Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

Một số khái niệm

Cán bộ, công chức Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Cán bộ xã, phường thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội động nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Xây dựng một đội ngũ CBCC năng động, nhạy bén, linh hoạt, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hiện đại, khả năng giải quyết công việc nhanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của huyện và của địa phương. Vai trò công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã Cán bộ, công chức cấp xã vừa là người lãnh đạo quần chúng nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đề ra; đồng thời cũng là đầy tớ trung thành của nhân dân.

Nội dung và hình thức của đào tạo, bồi dưỡng công chức 1. Nội dung

- Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, có năng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, quản lý các chương trình, dự án của Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển. - Đối với cán bộ chính quyền cơ sở cấp huyện, làng, bản, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là: Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những kiến thức cơ bản về công vụ, pháp luật về hành chính.

Quy trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 1.Các yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một tiêu chí đánh giá khóa đào tạo, bồi dưỡng CBCC có chất lượng cao là khi kết thúc khóa học, công chức ý thức được rằng mình là một người lao động làm công việc đặc biệt như: làm việc trong bộ máy Nhà nước, sử dụng công sản vào thực thi công vụ, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, phục vụ lợi ích công. Do đó, để thực hiện kế hoạch ĐTBD, cần phân tích kế hoạch ĐTBD thành các công việc cụ thể: từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trỡnh, theo dừi cỏc hoạt động giảng dạy, chi phớ thanh toỏn, đỏnh giỏ, bỏo cỏo sơ tổng kết, thanh quyết toán.

Hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

* Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khóa học đã nâng cao được cho bao nhiêu cán bộ, công chức đạt trình độ đại học và sau đại học, tỷ lệ phần trăm so với các năm trước đó. Tùy theo các cấp độ đánh giá mà người ta sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau để xem xem thực hiện quy trình ĐTBD đạt kết quả đến đâu, hiệu quả như thế nào.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã

Trong xu thế đổi mới, nâng cao chất lượng công tác ĐTBD người ta quan tâm nhiều hơn đến việc trang bị các phương tiện giảng dạy hiện đại như các phương tiện nghe, nhìn, trang thiết bị phục vụ như máy chiếu, máy quay video, bàn ghế, các thiết bị âm thanh phục vụ việc thực hành giáo án điện tử cũng như áp dụng các phương pháp sư phạm hành chính khác. Vai trò của người thầy và học viên trong hoạt động ĐTBD là hướng dẫn, trao đổi thông tin quản lý, người thầy không chỉ truyền đạt tri thức mà chủ yếu là tổ chức quá trình trao đổi thông tin một cách hiệu quả nhất và nhiệm vụ của học viên là trao đổi kinh nghiệm quản lý, công tác, cùng nhau bàn bạc, thảo luận tìm phương pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu.

Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay

+ Về số lượng: phần lớn chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của Huyện Tứ Kỳ có tuổi đời còn khá trẻ (tuổi đời dưới 50 chiếm 85,3%), trình độ chuyên môn cao, do đó rất thuận tiện cho công tác quy hoạch, luân chuyển, nâng ngạch, nâng bậc, bố trí phân công công việc cho cán bộ, công chức vào những chức vụ phù hợp với chuyên môn, trình độ, năng lực cán bộ, công chức. Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý điều hành, kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng thuyết trình…do đó chất lượng, năng lực hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng được nâng cao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở cấp cơ sở.

Bảng 2.1.Số lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015
Bảng 2.1.Số lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015

Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã ở huyệnTứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương giai đoạn 2013-2015

UBND huyện Tứ Kỳ đánh giá chất lượng đào tạo theo công văn 4524/BNV-ĐT năm 2014 hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Nội vụ ban hành; do UBND huyện Tứ Kỳ chưa đủ năng lực đánh giá chuyên sâu được tất cả các nội dung nên UBND huyện Tứ Kỳ sử dụng nội dung 6 (xem phụ lục 2) và nội dung 5 (xem phụ lục 3) để đánh giá tổng hợp chất lượng khóa đào tạo - bồi dưỡng;. Sau khi lập phiếu đánh giá và gửi cho các đối tượng điều tra thì tiến hành tập hợp các phiếu đánh giá; kiểm tra các phiếu hợp lệ; ghi mã phiếu (số thứ tự để nhận dạng) của các nhóm đối tượng đánh giá. Mã phiếu được đánh thống nhất và theo số thứ tự. Sau đó sử dụng bảng tính Excel để tính chỉ số đánh giá chung và xác định mức đánh giá. Chỉ số đánh giá chung Mức đánh giá. Kết quả đánh giá hoạt động đào tạo - bồi dưỡng cán bộ; công. chức cấp xã ở huyện Tứ Kỳ. Nguồn: Số liệu thu thập từ điều tra bằng bảng hỏi). Nhờ vậy, ĐTBD đã được toàn diện ở tất cả các nội dung như: nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện công vụ, kiến thức bổ trợ (tin học, ngoại ngữ) cho công chức cấp xã; ĐTBD theo chức danh và trang bị kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ trước khi bổ nhiệm; đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức xã đảm bảo có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên; ĐTBD về kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ không chuyên trách ở các xã, thôn, bản và tổ dân phố.

Bảng 2.4.Nhu cầu đào tạo - bồi dưỡng cán bộ; công chức huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2013 – 2015
Bảng 2.4.Nhu cầu đào tạo - bồi dưỡng cán bộ; công chức huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2013 – 2015

Quan điểm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

- Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng luân chuyển, khen thưởng – kỷ luật và chính sách cán bộ trong đó công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ phải được quán triệt và thực hiện tốt hơn; đảm bảo tính liên tục và kế thừa, phát triển và trẻ hoá cán bộ theo quy định của trung ương. - Điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện các quy định về chính sách cán bộ, như chính sách đối với cán bộ điều động, luân chuyển; chính sách hỗ trợ cán bộ đi học; chính sách thu hút nhân tài; chính sách chăm sóc sức khoẻ, nghỉ ngơi, điều dưỡng.

Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Đưa nhiệm vụ biên soạn chương trình theo vị trí làm việc làm thành nhiệm vụ thường xuyên hàng năm của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; khuyến khích cơ sở đào tạo, đơn vị biên soạn các chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu, vị trí việc làm; tập trung vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng và tiến độ thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Các cơ quan quản lý có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cơ bản; kiểm tra việc thi tuyển sinh, chất lượng dạy và học, mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, các yếu tố đảm bảo cho công tác đào tạo như: thư viện, giáo trình, tài liệu dạy học…khi kiểm tra không nên can thiệp sâu vào chuyên môn dẫn đến cản trở, kiềm chế các hoạt động đào tạo.