1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)

69 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ cuối thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hóa trở thành xu thế chủ yếu trên thế giới, đem các quốc gia và các nền văn hóa lại gần nhau hơn đồng thời mở ra những cơ hội cũng như mang đến các thách thức cho mỗi quốc gia. Nền kinh tế của quốc gia được mở rộng đến với “biển lớn của thế giới”, có nhiều thời cơ nhưng cũng không khỏi ngỡ ngàng. Trong khi đó nền văn hóa đứng trước thách thức về việc bị bão hòa và phải giữ được bản sắc. Đó cũng chính là tình trạng chung cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn đi lên trong thời đại này. Phát triển kinh tế phải đi đôi với việc giữ gìn bản sắc văn hóa mới đem lại được sự bền vững cho các doanh nghiệp. Hiện nay cụm từ “văn hóa doanh nghiệp” đã không còn xa lạ với đại đa số các doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài việc tăng cường vốn, chiến lược kinh doanh thì văn hóa bản sắc của doanh nghiệp là điều không thể thiếu để tạo sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh, qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của DN trên thường trường. Nhận thức được vấn đề đó trong những năm gần đây DN Việt Nam đã chú trọng vào xây dựng VHDN. Mỗi DN phải tự xây dựng cho được một nền văn hóa phù hợp. Có như vậy mới có thể tạo ra được các giá trị riêng cho DN thích ứng được nhu cầu cạnh tranh và có sức sống.VHDN không phải được xây dựng trong 1 hay 2 năm mà cần có định hướng và mục tiêu lâu dài. Có thể nói rằng văn hoá doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lại khi doanh nghiệp không còn nữa. Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông là một doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực .Nhiều năm qua vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa ở Công ty rất được chú trọng và mang tầm chiến lược lâu dài. Điều này rất phù hợp với hướng nghiên cứu mà tôi chọn, nên sau khi thực tập tại Công ty tôi quyết định chọn đề tài: “Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM) ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận với đề tài: “ Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu

tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)” là công trình nghiên cứu

của riêng tôi Trong quá trình thực hiện khóa luận có tham khảo, kế thừa một sốkết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Khóa luận cũng có sử dụng thông tintrong các văn bản của Nhà nước, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng &giao thông…

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Trường và Hội đồng khoa học

về nội dung khóa luận trình bày

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Quỳnh Châu

Trang 2

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Nội dung

VHDN Văn hóa doanh nghiệp

INTRACOM Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và

giao thôngCty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Khoa Quản trị Văn phòng và sự hướng dẫn của Ths

Nguyễn Thị Thu Hường tôi đã thực hiện đề tài : “ Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)”

Để có thể hoàn thành đề tài này tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quýbáu Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo trongkhoa Quản trị văn phòng đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp của Th.s NguyễnThị Thu Hường

Tôi xin tỏ lòng cảm ơn trước sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên Công

ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi chotôi trong thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình khảo sát, tìm hiểu đề tài vàthực hiện đề tài nhưng bài khóa luận tốt nghiệp của tôi không thể tránh khỏinhững hạn chế và sai sót Vì vậy, rất mong nhận được nhiều ý kiến phản hồi củaQuý thầy cô và các bạn để chúng tôi hoàn thiện khóa luận này và rút kinhnghiệm cho những nghiên cứu tiếp theo

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Quỳnh Châu

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ cuối thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hóa trở thành xu thế chủ yếu trên thếgiới, đem các quốc gia và các nền văn hóa lại gần nhau hơn đồng thời mở ranhững cơ hội cũng như mang đến các thách thức cho mỗi quốc gia Nền kinh tếcủa quốc gia được mở rộng đến với “biển lớn của thế giới”, có nhiều thời cơnhưng cũng không khỏi ngỡ ngàng Trong khi đó nền văn hóa đứng trước tháchthức về việc bị bão hòa và phải giữ được bản sắc Đó cũng chính là tình trạngchung cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn đi lên trong thời đại này Pháttriển kinh tế phải đi đôi với việc giữ gìn bản sắc văn hóa mới đem lại được sựbền vững cho các doanh nghiệp Hiện nay cụm từ “văn hóa doanh nghiệp” đãkhông còn xa lạ với đại đa số các doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam Ngoàiviệc tăng cường vốn, chiến lược kinh doanh thì văn hóa bản sắc của doanhnghiệp là điều không thể thiếu để tạo sự khác biệt đối với các đối thủ cạnhtranh, qua đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của DN trên thường trường.Nhận thức được vấn đề đó trong những năm gần đây DN Việt Nam đã chú trọngvào xây dựng VHDN

Mỗi DN phải tự xây dựng cho được một nền văn hóa phù hợp Có nhưvậy mới có thể tạo ra được các giá trị riêng cho DN thích ứng được nhu cầucạnh tranh và có sức sống.VHDN không phải được xây dựng trong 1 hay 2năm mà cần có định hướng và mục tiêu lâu dài Có thể nói rằng văn hoádoanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp đã có tất cả và là cái còn lạikhi doanh nghiệp không còn nữa

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông là một doanhnghiệp hoạt động đa lĩnh vực Nhiều năm qua vấn đề xây dựng và phát triểnvăn hóa ở Công ty rất được chú trọng và mang tầm chiến lược lâu dài Điều nàyrất phù hợp với hướng nghiên cứu mà tôi chọn, nên sau khi thực tập tại Công ty

tôi quyết định chọn đề tài: “Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Đầu tư

Trang 5

xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM) ” làm khóa luận tốt nghiệp của

Nam Trong tác phẩm này tác giả đã đề cập đến văn hóa mang tính chất lý luận;

- Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lí kinh doanh,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Tiến sĩ Đỗ Minh Cương tập trung nghiên cứuđịnh nghĩa về VHDN và cấu trúc của VHDN;

- Edgar H Schein; Nguyễn Phúc Hoàng dịch (2012), Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo, NXB Thời Đại Cuốn sách đã trình bày định nghĩa về

văn hóa và lãnh đạo tổ chức, các khía cạnh của văn hóa, vai trò của lãnh đạotrong việc xây dựng, gắn kết phát triển văn hóa tại doanh nghiệp

- Trần Quốc Dân ( 2003), Tinh thần doanh nghiệp giá trị định hướng của kinh doanh Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác giả đi

sâu yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp đó chính là “tinh thần”, tác giả xác định:Tinh thần doanh nghiệp chính là giá trị định hướng của văn hoá kinh doanh ViệtNam

- Ngoài ra có nhiều bài viết liên quan đến văn hoá doanh nghiêp, đượcđăng rãi rác trên các tạp chí khoa học Nổi bật hơn cả là bài: Bàn về văn hoá vàvăn hóa kinh doanh của GS -TS Hoàng Vinh, đăng trong “ Thông tin Văn hoá

và phát triển” của khoa Văn hoá XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ ChíMinh tháng 8 năm 2004 GS -TS Hoàng Vinh đã đưa ra một quan niệm, muốnxây dựng thuật ngữ “văn hoá kinh doanh”

 Vấn đề về văn hoá, VHDN đã được đề cập đến trong các khóaluận, nghiên cứu khoa học:

- Vũ Thị Lan Hương (2012) – Sinh viên trường Đại học Khoa học xã

hội và nhân văn với đề tài:“Tìm hiểu quy định của một số cơ quan Nhà nước về

Trang 6

văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức” nghiên cứu khoa

học sinh viên lần thứX dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Thị Phụng Đề tài đãnêu ra vấn đề lý luận về văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức, tìm hiểu về cácquy định của nhà nước về văn hóa giao tiếp ứng xử của cán bộ công chức từ đóđưa ra các đề xuất góp phần nâng cao văn hóa giao tiếp trong hoạt động của các

cơ quan Nhà nước

- Đặng Trần Nha Trang (2015) - Lớp LT ĐHQTVPK1 Trường Đại học

Nội vụ Hà Nội:“Thực trạng và giải pháp xây dựng VHCS tại Ngân hàng TMCPAn Bình”đề tài này đã đưa ra khái niệm về văn hóa, văn hóa công

sở, thực trạng xây dựng văn hóa công sở tại ngân hàng An Bình và giải pháp góp phần xây dựng văn hóa công sở tại An Bình.

- Hoàng Ngọc Anh (2013) - Sinh viên trường Đại học Ngoại thương:

“Xây dựngVHDN tại Việt Nam” dưới sự hướng dẫn của Ths Nguyễn Thị Tuyết

Nhung Đề tài này đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về VHDN, thực trạngVHDN tại Việt Nam thời kỳ hội nhập và giải pháp góp phần nâng cao VHDNtại Việt Nam

- Trần Thị Thuý Vân (2014) - Khoa Văn hoá XHCN, Học viện HànhChính quốc gia Hồ Chí Minh, học viên Cao học chuyên nghành Văn hoá học

với luận văn: “Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn này đã có những đóng góp nhất định về phương diện thực tiễn

xây dựng Văn hoá doanh nghiêp nói chung ở một địa phương (Tp Hồ Chí Minh)

Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách, báo tạp chí về VHDN tuynhiên nó chỉ dừng lại ở mức độ khai thác các khía cạnh: Văn hóa ứng xử trong

cơ quan hành chính nhà nước, khái niệm và cấu trúc của VHDN; Văn hóa vàkinh doanh… Chưa có tác giả nào nghiên cứu về VHDN INTRACOM Do vậy,

đề tài nghiên cứu lần này là một công trình mới mang tính cụ thể, tính cấp thiếtnhằm đưa ra các giải pháp kịp thời để nâng cao chất lượng VHDN đồng thờinâng thương hiệu của INTRACOM lên một tầm cao mới

3 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 7

Đề tài hướng đến mục tiêu : “ Khảo sát thực trạng VHDN nhằm đưa racác giải pháp góp phần nâng cao VHDN tại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng

hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về VHDN như khái niệm VH, VHDN vàvai trò của VHDN trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Khảo sát thực tế về các hoạt động VHDN tại INTRACOM;

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng VHDN tại INTRACOM.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Đầu

tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)

Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông,

địa chỉ tòa nhà Intracom 2 Phường Phúc Diễn- Quận Bắc Từ Liêm

Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn nên chúng tôi đã nghiên cứu lýluận dựa trên một số tài liệu tham khảo và tiến hành khảo sát thực tế về VHDNtại Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông

6 Giả thuyết nghiên cứu

- Việc xây dựng VHDN góp phần tạo dựng nét đặc trưng riêng nâng caosức cạnh tranh doanh nghiệp;

- Việc xây dựng VHDN là vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm,chú trọng đặc biệt là INTRACOM

7 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài của khóa luận tốt nghiệp lần này, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp thu thập thông tin: Phương pháp này được thực hiện bằngviệc nghiên cứu tài liệu, sách báo, các đề tài khoa học viết về VHDN;

- Phương pháp quan sát trực tiếp và phỏng vấn: đây là phương pháp quan trọng và được dùng khá phổ biến trong các nghiên cứu xã hội Chúng

Trang 8

tôi thực hiện phương pháp này kết hợp với phương pháp phỏng vấn trực tiếp Chúng tôi đã quan sát thực tế thái độ, hành vi, cử chỉ trong giao tiếp cán bộ, nhân viên; quan sát cách bày trí các trang thiết bị, cơ sở vật chất mỗi phòng ban làm việc của Công ty, đồng thời sử dụng một số câu hỏi phỏng vấn để lấy thêm thông tin từ các anh chị Trưởng phòng, cán bộ nhân viên trong văn phòng;

- Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát: Ðể đáp ứng mục tiêu của đề tài, hiểu được giá trị thực tiễn của văn hóa doanh nghiệp, chúng tôi

đã sử dụng phiếu khảo sát tại Công ty để lấy ý kiến về các vấn đề phát sinh liên quan đến yếu tố văn hóa doanh nghiệp;

- Phương pháp ghi chép, chụp ảnh: Ðể có những dẫn chứng cụ thể và sinh động về các hoạt động giao tiếp, trang phục, các buổi lễ hoạt động, tôi

đã chụp ảnh và ghi chép lại để có cái nhìn khách quan nhất, chân thực nhất trong bài viết này.

Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao VHDN tại Công ty cổ phần

Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm

1.1.1 Văn hóa

Văn hóa là hiện tượng, một phạm trù thuộc về con người Xung quanhvấn đề khái niệm văn hóa có rất nhiều quan điểm khác nhau Văn hóa hiểu theonghĩa rộng, bao gồm cả trình độ phát triển vật chất và tinh thần; hiểu theo nộidung bao gồm cả khoa học, kĩ thuật, giáo dục và văn hóa văn nghệ; văn hóađược đặt trong phạm vi nếp sống lối sống, đạo đức xã hội Văn hóa là sự hiểubiết nhằm định hướng cho sự phát triển theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp Văn hóa

là một trong những bộ phận quan trọng cho sự phát triển lâu bền nhiều mặt củamột dân tộc

Thuật ngữ văn hóa ( culture) được dùng khá phổ biến trong đời sống hiệnnay song việc hiểu về nó thì mỗi nhà nghiên cứu, mỗi cá nhân lại có cách hiểu

không hoàn toàn giống nhau Trong cuốn “ Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới” Giáo sư Phan Ngọc cho biết trên thế giới có khoảng trên 400 định nghĩa

về văn hóa Điều đó cho ta thấy sự phong phú, đa dạng và phức tạp của kháiniệm này, dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu:

Trang 10

Năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện, phương thức Sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [16; 431]

Theo TS Đỗ Minh Cương: “Văn hóa là nguồn lực nội sinh của con người, là kiểu sống và bảng giá trị của các tổ chức, cộng đồng người, trước hết

là hệ các giá trị chân – thiện – mỹ” [2; 18]

PGS TS Dương Thị Liễu đã đưa ra định nghĩa:“ Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch sử

” [18; 10]

Trên tinh thần của UNESCO, Nghị quyết Hội nghị lần thứ V của

BCHTW khoá VIII đã khẳng định: "Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" Nghị quyết yêu cầu phải đưa văn hoá vào mọi lĩnh vực xã hội "Văn hoá trong Đảng, văn hoá trong chính trị, văn hoá trong quản lý, văn hoá trong cơ quan, gia đình, khu phố " Xây dựng môi trường văn hoá tốt đẹp trong cộng đồng cũng là

việc làm giúp cho mỗi cá nhân trong cộng đồng ấy tự hoàn thiện về nhân cáchbản thân, hướng tới cái đẹp của chân, thiện, mỹ

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa về văn hóa được coi làkhái niệm tương đối đầy đủ và chính xác, được sử dụng trong nhiều công trìnhnghiên cứu về văn hóa:

“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [17; 10]

Trang 11

Trên đây là một số định nghĩa tiêu biểu về văn hóa, mỗi định nghĩa phảnánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.

1.1.2 Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là phần hồn, là tài sản vô hình của doanh nghiệp,góp phần tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp Văn hóa là một công cụ quantrọng và không thể thiếu trong quản lý điều hành, bất kể đó là quản lý điều hànhmột quốc gia, một xã hội, một doanh nghiệp hay một cơ quan

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp Mỗi nền vănhóa khác nhau có các định nghĩa khác nhau Mỗi doanh nghiệp lại có một cáchnhìn khác nhau về VHDN

Theo PGS.TS Phạm Xuân Nam: “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thốngcác ý nghĩa, giá trị niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy đượcmọi thành viên cuả một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm virộng đến cách thức hành động của từng thành viên” [8 ; 21]

Theo PGS.TS Dương Thị Liễu: “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trịtinh thần mang đặc trưng riêng biệt của doanh nghiệp có tác động tới tình cảm,

lý trí và hành vi của tất cả thành viên doanh nghiệp” [18 , 234]

Ông Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ đưa

ra định nghĩa như sau: “ Văn hoá Doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểutượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạođức tạo thành nền móng sâu xa của Doanh nghiệp” [18; 259]

Một định nghĩa khác của tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Văn hoáDoanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen vàtruyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đốivới một tổ chức đã biết”

Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là địnhnghĩa của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức Edgar Schein: “ Văn hoá doanhnghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc mà các thành viên của doanhnghiệp thu nhận được trong quá trình giải quyết vấn đề thích ứng bên ngoài và

Trang 12

thống nhất bên trong doanh nghiệp ”[19; 17]

Nói tóm lại, dù đã được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tại cácthời điểm khác nhau, nhưng có thể thống nhất một định nghĩa về văn hóa doanh

nghiệp như sau :“ Văn hóa doanh nghiệp chính là hệ thống các giá trị, quan niệm và nguyên tắc hành vi được chia sẻ bên trong doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và các thức hành động của các thành viên trong quá trình theo đuổi và thực hiện những mục tiêu chung, tạo nên bản sắc riêng của mỗi doanh nghiệp”.

1.2 Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp cũng là một tiểu văn hoá, nên nó cũng có đầy đủ các đặctrưng và được xác lập trong một hệ toạ độ:

a Tính hệ thống: Cho thấy tính tổ chức của doanh nghiệp, phân biệt một

doanh nghiệp có văn hoá với một doanh nghiệp chỉ có tập hợp giá trị

b Tính giá trị: Khác biệt một doanh nghiệp có văn hoá với một doanh

nghiệp phi văn hoá Giá trị văn hoá của doanh nghiệp có giá trị nội bộ, giá trịvùng, giá trị quốc gia, giá trị quốc tế Doanh nghiệp càng tôn trọng và theo đuổinhững giá trị chung cho những cộng đồng càng rộng lớn bao nhiêu thì vai tròcủa nó càng lớn bấy nhiêu

c Tính nhân sinh: Đây là đặc trưng cơ bản về chủ thể cho phép phân biệt

văn hoá doanh nghiệp với các tiểu văn hoá khác Chủ thể văn hoá ở đây khôngphải con người nói chung, mà là doanh nghiệp như một loại chủ thể văn hoá đặcbiệt (bên cạnh văn hoá làng xã, văn hoá đô thị, văn hoá cơ quan ) Đặc biệt vì

có doanh nghiệp gia đình; doanh nghiệp vùng; doanh nghiệp dân tộc, quốc gia;lại có cả doanh nghiệp đa/xuyên quốc gia

d Tính lịch sử (thời gian văn hoá): Quá trình hoạt động kinh doanh.

Không gian văn hoá Môi trường xã hội: khách hàng, bạn hàng/đối tác Môitrường tự nhiên: nơi tồn tại và hoạt động, nơi cung cấp nguyên liệu

1.3 Các yếu tố cấu thành VHDN

1.3.1 Triết lý quản lý và kinh doanh

Trang 13

Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp, baogồm những triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi nhất, căn bản nhất Đây là cơ

sở xây dựng định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các quyếtđịnh quản lý; là niềm tin, là giá trị bền vững không thay đổi bất chấp thời gian

và ngoại cảnh Vì vậy, điều kiện tiên quyết để quá trình xây dựng văn hóadoanh nghiệp thành công là sự cam kết của những người lãnh đạo cao nhất củadoanh nghiệp Bởi, phần quan trọng nhất, trái tim và khối óc của doanh nghiệpnằm ở lớp trong cùng của văn hóa, xin nhắc lại, đó là triết lý kinh doanh,phương châm quản lý của doanh nghiệp và chỉ có những nhà quản lý cao nhấtcủa doanh nghiệp mới đủ khả năng tác động đến lớp văn hóa cốt lõi này

1.3.2 Động lực của cá nhân, tổ chức

Lớp yếu tố quan trọng thứ hai của văn hóa doanh nghiệp chính là cácđộng lực thúc đẩy hành động của các cá nhân, và môi trường “động lực chung”của tổ chức Các yếu tố động lực này sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những hành vihàng ngày của các cá nhân trong doanh nghiệp

1.3.3 Quy trình, quy định

Quy trình, quy định, chính sách giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định,theo chuẩn Đây cũng là cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngàycàng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần tạo tính

ổn định và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp với nỗ lực làm hài lòng kháchhàng và xã hội

1.3.4 Hệ thống trao đổi thông tin

Đây là lớp cấu thành thứ tư trong văn hoá doanh nghiệp đáp ứng nhu cầuthông tin quản lý đa dạng, đa chiều, chính xác và kịp thời Hệ thống này cầnđảm bảo mọi thông tin cần thiết cho doanh nghiệp đều được thu thập, truyềnđạt, lưu trữ và xử lý; đồng thời đảm bảo cho mọi thành viên doanh nghiệp dễdàng tiếp cận và sử dụng các thông tin cần thiết cho các hoạt động thường nhậtcũng như công tác lập kế hoạch, xây dựng định hướng chiến lược

1.3.5 Phong trào lễ nghi, nghi thức

Trang 14

Đây là cấu thành văn hoá bề nổi, phản ánh đời sống, sinh hoạt của công

ty Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng ảnh hưởngcủa nó đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng rất lớn Nó tuyên truyềnphổ biến đường lối, chính sách của công ty, tạo ra sự khác biệt của công ty vớibên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty trước cộng đồng qua đó góp phần xâydựng thương hiệu Do vậy, để thực sự tạo ra “cá tính” của doanh nghiệp, tạo

ra sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ quản lý cấp cao,các nhà lãnh đạo và quản lý các cấp khác phải nhất thiết tham gia vào quá trìnhxây dựng văn hoá của tổ chức mình

1.4 Nguyên tắc, phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp

1.4.1 Nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh trước hết lãnh đạo phải

là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp Tuy lãnh đạo có vai trò quyết định trongxây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng nền văn hóa doanh nghiệp phải do mỗithành viên tạo dựng nên Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người, phảiphù hợp với điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

- Lãnh đạo là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp: Lãnh đạo là người đặtnền móng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, và cũng là người chịu trách nhiệm cuốicùng, quan trọng nhất đối với doanh nghiệp , vì vậy họ phải là tấm gương xâydựng văn hóa doanh nghiệp Họ phải đưa ra những quyết định hợp lý trong việcxây dựng hệ thống giá trị văn hóa, phải là người đi đầu trong việc thực hiện cácmục tiêu đề ra, để làm động lực gắn kết các thành viên trong công ty

- Văn hóa doanh nghiệp phải do tập thể doanh nghiệp tạo dựng nên:Người lãnh đạo đóng vai trò đầu tàu trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp,nhưng quá trình này chỉ có thể thành công với sự góp sức tích cực của mọithành viên trong doanh nghiệp Để thu hút nhân viên quan tâm đến văn hóa,doanh nghiệp có thể mở các lớp huấn luyện về văn hóa doanh nghiệp đối vớinhân viên mới, hay thường xuyên lấy ý kiến của nhân viên về môi trường làmviệc của doanh nghiệp

Trang 15

- Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con người: Để có sự phát triểnbền vững, doanh nghiệp cần đưa ra một mô hình văn hóa chú trọng đến sự pháttriển toàn diện của người lao động Cần xây dựng môi trường làm việc mà ở đócác cá nhân đều phát huy hết khả năng làm việc của mình.

- Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả môi trường bên trong lẫnbên ngoài của doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với nhữngđiều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, và dựa trên điểm mạnh Văn hóa doanhnghiệp cũng phải phù hợp với môi trường kinh doanh, văn hóa dân tộc

1.4.2 Phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là cái gắn bó dài nhất với doanh nghiệp, được hìnhthành cùng và xuyên suốt trong quá trình thành lập, phát triển của doanhnghiệp Theo Julie Heifetz & Richard Hagberg thì để xây dựng văn hóa doanhnghiệp thành công phải trải qua 11 bước cơ bản sau:

Bước 1 Tìm hiểu môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược

doanh nghiệp trong tương lai Xem xét có yếu tố nào làm thay đổi chiến lượcdoanh nghiệp trong tương lai

Bước 2 Xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công Đây là

bước cơ bản nhất để xây dựng văn hoá doanh nghiệp Các giá trị cốt lõi phải làcác giá trị không phai nhòa theo thời gian và là trái tim và linh hồn của doanhnghiệp

Bước 3 Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới Tầm nhìn

chính là bức tranh lý tưởng về doanh nghiệp trong tương lai Tầm nhìn chính làđịnh hướng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp Có thể doanh nghiệp mà tamong muốn xây dựng hoàn khác biệt so với doanh nghiệp hiện mình đang có

Bước 4 Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào

cần thay đổi Sự thay đổi hay xây dựng văn hoá doanh nghiệp thường bắt đầubằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lượcphát triển doanh nghiệp Đánh giá văn hoá là một việc cực kỳ khó khăn vì vănhoá thường khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá Những ngầm định

Trang 16

không nói ra hay không viết ra thì càng khó đánh giá Thường thì con ngườihoà mình trong văn hoá và không thấy được sự tồn tại khách quan của nó

Bước 5 Khi chúng ta đã xác định được một văn hoá lý tưởng cho doanh

nghiệp mình và cũng đã có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanhnghiệp mình Lúc này sự tập trung tiếp theo là vào việc làm thế nào để thu hẹpkhoảng cách giữa những giá trị chúng ta hiện có và những giá trị chúng tamong muốn Các khoảng cách này nên đánh giá theo 4 tiêu chí: phong cáchlàm việc, ra quyết định, giao tiếp, đối xử

Bước 6 Xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn

hóa Lãnh đạo đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hoá Lãnhđạo là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi Lãnh đạo chịu tráchnhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng vàcùng nỗ lực để xây dựng Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việcxua tan những mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên

Bước 7 Khi khoảng cách đã được xác định thì việc tiếp theo là soạn thảo

một kế hoạch hành động bao gồm các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc

và trách nhiệm cụ thể Cái gì là ưu tiên? Đâu là chỗ chúng ta cần tập trung nỗlực? Cần những nguồn lực gì? Ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể?Thời hạn hoàn thành?

Bước 8 Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên

tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sốngnhân viên Họ cần được biết sự thay đổi đó đem lại điều tốt đẹp cho họ Sựđộng viên, khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi mọi người được biết vai trò củamình là đóng góp và xây dựng tương lai doanh nghiệp

Bước 9 Nhận biết các trở ngại và nguyên nhân từ chối thay đổi và xây

dựng các chiến lược để đối phó Lôi kéo mọi người ra khỏi vùng thoải mái củamình là một công việc rất khó Vì vậy người lãnh đạo phải khuyến khích, độngviên và chỉ cho nhân viên thấy lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi

Bước 10 Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa Các

Trang 17

hành vi, quyết định của lãnh đạo phải thể hiện là mẫu hình cho nhân viên noitheo và phù hợp với mô hình văn hoá đã xây dựng Trong giai đoạn các hành vitheo mẫu hình lý tướng cần được khuyến khích, động viên Hệ thống khenthưởng phải được thiết kế phù hợp với mô hình xây dựng văn hoá doanhnghiệp

Bước 11 Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn

mực mới về không ngừng học tập và thay đổi Văn hoá không phải là bất biến

vì vậy khi ta đã xây dựng được một văn hoá phù hợp thì việc quan trọng là liêntục đánh giá và duy trì các giá trị tốt Truyền bá những giá trị đó cho nhân viênmới

Văn hóa doanh nghiệp là phải luôn luôn cải tiến và bồi đắp thêm trongsuốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

1.5 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh Thứ nhất, VHDN gắn kết, tạo sự thống nhất đồng thuận của các thành

viên thông qua hệ thống các giá trị chuẩn mực chung từ đó tạo ra nguồn lực nộisinh cho sự phát triển của doanh nghiệp, trở thành cộng hưởng và động lực vănhóa thúc đấy sự phát triển của doanh nghiệp

Thứ hai, VHDN có tác dụng giúp cho doanh nghiệp tạo ra hình ảnh tốt

trong tâm trí cộng đồng Qua đó, doanh nghiệp định vị sâu và vững chắc trongtâm trí khách hàng

Thứ ba, VHDN quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp VHDN là tài

sản lớn của doanh nghiệp nên ta phải hiểu và xây dựng nó

1.6 Một số văn bản của Đảng, Nhà nước quy định về xây dựng VHCS

Hiện nay nhà nước chưa ban hành các văn bản quy định về văn hóadoanh nghiệp mà mới chỉ ban hành các văn bản quy định về văn hóa công sở tạicác cơ quan hành chính nhà nước Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là là một cơ

sở căn cứ để giúp các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng VHDN, góp phầngiúp cho tôi có cái nhìn tổng quan nhất về văn hóa doanh nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật

Trang 18

Thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển vănhóa trên mọi mặt của đời sống xã hội, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định việc xâydựng hoạt động VHCS

Hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động VHCS, Thủ tướng chính phủban hành Quy chế kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007ban hành Quy chế VHCS tại các cơ quan hành chính nhà nước Tuy chỉ là quyđịnh dành cho các công sở hành chính nhưng nhiều cơ quan Nhà nước và doanhnghiệp đã căn cứ vào quy định này để xây dựng quy chế VHCS riêng phù hợpvới đặc thù của đơn vị mình để tạo ra những giá trị cốt lõi và bền vững nhằmphát triển và xây dựng thương hiệu

Các quy định, quy chế tổ chức hoạt động của cơ quan đơn vị cũng làyếu tố nhằm đảm bảo sự ổn định mọi hoạt động cho cơ quan đơn vị đó Vìthế nhà nước ta đã ban hành một số quy định như Nghị định số 89/1997/NĐ-

CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức tiếpcông dân; Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về việcban hành quy chế thực hiện “một cửa” tại cơ quan hành chính ở địa phương

Năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân viên trong mỗi

cơ quan đơn vị cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trongviệc xây dựng hoạt động VHCS, nhà nước ta đã ban hành quy định như: Nghịquyết số 38-CP của Chính phủ ngày 04/5/1994 có một số quy định về giao tiếpgiữa công chức và công dân, tổ chức trong quá trình giải quyết công việc có liênquan đến thủ tục hành chính

Các công tác lễ nghi, khánh tiết, các ngày lễ kỷ niệm cũng là một trongnhững hoạt động ảnh hưởng lớn đến VHCS của mỗi cơ quan tổ chức, nhà nước

ta có ban hành một số văn bản quy định như Điều lệ 973/TTg ngày 21/7/1956

về việc dùng quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Nghị định số82/2001/NĐ-CP của Chính Phủ về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước

Trang 19

ngoài; Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 quy định về tổ chứcngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệuthi đua, nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.

Còn nhiều các văn bản khác nhau nhưng qua đây ta thấy được qua cácvăn bản quy định, chính sách của nhà nước đối với VHCS Những văn bảnnày đã góp phần giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, địnhhướng hoạt động văn hóa tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÂU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG VÀ GIAO THÔNG

( INTRACOM) 2.1 Giới thiệu chung về INTRACOM

2.1.1 Lịch sử hình thành

Lĩnh vực kinh doanh

- Lĩnh vực kinh doanh bao gồm 6 lĩnh vực chính:

1- Đầu tư bất động sản

2- Đầu tư dự án thuỷ điện

3- Đầu tư tài chính

4- Đầu tư các công trình hạ tầng: cầu đường, bệnh viện

5- Sản xuất vật liệu xây dựng

6- Kinh doanh xây lắp: xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, dân dụng

Trang 20

Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hạ tầng và Giao thông (viết tắt làINTRACOM) là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà

Hà Nội được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 2002 Intracom được cổ phần hoá

từ DNNN theo Quyết định số: 311/QĐ-UB ngày 17/01/2006 của UBND thànhphố Hà Nội, hoạt động theo GCNĐKKD số: 0103010756 do Phòng ĐKKD - Sở

KH & ĐT Hà Nội cấp ngày 23/01/2006

Bằng tinh thần đoàn kết, tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viênINTRACOM đã từng bước khắc phục khó khăn, xây dựng công ty ngày cànglớn mạnh Công ty cũng dần dần mở rộng các hoạt động kinh doanh, hướng tớimục tiêu phát triển đa ngành nghề, với các lĩnh vực hoạt động chính đầu tư dự

án bất động sản, thủy điện, kinh doanh xây lắp, đầu tư tài chính, sản xuất – kinhdoanh điện và sản xuất vật liệu xây dựng…

Với đội ngũ gần 1000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên dày dặnkinh nghiệm và đang thực hiện nhiều công trình, dự án như: Dự án khu Vănphòng, dịch vụ công cộng và nhà ở bán – Trung Văn, Dự án khu văn phòng nhà

ở bán – Phú Diễn, Dự án nhà ở tái định cư NOCT – Cầu Diễn, Dự án nhà ở xãhội – Phũ Diễn, Dự án thủy điện Nậm Pung, Dự án thủy điện Tà Lơi 3, Dự ánthủy điện Tà Lơi 2, Dự án thủy điện Cẩm Thủy, Dự án tổ hợp y tế PhươngĐông…

INTRACOM đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực xây dựng như:Bằng khen của Bộ Xây dựng; Cúp vàng sản phẩm ưu tú hội nhập WTO 2009 Mong muốn đem lại cho các đối tác, khách hàng sự “an lạc, hanh phúc”nên những công trình của INTRACOM luôn đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và mỹthuật Chính vì lẽ đó thương hiệu INTRACOM đang dần được khẳng định trongthị trường cạnh tranh của ngành xây dựng

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn

2.1.2.1 Chức năng

Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hạ tầng và Giao thông là đơn vị đầu tưxây dựng , kinh doanh bất động sản…… Chịu sự giám sát kiểm tra của Tổng

Trang 21

công ty đầu tư & phát triển nhà Hà Nội Handico và nhà nước.

Công ty tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập chung ý kiến, đứng đầu

là Tổng giám đốc có quyền quyết định các vấn đề hoạt động của công ty Cácphòng ban có chức năng tham mưu, mọi hoạt động của công ty được thống nhất

từ trên xuống dưới

Công ty CP INTRACOM hoạt động mạnh về lĩnhvực xây dựng nhưlà:Dự án khu văn phòng, dịch vụ công cộng và nhà ở bán - Trung Văn, Dự ánkhu văn phòng, nhà ở bán - Phú Diễn, Dự án nhà ở tái định cư NOCT – CầuDiễn, Dự án nhà ở xã hội - Phú Diễn, Dự án thuỷ điện Nậm Pung, Dự án thuỷđiện Tà Lơi 3, Dự án thuỷ điện Tà Lơi 2, Dự án thủy điện Cẩm Thủy, Dự án Tổhợp Y tế Phương Đông

2.1.2.2 Nhiệm vụ quyền hạn

Tổ chức hoạt động tuân theo điều lệ công ty

Công ty chịu trách nhiệm chấp hành các văn bản luật: Luật doanh nghiệp,luật kinh doanh, luật kinh tế… ngoài ra công ty nhằm đảm bảo thực hiện chủtrương, biện pháp phát triển Kinh tế - Xã hội, thực hiện các chính sách trên địabàn

Xây dựng kế hoạch thực hiện các công trình dự án của công ty

Hợp tác với các đơn vị để nâng cao chất công trình, an toàn lao động,…theo đúng quy định của pháp luật

Công ty CP INTRACOM ngày càng mở rộng lĩnh vực kinh doanh củamình để góp phần phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh và văn minh

Với chức năng và nhiệm vụ nêu trên, Văn hóa doanh nghiệp đóng vai tròquan trọng trong sự phát triển của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng vàgiao thông

2.2 Thực trạng VHDN tại INTRACOM

Muốn phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và xu hướng toàncầu hóa hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được nền văn hóađặc trưng cho mình Chỉ khi đó, họ mới phát huy được tiềm năng của mọi cá

Trang 22

nhân, góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp Doanh nghiệp phảihiểu rõ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển doanh nghiệp,cùng những nguyên tắc và quá trình xây dựng văn hóa nói chung, để từ đó tìm

ra cách phát triển văn hóa cho riêng mình Vậy thực trạng văn hóa doanhnghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông đang diễn ranhư thế nào, điểm mạnh, điểm hạn chế, điều chúng ta cần học hỏi… Nó thể hiệnqua các yếu tố sau đây:

2.2.1 Văn hóa phật giáo trong hoạt động kinh doanh

2.2.1.1 Vài nét giới thiệu về Đạo tràng Cửu hoa sơn

Qua khảo sát thực tế tại Công ty, tôi nhận thấy một điểm đặc sắc không thểkhông nói đến đó chính là văn hóa Intracom đang được xây dựng trên nền tảngtinh thần, tư tưởng Phật giáo Các thành viên của gia đình Intracom đều hướngtới mục tiêu xây dựng công ty thành mái nhà chung, ở đó mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh đều lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, đời sốngtinh thần là giá trị cốt lõi, cùng nhau xây dựng cuộc sống an lạc cho cộng đồng.Lãnh đạo công ty đã thành lập một đạo tràng sinh hoạt tại chính doanh nghiệpvới tên gọi Đạo Tràng Cửu Hoa Sơn

Hình ảnh 1 Đạo tràng Cửu hoa sơn tại tầng 26 của Công ty

Đạo tràng Cửu Hoa Sơn ra đời vào đầu năm 2009, do Ban lãnh đạoIntracom thành lập với tâm nguyện tạo điều kiện tu tập cho các nhân viên Phật

Trang 23

tử, hướng họ sống đúng theo tinh thần Lục hòa, Từ bi - Trí tuệ của đạo Phật.Phật tử Pháp Minh Tấn được bầu là huynh trưởng của đạo tràng Sinh hoạt củađạo tràng được sự hướng dẫn của chư tôn Thượng tọa, Đại đức Tăng thiền pháiTrúc Lâm Yên Tử.

Khi mới thành lập, đạo tràng chỉ có gần 50 Phật tử Đến nay, sau 2 nămhoạt động với 20 kỳ sinh hoạt, số lượng Phật tử của đạo tràng đã lên đến 135người Không chỉ những nhân viên thuộc khối những công ty thành viên củaIntracom tham gia đạo tràng, mà Cửu Hoa Sơn còn thu hút sự tham gia củađông đảo cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp đối tác, bạn hàng củaIntracom như: Cty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp;Cty TNHH Khải Minh; Cty TNHH Dịch vụ Môi trường và Công nghiệp Vậntải; Cty Cổ phần Thương mại và Xây dựng hạ tầng; Cty TNHH Tổ hợp Y tếPhương Đông; Cty CP Đầu tư và Sản xuất nông nghiệp Hà Nguyên

2.2.1.2 Lịch sinh hoạt của Đạo tràng

Sinh hoạt thường nhật: Đạo tràng duy trì khóa lễ sám hối hàng ngày do

huynh trưởng của đạo tràng trực tiếp hướng dẫn

Sinh hoạt định kỳ: Mỗi tháng một lần (thường được ấn định vào ngày thứ

Bảy tuần đầu của tháng âm lịch); tại đây, các cán bộ, nhân viên - đồng thời cũng

là Phật tử - cùng thực hiện: nghi lễ Sám hối 3 nghiệp, tụng Tam quy Ngũ giới,thực tập thiền tọa, nghe pháp, thọ trai, cầu an và cầu siêu Mỗi kỳ sinh hoạt nhưvậy thu hút gần 200 Phật tử và quan khách tham dự

Trang 24

Hình ảnh 2 Buổi lễ sinh hoạt Phật pháp Sinh hoạt hàng năm:đạo tràng tổ chức khóa tu học cho các Phật tử dưới sự

hướng dẫn của chư vị tôn túc của Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm TâyThiên, Trúc Lâm Sùng Phúc… , mở đầu với lễ Khai pháp và kết thúc bằng lễ Tạpháp Mỗi lần kết thúc khóa học thường tổ chức cuộc thi "Kiến thức Phật phápcăn bản" cho toàn thể Phật tử đạo tràng, thu hút hàng trăm người tham gia, đượcsát hạch bởi Ban giám khảo là các thiền sư, chư tôn đức Thông qua cuộc thi,các Phật tử tìm hiểu cách vận dụng kiến thức Phật giáo vào cuộc sống và hoạtđộng sản xuất của Intracom

Vào dịp Lễ Vu lan, cứ đến đầu tháng Bảy là đạo tràng Cửu Hoa Sơn tổchức "Hội thi Hái hoa đạo lý" dành cho toàn bộ Phật tử là cán bộ công nhânviên Intracom, thu hút khoảng 25 đội thi đến từ các phòng, ban trong công ty vàmột số đội khách mời Hội thi được tổ chức với mục đích tôn vinh nét truyềnthống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và của các thành viêntrong công ty nói riêng Các đội tham gia hội thi theo hình thức vấn đáp, bốcthăm câu hỏi do quý thầy đưa ra và đề cử một người đại diện trả lời Nội dungcâu hỏi thi xoay quanh các vấn đề như: Lý nhân quả - Nghiệp báo; Tam quy -Ngũ giới; Đạo đức (Hạnh chân thật; Hạnh khiêm hạ; Hạnh bình đẳng; Vị tha;Tùy hỷ; Vị kỷ…) Ngoài phần lý thuyết, các câu hỏi đều có phần ứng dụng giữathực tế đời thường với lời răn dạy của Đức Phật Sau khi kết thúc hội thi, Ban tổ

Trang 25

chức tổng kết phần đánh giá chấm điểm của quý thầy và công bố, trao phầnthưởng cho các giải xuất sắc, nhất, nhì, ba và khuyến khích Ngoài ra, tất cả cácđội thi đều được nhận phần quà ý nghĩa là bộ sách Phật học phổ thông Cùngvới hội thi "Hái hoa đạo lý", chương trình Lễ Vu lan tại đây còn có lễ Cài hoahồng, khóa lễ Vu lan và cúng dường trai tăng.

2.2.1.3 Bản chất cốt lõi trong kinh doanh của INTRACOM

Bản chất cốt lõi văn hóa kinh doanh của Intracom là thể hiện đạo đức củangười kinh doanh, giá trị này được thể hiện ở tính trung thực, uy tín với kháchhàng, trách nhiệm với cộng đồng mà không chạy theo lợi nhuận hay lợi ích của

cá nhân để làm ăn gian dối hoặc dùng mọi thủ đoạn để trục lợi, kể cả việc loạitrừ đối thủ trên thương trường

Chúng ta có thể khẳng định thành công hay thất bại của mỗi hoạt động đóchính là các "nhân" và "quả" đan xen Quả ngọt hoa thơm mang tên "Công tyIntracom" hôm nay có được chính là từ sự vận dụng tốt luật nhân quả vào hoạtđộng của công ty Quá trình từ nhân hình thành biến chuyển đến quả là cả mộtchuỗi các công đoạn Một trong những lĩnh vực hoạt động chính của Công tyIntracom là xây dựng Hoạt động xây dựng bao gồm nhiều công đoạn: quy

Trang 26

hoạch, khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, chọn thầu, thi công, giámsát Mỗi một công đoạn như vậy đòi hỏi chúng ta phải thực hiện tốt (nhân) thìmới có tiền đề thực hiện tốt công đoạn sau được (quả) Nếu chúng ta muốn cómột người cán bộ tốt, mẫn cán với công việc, trung thành với công ty (quả)chúng ta phải tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo lại cho tốt, kèm theo đó là hệthống các chính sách khuyến khích đãi ngộ và thưởng phạt nghiêm minh (nhân).Nếu chúng ta muốn có một dự án thực hiện thành công thì chúng ta phải có mộtchiến lược xây dựng và thực hiện các bước của dự án cho tốt Nhờ tu học Phậtpháp, nên bất cứ cán bộ, công nhân viên nào trong công ty khi làm việc gì tạicông ty, trước hết cũng đều đặt lợi ích công ty lên trên hết Trước các kết quảkém, mỗi người đều tìm rõ nguyên nhân, không tùy tiện gán ghép, chủ quantrong nhìn nhận đánh giá Công ty Intracom được "quả" như ngày hôm nay:doanh thu hàng năm tới hàng nghìn tỷ đồng; có hàng ngũ lãnh đạo sáng suốt,tầm nhìn chiến lược đúng đắn; cán bộ nhiệt thành, chuyên môn tốt, công ăn việclàm ổn định; mọi người được quan tâm hơn về vật chất lẫn tinh thần, điều kiệnlàm việc tốt; bạn bè, đối tác, khách hàng tin cậy ủng hộ;… đó là do các cố gắngvượt bậc của tập thể cán bộ nhân viên công ty, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạocông ty trong 10 năm qua, khởi từ nhân lành tươi tốt đã được gieo trồng.

Qua khảo sát thực tế tại công ty chúng tôi nhận thấy có đến 95% cán bộnhân viên trong công ty cảm thấy hài lòng với việc doanh nghiệp áp dụng yếu tốphật giáo trong hoạt động kinh doanh, và họ cho rằng chính yếu tố này đã gópphần đem lại cho họ sự hoan hỉ, niềm tin giúp họ nỗ lực hơn trong quá trìnhthực hiện công việc

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy INTRACOM đã xây dựng được hệthống văn hóa độc đáo, tạo ra nét mới lạ trong văn hóa doanh nghiệp tại Công ty.Văn hóa phật giáo trong hoạt động kinh doanh là một nét văn hóa mới lại tronghoạt động doanh nghiệp mà tôi nhận thấy trong quá trình thực tập tạiINTRACOM Yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần tạo dựng nên VHDN tại mỗi

cơ quan đơn vị, doanh nghiệp không thể không nói đến là việc xây dựng nội quy,

Trang 27

quy chế làm việc

2.2.2 Nội quy, quy chế làm việc

Nội quy quy chế làm việc giữ vai trò rất quan trọng trong việc giữ kỷ luật

và đảm bảo kỷ luật, trật tự trong hoạt động kinh doanh của INTRACOM, giúphoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả INTRACOM đã ban hành nội quy, quytắc lao động cho toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty

Qua thời gian tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy INTRACOM là một doanhnghiệp có sự quan tâm sâu sắc đến các vấn đề về nội quy, quy chế làm việc.Điều này thể hiện rõ qua các văn bản quy định của Công ty đã ban hành như:Quyết định số 05 /QĐ-CT ngày 13 tháng 02 năm 2009 về việc ban hành Quy

định áp dụng tiêu chuẩn 5S,kèm quy định hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn 5s (Phụ lục số 02); Quyết định số 15/QĐ-CT ngày 27 tháng 02 năm 2009 về việc

ban hành Quy định hướng dẫn một số nội dung trong văn hóa doanh nghiệp

(Phụ lục số 03); Các quy định của Công ty trong cuốn Hệ thống chính sách INTRACOM ( Phụ lục số 04)

2.2.2.1 Nội quy giờ giấc làm việc

Giờ giấc làm việc của cán bộ công nhân viên được quy định rõ trong Hệthống chính sách INTRACOM của công ty Theo đó, các bộ phận phòng bantriển khai và nghiêm chỉnh chấp hành quy định giờ giấc Việc tuân thủ đúng giờlàm việc cũng thể hiện tính kỷ luật tốt của cán bộ nhân viên Giờ giấc làm việcđược công ty ban hành như sau:

Mùa đông Sáng: Từ 08h- 12h Chiều: 13h30- 17h30

Mùa hè Sáng: Từ 07h30- 11h30 Chiều: 13h00- 17h00

Thông thường công ty làm việc cả ngày thứ 7 Tuy nhiên vào từng thờiđiểm, khi công việc không quá căng thẳng, Ban giám đốc sẽ có quy định chonghỉ nửa ngày hoặc cả ngày thứ 7 và nhân viên có thể linh động sắp xếp lịchlàm việc để công việc không bị gián đoạn Khi đó, các nhân viên có thể đượcphân công thay phiên nhau trực ngày thứ 7 hàng tuần

Trang 28

Tình hình chấp hành giờ giấc làm việc của cán bộ, công nhân viên công typhản ánh ý thức của người lao động và kết hợp các biện pháp tuyên truyền củacông ty Việc người lao động không chấp hành đúng giờ giấc làm việc ảnhhưởng rất nhiều đến tiến dộ sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty Trênthực tế, tình hình này đôi lúc còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác như:Khoảng cách từ nhà đến công ty, phương tiện đi lại của người lao động, côngviệc đột xuất, thói quen của từng người, tình trạng giao thông và quan trọngnhất vẫn là ý thức của người lao động.

Nhìn chung, tình hình chấp hành giờ giấc làm việc của nhân viên trongcông ty là rất tốt Hầu như không có một nhân viên nào đi trễ hơn giờ quy định

Đó cũng phản ánh ý thức chấp hành tốt quy định của cán bộ công nhân viêntrong công ty nhưng cũng là sự nỗ lực rất lớn từ phía lãnh đạo công ty đã đưa rathời gian làm việc hợp lý

2.2.2.2 Nội quy phòng bảo vệ

Tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông công tác bảo

vệ luôn được ưu tiên và có những quy định rất nghiêm ngặt Bảo vệ luôn chấphành đúng nội quy, quy chế của Công ty, luôn có mặt tại nơi bảo vệ trước 15phút để bàn giao ca trực và nhận nhiệm vụ của từng vị trí trực đã được phâncông Trang phục đúng theo quy định của Công ty, nhận ca phải chào điều lệnh,tập trung điểm danh quan số va phân công vị trí trực Bảo vệ INTRACOM luôn

có thái độ hòa nhã, lich sự, nghiêm túc đối với Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên

và khách hàng đến giao dịch Khi bàn giao ca trực phải ghi rõ đầy đủ tình hìnhdiễn biến xảy ra trong ca trực, nếu xảy ra sự cố phải lập biên bản về sự cố đó,

xử lý tình huống khôn khéo, dũng cảm, mưu trí, đúng pháp luật Nếu gặp tìnhhuống ngoài khả năng và phạm vi giải quyết phải báo ngay cho người phụ trách,Ban quản lý tòa nhà và cơ quan chức năng để cùng phối hợp giải quyết kịp thời

2.2.2.3 Nội quy tiếp khách

Tại sảnh tầng một có quầy lễ tân chuyên tiếp đón khách hàng ra vào Công

ty, tại đây khách hàng làm thủ tục ra vào Công ty với bộ phận lễ tân Bộ phận lễ

Trang 29

tân có trách nhiệm hướng dẫn khách, đồng thời phải xuất trình CMND hoặcgiấy tờ tuỳ thân khác thay thế trong trường hợp không có CMND sau đó bộphận lễ tân sẽ phát cho khách thẻ đeo và chỉ dẫn khách lên phòng ban mà kháchmuốn liên hệ Nghiêm cấm tất cả mọi người không tự ý mang vũ khí, đạn dược,chất cháy nổ, chất độc hại vào Công ty Tất cả khách hàng khi đến liên hệ côngtác, làm việc tại Công ty phải để xe ô tô, xe máy, xe đạp đúng nơi quy định vàtheo sự hướng dẫn của bảo vệ Công ty

Khách đến liên hệ công việc cần tuân thủ những quy định về an ninh trật tự

và vệ sinh của INTRACOM

Có thể thấy chính sự quan tâm kịp thời về vấn đề nội quy, quy chế nơi làmviệc đã xây dựng hình ảnh INTRACOM chuyên nghiệp để lại nhiều ấn tượngtích cực trong mắt các khách hàng và đối tác khi đến làm việc tại nơi đây.Quakhảo sát thực tế tại Công ty có đến 60% cán bộ nhân viên chọn phẩm chất đạođức của một nhân viên được ưu tiên hàng đầu là việc thực hiện tốt nội quy, quychế của cơ quan

Bên cạnh việc thực hiện tốt các quy định của cơ quan, một yếu tố rất quantrọng trong việc xây dựng hoạt động VHDN đó là vấn đề giao tiếp ứng xử củamọi cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp

Trang 30

thấu hiểu” Tại INTRACOM giao tiếp ứng xử luôn được đề cao, nhận thức đượcđiều đó công ty đã ban hành :“ Văn hóa giao tiếp điện thoại nơi công sở” –

( Phụ lục 05 ) đặc biệt là “ Quy tắc 10 điểm trong văn hóa giao tiếp” – ( Phụ lục 06).

Văn hóa phật giáo bằng cách này hay cách khác đã âm thầm len lỏi trongtừng lời ăn tiếng nói dần dần hình thành lên văn hóa riêng của INTRACOM.Mọi người giao tiếp với nhau bằng sự chân thành, cởi mở, điềm đạm, không nóitục, hay lùng tiếng lóng, nói bóng nói gió nhau Tư tưởng phật giáo đã đánhthức cái chân tâm trong mỗi con người, và mọi người sẽ tự động hướng theo,làm theo, nguyện theo INTRACOM hiểu rằng giao tiếp ứng xử đẹp là conđường ngắn nhất mang sản phẩm kinh doanh đến với khách hàng nên toàn thểlãnh đạo nhân viên trong công ty rất chú trọng trong giao tiếp ứng xử điều đóđược thể hiện:

2.2.3.1 Giao tiếp ứng xử trực tiếp

a) Giao tiếp ứng xử của lãnh đạo đối với nhân viên

Là quá trình giao tiếp giữa lãnh đạo với nhân viên để kiểm tra, thực hiệnquyết định quản trị, đánh giá tiến độ công việc, nắm bắt tâm tư nguyện vọngtừng người để có biện pháp giúp đỡ thích hợp

Văn hóa giao tiếp ứng xử của lãnh đạo với nhân viên là hết sức quan trọng,

nó quyết định tính chất mối quan hẹ giữa lãnh đạo và nhân viên Nếu xây dựngđược mối quan hệ khăng khít bền chặt thì sự hợp tác giữa hai bên là vô cùngthuận lợi; ngược lại nếu lãnh đạo chưa tạo được quan hệ bền vững với nhân viênthì sẽ tạo ra những rào cản trong công việc ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp Làngười đứng đầu doanh nghiệp nên mọi phong cách làm việc, văn hóa giao tiếpứng xử của họ ảnh hưởng rất nhiều đến không khí chung của doanh nghiệp, thểhiện hình ảnh của doanh nghiệp đó

Trong giao tiếp lãnh đạo INTRACOM luôn lắng nghe ý kiến của nhân viênnhưng là sự lắng nghe có chọn lọc, lắng nghe từ nhiều phía và luôn sáng suốttrong việc nhận xét đánh giá nhân viên Điều này được thể hiện rất rõ trong việc

Trang 31

lãnh đạo ra mệnh lệnh, chỉ thị và nhân viên phản hồi lại Lãnh đạo công ty luônquan sát và đón nhận thông tin phản hồi từ phía nhân viên xem họ có ý kiến gìkhông, thái độ với công việc như thế nào, mức độ thực hiện công việc ra sao…với một tinh thần tiếp thu và cởi mở nhất

Bên cạnh đó lãnh đạo Công ty còn có phong cách giao tiếp thân thiện, điều

đó mang lại tác động tích cực đối với nhân viên cấp dưới bởi lẽ chính phongcách giao tiếp thân thiện chính là chiếc cầu nối nối nhà lãnh đạo và nhân viênthành một vòng tròn liên kết, nâng cao hiệu suất làm việc một cách đáng kể

Có thể nói rằng lãnh đạo INTRACOM là người có tầm ảnh hưởng trongmọi hoạt động của Công ty, đặc biệt văn hóa giao tiếp ứng xử của lãnh đạo vớinhân viên trong Công ty đã góp phần tạo nên tinh thần doanh nghiệp sự thốngnhất tập trung đoàn kết, yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong mái nhàchung INTRACOM

b) Giao tiếp ứng xử của nhân viên đối với lãnh đạo

Là quá trình giao tiếp giữa cán bộ, nhân viên nhằm để trao đổi thông tin,nhận lệnh truyền đạt của cấp trên về hoạt động và mục tiêu của doanh nghiệp.Trong giao tiếp ứng xử với lãnh đạo nhân viên trong Công ty đã thể hiện

sự tôn trọng, cư xử đúng mực với lãnh đạo, luôn lắng nghe tiếp thu những góp ý

từ phía lãnh đạo từ đó nắm bắt những những điểm mạnh cũng như hạn chế củabản thân trong cách giải quyết công việc Trong nọi tình huống gaio tiếp vớilãnh đạo, mỗi nhân viên INNTRACOM đều giữ thái độ bình tĩnh, tự tin trìnhbày những quan điểm của mình.Khi bất đồng với lãnh đạo về quan điểm haycách giải quyết công việc thì nhân viên trong Công ty đã cư xử một cách khéoléo, góp ý một cách tế nhi nhất Nhân viên INTRACOM luôn nổ lực, nhiệt tìnhthực hiện tốt công việcđược giao, thể hiện thái độ hợp tác đối với lãnh đạo

c) Giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp

Doanh nghiệp không chỉ là môi trường làm việc tốt mà còn là môi trườngsống cho người lao động Trong đó mối quan hệ giữa các thành viên cần hết sứccởi mở, thân thiện, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Mối quan hệ tốt đẹp đó

Trang 32

dần hình thành nên hệ thống nề nếp, thói quen, chuẩn mực ứng xử trong côngviệc hằng ngày của nhân viên

Các nhân viên trong INTRACOM phần lớn là những người trẻ tuổi nênđều rất nhiệt tình và năng động Điều quan trọng là họ rất đoàn kết coi nhau nhưanh em trong gia đình Khẩu hiệu “ Đoàn kết là sức mạnh của Doanh nghiệp” đãđược toàn thể nhân viên trong Công ty thấu hiểu sâu sắc Những anh chị đitrước tận tình giúp đỡ chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong cách giảiquyết công việc góp phần giúp nhân viên mới có thể học hỏi cũng như thích ứngđược với công việc được giao từ đó có thể hoàn thành tốt công việc Nhân viênINTRACOM luôn biết chia sẻ, họ chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ những thànhcông thất bại để cùng nhau tiến bộ

d) Giao tiếp ứng xử với khách hàng / đối tác

Trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung, đặc biệttrong lĩnh vực hoạt động xây dựng nói riêng không thể thiếu những cuộc đàmphán, ký kết hợp đồng với đối tác Từ bộ trang phục lịch sự, cử chỉ nhã nhặncho đến trình độ nhân thức năng lực chuyên môn, phong cách làm việc… củamỗi người đều đóng góp vào sự thành công trên bàn đàm phán, đặc biệt là nhờvào kinh nghiệm ứng xử và tài khéo léo chuyển xoay tình thế của các bên thamgia Nhận thức được điều đó, mỗi nhân viên INTRACOM có thể hiện sự chuyênnghiệp của mình trong quá trình giao tiếp ứng xử với khách hàng và đối tác:

- Luôn đón khách đúng giờ

- Tôn trọng, thân thiện với khách hàng và đối tác

- Luôn tạo ra cơ hội để khen ngợi khách

- Luôn quan tâm đến nhu cầu chính đáng của khách hàng

- Lịch sự với khách hàng, không có sự phân biệt đối xử với khách hàng

- Luôn phục vụ khách nhiệt tình, phong cách chuyên nghiệp

Có thể nói rằng nhân viên INTRACOM đã rất chuyên nghiệp trong cáchgiao tiếp ứng xử với khách hàng/ đối tác Nhân viên trong công ty luôn biết lắngnghe, luôn tỏ thái độ vui vẻ hòa nhã với khách hàng khi khách hàng có thắc mắc

Trang 33

cần giải đáp Đối với trường hợp những khách hàng “khó tính” tỏ thái độ căngthẳng, nhân viên INTRACOM vẫn nhẹ nhàng, điềm tĩnh và tỏ ra rất chuyênnghiệm trong cách giải quyết để vừa làm hài lòng khách hàng và vừa có thểhoàn thành tốt công việc nhiệm vụ được giao Nhân viên INTRACOM luôn có

sự quan tâm, tìm hiểu kỹ lưỡng về đối tác để có cách giao tiếp chuẩn mực vàphù hợp, tạo mối thân tình với khách hàng / đối tác và giữ được mối quan hệ lâudài

2.2.3.2 Giao tiếp ứng xử gián tiếp

a) Giao tiếp ứng xử qua điện thoại

Giao tiếp qua điện thoạilà hình thức giao tiếp phổ biến, đây là hình thứcgiao tiếp nhanh và tiện lợi nhất hiện nay Hình thức giao tiếp này thuận tiện ởchỗ bạn có thể ngồi ở một nơi nhưng vẫn có thể gọi điện để nói chuyện với bất

kỳ đối tượng nào bạn muốn mà không cần phải gặp mặt trực tiếp Nhưng chínhkhông cần gặp mặt trực tiếp nên việcgiao tiếp qua điện thoại đòi hỏi rất nhiều

kỹ năng để làm thế nào đường dây bên kia biết được thái độ của bạn trong cuộctrò chuyện đó

INTRACOM có mạng điện thoại nội bộ riêng, nhìn chung việc giao tiếpứng xử qua điện thoại trong nội bộ cũng như bên ngoài với khách hàng củaINTRACOM rất văn minh và chuyên nghiệp Nhân viên INTRACOM đượctrang bị những kỹ năng mềm khi giao tiếp qua điện thoại, biết cách giải quyếttrước những tình huống căng thẳng bằng cách mềm mỏng và xoa dịu làm hàilòng khách hàng/ Đối tác

Qua quá trình thực tập tại Công ty chúng tôi nhận thấy rằng nhân viênCông ty không sử dụng điện thoại vào đúng mục đích cá nhân.Công ty đã banhành quy định về: “ Định mức sử dụng điện thoại của các phòng ban” Có thểnói rằng INTRACOM đã xây dựng được tác phong chuyên nghiệp trong giaotiếp qua điện thoại, để có được điều đó bên cạnh việc quản lý chặt chẽ từ phíaCông ty còn phải nói đến ý thức tự giác của toàn thể cán bộ nhân viên trongCông ty

Trang 34

b) Giao tiếp ứng xử qua thư điện tử

Tại sao kỹ năng giao tiếp qua email lại quan trọng? Trong thời buổi hiệnnay chúng ta sẽ không có thời gian và điều kiện để gặp mặt tất cả mọi người màchúng ta cần gặp vì vậy email sẽ là phương tiện trao đổi chủ yếu Chúng ta sửdụng email rất nhiều trong cuộc sống cả công việc lẫn cuộc sống riêng do đóviết email một cách hiệu quả cũng là một điều quan trọng Đặc biệt trong doanhnghiệp việc việc gửi thư điện tử trao đổi công việc với Khách hàng/ Đối tác ởcông sở là thường xuyên và rất quan trọng Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy cán bộnhân viên Công ty đã thực hiện như sau:

- Suy nghĩ và chuẩn bị nội dung trước khi viết

- Nội dung thư đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn, ngôn ngữ sử dụng trong thư phảivăn min, tránh viết tắt, viết hoa

- Sử dụng dòng Subject : Việc sử dụng các dòng subject như một thanh

công cụ trong hòm thư đến để cho biết cần làm gì Để giúp người nhận phânloại tầm quan trọng của vấn đề và hiểu rõ mục đích của email, dòng Subject cầnphải rõ ràng

- Đọc lại nội dung trước khi gửi, kiểm tra email đều đặn, trả lời thư kịp thờiTóm lại, chúng tôi nhận thấy rằng việc tuân thủ các nguyên tắc trong giaotiếp, ứng xử của Lãnh đạo, cán bộ và nhân viên INTRACOM là khá tốt Vănhóa phật giáo bằng cách này hay cách khác đã âm thầm len lỏi trong từng lời ăntiếng nói dần dần hình thành nét văn hóa riêng của công ty Tư tưởng phật giáo

đã đánh thức cái chân tâm trong mỗi con người, và mọi người sẽ tự động hướngtheo, làm theo, nguyện theo

Không chỉ biểu hiện trong giao tiếp, ứng xử, VHDN còn biểu hiện quacách thức sử dụng trang phục bởi trang phục chính là nét văn hóa đặc trưng vốn

có của mỗi doanh nghiệp nói chung và INTRACOM nói riêng

2.2.4 Trang phục

2.2.4.1 Trang phục

Ngày đăng: 26/09/2016, 21:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lý Khắc Cung (2004), Hà Nội – Văn hóa và Phong tục, NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội – Văn hóa và Phong tục
Tác giả: Lý Khắc Cung
Nhà XB: NXB Thanh Niên
Năm: 2004
2. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lí kinh doanh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa kinh doanh và triết lí kinh doanh
Tác giả: Đỗ Minh Cương
Nhà XB: NXB Chínhtrị quốc gia
Năm: 2001
4. Vũ Minh Đức (2012), Quan niệm và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp hiện nay, Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm và hành vi ứng xử trong văn hóa hội họp hiệnnay
Tác giả: Vũ Minh Đức
Năm: 2012
5. Nguyễn Công Khanh (2013), Nghệ thuật ứng xử và mã số thành công, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật ứng xử và mã số thành công
Tác giả: Nguyễn Công Khanh
Nhà XB: NXB Đạihọc sư phạm
Năm: 2013
6. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Hồng Ngọc (2009), Ấn tượng trong phút đầu giao tiếp, NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ấntượng trong phút đầu giao tiếp
Tác giả: Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Hồng Ngọc
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2009
7. Nguyễn Đức Lân (2007), 4 nghệ thuật làm việc, NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 4 nghệ thuật làm việc
Tác giả: Nguyễn Đức Lân
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2007
8. Phạm Xuân Nam (1996), Văn hóa và kinh doanh, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và kinh doanh
Tác giả: Phạm Xuân Nam
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1996
9. Lương Văn Việt (2007), Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp, Luận án tiến sĩ Hành chính công Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp
Tác giả: Lương Văn Việt
Năm: 2007
10. Phạm Thái Việt và Đào Ngọc Tuấn (2004), Đại cương về văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về văn hóa Việt Nam
Tác giả: Phạm Thái Việt và Đào Ngọc Tuấn
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2004
11. Hồ Sĩ Vinh (2012), dVăn hóa ứng xử nói thêm những điều cần nói, Tạp chí VHNT số 332 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ứng xử nói thêm những điều cần nói
Tác giả: Hồ Sĩ Vinh
Năm: 2012
12. Trần Quốc Vượng (2013), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Quốc Vượng
Nhà XB: NXB Giáo Dục Việt Nam
Năm: 2013
13. Nguyễn Thanh Tuấn (2008), Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay, NXB Từ điển Bách Khoa và Viện Văn hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thanh Tuấn
Nhà XB: NXB Từ điểnBách Khoa và Viện Văn hoá
Năm: 2008
14. Nguyễn Văn Thâm (2001), Tổ chức và điều hành hoạt động của các công sở, NXB Chính trị Quốc gia, HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức và điều hành hoạt động của các công sở
Tác giả: Nguyễn Văn Thâm
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
15. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới
Tác giả: Phan Ngọc
Nhà XB: NXB Văn hóathông tin
Năm: 1994
16. Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (1993), Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử tập III (1945-1946), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: HồChí Minh Biên niên tiểu sử tập III (1945-1946)
Tác giả: Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
17. Trần Ngọc Thêm (2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2012
19. Edgar H. Schein; Nguyễn Phúc Hoàng dịch (2012), Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo, NXB Thời Đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa doanh nghiệp vàsự lãnh đạo
Tác giả: Edgar H. Schein; Nguyễn Phúc Hoàng dịch
Nhà XB: NXB Thời Đại
Năm: 2012
3. Đề cương văn hoá Việt Nam 1943 – Cương lĩnh văn hoá đầu tiên của Đảng Khác
18. PGS.TS Dương Thị Liễu (2008), Bài giảng văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ CÁI VIẾT TẮT - Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ CÁI VIẾT TẮT (Trang 2)
Hình ảnh 1. Đạo tràng Cửu hoa sơn tại tầng 26 của Công ty - Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)
nh ảnh 1. Đạo tràng Cửu hoa sơn tại tầng 26 của Công ty (Trang 22)
Hình ảnh 2. Buổi lễ sinh hoạt Phật pháp - Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)
nh ảnh 2. Buổi lễ sinh hoạt Phật pháp (Trang 23)
Hình ảnh 3. Lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho dự án Thủy điện Pờ Hồ - Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)
nh ảnh 3. Lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho dự án Thủy điện Pờ Hồ (Trang 37)
Hình ảnh 4. Lễ tổng kết năm 2015 và giao kế hoạch năm 2016 - Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)
nh ảnh 4. Lễ tổng kết năm 2015 và giao kế hoạch năm 2016 (Trang 38)
Hình ảnh 5. INTRACOM giao hữu bóng đá với đại sứ quán Pháp - Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)
nh ảnh 5. INTRACOM giao hữu bóng đá với đại sứ quán Pháp (Trang 38)
Hình ảnh 6. Cán bộ nhân viên đến thăm trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh - Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)
nh ảnh 6. Cán bộ nhân viên đến thăm trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh (Trang 40)
Hình ảnh 7 Các suất học bổng được trao cho tân sinh viên và các em sinh - Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)
nh ảnh 7 Các suất học bổng được trao cho tân sinh viên và các em sinh (Trang 40)
Hình ảnh 9. Biển tên INTRACOM - Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)
nh ảnh 9. Biển tên INTRACOM (Trang 41)
Hình ảnh 10. Phòng họp của công ty tại tầng 23 - Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)
nh ảnh 10. Phòng họp của công ty tại tầng 23 (Trang 44)
Hình ảnh 8. Tổ chức đào tạo kiểm tra tay nghề và thi nâng bậc thợ cho công nhân thuộc Xí nghiệp vận hành điện tại Lào Cai - Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông ( INTRACOM)
nh ảnh 8. Tổ chức đào tạo kiểm tra tay nghề và thi nâng bậc thợ cho công nhân thuộc Xí nghiệp vận hành điện tại Lào Cai (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w