1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN PHÚC THỌ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

67 683 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 338,71 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của báo cáo thực tập 2 PHẦN NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN PHÚC THỌ 3 1.1. Khái quát chung về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ 3 1.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển 3 1.1.2. Vị trí, chức năng của phòng LĐTBXH huyện Phúc Thọ 3 1.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng lao động Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ 4 1.1.4. Cơ cấu tổ chức của phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ 5 1.1.5. Mối quan hệ của các bộ phận 10 1.2. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực 12 1.2.1. Công tác hoạch định nhân lực 12 1.2.2. Phân tích công việc 12 1.2.3. Tuyển dụng nhân sự 13 1.2.4. Đào tạo và phát triển nhân sự 13 1.2.5. Đãi ngộ nhân sự 13 1.2.6. Đánh giá kết quả thực hiện công việc 14 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚC THỌ 15 2.1. Cơ sở lý luận 15 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 15 2.1.1.1. Khái niệm nghề và đào tạo nghề 15 2.1.1.2. Lao động và lao động nông thôn 16 2.1.1.3. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 17 2.1.1.4. Chất lượng đào tạo nghề 17 2.1.2. Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 18 2.1.3. Vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 19 2.1.3.1. Vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 19 2.1.3.2. Ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 19 2.1.4. Nội dung nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 20 2.1.4.1. Hình thức đào tạo nghề 20 2.1.4.2. Xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn 21 2.1.4.3. Xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn 21 2.1.4.4. Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề 21 2.1.4.5. Xây dựng chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn 22 2.1.4.6. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ đào tạo nghề cho lao động nông thôn 22 2.1.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 23 2.1.5.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn 23 2.1.5.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề 23 2.1.5.3. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí đào tạo nghề 24 2.1.5.4. Chương trình, giáo trình liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn 24 2.1.5.5. Nguồn tài chính đầu tư cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn 25 2.1.5.6. Nhận thức của người học và xã hội về đào tạo nghề 25 2.1.6. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương Việt Nam 26 2.1.6.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương 26 2.1.6.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa 26 2.1.6.3. Bài học kinh nghiệm 27 2.2. Một số đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phúc Thọ 27 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 27 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 29 2.2.3. Dân số và lao động 32 2.3. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện trong thời gian qua 34 2.3.1. Một số loại hình đào tạo nghề cho LĐNT đang diễn ra trên địa bàn huyện 34 2.3.2. Số lượng LĐNT được đào tạo trên địa bàn huyện trong thời gian qua 36 2.3.3. Ngành nghề đào tạo cho LĐNT của huyện 37 2.3.4. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề 39 2.3.5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề 41 2.3.6. Mạng lưới cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn 42 2.3.7. Thực trạng triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn 43 2.3.8. Thực trạng nguồn tài chính đầu tư cho công tác đào tạo nghề 46 2.4. Đánh giá kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn 46 2.4.1. Ưu điểm 46 2.4.2. Những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân 46 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚC THỌ 49 3.1. Mục tiêu, định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới 49 3.1.1. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện trong thời gian tới 49 3.1.2. Định hướng phát triển của huyện trong thời gian tới 49 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện 50 3.2.1. Các giải pháp từ phía nhà nước và chính quyền địa phương 50 3.2.2. Giải pháp phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề. 51 3.2.3. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy và học tập 52 3.2.4. Giải pháp nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí đào tạo nghề 53 3.2.5. Giải pháp phân luồng lao động có nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo; đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của địa phương 54 3.2.6. Gắn kết giữa học nghề, đào tạo nghề và sử dụng lao động qua đào tạo 55 3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề 56 3.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện 57 3.3.1.Đối với Nhà nước 57 3.3.2. Đối với chính quyền địa phương huyện Phúc Thọ 57 3.3.3. Đối với cơ sở đào tạo nghề 58 3.3.4. Đối với các doanh nghiệp 58 PHẦN KẾT LUẬN 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

TẠI HUYỆN PHÚC THỌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Người hướng dẫn : Nguyễn Khắc Hai

Sinh viên thực hiện : Khuất Thị Lan

Ngành đào tạo : Quản trị Nhân lực

Trang 2

Hà Nội - 03/2016

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của báo cáo thực tập 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN PHÚC THỌ 3

1.1 Khái quát chung về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ 3

1.1.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển 3

1.1.2 Vị trí, chức năng của phòng LĐ-TB&XH huyện Phúc Thọ 3

1.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng lao động Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ 4

1.1.4 Cơ cấu tổ chức của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ 5

1.1.5 Mối quan hệ của các bộ phận 10

1.2 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực 12

1.2.1 Công tác hoạch định nhân lực 12

1.2.2 Phân tích công việc 12

1.2.3 Tuyển dụng nhân sự 13

1.2.4 Đào tạo và phát triển nhân sự 13

1.2.5 Đãi ngộ nhân sự 13

Trang 3

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO

ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚC THỌ 15

2.1 Cơ sở lý luận 15

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 15

2.1.1.1 Khái niệm nghề và đào tạo nghề 15

2.1.1.2 Lao động và lao động nông thôn 16

2.1.1.3 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn 17

2.1.1.4 Chất lượng đào tạo nghề 17

2.1.2 Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 18

2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 19

2.1.3.1 Vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 19

2.1.3.2 Ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn 19

2.1.4 Nội dung nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 20

2.1.4.1 Hình thức đào tạo nghề 20

2.1.4.2 Xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn 21

2.1.4.3 Xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn 21

2.1.4.4 Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề 21

2.1.4.5 Xây dựng chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn 22

2.1.4.6 Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ đào tạo nghề cho lao động nông thôn 22

2.1.5 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 23

2.1.5.1 Cơ chế chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn 23

2.1.5.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề 23

2.1.5.3 Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí đào tạo nghề 24

2.1.5.4 Chương trình, giáo trình liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn .24 2.1.5.5 Nguồn tài chính đầu tư cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn 25 2.1.5.6 Nhận thức của người học và xã hội về đào tạo nghề 25

2.1.6 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương Việt Nam 26

2.1.6.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương 26

2.1.6.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa 26

Trang 4

2.1.6.3 Bài học kinh nghiệm 27

2.2 Một số đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phúc Thọ 27

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 27

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29

2.2.3 Dân số và lao động 32

2.3 Thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện trong thời gian qua 34

2.3.1 Một số loại hình đào tạo nghề cho LĐNT đang diễn ra trên địa bàn huyện.34 2.3.2 Số lượng LĐNT được đào tạo trên địa bàn huyện trong thời gian qua 36

2.3.3 Ngành nghề đào tạo cho LĐNT của huyện 37

2.3.4 Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề 39

2.3.5 Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề 41

2.3.6 Mạng lưới cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn 42

2.3.7 Thực trạng triển khai chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn 43

2.3.8 Thực trạng nguồn tài chính đầu tư cho công tác đào tạo nghề 46

2.4 Đánh giá kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn 46

2.4.1 Ưu điểm 46

2.4.2 Những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân 46

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚC THỌ 49

3.1 Mục tiêu, định hướng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian tới.49 3.1.1 Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện trong thời gian tới 49

3.1.2 Định hướng phát triển của huyện trong thời gian tới 49

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện 50

3.2.1 Các giải pháp từ phía nhà nước và chính quyền địa phương 50

3.2.2 Giải pháp phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề 51

3.2.3 Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy và học tập 52

Trang 5

3.2.4 Giải pháp nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí

đào tạo nghề 53

3.2.5 Giải pháp phân luồng lao động có nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo; đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của địa phương 54

3.2.6 Gắn kết giữa học nghề, đào tạo nghề và sử dụng lao động qua đào tạo 55

3.2.7 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề 56

3.3 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện 57

3.3.1.Đối với Nhà nước 57

3.3.2 Đối với chính quyền địa phương huyện Phúc Thọ 57

3.3.3 Đối với cơ sở đào tạo nghề 58

3.3.4 Đối với các doanh nghiệp 58

PHẦN KẾT LUẬN 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC

Trang 6

LĐ -TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội

CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Lao động - việc làm - học nghề đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệtquan tâm Giải quyết việc làm còn là vấn đề nóng bỏng cấp thiết của từng ngành, từngđịa phương, từng gia đình Vấn đề lao động - việc làm có ảnh hưởng to lớn đến việchiện đại hóa của huyện Phúc Thọ Giải quyết được việc làm cho người lao động sẽthúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu của thịtrường lao động, nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi lực lượng lao độngđáp ứng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồnlao động là hoạt động thường xuyên, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là với lao độngnông thôn

Hiện nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương,công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với giải quyết việclàm cho lao động sau đào tạo có nhiều biến chuyển Công tác đào tạo nghề - giải quyếtviệc làm đã và đang đạt được những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy sự pháttriển kinh tế trong toàn huyện; tuy nhiên, việc đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn,trở ngại

Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội" làm đề tài báo cáo thực tập của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho LĐNT và chất lượng đào tạo nghềcho LĐNT huyện Phúc Thọ -TP.Hà Nội trong những năm gần đây; phân tích, đánh giánhững yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT của huyện, từ đó đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT huyện PhúcThọ-TP.Hà Nội trong thời gian tới

Trang 8

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT củahuyện

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề choLĐNT của huyện trong thời gian tới

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn này phân tích thực trạng đào tạo nghề cho người lao động nông thôn tạihuyện Phúc Thọ, phân tích các giải pháp chủ yếu cần thực hiện để nâng cao chất lượngđào tạo nghề cho huyện Phúc Thọ; đồng thời đưa ra những khuyến nghị đối với chínhsách và địa phương

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở quan điểm duy vật biên chứng của chủ nghĩaMác - Lênin Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng kết hợp cả phươngpháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp, phương pháp so sánh, phân tích, giải thích, quansát

Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu thứ cấp được tác giả sử dụng trong nghiêncứu thông qua việc thu thập và xử lý các dữ liệu có sẵn trong các công trình nghiêncứu của các tác giả khác Phương pháp này được tác giả sử dụng cụ thể thông qua việcthu thập dữ liệu từ Website của Đảng, Nhà nước, Bộ Lao động – Thương binh & Xãhội , các báo cáo sơ kết, tổng kết và số liệu của bộ phận Quản lý việc làm; số liệuthống kê của Phòng Dân số, Tài chính – kế hoạch

Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn cả về thời gian và năng lực nghiên cứu , báocáo chỉ sử dụng một số phương pháp đặc thù và phù hợp với đối tượng nghiên cứu,gồm: phương pháp quan sát và phương pháp so sánh, phân tích

5 Kết cấu của báo cáo thực tập

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của báo cáo thực tậpgồm 03 chương:

- Chương 1: Tổng quan về huyện Phúc Thọ

- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực trạng về chất lượng đào tạo nghề cho lao độngnông thôn huyện Phúc Thọ

- Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạonghề cho lao động nông thôn huyện Phúc Thọ

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI HUYỆN PHÚC THỌ1.1 Khái quát chung về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ

1.1.1 Tóm lược quá trình hình thành và phát triển

Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ được thành lập năm

1960 Trong quá trình hoạt động và phát triển, phòng đã trải qua nhiều lần thay đổi têngọi lẫn chức năng cho phù hợp với nhiệm vụ riêng của mình

Tiền thân của phòng là phòng Tổ chức - Lao động và Xã hội bao gồm: Ban Tổchức chính quyền và phòng Thương binh & Xã hội

Tháng 10/1987 ban Tổ chức chính quyền và phòng Thương binh & Xã hội sátnhập thành phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Tháng 4/1991 do sửa đổi cơ chế, phòng lại được đổi tên là phòng Nội vụ - Laođộng & Xã hội

Đến tháng 06/2008 phòng được tách riêng ra từ phòng Nội vụ - Lao động & Xãhội lấy tên là phòng Lao động Thương binh & Xã hội và hoạt động đến bây giờ

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ là cơ quan chuyênmôn thuộc UBND huyện Phúc Thọ có chức năng giúp UBND huyện thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, việc làm, dạy nghề, chính sách đối vớingười có công, công tác bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, trẻ em… trên địabàn huyện Giúp UBND huyện quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quyđịnh của pháp luật lao động, việc làm, cứu trợ xã hội, thực hiện các chương trình xóađói giảm nghèo đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của

Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật

Phòng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBNDhuyện, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; đồng thời chịu sự chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động Thươngbinh và Xã hội Thành phố Hà Nội

1.1.2 Vị trí, chức năng của phòng LĐ-TB&XH huyện Phúc Thọ

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng

Trang 10

quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện một sốnhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quyđịnh của pháp luật.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tàikhoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhândân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyênmôn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1.1.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng lao động Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ

Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kếhoạch dài hạn, năm năm và hàng năm;đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động,người có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hoá thuộc lĩnh vực quản lý nhànước được giao

Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực laođộng, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hµnh của Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án,chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện sau khiđược phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực laođộng, người có công và xã hội được giao

Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tậpthể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chínhphủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theoquyđịnh của pháp luật

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sởbảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợgiúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, cáccông trình ghi công liệt sỹ

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp

Trang 11

đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và

xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãngphí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật vàphân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưutrữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực laođộng, người có công và xã hội

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiệnnhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động -Thương binh và Xã hội

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của phápluật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theoquy định của pháp luật

1.1.4 Cơ cấu tổ chức của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ

a Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Bộ máy của Phòng LĐTB&XH gồm:

Trưởng phòng Lao động Thương Binh và Xã Hội – là người phụ trách chung.Dưới trưởng phòng có 02 phó trưởng phòng: một người phụ trách mảng lao động việclàm,tệ nạn xã hội, người có công, xoá đói giảm nghèo; một người phụ trách mảng bảotrợ xã hội và công tác trẻ em Phòng có các cán bộ, chuyên viên phụ trách các mảngchuyên môn: lao động việc làm, bảo trợ xã hội, người có công, công tác giảm nghèo

và dạy nghề, tệ nạn xã hội và trẻ em, kế toán

Trang 12

Trưởng Phòng LĐ-TB&XH

Chuyên viên kế toán

CV phụ trách mảng NCC &

chế độ cho HS,SV

Chuyên viên Phòng 1 cửa

Chuyên viên phụ trách mảng XĐGN &

dạy nghề

Chuyên viên phụ trách mảng TNXH & Trẻ em

Sơ đồ cụ thể như sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY PHÒNG LAO ĐỘNG TB&XH

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ phối hợp

Cơ cấu tổ chức của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Phúc Thọ theo

mô hình cơ cấu trực tuyến đây là mô hình tổ chức quản lý, trong đó mỗi người cấpdướichỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấptrên

Ưu điểm: của loại tổ chức này là mối quan hệ giữa các nhân viên trong hệ thống

tổ chức được thể hiện theo hệ thống trực tuyến, tức là quan hệ dọc trực tiếp từ ngườilãnh đạo cao nhất đến người cấp dưới thấp nhất, người thực hiện công việc chỉ nhậnnhiệm vụ từ một người phụ trách trực tiếp

Trang 13

Nhược điểm: Cơ cấu của phòng là mô hình trực tuyến vì vậy, yêu cầu về người

lãnh đạo rất cao, Trưởng phòng là người phải có kiến thức sâu rộng, có kiến thứcchuyên môn, nghiệp vụ về ngành lao động thương binh và biết cách phân công côngviệc phù hợp với các nhân viên trong phòng để công việc đạt được hiệu quả cao nhất.Bên cạnh đó, mô hình cơ cấu này cũng tạo ra một phần tách biệt công việc giữa cácnhân viên trong phòng đôi khi không tạo ra được sự đoàn kết giữa các nhân viên trong

Phó trưởng phòng

Gồm 02 phó trưởng phòng phụ trách các mảng công việc khác nhau

Phó trưởng phòng thứ nhất: Giúp trưởng phòng quản lý chung công tác chínhsách xã hội; giải quyết việc làm xuất khẩu lao động và dạy nghề; kế toán của phòng.Khi có vướng mắc phát sinh ở từng bộ phận sẽ báo cáo trực tiếp với phó trưởng phòngphụ trách để xin ý kiến và kịp thời giải quyết đồng thời để phó trưởng phòng tổng hợpbáo cáo trưởng phòng Ngoài ra phó trưởng phòng còn giúp trưởng phòng giải quyếtđơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân về lĩnh vực chính sách xã hội và laođộng việc làm, dạy nghề theo quy định của pháp luật Chủ trì và phối hợp với các cơquan liên quan theo dõi an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ của các doanhnghiệp trên địa bàn huyện Đồng thời chịu trách nhiệm trước trưởng phòng

Phó trưởng phòng thứ hai: Giúp trưởng phòng quản lý chung công tác chính sáchngười có công với cách mạng và công tác trẻ em Khi có vướng mắc phát sinh ở hai bộphận này cũng trực tiếp báo cáo phó trưởng phòng phụ trách để xin ý kiến và kịp thờigiải quyết đồng thời phó trưởng phòng cũng tổng hợp báo cáo tình hình hai mảng côngviệc với trưởng phòng Phó trưởng phòng còn phụ trách việc giải quyết đơn thư khiếunại, tố cáo của tổ chức, công dân về lĩnh vực người có công theo quy định của phápluật Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác bảo vệ và chăm

Trang 14

sóc trẻ em theo quy định Đồng thời chịu trách nhiệm trước trưởng phòng.

Bộ phận phụ trách lao động - việc làm và dạy nghề:

Tổng hợp, điều tra và nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địabàn huyện Hướng dẫn và xác nhận thang bảng lương cho các doanh nghiệp sử dụngdưới 50 lao động đóng trên địa bàn huyện

Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện theo dõi việc cho vay vốn giảiquyết việc làm; vay vốn xuất khẩu lao động… cho lao động trên địa bàn

Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra định kỳ việc thực hiện pháp luật laođộng, thực hiện an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại các doanh nghiệptrên địa bàn

Thực hiện điều tra, nắm bắt nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địabàn huyện Phối hợp với các đơn vị đủ điều kiện dạy nghề theo quy định của pháp luậtthực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thựchiện dạy nghề của các cơ sở dạy nghề đã ký hợp đồng dạy nghề với phòng LĐ -TB&XH

Theo dõi, thực hiện, thường xuyên kiểm tra, lưu trữ hồ sơ kế toán

Bộ phận chính sách xã hội

Điều tra thống kê các đối tượng bảo trợ xã hội như: người tàn tật, người già neo

đơn, trẻ em mồi côi, người tâm thần, nhiễm HIV/AIDS… để đề xuất giải quyết các chế

độ theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 1515/QĐ-UBND củaThành phố Hà Nội

Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện cácchính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như:

Trang 15

Trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, tặng quần áo ấm cho người khó khăn,người già yếu…

Theo dõi, hướng dẫn thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo Điều tra,theo dõi hộ nghèo, cấp, sửa đổi thẻ bảo hiểm y tế hàng năm cho hộ nghèo, hộ cậnnghèo Thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo theo quy định như: Hỗ trợ kinh phínhà ở xuống cấp hư hỏng nặng cho hộ nghèo; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; thực hiệnmiễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đìnhnghèo theo Nghị định 49/NĐ-CP của Chính phủ

Nghiên cứu đề xuất phương án phòng chống tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm,gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…Trực tiếp theo dõi, quản lý các đối tượngnghiện ma túy trên địa bàn Tham mưu cho UBND huyện ra quyết định quản lý cainghiện bắt buộc và quản lý sau cai đối với các đối tượng nghiện ma túy…

Bộ phận trẻ em

Điều tra số lượng trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi…Theo dõi, thực hiện công tác bảo

vệ, chăm sóc trẻ em

Tham mưu cho UBND huyện vận động các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị,

xã hội và cán bộ công chức, công nhân lao động xây dựng Quỹ “Bảo trợ trẻ em”

Tổng hợp việc cấp thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi báo cáo cơ quanchức năng

Tuyên truyền, vận động và nâng cao năng lực quản lý chương trình ngăn ngừa vàgiải quyết tình trạng trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị xâm hại tình dục…

Lập thủ tục đề nghị phẫu thuật miễn phí cho những em bị bệnh tim bẩm sinh,phẫu thuật trả lại nụ cười cho những em bị sứt môi, hở hàm ếch…

Bộ phận chính sách người có công

Trực tiếp theo dõi lập thủ tục đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết chính sách người

có công và người thân của họ

Phối hợp với cơ quan liên quan cấp thẻ BHYT hàng năm cho đối tượng người cócông với cách mạng

Hàng tháng lập dự toán, tổ chức tiếp cận và chi trả kịp thời cho các đối tượngchính sách, người có công

Tham mưu cho UBND huyện vận động các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị,

xã hội và cán bộ công chức, công nhân lao động xây dựng Quỹ “Đề ơn đáp nghĩa”

Trang 16

Tổ chức, vận động địa phương chăm lo cho thương binh, bệnh binh, thân nhânliệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn về đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Tổ chức, vận động địa phương chăm sóc tôn tạo các nghĩa trang liệt sỹ và nghĩatrang nhân dân trên địa bàn huyện

Thực hiện công tác điều dưỡng người có công, vận động các tổ chức, đơn vị trong vàngoài nước chăm lo, phụ dưỡng suốt đời cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng…

Ngoài nhiệm vụ được phân công như trên, mỗi cán bộ, công chức còn phải thựchiện các nhiệm vụ đột xuất do lãnh đạo cơ quan phân công

Hàng tháng, quý, năm, phòng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao chotừng cán bộ, công chức để xem xét, đánh giá phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụcủa từng người, trên cơ sở đó đề xuất khen thưởng, kỷ luật kịp thời, chính đáng

Ngoài những nhiệm vụ, chức năng của cán bộ và từng bộ phận nêu trên còn căn

cứ vào những quy định của pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình,phối hợp lẫn nhau, vận dụng vào điều kiện công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ đượcgiao

1.1.5 Mối quan hệ của các bộ phận

Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhândân huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyển hạn đượcgiao và toàn bộ hoạt động của Phòng

Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt côngtác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật nhiệm vụ được phâncông Khi Trưởng phòng vắng mặt, Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệmđiều hành các hoạt động của phòng

Việc bổ nhệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, đối vớiTrưởng phòng, Phó trưởng phòng do chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định theoquy định của pháp luật và phân cấp của tỉnh

Các chuyên viên trong phòng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo và cơ quan cấptrên như Ủy ban nhân dân huyện và Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh TháiNguyên về công vệc được phân công phụ trách, đồng thời tham gia giải quyết côngviệc chung của phòng, chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của phòng trước Trưởngphòng, Ủy ban nhân dân huyện và Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh

♦ Mối quan hệ công việc giữa cán bộ, công chức, chuyên viên trong phòng được thể

Trang 17

hiện như sau:

Các nội dung công việc của phòng được đưa ra thảo luận theo định kỳ hàng tuần,tháng, quý

Các chương trình công tác, tháng, quý, sáu tháng và một năm phải có báo cáo cụthể trước Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tất cả các chuyên viên trong phòng vềnội dung công việc được giao phụ trách

Cán bộ, công chức, chuyên viên trong phòng có nhiệm vụ thực hiện tốt công tácchuyên môn được giao, nghiên cứu, đề xuất theo dõi, hướng dẫn kiểm tra về công tácchuyên môn được giao.Chấp hành nghiêm pháp luật của nhà nước, giữ tính bảo mậttrong công tác chuyên môn theo đúng phạm vi trách nhiệm được giao quản lý Báo cáotình hình chuyên kết quả công việc chuyên môn theo quy định của Trưởng phòng, của

cơ quan

Các chuyên viên, thuộc các bộ phận chuyên môn làm việc trực tiếp với lãnh đạophòng và cán bộ lãnh đạo phụ trách công việc có trách nhiệm báo cáo phần công việcđược phân công với Trưởng phòng và cung cấp thông tin cho cán bộ, công chức khác cóliên quan để tạo điều kiện cho các bộ phận chuyên môn hoàn thành tốt công việc đượcgiao

Các cán bộ, công chức trong phòng luôn hợp tác phối hợp công việc bình đẳng

và cộng đồng trách nhiệm trước công việc chung của phòng Thường xuyên trao đổikinh nghiệm, thông tin cho nhau và trả lời những vấn đề cần thiết theo yêu cầu, nộidung công việc của từng bộ phận chuyên môn và từng công chức phụ trách để báo cáolãnh đạo phòng được kịp thời và chính xác

Hàng tháng vào đầu tháng họp toàn bộ cán bộ, công chức trong phòng và giaoban lãnh đạo hai lần vào đầu tháng và cuối tháng để các đồng chí lãnh đạo phục trách

bộ phận chuyên môn báo cáo, phản ánh tình hình công việc đã làm được và nhữngcông việc trong thời gian tới để trưởng phòng kết luận và giao nhiệm vụ cho các bộphận chuyên môn thực hiện

Khi có công việc cấp bách, khó khăn cần giải quyết các chuyên viên trong phòngcùng giúp đỡ người phụ trách công tác đó để công việc được diễn ra thuận lợi và giảiquyết nhanh chóng, kịp thời những công việc quan trọng, cần thiết…

Trang 18

1.2 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực

1.2.1 Công tác hoạch định nhân lực

Hoạch định nhân lực là quá trình dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực của một tổchức để tiến hành các bước tiếp theo nhằm đáp ứng nhu cầu đó

Hoạch định nguồn nhân lực là một tiến trình đảm bảo cho tổ chức có đủ sốngười với những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc nhằm đạt được mục tiêucủa tổ chức

Như vậy lập kế hoạch nhân lực kéo theo việc dự báo các nhu cầu của tổ chứctrong tương lai về nhân lực và cung cấp nhân lực để đảm bảo rằng tổ chức sẽ có đủ cán

bộ cần thiết vào các thời điểm cần thiết để tạo thuận lợi cho đạt mục tiêu của tổ chức

Hoạch định nhu cầu nhân lực một cách cụ thể bao gồm:

- Xác định cần bao nhiêu người với trình độ lành nghề thích ứng để thực hiệncác nhiệm vụ hay mục tiêu của tổ chức

- Xác định lực lượng lao động sẽ làm việc cho tổ chức

- Lựa chọn các giải pháp để cân đối cung và cầu nhân lực của tổ chức tại thờiđiểm thích hợp trong tương lai

1.2.2 Phân tích công việc

Là một quá trình (bao gồm công việc và thủ tục) nhằm xác định các loại côngviệc phải thực hiện, tính chất và đặc điểm của mỗi công việc đó, quyền hạn, tráchnhiệm, kỹ năng thực hiện theo yêu cầu của công việc đó là gì? phức tạp hay đơn giản,chức trách đảm đương công việc đó là gì? công việc đó đòi hỏi những kỹ năng gì? màkhi thực hiện công việc cần phải có

Để tiến hành phân tích công việc người ta thường hay sử dụng các phương phápnhư phương pháp trực quan bằng cách quan sát trực tiếp quá trình hoạt động của nhànhân sự - phương pháp phân tích thống kê qua các số liệu thống kê thu thập được vềkết quả và quá trình hoạt động của các loại lao động hiện có, để đánh giá về nhân sựcủa cơ quan, đơn vị đó và phương pháp trắc nghiệm

Phân tích công việc được thực hiện qua 5 bước sau:

Mô tả

công việc

Xác địnhcông việc

Tiêuchuẩn vềnhân sự

Đánh giácông việc

Xếp loạicông việc

Trang 19

1.2.3 Tuyển dụng nhân sự

Quá trình tìm kiếm, lựa chọn nhân sự để đáp ứng nhu cầu lao động của đơn vị

về số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức trong một thời kỳ nhất định

Quá trình này có thể được tiến hành theo các bước công việc và trở thànhnhững thủ tục trong khi tuyển dụng nhân sự như sau:

+ Chuẩn bị tuyển dụng nhân sự cho công việc mà cơ quan văn phòng đang làm.+ Trên cơ sở phân tích công việc, tiến hành thông báo về việc tuyển dụng nhânsự

+ Thu nhận hồ sơ và tiến hành nghiên cứu các hồ sơ của các ứng cử viên

+ Tổ chức phỏng vấn, sát hạch kiểm tra trình độ năng lực của người dự tuyển.+ So sánh, lựa chọn và ra quyết định về việc tuyển dụng nhân sự

1.2.4 Đào tạo và phát triển nhân sự

Đào tạo và phát triển nhân sự là quá trình giảng dạy, hướng dẫn bồi dưỡng,nhằm nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, trình độ hiểu biết và các phẩm chấtkhác đối với mỗi người nhân viên trong cơ quan văn phòng Mỗi công việc trong cơquan đơn vị đều cần đến một loại lao động có trình độ, chuyên môn ở mức nhất định,phải có kế hoạch đào tạo cụ thể giúp cho người lao động làm quen với công việc, đúngchuyên môn, sở trường và thích nghi với công việc được giao Hoạt động của cơ quandiễn ra thường xuyên liên tục đòi hỏi các bộ phận nhân sự phải bố trí hợp lý, cân đốivới các yếu tố vật chất và giữa các bộ phận

Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì yêu cầu và đòi hỏi về nănglực người lao động ngày càng cao, muốn vậy mỗi cơ quan, đơn vị cần coi trọng vàquan tâm chú ý tới vấn đề quản trị nhân sự

1.2.5 Đãi ngộ nhân sự

Trong quản trị nhân sự đã ngộ nhân sự quyết định sự hăng hái hay không củangười lao động và qua đó ảnh hưởng tới hiệu quả công việc Đãi ngộ nhân sự có thểđược thông qua

+ Đãi ngộ vật chất: Thể hiện việc thoả mãn nhu cầu về vật chất của người laođộng qua tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi xã hội, đây là một nhu cầu cơ bản củacon người

+ Đãi ngộ tinh thần: Đó là việc quan tâm đến nhu cầu tinh thần của con người,thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người như: có niềm vui trong công việc, được tôn

Trang 20

trọng và quý trọng, được thăng tiến trong công việc, được quan tâm giúp đỡ, khuyếnkhích mỗi khi gặp khó khăn hoặc có sự rủi ro xảy ra đối với bản thân và gia đình họ.

1.2.6 Đánh giá kết quả thực hiện công việc

Trước công việc được giao, các nhà quản trị cần đánh giá đúng mực trung thựccông bằng những thành tích mà người lao động đạt được, động viên khuyến khích kịpthời, đồng thời rút ra những tồn tại yéu kém để họ có thể tiếp thu và rút ra kinh nghiệmlàm tốt hơn

Như vậy, yếu tố giúp ta nhận biết được một tổ chức hoạt động tốt hay khôngtốt, thành công hay không thành công chính là lực lượng nhân sự của cơ quan, tổ chức

đó – những con người cụ thể với lòng nhiệt tình và óc sáng kiến Mọi thứ còn lại như:Máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏiđược, sao chép được, nhưng con người thì không thể Vì vậy có thể khẳng định rằngquản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của cơ quan tổchức

Trang 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚC THỌ2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Khái niệm nghề và đào tạo nghề

a Khái niệm nghề

Nghề là thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động sản xuất nào đó trong xã hội.Tác giả E.A.Klimov viết: Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vậtchất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phâncông lao động xã hội mà có) Nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động củamình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển;

Theo tác giả Nguyễn Hùng thì : Những chuyên môn có những đặc điểm chung,gần giống nhau được xếp thành một nhóm chuyên môn và được gọi là nghề Nghề làtập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau Chuyên môn là mộtdạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinhthần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng

đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người;

Từ điển Tiếng Việt (1998) định nghĩa: Nghề là công việc chuyên làm, theo sựphân công lao động của xã hội;

Từ các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu nghề nghiệp như một dạng lao độngvừa mang tính xã hội (sự phân công xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân)trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đồi hỏi để thỏa mãn những yêucầu nhất định của xã hội và cá nhân

b Khái niệm đào tạo nghề

Nghị định 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề có nêu:

Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hìnhthành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ,…để hoàn thiệnnhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách cónăng suất và hiệu quả Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngànhnhằm thay đổỉ hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứngtiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn

Trang 22

Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ chuyên mônnghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công việc nhất định Hay nóicách khác, đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng cần thiết đểngười lao động có thể thực hiện một công việc nào đó trong tương lai.

Ngày 29/11/2006 Quốc hội đã ban hành Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11.Trong đó viết: “ Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng

và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc

tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học

Qua đó, ta có thể thấy dạy nghề là khâu quan trọng trong việc giải quyết việclàm cho người lao động, tuy nó không tạo ra việc làm ngay nhưng nó lại là yếu tố cơbản tạo thuận lợi cho quá trình tìm việc làm và thực hiện công việc Dạy nghề giúp chongười lao động có kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp để từ đó họ

có thể xin làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, hoặc có thể tự tạo ra công việcsản xuất cho bản thân

2.1.1.2 Lao động và lao động nông thôn

a Khái niệm lao động

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chất

và các giá trị tinh thần của xã hội

Theo khái niệm của Liên hợp quốc thì : “Lao động là tổng thể sức dự trữ, nhữngtiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người vào cảitạo tự nhiên và cải tạo xã hội”

Hay theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) thì : “ Lực lượng lao động là một

bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và những ngườikhông có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm”

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật chất tựnhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình Trong quá trình sản xuất,con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sảnphẩm phục vụ cho lợi ích của con người Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của

xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội Nó là nhân tốquyết định của bất cứ quá trình sản xuất nào Như vậy, động lực của quá trình pháttriển kinh tế- xã hội quy tụ lại là ở con người Con người với lao động sáng tạo của họđang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, phải thực

Trang 23

sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, trước hếtgiải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng sáng tạo của conngười Vai trò của người lao động đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung vàkinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng Nguồn lao động là toàn bộ những ngườitrong độ tuổi lao động có khả năng lao động ( theo quy định của Bộ Luật lao độngnước ta: nam có độ tuổi từ 15 đến 60; nữ có độ tuổi từ 15 đến 55) Lực lượng lao động

là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, đang cóviệc làm trong nền kinh tế quốc dân và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìmviệc làm

b Khái niệm về lao động nông thôn

LĐNT là những người thuộc lực lượng lao động và hoạt động trong hệ thốngkinh tế nông thôn

LĐNT là những người dân không phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân sinhsống ở vùng nông thôn, có độ tuổi từ đủ 15 tuổi trở lên, hoạt động sản xuất ở nôngthôn Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâm sinh lí trong độtuổi lao động theo quy định của Luật lao động và những người ngoài độ tuổi lao động

có khả năng tham gia sản xuất, trong một thời gian nhất định họ hoàn thành công việcvới kết quả đạt được một cách tốt nhất

2.1.1.3 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Kết hợp từ hai khái niệm về đào tạo nghề và khái niệm LĐNT như đã trình bày

ở trên tôi xin đưa ra khái niệm về đào tạo nghề cho LĐNT như sau: “Đào tạo nghề choLĐNT là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt những kiến thức, kỹnăng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho người lao động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo

ra năng lực cho người lao động đó có thể thực hiện thành công nghề đã được đào tạo”

2.1.1.4 Chất lượng đào tạo nghề

a Khái niệm chất lượng

Có rất nhiều định nghĩa và cách lí giải khác nhau về khái niệm chất lượng Có ýkiến cho rằng chất lượng là sự xuất chúng, tuyệt hảo, là giá trị bằng tiền, là sự biến đổi

về chất và là sự phù hợp với mục tiêu Có thể thấy quan niệm về chất lượng qua một

số định nghĩa sau:

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng: Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giátrị của sự vật hoặc cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia;

Trang 24

Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông thì chất lượng là tổng thể những tính chất,thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sựvật (sự việc) khác;

Theo TCVN-ISO8402: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đốitượng) tạo cho thực thể ( đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu rahoặc nhu cầu tiềm ẩn;

Suy cho cùng: Chất lượng là khái niệm trừu tượng, phức tạp và là khái niệm đachiều; nhưng chung nhất đó là khái niệm phản ánh bản chất của sự vật và dùng để sosánh sự vật này với sự vật khác

b Chất lượng đào tạo nghề

Chất lượng đào tạo nghề là một khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo đếm

và cảm nhận được, nó luôn luôn biến đổi theo thời gian và theo không gian

Chất lượng đào tạo nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất định và trạngthái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó Nếu như chúng ta khôngđánh giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu thì khó có thể biết được chất lượng đàotạo nghề

Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng của người lao độngđược đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, theo mục tiêu và chương trình đàotạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu hiện một cách tổng hợpnhất ở mức độ chấp nhận của thị trường lao động, của xã hội đối với kết quả đào tạo.Đồng thời, chất lượng đào tạo nghề còn phản ánh kết quả đào tạo của các cơ sở đào tạonghề và hệ thống đào tạo nghề

2.1.2 Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Cơ cấu lao động làm nông nghiệp chiếm đến 90% LĐNT do đó mà đặc điểmcủa đào tạo nghề cho LĐNT cũng là lao động trong sản xuất nông nghiệp Vậy nên,đào tạo nghề cho LĐNT có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất: Đào tạo nghề cho LĐNT có tính thời vụ cao Sản xuất nông nghiệp

luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các quy luật sinh học và điều kiện tựnhiên của từng vùng (khí hậu, đất đai,…) Do đó,quá trình sản xuất mang tính thời vụcao, thu hút lao động không đồng đều Vì vậy đã làm cho việc sử dụng lao động ở cácvùng nông thôn trở nên phức tạp hơn và do đó công tác đào tạo nghề cho LĐNT cũngmang tính thời vụ cao

Trang 25

Thứ hai: LĐNT rất dồi dào và đa dạng về độ tuổi và có khả năng thích ứng cao.

Do đó việc đào tạo nghề cho nguồn lao động có ý nghĩa rất quan trọng và phức tạp, đòihỏi phải có biện pháp tổ chức quản lý đào tạo nghề thực sự tốt để tăng cường lựclượng lao động cho sản xuất nông nghiệp

Thứ ba: Đào tạo nghề cho LĐNT có thể đào tạo nhiều ngành nghề, phần lớn

theo hướng cầm tay chỉ việc Vì : LĐNT đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp Sảnxuất nông nghiệp có nhiều việc gồm các khâu với các tính chất khác nhau Hơn nữa,mức độ áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất thấp vì thế mà sản xuất nông nghiệpđòi hỏi về sức khỏe, sự lành nghề và kinh nghiệm Mỗi lao động có thể đảm nhậnnhiều công việc khác nhau nên LĐNT ít chuyên sâu hơn lao động trong các ngànhcông nghiệp và một số ngành khác Tổ chức lao động đơn giản, công cụ lao động thô

sơ, vì vậy mà hiệu suất thấp, khó khăn trong việc tiếp thu công nghệ hiện đại

2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2.1.3.1 Vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đào tạo nghề cho LĐNT có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt đối với phát triểnvốn con người, nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập chongười lao động; giảm nghèo, thực hiện công bằng, đảm bảo an sinh xã hội, góp phầnphát triển kinh tế- xã hội bền vững ở khu vực nông thôn

Nhờ có nền tảng giáo dục đào tạo- trong đó có đào tạo nghề, người lao động cóthể nâng cao được kiến thức và kỹ năng nghề của mình, qua đó nâng cao năng suất laođộng, góp phần phát triển kinh tế Như vậy có thể thấy, giáo dục đào tạo nghề là mộtthành tố và là thành tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định phát triển nguồn nhânlực Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thịtrường lao động, song song với các cơ chế chính sách sử dụng có hiệu quả nguồn nhânlực, cần phải tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nói chung vàđào tạo nghề nói riêng

2.1.3.2 Ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn

a Ý nghĩa về phát triển kinh tế

Đào tạo nghề cho LĐNT góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số LĐNTnhàn rỗi do không có nghề Một số do không thi vào các trường đại học, cao đẳng,trung cấp hoặc do thi trượt, hoàn cảnh không thể có khả năng thi tiếp; một số khác là

bộ đội xuất ngũ trở về địa phương, nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công

Trang 26

nghiệp Đối với những LĐNT, người có trình độ văn hóa thấp thì học nghề là biệnpháp duy nhất để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, tay nghề cho người lao động vì

họ không thể đáp ứng được các yêu cầu của giáo dục chuyên nghiệp

Bên cạnh đó, đào tạo nghề sẽ huy động được tối đa lực lượng lao động của xãhội vào phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời phát huy được năng lực, sở trường củatừng người lao động, khai thác tốt hơn các nguồn lực về vốn, tài nguyên thiên nhiên,khoa học công nghệ…nhờ vậy hiệu quả kinh tế ngày một nâng cao góp phần quantrọng vào quá trình tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân

b Ý nghĩa về chính trị, xã hội

Đào tạo nghề cho LĐNT góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu “Dângiàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng và Nhà nước ta.Dân muốn giàu trước hết phải có đầy đủ việc làm, sau đó là chất lượng việc làm ngàymột nâng cao, thu nhập của người lao động ngày một tăng

Đào tạo nghề cho LĐNT góp phần nâng cao trí tuệ,chất lượng lực lượng laođộng, làm giảm các tội phạm về tệ nạn xã hội

2.1.4 Nội dung nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.1.4.1 Hình thức đào tạo nghề

- Đào tạo nghề ngắn hạn: Là một loại hình đào tạo có thời gian học tập ngắn(dưới 12 tháng), kinh phí thấp, chú trọng nhiều đến thời gian thực hành (chiếm khoảng70% thời gian học), mục đích đào tạo nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thựchành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; cóđạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ,tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạoviệc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn

- Đào tạo nghề dài hạn: Thời gian đào tạo nghề dài hạn kéo dài từ 12 tháng trởlên, được thực hiện tại các trường dạy nghề, chủ yếu đào tạo các lao động có tay nghềcao nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành lao động công nghiệp

- Đào tạo nghề tại doanh nghiệp, làng nghề: Là các lớp dạy nghề do doanhnghiệp, các nghệ nhân tổ chức nhằm đào tạo lao động cho riêng mình hoặc các doanhnghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực Chủ yếu là đào tạo nghề cho người lao động mớiđược tuyển dụng, đào tạo lại nghề, nâng cao tay nghề, chuyển giao công nghệ, kỹ thuậtmới Chương trình đào tạo gồm hai phần: lý thuyết và thực hành sản xuất, phần lý

Trang 27

thuyết được giảng tập trung , còn phần thực hành được tiến hành trực tiếp tại các phânxưởng sản xuất với sự hướng dẫn của các kỹ sư, các nghệ nhân có tay nghề cao

- Bồi dưỡng, tập huấn: Là hình thức đào tạo có thời gian ngắn, mang tính chấttrao đổi kinh nghiệm và theo xu hướng của thị trường lao động, hình thức này chủ yếunhằm nâng cao tay nghề cho những lao động đang tham gia sản xuất để họ có thể tiếpxúc và tiếp thu, học hỏi những kỹ năng mới, kinh nghiệm mới

- Liên kết đào tạo: là một mô hình trong giáo dục nhằm tạo cơ hội học tập chongười học nghề thông qua sự hợp tác, liên kết tổ chức đào tạo giữa các cơ sở đào tạokhác nhau với sự chuyển giao về công nghệ, nhân lực

2.1.4.2 Xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nhu cầu đào tạo nghề là cơ sở quan trọng để hệ thống đào tạo nghề chuẩn bịcác điều kiện đào tạo nghề như: xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo, chuẩn bị các điềukiện vật chất, đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên tương ứng Ngược lại nhu cầu đàotạo cũng có thể tính toán từ việc xem xét các điều kiện vật chất và con người có thểhuy động cho đào tạo nghề với nhu cầu từ sự phát triển kinh tế - xã hội Việc xem xétmối tương quan giữa nhu cầu xã hội và khả năng về các điều kiện có thể huy động làquy trình hợp lý nhất để xác định nhu cầu đào tạo nghề ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗiđịa phương trong một thời gian nhất định

2.1.4.3 Xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Là hệ thống các trường nghề, bao gồm các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề

và các trung tâm dạy nghề Đó cũng là các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư, công làmnhiệm vụ chung là khuyến khích các hoạt động gắn với các ngành phát triển, trong đócác hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và dạy nghề gắn với quá trìnhchuyển giao đó

Quy hoạch và thiết kế hệ thống cơ sở đào tạo nghề theo từng cấp học, từng hìnhthức đào tạo, ngành nghề đào tạo là nội dung mang tính tiền đề quan trọng Xác địnhchức năng nhiệm vụ đào đạo và việc liên hệ, hỗ trợ gắn kết cơ sở đào tạo với thịtrường việc làm đóng vai trò cốt lõi, cần thiết trong việc giải quyết như cầu việc làmcho lao động sau đào tạo

2.1.4.4 Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề

Hệ thống cơ sở vật chất là những điều kiện cần thiết cho hoạt động dạy nghề.Dạy nghề là dạy và rèn luyện kỹ năng cho lao động, vì vậy để hoạt động dạy nghề có

Trang 28

được kết quả tốt thì đỏi hỏi hệ trống trang thiết bị phục vụ dạy nghề cần được trang bịđầy đủ, đầu tư kinh phí trang bị máy móc, thiết bị dạy học Khi đó, người lao động cóđiều kiện làm việc trực tiếp với máy móc, thiết bị sử dụng trong lao động, nhớ vậy màngười lao động có thể thành thạo trong thực hành công việc, có thể đi làm ngay khiđào tạo xong.

2.1.4.5 Xây dựng chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Là cơ sở để các cơ sở đào tạo nghề thực hiên công tác dạy nghề, không có hệthống chương trình đào tạo, công tác dạy nghề không thể được thực hiên Các chươngtrình đào tạo phải rất cụ thể với từng nghề và nhóm nghề Các chương trình hướng tớihai mục tiêu là: trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năngnghề một cách cụ thể Để xây dựng được chương trình dạy nghề, các cơ sở dạy nghềphải xác định được hệ thống ngành nghề cơ sở tham gia đào tạo Xác định hình thứcđào tạo và khả năng của người lao động để hoạt động dạy nghề tại cơ sở đạt được kếtquả tối ưu nhất

Để xây dựng chương trình đào tạo nghề có chất lượng, đơn vị là cơ sở đào tạocần dựa theo quy định của Nhà nước, Bộ giáo dục, xây dựng chương trình theo chuẩnchung, Ngoài ra, các cơ sở đào tạo có thể bổ sung các chương chình đào tạo mang tínhchất đặc thù cho từng nghành nghề, từng địa phương và cơ sở đào tạo, đảm bảo đượcchất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo

2.1.4.6 Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Hệ thống cán bộ đào tạo bao gồm các cán bộ quản lý đào tạo tại các cơ sở dạynghề và đội ngũ giáo viên dạy nghề Đối với đội ngũ giáo viên dạy ngề, đây là lựclượng trực tiếp tham gia vào công tác giảng dạy, truyền bá kiến thức, rèn luyện kỹnăng cho các học viên tại cơ sở dạy nghề Đội ngũ giáo viên dạy nghề phải là nhữngngười nắm vững lý thuyết giỏi về thực hành

Để có được đội ngũ cán bộ đào tạo có chất lượng các cơ sở dạy nghề cần chútrọng tuyển dụng những người có đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, có nền tảng về lýthuyết, biết vận dụng lý thuyết vào thực hành và phải có lòng nhiệt huyết với nghề,yêu nghề Không chỉ vậy, các cơ sở đào tạo nghề cần có những chính sách, chế độthường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, tạođược sự yên tâm với nghề nhất là ở những nơi có sự cạnh tranh về đội ngũ cán bộ đào

Trang 29

2.1.5.1 Cơ chế chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đào tạo nghề có chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm Vì vậy, muốnđào tạo nghề phát triển thì Nhà nước phải có các chính sách đầu tư; đồng thời phải banhành hệ thống văn bản tạo hành lang pháp lí, tạo môi trường thuận lợi để khuyến khíchđào tạo nghề phát triển

Kể từ khi Luật dạy nghề ra đời năm 2006 , các chính sách mới liên quan về đàotạo nghề cho người lao động được ban hành, phù hợp với thực tế đào tạo nghề nhưviệc ban hành các chính sách đầu tư cho dạy nghề: Dự án nâng cao năng lực đào tạonghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo; Đề án phát triển đàotạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Chính sách đối với người học nghề(miễn giảm học phí, cử tuyển, giới thiệu việc làm, ); Chính sách đối với trường nghề

và trung tâm dạy nghề; Chính sách đối với giáo viên, giảng viên tham gia đào tạo nghề

và cán bộ quản lý dạy nghề; Chính sách đối với doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề…

Bên cạnh đó, Nhà nước quản lý việc dạy nghề thông qua hệ thống các chínhsách, văn bản quy phạm pháp luật như: quy định về thành lập, đăng kí hoạt động dạynghề; quy chế hoạt động của trường dạy nghề; chương trình khung; mã nghề; quy địnhliên thông các trình độ tay nghề; kiểm định chất lượng đào tạo nghề Đó là nhữngchính sách quan trọng giúp phát triển đào tạo nghề

2.1.5.2 Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề

Cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề bao gồm: phòng học, xưởng thựchành, thư viện, học liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập Đây là yếu tốhết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề, đối với mỗinghề dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có máy móc, trang thiết bị chuyên dùngphục vụ cho giảng dạy và học tập Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nghề càng

Trang 30

tốt, càng hiện đại bao nhiêu thì người học viên có thể thích ứng, vận dụng nhanhchóng với sản xuất trong DN bấy nhiêu Chất lượng của cơ sở vật chất, thiết bị dạynghề đòi hỏi phải theo kịp tốc độ đổi mới hiện đại hóa của máy móc, thiết bị sản xuất.

2.1.5.3 Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí đào tạo nghề

Chất lượng của một nền giáo dục phụ thuộc trước hết vào chất lượng của nhữngngười thầy cô giáo và thành công của các cuộc cải cách giáo dục luôn phụ thuộc vào ýchí muốn thay đổi của người giáo viên Ray Roy Singh (Ấn Độ) khẳng định rằng :

“không một hệ thống giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việccho nó” Ở đâu có người thầy giỏi ở đó sẽ có những người trò giỏi Đội ngũ giáo viên

là yếu tố cơ bản có tính chất quyết định, tác động trực tiếp lên chất lượng đào tạo – làngười giữ trọng trách truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo, kinh nghiệm cho các họcviên trên cơ sở thiết bị dạy học

Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dụcquốc dân - đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng , yêu cầu kĩ thuật cao, thường xuyênphải cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề để phù hợp với tiến bộ KHKT; học viên vào họcnghề có rất nhiều cấp trình độ văn hóa, độ tuổi khác nha Sự khác biệt đó làm cho độingũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều trình độ khác nhau

Một nguồn nhân lực khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề đó là đội ngũcán bộ quản lý dạy nghề Chất lượng cán bộ quản lý có ảnh hưởng rất lướn đến đào tạonghề, thể hiện qua khả năng tổ chức, quản lý, điều phối, quá trình đào tạo; định hướng,tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết đào tạo,

Vì vậy, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề phải có đủ cả về số lượng và chấtlượng thì mới có thể tận tình hướng dẫn, theo sát học viên và đặc biệt là đội ngũ giáoviên phải có chất lượng thì mới có thể giảng dạy và truyền đạt cho các học viên họcnghề, quản lý dạy nghề một cách hiệu quả

2.1.5.4 Chương trình, giáo trình liên quan đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chương trình, giáo trình phục vụ cho hoạt động dạy nghề là một trong nhữngnhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy Bởi vậy, chươngtrình đào tạo cần phải gắn với từng nghề đào tạo, mỗi nghề cần phải có một chươngtrình đào tạo riêng theo chuẩn quy định chung Chương trình đào tạo phải bao gồm cảphần lý thuyết và phần thực hành, tương ứng với mỗi cấp độ đào tạo, mỗi nghề thì tỉ lệ

Trang 31

phân chia giữa hai phần này là khác nhau về lượng nội dung cũng như thời gian học.Việc nghiên cứu xây dựng các chương trình, giáo trình sao cho hợp lý và sát nhucầu đào tạo cũng như sát với nghề đào tạo để học viên có thể nắm vững được nghề saukhi tốt nghiệp là vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạonghề.

2.1.5.5 Nguồn tài chính đầu tư cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nguồn tài chính đầu tư cho công tác dạy nghề có vị trí hết sức quan trọng, cótính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các cơ sở đào tạo nghề Tài chính baogồm các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm các trang thiết bị; chiphí cho công tác quản lí, tiền lương và các hoạt động khác của cơ sở dạy nghề Có thểthấy được rằng đào tạo nghề là hình thức đào tạo tốn kém, vì vậy rất cần sự đầu tưđúng mức của Chính Phủ và hỗ trợ kinh phí từ các nguồn khác

2.1.5.6 Nhận thức của người học và xã hội về đào tạo nghề

Học viên học nghề là nhân tố trung tâm, có tính chất quyết định đối với côngtác đào tạo nghề và ảnh hưởng toàn diện tới công tác đào tạo nghề.Trình độ văn hóa,

sự hiểu biết, tâm lí, cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian,…của bản thân ngườihọc viên đều có ảnh hưởng sâu sắc tới quy mô và chất lượng đào tạo nghề

Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề tác động mạnh đến công tác đào tạonghề, ảnh hưởng rõ nhất là tới lượng học viên đầu vào cho các cơ sở dạy nghề Thực

tế, công tác đào tạo nghề hiện nay chưa được xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn.Thứ nhất, vì những hạn chế, những rào cản của đào tạo nghề Thứ hai, do tâm lí ưachuộng khoa bảng, bằng cấp của gia đình, người học nghề và xã hội Không ít gia đìnhcoi việc vào đại học là con đường duy nhất để tiến thân, để nhàn hạ

Vì vậy, nếu như mọi người trong xã hội đánh giá được đúng đắn hơn tầm quantrọng của việc học nghề thì lượng lao động tham gia học nghề sẽ chiếm một tỉ lệ lớnhơn so với toàn bộ số lao động trên thị trường và sẽ có cơ cấu trẻ hơn, đa dạng hơn.Hơn nữa, nếu người lao động nhận thức được rằng giỏi nghề là một phẩm chất quý giácủa mình thì đây chính là cơ sở vững chắc để có được việc làm và thu nhập ổn địnhhơn

Trang 32

2.1.6 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương Việt Nam

2.1.6.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Dạy nghề gắn với tạo việc làm Gắn liền với Đề án 1956 về nâng cao chất lượngđào tạo nghề cho LĐNT, giai đoạn từ 2011 - 2015,tỉnh phấn đấu đào tạo nghề cho62.500 LĐNT, trong đó có 20 nghìn người học nghề nông nghiệp, 42.500 học nghề phinông nghiệp Để đạt được mục tiêu này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnhHải Dương đã đề ra nhiều giải pháp Trong đó, tập trung củng cố mạng lưới, nâng caonăng lực các cơ sở dạy nghề, đa dạng hóa các hoạt động dạy nghề, truyền nghề,khuyến khích các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cá nhân có khả năng dạy nghề đềuđược tham gia dạy nghề Khuyến khích dạy nghề tại chỗ, dạy nghề lưu động Thườngxuyên yêu cầu các cơ sở tổ chức dạy nghề phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp

và quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động Tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở đàotạo nghề với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc dạy nghề gắn với giải quyếtviệc làm; gắn công tác dạy nghề cho LĐNT với xây dựng nông thôn mới Tăng cườngkiểm tra, giám sát công tác dạy nghề, có biện pháp chấn chỉnh những sai phạm, bấtcập

Đối với những lao động trẻ, sau khi học nghề xong, các trung tâm đào tạo phốihợp với các doanh nghiệp tư vấn, tạo cơ hội cho họ vào làm việc Còn những lao độnglớn tuổi, trung tâm đào tạo nghề phối hợp với các cơ sở sản xuất ở các địa phương đểtạo việc làm tại chỗ cho họ Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện thí điểm mô hình hỗ trợ ngườihọc nghề mở cơ sở sản xuất, hỗ trợ cho vay vốn

2.1.6.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa

Thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính Phủ, Thanh Hóa đã sớm thành lậpban chỉ đạo cấp tỉnh, xây dựng kế hoạch triển khai Đề án “ Đào tạo nghề cho lao độngnông thôn đến năm 2020” , lựa chọn huyện triển khai thí điểm, chỉ đạo việc tổ chứcđiều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT, xử lý cung, cầu lao động và dạy nghề

Đến nay, 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã và đang tích cực triển khai thực hiện

đề án của tỉnh Trong đó có 04 mô hình dạy nghề hiệu quả có thể nhân rộng, đó là : môhình dạy nghề kĩ thuật sản xuất lúa F1 tại huyện Yên Định, kĩ thuật trồng lúa cao sảntại xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân; mô hình dạy nghề thêu ren- đính cườm tại xãXuân Quang, huyện Thọ Xuân; mô hình dạy nghề dệt chiếu cải tại Khu làng nghề thị

Trang 33

trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn; mô hình dạy nghề mây giang xiên tại xã Thiệu Long,huyện Thiệu Hóa.

Theo đánh giá, sau khi được triển khai các mô hình này đã mang lại hiệu quảkinh tế-xã hội to lớn, thu nhập của người nông dân được nâng lên rõ rệt, bình quân thunhập từ 40.000đ đến 90.000đ/người/ngày Thanh Hóa là một trong hai tỉnh thực hiệnthí điểm dạy nghề cho LĐNT theo hình thức cấp thẻ học nghề nông nghiệp do BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ dự án Tính đến hết tháng 11/2011, toàntỉnh đã có 9.280 LĐNT được hỗ trợ dạy nghề theo Quyết định 1956, trong đó tổ chứcđược 197 lớp đào tạo nghề cho 6.283 LĐNT theo đề án của tỉnh

2.1.6.3 Bài học kinh nghiệm

Từ kết quả đào tạo nghề tại một số địa phương trên ta có thể đưa ra được một sốnhững vấn đề cần thực hiện khi triển khai công tác đào nghề và nâng cao chất lượngngười lao động trong thời gian tới

Một là: cần thực hiện theo sát đề án mà các cấp chính quyền từ Trung ương đếnđịa phương đã đề, đồng thời phải có các chính sách phát triển công tác đào tạo nghềphù hợp với thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương

Hai là: tăng cường công tác tuyên truyền sâu, rộng hơn nữa về công tác đào tạonghề cho người lao động đến toàn thể lực lượng lao động của địa phương

Ba là: tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở, trang thiết bị dạy nghề, cũng như tăngcường nâng cao năng lực của cán bộ, giáo viên tham gia công tác đào tạo nghề

Bốn là: tập trung đào tạo nghề theo nhu cầu của người học và nhu cầu của cácdoanh nghiệp, đồng thời cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạonghề với các doanh nghiệp sử dụng lao động

Năm là: cần có chính sách tạo việc làm cho người lao động sau khi tham giahọc nghề

2.2 Một số đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phúc Thọ

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý, địa hình

Huyện Phúc Thọ nằm phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, thuộc hữu ngạn sông Hồng

và sông Đáy, cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km; giáp với các huyện Đan Phượng,Quốc Oai, Thạch Thất và Thị xã Sơn Tây Huyện có diện tích tự nhiên 117km2, dân số

Ngày đăng: 25/09/2016, 14:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2010), Dự thảo “Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020”;3. Bộ Luật lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo “Đề án đổi mới vàphát triển dạy nghề đến năm 2020
Tác giả: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Năm: 2010
4. PGS. TS. Trần Kim Dung (2011), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: PGS. TS. Trần Kim Dung
Nhà XB: NxbThống kê
Năm: 2011
5. Bùi Thị Thu Huế (2015), “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”, Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạynghề cho lao động nông thôn tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”
Tác giả: Bùi Thị Thu Huế
Năm: 2015
6. Lê Hoàng Thuyên (2010), Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sỹ - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đàotạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hà Nam
Tác giả: Lê Hoàng Thuyên
Năm: 2010
7. Quốc Hội (2005), Luật giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Tác giả: Quốc Hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
8. Quốc Hội (2006), Luật dạy nghề, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật dạy nghề
Tác giả: Quốc Hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
9. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 về phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11năm 2009 về phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2009
11. UBND huyện Phúc Thọ (2014), “Báo cáo kết quả thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2014 và sơ kết 5 năm (2010-2014) thực hiện Đề án;Dự kiến kế hoạch năm 2015 và giai đoạn 2016-2020”, Phúc Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện Đề án đào tạonghề cho lao động nông thôn năm 2014 và sơ kết 5 năm (2010-2014) thực hiện Đề án;"Dự kiến kế hoạch năm 2015 và giai đoạn 2016-2020”
Tác giả: UBND huyện Phúc Thọ
Năm: 2014
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Dạy nghề cho lao động nông thôn ở Hải Dương: đã gắn với giải quyết việc làm Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY PHềNG LAO ĐỘNG TB&XH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO  CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN  TẠI HUYỆN PHÚC THỌ  THÀNH PHỐ HÀ NỘI
amp ;XH (Trang 10)
Bảng 1.1: Tình hình dân số và lao động huyện Phúc Thọ năm 2015 Đơn vị tính: người - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO  CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN  TẠI HUYỆN PHÚC THỌ  THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Bảng 1.1 Tình hình dân số và lao động huyện Phúc Thọ năm 2015 Đơn vị tính: người (Trang 39)
Bảng 2.1: Các hình thức đào tạo nghề cho LĐNT huyện Phúc Thọ (2010 – 2014) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO  CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN  TẠI HUYỆN PHÚC THỌ  THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Bảng 2.1 Các hình thức đào tạo nghề cho LĐNT huyện Phúc Thọ (2010 – 2014) (Trang 40)
Bảng 3.1: Số lượng lao động được đào tạo trên địa bàn huyện Phúc Thọ – thành phố Hà Nội (2013- 2015) - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO  CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN  TẠI HUYỆN PHÚC THỌ  THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Bảng 3.1 Số lượng lao động được đào tạo trên địa bàn huyện Phúc Thọ – thành phố Hà Nội (2013- 2015) (Trang 42)
Bảng 2.5 Cơ sở vật chất hỗ trợ đào tạo của các trung tâm trên địa bàn huyện - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO  CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN  TẠI HUYỆN PHÚC THỌ  THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Bảng 2.5 Cơ sở vật chất hỗ trợ đào tạo của các trung tâm trên địa bàn huyện (Trang 48)
Bảng 2.6. Danh sách các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2013 – 2015 - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO  CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN  TẠI HUYỆN PHÚC THỌ  THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Bảng 2.6. Danh sách các cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2013 – 2015 (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w