1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng CBCC tại sở GDĐT tỉnh bắc kạn

57 351 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2 PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Kết cấu đề tài báo cáo thực tập 4 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ SỞ GDĐT TỈNH BẮC KẠN 5 1.1. Khái quát chung về Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn 5 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ chung của cơ quan 5 1.1.2. Tóm lược quá trình phát triển của sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn 9 1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 10 1.1.4. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới 11 1.2. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực 11 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐTBD CBCC TẠI SỞ GDĐT TỈNH BẮC KẠN 13 2.1. Cơ sở lý luận về ĐTBD CBCC 13 2.1.1. Một số khái niệm 13 2.1.1.1. Cán bộ, công chức 13 2.1.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng 13 2.1.2. Vai trò của công tác ĐTBD CBCC 14 2.1.3. Kinh nghiệm nghiên cứu của 1 số nước trong việc ĐTBD CBCC 15 2.2. Thực trạng quá trình ĐTBD CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn 18 2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực tại Sở 18 2.2.2. Những yếu tố tác động đến công tác ĐTBD CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn 20 2.2.2.1. Yếu tố tác động từ bên ngoài tổ chức 20 2.2.2.2. Yếu tố tác động từ bên trong tổ chức 22 2.2.3. Công tác ĐTBD CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 20132015 23 2.2.3.1. Mục đích, yêu cầu của ĐTBD CBCC 23 2.2.3.2. Nội dung và hình thức các chương trình ĐTBD CBCC 23 2.2.4. Kết quả của công tác ĐTBD CBCC giai đoạn 20132015 24 2.2.5. Đánh giá kết quả của công tác ĐTBD CBCC giai đoạn 20132015 26 2.2.5.1. Những mặt đã đạt được 26 2.2.5.2. Những khó khăn, hạn chế 27 2.2.5.3. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế 27 2.2.6. Kế hoạch ĐTBD CBCC giai đoạn 20162025 28 2.2.6.1. Mục đích 28 2.2.6.2. Mục tiêu 29 2.2.6.3. Tổ chức thực hiện 29 2.2.6.4. Kế hoạch ĐTBD CBCC tại Sở trong và ngoài nước giai đoạn 20162025 30 Chương 3. GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐTBD CBCC TẠI SỞ GDĐT TỈNH BẮC KẠN 32 3.1. Giải pháp thực hiện 32 3.1.1. Về phía nhà nước và các cơ quan chức năng đảm nhiệm công tác tổ chức thực hiện ĐTBD CBCC 32 3.1.2. Về phía Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn 35 3.2. Một số khuyến nghị 36 KẾT LUẬN 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 PHỤ LỤC

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Kết cấu đề tài báo cáo thực tập 4

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ SỞ GDĐT TỈNH BẮC KẠN 5

1.1 Khái quát chung về Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn 5

1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ chung của cơ quan 5

1.1.2 Tóm lược quá trình phát triển của sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn 9

1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 10

1.1.4 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới 11

1.2 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực 11

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐTBD CBCC TẠI SỞ GDĐT TỈNH BẮC KẠN 13

2.1 Cơ sở lý luận về ĐTBD CBCC 13

2.1.1 Một số khái niệm 13

2.1.1.1 Cán bộ, công chức 13

2.1.1.2 Đào tạo, bồi dưỡng 13

2.1.2 Vai trò của công tác ĐTBD CBCC 14

2.1.3 Kinh nghiệm nghiên cứu của 1 số nước trong việc ĐTBD CBCC 15

2.2 Thực trạng quá trình ĐTBD CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn 18

2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực tại Sở 18

2.2.2 Những yếu tố tác động đến công tác ĐTBD CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn 20

2.2.2.1 Yếu tố tác động từ bên ngoài tổ chức 20

Trang 2

2.2.2.2 Yếu tố tác động từ bên trong tổ chức 22

2.2.3 Công tác ĐTBD CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013-2015 23

2.2.3.1 Mục đích, yêu cầu của ĐTBD CBCC 23

2.2.3.2 Nội dung và hình thức các chương trình ĐTBD CBCC 23

2.2.4 Kết quả của công tác ĐTBD CBCC giai đoạn 2013-2015 24

2.2.5 Đánh giá kết quả của công tác ĐTBD CBCC giai đoạn 2013-2015 26

2.2.5.1 Những mặt đã đạt được 26

2.2.5.2 Những khó khăn, hạn chế 27

2.2.5.3 Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế 27

2.2.6 Kế hoạch ĐTBD CBCC giai đoạn 2016-2025 28

2.2.6.1 Mục đích 28

2.2.6.2 Mục tiêu 29

2.2.6.3 Tổ chức thực hiện 29

2.2.6.4 Kế hoạch ĐTBD CBCC tại Sở trong và ngoài nước giai đoạn 2016-2025 30

Chương 3 GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐTBD CBCC TẠI SỞ GDĐT TỈNH BẮC KẠN 32

3.1 Giải pháp thực hiện 32

3.1.1 Về phía nhà nước và các cơ quan chức năng đảm nhiệm công tác tổ chức thực hiện ĐTBD CBCC 32

3.1.2 Về phía Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn 35

3.2 Một số khuyến nghị 36

KẾT LUẬN 38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 PHỤ LỤC

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn, em đã

có cơ hội tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế làm việc tại

cơ quan Qua đó em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm cũng như những bài họcqúy báu cho bản thân để có thể vận dụng trong quá trình học tập cũng như làmviệc sau này Đây thực sự là một trải nghiệm rất bổ ích Qua đây em xin gửi lờicảm ơn đến:

- Ban lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện cho emđến thực tập tại cơ quan để em có thể thực hành, học hỏi kinh nghiệm làm việc

- Các cô chú, anh chị tại Phòng Tổ Chức Cán bộ đã luôn quan tâm, chỉbảo và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị

- Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tổ chức đợt thực tập này giúp em có

cơ hội được trải nghiệm những kiến thức đã học vào thực tế

- Các thầy cô trong trường đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức

bổ ích cho em trong quá trình học tập

- Thầy chủ nhiệm Nguyễn Văn Tạo – Giảng viên Khoa Tổ chức và Quản

lý nhân lực đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập, giúp em hoànthành tốt bài báo cáo thực tập của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Lê Cẩm Chi

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, đội ngũnhững người cốt cán, cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng Vai trò to lớn đó đãđược Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi vấn đề, gốc cótốt thì ngọn mới tốt Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa VIIIcũng đã nêu “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”

Bất kỳ nền công vụ nào cũng đều chú trọng đến công tác ĐTBD CBCCnhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ đảm bảo thực hiện hiệu quả chứcnăng, nhiệm vụ được giao Trong thời gian qua công tác ĐTBD đã có nhữngđóng góp đáng kể trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC và công tácCCHC

Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nướcnhư hiện nay, để phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ đòi hỏi chính quyền cáccấp phải thường xuyên quan tâm đến công tác ĐTBD CBCC để họ thực thi tốtnhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao Thực tế đã chứng minh nơi nàocán bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chấtđạo đức thì nơi đó công việc vận hành rất trôi chảy, thông suốt

Dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo và quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước,trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn chú ý, quan tâm và dành sự ưu tiênnhất định đến công tác ĐTBD nguồn nhân lực tại địa phương Tạo điều kiệnthuận lợi cho CBCC có cơ hội được tham gia vào các khóa ĐTBD, có cơ hộitiếp thu thêm các kiến thức mới và bổ sung thêm những gì còn thiếu sót

Nhân cơ hội kiến tập tại phòng Tổ chức cán bộ thuộc Sở GDĐT tỉnh Bắc

Kạn, em chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng CBCC tại sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn” Hi vọng đề tài này có thể cho

mọi người thấy được thực trạng của công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cũng nhưgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC tại Sở

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài trên đặt ra mục tiêu đó là:

Trang 6

- Làm rõ cơ sở lý luận đối với công tác ĐTBD CBCC.

- Khảo sát thực tiễn công tác ĐTBD CBCC của Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn.Đưa ra những nhận xét khách quan trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị vàgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐTBD CBCC tại Sở

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề ĐTBD CBCC

- Tập trung tìm hiểu công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC tại Sở GDĐTtỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013-2015

- Chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tácĐTBD CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn

- Kế hoạch ĐTBD CBCC tại cơ quan trong thời gian tới (2016-2025)

- Đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nângcao hiệu quả công tác ĐTBD CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

5 Kết cấu đề tài báo cáo thực tập

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài

có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 Khái quát về Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn

Chương 2 Thực trạng công tác ĐTBD CBCC tại sở GDĐT tỉnh Bắc KạnChương 3 Giải pháp, khuyến nghị nâng cao hiệu quả công tác ĐTBD CBCC tại

Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ SỞ GDĐT TỈNH BẮC KẠN

1.1 Khái quát chung về Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn

Tên cơ quan: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn

Địa chỉ:

Số điện thoại liên hệ:

Email: webmaster@backan.edu.vn

Trang web: backan.edu.vn

1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ chung của cơ quan

Về chức năng: Theo Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 23 tháng 2 năm

2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn có chức năng: Sở Giáodục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có chứcnăng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhànước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáodục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêuchuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấpvăn bằng, chứng chỉ; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sởtheo quy định của pháp luật

Về nhiệm vụ quyền hạn: Theo quyết định số 835/2012/QĐ-UBND ngày

30 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Bắc Kạn, Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn cónhiệm vụ và quyền hạn:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

- Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, chươngtrình, dự án, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hànhchính nhà nước, quyết định, chỉ thị về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền quản

lý của Ủy ban nhân dân tỉnh để phát triển giáo dục

- Dự thảo mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dụcthuộc phạm vi quản lý của địa phương để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồngnhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật

- Dự thảo các quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với người đứng đầu,

Trang 8

cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, cácPhòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và các văn bảnkhác thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực giáo dục.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh:

- Dự thảo các quyết định thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia tách,giải thể, chuyển đổi loại hình các cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục

có sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài): Trường trung cấpchuyên nghiệp; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học,trong đó có cấp học trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc nội trú; trungtâm giáo dục thường xuyên; trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trungtâm giáo dục trẻ em khuyết tật; trung tâm ngoại ngữ, tin học và các cơ sở giáo dụckhác (nếu có) thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh

- Dự thảo quy định mối quan hệ công tác giữa Sở Giáo dục và Đào tạo vớicác Sở, Ban, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

c) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác vềgiáo dục sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

d) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra công tác chuyên mônnghiệp vụ các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở, các Phòng Giáo dục và Đào tạo vềthực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục; công tác tuyểnsinh, thi cử, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục;công tác phổ cập giáo dục, chống mù chữ, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn

và các hoạt động giáo dục khác theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

đ) Quyết định mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp đối vớicác trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Sở theo quy định của Bộ Giáodục và Đào tạo

e) Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dụccác cơ sở giáo dục (bao gồm cả các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu tư của các

tổ chức, cá nhân nước ngoài): Trường trung cấp chuyên nghiệp; trường trung học

Trang 9

phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp học trung học phổthông; trường phổ thông dân tộc nội trú; trung tâm giáo dục thường xuyên; trungtâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm giáo dục trẻ em khuyết tật; trungtâm ngoại ngữ, tin học và các cơ sở giáo dục khác (nếu có) thuộc thẩm quyềnquản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh, theo quy định của Bộ Giáo dục vàĐào tạo.

ê) Hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng côngchức, viên chức của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy bannhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

g) Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệtiên tiến trong giáo dục; tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản

lý công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộcSở; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước vàchuyên môn nghiệp vụ được giao

h) Tổ chức xây dựng, nhân điển hình tiên tiến và thực hiện công tác thiđua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn tỉnh

i) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về các hoạt động có liênquan đến lĩnh vực giáo dục của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở địaphương; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủtrong lĩnh vực giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật

k) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các điều kiện, tiêuchuẩn để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư về giáo dục đối vớicác tổ chức, cá nhân nước ngoài; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động; hướng dẫn,kiểm tra, thanh tra hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục có sự tham gia đầu

tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật

l) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước các tổ chức dịch vụ đưangười đi du học tự túc ngoài nước theo quy định của pháp luật

m) Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục theo quy định của phápluật và của Ủy ban nhân dân tỉnh

n) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục; huy động,

Trang 10

quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục trên địa bàn; kiểm tra việcthực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục công lập trựcthuộc Sở theo quy định của pháp luật.

o) Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xác định vị trí việc làm, số người làmviệc; tổng hợp vị trí việc làm, số người làm việc của các cơ sở giáo dục trựcthuộc Sở hàng năm; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục vị trí việc làm,

số người làm việc đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; tổ chức thực hiện vàkiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng, hợp đồng, điều động, luân chuyển, biệt phái

và thực hiện chính sách đối với công chức, viên chức của các cơ sở giáo dụctrực thuộc Sở và công chức của Sở Giáo dục và Đào tạo

ô) Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thuộc

Sở và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễnnhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó của ngườiđứng đầu các tổ chức thuộc Sở và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; công nhận,không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phóhiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý nhànước của Ủy ban nhân dân tỉnh, bao gồm cả các trường cao đẳng tư thục đóngtrên địa bàn tỉnh

p) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cụ thể hóacác tiêu chuẩn, định mức kinh phí giáo dục địa phương; hướng dẫn xây dựng vàlập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm đối với các cơ sở giáo dục trực thuộcSở; quyết định giao dự toán chi ngân sách giáo dục đối với các cơ sở giáo dụctrực thuộc Sở sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xác định, cânđối ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm trình cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt; kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn thu hợp phápkhác của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh

q) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện kiểm tra việc tuân thủ pháp luật

về giáo dục trong việc bảo đảm các điều kiện thành lập trường, hoạt động giáodục, mở ngành đào tạo, công khai chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm chấtlượng giáo dục, việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội đối với các cơ sở giáo dục

Trang 11

đại học trên địa bàn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

r) Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chốngtham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật

s) Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáođột xuất về tổ chức và hoạt động giáo dục của địa phương với Ủy ban nhân dântỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo

t) Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định củapháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy bannhân dân tỉnh giao

1.1.2 Tóm lược quá trình phát triển của sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn

Để đáp ứng yêu cầu là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam đánh Mỹ,ngày 21-4-1965, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộnghoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra Quyết định số103/NĐ-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh TháiNguyên và Bắc Kạn Ngày 14-4-1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 50/

CP đổi thị xã Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn trực thuộc huyện Bạch Thông.Ngày 29-12-1978, kỳ họp Quốc hội thứ tư khoá VI đã quyết định phân địa giớiBắc Thái và Cao Bằng, tách 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã của tỉnh Bắc Tháinhập vào tỉnh Cao Bằng

Ngày 16-7-1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyếtđịnh số 262/HĐBT "Giải thể thị trấn Bắc Kạn thuộc huyện Bạch Thông để thànhlập thị xã Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái"

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và yêu cầu của sự nghiệpcách mạng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngày 6-11-

1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ mười đã phê chuẩn việc chia lại địa giớihành chính của một số tỉnh Trong đó, tỉnh Bắc Thái được chia thành 2 tỉnh TháiNguyên và Bắc Kạn

Ngày 1-1-1997, tỉnh Bắc Kạn chính thức được tái lập

Ngày 9-1-1997, Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn được thành lập dựa trên quyết

Trang 12

định số 04/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc thành lập Sở GDĐT và bắtđầu hoạt động từ thời điểm đó cho đến ngày nay.

1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn có tất cả 12 phòng ban, cụ thể:

Trang 13

1.1.4 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới

- Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới CCHC

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các mặt công táccủa ngành Cải tiến và sử dụng các phần mềm nhân sự vào quản lý

- Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng cho CBCC trongngành

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực quản lý của bộmáy, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tác phong lề lối làm việc của đội ngũCBCC trong ngành Chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính Quan tâm hơn nữađến đời sống tinh thần, vật chất, điều kiện làm việc của CBCC toàn ngành đểCBCC yên tâm công tác, cống hiến hết mình vì sự nghiệp Giáo dục

- Chú trọng hơn nữa đến công tác kiểm tra kịp thời phát hiện ngăn ngừacác biểu hiện tiêu cực, các vi phạm trong tổ chức

1.2 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực

Các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạnchủ yếu do phòng Tổ chức cán bộ đảm nhận thực hiện, bao gồm:

- Công tác xây dựng quy hoạch cán bộ: Rà soát đội ngũ CBCC và đánhgiá CBCC, bố trí sử dụng CBCC theo quy hoạch

- Thực hiện công tác phân tích công việc và quản lý hồ sơ cán bộ, côngchức, viên chức

- Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực: tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, bổnhiệm lại, luân chuyển, thuyên chuyển cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm

vi phân cấp quản lý

- Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tiếp nhận

và thi hành các chỉ thị của cấp trên về công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC Tạođiều kiện để công chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định

- Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc: tổng kết các kết quả đãhoàn thành dựa trên các kế hoạch công việc đã đề ra, làm báo cáo tổng hợp,đánh giá kết quả thự hiện công việc của cán bộ, công chức

- Thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức Đảm

Trang 14

bảo quyền lợi trong việc thực hiện chế độ chính sách cho CBCC trong Sở đượctốt và kịp thời Chủ động rà soát và lập danh sách các đối tượng được hưởng chế

độ phụ cấp theo quy định, báo cáo cấp trên phê duyệt…

Ngoài ra, công tác kỷ luật khen thưởng, lương và trả lương do Văn phòng

Sở đảm nhiệm

Tiểu kết chương 1

Là cơ quan nhà nước có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnhthực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo Với cơ cấu tổchức rõ ràng, chặt chẽ, suốt những năm qua Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn đã có nhiềuđóng góp cho công cuộc cải cách giáo dục của tỉnh, luôn hoàn thành tốt cácnhiệm vụ được giao, giúp xây dựng, phát triển, hoàn thiện toàn diện về lĩnh vựcgiáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương

Trang 15

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐTBD CBCC TẠI SỞ GDĐT

TỈNH BẮC KẠN 2.1 Cơ sở lý luận về ĐTBD CBCC

2.1.1 Một số khái niệm

2.1.1.1 Cán bộ, công chức

Tại Điều 4 Luật CBCC ngày 13-11-2008, cán bộ, công chức được định

nghĩa chung như sau:

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từngân sách Nhà nước

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

2.1.1.2 Đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo theo định nghĩa chung nhất là quá trình tác động đến con người,làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… mộtcách có hệ thống để họ có thể thích nghi với công việc và khả năng nhận một sựphân công lao động nhất định, đóng góp phần công sức của mình vào sự pháttriển xã hội nói chung Đó là quá trình làm cho con người ta trở thành có năng

Trang 16

lực theo những tiêu chuẩn, đòi hỏi nhất định, là quá trình trang bị những kiếnthức, kỹ năng mới.

Bồi dưỡng là quá trình tác động đến con người làm cho người đó tăngthêm năng lực hoặc phẩm chất, là quá trình nâng cao trình độ chuyên môn, kiếnthức, kỹ năng nghề nghiệp một cách thường xuyên, là tăng cường năng lực nóichung dựa trên cơ sở kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo Bồi dưỡng đảm đươngnhiệm vụ cập nhật, trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng, thái độ cho CBCC

để họ thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao

Tóm lại ĐTBD CBCC là một khâu của công tác cán bộ, là một trongnhững hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo cho đội ngũ CBCC đáp ứng đượcnhững điều kiện luôn thay đổi trong môi trường thực thi công vụ và sự phát triểncủa kinh tế xã hội

2.1.2 Vai trò của công tác ĐTBD CBCC

Công tác ĐTBD CBCC là một yêu cầu khách quan, là đòi hỏi thườngxuyên và liên tục của bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển bền vững Có thể nói,ĐTBD CBCC nhà nước giữ vai trò trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng,hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhà nước

ĐTBD CBCC là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong công tácquản lý, phát triển nguồn nhân lực của bất cứ cơ quan, tổ chức nào nhằm xâydựng và phát triển đội ngũ CBCC thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trungthành với Nhà nước và tận tụy với công việc phục vụ nhân dân Quá trìnhĐTBD bao giờ cũng phải tiến hành trên cơ sở xác định nhu cầu đào tạo, bồidưỡng của từng cơ quan, đơn vị, từng vị trí công việc, đồng thời dựa trên phântích những khoảng trống về năng lực thực hiện công việc của đội ngũ CBCC

ĐTBD CBCC có vai trò quan trọng trong công cuộc CCHC Công cuộcCCHC nhằm xây dựng một nền Hành chính trong sạch, vững mạnh, trong đó độingũ CBCC phải có đủ năng lực, phẩm chất để thực thi tốt nhiệm vụ được giao

Do đó đào tạo bồi dưỡng CBCC là một đòi hỏi khách quan nhằm tạo ra đội ngũCBCC đáp ứng được yêu cầu

Trang 17

2.1.3 Kinh nghiệm nghiên cứu của 1 số nước trong việc ĐTBD CBCC

Em xin trích dẫn kinh nghiệm đào tạo và bồi dưỡng CBCC của 2 quốc giatrích từ bài báo của Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hiền - Giảng viên Viện quản lý kinh

tế xây dựng và đô thị đăng trên trang số 76 đến trang số 80 của tạp chí Xây dựng

& đô thị số 33 và được đăng trên website: www.amc.edu.vn vào ngày 24/02/2014 với tiêu đề là Kinh nghiệm của một số nước Châu Á trong việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức Bài viết nói về kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng

CBCC của 4 quốc gia Châu Á (Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan).Hai quốc gia e trích dẫn đó là: Trung Quốc và Thái Lan từ bài viết nói trên:

Đào tạo bồi dưỡng CBCC tại Trung Quốc

Chính sách ĐTBD cán bộ ở Trung Quốc khá linh hoạt theo nguyên tắc màĐảng và Nhà nước đưa ra Đó là: “Thiếu gì bồi dưỡng nấy, không bồi dưỡngkhông đề bạt”.Việc thực hiện đúng nguyên tắc đã góp phần đáng kể vào thànhtựu chung trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia này Một số biện pháp

cụ thể mà Trung Quốc đã áp dụng như sau:

- Những người mới được tuyển dụng vào cơ quan, trước khi nhận côngtác phải qua một lớp học bắt buộc và phải đạt kết quả tốt trong kỳ thi cuối khóahọc

- Mỗi chức danh trước khi bổ nhiệm vào một cương vị mới phải qua mộtlớp bồi dưỡng ít nhất là 3 tháng (tối đa là 1 năm) tại các Học viện theo hướngdẫn của Ban tổ chức Trung ương và phải có chứng chỉ về kết quả học tập

- Cán bộ đương nhiệm, mỗi năm phải dành một thời gian ít nhất là 120tiết để bồi dưỡng cập nhập kiến thức Bộ xây dựng Trung Quốc cũng đã quyđịnh bắt buộc cán bộ công chức trong ngành mỗi năm phải được đào tạo, bồidưỡng với thời gian ít nhất là 120 tiết học

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng rất chú trọng đến việc rèn luyện năng lựcthực hành của cán bộ công chức trong thực tiễn, coi đây là một trong những tốchất chủ yếu tạo nên phẩm chất của công chức

Nội dung đào tạo cán bộ công chức của Trung Quốc luôn được kết hợpđồng thời với cả kinh tế học, chính trị học, luật và chuyên ngành Ngoài ra, tin

Trang 18

học và ngoại ngữ cũng là môn học được coi trọng trong các khóa đào tạo Đểtăng cường khả năng giao lưu, hợp tác quốc tế và nghiên cứu tài liệu nướcngoài, việc học ngoại ngữ được xem là 1 môn học bắt buộc.

Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tại quốc gia này được tiến hànhtrên cơ sở quy hoạch phân công, phân cấp nghiêm ngặt Đó là:

- Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cao cấp do trường Đảng ở Trung ươngđảm nhiệm

- Cán bộ khoa học do Viện hành chính và các Học viện khác đảm nhiệm

- Hệ thống học viện của các ngành là nơi chuyên đào tạo cán bộ chuyênmôn của ngành mình

Đào tạo bồi dưỡng CBCC tại Thái Lan

Việc đào tạo bồi dưỡng luôn được chú trọng để phát triển năng lực nghềnghiệp của cán bộ công chức tại Thái Lan, nhằm đáp ứng yêu cầu vị trí, chứcdanh của họ Ở mỗi vị trí, công tác, công chức phải hiểu về thực tế nền công vụ,

về vai trò, trách nhiệm của bản thân và có ý thức thường xuyên nâng cao kiếnthức, kỹ năng và đạo đức để đảm bảo thực hiện công việc có hiệu quả

Năm 1992, Thái Lan ban hành Luật Công vụ Đối với công tác đào tạo vàphát triển đội ngũ công chức của Chính phủ, Luật quy định:

- Người mới được tuyển phải được đào tạo, phát triển trong suốt giai đoạntập sự về các kiến thức cơ bản để trở thành công chức của Chính phủ, nhất là cáckiến thức, kỹ năng, thái độ thuực hiện công việc sẽ được giao

- Công chức cấp trên phải có trách nhiệm đào tạo bồi dưỡng giúp đỡ cáccông chức dưới quyền

- Những công chức được đề bạt vào các vị trí nhất định bắt buộc phảiđược đào tạo, bồi dưỡng, phát triển kiến thức, kỹ năng quản lý

- Công chức được phép học tập, nghiên cứu ở trong và ngoài nước, đượctham gia các chương trình đào tạo bồi dưỡng, được đi tham quan hoặc nghiêncứu khảo sát ở nước ngoài theo các quy định của Ủy ban Công vụ

Chính sách về ĐTBD công vụ đầu tiên được Chính phủ thông qua ngày 8tháng 1 năm 1989 Sau đó chính sách này được xem xét, nghiên cứu, hoàn thiện

Trang 19

và ngày 19 tháng 11 năm 1996, Chính phủ Thái Lan đã thông qua Chính sáchđào tạo và phát triển công vụ, gồm 11 nội dung quan trọng sau:

1 Công tác ĐTBD và phát triển năng lực đội ngũ công chức phải đượctiến hành 1 cách có hệ thống, liên tục ở tất cả mọi cấp, mọi nghề, mọi nhiệm vụ;

2 Tăng cường hỗ trợ cho hệ thống luân chuyển công chức vì lợi ích pháttriển của công chức;

3 Công tác ĐTBD và phát triển nhằm trang bị cho công chức những kiếnthức, kỹ năng tiên tiến và thái độ phù hợp để phục vụ nhân dân có hiệu quả, thựchiện tốt nhiệm vụ được giao trong điều kiện luôn thay đổi, đồng thời phát triểntiềm năng của họ để mang lại cho đất nước lợi thế cạnh tranh trong môi trườngtoàn cầu hóa;

4 Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển công chức phải mang tính thực tế, vớicác phương pháp và biện pháp thực hiện có kết quả cụ thể Phải thực hiện việcđánh giá và có các cơ chế kiểm tra, theo dõi đào tạo để đảm bảo công tác ĐTBD

có lợi ích và mang lại hiệu quả;

5 Phải có các chương trình ĐTBD và phát triển cho những công chứcđược đề bạt hoặc thuyên chuyển sang vị trí mới với những nhiệm vụ và tráchnhiệm mới;

6 Sử dụng các kỹ thuật phù hợp với việc phát triển nguồn nhân lực ở khuvực Nhà nước để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và tăng cường sửdụng nhân lực hiện có thay vì tăng thêm biên chế;

7 Hỗ trợ cho công tác đào tạo bồi dưỡng và phát triển công chức ở tất cảcác cơ quan của Chính phủ và coi đây là sự đầu tư cần thiết Việc phân bố ngânsách, thời gian đào tạo được xác định một cách rõ ràng;

8 Sự phối hợp và điều phối sử dụng các nguồn lực phải được tăng cườngtrong các cơ quan Chính phủ, các cơ quan nghiên cứu và khu vực tư nhân nhằmđảm bảo mang lại kết quả cao, giảm tối đa lãng phí và tránh sự dư thừa;

9 Xây dựng chính sách và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và phát triển côngchức trong các cơ quan, đơn vị ở Trung ương và địa phương, tạo ra những cơchế có hiệu quả để đánh giá và kiểm tra theo dõi sau đào tạo;

Trang 20

10 Tăng cường hỗ trợ các cơ sở đào tạo bồi dưỡng công chức của các

Bộ, Ngành, địa phương, đảm bảo cho các cơ sở này có bộ máy tổ chức thích hợp

và có đủ đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực;

11 Khuyến khích các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan khác

hỗ trợ, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương về ngân sách, nguồn nhân lực,

sự giúp đỡ của nước ngoài, giảng viên trong việc thực hiện công tác ĐTBD

2.2 Thực trạng quá trình ĐTBD CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn 2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực tại Sở

Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn với tổng biên chế có mặt tính đến ngày 29 tháng

2 năm 2016 là 44 biên chế Trong đó:

♦ Về trình độ chuyên môn

Tổng số CBCC

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung

Bảng trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC tại sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn

Là cơ quan có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chứcnăng quản lý Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo của tỉnh Bắc Kạn, vậynên đội ngũ CBCC của Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn có chất lượng cao, trình độchuyên môn vững vàng Trong đó, CBCC đạt trình độ thạc sĩ khá cao chiếm34.09%, trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất là 61.37%, cao đẳng chiếm 2.27%

và trình độ trung cấp chiếm 2.27%

Nhóm thạc sĩ và đại học chiếm tỷ lệ lớn là thế mạnh của Sở bởi đó là độingũ nhân lực được đào tạo vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ Ngoài ra, sốlượng đạt trình độ cao đẳng và trung cấp là không đáng kể, chiếm lỷ lệ phầntrăm nhỏ cần được đào tạo và bồi dưỡng thêm

Trang 21

♦ Về trình độ lý luận chính trị và QLNN

Tổng

số CBCC

Lý luận chính trị Quản lý Nhà nước Cao

cấp

Cử nhân

Trung cấp Khác

Cao cấp

Chuyên viên chính

Chuyên viên Khác Số

Ngoài ra, về Lý luận chính trị hiện có:

+ 02 người đang học cao cấp

+ 04 người đang theo học trung cấp

Về QLNN:

+ Chuyên viên chính: 13 người được học

+ Chuyên viên và tương đương: 4 người được bồi dưỡng

Về Lý luận chính trị, tỷ lệ CBCC đạt trình độ cao cấp chiếm 43.18%,trung cấp chiếm 25% Về QLNN, tỷ lệ CBCC đạt trình độ cao cấp chiếm 2.27%,chuyên viên chính chiếm 6.82% và chuyên viên chiếm 79.55% Qua những sốliệu trên ta có thể thấy rõ nguồn nhân lực tại Sở có chất lượng cao và được đàotạo một cách kỹ lưỡng

♦ Về cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CBCC

Tổng số CBCC

Trang 22

Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CBCC qua thống kê cho thấy:

Phần lớn đội ngũ CBCC nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50, con số nàychiếm 68.18% Đây là độ tuổi vàng của đội ngũ CBCC bởi họ đã bắt đầu cónhững kinh nghiệm công tác, đời sống gia đình về cơ bản đều đã ổn định, cóđiều kiện để cống hiến Khó khăn lớn nhất đối với nhóm tuổi này là con cái cònnhỏ hoặc đang trong độ tuổi đi học vì vậy họ cần phải dành thời gian nhất địnhcho công việc chăm sóc gia đình cũng như đưa đón con

Độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, chỉ chiếm 11.36% Ưu điểm củanhóm tuổi này là họ là những CBCC trẻ trung, năng động, làm việc hết mình,sẵn sàng đổi mới

Độ tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ nhỏ với 20.46% CBCC thuộc nhóm tuổi này

có kinh nghiệm làm việc cũng như kỹ năng tay nghề cao

Nhận xét chung về đội ngũ nhân lực tại Sở:

Đội ngũ CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn là đội ngũ CBCC có chấtlượng tốt Kiến thức và năng lực thực tiễn không ngừng được tăng lên, có bảnlĩnh chính trị, năng động, sáng tạo và có tâm huyết với nghề góp phần phát triển

cơ quan cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh Tuy nhiên số lượng CBCC chưa qua đào tạo về lý luận chính trị vẫn cònchiếm số lượng lớn Vậy nên công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC tại Sở là mộtcông tác vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

2.2.2 Những yếu tố tác động đến công tác ĐTBD CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn

2.2.2.1 Yếu tố tác động từ bên ngoài tổ chức

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

Trước hết, Bắc Kạn nằm ở một trong những vị trí quan trọng của đấtnước Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc PhíaĐông giáp Lạng Sơn Phía Tây giáp Tuyên Quang Phía Nam giáp Thái Nguyên.Phía Bắc giáp Cao Bằng Tỉnh có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninhquốc phòng

Bắc Kạn là tỉnh nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc

Trang 23

lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năngphát triển kinh tế lớn Chính quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhautheo hướng Nam - Bắc, là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu vớitỉnh Cao Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên,

Hà Nội cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng ở phía Nam Chínhđiều này đã tạo ra những điều kiện thuận lợi phục vụ cho công tác đào tạo và bồidưỡng CBCC

Tuy nhiên, Vị trí của tỉnh có địa hình núi cao, lại ở sâu trong nội địa nêngặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, gây cản trở cho công tác đào tạo và bồidưỡng CBCC của tỉnh Bắc Kạn nói chung cũng như của Sở GDĐT nói riêng

Ảnh hưởng của tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Thành Phố Bắc Kạn được thành lập dựa trên Nghị Quyết số UBTVQH13 ngày 11 tháng 03 năm 2015 Là một thành phố non trẻ với tuổi đờichỉ với hơn 1 năm thành lập, điều này đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như đặt ranhiều thách thức Vậy nên công tác điều hành và quản lý trên địa bàn tỉnh nóichung và của Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn nói riêng cần phải tập trung chú trọng vàoviệc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC để phù hợp với yêu cầu đổi mới và pháttriển của tổ chức, của thành phố cũng như của đất nước Điều đó đòi hỏi trongmỗi tổ chức cần phải có những cán bộ có năng lực làm việc, có kỹ năng, có trình

892/NQ-độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt Do đó công tác ĐTBD CBCC là mộtcông việc vô cùng cấp bách và có vị trí vô cùng quan trọng trong việc nâng caochất lượng nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, thành phố Bắc Kạn đã dồn nhiều nguồn lựcđầu tư để phát triển về mọi mặt, trên mọi phương diện, tốc độ phát triển kinh tế

vì vậy cũng tăng nhanh nhưng vẫn chưa đủ để đảm bảo cho sự phát triển bênvững Mặc dù cơ sở hạ tầng đang được chú trọng nâng cao nhưng vẫn còn tồntại nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cần thiết cho côngtác ĐTBD CBCC

Do mới được nâng cấp lên thành phố, công tác giáo dục được nâng caohơn bao giờ hết vậy, muốn nâng cao đời sống xã hội, phát triển kinh tế thì đầu

Trang 24

tiên phải nâng cao trình độ dân trí, trước tiên là nâng cao hệ thống giáo dục tạitỉnh Là cơ quan đảm nhiệm trọng trách cao cả về giáo dục, Sở GDĐT tỉnh BắcKạn đòi hỏi cần phải có một đội ngũ CBCC có chuyên môn nghiệp vụ cao trongcông tác quản lý, hoạch định, điều hành.

Sự quan tâm của cấp ủy đối với công tác ĐTBD CBCC

Làm sao để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề, nănglực của đội ngũ CBCC là băn khoăn của ban lãnh đạo tỉnh Sự quan tâm sâu sátcủa cấp ủy đối với công tác ĐTBD có ý nghĩa rất quan trọng, tác động trực tiếpđến kết quả, chất lượng của công tác ĐTBD CBCC

UBND tỉnh Bắc Kạn luôn đặt công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC làmột trong những hoạt động hàng đầu nhằm phát triển đội ngũ CBCC của tỉnhvậy nên công tác đào tạo bồi dưỡng luôn được chú ý và quan tâm đúng mức.Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo bồi dưỡng diễn ra mộtcách có trình tự, hệ thống và đạt kết quả tốt nhất

2.2.2.2 Yếu tố tác động từ bên trong tổ chức

Bên cạnh các yếu tố bên ngoài tổ chức thì những nhân tố bên trong tổchức như cơ cấu tổ chức, đặc điểm về nguồn nhân lực, trang thiết bị, quan điểmcủa nhà quản lý, ban lãnh đạo về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng ảnhhưởng sâu sắc tới công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC

Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn với tổng biên chế tại Sở là 44 biên chế Số lượngCBCC làm việc tại sở có số lượng không lớn, điều này đã tạo điều kiện thuận lợicho công tác ĐTBD CBCC tại sở

Do là cơ quan cấp tỉnh, lại đảm nhiệm chức năng về giáo dục, vậy nên để

có thể tham gia công tác tại đơn vị đòi hỏi người cán bộ cần phải có một trình độnhất định Đội ngũ CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn là đội ngũ chất lượng cao,với trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm làm việc cũngnhư đầu óc thông minh , sáng tạo Vậy nên công tác ĐTBD CBCC được thựchiện một cách chuyên sâu, hợp lý, tránh được việc đào tạo tràn lan kém hiệuquả

Trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công việc trong tổ chức ngày một

Trang 25

được thay đổi, bổ sung nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại và tân tiến hơn bởivậy đội ngũ CBCC cũng cần được đào tạo và bồi dưỡng thể có thể sử dụng mộtcách thành thạo sao cho các trang thiết bị có thể đạt được giá trị sử dụng cao nhất.

Ban lãnh đạo Sở GDĐT tỉnh Băc Kạn là những người hiểu rõ được vai tròcủa công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC vậy nên đã đưa ra những chính sách quantâm, ủng hộ công tác này, tạo tiền đề cho việc thực hiện công tác có hiệu quả

2.2.3 Công tác ĐTBD CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2013-2015

2.2.3.1 Mục đích, yêu cầu của ĐTBD CBCC

Công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCC tại sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn đượcxây dựng trên cơ sở phân tích, tổng hợp thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồidưỡng đội ngũ CBCC của Sở

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, tinhọc, ngoại ngữ, kiến thức quản lý nhà nước và các kỹ năng quản lý, chuyênngành cho CBCC của cơ quan Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

để có đủ điều kiện tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật, với công nghệ thôngtin tiên tiến trong nước, khu vực và thế giới Nâng cao chất lượng nguồn nhânlực đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành, thực thi công vụ củađội ngũ CBCC hành chính; cán bộ, công chức, lãnh đạo làm chuyên môn tại Sở

2.2.3.2 Nội dung và hình thức các chương trình ĐTBD CBCC

Hiện nay, Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn lập kế hoạch đưa cán bộ, công chức tại

cơ quan đi đào tạo và bồi dưỡng dựa trên Quyết định số 2113/QĐ-UBND của

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ngày 09 tháng 11 năm 2011 về việc ban hành kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2015

Trang 26

nhật, nâng cao trình độ lý luận theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước:

+ Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quyđịnh cho công chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo quản lý;

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí việc làmtheo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm;

+ Bồi dưỡng văn hóa công sở

- Kiến thức hội nhập

- Tin học, ngoại ngữ; tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức

Về hình thức

Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn không tự mở các lớp ĐTBD CBCC mà tiến hànhđưa CBCC tham gia vào các khóa ĐTBD do Sở Nội Vụ ban hành thực hiện

2.2.4 Kết quả của công tác ĐTBD CBCC giai đoạn 2013-2015

Đội ngũ CBCC tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn không ngừng học tập, nângcao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc thông qua các khóa đào tạo và bồidưỡng Dưới dây là tổng hợp kết quả đào tạo bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2013-

2015 tại Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn:

Về trình độ lý luận chính trị

- Đào tạo cử nhân và cao cấp lý luận chính trị

+ Số lượng đi đào tạo: Từ năm 2013 đến năm 2015 tổng số cán bộ côngchức của Sở được cử đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị là 5 người, không cócán bộ, công chức đi đào tạo hệ cử nhân

- Đào tạo trung cấp lý luận chính trị

+ Số lượng đi đào tạo: Sở GDĐT đã cử 4 cán bộ, công chức tham gia các

lớp trung cấp lý luận chính trị hành chính mở tại trường chính trị tỉnh trong năm

2015; năm 2013 và 2014 không có CBCC tham gia ĐTBD

Kết quả, sau 3 năm đã tổ chức đào tạo về lý luận chính trị cho 9 cán bộ, công chức, góp phần nâng cao số lượng cán bộ, quản lý có đủ trình độ lý luận chính trị theo quy định, cụ thể:

Trang 27

Năm Trình độ cao cấp lý

luận chính trị (người)

Trình độ trung cấp lý luận chính trị (người)

Đào tạo văn hóa: Toàn thể CBCC của Sở GDĐT đều có trình độ văn hoá

theo quy định, trong gia đoạn 2013-2015 không có cán bộ, công chức, viên chứctham gia đào tạo văn hoá

Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ

Nhằm đáp ứng được nhiệm vụ cũng như nâng cao được trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ, trong năm 2014 Sở GDĐT tỉnh Bắc Kạn đồng ý cho 01 cán bộ

đi đào tạo trình độ sau đại học – thạc sĩ

Đào tạo về QLNN

- Chương trình chuyên viên: trong giai đoạn 2013-2015, tổng số cán bộcông chức của Sở được cử đi đào tạo là 8 người, trong đó năm 2013 có 04người, năm 2014 có 01 người và năm 2015 có 03 người

- Chuyên viên chính: tổng số cán bộ công chức của Sở được cử đi đào tạo

là 11 người, trong đó năm 2013 có 03 người, năm 2014 có 07 người và năm

- Cán bộ công chức, viên chức sau khi được cử đi đào tạo đều được bố trí

sử dụng hợp lý, phân công nhiệm vụ phù hợp hợp với chuyên môn

- Sau mỗi khóa đào tạo, bồi dưỡng, kiến thức quản lý nhà nước, chuyênmôn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức được nâng cao rõ rệt, hoạt động có hiệu

Trang 28

quả hơn đáp ứng nhu cầu cải cách nền hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức có bản lĩnh vững vàng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần thái độphục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Nguồn kinh phí thực hiện đề án: Cán bộ công chức của ngành tham gia

các khoá đào tạo bồi dưỡng chủ yếu theo các chương trình của tỉnh, Sở Nội vụ

và các chương trình do các tổ chức hỗ trợ kinh phí Không có kinh phí riêng hỗtrợ thực hiện theo đề án

2.2.5 Đánh giá kết quả của công tác ĐTBD CBCC giai đoạn 2015

2013-2.2.5.1 Những mặt đã đạt được

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần quan trọng trong việc nâng caomặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, từng bước tiêuchuẩn hóa ngạch, bậc theo quy định của nhà nước, khắc phục sự thiếu hụt cáckiến thức về quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị; cán

bộ, công chức tự tin hơn trong công việc, đảm bảo cho công tác quy hoạch vàgắn liền với nhu cầu sử dụng Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc thựchiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ đề ra, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới

Việc xây dựng, triển khai kế hoạch, thực hiện sự chỉ đạo

Việc xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng được triển khai kịp thời, nộidung bám sát chương trình, định hướng nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồidưỡng của CBCC

Chọn, cử kịp thời, đúng đối tượng yêu cầu tham gia các lớp ĐTBD do cáccấp tổ chức Các lớp ĐTBD đáp ứng tương đối nhu cầu của CBCC

Quá trình tham gia, kết quả nhận thức của các đối tượng được ĐTBD

Các học viên tham gia các lớp ĐTBD với thái độ nghiêm túc, tinh thầncầu thị cao

Đa số học viên tham gia bồi dưỡng đã thực hiện đúng quy định của Ban tổchức và yêu cầu của giảng viên, báo cáo viên, nghiên cứu tài liệu, chương trình,sách giáo khoa, lĩnh hội đầy đủ nội dung bồi dưỡng, trao đổi thảo luận các vấn

đề còn băn khoăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nội dung ĐTBD

Ngày đăng: 22/09/2016, 17:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w