MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu. 2 5. Kết cấu đề tài báo cáo thực tập. 2 PHẦN NỘI DUNG 3 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN LẠNG GIANG 3 1.1. Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang. 3 1.1.2. Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. 3 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang. 3 1.1.2.2. Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang. 3 1.1.3. Quá trình phát triển của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang. 7 1.1.4. Sơ đồ của phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Lạng Giang. 11 1.1.5. Phương hướng hoạt động của Uỷ ban nhân huyện Lạng Giang. 12 1.2. Hoạt động công tác Quản trị nhân lực của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang. 17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG Ở HUYỆN LẠNG GIANG. 20 2.1. Cơ sở lý luận về việc chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng. 20 2.1.1. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa...của vấn đề chăm sóc sức khỏe người có công. 20 2.1.1.1 Một số khái niệm về vấn đề chăm sóc sức khỏe người có công. 20 2.1.1.2. Vai trò của việc chăm sóc sức khỏe người có công. 27 2.1.1.3. Ý nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng. 28 2.1.1.4. Tác động của việc chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng. 29 2.1.2. Mối liên hệ về chăm sóc sức khỏe người có công. 29 2.2. Thực trạng người có công cách mạng huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc giang. 30 2.2.1. Diện mạo người có công cách mạng huyện Lạng Giang. 30 2.2.2. Thực trạng về sức khỏe người CCCM của huyện. 33 2.2.2.1. Tình trạng về sức khỏe thể chất. 33 2.2.2.2. Thực trạng về sức khỏe tinh thần. 35 2.2.2.3. Thực trạng về mặt xã hội. 36 2.2.3. Thực trạng thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng huyện Lạng Giang. 36 2.2.3.1. Về công tác thực hiện những quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công cách mạng. 37 2.2.3.2. Ưu điểm, nhược điểm của UBND huyện Lạng Giang trong công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng. 42 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG. 44 3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người có công huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. 44 3.1.1. Giải pháp về chính sách. 44 3.1.2. Giải pháp về cơ sở vật chất: 44 3.1.3. Giải pháp về nguồn lực. 46 3.1.4. Về phía Đảng và Nhà nước. 46 3.1.5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 47 3.1.6. Bộ Y tế. 48 3.1.7. Đối với các cán bộ, ban, ngành khác. 48 3.1.7. Đối với chính quyền địa phương. 48 3.2. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe người có công. 51 KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC
Trang 1MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu đề tài báo cáo thực tập 2
PHẦN NỘI DUNG 3
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN LẠNG GIANG 3
1.1 Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang 3
1.1.2 Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang 3
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang 3
1.1.2.2 Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang 3
1.1.3 Quá trình phát triển của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang 7
1.1.4 Sơ đồ của phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Lạng Giang 11
1.1.5 Phương hướng hoạt động của Uỷ ban nhân huyện Lạng Giang 12
1.2 Hoạt động công tác Quản trị nhân lực của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang 17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG Ở HUYỆN LẠNG GIANG 20
2.1 Cơ sở lý luận về việc chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng 20
2.1.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của vấn đề chăm sóc sức khỏe người có công 20
2.1.1.1 Một số khái niệm về vấn đề chăm sóc sức khỏe người có công 20
2.1.1.2 Vai trò của việc chăm sóc sức khỏe người có công 27
2.1.1.3 Ý nghĩa của việc chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng 28
2.1.1.4 Tác động của việc chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng 29
2.1.2 Mối liên hệ về chăm sóc sức khỏe người có công 29
2.2 Thực trạng người có công cách mạng huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc giang 30
Trang 22.2.1 Diện mạo người có công cách mạng huyện Lạng Giang 30
2.2.2 Thực trạng về sức khỏe người CCCM của huyện 33
2.2.2.1 Tình trạng về sức khỏe thể chất 33
2.2.2.2 Thực trạng về sức khỏe tinh thần 35
2.2.2.3 Thực trạng về mặt xã hội 36
2.2.3 Thực trạng thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng huyện Lạng Giang 36
2.2.3.1 Về công tác thực hiện những quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công cách mạng 37
2.2.3.2 Ưu điểm, nhược điểm của UBND huyện Lạng Giang trong công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng 42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG 44
3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người có công huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang 44
3.1.1 Giải pháp về chính sách 44
3.1.2 Giải pháp về cơ sở vật chất: 44
3.1.3 Giải pháp về nguồn lực 46
3.1.4 Về phía Đảng và Nhà nước 46
3.1.5 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 47
3.1.6 Bộ Y tế 48
3.1.7 Đối với các cán bộ, ban, ngành khác 48
3.1.7 Đối với chính quyền địa phương 48
3.2 Một số khuyến nghị nhằm nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe người có công 51
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian thực tập tại Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang, được tiếp xúctrực tiếp với những công việc liên quan đến chuyên ngành Quản trị nhân lực mà emđang theo học tại Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, em đã hoàn thành bài báo cáo về đề
tài:Thực trạng và giải pháp chặm sóc sức khỏe người có công cách mạng ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Em xin gửi lời cảm ơn đến mọi người đã tận tình giúp đỡ
để em có thể hoàn thành bài báo cáo của mình được tốt và đúng thời hạn
Lời đầu tiên, em xin cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, các thầy cô trườngĐại học Nội Vụ Hà Nội, các thầy cô, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Tổ chức
và Quản lý nhân lực đã tạo điều kiện và trang bị cho chúng em những kiến thức bổ ích,quý giá trong suốt quá trình học tập tại trường để em có nền tảng lý thuyết vững chắcphục vụ cho hoạt động thực tập vừa qua Em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đếnThầy giáo chủ nhiệm Trịnh Việt Tiến, người hướng dẫn 45 tiết thực tập tại trường,người luôn đứng sau giúp đỡ, động viên, cổ vũ tinh thần cho chúng em đạt được kếtquả tốt nhất trong kì thực tập này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác, cô chú, anh chị trong Uỷban nhân dân Huyện Lạng Giang – Tỉnh Bắc Giang Đặc biệt là chị phó trưởng phòng
LĐ – TB&XH Nguyễn Thị Thu Thủy; cán bộ văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện LạngGiang đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành kì thực tập của mình
Trong kì thực tập và viết báo cáo, bài báo cáo của em còn nhiều thiếu xót vàhạn chế Em rất mong nhận được sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp củaquý thầy cô cũng như các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Theo quyết định số 1719/QĐ - ĐHNV về việc cử sinh viên đi thực tập Em đãliên hệ và được thực tập tại Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang, em nhận thấy côngtác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng của Việt Nam nói chung và củahuyện Lạng Giang nói riêng còn hạn chế và thiếu sót, nước ta lại là nước trải qua nhiềucuộc chiến tranh tàn khốc, ác liệt Với số lượng người có công lớn trên thế giới Qua
đó, em muốn tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe người có công tại nơi em thực tậpvới đề tài: “Thực trạng và giải pháp chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng ởhuyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”
Một lần nữa, em xin cảm ơn sự sự giúp đỡ nhiệt tình về mặt tài liệu cũng như ýkiến đóng góp của cô chú, anh chị tại phòng và đặc biệt cảm ơn sự chỉ bảo tận tình củacán bộ hướng dẫn, phó trưởng phòng: chị Nguyễn Thu Thủy đã tận tình giúp đỡ emhoàn thành bào báo cáo này
Sinh viên
Hoàng Thị Hương
Trang 5BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT Chữ cái viết tắt Nội dung hoàn chỉnh
4 LĐ – TB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đất nước Việt Nam ta liên tụcphải đối mặt với chiến tranh Mỗi cuộc chiến tranh đi qua để lại những hậu quả vôcùng nặng nề mà Nhân dân ta phải gánh chịu và khắc phục Trong hai cuộc khángchiến chống Pháp và Mỹ ở thế kỷ XX, những tổn thất của nhân dân ta về người và của,
về cơ hội phát triển đất nước là vô cùng to lớn Nó không chỉ ảnh hưởng đến conngười ở thời chiến, những người đã trực tiếp tham gia và cả những người đã đóng gópcông sức vào cuộc kháng chiến “thần thánh” đó, mà những di chứng của nó vẫn gieorắc lên các thế hệ tương lai Điều đó đã tạo ra không ít thách thức cho sự phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước, cho việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân.Những người đang sống trong thời bình như chúng ta hiện nay, không thể khôngthể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh, nhất là những người lính đã trực tiếp rachiến trường và những người giúp đỡ cách mạng mà hiện tại đang phải gánh chịunhững nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần cho chiến tranhh để lại “Ăn quả nhớ kẻtrồng cây” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và để phát huy truyền thống ấy chúng
ta phải làm gì để bù đắp và thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công cáchmạng – những người mà chắc chắn điều kiện sống và sức khỏe của họ còn gặp nhiềukhó khăn
Chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho người có công là một trong nhữngchính sách được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng Tuy nhiên việc chăm sóc vẫn cònnhiều hạn chế như trang thiết bị, cơ sở vật chất…Vì vậy e chọn đề tài “ Thực trạng vàgiải pháp chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng làm bài báo cáo thực tập củamình
2 Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề chăm sóc sức khỏe chongười có công cách mạng, thực tế vấn đề chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng
ở huyện Lạng Giang đang diễn ra như thế nào, đã đạt được những kết quả nào, cònnhững mặt tồn tại yếu kém nào? Những thuận lợi và những khó khan mà công tác nàygặp phải là gì? Trên cơ sở đó, báo cáo đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần thựchiện công tác chăm sóc sức khỏe của người có công cách mạng đạt hiệu quả và kết quảcao hơn
Trang 73 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra, đề tài tập trung giải quyết nhữngnhiệm vụ sau:
Nghiên cứu lý luận về người có công cách mạng chủ yếu tập trung vào đốitượng thương binh và bệnh binh
Tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng ở huyện LạngGiang, tỉnh Bắc Giang Chủ yếu là những người tham gia cách mạng 1945 – 1975 họthuộc nhóm người cao tuổi, độ tuổi đang gặp nhiều vấn đề về sức khỏe do tuổi giàcộng thêm những vết thương, di chứng do chiến tranh để lại Họ rất cần sự can thiệpcủa các thiết bị chăm sóc sức khỏe tiên tiến, hiện đại
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng, từ
đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đối với công tácchăm sóc sức khỏe người có công cách mạng tại địa phương
4 Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành bài báo cáo của mình em đã sử dụng một số phương pháp cơ bản
để làm rõ và đưa ra các giải pháp phù hợp cho vấn đề chăm sóc sức khỏe người cócông cách mạng trên địa bàn huyện Lạng Giang như:
Phương pháp thu thập thông tin,tư liệu;
Phương pháp luận;
Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
Phương pháp phân tích tổng hợp
5 Kết cấu đề tài báo cáo thực tập.
Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang
Chương 2: Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạngtại huyện Lạng Giang
Chương 3: Những giải pháp và khuyến nghị về công tác chăm sóc sức khỏengười có công cách mạng tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Trang 8PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN LẠNG GIANG
1.1 Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang.
1.1.2 Tên, địa chỉ, số điện thoại, email của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
- Tên đầy đủ: Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc giang
- Địa chỉ: thị trấn Vôi – Lạng Giang – Bắc Giang
- Số điện thoại: 02403 881 052
- Email Uỷ ban nhân dân huyện: langgiang@bacgiang.gov.vn
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang.
Ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của Hộiđồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước hộiđồng nhân dân cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên
Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm đảmbảo thực hiện chủ trương, biện pháp kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh vàthực hiện chính sách khác trên địa bàn
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, gópphần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từtrung ương tới cơ sở
1.1.2.2 Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang.
Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ,quyền hạn sau đây:
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhândân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểmtra việc thực hiện kế hoạch đó;
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địaphương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địaphương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trìnhHội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tàichính cấp trên trực tiếp;
Trang 9Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân
xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhândân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, Uỷ bannhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua các chương trình khuyếnkhích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở địa phương và tổ chức thựchiện các chương trình đó;
Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấukinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, pháttriển ngành, nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản;
Thực hiện giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với cá nhân và hộ gia đình, giải quyếtcác tranh chấp đất đai, thanh tra đất đai theo quy định của pháp luật;
Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn;Xây dựng quy hoạch thuỷ lợi; tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa
và nhỏ; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật
Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân huyện thựchiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tham gia với Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạchphát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện;
Xây dựng và phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ởcác xã, thị trấn;
Tổ chức thực hiện xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống, sản xuất sảnphẩm có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu; phát triển cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản vàcác cơ sở công nghiệp khác theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiệnnhững nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức lập, trình duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền quy hoạch xây dựng thịtrấn, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện; quản lý việc thực hiện quy hoạch xâydựng đã được duyệt;
Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao thông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo
Trang 10sự phân cấp;
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện phápluật về xây dựng; tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở; quản lý đất ở và quỹ nhàthuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;
Quản lý việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo phân cấp của
Uỷ ban nhân dân tỉnh
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiệnnhững nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra việcchấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch trên địabàn huyện;
Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn và vệ sinh trong hoạt động thươngmại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn;
Kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch
Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáodục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức các trườngmầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xoá mùchữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử;
Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong trào vềvăn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể thao; bảo vệ vàphát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh do địa phươngquản lý;
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế, trạm ytế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ
và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chămsóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;
Trang 11Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề y,dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chứcthực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo.Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dânhuyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất
và đời sống nhân dân ở địa phương;
Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai,bão lụt;
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượngsản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hoá trên địa bàn huyện; ngăn chặn việcsản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Uỷ ban nhân dânhuyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốcphòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản lý lựclượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác huấnluyện dân quân tự vệ;
Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giaoquân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theoquy định của pháp luật;
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựnglực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện cácbiện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm phápluật khác ở địa phương;
Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộkhẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh,trật tự, an toàn xã hội
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhândân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Trang 12Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôngiáo;
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch, dự ánphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt;
Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân
ở địa phương;
Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấphành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
Tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện các biệnpháp bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chứckinh tế, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợppháp khác của công dân;
Chỉ đạo việc thực hiện công tác hộ tịch trên địa bàn;
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo quy định của pháp luật;
Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổ chứctiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; hướng dẫn,chỉ đạo công tác hoà giải ở xã, thị trấn
Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Uỷ ban nhândân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dântheo quy định của pháp luật;
1.1.3 Quá trình phát triển của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang.
Lạng Giang là một vùng quê được hình thành và có tên gọi rất sớm trong lịch
sử các tên làng, tên xã Việt Nam Qua nhiều giai đoạn biến đổi của đất nước, ranhgiới và tên gọi hành chính của Lạng Giang cũng nhiều lần thay đổi, đã để lại trênmảnh đất này biết bao dấu tích lịch sử của cha ông ta trong quá trình đấu tranh dựngnước và giữ nước Từ những ngày đầu triều các vua Hùng, Lạng Giang chưa thành
Trang 13tên gọi Địa phận của huyện thuộc đất Kê Từ (bao gồm địa giới hành chính các huyệnLạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn ngày nay) nằm trong Lộ Vũ Ninh Tên Kê Từ tồntại suốt gần một nghìn năm Bắc thuộc; đến thế kỷ 11, được đổi là châu Lạng thuộc lộBắc Giang Năm 1407, châu Lạng đổi thành phủ Lạng Giang, gồm 02 châu: ChâuLạng Giang và châu Thượng Hồng, cai quản 10 huyện, trong đó có huyện Bảo Lộcchính là đất Lạng Giang ngày nay và một phần của huyện Lục Nam; trụ sở đặt tạilàng Chu Nguyên (thị trấn Vôi ngày nay) Năm 1889, chính quyền Pháp thành lậptỉnh Lục Nam, huyện Bảo Lộc thuộc tỉnh Lục Nam Ngày 8/9/1891, tỉnhLục Nam giải thể, huyện Bảo Lộc trả về tỉnh Bắc Ninh.
Dưới triều Thành Thái nhà Nguyễn (1889-1907), huyện Bảo Lộc đổi thànhhuyện Phất Lộc Năm 1924, chính quyền Pháp đổi huyện Phất Lộc thành phủ LạngGiang, gồm 13 tổng: Cần Dinh, Đa Mai, Thọ Xương, Đào Quán, Dĩnh Kế, ThịnhLiệt, Lan Mẫu, Trí Yên, Mỹ Cầu, Phi Mô, Mỹ Thái, Thái Đào, Xuân Đám Phủ lỵ đặttại phủ Lạng Thương (phố Tiền Giang, phường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang ngàynay) Phủ Lạng Giang bao gồm toàn bộ lãnh thổ huyện Lạng Giang ngày nay cùngcác xã: Lan Mẫu của huyện Lục Nam; Lão Hộ, Song Khê, Tân Mỹ, Hương Gián,Lãng Sơn, Trí Yên, Đức La, Tam Kỳ, Tân An, Xuân Phú, Tân Tiến của huyện YênDũng; Thọ Xương, Dĩnh Kế, Mỹ Độ, Song Mai, Đa Mai của thành phố Bắc Giangngày nay
Ngày 25/3/1948, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số148-SL, bãi bỏ các danh từ, phủ, châu, quận để thống nhất gọi là huyện Thực hiệnSắc Lệnh của Chủ tịch nước, phủ Lạng Giang gọi là huyện Lạng Giang
Trong lịch sử chống giặc phương Bắc xâm lược, mảnh đất này là địa bàn chiếnlược quan trọng, nằm trên con đường thiên lý Bắc - Nam, là phên dậu cho thànhThăng Long, Đông Đô Chiến thắng Cần Trạm-Hố Cát- Xương Giang năm 1427,đánh tan 10 vạn quân xâm lược nhà Minh, là thắng lợi rực rỡ nhất trong cuộc chiếntranh giành độc lập của nhân dân ta chống lại sự xâm lược của phong kiến phươngBắc, góp phần cùng với quân dân cả nước chấm dứt 20 năm đô hộ tàn bạo của NhàMinh, mở ra những trang mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dântộc
Phát huy truyền thống của huyện anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổquốc, thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo 25 năm qua,
Trang 14đặc biệt là từ năm 2000 đến nay; mặc dù còn gặp nhiều khó khăn thách thức do xuấtphát điểm kinh tế của huyện thấp, chậm phát triển; phần lớn dân số sống ở nông thôn
và thu nhập chính là từ nông nghiệp; mặt khác do tác động của mặt trái cơ chế thịtrường và những diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai và dịch bệnh Song, Đảng
bộ và nhân dân các dân tộc huyện Lạng Giang đã đoàn kết thống nhất, tranh thủ mọithời cơ, thuận lợi, khắc phục những khó khăn, thách thức; vận dụng sáng tạo chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào hoàn cảnh thực tếcủa địa phương đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; liên tục nhiều nămliền dẫn đầu phong trào thi đua khối huyện thành phố của tỉnh Kinh tế liên tục tăngtrưởng với tốc độ khá, năm sau cao hơn năm trước Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh
tế chủ yếu bình quân giai đoạn 2000- 2010 đạt 11,5%; đến năm 2010 đạt 13,83% Cơcấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng giá trị công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp và thương mại dịch vụ; giảm dần giá trị sản xuất nông lâm nghiệp.Năm 2010, giá trị công nghiệp-xây dựng chiếm 31,5%, thương mại dịch vụ chiếm31%, giá trị sản xuất nông nghiệp còn 37,5% Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,8triệu đồng/năm, tăng 5,2 lần so với năm 2000; đời sống vật chất, tinh thần
Trong sản xuất nông nghiệp, là huyện có tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồngvật nuôi tích cực Đến nay, giá trị sản xuất bình quân diện tích đất canh tác đạt trên 52triệu đồng/ha/năm; tỷ trọng giá trị nông nghiệp hàng hoá chiếm 60%; nhiều mô hìnhchuyển đổi diện tích đất trũng, vàn cao và cấy lúa kém hiệu quả sang các mô hình chănnuôi thuỷ sản, sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày, sản xuất rau chế biến, cây ăn quả
có giá trị kinh tế cao Bước đầu đã tạo ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế;
tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi ngày một tăng, góp phần nâng cao thu nhập cho nôngdân Nông nghiệp phát triển, nhiều năm liên tục được mùa, cơ cấu lao động trong nôngnghiệp có sự chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đượccải thiện; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được tăng cường, bộmặt nông thôn được thay đổi, điển hình là xã Tân Thịnh và nhiều xã trong huyện cónhiều tiêu chí đã đạt tiêu chí nông thôn mới
Sự nghiệp văn hoá - xã hội đạt nhiều thành tích nổi bật Hệ thống trường lớpphát triển đa dạng cả về quy mô và loại hình, đáp ứng nhu cầu học tập của con emnhân dân trong huyện Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn đều đượcnâng lên; những năm gần đây trung bình mỗi năm có từ 1.200- 1.500 học sinh thi đỗvào các trường đại học và cao đẳng; tham dự các giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấpquốc gia có nhiều học sinh đoạt giải cao Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xâydựng trường học đạt "Chuẩn quốc gia" được quan tâm chỉ đạo; đến nay, toàn huyện có
Trang 1549 trường học đạt "Chuẩn quốc gia", chiếm 63,6% tổng số trường học; tỷ lệ phòng họcđược kiên cố hoá chiếm 90% Công tác xã hội hoá giáo dục được toàn xã hội hưởngứng, đã huy động được nhiều nguồn lực của xã hội đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sởvật chất và trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và học tập Ngành Giáo dục và Đàotạo huyện nhiều năm dẫn đầu các huyện, thành phố; một số trường đã được Bộ Giáodục và Đào tạo đánh giá là trường chuẩn tiêu biểu như Trường THPT Lạng Giang số I(Trường chuẩn đầu tiên của tỉnh Bắc Giang khối THPT)
Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được đông đảonhân dân hưởng ứng và trở thành phong trào quần chúng rộng rãi Chất lượng các làngvăn hóa, gia đình văn hóa được nâng lên; toàn huyện có 3 xã, thị trấn được công nhận
xã văn hoá, trong đó có xã Tân Dĩnh là một trong 4 xã đầu tiên của tỉnh được công
nhận danh hiệu "Xã văn hóa" Đến nay toàn huyện có trên 65% thôn, khu phố đạt danh
hiệu "Làng văn hoá" cấp huyện; có 85% hộ gia đình được công nhận "Gia đình vănhoá", 100% số thôn, khu phố có nhà văn hoá Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dânkhông ngừng được nâng cao; phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được pháttriển rộng khắp Các môn thể thao mũi nhọn như: chạy việt dã, bóng đá nữ, vật, võ,cầu lông tiếp tục giữ được truyền thống và đạt thành tích cao trong các giải thi đấu củatỉnh
Các cấp uỷ đảng đã thường xuyên tăng cường công tác giáo dục chính trị tưtưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Tổ chức thực hiện tốt Cuộc vận động "Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tạo ra những bước chuyển biếnquan trọng trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhândân Tập trung chỉ đạo củng cố tổ chức,nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên Đến nay toàn huyện có 69chi, đảng bộ trực thuộc với gần 7.000 đảng viên; tỷ lệ chi, đảng bộ trực thuộc đạt trongsạch vững mạnh chiếm 74,3%, không có chi, đảng bộ cơ sở yếu kém
Với những nỗ lực, phấn đấu không ngừng, Đảng bộ và nhân dân huyện LạngGiang08 năm liên tục (từ năm 2002 đến năm 2009) được Chính phủ tặng Cờ đơn vịdẫn đầu phong trào thi đua khối huyện, thành phố tỉnh Bắc Giang; năm 2010 đượctặng Cờ thi đua của UBND tỉnh; năm 2005 được tặng thưởng Huân chương Lao độnghạng Nhất, năm 2007 được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba và ngày02/7/2010, Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động chonhân dân và cán bộ huyện Lạng Giang Đây là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ,chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang Những kết quả đó đã tăng thêm niềmphấn khởi tự hào và niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện,
Trang 16đồng thời khẳng định sự phát triển của huyện có tính truyền thống và bền vững, làm
tiền đề cho sự phát triển trong những năm tiếp theo
1.1.4 Sơ đồ của phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Lạng
Giang
(Nguồn: website: http://langgiang.gov.vn/)
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Lạng Giang
Chủ tịch UBND huyện(ông: Nguyễn Văn Nghĩa)
Phó chủ tịch phụ trách kinh
tế(ông: Đặng Đình Hoan)
Phó chủ tịch phụ trách
Hạ tầng – Đô thị(ông: Nguyễn Văn Sỹ)
Phó chủ tịch phụ trách Văn hóa – Xã hội(ông: Ngô Minh Đoàn)
- Đài truyền Thanh
- Trung tâm dân số và
kế hoạch hóa gia đình
- Phòng GD & ĐT.
- Trạm khuyến nông
- Ban quản lý dự án – Xây dựng
- Phòng Kinh tế - Hạ tầng
- Phòng Nông nghiệp – PTNT
Trang 171.1.5 Phương hướng hoạt động của Uỷ ban nhân huyện Lạng Giang.
Một số mục tiêu
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu tăng 15,7%; trong đó, ngành nônglâm nghiệp, thủy sản tăng 6,5%; ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xâydựng tăng 18,4%; ngành thương mại - dịch vụ tăng 20,6% Cơ cấu kinh tế: Nông, lâmnghiệp và thủy sản 27,3%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 41,8%;thương mại và dịch vụ 30,9%;
Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 89 triệu đồng;
Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN đạt 2.191 tỷ đồng;
Bình quân thu nhập/người/năm là 34,5 triệu đồng;
Giá trị xuất khẩu đạt 42 triệu USD;
Thu ngân sách trên địa bàn đạt 133,52 tỷ đồng;
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 3.060 tỷ đồng;
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%; mức giảm tỷ lệ sinh 0,12‰;
Tỷ lệ hộ nghèo là 3,4%;
Xây dựng thêm 02 trường học đạt chuẩn quốc gia;
Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 56,5%;
Duy trì 23/23 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011- 2020;
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 15%;
Giải quyết việc làm mới cho 3.650 lao động (trong đó xuất khẩu lao động đạt
700 lao động);
Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 98,5%;
Số hộ được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” là 88,5%; làng văn hoá cấphuyện 199 làng (70,1%); 6 xã được công nhận "Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới"
và 01 thị trấn được công nhận "Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị";
Chỉ đạo xã Quang Thịnh hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; các
xã còn lại phấn đấu hoàn thành thêm từ 1 tiêu chí trở lên;
Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện tốt côngtác quốc phòng quân sự địa phương
Nhiệm vụ :
Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh vàbền vững Phát huy nội lực, tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài đẩy mạnh phát triển
Trang 18công nghiệp- TTCN, thương mại dịch vụ, xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hoá Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng các dự án đã được chấpthuận đầu tư Thực hiện đồng bộ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội; quan tâmcông tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Đẩy mạnh côngtác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa, một cửaliên thông; tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; giữ vững an ninh chính trị vàtrật tự an toàn xã hội, chỉ đạo quyết liệt nhằm kiềm chế tai nạn giao thông xử lýnghiêm xe quá khổ, quá tải Phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu phát triển kinh
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn tăng cường các hoạtđộng quảng bá, xúc tiến đầu tư và lựa chọn các dự án đầu tư vào địa bàn, nhất là các
dự án về nông nghiệp và phục vụ sản xuất nông nghiệp Đôn đốc các dự án được chấpthuận đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của cấptrên; bố trí danh mục công trình đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng tập trung chonhững dự án cấp thiết; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát để bảo đảmchất lượng công trình, chống lãng phí, thất thoát; thực hiện tốt công tác quản lý nhànước về XDCB trên địa bàn
Tiếp tục duy trì ổn định diện tích rau chế biến gắn với bao tiêu sản phẩm chonông dân; mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap Lựa chọn
mô hình, cây, con giống mới phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao để đưa vào sản xuất.Xây dựng Đề án khôi phục sản xuất cây cam Bố Hạ Thực hiện tốt công tác chuyển
Trang 19giao tiến bộ kỹ thuật, áp dụng đúng quy trình thâm canh tiên tiến vào sản xuất để nângcao năng suất, chất lượng nông sản Chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc,gia cầm Quan tâm chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, tiếp tục pháttriển nhãn hiệu tập thể nấm Lạng Giang Triển khai thực hiện tốt phương án phòngchống thiên tai tìm kiếm cứu nạn năm 2016
Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền; tích cực vận động nhân dân, doanhnghiệp chung tay xây dựng nông thôn mới Chỉ đạo các xã huy động nội lực, tranh thủ vàgiải ngân kịp thời nguồn vốn hỗ trợ, vốn lồng ghép của cấp trên; phấn đấu xã QuangThịnh hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới; các xã còn lại hoàn thành từ 1- 2 tiêuchí; 5 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015, tiếp tục chỉ đạo đầu tư duytrì các tiêu chí đã đạt được
Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai tại các xã, thị trấn; kịp thờingăn chặn việc lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích Chỉ đạo UBND các xã, thị trấntích cực khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý đất đai Quan tâm chỉ đạo cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Tăng cườngquản lý tài nguyên, khoáng sản; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra việcthực hiện Luật Bảo vệ Môi trường trên địa bàn; tập trung xử lý các điểm ô nhiễm môitrường trên địa bàn Tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu đô thị mới phía Đông Nam,Đông Bắc thuộc Đồ án quy hoạch chung thị trấn Vôi và quy hoạch chi tiết khu Trungtâm thuộc Đồ án quy hoạch chung thị trấn Kép và vùng phụ cận Tập trung chỉ đạogiải phóng mặt bằng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, các dự án chuyển mục đích
sử dụng đất sang giao đất ở, thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng các công trình côngcộng
Văn hóa xã hội: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấphành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ;nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn ở các bậc học và nâng caochất lượng các cuộc vận động, phong trào thi đua trong ngành giáo dục- đào tạo Chỉđạo từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối về số lượng, cơ cấu giáo viên ở cáctrường Quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm và công tác thu, quản lý, sử dụngcác khoản thu trong trường học Xây dựng Trường THCS thị trấn Vôi thành trườngtrọng điểm chất lượng cao và xây dựng thêm 02 trường học đạt chuẩn quốc gia (Mầmnon Hương Lạc, Tiểu học Xuân Hương 2)
Trang 20Xây dựng và triển khai Kế hoạch nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện thànhbệnh viện hạng 2; Kế hoạch nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu và duy trì
Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế cơ sở Chỉ đạo thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục tư tưởng chính trị nhằm nângcao y đức cho đội ngũ y, bác sỹ Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh,đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý hành nghề y, dược tư nhân Tập trungchỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu dân số- kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỷ
lệ sinh, tỷ sinh con thứ 3 trở lên và mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khoá XI) về "Xây dựng
và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đấtnước"; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 01/4/2015 của Ban Thường vụTỉnh ủy về việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầuphát triển bền vững và hội nhập quốc tế Tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các sự kiện kỷ niệm quan trọng, cácngày lễ lớn của đất nước và các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương.Chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa" ở cơ sở Xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển du lịch gắn với các
di tích lịch sử và cây Dã Hương, xã Tiên Lục Tăng cường công tác quản lý di tích,kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá, dịch vụ viễnthông Tập trung tuyển chọn, bồi dưỡng vận động viên tham gia thi đấu thể thao thànhtích cao; duy trì tốt thành tích thể thao mũi nhọn
Triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu laođộng và giảm nghèo; đảm bảo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.Tăng cường kiểm tra phòng, chống gian lận quỹ bảo hiểm y tế tại các cơ sở khámbệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; kiểm tra việc chấp hành Luật Bảo hiểm xã hội tại cácdoanh nghiệp Tiếp tục phát động các phong trào thi đua gắn với việc “Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; kịp thời phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộngcác điển hình tiên tiến
Về công tác nội chính: Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến giáo dục phápluật; tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; thực hiện tốt công tác hoà giải ở cơ sở vàcông tác thi hành án dân sự Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; kịp thời pháthiện và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí Tập trung cao chỉ đạo thực
Trang 21hiện có hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân;tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại tố cáo
đã có hiệu lực pháp luật
Quan tâm chỉ đạo cải cách hành chính Duy trì và thực hiện tốt liên thông giữamột cửa điện tử cấp xã với một cửa điện tử của huyện Tăng cường công tác thanh trakiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với các cơ quan chuyên môn, UBNDcác xã, thị trấn; nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành của UBND các cấp Phát huyvai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả giải quyếtcông việc của cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở Tiếp tục chỉ đạo thực hiệnnghiêm Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 04/7/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chấnchỉnh tác phong, lề lối làm việc và nâng cao trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ củađội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, cơ sởvật chất và tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu hộiđồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021
Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, không để bị động bất ngờ trongmọi tình huống Tăng cường củng cố quốc phòng an ninh và công tác quân sự địaphương Chỉ đạo rà soát các đối tượng trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ năm 2016 đảmbảo công tác tuyển quân đợt 1 năm 2016 đạt kết quả tốt Nâng cao chất lượng huấnluyện cho lực lượng dân quân tự vệ; thực hiện động viên huấn luyện, kiểm tra sẵn sàngchiến đấu cho lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch diễn tập chiếnđấu trị an năm 2016
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống các loại tội phạm
và tệ nạn xã hội Phát động thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vàphòng, chống tội phạm sâu rộng trong quần chúng nhân dân Chỉ đạo thực hiện các biệnpháp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tập trung điều tra có kết quả các
vụ án; bảo đảm an toàn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12, bầu cử đại biểu Quốc hộikhoá XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021 Tăng cường tuần tra, kiểmsoát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về chở hàng quá khổ, quá tải; thực hiện đồng
bộ các biện pháp nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiềm chế tai nạn giao thôngtrên địa bàn
Năm 2016, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII,Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI Để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển
Trang 22kinh tế - xã hội 2016, các cấp, các ngành cần tập trung cao chỉ đạo điều hành, huy độngtối đa tiềm năng, thế mạnh của huyện, phát động mạnh mẽ phong trào thi đua lao độngsản xuất, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tạo đà phát triểncho những năm tiếp theo./.
( Bảng số liệu: “Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2015; hế hoạch kinh tế - xã hội năm 2015) – phụ lục.
1.2 Hoạt động công tác Quản trị nhân lực của Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang.
Công tác hoạch định nhân lực: phù hợp với điều kiện, chức năng, nhiệm vụ của
Uỷ ban nhân dân huyện Lạng Giang Uỷ ban nhân dân tiến hành xây dựng bộ máy cơcấu tổ chức theo kế hoạch chi tiết, cụ thể về số lượng cán bộ mà tổ chức cần trên cơ sởpháp lý trách tình trạng thừa hay thiếu hụt nhân lực, đảm bảo cho hoạt động của cơquan mà lại không gây lãng phí Hoạch định luôn có tầm nhìn chiến lược để đáp ứngnhu cầu phát triển
Công tác phân tích công việc: Lãnh đạo đơn vị căn cứ vào mức độ phức tạpcũng như đặc thù công việc để đưa ra các tiêu chí, chỉ tiêu đối với mỗi vị trí chức danhcông việc cụ thể và phải cần có những kỹ năng, phẩm chất,kinh nghiệm gì khi thựchiện tốt công việc Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho việc sắp xếp công việccủa cán bộ công chức trong UBND huyện hiệu quả hơn UBND huyện có bản mô tảcông việc, hướng dẫn công việc cụ thể cho từng chức danh để mọi người thực hiện chođúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Công tác tuyển dụng nhân lực là một phần công việc trong quản lý nguồn nhânlực của tổ chức Tìm và thu hút những người có trình độ thích hợp về làm cho tổ chức
là một việc rất cần thiết để phát triển UBND huyện Phòng Nội vụ căn cứ lãnh đạo đơn
vị căn cứ vào đặc điểm công việc, định hướng công việc trong thời gian tới để đưa rachỉ tiêu cần tuyển với số lượng, trình độ rõ ràng Qúa trình tuyển dụng được tiến hànhtheo các bước đúng với quy định hiện hành Sau khi đã có kết quả, cá nhân trúng tuyểnvào làm việc tại đơn vị đều phải trải qua thời gian tập sự (6 tháng đối với trung cấp, 12tháng đối với cao đẳng, đại học) Và được đơn vị cử người trực tiếp hướng dẫn tập sự
Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí: lãnh đạo đơn vị căn cứ vào đặcđiểm công việc, nhiệm vụ cũng như năng lực, phẩm chất của từng cá nhân để bố trí laođộng cho phù hợp Lãnh đạo tổ chức họp để bàn bạc, xem xét quyết định bố trí vị trí
Trang 23và chắc danh công việc tại các phòng, ban Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinhvấn đề chưa phù hợp thì đề nghị cán bộ ccvc phản ánh bằng văn bản về phòng để xemxét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Công tác đào tạo phát triển nhân lực: đây là một công tác được xem là quantrọng trong thời gian gần đây, vận dụng kiến thức được đào tạo là chưa đủ, mỗi cánhân còn phải bắt nhịp với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, nhất là đối với công việcbản thân Nhận được sự giúp đỡ của UBND huyện phòng Nội vụ huyện Lạng giangtiến hành các phương pháp đào tạo lại nguồn nhân lực sau khi được bố trí công việc,nhằm tăng khả năng thích nghi với môi trường làm việc và tăng trình độ chuyên môn,
kỹ năng tác nghiệp của nhân sự trong tổ chức
Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc của huyện Lạng Giang được thựchiện theo văn bản và mẫu theo quy định trong đó chia ra các mục nhỏ cần đánh giá.Việc đánh giá này hơi chung chung và mang tính máy móc, dập khuôn
Quan điểm trả lương cho người lao động: tất cả CBCC được hưởng lương từngân sách Nhà nước được nhà nước đảm bảo tiền lương tương xứng với nhiệm vụ,quyền hạn được giao phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Theo đúngquy định của luật ban hiện hành
Quan điểm và các chương trình phúc lợi cơ bản: Đơn vị luôn tuân thủ các quyđịnh của pháp luật, đảm bảo các chương trình phúc lợi cơ bản cho CBCC như tiếnhành đóng BHXH, BHTN, tham quan du lịch Tặng bằng khen, cờ thi đua, huychương cho cá nhân xuất sắc có cống hiến hết mình cho tổ chức Như thường lệ hàngnăm cứ mỗi dịp Xuân về các phòng tại UBND huyện lại được hỗ trợ một phần kinhphí để đi lễ chùa, tham quan du lịch Tùy theo nhu cầu, nguyện vọng của từng phòng Công tác giải quyết các quan hệ lao động: CBCC có thể xin thôi làm nhiệm vụhoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp: không đủ sức khỏe; không đủ nănglực, uy tín theo yêu cầu nhiệm vụ; vì lý do khác Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xin thôilàm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm được thực hiện theo quy định của pháp luật và của
cơ quan có thẩm quyền CBCC được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động.Trước 06 tháng tính đến ngày CBCC nghỉ hưu, thông báo cho cán bộ bằng văn bản vềthời điểm nghỉ hưu; trước 03 tháng, tính đến ngày CBCC nghỉ hưu, đơn vị ra quyếtđịnh nghỉ hưu Việc giải quyết quan hệ lao động theo đúng quy định của pháp luật banhành
Trang 24* Ưu điểm, hạn chế, khuyến nghị.
_ Ưu điểm: công tac lập kế hoach được triển khai một cách nhanh chóng, linhhoạt tại phòng Nội Vụ, giúp cho việc định hướng mục tiêu một cách rõ ràng, hầu hếtnhân sự được tuyển từ các trường đại học chính quy và được tham gia đào tạo lại nên
có trình độ cao Việc bố trí và sắp xếp nguồn nhân lực một cách phù hợp đã làm tăng
sự linh hoạt trong việc phân công nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo cho cấp dưới cảumình
+ Xác định đúng đắn năng lực và trách nhiệm thực hiện công việc qua công tácđánh giá đã góp phần hoàn thiện công tác trả lương, quan điểm về phúc lợi nhân sự,tìm ra các hạn chế còn tồn tại để khắc phục, qua đó kích thích, tạo động lực, sử dụnghiệu quả nguồn nhân lực có chất lượng cao
_ Những hạn chế: kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công chức chưa được dàydặn, thâm niên công tác chưa được cao, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lựccòn nặng nề và chậm về các phương pháp, cách thức thực hiện gây tốn kém, chưa có
sự áp dụng chương trình hóa vào công tác giảng dạy, công tác phân tích công việcchưa được tiến hành thường xuyên
- Những khuyến nghị: bên cạnh việc quan tâm đến công tác đào tạo, phòng Nội
Vụ huyện Lạng Giang cần đẩy mạnh hơn nữa công tác này bằng cách đư tin học vàoquá trình giảng dạy, thực hiện chương trình hóa giúp cho nhân lực tiếp cận và bắt nhịp
về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng, chương trình làmviệc
+ Công tác phân tích công viêc cũng cần có sự đổi mới bằng cách chỉnh sửa cácyêu cầu công việc, chức danh cụ thể, rõ ràng, nhằm tuyển dụng chính xác nhân lựctheo yêu cầu
+ Cần tăng thêm các thiết bị hỗ trợ làm việc như máy in, fax đảm bảo thựchiện tốt công việc
Trang 25CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CÓ
CÔNG CÁCH MẠNG Ở HUYỆN LẠNG GIANG.
2.1 Cơ sở lý luận về việc chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng 2.1.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của vấn đề chăm sóc sức khỏe người có công.
2.1.1.1 Một số khái niệm về vấn đề chăm sóc sức khỏe người có công.
Người có công cách mạng là những người có cống hiến đặc biệt trong công tácbảo vệ Tổ quốc, bao gồm: liệt sĩ và gia đình liệt sĩ; thương binh và bệnh binh; nhữngngười tham gia hoạt động cách mạng và được định nghĩa như sau:
- Liệt sĩ là những người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc,bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế vì lợi ích của nhân dân được Nhà nước traotặng Bằng tổ quốc ghi công, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu
+ Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có thổ chức với địch
+ Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không bịkhuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hysinh
+ Làm nghĩa vụ quốc tế
+ Đấu tranh chống tội phạm
+ Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, anninh, dung cảm cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân
+ Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn cóđiều kiện kinh tế - kỹ thuật đặc biệt khó khăn
+ Thương binh chết vì vết thương tái phát
+ Gia đình liệt sĩ là người có quan hệ gắn bó, ruột thịt với liệt sĩ như vợ hoặcchồng, con, cha mẹ đẻ và những người thực sự có công nuôi dưỡng liệt sĩ Người cócông nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã thực sự nuôi dưỡng liệt sĩ trong một thời gian nhấtđịnh khi liệt sĩ còn nhỏ tuổi, chưa hoàn toàn tự lập được cuộc sống
- Thương binh và bệnh binh:
+ Thương binh là những người thuộc lực lượng vũ trang, bi thương dẫn đến sựsuy giảm khả năng lao động do chiến đấu, hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; hoặc đã
Trang 26dũng cảm làm nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm vì lợi ích của cộng đồng và xã hội như:
Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục kiên quyết đấu tranh, và bị thương tíchtrên thân thể; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiệncông việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người,cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân…
+ Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả nănglao động từ 61% trở lên do điều kiện chiến đấu và hoàn cảnh sinh hoạt thiếu thốn, giankhổ, khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứngnhận bệnh binh
- Những người tham gia hoạt động cách mạng:
+ Những người lấy sự nghiệp giải phóng dân tộc làm sự nghiệp của cả đờimình Cả cuộc đời họ hiến dâng cho độc lập tự do của Tổ quốc, của cộng đồng và xãhội, họ không có sự nghiệp nào khác
+ Những người tham gia các hoạt động giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn,
họ không thoát ly, không có lương
+ Những người tham gia hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địchbắt, tù đày không khai báo có hại cho cách mạng, không làm tay sai cho địch
+ Những người tham gia công tác chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu mà trongđiều kiện gian khổ, khốc liệt đã làm họ bị suy giảm sức khỏe, suy giảm khả năng laođộng, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học
- Chính sách xã hội: là những quy định bằng văn bản nhằm để hỗ trợ cho nhómđối tượng trong xã hội Noa thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước vàtoàn dân ta đối với người có công cách mạng, góp phần tạo sự công bằng, bình đẳng, ổnđịnh, phát triển và tiến bộ xã hội Chính sách xã hội bao gồm một số nội dung cơ bảnsau:
+ Chính sách xã hội có những đặc trưng riêng, nhờ vậy mà người ta có thể phânbiệt nó với các chính sách khác như: chính sách chính trị, chính sách kinh tế…
+ Chính sách xã hội bao giờ cũng liên quan đến con người, bao trùm mọi mặtcủa cuộc sống con người, lấy con người và các nhóm người làm đối tượng tác động đểhoàn thiện và phát triển con người, hình thành chuẩn mực và giá trị xã hội
+ Chính sách mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, bởi vì mục tiêu cơ bản của
nó là hiệu quả xã hội Công bằng xã hội là nội dung cơ bản của chính sách xã hội Nhà
Trang 27nước sử dụng chính sách xã hội như một công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, địnhhướng giá trị mới, hướng vào cải thiện, cái tốt, hạn chế và đẩy lùi cái xấu, cái ác.
+ Chính sách xã hội của Nhà nước thể hiện trách nhiệm xã hội cao, tạo nhữngđiều kiện, cơ hội như nhau để mọi người phát triển và hòa nhập cồng đồng Hiệu quảchính sách xã hội là ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm công bằng
xã hội Chính sách xã hội còn mang tính kế thừa lịch sử, nó có sự thay đổi theo thờigian và tùy thuộc vào từng đặc điểm của quốc gia dân tộc
+ Mục tiêu khoa học chính sách xã hội là thông qua việc nghiên cứu thực tiễncác chính sách để tìm ra những giải pháp cải tiến hệ thống chính sách, nâng cao chấtlượng hoạch định và thực thi chính sách của nhà nước hướng tới mục tiêu cuối cùng làcông bằng, an sinh và tiến bộ xã hội
- Chính sách xã hội cho người có công cách mạng:
+ Chính sách xã hội cho người có công cách mạng thể hiện truyền thống tốt đẹp
của chúng ta “Ăn quả nhớ người trồng cây”, nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng
và Nhà nước ta với thế hệ đã “sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc” Trong đó, có rất nhiều chính sách cụ thể: trợ cấp, bảo hiểm, điều dưỡng, chăm
sóc sức khỏe, ưu đãi trong kinh tế…cho người có công
+ Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công: người có công cách mạngđặc biệt là nhóm đối tượng thương binh, bệnh binh là những người rất cần đến chế độchăm sóc nhất là vấn đề chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, cụ thểngười có công cách mạng được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe được quy định trongthông tư số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NYT ngày 21 tháng 11 năm 2006 của liên
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ tài chính – Bộ Y tế, theo thông tư chế độchăm sóc sức khỏe đối với NCCCM cụ thể như sau:
+ Chế độ bảo hiểm và quyền lợi về bảo hiểm y tế của người có công CM:những người có công với cách mạng và thân nhân của hộ được hưởng chế độ bảo hiểm
y tế theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật vềbảo hiểm y tế Người có công cách mạng và thân nhân của họ được hưởng quyền lợi vềchăm sóc sức khỏe theo quy định của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII và các văn bản hướng dẫn thi hành
+ Chế độ điều dưỡng: là một trong những chế độ rất tốt và đạt hiệu quả cao cótầm quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe người có công cách mạng và nó nhiệt liệt
Trang 28được hưởng ứng, và nó được chia ra làm hai phương thức điều dưỡng đó là: Điềudưỡng mỗi năm một lần, bao gồm những đối tượng như sau: người hoạt động cáchmạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945; bà mẹ Việt Nam anh hung; thươngbinh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B(gọi chung làthương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ81% trở lên đang sống tại gia đình; người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước
tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “ Có công với nước”; người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trởlên
+ Điều dưỡng luân phiên 5 năm một lần, gồm những đối tượng sau: cha đẻ, mẹ
đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; anh hùng lực lượng vũtrang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến; người có công giúp đỡ cáchmạng trong kháng chiến; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suygiảm khả năng lao động dưới 81%; thương binh; bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả nănglao động do thương tật, bệnh tật dưới 81% đang sống tại gia đình; người hoạt động cáchmạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày
Trong đó có những quy định về kinh phí và nơi điều dưỡng cụ thể:
+ Điều dưỡng tại cơ sở điều dưỡng: thời gian tối đa là 10 ngày( không kể thờigian đi và về); mức chi tiêu điều dưỡng là 1.500.000 đồng/người/lần bao gồm ( tiền ănsáng và hai bữa chính là 1.100.000 đồng, thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường100.000 đồng, quà tặng đối tượng 100.000 đồng, chi phí khác như khăn mặt, xà phòng,bàn chải, tham quan, chụp ảnh,…là 200.000 đồng
+ Điều dưỡng tại gia đình: mức chi điều dưỡng là 800.000 đồng/người/lần
- Chế độ chăm sóc sức khỏe cho thương binh:
+ Theo điều 20, 21, 22 của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng thìthương binh được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe như sau:
+ Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khảnăng lao động và loại thương binh
+ Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động;cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người vàkhả năng của Nhà nước; thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được
Trang 29nhà nước mua bảo hiểm y tế cho con từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếptục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vấn suygiảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
+ Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng ở gia đìnhthì người phục vụ được nhà nước mua bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành cho thương binh, bệnh binh được Nhà nước
hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường lớp, trang bị thiết bị, đượcmiễn hoặc giảm thuế, vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật
- Chế độ chăm sóc sức khỏe đối với bệnh binh: theo điều 23, 24, 25, của Pháplệnh ưu đãi người có công cách mạng thì bệnh binh được hưởng các chế độ chăm sócnhư sau: trợ cấp hàng tháng thoe tỷ lệ mất sức lao động; Bảo hiểm y tế, điều dưỡngphục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụchỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước
+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được Nhà nước muabảo hiểm y tế cho con từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi họchoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suy giảm khảnăng lao động từ 61% trở lên
+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng ở gia đình thìngười phục vụ được Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng
- Có rất nhiều quan niệm khác nhau về sức khỏe, theo Tổ chức Y tế thế giới
WHO đã đưa ra định nghĩa “Sức khỏe là một trạng thái sảng khoái đầy đủ về thể chất, tinh thần và các quan hệ xã hội, nó không chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có thương tật hay bệnh tật xã hội” Tuy nhiên có thể hiểu: chăm sóc sức khỏe là những hoạt động
nhằm nâng cao sức khỏe của con người Theo WHO thì nâng cao sức khỏe chính là sự
hỗ trợ mà trong đó quan trọng nhất là tọa khả năng cho người dâ kiểm soát và nângcao sức khỏe của mình
+ Chăm sóc sức khỏe phải đáp ứng trên cả hai phương diện vật chất và tinhthần
+ Chăm sóc sức khỏe thể chất: Yêu cầu chung và vô cùng quan trọng đặt ra chomỗi cá nhân là phải chăm sóc sức khỏe của mình một cách tích cực và chủ động, thay
vì đợi bị bệnh và đi chữa bệnh Để có sức khỏe tốt cần phải khám sức khỏe tổng quát;không nên hút thuốc lá; uống rượu bia…cần phải chú ý đến cân nặng của cơ thể; cần