tự tổ chức thi công, qui môdoanh nghiệp lớn hơn, khó có thể quản lí trực tiếp các hạng mục như trước, doanhnghiệp chuyển dần sang khoán một phần hay toàn bộ chi phí,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

1.4 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị tại doanh nghiệp

Thông tư 53/2006/TT-BTC ban hành ngày 12/06/2006 của Bộ trưởng BTC về

việc Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp nêu rõ: Việc tổ chức bộ

máy kế toán quản trị của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy môđầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, với mức độ phân cấpquản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, khoa học,hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho bộ máy lãnh đạo của doanhnghiệp

Các doanh nghiệp căn cứ vào các điều kiện cụ thể của mình (Quy mô; Trình độcán bộ; Đặc điểm sản xuất, kinh doanh, quản lý, phương tiện kỹ thuật ) để tổ chức bộmáy kế toán quản trị theo một trong các hình thức sau:

Hình thức kết hợp: Tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị

theo từng phần hành kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán bánhàng, Kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ thực hiện cả kế toán tàichính và kế toán quản trị phần hành đó Ngoài ra, doanh nghiệp phải bố trí người thựchiện các nội dung kế toán quản trị chung khác, như: Thu thập, phân tích các thông tinphục vụ việc lập dự toán và phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trongquản trị doanh nghiệp Các nội dung công việc này có thể bố trí cho kế toán tổng hợphoặc do kế toán trưởng đảm nhiệm

Hình thức tách biệt: Tổ chức thành một bộ phận kế toán quản trị riêng biệt với

bộ phận kế toán tài chính trong phòng kế toán của doanh nghiệp Hình thức này chỉthích hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn, như: Tổng công ty, tập đoàn kinh tế,

Hình thức hỗn hợp: Là hình thức kết hợp hai hình thức nêu trên như: Tổ chức

bộ phận kế toán quản trị chi phí giá thành riêng, còn các nội dung khác thì theo hìnhthức kết hợp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 tập trung nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về

kế toán quản trị chi phí Trước hết, chương này trình bày, phân tích khái niệm và bảnchất của kế toán quản trị nói chung, từ đó rút ra khái niệm, bản chất kế toán quản trịchi phí Tập trung vào nghiên cứu làm sáng tỏ các nội dung cơ bản của kế toán quản trịchi phí trong doanh nghiệp sản xuất cũng như trong doanh nghiệp xây lắp Đồng thờitrình bày mô hình tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.Những vấn đề nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở, tiền đề để tác giả nghiên cứu, đánh giáthực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Xây dựng – Giao thông ThừaThiên Huế nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CTCP XÂY DỰNG - GIAO THÔNG TTH

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng - giao thông Thừa thiên Huế

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - GIAO THÔNG THỪATHIÊN HUẾ

- Tên quốc tế: Thua Thien Hue Construction Transportation Joint stockCompany

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Năm 1989, Sở Giao thông vận tải TTH đã ra quyết định số 20/TC ngày22/07/1989 về việc thành lập công ty xây dựng cầu đường Nhiệm vụ chủ yếu củacông ty lúc bấy giờ là xây dựng các công trình giao thông, sản xuất vật liệu, đúc cấukiện bê tông

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 19/10/2016, 20:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài chính (2002), Ban hành và công bố (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 2) (ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC, ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban hành và công bố (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam(Đợt 2)
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2002
2. Bộ tài chính (2006), Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp (ban hành theo Thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Tác giả: Bộ tài chính
Năm: 2006
3. Bộ xây dựng (2010), Hướng dẫn lập và quản lí chi phí đầu tư xây dựng công trình (ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD, ngày 26/05/2010 của Bộ trưởng Bộ xây dựng) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn lập và quản lí chi phí đầu tư xây dựng côngtrình
Tác giả: Bộ xây dựng
Năm: 2010
4. Bùi Văn Dương (2011), Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán tài chính
Tác giả: Bùi Văn Dương
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2011
5. Đoàn Ngọc Quế &amp; Đào Tất Thắng &amp; Lê Đình Trực (2006), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị
Tác giả: Đoàn Ngọc Quế &amp; Đào Tất Thắng &amp; Lê Đình Trực
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2006
6. Hồ Phan Minh Đức (2013), Bài giảng kế toán quản trị, Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kế toán quản trị
Tác giả: Hồ Phan Minh Đức
Năm: 2013
7. Lê Việt Hùng (2010), Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Xây dựng giao thông I Thái Nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tạicông ty cổ phần Xây dựng giao thông I Thái Nguyên
Tác giả: Lê Việt Hùng
Năm: 2010
8. Nguyễn Ngọc Quang (2009), Kế toán quản trị, NXB tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Nhà XB: NXB tài chính
Năm: 2009
9. Phạm Thị Mỹ Dung, Nguyễn Văn Song (2000), Giáo trình kế toán quản trị, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán quản trị,NXB Nông nghiệp
Tác giả: Phạm Thị Mỹ Dung, Nguyễn Văn Song
Nhà XB: NXB Nông nghiệp"
Năm: 2000
10. Phạm Văn Dược &amp; Đặng Kim Cương (2003), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị và phân tíchkinh doanh
Tác giả: Phạm Văn Dược &amp; Đặng Kim Cương
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2003
11. Phạm Văn Dược (2006), Giáo trình kế toán quản trị, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán quản trị
Tác giả: Phạm Văn Dược
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2006
12. Võ Văn Nhị (2008), Kế toán doanh nghiệp xây lắp, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán doanh nghiệp xây lắp
Tác giả: Võ Văn Nhị
Nhà XB: Nhà xuất bản giao thôngvận tải
Năm: 2008
13. Website tham khảo: http://xdgt-tth.com.vnĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://xdgt-tth.com.vn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w