1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương

53 897 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 101,2 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐÂU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5 . Kết cấu của báo cáo 3 PHẦN NỘI DUNG 4 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TỨ KỲ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 4 1.1. Khái quát về Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tứ Kỳ 4 1.1.1 . Vị trí, chức năng. 4 1.1.2 . Nhiệm vụ, quyền hạn. 4 1.1. 3 . Cơ cấu tổ chức bộ máy. 5 1.2 . Khái quát về Phòng Nội Vụ, Huyện Tứ Kỳ 6 1.2.1. Vị trí, chức năng của Phòng Nội vụ 6 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn: 6 1.2.3. Cơ cấu tổ chức 9 1.2.4. Quá trình hình thành và phát triển 9 1.3. Thực trạng công tác quản trị nhân lực của Phòng Nội Vụ huyện Tứ Kỳ 10 1.3.1.Công tác phân tích công việc. 10 1.3.2.Công tác quản lý biên chế: 10 1.3.3. Công tác tuyển dụng 11 1.3.4.Công tác đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công chức viên chức: 12 1.3.5.Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 12 1.3.6.Công tác bổ nhiệm cán bộ , công chức viên chức 13 1.3.7. Công tác tiền lương 13 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 14 2.1. Cở sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC 14 2.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức; cán bộ, công chức cấp xã và hệ thống chức danh cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật hiện hành 14 2.1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng CB, CC 15 2.1.3. Sự cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã 16 2.2.Khái quát thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã Huyện Tứ Kỳ 17 2.2.1. Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức trên địa bàn Huyện 17 2.2.1.1. Về số lượng 17 2.2.1.2. Về chất lượng 18 2.2. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương giai đoạn 20112015. 20 2.2.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương giai đoạn 20112015 20 2.2.1.1. Về thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng 20 2.2.1.2. Về nội dung 25 2.2.1.3.Về hình thức 27 2.2.2. Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương 28 2.2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân 28 2.2.2.2. Tồn tại hạn chế 30 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TỨ KÌ, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 32 3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 32 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 33 3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. 33 3.2.2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. 37 3.2.4. Thực hiện tốt việc đánh giá, kiểm tra sau đào tạo, bồi dưỡng 44 KẾT LUẬN 45 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46  

Trang 1

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

LỜI CẢM ƠN

PHẦN MỞ ĐÂU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của báo cáo 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TỨ KỲ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 4

1.1 Khái quát về Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tứ Kỳ 4

1.1.1 Vị trí, chức năng 4

1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn 4

1.1 3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 5

1.2 Khái quát về Phòng Nội Vụ, Huyện Tứ Kỳ 6

1.2.1 Vị trí, chức năng của Phòng Nội vụ 6

1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn: 6

1.2.3 Cơ cấu tổ chức 9

1.2.4 Quá trình hình thành và phát triển 9

1.3 Thực trạng công tác quản trị nhân lực của Phòng Nội Vụ huyện Tứ Kỳ 10

1.3.1.Công tác phân tích công việc 10

1.3.2.Công tác quản lý biên chế: 10

1.3.3 Công tác tuyển dụng 11

1.3.4.Công tác đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công chức viên chức: 12

Trang 2

1.3.5.Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 12

1.3.6.Công tác bổ nhiệm cán bộ , công chức viên chức 13

1.3.7 Công tác tiền lương 13

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 14

2.1 Cở sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC 14

2.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức; cán bộ, công chức cấp xã và hệ thống chức danh cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật hiện hành 14

2.1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng CB, CC 15

2.1.3 Sự cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã 16

2.2.Khái quát thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã Huyện Tứ Kỳ 17

2.2.1 Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức trên địa bàn Huyện 17

2.2.1.1 Về số lượng 17

2.2.1.2 Về chất lượng 18

2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015 20

2.2.1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015 20

2.2.1.1 Về thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng 20

2.2.1.2 Về nội dung 25

2.2.1.3.Về hình thức 27

2.2.2 Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương 28

2.2.2.1 Thành tựu và nguyên nhân 28

2.2.2.2 Tồn tại hạn chế 30

Trang 3

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TỨ KÌ, TỈNH HẢI DƯƠNG

HIỆN NAY 32

3.1 Quan điểm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã 32

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương 33

3.2.1 Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã 33

3.2.2 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng 37

3.2.4 Thực hiện tốt việc đánh giá, kiểm tra sau đào tạo, bồi dưỡng 44

KẾT LUẬN 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.Số lượng cán bộ, công chức huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương năm 2015 17 Bảng 2.2 Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương năm 2015 18 Bảng 2.3.Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kỳ, 19 tỉnh Hải Dương năm 2015 19 Bảng 2.4 Bảng nhu cầu đào tạo cán bộ công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ 21 Bảng 2.5 Số lượng CBCC cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị từ năm 2011-2015 ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương 22 Bảng 2.6: Thống kê số lượt người được cử đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận Chính trị - Hành chính từ năm 2011 đến năm 2015 22 Bảng 2.7 Trình độ đào tạo lý luận chính trị và quản lý nhà nước của CBCC cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ năm 2015 23 Bảng 2.8: Số lượng CBCC đã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ từ năm 2011-2015 24 Bảng 2.9: Thống kê số lượt người đã gửi đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phân theo trình độ chuyên môn từ năm 2011 - 2015 24 Bảng 2.10 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ CBCC huyện Tứ Kỳ năm 2011- 2015 25

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

ĐTBD : Đào tạo bồi dưỡngCBCC : Cán bộ công chứcKTXH : Kinh tế xã hội

HĐND : Hội đồng nhân dânUBND : Uỷ ban nhân

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Sau hai tháng thực tập tại phòng Nội vụ, UBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh HảiDương, với sự giúp đỡ của các bác, các anh, chị trong phòng Nội vụ cùng sự chỉbảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã hoàn thành báo cáo thực tập một cách tốtnhất

Bốn năm học tập dưới mái trường Đại học Nội vụ Hà Nội, em đã được cácthầy, cô giáo truyền đạt những kiến thức lý luận cơ bản về ngành Quản trị nhân lựcnhưng chưa có điều kiện va chạm thực tiễn Nhưng qua đợt kiến tập và thực tậpngành nghề do trường tổ chức, em được phòng Nội vụ nói riêng và UBND huyện

Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương nói chung tiếp nhận về thực tập, những lý luận được học tạitrường hôm nay được đem ra thực hành soi chiếu và áp dụng trong thực tiễn hàngngày Em đã quan sát và học hỏi được nhiều điều về công việc, kỹ năng nghiệp vụhành chính nhân sự cũng như trách nhiệm trong công việc, tác phong, thái độ ứng

xử làm việc nơi công sở, vững vàng, tự tin với nghề nghiệp mình đã chọn

Qua bài báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến cácbác, các anh, chị công tác trong phòng Nội vụ, UBND huyện Tứ Kỳ cùng các thầy

cô giáo Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực Đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Tạo đãtrực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ

em hoàn thành bài báo cáo này!

“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương ” là một đề tài gắn liền với lý luận

và thực tiễn Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có giới hạn nênbài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý vàchỉ bảo từ phía thầy, cô giáo

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

PHẦN MỞ ĐÂU

1 Lí do chọn đề tài

Đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) có vai trò rất quan trọng, là nhân tốquyết định sự thành bại của cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cán

bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muốn việc thành công hay thất bại, đều do cán

bộ tốt hoặc kém" Ở nước ta, cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một trong bốn cấphành chính Cấp xã là cấp thấp nhất, gần dân nhất, là cấp trực tiếp tổ chức và vậnđộng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật củaNhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồngdân cư Chính quyền cấp xã thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Chính trị,kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng Để chính quyền cấp xã thực hiệnchức năng quản lý nhà nước một cách có hiệu lực và hiệu quả thì cần phải có độingũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có năng lực quản lý nhà nước tốt Vìvậy, việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở xã, phường, thị trấn

có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa hết sức quan trọng

cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Tỉnh Hải Dương nói chung và Huyện Tứ Kỳ nói riêng đang trong giai đoạnhội nhập kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiệncác công trình, dự án trọng điểm gắn với chương trình mục tiêu Quốc gia về xâydựng nông thôn mới nên việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

là một yêu cầu bức thiết Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng,góp phần củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền

cơ sở

Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, đội ngũ cán

bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vẫn chưa thích ứng với sự đòihỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện trong nhiều vấn đề như: trình

độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, cơ cấu Chương trình đào tạo, bồidưỡng chưa thực sự khoa học, chưa phù hợp với thực tế địa phương; Công tác quản

lý đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều bất cập Để khắc phục những hạn chế này, đòi hỏi

Trang 8

Đảng bộ huyện Tứ Kỳ phải tiếp tục đối mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã Chỉ trên cơ sở đó mới có khả năng tạo ramột đội ngũ cán bộ có Tài - Đức trọn vẹn; có cơ cấu hợp lý; có tư duy nhanh nhạy;

đủ khả năng nhận thức các quy luật tự nhiên và xã hội để vận dụng khi xử lý cáctình huống thực tiễn trên địa bàn Chính vì vậy, nhân đợt thực tập tại phòng Nội vụUBND huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương để tìm hiểu rõ hơn về công tác đào tạo, bồi

dưỡng CB,CC cấp xã của huyệnTứ Kỳ, em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.” Để làm báo cáo thực tập

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài có mục tiêu sau:

Thứ nhất: dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá thực trạng của côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dươngtrong những năm gần đây

Thứ hai: Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trongthời gian tới

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chứccấp xã

- Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứccấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong thời gian gần đây; Chỉ ra những kếtquả đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CCcấp xã của huyện Tứ Kỳ

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong giai đoạnhiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 9

về xây dựng đội ngũ CBCC, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhànước, hệ thống các văn bản của nhà nước có liên quan đến công chức.

- Phương pháp thống kê – phân tích: Lấy số liệu từ phòng Nội Vụ Huyện Tứ

Kỳ: số liệu về số lượng đội ngũ cán bộ công chức tại các xã, về trình độ chuyênmôn, số năm công tác, vị trí công tác, yêu cầu công việc, thành tích đóng góp, khenthưởng, báo cáo tổng kết của các năm

- Phương pháp so sánh số liệu qua các năm

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

5 Kết cấu của báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơbản của khóa luận bao gồm 3 chương

Chương 1: Tổng quan về huyện Tứ Kỳ và cơ sở lý luận về đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Chương 2: Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tạiHuyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TỨ KỲ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO BỒI

DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1 Khái quát về Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tứ Kỳ

1.1.1 Vị trí, chức năng.

Uỷ ban nhân dân huyện Tứ Kỳ là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phươngchịu trách nhiệm trước UBND tỉnh Hải Dương UBND huyện chịu trách nhiệmchấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên nhằm đảmbảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng,

an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương góp phần bảođảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trungương đến cơ sở

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các chương trình khuyến khích phát triểnnông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnhphê duyệt; tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các chương trình sau khi đượcphê duyệt

- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xâydựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa

vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phươngquân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương, quản

lý hộ tịch, hộ khẩu ở địa phương, quản lý việc cư trú đi lại của người nước ngoài ởđịa phương

- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổchức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợiích hợp pháp khác của công dân; chống tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả

và các tệ nạn xã hội

- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũcông chức, viên chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, công tác bảo hiểm xã hội theo sựphân cấp của Chính phủ

- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quy địnhcủa Pháp luật

Trang 11

- Tổ chức thực hiện việc thu – chi ngân sách của địa phương theo quy địnhcủa Pháp luật.

1.1 3 Cơ cấu tổ chức bộ máy.

Các phòng ban: 12 cơ quan

1 Văn phòng HĐND – UBND 7 Phòng Giáo dục

2 Phòng Nội vụ 8 Phòng Văn hóa và Thông tin

3 Phòng Tài chính – Kế hoạch 9 Phòng Nông nghiệp và PTNT

4 Phòng Lao động TB và XH 10 Thanh tra huyện

5 Phòng Tài nguyên và môi trường 11 Phòng Tư pháp

6 Phòng Kinh tế hạ tầng 12 Phòng Y tế

Các đơn vị sự nghiệp: có 4 đơn vị sự nghiệp:

1 Đài phát thanh

2 Trạm khuyến nông

3 Trung tâm văn hoá Thể thao-TT

4 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Trang 12

1.2 Khái quát về Phòng Nội Vụ, Huyện Tứ Kỳ

Địa chỉ cơ quan : Số 02, Đường Tây Nguyên, Thị trấn Tứ Kỳ, Huyện Tứ Kỳ,Tỉnh Hải Dương

Số điện thoại : 03203.744.218

1.2.1 Vị trí, chức năng của Phòng Nội vụ

Phòng Nội vụ huyện Tứ Kỳ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Tứ

Kỳ, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năngquản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệpnhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán

bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; văn thư,lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng và công tác quản lý nhà nước vềthanh niên

Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sựchỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thờichịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ

vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạchsau khi được duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnhvực thuộc phạm vi quản lý được giao

Trang 13

+ Tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập, giải thể,sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:

+ Tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp huyện phân bổ chỉ tiêu biên chếhành chính, sự nghiệp hàng năm;

+ Giúp UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biênchế hành chính, sự nghiệp;

+ Giúp UBND cấp huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định vềchế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sựnghiệp cấp huyện và UBND cấp xã;

- Về công tác xây dựng chính quyền:

+ Giúp UBND cấp huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiệnviệc bầu cử đại biêu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công củaUBND cấp huyện và hướng dẫn của UBND cấp tỉnh;

+ Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn các chứcdanh lãnh đạo của UBND cấp xã; giúp UBND cấp huyện trình UBND cấp tỉnh phêchuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;

+ Giúp UBND cấp huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập

và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bànhuyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, xóm, tổ dân phố

- Giúp UBND cấp huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáoviệc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp, xã, phường, thị trấn trên địa bàn;

- Về cán bộ, công chức, viên chức:

+ Tham mưu giúp UBND cấp huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điềuđộng, bổ nhiểm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức;

+ Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường, thị trấn và thựchiện chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã,phường, thị trấn theo phân cấp

- Về cải cách hành chính:

+ Giúp UBND cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyênmôn cùng cấp và UBND cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địaphương;

+ Tham mưu, giúp UBND cấp huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cảicách hành chính trên địa bàn huyện;

+ Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBND cấphuyện và cấp tỉnh;

Trang 14

- Giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt độngcủa hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn;

- Về công tác văn thư, lưu trữ:

+ Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hànhchế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;

+ Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản

và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện vàlưu trữ huyện;

- Về công tác tôn giáo:

+ Giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiệncác chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và côngtác tôn giáo trên địa bàn;

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiệnnhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh

và theo quy định của Pháp luât;

- Về công tác thi đua, khen thưởng:

+ Tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện tổ chức các phong trào thi đuatrên địa bàn huyện đồng thời làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua, khenthưởng cấp huyện;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,thực hiện tốt công tác khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sửdụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của Pháp luât;

- Quản lý nhà nước về công tác thanh niên:

+ Triển khai, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên;+ Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh niên vàcông tác thanh niên được giao;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm vềcông tác nội vụ theo thẩm quyền;

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện

và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địabàn;

- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán

bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy địnhcủa pháp luật và theo phân cấp của UBND cấp huyện;

- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật vàtheo cấp của UBND cấp huyện;

- Giúp UBND cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa UBND xã, phường, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khácđược giao trên cơ sở quy định của Pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ;

Trang 15

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND cấp huyện.

Chức vụ Trình độ

1 Đồng Việt Khoa Nam 1963 Trưởng phòng Cử nhân

công tác xãhội

2 Phạm Thị Hải Yến Nữ 1984 Phó phòng Cử nhân

hành chínhhọc

3 Nguyễn Khắc Sáng Nam 1984 Chuyên viên Cử nhân

hành chínhhọc

4 Nguyễn Thị Xiêm Nữ 1988 Chuyên viên Cử nhân

hành chínhhọc

5 Nguyễn Văn Khánh Nam 1987 Nhân viên hợp

đồng

Cử nhânQuản trịkinh doanh

bộ, công chức có trình độ đại học, về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp có 01 đồngchí, trung cấp có 01 đồng chí và sơ cấp có 03 đồng chí Chi bộ phòng nội vụ có 4đồng chí là đảng viên chiếm 90% cán bộ, công chức của cơ quan

Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; sựchỉ đạo giúp đỡ kịp thời của Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương,UBND huyện Tứ Kỳ, tập

Trang 16

thể phòng Nội vụ huyện Tứ Kỳ luôn đoàn kết thống nhất, phấn đấu hoàn thành xuấtsắc mọi nhiệm vụ được giao, được nhiều cấp, ngành tuyên dương, khenthưởng:Năm 2009 được UBND tỉnh Hải Dương tặng danh hiệu Tập thể lao độngxuất sắc; năm 2010 được UBND tỉnh Hải Dương tặng Cờ thi đua; từ năm 2011 đếnnăm 2014 được UBND huyện tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến và tặng giấykhen.Chi bộ phòng Nội vụ liên tục từ năm 2008 đến năm 2014, được Huyện ủy Tứ

Kỳ, Đảng bộ khối chính quyền công nhận đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch , vữngmạnh và tặng giấy khen

Cán bộ, công chức phòng Nội vụ hằng năm đều được đánh giá hoàn thànhxuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm

vụ, vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước.Tiêu biểu năm 2009 và năm 2014, đồng chí Trưởng phòng Nội vụ huyện đượcUBND tỉnh tặng bằng khen do có thành tích xuất sắc trong công tác, hằng năm cán

bộ, công chức,người lao động của Phòng được UBND huyện tặng danh hiệu Chiến

sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến và Giấy khen

1.3 Thực trạng công tác quản trị nhân lực của Phòng Nội Vụ huyện Tứ Kỳ

1.3.1.Công tác phân tích công việc : Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng cần thiết phải

có khi thực hiện công việc Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho việc sắp xếp công việc cho cán bộ , công chức hiệu quả hơn Hiện tại ở phòng Nội Vụ Huyện Tứ

Kỳ cũng có chia các mảng công việc cho từng chuyên viên và từng cán bộ phụ trách riêng

1.3.2.Công tác quản lý biên chế:

Phòng Nội vụ sẽ theo dõi biến động biên chế hàng năm từ đó xây dựng kếhoạch biên chế trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của cơ quan đảm bảo đủ số lượngđáp ứng được yêu cầu của công việc Trưởng phòng các đơn vị sẽ dựa vào nhiệm

vụ hàng năm , biên chế được giao , báo cáo kết quả thực hiện công việc của CBCC

và nếu thấy số lượng công việc nhiều cần có thêm người giải quyết và những côngchức không đáp ứng được yêu cầu của công việc thì sẽ đề nghị Phòng Nội vụ giao

Trang 17

thêm biên chế Phòng Nội vụ đã kết hợp cùng phòng Giáo dục và đào tạo xây dựng

kế hoạch biên chế hàng năm đối với viên chức trong toàn huyện Tứ Kỳ và trực tiếp

ký duyệt kế hoạch biên chế viên chức

1.3.3 Công tác tuyển dụng

xây dựng kế hoạch, tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức luôn đượcPhòng thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng: Quá trình lập kế hoạch là dự đoántrước những nhu cầu về nhân lực của các khối Phòng , Ban trực thuộc Huyện và tùytheo kế hoạch mở rộng nhân lực và biên chế chỉ tiêu mà Tỉnh giao cho Xây dựng

kế hoạch tuyển dụng CBCC phải đảm bảo về số lượng, cơ cấu, chủng loại nhằm đápứng yêu cầu nhiệm vụ của các đơn vị

Sau khi nhận được chỉ tiêu biên chế của Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương phòngNội vụ xây dựng chỉ tiêu tuyển dụng dựa trên thông báo của Sở Nội vụ và báo cáocủa các xã và các trường trong toàn huyện sau đó phòng tổ chức họp và phân côngnhiệm vụ cho các cán bộ phụ trách về nhiệm vụ này:

Đối với biên chế tại các xã, thị trấn và đơn vị sự nghiệp giáo dục sẽ do đồngchí Nguyễn Thị Xiêm lập kế hoạch tuyển dụng

- Sau khi đã hoàn thành kế hoạch phòng gửi cho UBND và Sở Nội vụ phêduyệt; UBND huyện thành lập Hội đồng tuyển dụng và phòng Nội vụ là nhân tốchính Tiếp đó phòng ra thông báo tuyển dụng và gửi tới các cơ quan liên quan vàcông khai thông báo trong toàn bộ huyện Tứ Kỳ Công việc này được thực hiệntrong tháng 3 và tháng 4

+ Đến tháng 5 là thời gian tiếp nhận hồ sơ công việc này do đồng chíNguyễn Thị Xiêm đảm nhiệm Đồng chí này sẽ xem xét hồ sơ đã đủ các loại giấy tờhợp lệ (đúng và đủ) hay chưa và hướng dẫn cho các thi sinh các thể lệ dự tuyển, thituyển, các giấy tờ cần thiết

+ Tháng 6, tháng 7 HĐTD sẽ xem xét, duyệt các hồ sơ đạt yêu cầu sau đótổng hợp và thông báo kết quả tuyển dụng.Thông báo này sẽ được gửi tới tất cả cácthi sinh dự thi và có lịch thi tuyển kèm theo

+ Tới tháng 8 bắt đầu tổ chức thi tuyển bên cạnh đó là trả lại hồ sơ gốc chocác thi sinh đã đạt trong đợt tuyển dụng đầu và các thí sinh không đạt, thông báo lên

Trang 18

Sở Nội vụ và phân công người trúng tuyển vào công tác tại các đơn vị còn thiếu vàothàng 9.

1.3.4.Công tác đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công chức viên chức:

Hàng năm phòng tham mưu cho UBND huyện làm tốt công tác nhận xétđánh giá cán bộ, công chức, viên chức thông qua đánh giá phát hiện những ưu điểm

và hạn chế của từng cán bộ, công chức, viên chức để phát huy ưu điểm, khắc phụchạn chế còn tồn tại đồng thời lựa chọn cán bộ có triển vọng phát triển để bồi dưỡnglàm nguồn cán bộ quản lý

+ Với những công chức là người đứng đầu và cấp phó của cơ quan:Côngchức sẽ viết báo cáo kiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ đượcgiao và tự nhận xét ưu nhược điểm trong công tác Bản báo cáo này được trình bàytrước cuộc họp kiểm điểm công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị

Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức tham gia đóng góp ý kiếntại cuộc họp kiểm điểm công tác hàng năm Người đứng đầu cơ quan đơn vị tiếp thu

ý kiến tham gia đóng góp của tập thể công chức và nhận xét đối với cấp phó củamình , trình Chủ tịch UBND huyện nhận xét và tham mưu cho Ban thường vụHuyện uỷ đánh giá phân loại công chức

+ Với những công chức không giữ chức vụ lãnh đạo: cũng sẽ viết báo cáokiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác của mình sau đó người đứng đầu cơ quan sửdụng công chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức và đưa ra kết luận vàphân loại công chức tại cuộc họp kiểm điểm hàng năm

+ Với viên chức thì trình tự đánh giá cũng như nội dung đối với công chứctrong cơ quan nhà nước Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng do trưởng phòngGDĐT huyện đánh giá và báo cáo kết quả trình Chủ tịch UBND Huyện

1.3.5.Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Được quan tâm đúng mức, có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viênchức cả về kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị, trình độ chuyên mônnghiệp vụ, kiến thức quốc phòng an ninh, chế độ tập sự với công chức tạm tuyểnthông qua quá trình đánh giá phân loại công chức viên chức của các phòng ban đểPhòng Nội vụ có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho CBCC

Trang 19

1.3.6.Công tác bổ nhiệm cán bộ , công chức viên chức

Công tác bổ nhiệm cán bộ , công chức viên chức có nhiều đổi mới , đượcthực hiện công khai , dân chủ , đúng quy trình , quy chế quản lý cán bộ của BanThường vụ Huyện ủy : Bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo bám sát vào quy hoạch , mạnhdạn bổ nhiệm hàng loạt đội ngũ lãnh đạo được đào tạo bài bản chất lượng cụ thể

1.3.7 Công tác tiền lương

Để đảm bảo cơ chế trả lương phát huy tính hiệu quả và thực sự trở thànhđòn bẩy để thực hiện công việc Phòng đã tham mưu cho UBND Huyện về việc tuânthủ theo những quan điểm trả lương cơ bản sau :

+ Trả lương theo đúng quy định của pháp luật , tuân thủ các quyết định trảlương theo đúng ngạch bậc của Nhà nước

+ Đối với trường hợp nhân viên hợp đồng thì được hưởng 85% bằng cấp của

hệ số lương theo quy định của nhà nước

- Căn cứ vào các quy định của Nhà nước và văn bản hướng dẫn của Sở Nộivụ; phòng Nội vụ đã tham mưu cho UBND huyện thực hiện tốt các chế độ; trongnăm 2014 phòng đã thực hiện chế độ chính sách đối với viên chức: nâng bậc lươngthường xuyên – đồng chí; xếp lương cán bộ thay đổi chức vụ sau bầu cử - đồngchí; xếp lương theo bằng câp chuyên môn – đồng chí; điều chuyển bổ nhiệm -đồng chí; giải quyết chế độ BHXH – đồng chí

Trang 20

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY 2.1 Cở sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC

2.1.1 Khái niệm cán bộ, công chức; cán bộ, công chức cấp xã và hệ thống

chức danh cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật hiện hành

-Trong Luật cán bộ, công chức được Quốc hội Việt Nam khóa XII, kỳ họpthứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 đưađịnh nghĩa về cán bộ, công chức như sau:

Cán bộ, công chức Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức

vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trungương (sau đây gọi là cấp tỉnh), ở huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đâygọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Cán bộ, xã , phường thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân ViệtNam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội động nhândân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chínhtrị - xã hội, công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chứcdanh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế vàhưởng lương từ ngân sách nhà nước

Ở Việt Nam, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệmvào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan đơn

vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn

vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị

-xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị

sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp cônglập theo quy định của pháp luật

Trang 21

- Khái niệm công chức xã

Chính quyền địa phương ở cấp cơ sở xã phường, thị trấn (gọi chung là cấpxã) là cấp chính quyền gần dân nhất, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước vớinhân dân Cùng với việc xây dựng củng cố chính quyền cấp xã, việc chăm lo xâydựng chất lượng công chức cấp phường cần thường xuyên bổ sung hoàn thiện

Theo Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày25/1/2010, quy định công chức xã, phường, thị trấn (cấp xã) là công dân ViệtNam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy bannhân dân cấp xã, trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước

Công chức cấp phường có các chức danh sau:

1 Trưởng công an;

2 Chỉ huy trưởng quân sự;

3 Văn phòng – thống kê;

4 Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường

5 Tài chính – kế toán;

6 Tư pháp – hộ tịch;

7 Văn hóa – xã hội

Như vậy, công chức cấp xã là: Công dân Việt Nam trong biên chế, đượchưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, làm việc tại Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp phường do được bầu để giữ chức vụ hoặcđược tuyển dụng giao giữ chức vụ chuyên môn nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dâncấp xã

2.1.2 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng CB, CC

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng CB,CC

trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng ta đã chủ trương : “ Đẩy mạnh đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức với chương trình, nội dung sát hợp, chú trọng đội ngũ cán

bộ xã, phường Có chương trình kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức nhà nước” Đảng ta coi việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức là việc làm thường xuyên, cần phải được ưu tiên trong sự nghiệp đổi mớitheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đào tạo và bồi dưỡng là haikhái niệm phản ảnh cùng một mục tiêu là truyền kiến thức cho người công chức.Tuy vậy, hai thuật ngữ này có những tính chất, nội dung, phạm vi tồn tại và quytrình khác nhau

Trang 22

Đào tạo là quá trình truyền thụ khối lượng kiến thức mới một cách có hệthống để người công chức thông qua đó trở thành người có trình độ cao hơn trước

đó Như đào tạo để cấp bằng lý luận chính trị cao cấp, đào tạo cử nhân hành chính.Thông thường đào tạo là một quá trình trang bị kiến thức cơ bản mới hoặc ở trình

độ cao hơn

Bồi dưỡng là quá trình hoạt động làm tăng thêm kiến thức mới cho nhữngngười đang giữ chức vụ, đang thực thi công việc của một ngạch, bậc nhất định đểhoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao Khối lượng kiến thức, kỹ năng được quyđịnh tại các chương trình, tài liệu phải phù hợp với từng đối tượng cán bộ, côngchức Kết quả của các khóa học bồi dưỡng, người học sẽ nhận được chứng chỉ ghinhận kết quả như : Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên caocấp, chuyên viên chính chuyê viên hoặc bồi dưỡng chuyên đề…

Như vậy có thể khái quát khái niệm đào tạo, bồi dưỡng công chức là quá trìnhtruyền thụ kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ dưới các hình thức khácnhau cho công chức phù hợp với yêu cầu giải quyết có chất lượng công việc đượcNhà nước giao, do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện

2.1.3 Sự cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã

Trong điều kiện đội ngũ cán bộ công chức nước ta hiện nay đa số chưa đượcchuẩn hóa theo quy định chức danh, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu nhiệm vụcủa thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa hội nhập vớikhu vực và thế giới Đặc biệt trong điều kiện khoa học công nghệ và thông tin pháttriển như vũ bão, thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội,việc ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ tin học và hiện đại hóa nềnhành chính, thì công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trở nên cần thiết hơn bao giờ hết,vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC đặc biệt là đội ngũ CBCCchính quyền cấp xã là vấn đề được quan tâm giải quyết thiết thực

Muốn đưa được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước đến với nhân dân, giúp dân hiểu và thực hiện thì đội ngũ CBCC ở cơ sởphải nắm bắt được nội dung và cách thức tổ chức thực hiện, như vậy mới có thểtuyên truyền và vận động nhân dân địa phương làm theo Để làm tốt được vai trònày, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC ở cơ sở Chính quyền cấp xã

là đơn vị hành chính ở cơ sở, trực tiếp tổ chức đưa đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống Đây cũng là nơi gần dânnhất, tiếp thu những ý kiến của nhân dân để phản ánh cho Đảng và Nhà nước hoànthiện chính sách, pháp luật Trên thực tế, CBCC cấp xã phải giải quyết một khốilượng công việc rất lớn, đa dạng và phức tạp, liên quan đến mọi mặt của đời sốngchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở Do đó, nếu đội ngũ

Trang 23

CBCC sa sút về phẩm chất, không đủ năng lực công tác sẽ gây những hậu quả tiêucực và nghiêm trọng về nhiều mặt đối với mỗi địa phương nói riêng và cả nước nóichung Do đó, vấn đề đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp

xã là nội dung trọng tâm, then chốt góp phần xây dựng hệ thống chính trị, chínhquyền vững mạnh từ cơ sở

Bên cạnh đó xuất phát từ thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã Huyện Tứ Kỳ sốlượng công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về chuyên môn vẫn còn Việc vận dụngchính sách của Đảng và Nhà nước vào địa phương còn hạn chế Khả năng tiếp cậnthông tin , ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của CBCC cấp xã tại Huyệnkhông cao nên công tác lãnh đạo chỉ đạo và giải quyết công việc chưa đạt đúng yêucầu Trên thực tế đội ngũ cán bộ cấp xã đang phải tiếp nhận, xử lý một khối lượngcông việc ngày càng nhiều Trong khi nhiều cán bộ ở cấp xã lại không được đào tạo

cơ bản, nhiều chế độ chính sách liên tục được thay đổi nhưng ít được bồi dưỡngnghiệp vụ Việc nắm bắt thông tin chậm dẫn tới thiếu tính nhạy bén, linh hoạt trong

xử lý công việc, hiệu quả thực thi công vụ còn thấp Vì vậy công tác đào tạo bồidưỡng CBCC cấp xã có vai trò hết sức quan trọng và là việc làm cần thiết trong xâydựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụcủa Huyện

2.2.Khái quát thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã Huyện Tứ Kỳ 2.2.1 Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức trên địa bàn Huyện

2.2.1.1 Về số lượng

Bảng 2.1.Số lượng cán bộ, công chức huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương năm 2015

Trang 24

Về cơ cấu giới tính: Nam có 163 người chiếm 59%, Nữ có 113 người chiếm41%, nhìn chung cơ cấu giới tính CB, CC ở huyện Tứ Kỳ là chưa đồng đều, còn có

sự chênh lệch giữa nam và nữ

2.2.1.2 Về chất lượng

- Về trình độ lý luận chính trị của CB, CC

Trình độ lý luận chính trị thể hiện trước hết ở việc được ĐTBD qua các trình độ

sơ cấp, trung cấp, cao cấp hoặc cử nhân về lý luân chính trị Qua điều tra CBCC ởHuyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương, trình độ này thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2 Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện

Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương năm 2015

Nhìn chung trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kỳ

về cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh Trong đó, số CBCC đã được đào tạo lýluận chính trị chiếm 51,7% Trong đó chủ yếu là ở trình độ trung cấp lý luận chính trịvới 42% Tuy nhiên, cũng có thể thấy rằng, số lượng CBCC chưa có lý luận chính trịvẫn còn chiếm số lượng lớn với 48,3% Đây là vấn đề lớn cần được quan tâm, đòi hỏicông tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã của huyện Tứ Kỳ cần phải được tiếp tục đẩymạnh hơn nữa

- Trình độ chuyên môn của CB, CC là một trong những thước đo về tiêu

chuẩn và năng lực của CB, CC Tiêu chí này có vai trò xác định xem hiện nay CB,

CC có đầy đủ điều kiện để đáp ứng nhiệm vụ và cũng xác phần nào năng lực côngtác của CB, CC ở vị trí nhất định

Trình độ của của CBCC huyện Tứ Kỳ được thể hiện qua bảng sau:

Trang 25

Bảng 2.3.Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kỳ,

tỉnh Hải Dương năm 2015

- Mặt mạnh:

+ Về số lượng: phần lớn chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Huyện

Tứ Kỳ có tuổi đời còn khá trẻ (tuổi đời dưới 50 chiếm 78%), trình độ chuyênmôn cao, do đó rất thuận tiện cho công tác quy hoạch, luân chuyển, nâng ngạch,nâng bậc, bố trí phân công công việc cho cán bộ, công chức vào những chức vụphù hợp với chuyên môn, trình độ, năng lực cán bộ, công chức

+ CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương có bản lĩnh chính trị vữngvàng, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh Có ý thức và lập trường đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lốicủa Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước Thực hiện nghiêm các quy định vềnhững việc CBCC không được làm Có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn gắn bó mật thiếtvới nhân dân Thái độ giao tiếp của công chức thực thi nhiệm vụ với các tổ chức,công dân đúng mực, trách nhiệm, tận tình và chu đáo

Trang 26

+ Về cơ bản, đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Tứ Kỳ đều có trình độ chuyênmôn phù hợp đạt chuẩn trở lên; tỉ lệ cán bộ, công chức trẻ có trình độ đại họcđược cải thiện rõ rệt; nhiều CBCC xã thị trấn có ý thức trách nhiệm, thái độ cầuthị, khắc phục khó khăn, tích cực, tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp

vụ, kỹ năng quản lý điều hành, kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng thuyếttrình…do đó chất lượng, năng lực hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nướccủa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được nâng cao, góp phần nângcao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở cấp cơ sở

- Mặt hạn chế:

Trình độ ngoại ngữ và tin học của cán bộ, công chức còn hạn chế, vì vậy gây

ra rất nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp hành chính và gây không ít khó khăncho công tác tin học hoá thủ tục hành chính và giải quyết những công việc của nhànước, cũng như trong công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ năng lực chuyên môncho cán bộ, công chức

2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015.

2.2.1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015

2.2.1.1 Về thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng

Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tiếptục tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, thựchiện mục tiêu nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng

cơ bản về quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức cấp xã, ngày 25 tháng 4 năm

2013, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 821/QĐ-UBND

về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã giai đoạn2013-2015; trên cơ sở kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, trong năm 2013, SởNội vụ đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức tốt công tác đào tạo, bồidưỡng cho cán bộ, công chức xã trên địa bàn tỉnh Qua đó, từng bước hình thành độingũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt,tận tụy với công việc, đủ năng lực hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao

Ngày đăng: 22/09/2016, 17:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2005
4. Nguyễn Văn Côi (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Côi
Năm: 2002
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
6. Lê Minh Hành (2014): Chất lượng quy hoạch cán bộ xã diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý ở các huyện biên giới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng quy hoạch cán bộ xã diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý ở các huyện biên giới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay
Tác giả: Lê Minh Hành
Năm: 2014
7. Phạm Công Khâm (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
Tác giả: Phạm Công Khâm
Năm: 2000
12. Nguyễn Văn Phích (2000), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Phích
Năm: 2000
14. UBND huyện Tứ Kỳ (2010), Địa chí huyện Tứ Kỳ, Nxb Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí huyện Tứ Kỳ
Tác giả: UBND huyện Tứ Kỳ
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2010
1. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015) và chiến lược 5 năm (2016-2020) của HuyệnTứ Kì, Hải Dương Khác
2. Bản tổng kết hoạt động 5 năm của Ban tổ chức Huyện Tứ Kì số 02/BTCH, từ năm 2011 đến năm 2015 và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 5 năm (2016 – 2020) Khác
8. Luật cán bộ, công chức năm 2008 và các Nghị định số 06, 18, 21, 24, 46/2010 và Nghị định số 96/2009 hướng dẫn thi hành Luật cán bộ, công chức năm 2008; Nxb Chính trị Quốc gia Khác
9. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chính sách đối với CBCC ở xã, phường, thị trấn Khác
10. Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn Khác
11. Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với CBCC xã, phường, thị trấn Khác
13. Pháp lệnh cán bộ, công chức Việt Nam năm 1998 sửa đổi bổ sung năm 2003 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w