1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

86 838 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 238,32 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐÂU 1 1.Lí do chọn đề tài 1 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 4 4.Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 6. Giả thuyết nghiên cứu 5 7.Phương pháp nghiên cứu 5 8. Kết cấu của khóa luận 6 PHẦN NỘI DUNG Error Bookmark not defined. Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 7 1.1. Một số khái niệm 7 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 10 1.2.1. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 10 1.2.2. Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 11 1.2.3. Vai trò công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 11 1.3. Nội dung và hình thức của đào tạo, bồi dưỡng công chức 12 1.3.1. Nội dung 12 1.3.2 Hình thức đào tạo 13 1.4. Quy trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 14 1.4.1.Các yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng 14 1.4.2.Các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 16 1.4.3.Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC (gồm 4 bước ) 17 1.5. Hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. 19 1.5.1.Khái niệm hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. 19 1.5.2.Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 20 1.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. 20 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 21 Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 25 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay 25 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 25 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 25 2.1.3. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, huyện Tứ Kỳ 27 2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã ở huyệnTứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương giai đoạn 20132015. 31 2.2.1.Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kì, tỉnh Hải Dương 31 2.2.2. Về lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 33 2.2.3.Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 38 2.2.4. Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng 41 2.2.5. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 44 Chương 3:CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨCCẤP XÃ TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 53 3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 53 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 54 3.2.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo CBCC cấp cơ sở theo nhu cầu đã được xác định. 54 3.2.2. Đối mới về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã. 55 3.2.3. Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng 59 3.2.4. Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng. 59 3.2.5. Thực hiện tốt việc đánh giá, kiểm tra sau đào tạo, bồi dưỡng 60 KẾT LUẬN 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tên đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.”

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thânmình dựa trên những kiến thức đã được học trên nhà trường, tài liệu hướngdẫn của huyện Tứ Kỳ Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này làtrung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những sốliệu trong các bảng biểu, biểu đồ phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánhgiá được chính em thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tàiliệu tham khảo và nguồn cung cấp

Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số quan điểm nhận xét, đánhgiá của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thíchnguồn gốc

Cuối cùng em xin cam đoan những điều nêu trên là sự thật Nếu vi phạm,

em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước thầy cô trong khoa và nhà trường

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2016

Sinh viên

Phạm Tiến Dũng

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Khoa Tổ chức và quản lý nhân Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.”

lực-Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, TS Trần Thị Ngân Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy

cô giáo trong Khoa Tổ chức và quản lý nhân lực đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong thời gian em học tập tại trường để em có được những kiến thức chuyên ngành để hoàn thành khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn đến UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và các cán bộ công chức tại phòng Nội Vụ huyện đã cung cấp thông tin và dành thờigian tham gia vào quá trình điều tra dữ liệu, góp ý hoàn thiện khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2016

Sinh viên

Phạm Tiến Dũng

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐÂU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

6 Giả thuyết nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Kết cấu của khóa luận 6

PHẦN NỘI DUNG Error! Bookmark not defined Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 7

1.1 Một số khái niệm 7

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 10

1.2.1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 10

1.2.2 Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 11

1.2.3 Vai trò công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 11

1.3 Nội dung và hình thức của đào tạo, bồi dưỡng công chức 12

1.3.1 Nội dung 12

1.3.2 Hình thức đào tạo 13

1.4 Quy trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 14

Trang 4

1.4.1.Các yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng 14

1.4.2.Các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 16

1.4.3.Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC (gồm 4 bước ) 17

1.5 Hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 19

1.5.1.Khái niệm hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng 19

1.5.2.Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 20

1.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 20

1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã 21

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 25

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay 25

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 25

2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội 25

2.1.3 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, huyện Tứ Kỳ 27

2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã ở huyệnTứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015 31

2.2.1.Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kì, tỉnh Hải Dương 31

2.2.2 Về lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 33

2.2.3.Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 38

2.2.4 Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng 41

2.2.5 Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương 44

Trang 5

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP

XÃ TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 53

3.1 Quan điểm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 53

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương 54

3.2.1 Xây dựng kế hoạch đào tạo CBCC cấp cơ sở theo nhu cầu đã được xác định 54

3.2.2 Đối mới về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã 55

3.2.3 Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng 59

3.2.4 Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo, bồi dưỡng 59

3.2.5 Thực hiện tốt việc đánh giá, kiểm tra sau đào tạo, bồi dưỡng 60

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

ĐTBD : Đào tạo bồi dưỡng

CBCC : Cán bộ công chức

KTXH : Kinh tế xã hội

HĐND : Hội đồng nhân dân

UBND : Uỷ ban nhân

CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Trang 7

PHẦN MỞ ĐÂU

1 Lí do chọn đề tài

Đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) có vai trò rất quan trọng, là nhân tốquyết định tới công cuộc CNH – HĐH đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đãkhẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành công

hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém" Ở nước ta, cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một trong bốn cấp hành chính Cấp xã là cấp thấp nhất, gần dân nhất,

là cấp trực tiếp tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủtrương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoànkết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năngphát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư Chínhquyền cấp xã thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Để chính quyền cấp xã thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước một cách có hiệu lực và hiệu quả thì cần phải có độingũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có năng lực quản lý nhà nước tốt

Vì vậy, việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã,phường, thị trấn có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ýnghĩa hết sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cáchmạng của Đảng

Tỉnh Hải Dương nói chung và Huyện Tứ Kỳ nói riêng đang trong giaiđoạn hội nhập kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàthực hiện các công trình, dự án trọng điểm gắn với chương trình mục tiêuQuốc gia về xây dựng nông thôn mới nên việc nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ, công chức cấp xã là một yêu cầu bức thiết Trong những năm qua,công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Tứ Kỳ đã đạtđược những kết quả bước đầu quan trọng, góp phần củng cố, kiện toàn bộmáy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở

Trang 8

Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, đội ngũcán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vẫn chưa thích ứngvới sự đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện trong nhiềuvấn đề như: trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, cơcấu Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự khoa học, chưa phù hợpvới thực tế địa phương; công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bấtcập Để khắc phục những hạn chế này, đòi hỏi Đảng bộ huyện Tứ Kỳ phảitiếp tục đối mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã Chỉ trên cơ sở đó mới có khả năng tạo ra một đội ngũ cán

bộ có Tài - Đức trọn vẹn; có cơ cấu hợp lý; có tư duy nhanh nhạy; đủ khảnăng nhận thức các quy luật tự nhiên và xã hội để vận dụng khi xử lý các tìnhhuống thực tiễn trên địa bàn Chính vì vậy, qua thời gian thực tập tại phòng Nội

vụ UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương để tìm hiểu rõ hơn về công tác đào

tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã của huyệnTứ Kỳ, em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.” Để làm khóa luận tốt nghiệp đại học.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là vấn đề thu hútđược sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, trong đó có nhiều công trình khoahọc nghiên cứu như:

- Khóa luận: “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Tứ

Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay”, Lê Thị Kiêu, Học viện Báo chí và Tuyên

Truyền, 2014

- Đinh Xuân Chính (2003), “Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức vùng dân tộc thiểu số tỉnh phía Bắc nước ta trong giai đoạn mới”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

- Đề án: “Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải

Trang 9

Dương”, 2015.

- Luận văn thạc sĩ: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay" của Trần Huy

Hoàng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012

- Luận văn thạc sĩ "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh An Giang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" của Đỗ Hải Long,

Học viện Hành chính quốc gia, năm 2010

- Nguyễn Mậu Dựng (2013): Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đảng bộ các cấp ở Tây Nguyên hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (2001): Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do GS, TS Nguyễn Phú Trọng, PGS, TS Trần Xuân

Sầm đồng chủ nhiệm

- Đề tài: KH-BD (2008): Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ người Khmer ở xã, phường, thị trấn khu vực Tây Nam bộ, do đồng chí

Nguyễn Thái Hoà, Phó vụ trưởng Vụ địa phương III, Ban Tổ chức Trungương làm chủ nhiệm

Từ các góc độ khác nhau, những công trình nghiên cứu trên đã hệthống hóa những vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giảipháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý cán bộ công chức cấp xã ởtừng vùng và địa phương khác nhau Các nghiên cứu trên đã nêu rõ những ưuđiểm và những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứcvới nhiều phạm vi nghiên cứu khác nhau, có giá trị nghiên cứu khác nhau.Công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, làm rõ đượcthực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo bồi

dưỡng cán bộ, công chức tại nơi nghiên cứu Đối với khóa luận: “Đào tạo,

Trang 10

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay”, Lê Thị Kiêu, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, 2014, tác giả chỉ

tập chung đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ chủ chốt cấp xã Vì vậy, trongnghiên cứu của mình tôi đã kế thừa một số vấn đề về cơ sở lý luận đồng thờitập trung nghiên cứu thực tiễn sau đó đưa ra những giải pháp và khuyến nghịđối vớ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ,tỉnh Hải Dương trong thời gian tới

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Thứ nhất đề tài nghiên cứu về cơ sở lý luận đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ công chức cấp xã

- Thứ hai nghiên cứu về thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức cấp xã ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Thứ ba đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

4.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ côngchức cấp xã

- Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức cấp xã ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ; Chỉ ra những kết quả đạt được

và những mặt còn hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp xãcủa huyện Tứ Kỳ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

5 Đối tương và phạm vi nghiên cứu

5.1.Đối tượng nghiên cứu

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Tứ

Kỳ, tỉnh Hải Dương

Trang 11

- Cán bộ, công chức cấp xã ở UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

5.2.Phạm vi nghiên cứu

- Khóa luận tập trung nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộcông chức cấp xã của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

- Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2015

6 Giả thuyết nghiên cứu

- Nếu cơ quan và người lãnh đạo có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao đốivới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thì ở đó công chức có khả nănglàm việc tốt và hiệu quả thực hiện công việc cao hơn

- Nếu đội ngũ cán bộ , công chức được đào tạo và bồi dưỡng thì họ sẽ

có khả năng làm việc hiệu quả hơn, tinh thần và thái độ làm việc tích cực hơn

so với trước khi được đào tạo, bồi dưỡng

7.Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu: Nguồn số liệu thứ cấp(Từ Phòng Nội vụ của UBND huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương; Từ các luận văn tốt nghiệp; Tham khảo từ các giáo trình chuyên ngành; các bài báo;…); Phương pháp thu thập số

liệu sơ cấp: khảo sát, phỏng vấn

- Phương pháp phân tích dữ liệu:

* Phân tích dữ liệu thứ cấp: Phương pháp tổng hợp; phân tích; so sánh;đánh giá;

* Xử lý dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phần mềm excel; Phương pháp so sánhnguồn số liệu qua các năm

- Phương pháp thống kê là điều tra, tổng hợp, chỉnh lý, phân tích, dự báophục vụ cho quá trình nghiên cứu

-Phương pháp so sánh: là phương pháp so sánh số liệu công chức đượcđào tạo qua các năm nhằm tìm ra những điểm còn hạn chế để có những giảipháp hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng

Trang 12

8 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

cơ bản của khóa luận bao gồm 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứccấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Trang 13

Cán bộ, công chức Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ,chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngânsách nhà nước.

Cán bộ xã, phường thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dânViệt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hộiđộng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, phó Bí thư Đảng ủy, người đứngđầu tổ chức chính trị - xã hội, công chức cấp xã là công dân Việt Nam đượctuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhândân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [9, 2]

* Khái niệm công chức

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơquan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân

Trang 14

chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, trong cơ quan đơn vị thuộc Công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản ViệtNam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau dây gọi là đơn vị sự nghiệpcông lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đối với côngchức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lươngđược bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định củapháp luật [9,2]

* Khái niệm công chức cấp xã

Chính quyền địa phương ở cấp cơ sở xã phường, thị trấn (gọi chung làcấp xã) là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhànước với nhân dân Cùng với việc xây dựng củng cố chính quyền cấp xã, việcchăm lo xây dựng chất lượng công chức cấp phường cần thường xuyên bổsung hoàn thiện

Theo Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày25/1/2010, quy định công chức xã, phường, thị trấn (cấp xã) là công dânViệt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụthuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và được hưởng lương từngân sách Nhà nước

Công chức cấp xã có các chức danh sau:

1 Trưởng công an;

2 Chỉ huy trưởng quân sự;

Trang 15

* Khái niệm đào tạo

Đào tạo là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những kiến thức và kỹ năngcần thiết để người được đào tạo có thể thực hiện được các công việc; chuyênmôn hoặc một nghề nào đó trong tương lai [6, 153]

* Khái niệm bồi dưỡng

Bồi dưỡng là quá trình bổ sung những kiến thức và kỹ năng mà ngườilao động đang làm việc còn thiếu do tiến bộ kỹ thuật; công nghệ; quản lý sảnxuất; kinh doanh đòi hỏi [6, 153]

Bồi dưỡng cán bộ, công chức là giai đoạn tiếp theo, sau đào tạo, là hoạtđộng hướng vào mục tiêu, bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên mônnghề nghiệp cho cán bộ, công chức đã được đào tạo sau một thời gian côngtác nhất định

Đào tạo, cơ bản là nhằm tạo nguồn nhân lực chung cho xã hội, trong đó

có nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước Bồi dưỡng là

để cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn Đào tạo và bồidưỡng nói chung được thực hiện ở tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực

Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải đáp ứng mục tiêu,yêu cầu trang bị kiến thức, hiểu biết cơ bản về các vấn đề chuyên môn, gắnvới chuyên ngành cụ thể Cán bộ, công chức sau khi được bổ nhiệm vào mộtngạch hay một vị trí, chức danh công tác trong hệ thống chính trị, hành chínhcần phải qua một khóa bồi dưỡng những kiến thức, phương pháp, kỹ năngthích hợp Tiếp đó, trong quá trình thực thi công vụ, họ cần được thườngxuyên bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực, trình độ thông qua các hình thứcbồi dưỡng khác nhau để đáp ứng được các yêu cầu công tác trong hiện tại vàtương lai

* Khái niệm về đào tạo - bồi dưỡng cán bộ; công chức

Đào tạo - bồi dưỡng cán bộ; công chức là quá trình truyền thụ kiến

Trang 16

thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ dưới các hình thức khác nhau chocán bộ; công chức, phù hợp với yêu cầu giải quyết có chất lượng công việcđược các cơ quan nhà nước giao; do các cơ sở đào tạo - bồi dưỡng cán bộ,công chức thực hiện.

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

1.2.1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã

Đào tạo phải giúp ích cho tổ chức thực hiện được mục tiêu chung Dovậy, mục tiêu đào tạo phải nằm ttrong mục tiêu phát triển của tổ chức ở từnggiai đoạn khác nhau Mục tiêu đào tạo là cái đích hướng tới cần đạt được củađào tạo Đó là những kiến thức, kỹ năng, cũng như thái độ và hành vi của họcviên cần đạt được sau khoá học, qua đó thể hiện trên kết quả và hiệu quả củatoàn bộ tổ chức

Mục tiêu đào tạo có thể là mục tiêu chung của toàn công tác đào tạo,phát triển của cơ quan, đơn vị hoặc là mục tiêu của từng chương trình đào tạo.Mục tiêu càng cụ thể, càng chính xác bao nhiêu việc định hướng cho công tácđánh giá kết quả càng dễ dàng bấy nhiêu Đánh giá được kết quả cần có mụctiêu Và các mục tiêu đều phải tập trung phục vụ cho mục tiêu phục vụ côngtác quản lý hành chính nhà nước

Việc xác định mục tiêu đào tạo được thực hiện dựa trên yêu cầu về côngtác quản lý và phát triển nguồn nhân lực của UBND cấp xã, mục tiêu đào tạođược xác định dựa trên kế hoạch đào tạo của UBND cấp xã hàng năm cũng nhưchiến lược phát triển nguồn nhân lực của UBND cấp xã trong tương lai

Việc đào tạo nhằm xây dựng được đội ngũ CBCC cấp cơ sở có bản lĩnhchính trị, năng lực thực tiễn, có phẩm chất và đạo đức cách mạng trong sáng,tác phong làm việc khoa học, hiệu quả Đảm bảo có trình độ chuyên môn, lýluận chính trị và có kiến thức phù hợp với nhiệm vụ công tác

Trang 17

Tạo ra một đội ngũ CBCC cấp xã vững vàng về chuyên môn, nghiệp

vụ, có năng lực, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, say mê với công việc tậntụy phục vụ nhân dân, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Xây dựng một đội ngũ CBCC năng động, nhạy bén, linh hoạt, có khảnăng thích nghi với môi trường làm việc hiện đại, khả năng giải quyết côngviệc nhanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện và của địa phương

1.2.2 Nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã

- Xây dựng, ban hành chế độ khuyến khích công chức không ngừnghọc tập nâng cao trình độ, năng lực công tác; bố trí kinh phí bảo đảm hoạtđộng đào tạo, bồi dưỡng

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng thuộc phạm vi quản lý

- Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; báo cáokết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm để Bộ Nội vụ theodõi, tổng hợp

- Tổ chức quản lý và biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồidưỡng trong phạm vi trách nhiệm được giao

- Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên trong phạm vithẩm quyền

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồidưỡng

1.2.3 Vai trò công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã vừa là người lãnh đạo quần chúng nhân dân

tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và chínhsách, pháp luật của Nhà nước đề ra; đồng thời cũng là đầy tớ trung thành củanhân dân Mặt khác, từ thực tiễn địa phương, cán bộ, công chức cấp xã cũng làngười xây dựng Nghị quyết của tổ chức Đảng, Nghị quyết HĐND và lãnh đạo

Trang 18

hệ thống chính trị cơ sở, vận động quần chúng nhân dân theo từng tổ chức chínhtrị, từng giới để thực hiện Nghị quyết đã đề ra Giáo dục, tập hợp quần chúng đểquần chúng nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, để mọi người dân thựchiện đầy đủ, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

Công tác đào tạo – bồi dưỡng CBCC cấp xã nhằm phục vụ cho côngtác chuẩn hóa cán bộ, công chức cấp xã Đây có thể coi là vấn đề quan trongkhi mà đội ngũ CBCC cấp xã hiện nay còn thiếu về số lượng, yếu về chấtlượng, trình độ, năng lực, phẩm chất còn bộc lộ nhiều yếu kém Điều này đãlàm giảm sút chất lượng và hiệu quả giải quyết công việc, gây nhiều bức xúctrong dân nhân Vì vậy trong thời gian tới công tác đào tạo – bồi dưỡngCBCC cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa để nâng cao trình độ, kiến thức,

kỹ năng cho đội ngũ CBCC cấp xã

Đào tạo – bồi dưỡng CBCC cấp xã nhằm phục vụ cho sự nghiệp HĐH đất nước đào tạo – bồi dưỡng CBCC cấp xã có trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐHđất nước

CNH-1.3 Nội dung và hình thức của đào tạo, bồi dưỡng công chức

1.3.1 Nội dung

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng là một yêu tố quan trọng của công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra để xác địnhphạm vi nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC cấp xã

Khi xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải nhằmđáp ứng các yêu cầu sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thường xuyên xây dựng độingũ cán bộ, công chức Nhà nước có lập trường chính trị vững vàng, thái độchính trị đúng đắn, phẩm chất đạo đức tốt

Trang 19

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính Nhà nước nhằm xây dựngmột đội ngũ cán bộ vững mạnh, tăng cường khả năng thích ứng của cán bộ,công chức Nhà nước trước yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và trong tương lai.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước trong nền kinh tếthị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm trang bị những kiến thức,

kỹ năng cơ bản về kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong chế mới

- Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn,nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, cónăng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chínhsách, quản lý các chương trình, dự án của Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng cácmục tiêu phát triển

- Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức Nhà nước đểtăng cường khả năng giao dịch, nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vựcchuyên môn

- Trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, sử dụng công cụ tin họcnhằm từng bước hiện đại hóa và tăng cường năng lực của nền hành chínhNhà nước

- Đối với cán bộ chính quyền cơ sở cấp huyện, làng, bản, nội dung đàotạo, bồi dưỡng chủ yếu là: Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhậtđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những kiến thức cơbản về công vụ, pháp luật về hành chính

1.3.2 Hình thức đào tạo

Các phương pháp đào tạo phổ biến là đào tạo tại chỗ và đào tạo bênngoài, đào tạo tại chỗ bao gồm thuyên chuyển công chức qua nhiều công việckhác nhau, thường áp dụng với các công chức lãnh đạo, nhằm mở rộng kiếnthức, họ sẽ tìm hiểu nhưng chức năng khác nhau Bố trí làm việc "trợ lý", các

vị trí này thường được đào tạo để mở rộng tầm nhìn của người học qua việc

Trang 20

cho phép họ làm việc với những người có kinh nghiệm, hình thức này có hiệuquả khi người quản lý cấp trên có trình độ để dẫn dắt và phát triển người họccho đến khi họ gánh vác được toàn bộ trách nhiệm, Đề bạt tạm thời với cán

bộ quản lý hoặc tham gia vào các ủy ban, hội đồng để họ có cơ hội tiếp cậnvới những người có kinh nghiệm và họ làm quen với nhiều vấn đề khác nhau,

họ học hỏi được nhiều kinh nghiệm

Huấn luyện, đào tạo tại chỗ là công việc luôn được tiến hành nhằmthường xuyên nâng cao trình độ của cán bộ, công chức đáp ứng nhu cầu thayđổi công việc và cập nhật những thay đổi hàng ngày, hàng giờ của hệ thốngthông tin và kiến thức khoa học

Đào tạo không gắn với thực hành là phương pháp đào tạo theo chươngtrình, được đào tạo từ bên trong hoặc bên ngoài tổ chức, từ các tổ chức giáodục, đào tạo hay các hiệp hội nghề nghiệp Phương pháp này đảm bảo tính hệthống, tính khoa học, có bài bản, có kế hoạch Tuy nhiên nó không hoặc ít gắnvới thực tế công việc do đó hiệu quả đào tạo không cao

1.4 Quy trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

1.4.1.Các yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng

Yêu cầu của một khóa học là sau khi kết thúc, CBCC hình thành đượcnhững phẩm chất và năng lực sau đây:

+ Có phẩm chất chính trị

Quản lý Nhà nước luôn phải hướng tới mục tiêu chính trị, vì thế CBCCtrong bộ máy Nhà nước rất cần được rèn luyện và củng cố về phẩm chất chínhtrị Sau mỗi khóa học, học viên phải thấm nhuần hơn những lý tưởng cao đẹp

mà Đảng, Nhà nước và xã hội đang theo đuổi, từ đó xây dựng vững chắc hơnniềm tin vào lý tưởng đó và trung thành với lợi ích mà mục tiêu chính trị đãxác định Đồng thời xác lập quyết tâm thực hiện mục tiêu chính trị của mỗi tổchức và toàn hệ thống Đo lường tiêu chí này có thể là sự thống nhất cao độ

Trang 21

hay không của mỗi học viên trong toàn khóa học

+ Có đạo đức xã hội

Các khóa đào tạo công chức thường thiết kế các nội dung về đạo đứccông vụ, về công vụ, công chức, Sau khi kết thúc khóa học, CBCC phải ýthức được rằng mình là người làm việc trong bộ máy Nhà nước, người dânnhìn vào mình để đánh giá thương hiệu của từng cơ quan hay cả bộ máy Nhànước Do đó, phải luôn có ý thức giữ gìn hình ảnh, đạo đức, tác phong chuẩnmực trong con mắt quần chúng nhân dân

+ Có đạo đức nghề nghiệp

Một tiêu chí đánh giá khóa đào tạo, bồi dưỡng CBCC có chất lượng cao

là khi kết thúc khóa học, công chức ý thức được rằng mình là một người laođộng làm công việc đặc biệt như: làm việc trong bộ máy Nhà nước, sử dụngcông sản vào thực thi công vụ, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, phục vụlợi ích công Từ đó, họ ý thức được mình là công bộc của dân, cần phải cóthái độ tôn trọng nhân dân, có nghĩa phục phục nhân dân Đồng thời, sau khóaĐTBD công chức giao tiếp có văn hóa hơn với công dân, làm cho họ hài lònghơn về thái độ và chuyên môn nghiệp vụ trong giải quyết các mối quan hệ hay

sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực công

+ Có “tầm nhìn” chung

Công chức trải qua đào tạo phải nhận thức được đầy đủ mục tiêu mànền hành chính Nhà nước đang hướng tới là gì, từ đó nỗ lực phấn đấu thựchiện mục tiêu đề ra Kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng CBCC phải biết xácđịnh tầm nhìn mà họ và các đồng sự đang hướng tới phù hợp với định hướngchính trị mà cả ngành hay đơn vị họ đang theo đuổi Cụ thể hóa của tầm nhìn

ở mỗi CBCC là dự kiến đúng mục tiêu giải quyết vấn đề và các phương ánkhả thi cho việc giải quyết vấn đề đó Được như vậy, họ mới tự giác và đồngtâm thực hiện nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất Trong công cuộc cải

Trang 22

cách hành chính hiện nay, việc đào tạo CBCC được coi là có chất lượng khilàm cho công chức có tầm nhìn chung: xây dựng một nền hành chính chuyênnghiệp, hiện đại hóa theo hướng phục vụ dân, từ đó họ tự hào vì mình đượcgóp phần vào việc thực hiện hóa tầm nhìn chung.

1.4.2.Các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã là một trong nhữngyếu tố quan trọng nhằm tạo nên chất lượng công chức xã hiện nay Lúc sinhthời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều chỉ dẫn về quy trình, cách thức, phươngpháp đào tạo, huấn luyện cán bộ Người chỉ rằng việc cốt yếu là làm chongười học thấu hiểu vấn đề nhưng để thấu hiểu, hiểu sâu có hiểu cách dạy Cócách dạy tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian, có cách dạy khái quát phải tùy thuộc vàođiều kiện, hoàn cảnh Song điều chú trọng là ở chỗ dạy như thế nào để ngườihọc từ chỗ hiểu đúng, hiểu thấu vấn đề đi đến vận dụng có kết quả, có hiệuquả trong thực tiễn Người cho rằng: “Phải lực chọn những vấn đề thiết thực,chu đáo hơn tham nhiều, phù hợp với đối tượng “tránh mở lung tung”

Với đối tượng là công chức cấp xã do có khả năng tiếp thu tốt, có kinhnghiệm trong cuộc sống nên việc áp dụng một số phương pháp đào tạo cũng

dễ dàng hơn các đối tượng khác

Trong đào tạo công chức cấp xã chủ yếu áp dụng phương pháp diễngiảng, đàm thoại, suy diễn, kiểm tra, tình huống nêu vấn đề, hội thảo So vớicác loại đối tượng khác thì việc áp dụng các phương pháp đào tạo công chứcđơn giản và dễ làm hơn vì nó có tình đặc thù riêng là đối tượng đào tạo cótrình độ, kinh nghiệm, nội dung đào tạo gắn với thực tiễn, với chuyên mônnghề nghiệp của công tác Cần tăng cường khâu nghiên cứu thực tế, ngoạikhóa, thảo luận, tranh luận, diễn tập…cho công tác

Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã bằng phương pháp tích cực, pháthuy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao

Trang 23

đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa các giảng viên với học viên vàgiữa các học viên.

1.4.3.Quy trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC (gồm 4 bước )

* Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

Xác định nhu cầu đào tạo nhằm trả lời các câu hỏi chính như: Nhữngkiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc? Những kiến thức, kỹ năngcần thiết mà CBCC hiện có? Những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của CBCCđối với vị trí công việc? Làm cách nào để xác định đúng những thiếu hụt đó?Những khóa học nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức,

kỹ năng cho CBCC? Để nắm bắt nhu cầu đào tạo cần sử dụng các phươngpháp sau:

Thông thường, việc thực hiện các hoạt động xác định nhu cầu đào tạonhư sau:

1 Làm rõ các yêu cầu Xác định vấn đề đào tạo, quyết định đưa ranhững nhiệm vụ mới, làm rõ những mong muốn, nguyện vọng đối với đàotạo, bồi dưỡng

1.Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC

2.Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC

4.Đánh giá đào tạo, bồi

dưỡng CBCC

3.Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

CBCC

Trang 24

2 Lập kế hoạch thực hiện xác định nhu cầu đào tạo Phân tích nhu cầuđào tạo.

3.Đánh giá thực trạng về thực hiện công việc

4.Xác định những sai sót, thiếu hụt trong thực hiện nhiệm vụ và nhữnghành vi sai lệch

5 Xác định nhu cầu đào tạo từ các bước 2, 3 so sánh với bước 4

6.Xác định các mục tiêu và nội dung đào tạo

*Bước 2: Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi chínhnhư: Mục tiêu kế hoạch? Nội dung là gì? Ai thực hiện? thời gian và địa điểmtiến hành? Cách thức thực hiện? Kinh phí? Kiểm tra đánh giá như thế nào?Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải xác định được nội dung các khóahọc, tài liệu đào tạo, giảng viên, học viên, thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất,kinh phí, đánh giá và công tác tổ chức quản lý khóa học

Để giúp cho việc thực hiện công tác tổ chức ĐTBD, người ta đưa ra cáccông việc cần thực hiện trong thiết kế chương trình đào tạo, như sau:

1 Liệt kê những mục tiêu đối với chương trình đào tạo

2 Xem xét về số lượng học viên, nghiên cứu lấy ý kiến của họ vềchương trình

3 Liệt kê những cách thức, hoạt động để đạt được mục tiêu

4 Quyết định loại hình thức đào tạo nào: tại cơ quan (đào tạo trongcông việc) hay tập trung ngoài cơ quan

5 Quyết định hình thức phương pháp đào tạo – như huấn luyện, kèmcặp hướng dẫn …

6 Thảo luận về Chương trình, kế hoạch với những người liên quan, vớichuyên gia, học viên và những người lãnh đạo quản lý họ

7 Hoàn thiện Chương trình

Trang 25

* Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Tổ chức thực hiện kế hoạch ĐTBD cần trả lời các câu hỏi cơ bản như:

Có những hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp như thế nào cho có hiệuquả? Tổ chức sao cho chi phí phù hợp để kết quả cao?

Do đó, để thực hiện kế hoạch ĐTBD, cần phân tích kế hoạch ĐTBDthành các công việc cụ thể: từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập họcviên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chươngtrình, theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá, báo cáo

sơ tổng kết, thanh quyết toán

* Bước 4: Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng

Theo các nhà nghiên cứu, có 4 cấp độ đánh giá chương trình đào tạonhư sau:

1 Đánh giá phản ứng của người học: Họ đánh giá như thế nào vềĐTBD vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá đào tạo và vào những thờiđiểm sau đào tạo

2 Đánh giá kết quả học tập: Xem xem học viên đã tiếp thu những gì từkhóa học Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mụctiêu đã đề ra Bằng tốt nghiệp của học viên xếp loại gì từ khóa học

3 Đánh giá những thay đổi trong công việc: xem người học áp dụngnhững điều đã học vào công việc như thế nào Những thay đổi đối với việcthực hiện công việc

4 Đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức: Việc đào tạo có tác động, ảnhhưởng tới kết quả của tổ chức, hiệu quả của đào tạo, bồi dưỡng như thế nào

1.5 Hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

1.5.1.Khái niệm hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức

Trang 26

độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức sau khi đàotạo, bồi dưỡng Trình độ năng lực của học viên sau đào tạo, bồi dưỡng Phongcách làm việc có chuyển biến theo hướng tích cực, đáp ứng được yêu cầu thực

thi công vụ, góp phần nâng cao hiệu quả của học viên sau ĐTBD Hiệu quả

của công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng được xác định trên cơ sở mức chi phí,thời gian, cơ cở vật chất đã đầu tư cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng

1.5.2.Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã

- Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC

- Đánh giá chất lượng học viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡngCBCC

- Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo, bồidưỡng CBCC

- Đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ khóa đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức

- Đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Đánh giá chất lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng CBCC

1.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

Đánh giá ĐTBD cần trả lời các câu hỏi chính như: Khóa học đã đào tạođược bao nhiêu CBCC , về chất lượng đào tạo có hiệu quả? Về chất lượngđào tạo chúng ta cần chú ý đến các tiêu chí sau:

* Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khóa học đã nâng cao được chobao nhiêu cán bộ, công chức đạt trình độ đại học và sau đại học, tỷ lệ phầntrăm so với các năm trước đó

* Về lý luận chính trị đã có bao nhiêu học viên đạt trình độ sơ và trung cấp

* Trình độ ngoại ngữ và tin học văn phòng của CBCC có được nâng lên

Trang 27

2 Đánh giá kết quả học tập: Xem xem học viên đã tiếp thu những gì từkhóa học Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mụctiêu đã đề ra Xem bằng cấp chứng chỉ của học viên tốt nghiệp đạt ở mức nhưthế nào

3 Đánh giá những thay đổi trong công việc: xem người học áp dụngnhững điều đã học vào công việc như thế nào Những thay đổi đối với việcthực hiện công việc có đạt lợi nhuận kinh tế ở mức cao hơn so với chi phí đàotạo không? Nếu lớn hơn nghĩa là đào tạo có hiệu quả

4 Đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức: Việc đào tạo có tác động,ảnh hưởng tới kết quả của tổ chức, hiệu quả của ĐTBD như thế nào

Tùy theo các cấp độ đánh giá mà người ta sử dụng các phương phápđánh giá khác nhau để xem xem thực hiện quy trình ĐTBD đạt kết quả đếnđâu, hiệu quả như thế nào

1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã

- Sự quan tâm của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị

Sự quan tâm thể hiện bằng chương trình, kế hoạch hành động, nghịquyết chuyên đề về công tác ĐTBD, tổ chức triển khai thực hiện, trong đó có

sự phân công, phân nhiệm rõ ràng thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm trađồng thời có những sự điều chỉnh nếu cần

Trang 28

Thể hiện ở việc phân bố kinh phí hoạt động cho công tác ĐTBD, đầu tưcải thiện cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập,

Trong phạm vi cơ quan, vai trò của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị thể hiện

từ công tác quy hoạch CBCC, xem xét nhu cầu cử CBCC đi ĐTBD các khóahọc, đến việc tạo thuận lợi cho CBCC cấp xã dành thời gian cần thiết cho quátrình học tập

- Tính khoa học của quy hoạch kế hoạch ĐTBD

- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng: chương trình có vai trò quan trọngtrong ĐTBD CBCC đạt chất lượng và hiệu quả Sự phù hợp của chương trìnhđào tạo gắn với sứ mạng và mục tiêu của ĐTBD ĐTBD CBCC hành chính vàquản lý Nhà nước một cách khái quát nhất chính là đào tạo nghề, mà cụ thể lànghề công chức, do vậy, chương trình ĐTBD phải hướng vào đào tạo nghềcông chức Vì thế, chương trình ĐTBD phải được xây dựng trên nền tảngcách tiếp cận khả năng thực thi công vụ cho CBCC với mục tiêu kiến thức, kỹnăng, thái độ của hoạt động công vụ đã được quy định rõ ràng cho từng chứcdanh và ngạch CBCC trong các văn bản có liên quan của Nhà nước

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và học: Diện tích, mặt bằng

cơ sở ĐTBD được quy hoạch hợp lý, có đủ hội trường, phòng học, thư viện,

kí túc xá, phòng làm việc và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy

và học, đảm bảo việc sử dụng vệ sinh, anh toàn, đủ ánh sáng, thông gió Hệthống trang thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy theo phương pháp mới lànhững yếu tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng ĐTBD, vì đây là những điềukiện ban đầu đảm bảo để cơ sở chủ động chiêu sinh, nhưng cũng là điều kiệncần thiết cho cả quá trình tổ chức hoạt động ĐTBD

Trong xu thế đổi mới, nâng cao chất lượng công tác ĐTBD người taquan tâm nhiều hơn đến việc trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại nhưcác phương tiện nghe, nhìn, trang thiết bị phục vụ như máy chiếu, máy quay

Trang 29

video, bàn ghế, các thiết bị âm thanh phục vụ việc thực hành giáo án điện tửcũng như áp dụng các phương pháp sư phạm hành chính khác.

+ Đội ngũ giảng viên hành chính và quản lý hành chính Nhà nước:Vai trò của người thầy và học viên trong hoạt động ĐTBD là hướngdẫn, trao đổi thông tin quản lý, người thầy không chỉ truyền đạt tri thức màchủ yếu là tổ chức quá trình trao đổi thông tin một cách hiệu quả nhất vànhiệm vụ của học viên là trao đổi kinh nghiệm quản lý, công tác, cùng nhaubàn bạc, thảo luận tìm phương pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu Dovậy, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm công tác, xử lý tình huống và phươngpháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên quản lý Nhà nước có vai trò quantrọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng ĐTBD CBCC

- Chế độ, chính sách ĐTBD

+ Hỗ trợ về thời gian: Các chương trình ĐTBD hiện nay được thiết kế

đa dạng về thời gian, hình thức tổ chức Vì vậy, bố trí sắp xếp công việc đểCBCC có đủ thời gian để theo học các khóa bồi dưỡng là một yêu cầu quantrọng Điều này phụ thuộc rất lớn vào lãnh đạo cơ quan, thủ trưởng đơn vịtrong việc phân công công việc, bố trí sắp xếp cán bộ làm thay công việc củanhững người đi học

+ Hỗ trợ về tài chính: Kinh phí cho công tác ĐTBD CBCC do Nhànước cấp, được phân bổ từ ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quyền , các

bộ, ngành địa phương và tiếp tục được phân bổ đến các cơ quan, đơn vị trong

hệ thống hành chính Nhà nước CBCC được cử đi ĐTBD được hưởng nguyênlương Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều CBCC vẫn ngại khi được cử điĐTBD, nhất là đối với những người được cử đi ĐTBD tập trung, xa cơ quan,gia đình Vì vậy để động viên CBCC tích cực tham gia và toàn tâm, toàn ývào nhiệm vụ ĐTBD, bên cạnh chế độ, chính sách chung của Nhà nước, mỗiđịa phương, cơ quan đơn vị cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho

Trang 30

CBCC tham gia khóa ĐTBD.

+ Sử dụng sau khi ĐTBD: Mục tiêu của ĐTBD là để nâng cao nănglực làm việc cho CBCC, phát huy năng lực làm việc của mỗi CBCC Bêncạnh các yếu tố chủ quan, còn phụ thuộc rất lợn vào việc bố trí, sử dụng Rõràng, nếu CBCC được ĐTBD về một nghiệp vụ này lại được giao công việc

có yêu cầu những nghiệp vụ khác theo kiểu “học một đằng, làm một nẻo” hayĐTBD theo chuẩn chức trách, ngạch bậc cao nhưng lại được giao một vị trícông việc thấp hơn thì CBCC rất khó có thể phát huy năng lực của mình.Hơn nữa, điều này còn gây tác động tâm lý không tốt đến những CBCC kháctrong cơ quan, họ sẽ coi đó là tấm gương và sẽ không có động lực tham giacác khóa ĐTBD tiếp theo

Trang 31

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và đội ngũ cán

bộ, công chức cấp xã của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Tứ Kỳ là huyện đồng bằng Bắc Bộ Cũng giống nhiều huyện khác củatỉnh Hải Dương, Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa hệ thống sông Thái Bình, đấtđai của huyện được hình thành nên nhờ sự bồi đắp hệ thống sông này PhíaĐông Bắc giáp huyện Thanh Hà, ranh giới là sông Thái Bình, góc phía TâyBắc giáp thành phố Hải Dương, phía Tây giáp huyện Gia Lộc, phía Tây Namgiáp huyện Ninh Giang, đều thuộc tỉnh Hải Dương Phía Đông Nam giáphuyện Vĩnh Bảo (ranh giới là sông Luộc), góc phía Đông giáp huyện TiênLãng (ranh giới là một đoạn sông Thái Bình)

Huyện Tứ Kỳ có 01 thị trấn và 26 xã:Thị trấn: Tứ Kỳ và 26 xã: NgọcSơn, Kỳ Sơn, Đại Đồng, Hưng Đạo, Ngọc Kỳ, Tái Sơn, Bình Lãng, Đông Kỳ,

Tứ Xuyên, Tây Kỳ, Quang Phục, Tân Kỳ, Dân Chủ, Quảng Nghiệp, Đại Hợp,Quang Khải, Minh Đức, Văn Tố, An Thanh, Cộng Lạc, Quang Trung, NguyênGiáp, Tiên Động, Phượng Kỳ, Hà Kỳ và Hà Thanh

2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội

Là huyện nông nghiệp nên trong phát triển kinh tế, Tứ Kỳ xác định tậptrung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nâng cao hiệu quả sảnxuất, tăng giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp Sau đạihội, Huyện ủy đã xây dựng 16 đề án để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng

Trang 32

bộ huyện lần thứ 23, trong đó có đề án "Quy hoạch và xây dựng vùng sảnxuất tập trung giai đoạn 2011-2015" Sau 5 năm thực hiện đề án, toàn huyện

đã xây dựng và thực hiện được 58 vùng chuyên canh sản xuất rau màu (mỗivùng từ 3 ha trở lên) với tổng diện tích hơn 644,4 ha, cho thu nhập bình quântrên 200 triệu đồng/ha/năm Nhiều xã thực hiện tốt việc quy vùng sản xuất lúalai, lúa chất lượng cao như Tân Kỳ, Minh Đức, Quang Khải, Hưng Đạo Bêncạnh đó, phát huy thế mạnh của vùng chăn nuôi, thủy sản truyền thống đếnnay, toàn huyện có 114 vùng chăn nuôi thủy sản tập trung có diện tích từ 2 hatrở lên Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với việcdồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng được Huyện ủy quan tâm, huy động

cả hệ thống chính trị vào cuộc Do làm tốt công tác dân vận, nhân dân các địaphương đã hiến hơn 30.000 m2 đất, đóng góp trên 60.000 ngày công để chỉnhtrang, nâng cấp đường giao thông nông thôn, tu sửa các công trình công cộng Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, toànhuyện bê tông hóa được 100,2 km đường ra đồng, kiên cố hóa 6,4 km kênhmương; cơ giới hóa trên 98% khâu làm đất, 100% khâu tuốt lúa Đến nay, bìnhquân mỗi xã đạt 10,3 tiêu chí nông thôn mới, tăng 5,04 tiêu chí/xã so với đầunhiệm kỳ Huyện có xã Tứ Xuyên đã được công nhận nông thôn mới

Lĩnh vực văn hóa - xã hội được huyện quan tâm tập trung nâng cao chấtlượng Chất lượng phổ cập giáo dục toàn diện được coi trọng, giáo dục mũinhọn ở tốp đầu của tỉnh Tứ Kỳ hiện có 35 trường được công nhận đạt chuẩnquốc gia, tăng 7 trường so với nhiệm kỳ trước; 90% số phòng học được xâydựng kiên cố, cao tầng; số học sinh thi đỗ vào các trường đại học chính quytăng hằng năm, trên 90% số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, bổtúc và học nghề Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”tiếp tục phát triển, có thêm 22 làng, khu dân cư văn hóa; 80% số cơ quan, đơn

vị văn hóa, trên 85% số gia đình văn hóa Công tác y tế, dân số, gia đình và

Trang 33

trẻ em chuyển biến tích cực Công tác an sinh xã hội được quan tâm Trongnhiệm kỳ qua, huyện đã có thêm 4 nhà máy nước sạch, cung cấp nước cho100% số xã, thị trấn và 93% số hộ trên địa bàn huyện sử dụng 18 trong tổng

số 27 xã, thị trấn có mô hình thu gom rác thải Công tác quốc phòng, quân sựđịa phương được củng cố, tăng cường An ninh chính trị được giữ vững, trật

tự ổn định, không để xảy ra vụ việc đột xuất, bất ngờ Chất lượng công táctiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được nâng lên, góp phần hạn chếtình trạng khiếu kiện vượt cấp, đông người

Có được kết quả toàn diện trên là do Đảng bộ huyện Tứ Kỳ luôn coitrọng làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vữngmạnh Hoạt động của HĐND các cấp tiếp tục được đổi mới về nội dung vàphương thức Tập trung nâng cao chất lượng các kỳ họp, coi trọng việc thẩmtra các nội dung trước khi trình HĐND; phản ánh kịp thời các kiến nghị của

cử tri và dành nhiều thời gian cho thảo luận, trả lời chất vấn tại kỳ họp Nănglực quản lý, điều hành của UBND các xã, thị trấn từng bước được nâng lên.Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đổi mới về nội dung

và phương thức theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở

Công tác phát triển đảng viên đạt nhiều kết quả tích cực, bình quân mỗinăm Đảng bộ huyện kết nạp mới 168 đảng viên (mục tiêu Đại hội Đảng bộhuyện lần thứ 23 là 130 đảng viên/năm) Hằng năm, có gần 70% số tổ chức

cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh; không có cơ sở đảng yếu kém; trên80% số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ Việc xử lý kỷ luật đảng viên viphạm được thực hiện chặt chẽ, bảo đảm đúng quy trình, nguyên tắc, góp phầnlàm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên

2.1.3 Đặc điểm của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, huyện Tứ Kỳ

2.1.3.1 Về số lượng

Trang 35

Bảng 2.1.Số lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương

Độ tuổi <30 chiếm tỷ trọng lớn thứ hai ( chiếm 26,6% năm 2015) Đây là độingũ trẻ, có tri thức, nhiệt tình nên có khả năng nhận thức và làm việc tốt tuynhiên kinh nghiệm làm việc thực tiễn chưa nhiều vì vậy huyện cần có kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện sự chuyển tiếp, thay thế cho nhữnglãnh đạo sẽ về hưu trong thời gian tới, tránh bị hụt về CBCC khi nhữngCBCC lớn tuổi nghỉ hưu trong tương lai

2.1.3.2 Về chất lượng

- Trình độ chuyên môn của CBCC là một trong những thước đo về tiêu

Trang 36

chuẩn và năng lực của CBCC Tiêu chí này có vai trò xác định xem hiện nayCBCC có đầy đủ điều kiện để đáp ứng nhiệm vụ và cũng xác phần nào nănglực công tác của CBCC ở vị trí nhất định.

Trình độ của của CBCC cấp xã huyện Tứ Kỳ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2.Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kỳ,

tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015

lệ lớn với 23,4% Đây là một yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡngCBCC cấp xã ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới

Trang 37

- Về trình độ lý luận chính trị của CB,CC

Trình độ lý luận chính trị thể hiện trước hết ở việc được ĐTBD qua cáctrình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp hoặc cử nhân về lý luân chính trị Qua điềutra CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, trình độ này thể hiện quabảng sau:

Bảng 2.3 Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

ở huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015

Sốlượng

+ Về số lượng: phần lớn chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp

xã của Huyện Tứ Kỳ có tuổi đời còn khá trẻ (tuổi đời dưới 50 chiếm85,3%), trình độ chuyên môn cao, do đó rất thuận tiện cho công tác quyhoạch, luân chuyển, nâng ngạch, nâng bậc, bố trí phân công công việc chocán bộ, công chức vào những chức vụ phù hợp với chuyên môn, trình độ,năng lực cán bộ, công chức

+ CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương có bản lĩnh chính trịvững vàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Có ý thức và lập trường đấu tranh bảo vệquan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước Thực

Trang 38

hiện nghiêm các quy định về những việc CBCC không được làm Có ý thức tổchức kỷ luật, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân Thái độ giao tiếp của côngchức thực thi nhiệm vụ với các tổ chức, công dân đúng mực, trách nhiệm, tậntình và chu đáo.

+ Về cơ bản, đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kỳ đều có trình độchuyên môn phù hợp đạt chuẩn trở lên; tỉ lệ cán bộ, công chức trẻ có trình

độ đại học được cải thiện rõ rệt; nhiều CBCC xã thị trấn có ý thức tráchnhiệm, thái độ cầu thị, khắc phục khó khăn, tích cực, tự giác học tập nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo,bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý điều hành, kỹ nănggiao tiếp hành chính, kỹ năng thuyết trình…do đó chất lượng, năng lựchiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, côngchức cấp xã ngày càng được nâng cao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệuquả quản lý nhà nước ở cấp cơ sở

- Mặt hạn chế:

+ Còn một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã có biểu hiện sa sút về

phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ tổ chức

và công dân Một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã còn biểu hiện ngại vachạm, né tránh những vụ việc phức tạp, khó khăn; vẫn còn hiện tượng nểnang trong giải quyết công việc

2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp

xã ở huyệnTứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015.

2.2.1.Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kì, tỉnh Hải Dương

Trước tình hình thực tế đội ngũ CBCC cơ sở (xã, thị trấn) của địaphương, qua việc xác định nhu cầu ĐTBD CBCC cấp cơ sở, ban lãnh đạo huyện

Tứ Kỳ đã xây dựng chương trình, kế hoạch ĐTBD CBCC cấp cơ sở, dựa trên cơ

Trang 39

sở các văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác ĐTBD CBCC Mục tiêu cụthể đến năm 2020, về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Tứ

Kỳ đó là:

- 90% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định;+ 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo,quản lý, điều hành theo vị trí công việc;

+ 95% công chức cấp xã vùng đô thị, vùng đồng bằng; 90% công chứccấp xã có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên;

+ 70 đến 80% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộctối thiểu hàng năm

- 100% người hoạt động không chuyên trách được bồi dưỡng kiến thứcphù hợp với yêu cầu nhiệm vụ

- 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được bồi dưỡng trang bịkiến thức, kỹ năng hoạt động trong năm 2015 và nửa đầu năm 2016

Thực tế việc xác định nhu cầu đào tạo CBCC của các xã, thị trấn đượchuyện tiến hành theo từng năm chứ chưa thực sự dựa vào chiến lược pháttriển kinh tế- xã hội của địa phương Hơn nữa, đa phần việc cử CBCC đi họcđều do chủ quan của cá nhân lãnh đạo tại bộ phận đó Khi Phòng Nội vụthông báo thì các địa phương mới cử người có liên quan đến nội dung đào tạotham gia chứ chưa xuất phát từ thực tế yêu cầu công việc

Trang 40

Bảng 2.4.Nhu cầu đào tạo - bồi dưỡng cán bộ; công chức huyện Tứ Kỳ

giai đoạn 2013 – 2015

Năm

Tổng

Trình độchuyên môn

Lý luận chínhtrị

Tỷ lệ

%

Sốlượng

Tỷ lệ

%

Sốlượng

Tỷ lệ

%

Sốlượng

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tứ Kỳ )

2.2.2 Về lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

* Lựa chọn đội ngũ giảng viên

Trong những năm gần đây, đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy ở cảTrung tâm chính trị huyện và trường chính trị tỉnh Hải Dương đều được tăngcường cả về số lượng và chất lượng Đặc biệt những giảng viên có trình độtiến sĩ và thạc sĩ từ các trường và học viện lớn được khuyến khích và huyđộng tham gia giảng dạy tại nhiều khóa học Hiện nay, Trường đã có quan hệchặt chẽ với khoảng 20 giảng viên và thường xuyên mời đến giảng về các lĩnhvực khác nhau Hầu hết các giảng viên này đều là các chuyên gia đầu ngành

và các nhà giáo có uy tín, nắm vững lý thuyết và giàu kinh nghiệm thực tiễn,đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra

Đồng thời trong những năm qua, Trung tâm giáo dục chính trị huyệncũng phối hợp với các đơn vị trong huyện lựa chọn những cán bộ, công chứcchuyên môn đã được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn đểhình thành đội ngũ giảng viên kiêm chức Tuy nhiên đối với các giảng viênkiêm chức phương pháp sư phạm còn yếu nên sự truyền đạt kiến thức cho họcviên chưa thực sự đạt kết quả tốt Nguyên nhân là do các giảng viên này chưa

Ngày đăng: 26/09/2016, 22:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiệnnay
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2005
4. Nguyễn Văn Côi (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyệnPhú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Côi
Năm: 2002
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
7. Lê Minh Hành (2014): Chất lượng quy hoạch cán bộ xã diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý ở các huyện biên giới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng quy hoạch cán bộ xã diện Ban Thường vụHuyện ủy quản lý ở các huyện biên giới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay
Tác giả: Lê Minh Hành
Năm: 2014
8. Phạm Công Khâm (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùngnông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Tác giả: Phạm Công Khâm
Năm: 2000
13. Nguyễn Văn Phích (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay , Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấpxã ở tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Phích
Năm: 2000
15. UBND huyện Tứ Kỳ (2010), Địa chí huyện Tứ Kỳ, Nxb Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí huyện Tứ Kỳ
Tác giả: UBND huyện Tứ Kỳ
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2010
16. UBND huyện Tứ Kỳ(2015), Đề án số 15/ĐA-UBND, ngày 15/4/2015 về “Xác định vị trí việc làm và tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ, công chức theo ngạch của UBND huyện Tứ Kỳ năm 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án số 15/ĐA-UBND, ngày 15/4/2015 về “Xácđịnh vị trí việc làm và tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ, công chức theo ngạch củaUBND huyện Tứ Kỳ năm 2015
Tác giả: UBND huyện Tứ Kỳ
Năm: 2015
1. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015) và chiến lược 5 năm (2016-2020) của huyện Tứ Kỳ, Hải Dương Khác
2. Bản tổng kết hoạt động 5 năm của Ban tổ chức Huyện Tứ Kỳ số 02/BTCH, từ năm 2011 đến năm 2015 và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 5 năm (2016 – 2020) Khác
6. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007); Quản trị nhân lực; NXB Đại học Kinh tế quốc dân; Hà Nội Khác
9. Luật cán bộ, công chức năm 2008 và các Nghị định số 06, 18, 21, 24, 46/2010 và Nghị định số 96/2009 hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức năm 2008; Nxb Chính trị Quốc gia Khác
10. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn Khác
11. Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn Khác
12. Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với CBCC xã, phường, thị trấn Khác
14. Pháp lệnh cán bộ, công chức Việt Nam năm 1998 sửa đổi bổ sung năm 2003 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1.Số lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015 - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 2.1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015 (Trang 33)
Bảng 2.2.Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kỳ,  tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015 - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015 (Trang 34)
Bảng 2.3. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015 - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 2.3. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015 (Trang 35)
Bảng 2.4.Nhu cầu đào tạo - bồi dưỡng cán bộ; công chức huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2013 – 2015 - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 2.4. Nhu cầu đào tạo - bồi dưỡng cán bộ; công chức huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2013 – 2015 (Trang 38)
Bảng 2.6. Số lượng các lớp đã đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã ( từ năm 2013 – 2015) - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 2.6. Số lượng các lớp đã đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã ( từ năm 2013 – 2015) (Trang 41)
Bảng 2.10. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Bảng 2.10. Đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (Trang 48)
KH2. Hình thức tổ chức đào tạo; bồi dưỡng - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
2. Hình thức tổ chức đào tạo; bồi dưỡng (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w