MỤC LỤC
Để tiến hành phân tích công việc người ta thường hay sử dụng các phương pháp như phương pháp trực quan bằng cách quan sát trực tiếp quá trình hoạt động của nhà nhân sự - phương pháp phân tích thống kê qua các số liệu thống kê thu thập được về kết quả và quá trình hoạt động của các loại lao động hiện có, để đánh giá về nhân sự của cơ quan, đơn vị đó và phương pháp trắc nghiệm. + Đãi ngộ tinh thần: Đó là việc quan tâm đến nhu cầu tinh thần của con người, thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người như: có niềm vui trong công việc, được tôn trọng và quý trọng, được thăng tiến trong công việc, được quan tâm giúp đỡ, khuyến khích mỗi khi gặp khó khăn hoặc có sự rủi ro xảy ra đối với bản thân và gia đình họ.
Kết hợp từ hai khái niệm về đào tạo nghề và khái niệm LĐNT như đã trình bày ở trên tôi xin đưa ra khái niệm về đào tạo nghề cho LĐNT như sau: “Đào tạo nghề cho LĐNT là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của một nghề nào đó cho người lao động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo ra năng lực cho người lao động đó có thể thực hiện thành công nghề đã được đào tạo”. - Đào tạo nghề ngắn hạn: Là một loại hình đào tạo có thời gian học tập ngắn (dưới 12 tháng), kinh phí thấp, chú trọng nhiều đến thời gian thực hành (chiếm khoảng 70% thời gian học), mục đích đào tạo nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Kể từ khi Luật dạy nghề ra đời năm 2006 , các chính sách mới liên quan về đào tạo nghề cho người lao động được ban hành, phù hợp với thực tế đào tạo nghề như việc ban hành các chính sách đầu tư cho dạy nghề: Dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo; Đề án phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Chính sách đối với người học nghề (miễn giảm học phí, cử tuyển, giới thiệu việc làm,..); Chính sách đối với trường nghề và trung tâm dạy nghề; Chính sách đối với giáo viên, giảng viên tham gia đào tạo nghề và cán bộ quản lý dạy nghề; Chính sách đối với doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề….
Phúc Thọ là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá trong đó có nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng như Đền thờ Hai Bà Trưng, Đền Ngo, Chùa Cựu Linh ..Trong tương lai, nếu có chính sách đầu tư và quảng bá du lịch phù hợp thì những địa điểm này sẽ là các điểm thu hút mạnh khách du lịch trong và ngoài tỉnh cũng như du khách nước ngoài tạo điều kiện cho phát triển ngành Thương mại - dịch vụ của huyện. Hiện nay, huyện đã hình thành vùng sản xuất lúa (Phúc Hòa, Phụng Thượng, Ngọc Tảo), vựng sản xuất rau (Vừng Xuyờn), ngụ (Võn Nam, Võn Hà, Võn Phúc), đậu tương (Phụng Thượng, Phúc Hòa, Xuân Phú), vùng trồng cây công nghiệp (Hiệp Thuận)… Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt 35,7 triệu đồng. Từ đó làm cho các nhà quản lý trong huyện phải đẩy nhanh thực hiện các chủ trương, chính sách của huyện giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm để tăng thu nhập cho người dân, giúp giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo và giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển sang làm trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
Ngoài các hình thức đã được triển khai tốt ở Phúc Thọ, cần triển khai phát triển các hình thức đào tạo nghề đã được triển khai ở các địa phương khác trong cả nước và phù hợp với điều kiện của huyện nhưng chưa được phát triển và nhân rộng: đào tạo định hướng xuất khẩu lao động cho lao động; hình thức dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên trẻ, và đào tạo nghề và tạo việc làm tại chỗ cho bộ phận lao động là nữ,… đây là các hình thức cần phát triển và nhân rộng trong thời gian tới nhằm thực. Đây là một lợi thế phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, thu hút người lao động đến các lớp học để truyền nghề, trao đổi kinh nghiệm và được chuyển giao các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất với công nghệ tiên tiến.Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ giáo viên của huyện còn chưa đủ về số lượng và cần phải tuyển thêm để bổ sung lực lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề trong thời gian tới; mặc dù trình độ giáo viên trên địa bàn huyện được nâng cao nhưng với nhịp độ phát triển như hiện nay, nếu không nắm bắt kịp tốc độ phát triển và nhu cầu khắt khe của thị trường lao động thì chất lượng của đội ngũ giáo viên sẽ không được đảm bảo, điều này sẽ hạn chế đến chất lượng đào tạo nghề cho người LĐNT. Bên cạnh đó công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học và dạy nghề vẫn chưa được sâu và thường xuyên vì chưa có kinh phí bố trí hoạt động; nhận thức của người dân lao động còn hạn chế , chưa hiểu hết về các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước mang lại các giá trị tích cực từ Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện hoạt động chủ yếu với quy mô nhỏ, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn hạn chế, người học nghề xong thường có tâm lí ngại đi xa nên vẫn gặp phải một số khó khăn tìm việc sau đào tạo.
- Đội ngũ giáo viên dạy nghề của các trung tâm dạy nghề vừa thiếu về số lượng, vừa chưa phù hợp với nghề đăng kí đào tạo; thiếu giáo viên dạy nghề theo phương pháp tích hợp; một số cơ sở dạy nghề là doanh nghiệp, giáo viên phần lớn chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc kỹ năng dạy học. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề chưa được đầu tư đúng mức, thiết bị dạy nghề chưa đồng bộ ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. - Việc xác định đối tượng tham gia học nghề phù hợp chưa được làm chặt chẽ ở cơ sở, không phải tất cả mọi người nông dân trong độ tuổi lao động đều có khả năng học nghề và mọi người được học thì đều có khả năng hành nghề tốt.
Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 2,55 lần so với những năm trước, tất cả các làng trong huyện đều đjat làng có nghề và làng nào cũng có một nghề chủ lực. - Thương mại, dịch vụ: Tận dụng lợi thế của vị trí địa lí của huyện, tập trung khai thác thế mạnh dịch vụ bằng cách phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của của hệ thống thương mại, dịch vụ. Đặc biệt , trong những năm tới chiến lược phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với nhu cầu lao động của từng ngành nghề cả về số lượng và chất lượng, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả của công tác đào tạo nghề.
Nâng cấp các trường dạy nghề thường xuyên, nhất là đảm bảo chất lượng giảng dạy, chú trọng việc thực hành cho học viên, liên kết với các cơ sở sản xuất để học viên thực hành ngay tại cơ sở đồng thời có hợp đồng cung cấp lao động sau khi đào tạo nghề cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa đào tạo nghề vừa tạo việc làm cho người lao động, thu hút lao động đi học nghề. Các thiết bị dạy học hiện đại như: Máy ghi âm, thu phát hình, máy hàn, máy chiếu, máy chiếu vật thể, chiếu đa phương tiện, camera,…hệ thống thiết bị này có thể trực quan hóa các sự vật, hiện tượng mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp và có tác dụng minh họa bài giảng của giáo viên, kích thích hứng thú học tập của người học, giúp học sinh hiểu sâu bài học. Để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho LĐNT, cần phải tích cực rà soát, tìm hiểu nhu cầu đối tượng, và lứa tuổi có mong muốn học nghề, đồng thời cần phải nắm bắt rừ nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong địa bàn và các vùng lân cận, từ đó lên chiến lược nhằm mở rộng và phát triển các hình thức và ngành nghề đào tạo đáp ứng được những nhu cầu trên.
Từ khi có Đề án đào tạo nghề cho LĐNT với các mục tiêu, đặc biệt với nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở dạy nghề, ưu đãi cho giáo viên và cho người học nghề thì công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề được dành riêng cho LĐNT. - Để giảm bớt kinh phí trong công tác đào tạo và dạy nghề, Nhà nước cần tạo một môi trường cũng như thói quen và cách suy nghĩ sao cho mỗi lao động, mỗi cơ sở dạy nghề, mỗi trung tâm dạy nghề phải có nhận thức đúng đắn hơn trong việc học nghề cũng như dạy nghề. Việc đào tạo nghề cho lao động còn nhiều vấn đề phức tạp và có nhiều biến động trong tình hình mới, trong khuôn khổ bài viết này, một số vấn đề đã được nghiên cứu giải quyết nhưng chưa thể hoàn thiện được, rất mong sự góp ý quý báu từ thầy, cô để bài viết được hoàn thiện hơn.