1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng trên địa bàn xã kỳ phú huyện kỳ anh tỉnh hà tĩnh

87 372 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 784,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ mong muốn làm được một việc có ích và từ thực tế bất cập giữa nhucầu cần chăm sóc sức khỏe của người có công cách mạng và những khó khăn, tồn tạitrong quá trình thực hiện cô

Trang 1

PHẦN DẪN NHẬP

1 Lý do chọn đề tài

Mỗi cuộc chiến qua đi để lại những hậu quả nặng nề mà nhân dân ta phải gánhchịu và khắc phục., những tổn thất của nhân dân ta về người và của, về cơ hội để pháttriển đất nước là vô cùng to lớn Nó không chỉ ảnh hưởng đến những con người củathời chiến, những người đã trực tiếp tham gia và cả những người đã đóng góp côngsức vào cuộc kháng chiến đó, mà những di chứng của nó vẫn gieo rắc lên các thế hệtương lai Khó khăn lại càng chồng chất khó khăn Điều đó đã tạo ra không ít tháchthức cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân,và sự phát triển của toàn

xã hội

Những người đang sống trong thời bình như chúng ta hiện nay, không thể khôngthể hiện lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh, nhất là những người lính đã trực tiếp rachiến trường và những người giúp đỡ cách mạng mà hiện tại đang phải gánh chịu

những nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn do chiến tranh để lại “uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và để phát huy truyền thống ấy, mỗi

người trong chúng ta có một lúc nào đó trong cuộc sống đã tự hỏi: Chúng ta phải làm

gì để bù đắp và thể hiện lòng biết ơn đối với những người có công cách mạng – nhữngngười mà sức khỏe và điều kiện sống của họ chắc chắn còn gặp nhiều khó khăn? Chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho người có công là một trong nhữngchính sách được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng Những chính sách cho người cócông cách mạng như: chính sách bảo hiểm y tế, chính sách chăm sóc sức khỏe, chínhsách ưu đãi về kinh tế, chính sách trợ cấp đã được ban hành và thực hiện Hơn nữa,được sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng, những chính sách này trong nhiều năm

qua đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ Tuy nhiên, công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc cho người có công cách mạng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Chúng ta vẫn thiếu các nguồn lực để có thể thực hiện một cách tốt nhất công việc này.Việt Nam là một nước nghèo Thêm vào đó, những năm qua do ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế thế giới, của thiên tai hạn hán, lũ lụt thường xuyên nên điều kiện phát

Trang 2

triển kinh tế – xã hội của đất nước càng gặp nhiều khó khăn Vì thế, công tác “Đền ơnđáp nghĩa”, đặc biệt là vấn đề chăm sóc cho người có công cách mạng vẫn chưa cóđiều kiện quan tâm, đầu tư đúng mức.

Như chúng ta đã biết, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe có vai trò vô cùng quantrọng đối với mỗi người Đối với những người có công CM, nhất là những thương,bệnh binh vấn đề này càng cấp thiết và cần quan tâm nhiều hơn hết

Trên thực tế, nhu cầu được điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe của người có công

CM ,củng như công tác thăm hỏi, động viên tại các cơ sở chăm sóc người có công làrất cao nhưng số lượng được đi điều dưỡng hàng năm rất ít, còn lại đa số điều dưỡngtại nhà Tình trạng này cũng là phổ biến tại xã Kỳ Phú huyện Kỳ Anh tĩnh Hà tĩnh(còn thiếu số liệu ) Để giải quyết vấn đề bất cập này, Sở LĐTB và XH tỉnh BìnhĐịnh đã ra công văn số 225/LĐTBXH – NCC ngày 14/02/2011, nêu rõ “Đối với các đối tượng thuộc diện điều dưỡng luân phiên 5 năm 1 lần đề nghị Ủy ban nhân dân các

xã, thị trấn phải căn cứ danh sách các năm trước để rà soát, đối chiếu, tránh trùng lặp, nếu địa phương nào lập danh sách đối tượng chưa đủ 5 năm thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định” Mặc dù vậy, công văn này cũng có mặt chưa thỏa

đáng và gây lúng túng cho nhiều địa phương trong quá trình thực hiện bởi ở một số địaphương đối tượng đủ 5 năm thì thiếu chỉ tiêu, trong khi đó nhiều đối tượng chưa đủ 5năm lại có nguyện vọng được đi điều dưỡng tiếp

Những nhu cầu, nguyện vọng của người có công cách mạng về chăm sóc sứckhỏe nếu không được giải quyết tốt, trước hết sẽ trực tiếp tác động xấu đến sức khỏe

và cuộc sống của những người có công cách mạng, sau đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đếnchất lượng cuộc sống của gia đình họ cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế –

xã hội của Huyện và của đất nước nói chung

Xuất phát từ mong muốn làm được một việc có ích và từ thực tế bất cập giữa nhucầu cần chăm sóc sức khỏe của người có công cách mạng và những khó khăn, tồn tạitrong quá trình thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng, nhất

là tại một xã còn vô vàn khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo đời sống

của người dân như Kỳ Phú, tôi lựa chọn đề tài “ Thực trạng chăm sóc sức khỏe

Trang 3

người có công cách mạng trên địa bàn xã Kỳ Phú huyện Kỳ Anh tĩnh Hà Tĩnh”

làm khóa luận tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề chăm sóc sức khỏe choNCCCM, thực trạng vấn đề chăm sóc sức khỏe NCCCM ở xã Kỳ Phú đang diễn ranhư thế nào, đã đạt được những kết quả nào, còn những mặt tồn tại, yếu kém nào?Những thuận lợi và những khó khăn mà công tác này gặp phải là gì? Trên cơ sở đó, đềtài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần thực hiện công tác chăm sóc sức khỏecủa người có công cách mạng đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung giải quyếtnhững nghiệm vụ sau:

Nghiên cứu lý luận về người có công cách mạng (chủ yếu tập trung vào đốitượng thương binh và bệnh binh); sức khỏe và chăm sóc sức khỏe; chăm sóc sức khỏengười có công cách mạng

Tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng ở xã Kỳ Phúhuyện Kỳ Anh Tĩnh Hà Tĩnh Chủ yếu là những người đã tham gia cách mạng từ năm

1945 – 1975 họ thuộc nhóm người cao tuổi, độ tuổi đang gặp nhiều vấn đề về sức:những vết thương, bệnh tật do chiến tranh gây ra , và đây là độ tuôi gặp nhiều vấn đề

về sức khỏe cho nên họ rất cần đến sự can thiệp của hệ thống chăm sóc sức khỏe.Trên cơ sở tìm hiểu rỏ thực trạng chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng,

từ đó tôi đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đối với côngtác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng tại địa phương

4.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng chăm sóc sức khỏe người cócông cách mạng trên địa bàn xã Kỳ Phú huyện Kỳ Anh , tỉnh Hà Tĩnh

Đối tượng khảo sát

Trang 4

Đề tài tiến hành khảo sát 60 thương, bệnh binh.

5 Giả thuyết nghiên cứu

Hầu hết người có công cách mạng ở xã Kỳ Phú huyện Kỳ Anh , tỉnh Hà Tĩnh đã

và đang được chăm sóc sức khỏe theo chính sách của Đảng và Nhà nước

Người có công cách mạng ở xã Kỳ Phú huyện Kỳ Anh , tỉnh Hà Tĩnh có nhu cầucao về chăm sóc sức khỏe nhưng chất lượng và hiệu quả của công tác này chưa cao dorất nhiều khó khăn mang lại, nhất là thiếu thốn về tài chính, đội ngũ y, bác sĩ; cơ sở vậtchất nghèo nàn, lạc hậu…

Gia đình, chính quyền các cấp, các cơ sở y tế, đội ngũ y, bác sĩ và cả cộng đồng

có vai trò rất lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng Chính

họ sẽ góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình trạng sức khỏe cho người có côngcách mạng

6 Phương pháp nghiên cứu và xử lý thông tin

6.1 Phương pháp nghiên cứu

6.2.Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp này được tôi chọn sử dụng trong đề tài bởi người có công cáchmạng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau và họ sống rải rác trên địa bàn xã nên rấtkhó khăn để điều tra tổng thể Cụ thể của phương pháp này tác giả sử dụng phươngpháp chọn mẫu tỷ lệ, mẫu điều tra được tiến hành trên hai nhóm đối tượng là thương

Trang 5

binh, bệnh binh và được điều tra điển hình tại 4 thôn có số lượng thương, bệnh binhđông nhất trong xã là Phú Long,Phú Hải ,Phú Tân,Phú Lợi

Số lượng mẫu nghiên cứu là 60 đối tượng, đủ đại diện cho thương, bệnh binhcũng như người có công cách mạng của cả xã Kỳ Phú

Tôi đã sử dụng phương pháp chọn mẫu tỉ lệ nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học,đảm bảo phản ánh đúng thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe cho người có côngcách mạng trên địa bàn xã

6.3 Phương pháp thu thập thông tin tư liệu

Thu thập các thông tin từ các nguồn như sách, báo, tài liệu liên quan , khóa luận,trên mạng internet, tạp chí, các báo cáo đến vấn đề chăm sóc sức khỏe người có côngcách mạng

Những thông tin thu thập được xử lí theo yêu cầu của khóa luận nhưng vẫn đảmbảo tính khách quan

6.4 Phương pháp trưng cầu ý kiến

Bảng trưng cầu ý kiến gồm tất cả 28 câu, trong đó có 14 câu hỏi đóng, 13 câu hỏivừa đóng vừa mở, 1 câu hỏi mở.(thêm )

Tổng cộng có 60 phiếu được phát tại 4 thôn :Phú Long,Phú Hải ,Phú Tân,PhúLợi Mục đích của phương pháp này nhằm thăm dò ý kiến của người có công cáchmạng, cụ thể là thương binh và bệnh binh về vấn đề chăm sóc sức khỏe của họ.6.5.Phương pháp phỏng vấn

Nhằm tìm hiểu sâu hơn vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng,tôi đả tiến hành phỏng vấn sâu 15 đối tượng cụ thể tại thôn Phú Long, 5 người ở thônPhú Hải , và một số vị lãnh đạo địa phương, các ban nghành có liên quan như: nhữngngười thực hiện chính sách người có công CM tại các xã (chị Nguyễn Thị Hòa), , trạm

y tế xã vv

7.6 Phương pháp quan sát kèm theo ghi hình

Trang 6

Tôi sử dụng phương pháp quan sát và ghi hình nhằm phối hợp với phương pháptrưng cầu ý kiến và phương pháp phỏng vấn với mục đích tìm hiểu và đảm bảo tínhkhách quan và độ chính xác của những thông tin thu được,góp phần mang lại cái nhìntoàn cảnh cho người xem.

7.7 Phương pháp xử lý thông tin

7.1.1 Thông tin thu được từ các tài liệu

Tất cả những thông tin thu thập được, tôi đã tổng thuật, lược thuật theo các chủ

đề, tổng quan tình hình nghiên cứu, xác lập một số lý thuyết, khái niệm làm cơ sở lýluận, xây dựng giả thiết nghiên cứu, mô tả bối cảnh kinh tế – văn hóa – xã hội ở địaphương

7.2.2 Thông tin thu được qua phiếu trưng cầu ý kiến

Phiếu trưng cầu ý kiến chủ yếu được xử lý theo tỷ lệ % trong đó kết hợp với sosánh tương quan giữa các biến quan trọng để có thể thấy rõ mối quan hệ trong các vấn

đề phân tích

7.2.3 Thông tin thu được qua phỏng vấn

Những thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu được tôi lưu lại , ghichép sau đó phân loại, chọn lọc, dưới dạng trích dẫn từ các biên bản đã được xử lý và

sử dụng

7.2.4 Thông tin thu được qua quan sát và hình ảnh

Tôi tiến hành đối chiếu, so sánh thông tin từ việc quan sát, ghi chép cũng nhưnhững hình ảnh thu được để hình thành câu trả lời và kiểm tra độ chính sát của thôngtin cho bảng hỏi cũng như phỏng vấn sâu

8 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

8.1 Ý nghĩa lý luận

Những thông tin thu thập được từ nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm

hệ thống cơ sở dữ liệu cho việc phân tích lý luận về người có công cách mạng, ngườicao tuổi nói riêng và lý luận về chính sách xã hội nói chung

Trang 7

Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực người cócông cách mạng, chính sách xã hội và chính sách chăm sóc sức khỏe cho người cócông cách mạng.

8.2 Ý nghĩa thực tiễn

Như chúng ta đã biết, chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng là mộtviệc làm vô cùng cần thiết và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện tinh thần nhânvăn sâu sắc Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, công tác này gặp rất nhiều khó khăn,bất cập ở nhiều địa phương Với kết quả nghiên cứu của đề tài, người thực hiện đề tàimong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng công tác chăm sóc sứckhỏe người có công tạixã Kỳ Phú huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh ; gợi mở một số giảipháp để các cấp, chính quyền địa phương, gia đình, các bên liên quan và cả cộng đồng

sẽ nhận thức rõ và đầy đủ vai trò và trách nhiệm trong quá trình thực hiện công tácchăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng Đồng thời, cũng như là một thôngđiệp hướng sự quan tâm và chung tay góp sức của cộng đồng, nhất là những người trẻtuổi ở địa phương để cùng thực hiện có hiệu quả hơn công tác chăm sóc sức khỏe chongười có công cách mạng đặc biệt với đối tượng là thương, bệnh binh

9 Cấu trúc khóa luận

Khóa luận được cấu trúc làm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kếtluận khuyến nghị Trong đó phần nội dung được chia làm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng chăm sóc sức khỏe cho NCCCM trên địa bàn xã Kỳ Phúhuyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe choNCCCM trên địa bàn xã Kỳ Phú huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh

PHẦN 2 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Chính sách xã hội

Trang 8

Chính sách xã hội là những quy định bằng văn bản nhằm để hỗ trợ cho nhóm đốitượng trong xã hội Nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn dân

ta đối với họ, góp phần tạo ra sự công bằng, bình đẳng, ổn định, phát triển và tiến bộ

xã hội Chính sách xã hội bao gồm một số nội dung cơ bản sau:

Chính sách xã hội có những đặc trưng riêng, nhờ vậy, mà người ta có thể phânbiệt nó với các chính sách khác như: chính sách chính sách chính trị, chính sách kinh

tế, tư tưởng xét trên phương diện quản lý những đặc trưng đó là:

Chính sách xã hội bao giờ cũng liên quan đến con người, bao trùm mọi mặt củacuộc sống con người, lấy con người và các nhóm người làm đối tượng tác động đểhoàn thiện và phát triển con người, hình thành các chuẩn mực và giá trị xã hội

Chính sách xã hội mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc, bởi vì mục tiêu cơ bảncủa nó là hiệu quả xã hội Công bằng xã hội là nội dung cơ bản của chính sách xã hội.Nhà nước sử dụng chính sách xã hội như một công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội,định hướng các giá trị mới, hướng vào cái thiện, cái tốt, hạn chế và đẩy lùi cái xấu, cáiác

Chính sách xã hội của nhà nước thể hiện trách nhiệm xã hội cao, tạo những điềukiện, cơ hội như nhau để mọi người phát triển và hòa nhập cộng đồng

Hiệu quả chính sách xã hội là ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống,đảm bảo công bằng xã hội

Chính sách xã hội còn mang tính kế thừa lịch sử, nó có sự thay đổi theo thời gian

và tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, dân tộc

Bất kỳ một khoa học nào cũng có đối tượng nhiên cứu của mình, đối tượng

nghiên cứu của khoa học chính sách nói chung và chính sách xã hội nói riêng là hệthống chính sách cũng như quy trình chính sách trên thực tiễn (hoạch định, thực thi,đánh giá chính sách)

Với đối tượng nghiên cứu như trên, chính sách xã hội có những chức năng cơ bản:

Chức năng nhận thức: Chính sách xã hội phát hiện ra tính quy luật của xã hội

(phản ánh đời sống văn hóa và các quan hệ văn hóa xã hội), tính quy luật của chính trị

và sự vận động của hệ thống chính trị trong xã hội Tất cả các quy luật này đều phản

Trang 9

ánh nội dung của chính sách và đóng vai trò quy định nội dung, phương hướng củachính sách xã hội, nên việc nhận thức nó là hết sức quan trọng của chính sách xã hội.

Chức năng phân tích, dự báo, đề xuất biện pháp cho công tác quản lý xã hội:

một chính sách xã hội khoa học gắn liền với thực tiễn xã hội sẽ giúp cho các nhà quảnlý, lãnh đạo phân tích, dự báo những vấn đề xã hội trong tương lai gần hoặc xa, làm cơ

sở để lượng giá và đề xuất chính sách xã hội

Chức năng thực tiễn: chính sách xã hội phản ánh đúng thực tiễn, đi vào thực tiễn

một cách thích hợp, nó sẽ làm cho xã hội luôn ở trạng thái ổn định, góp phần hoànchỉnh cơ cấu xã hội, đẩy mạnh tính tích cực của các thành viên trong xã hội, sử dụngtốt tiềm năng lao động của đất nước Sự hoàn thiện chính sách xã hội phụ thuộc vào sựtăng trưởng và phát triển xã hội, nhưng chính sách xã hội không hoàn toàn phụ thuộcmột cách máy móc mà có tính độc lập tương đối

Mục tiêu của khoa học chính sách xã hội là thông qua việc nghiên cứu thực tiễncác chính sách để tìm ra những giải pháp để cải tiến hệ thống chính sách, nâng caochất lượng hoạch định và thực thi chính sách của nhà nước hướng đến mục tiêu cuốicùng là công bằng, an sinh và tiến bộ xã hội

Do mục tiêu và chức năng của mình, chính sách xã hội đã trở thành một lĩnh vựcrất rộng lớn, hoặc có thể xem là nó thẩm thấu vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội

Có thể phân chia chính sách xã hội theo nhiều khía cạnh để tìm hiểu hoặc quản lý Cóthể nói chính sách xã hội ở cấp độ nhà nước, khu vực, nơi làm việc, cộng đồng Chínhsách xã hội có thể phân chia theo các nhóm xã hội được tác động: nhóm nghề nghiệp,giới, tuổi, tộc người Thông thường, người ta nói đến những lĩnh vực chủ chốt sau đây:chính sách bảo đảm thu nhập trong trường hợp bình thường hoặc gặp rủi ro, chính sáchthị trường lao động, chính sách xã hội doanh nghiệp, chính sách nhà ở, chính sách giađình, phụ nữ và trẻ em, chính sách xã hội trong giáo dục, chính sách xã hội trong y tế,chính sách giúp đỡ thanh niên, chính sách người cao tuổi, trợ giúp xã hội [8; 9 – 11]

Do hoàn cảnh đất nước ta có lịch sử phát triển khác với các nước khác cho nênchính sách xã hội được nhận thức và thực hiện cũng mang đặc điểm riêng biệt

Trước thời kỳ đổi mới (năm 1986) ở nước ta chính sách xã hội chưa được nhậnthức đầy đủ Còn tồn tại quan niệm chính sách xã hội chỉ là những chính sách dành

Trang 10

cho những đối tượng xã hội đặc biệt thiếu khả năng lao động hoặc cần ưu đãi Nhiềungười coi chính sách xã hội là chính sách cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội và bảo hiểm xãhội Nhiều vấn đề ở tầm vĩ mô như dân số, việc làm, thiết kế, những phương án pháttriển chưa tính toán đầy đủ đến những vấn đề xã hội và môi trường xã hội cần thiết chocon người Đôi khi chính sách kinh tế tách rời chính sách xã hội, còn chính sách xã hộiđôi khi vượt quá trình độ phát triển của nền kinh tế Chủ nghĩa bình quân không chỉtrong phân phối thu nhập nói chung, mà cả trong việc thực hiện chính sách xã hội.Nhiều nhu cầu xã hội của cá nhân đáng được thỏa mãn nhưng lại đồng hóa trong tậpthể, cộng đồng Những đặc điểm khác biệt của cá nhân ít được quan tâm Chính sách

xã hội chưa được nhận thức và thực hiện đầy đủ với tất cả những yêu cầu của nó

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với đường lối đổi mới, Đảng và Nhànước ta đặc biệt quan tâm và thực hiện ngày càng tốt chính sách xã hội Vấn đề xã hộiđược tính đến nhiều hơn trong các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội.Chính sách xã hội được nhận thức một cách toàn diện trên cả tầm vĩ mô và vi mô.Nhân tố con người và những điểm khác biệt của cá nhân đã được chú trọng

Thực hiện chính sách xã hội được xem là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, củatất cả các lực lượng xã hội chứ không còn là nhiệm vụ của riêng nhà nước như giaiđoạn trước đây Chủ nghĩa bình quân cũng được khắc phục Với chính sách mở cửatạo điều kiện để chúng ta huy động tiềm lực quốc tế cho việc giải quyết nhiều vấn đề

xã hội do các cuộc chiến trong lịch sữ để lại cũng như những vấn đề mới xuất hiện doảnh hưởng của nền kinh tế thị trường [8; 55]

1.2 Chính sách xã hội cho người có công CM

Chính sách xã hội cho người có công cách mạng thể hiện truyền thống tốt

đẹp của chúng ta “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng

và nhà nước ta với thế hệ đã “sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc” Trong đó có rất nhiều chính sách cụ thể: chính sách trợ cấp, chính sách bảo

hiểm, chính sách điều dưỡng, chính sách chăm sóc sức khỏe, chính sách ưu đãi trongkinh tế… cho người có công Trong đề này tác giả thực hiện nghiên cứu về chính sáchchăm sóc sức khỏe cho người có công

Trang 11

Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công, người có công CM đặcbiệt là nhóm đối tượng thương binh, bệnh binh là những người rất cần đến chế độchăm sóc nhất là vấn đề chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, cụ thểngười có công cách mạng được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe được quy định trongThông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21 tháng 11 năm

2006 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Bộ Y tế, theothông tư chế độ chăm sóc sức khỏe đối với NCCCM cụ thể như sau:

Chế độ bảo hiểm và quyền lợi về bảo hiểm y tế của người có công CM

Những đối tượng có công cách mạng được hưởng bảo hiểm y tế bao gồm: người

có công với cách mạng và thân nhân của họ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy địnhcủa pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và pháp luật về bảo hiểm y tế Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được hưởng quyền lợi vềchăm sóc sức khỏe theo quy định của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII và các văn bản hướng dẫn thi hành

Chế độ điều dưỡng

Là một trong những chế độ rất tốt và đạt hiệu quả cao, có tầm quan trọng góp

phần nâng cao sức khỏe người có công cách mạng và nó nhiệt liệt được hưởng ứng

Nó được chia ra làm hai phương thức điều dưỡng đó là:

Điều dưỡng mỗi năm một lần, bao gồm những đối tượng như sau: người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; bà

mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh,

thương binh loại B (gọi chung là thương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng

lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên đang sống tại gia đình; người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

Điều dưỡng luân phiên 5 năm một lần, gồm những đối tượng sau: cha đẻ, mẹ đẻ,

vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; Anh hùng lực lượng vũ

trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến; người có công giúp đỡ cách

Trang 12

mạng trong kháng chiến; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động dưới 81%; thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81% đang sống tại gia đình; người hoạt động

cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

Trong đó có những quy định về kinh phí và nơi điều dưỡng cụ thể:

Điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng

Thời gian điều dưỡng tối đa là 10 ngày (không kể thời gian đi và về)

Mức chi điều dưỡng: 1.500.000 đồng/người/lần, bao gồm:

Tiền ăn sáng và 2 bữa chính: 1.100.000 đồng

Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường: 100.000 đồng

Quà tặng đối tượng: 100.000 đồng

Chi khác (khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, nghe chuyện thời sự,tham quan, chụp ảnh, phục hồi chức năng,…): 200.000 đồng

Điều dưỡng tại gia đình

Mức chi điều dưỡng là 800.000 đồng/người/lần [5]

Chế độ chăm sóc sức khỏe cho thương binh

Theo điều 20, 21, 22 của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng thì thươngbinh được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe như sau:

Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả nănglao động và loại thương binh

Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấpphương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnhhình căn cứ vào thương tật của từng người và khảnăng của Nhà nước; thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được Nhànước mua bảo hiểm y tế cho con từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổinếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm

y tế vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng ở gia đình thìngười phục vụ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng

Trang 13

Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành cho thương binh, bệnh binh được Nhà nước hỗtrợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, đượcmiễn hoặc giảm thuế, vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật.

Chế độ chăm sóc sức khỏe đối với bệnh binh

Theo điều 23, 24, 25 của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng thì bệnhbinh được hưởng các chế độ chăm sóc như sau:

Trợ cấp hàng tháng theo tỷ lệ mất sức lao động

Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động; cấpphương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người

và khả năng của Nhà nước

Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được Nhà nước mua bảohiểm y tế cho con từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục

đi học hoặc bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng bảo hiểm y tế vẫn bị suygiảm khả năng lao động từ 61% trở lên

Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên an dưỡng ở gia đình thìngười phục vụ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế và trợ cấp hàng tháng

Tổ chức thực hiện và những yêu cầu thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe cho người có công CM

Tổ chức thực hiện

Căn cứ vào những quy định trên các tổ chức, cá nhân ban ngành có liên quan: Bộ

LĐ – TB&XH, Bộ tài chính, Bộ y tế, phòng LĐ – TB&XH ở địa phương, các trungtâm chăm sóc người có công … tổ chức thực hiện, cụ thể là:

Hàng năm, căn cứ dự toán chi ưu đãi người có công và số lượng thực tế các đốitượng thuộc diện điều dưỡng của từng địa phương, Bộ lao động – thương binh và xãhội phối hợp với Bộ tài chính phân bổ kinh phí ngay từ đầu năm cho Sở lao động –thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ đó triển khaixuống các Phòng lao động – thương binh và xã hội triển khai thực hiện đúng theo quyđịnh

Trang 14

Sở lao động – thương binh và xã hội lập danh sách đối tượng được điều dưỡngtrong năm và ra quyết định điều dưỡng người có công.

Sở lao động – thương binh và xã hội lập kế hoạch chi tiết phân bổ xuống Phònglao động – thương binh và xã hội, phòng LĐ – TB&XH, hai bên phối hợp tổ chức thựchiện đưa đối tượng đi điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng hoặc điều dưỡng tại giađình theo quy định Sở lao động – thương binh và xã hội phối hợp với Sở Y tế thựchiện thăm khám sức khỏe cho đối tượng điều dưỡng tại gia đình

Kinh phí chi tiền điện, nước sinh hoạt, văn nghệ, báo chí được giao dự toán trựctiếp cho các cơ sở điều dưỡng người có công với cách mạng do Ngành lao động –thương binh và xã hội quản lý theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11/3/2009

Những yêu cầu đặt ra khi thực hiện

Đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đặc biệt là ngành LĐ –TB&XH và ngành y tế, các tổ chức đoàn thể, người được điều dưỡng

Đòi hỏi khi thực hiện đảm bảo thực hiện đúng quy định của các chính sách.Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu bị ốm đau đột xuất thì được giới thiệu

đi điều trị tại bệnh viện gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành

Trường hợp đối tượng đi điều dưỡng tập trung, nếu không ở hết thời gian của đợtđiều dưỡng thì không được thanh toán lại tiền Số kinh phí còn lại do Sở lao động –thương binh và xã hội quản lý để tăng số đối tượng hưởng chế độ điều dưỡng hàngnăm [5]

1.3 Các khái niệm liên quan

1.3.1 Chính sách xã hội

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách xã hội trong đó định nghĩa củaPGS.TS Lê Trung Nguyệt được xem là đầy đủ chính xác, nó chỉ rõ chủ thể xây dựngchính sách và đề ra nhiệm vụ cụ thể của chính sách xã hội

“Chính sách xã hội là loại chính sách được thể hiện bằng pháp luật của nhà

nước thành một hệ thống quan điểm, chủ trương phương hướng và biện pháp để giải quyết những vấn đề xã hội nhất định, trước hết là những vấn đề liên quan đến công

Trang 15

bằng xã hội, và phát triển an sinh xã hội, nhằm góp phần ổn định, phát triển và tiến

bộ xã hội” [8; 7].

1.3.2 Quan niệm về người có công cách mạng

Cho đến nay, hầu như chưa có một định nghĩa cụ thể về người có công cáchmạng Theo Pháp lệnh ưu đãi dành cho người có công cách mạng, ban hành theo quyết

định năm 2005 “Người có công cách mạng" là những người:

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.

Liệt sĩ.

Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Bệnh binh.

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa

vụ quốc tế.

Người có công giúp đỡ CM.

Thân nhân của những người có công cách mạng.

Trong đó được khái niệm một cách rõ ràng về từng loại đối tượng cụ thể:

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là ngườiđược cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trướcngày 01 tháng 01 năm 1945

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩmquyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát lyhoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19tháng Tám năm 1945

Trang 16

Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổquốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà

nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranhbinh vận có tổ chức với địch; hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt,tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trươngvượt tù, vượt ngục mà hy sinh; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũngcảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảmcứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; do ốm đau, tai nạn khi đang làmnhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn

Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sựnghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hay có thể hiểu bà

mẹ Việt Nam anh hùng là người đã sinh ra và nuôi dưỡng những đưa con liệt sĩ, theoquy định ít nhất là 2 người con

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng

lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận thương binh" và "Huy hiệu thương binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây:

chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuấtphục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranhchống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốcphòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; làmnhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn Trong đó được chia ra làm 4 loại: thương binh loại 1 (trên 81% ), thương binhloại 2 (từ 61% - 80% ), thương binh hạng 3 (từ 41% - 60% ), thương binh loại 4 (từ21% - 40% )

Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân,công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc

Trang 17

một trong các trường hợp tại Điều 19 (quy định về thương binh) được cơ quan có thẩm

quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh".

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được gọi chung làthương binh

Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao

động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp

"Giấy chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây: chiến đấu hoặc

trực tiếp phục vụ chiến đấu; hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn từ 3 năm trở lên; hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn chưa đủ 3 năm nhưng đã có đủ 10 năm trở lên công tác trong Quân đội nhândân, Công an nhân dân; đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ 10năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; làm nghĩa vụ quốc tế; dũng cảmthực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh

Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng laođộng từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày

31 tháng 12 năm 1994

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơquan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tạicác vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khảnăng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học

Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian

bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay saicho địch

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng (về trợ cấp, bảo hiểm) là người

tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng “Huân chương kháng chiến”, “Huy chương kháng chiến”.

Trang 18

Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng

trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng

Tám năm 1945; người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương khángchiến; người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chươngkháng chiến [17]

Chúng ta có thể nhận thấy rằng người có công CM bao gồm rất nhiều đối tượngnhưng trong đề tài này tác giả chỉ tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe thương, bệnh binhhơn ai hết họ là những người rất cần đến hệ thống chăm sóc sức khỏe Ở đối tượngthương, bệnh binh được chia ra làm nhiều loại đối tượng khác nhau và trong khóa luậnnày tác giả tìm hiểu những người thương, bệnh binh chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụchiến đấu; bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lạithương tích thực thể hoặc bệnh tật trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

và cuộc chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

1.3.3 Sức khỏe và chăm sóc sức khỏe

Sức khỏe

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về sức khỏe, theo Tổ chức Y tế thế giới WHO

đã đưa ra định nghĩa “Sức khỏe là một trạng thái sản khoái đầy đủ về thể chất, tinh

thần và các quan hệ xã hội, nó không chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có thương tật hay bệnh tật xã hội” [18; 55].

Như vậy có thể hiểu một người hoàn toàn khỏe mạnh phải là một người có đầy

đủ sức khỏe về thể chất, tinh thần và có các mối quan hệ xã hội tốt đẹp Cụ thể: Mộtngười được xem là có sức khỏe thể chất không những không có thương tật, bệnh tật

mà các hoạt động về thể lực cũng như tất cả các hoạt động sống đều ở trạng thái tốtnhất và phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, lứa tuổi ; sức khỏe tâm thần là mộttrạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâmthần hoàn toàn thoải mái, bình an trong tâm hồn và biết chấp nhận những căng thẳngtrong cuộc sống cũng như cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng

và hòa hợp giữa cá nhân, những người xung quanh và môi trường; để đạt được trạng

Trang 19

thái hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội tức là phải có thu nhập đủ sống, an sinh xã hộiđược đảm bảo, thiết lập và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, thuận lợi với người thântrong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, rộng hơn là cộng đồng và xã hội kết hợp hài hòa giữa lợi ích các nhân với lợi ích của người khác đồng thời được cốnghiến cho cộng đồng, xã hội và được mọi người thừa nhận.

Có được một cơ thể khỏe mạnh là mơ ước - mục tiêu - mục đích mà mọi ngườihướng đến và cố gắng thực hiện mọi biện pháp để đạt đến cái ngưỡng đó Tất cảnhững yếu tố về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, quan hệ xã hội được kết hợpmột cách hài hòa và đảm bảo sẽ làm nên vẻ đẹp sáng ngời của một con người, như cha

ông ta đã từng khẳng định Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm” Các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại, ảnh hưởng

mạnh mẽ đến nhau, nếu thiếu một trong các thành tố trên sẽ không làm nên sức khỏecon người Vì vậy, mỗi chúng ta cần có sự chăm lo phát triển một cách hợp lý, hài hòacân đối giữa các yếu tố để đạt đến một trạng thái sức khỏe tốt và có cuộc sống lý tưởngnhất

Định nghĩa trên đã chỉ cho chúng ta thấy rõ trạng thái sức khỏe cần đạt được để

từ đó mỗi cá nhân hướng đến và vạch ra mục tiêu, phương pháp để đạt được Tuynhiên, định nghĩa trên cũng gặp phải hạn chế là chưa đưa ra được mục tiêu, phươngpháp, kế hoạch thực hiện cho các lực lượng tham gia vào quá trình chăm sóc sức khỏe

Quan điểm về chăm sóc sức khỏe

Việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ trước hết phải do chính bản thân mỗi cá nhân

thực hiện Tục ngữ cũng đã dạy: “Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là

quá khứ, sức khoẻ là của chính mình”.

Đầu tư chăm sóc sức khoẻ là phải đầu tư chăm sóc ngay khi còn đang khoẻmạnh, khi chưa thành bệnh mới là đầu tư chăm sóc có ý nghĩa và hiệu quả kinh tế caonhất

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chăm sóc sức khỏe Tuy nhiên có thể hiểu:chăm sóc sức khỏe là những hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe của con người TheoWHO thì nâng cao sức khỏe chính là sự hổ trợ mà trong đó quan trọng nhất là tạo khả

Trang 20

năng cho người dân kiểm soát và nâng cao sức khỏe của mình Chi tiết hơn, nguyên lýthực hiện nâng cao sức khỏe thể hiện ở 3 hoạt động chính đó là:

Xây dựng chính sách là hoạt động nhằm thúc đẩy sự hoàn thành các chính sách

mang lại sức khỏe cho người dân

Tạo khả năng là hoạt động nhiều mặt bao gồm môi trường thuận lợi, cung cấp

thông tin, hướng dẫn kỹ năng sống và tạo ra các cơ hội giúp người dân có khả năngchọn lựa những điều kiện có lợi cho sức khỏe

Phối hợp liên ngành là tạo điều kiện phối hợp các ban ngành, đoàn thể, tổ chức

xã hội, tập thể nhằm tăng cường phối hợp để tạo được hiệu quả tốt cho sức khỏe ngườidân đến mức cao nhất

Ba hoạt động trên nói lên cơ chế nâng cao sức khỏe là: “môi trường lành mạnh”,

“tự chăm sóc”, và “trợ giúp lẫn nhau”

Có rất nhiều ý kiến, cách thức và những yêu cầu đặt ra cho mỗi cá nhân cũng nhưcộng đồng trong việc chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe Tuy nhiên có thể thấychăm sóc sức khỏe thường tập trung vào 3 lĩnh vực như sau:

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Để có được sức khỏe tinh thần tốt nhất có các yêu cầu đặt ra đối với mỗi cá thể

đó là học cách tự đánh giá bản thân một cách lành mạnh; biết cho và nhận; tạo dựngmối quan hệ gia đình tích cực; biết đề ra những ưu tiên cho bản thân mình phù hợp vớiđiều kiện hoàn cảnh; cần dành thời gian để nghỉ ngơi và đi du lịch tham quan; cần phảitrang bị cho bản thân những cách quản lý và đối phó với stress hiệu quả nhất; phải

luôn luôn sống lạc quan, yêu đời; hãy học cách ứng phó với những thay đổi có thể

Trang 21

ảnh hưởng đến bản thân (tăng cường khả năng thích ứng) biết cách điều chỉnh và ứng

phó cảm xúc của bản thân, đặc biệt là những xúc cảm tiêu cực, hướng vào bản thân

Quan hệ xã hội

Đây cũng là một lĩnh vực ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mỗi cá thể, mỗi

người cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội thể dục thể thao, văn hóa, tham

gia các tổ chức, đoàn thể xã hội, tạo lập và duy trì các mối quan hệ với bạn bè, đồngnghiệp

Như chúng ta đã biết sức khỏe con người là tổng hòa các yếu tố về sức khỏe thểchất, sức khỏe tinh thần và các quan hệ xã hội và để có được sức khỏe tốt ta cần giảiquyết hài hòa các yếu tố trên một cách tối ưu Đồng thời sức khỏe của mỗi ngườikhông phải chỉ dựa vào sự cố gắng của bản thân là đạt được mà còn chịu sự tác độngcủa rất nhiều yếu tố khách quan Vào đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển mạnh mẽcủa khoa học và công nghệ, sức khỏe con người có nhiều vấn đề cần đề cập đến vớinhững căn bệnh không thuốc chữa Từ đó con người luôn tích cực tìm kiếm nhữngphương pháp để có được sức khỏe tốt, trong quá trình tìm kiếm đó các nhà khoa học

đã xây dựng nên mô hình các yếu tố quyết định sức khỏe của con người thế kỷ XXI Đây là một mô hình vô cùng hữu ích đối với mỗi chúng ta Bởi vì thông qua nó giúpcho chúng ta biết được các mức độ phòng bệnh, chữa bệnh cũng như các yếu tố có vaitrò tác động đến sức khỏe để từ đó tự tìm ra giải pháp làm thay đổi các yếu tố đó theohướng có lợi cho sức khỏe

Trang 22

Sơ đồ 1 : Mô hình các yếu tố quyết định sức khỏe thế kỷ XXI (Robert Evans) [16; 68]

Cụ thể mô hình này thể hiện sức khỏe con người chịu sự tác động của các yếu tốtổng quát: môi trường cá nhân và gia đình, môi trường vật chất, môi trường xã hội vàcộng đồng Nó chia ra làm 3 cấp độ dự phòng: dự phòng cấp I tức là cơ thể hoàn toànkhỏe mạnh, ta tự tìm ra những phương pháp chăm sóc sức khỏe tốt, ngăn ngừa bệnh tật

và các yếu tố ảnh hưởng như giáo dục, thu nhập, các yếu tố nguy cơ (tức là nhữngnguy cơ bệnh tật nào đang rình rập), từ đó tìm ra các biện pháp hạn chế, khắc phục,loại bỏ nguy cơ bệnh tật Dự phòng cấp II tức là một khi cơ thể con người đã có dấuhiệu bệnh tật thì cần phải can thiệp sớm, thông qua các tác động của hệ thống chămsóc sức khỏe tìm ra phương pháp chữa trị sớm nhất, kịp thời và hiệu quả nhất để cảithiện chữa trị bệnh tật và chấn thương Dự phòng cấp III tức là khi chúng ta đã mắc

SỨC KHỎE VÀ TRẠNG THÁI KHỎE

MẠNH

Môi trường vật chất

Môi trường cá nhân và gia đình

đđình

Môi trường xã hội và cộng đồng

Yếu tố nguy cơ/ tình trạng

dễ bị tổn thương

Giáo dục

Thu nhập

Bệnh tật và chấn thương

Hệ thống chăm sóc sức khỏe

Tử vongTàn phế

Trang 23

bệnh cần phải tìm cho mình dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, có thể phục hồi để trởlại trạng thái khỏe mạnh ban đầu hay trở nên tàn phế, tử vong phụ thuộc phần lớn vào

hệ thống chăm sóc sức khỏe

Mô hình này có ý nghĩa quan trọng với đề tài này, nó làm cơ sở lý luận hỗ trợ tácgiả trong quá trình tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏecho NCCCM Tác giả cũng có thể đưa ra các giải pháp tập trung vào việc cải thiện,tăng cường sự tác động của các yếu tố: vai trò của cá nhân, gia đình, vật chất, xã hộitheo hướng tích cực

1.2.4 Phúc lợi xã hội

Thuật ngữ phúc lợi xã hội đã được Việt Nam sử dụng từ vài chục năm qua vớinhững phạm vi khác nhau Phúc lợi xã hội được xem như là một hệ thống hay mộtthiết chế mà chức năng xã hội của nó là đảm bảo những nhu cầu xã hội thiết yếu củacác tầng lớp dân cư theo những điều kiện của cấu trúc xã hội Đồng thời việc xác địnhnhững nhu cầu này do xã hội quy định Thông thường, phạm vi các nhu cầu cơ bảnnày liên quan đến nhu cầu về lương thực thực phẩm, việc làm, thu nhập

Nhìn từ góc độ cơ cấu xã hội, hệ thống phúc lợi xã hội tác động vào các điềukiện an sinh xã hội của các nhóm xã hội theo hướng đảm bảo công bằng xã hội, đặcbiệt chú trọng các nhóm xã hội yếu thế Trong ý nghĩa đó, phúc lợi xã hội cho người

có công cách mạng là một trong những vấn đề cần quan tâm Chăm lo phúc lợi người

có công cách mạng giúp họ đảm nhận những vai trò xã hội mới là công việc có ý nghĩa

to lớn đối với phát triển xã hội.Hiện nay, người có công cách mạng có vai trò và ýnghĩa to lớn đối với gia đình và xã hội: trong truyền đạt kho tri thức, kinh nghiệm sảnxuất, lịch sử, các di sản văn hóa (chủ trì những lễ nghi) tấm gương sáng cho thế hệ trẻnoi theo, là người hòa giải những bất hòa trong gia đình, tranh chấp ngoài cộng đồng

xã hội … chứ không phải là gánh nặng như trong suy nghĩ của chúng ta

Hoạt động trợ giúp trong mạng lưới xã hội cũng được xem là một dạng của phúclợi xã hội Giữa phúc lợi xã hội và mạng lưới xã hội có quan hệ qua lại với nhau.Trong khóa luận, khảo sát hoạt động trợ giúp từ mạng lưới xã hội người có công cáchmạng về vấn đề chăm sóc sức khỏe [dẫn nhập 7; 28]

1.2.5 Bảo hiểm và bảo hiểm y tế

Trang 24

Bảo hiểm

Có thể hiểu “Bảo hiểm là một hoạt động mà qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào khoảng đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xãy ra rủi ro và toàn bộ trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo phương pháp thống kê”

[1]

Bảo hiểm y tế

“Là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không

vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và đối tượng có trách nhiệm theo quy định của luật bảo hiểm y tế” [1].

Trong quá trình đăng ký khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, có quy định cơ sởkhám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tức là cơ sở khám, chữa bệnh đầu tiên theođăng ký của người tham gia bảo hiểm y tế và được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế

1.2.6 Người cao tuổi

Người cao tuổi hay người già là một thuật ngữ dùng để chỉ những người nhìn

chung đã có nhiều tuổi Lâu nay ta vẫn quen dung khái niệm “người già”.Theo từ điển Việt Nam , già tức là “ở vào tuổi có những hiện tượng sinh lý suy yếu dần trong gia đoạn cuối của quá trình sống tự nhiên” Như vậy về mặc thuật ngữ, “người già” hay “người cao tuổi” cũng chỉ là hai cách nói khác nhau mang cùng một nội dung chỉ

“người đã rất nhiều tuổi so với tuổi đời trung bình”, trong khóa luận này tác giã sữ dụng tuật ngữ “người cao tuổi” Theo quy định hành chính quốc tế, người từ 60 tuổi

trở lên được gọi là người cao tuổi [dẫn nhập 7; 29]

Những khó khăn mà người cao tuổi gặp phải

Đa số NCCCM trong mẫu nghiên cứu này thuộc nhóm người cao tuổi và họ cũngkhông thể tránh khỏi quy luật khách quan (tuổi cao dẫn đến thay đổi về hoạt độngchức năng tâm, sinh lý, thay đổi về lao động và thu nhập, thay đổi về phạm vi, mức độquan hệ xã hội) Chính những thay đổi này khiến cho người cao tuổi gặp phải nhữngkhó khăn sau đây:

Về sinh lý: phần lớn người cao tuổi sức khỏe giảm sút do sự thoái hóa tự nhiên

của các tế bào dẫn tới: suy giảm quá trình đồng hóa, dị hóa và hoạt động của các cơ

Trang 25

quan nội tạng; cơ bắp bị nhão; xương do bị vôi hóa nhiều nên dòn và dễ gãy, đi lại khókhăn; trí nhớ ngán hạn giảm sút trong khi đó trí nhớ dài hạn vẫn ở mức độ cao, dễ mắtbệnh đãng trí hay bệnh mất trí, khả năng tư duy kém.; chất lượng hoạt động của cơquan cảm nhận bị suy giảm (mắt kém, nặng tai )

Về tâm lý: về mặc tâm lý của người cao tuổi có nhiều biến đổi phức tạp nhất là

giao đoạn đầu bước vào tuổi cao họ chưa kịp thíc ứng: do sự từng trải khiến cho họkhó chấp nhận cái mới, khó thay đổi ý kiến chính điều này đã khiến cho họ và concháu khó hài hòa với nhau; phần lớn do giảm khả năng trí tuệ khiến cho một số người

có thể cảm thấy bất lực, mất tự chủ, nhạy cảm cho nên đôi lúc họ tự giận bản thânmình và giận người khác và từ chối sự giúp đỡ mặt dù hoàn cảnh của họ rất cần sựgiúp đỡ; một số luôn có tâm lý lo âu, buồn chán, đôi khi họ cảm thấy chán sống nhất lànhững người có bệnh nặng

Về mặt xã hội: do đi lại khó khăn và sức khỏe giảm sút nên quan hệ xã hội của họ

bị thu hẹp đáng kể; xã hội thường có quan niệm cứng nhắt, đôi khi sai lệch về họchẳng hạn như quan niệm người cao tuổi thì yếu và vô ích không còn đóng góp trong

xã hội (o đó xã hội còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của họnhư ăn, ở, khám chữa bệnh); sự thay đổi nhanh chóng của xã hội bên ngoài, dễ làmcho họ có thể cảm thấy những hiểu biết, giá trị của mình là lỗi thời và dễ tạo cảm giác

bị cô lập, bi quan

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI

CÓ CÔNG CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KỲPHÚ HUYỆN

KỲ ANH TỈNH HÀ TĨNH

Trang 26

2.1 Tổng quan về về xã Kỳ Phú

1 Vài nét về ban chính sách

Ban chính sách xã Kỳ Phú là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Xã giúp UBND Xãthực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực Tổ chức nhà nước và lĩnh vực Lao độngThương binh và Xã hội trong toàn xã Ban có 1 Trưởng ban , 2 Phó Trưởng ban và 4 cán bộ

Về nhiệm vụ Chính trị Ban chính sách của Xã chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ủyban nhân dân Xã Đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Ban

Tổ chức Chính quyền và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội Huyện Kỳ Anh

2 Mục tiêu và mục đích của Ban chính sách xã Kỳ Phú.

Ban chính sách xã là cơ quan chuyên môn, thuộc UBND xã tham mưu cho UBND xãthực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, việc làm, dạy nghề, tiềnlương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, người có công, bảotrợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới

Ban chính sách xã có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1.Tham mưu và trình UBND xã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, thực hiệncác chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về Lao động – Thương binh và Xã hội trênđịa bàn;

2 Xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn theo hướng dẫn của cấp trên vềlĩnh vực LĐTB&XH trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời đôn đốc, kiểm tra thựchiện kế hoạch được duyệt;

3 Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về chính sách lao động, việclàm, an toàn lao động, vệ sinh lao động, dạy nghề, bảo hiểm xã hội, Thương binh - Liệt sỹ,người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hộicủa toàn xã

4 Hướng dẫn, kiểm tra các xóm trong toàn xã , thực hiện quản lí nghĩa trang liệt sỹ,đài tưởng niệm và các công trình ghi công Liệt sỹ, chịu trách nhiệm quản lý các công trìnhđược giao;

5 Hướng dẫn, kiểm tra các công trình bảo trợ trong toàn xã mà xã hội và nhà nước

ưu đãi , dạy nghề, giới thiệu việc làm, sản xuất của tập thể thương binh và người tàn tật, cơ sởgiáo dục, cai nghiện ma túy, mại dâm trên địa bàn xã theo phân cấp;

Trang 27

6 Phối hợp với các ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo, xây dựng phong trào "toàn dânchăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách xã hội”;

7 Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Luật Lao động, chính sách LĐTB&XH trên địa bàn; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực LĐ –TB&XH theo quy định của pháp luật;

8 Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực LĐ- TB&XHvới UBND xã và phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

9 Tham mưu xây dựng và nâng cấp Nghĩa trang Liệt sỹ và các Đài tưởng niệm ở cácđịa phương; hướng dẫn công tác thu, chi các loại quỹ và kinh phí thuộc ngành;

10 Quản lý tài chính, tài sản được giao thuộc lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xãhội của xã

11 Xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương trình mục tiêu, các dự án về trẻ emtrên địa bàn xã và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt;

12 Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình các dự án được phêduyệt và các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách về trẻ em, giải quyết đơn thư khiếunại, tố cáo của công dân về lĩnh vực trẻ em thuộc thẩm quyền;

13 Quyết định kế hoạch phối hợp với các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội ở xãthực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi tầng lớp nhân dân, các gia đình trongviệc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tổ chức thực hiện “Tháng hành động vì Trẻ em” hàng năm;

14 Thực hiện một số chương trình, dự án về trẻ em ở xã theo sự hướng dẫn củaphòng LĐ – TB&XH, tổ chức vận động, xây dựng, quản lý, sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em xã ,hướng dẫn kiểm tra việc sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em

15 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND xã giao; có quyền đề xuất, kiến nghị

về chế độ chính sách và quyền lợi cá nhân được hưởng theo chế độ của Nhà nước quy định.Trưởng, Phó Trưởng Ban có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết để đảm bảoquyền lợi cho cán bộ, công chức

6 Nguồn ngân sách.

- Ngân sách nhà nước : Là chủ yếu gồm trợ cấp, phụ cấp cho các đối tượng

- Nguồn từ cộng đồng: Các Doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện…

- Nguồn từ gia đình, người thân và đối tượng: Gia đình có trách nhiệm chăm sóc,nuôi dưỡng

8 Dịch vụ và nhóm đối tượng của dịch vụ

Trang 28

- Công tác lao động – Việc làm: Người trong độ tuổi lao động không có việc làm hoặc

sức khỏe yếu, người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ…

Các chính sách liên quan đến dịch vụ này: Chính sách việc làm là những quy định củaNhà nước nhằm tạo ra nhiều chỗ làm việc mới và đảm bảo về chỗ làm việc của người laođộng trên cơ sở của pháp luật lao động

+ Chính sách đảm bảo việc làm theo Nghị định 72/CP, ngày 31/10/1995 của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về việc làm

+ Chính sách cho vay vốn với lãi suất của hệ thống ngân hàng để tạo mở việc làm.+ Chính sách hỗ trợ về đào tạo (đặc biệt cho các đối tượng chính sách xã hội) để trang

bị cho họ có kiến thức nghề nghiệp

+ Chính sách việc làm cho người thất nghiệp hoặc thiếu việc làm

+ Chính sách khuyến khích, thu hút lao động

+ Văn bản chính sách của Nhà nước quy định chế độ dạy nghề và học nghề cho ngườitàn tật: Nghị định số 90/CP ngày 15/12/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Bộ Luật lao động về học nghề; Nghị định 01/CP ngày 23/11/1995 quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động là người tàn tật

+ Hệ thống chính sách của Nhà nước đối với vấn đề lao động trẻ em: Ngày 16/8/1991Nhà nước đã công bố “Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em”; Bộ luật lao động nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực ngày 1/1/1995

+ Hệ thống chính sách cho lao động là người cao tuổi: Hệ thống tất cả những văn bảnpháp quy đã có về lao động là người cao tuổi; Văn bản bổ sung những văn bản đó về nhữngđiều chưa hợp lý cần sửa đổi…

+ Chính sách đối với lao động nữ: Căn cứ vào các điều thuộc chương X của Bộ Luậtlao động đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1995 Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ

- Công tác bảo hiểm xã hội: Người đang hưởng lương hưu, bao gồm hưu công nhân

viên chức, người lao động thuộc các thành phần kinh tế được hưởng chế độ hưu và hưu quânđội; Người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Người hưởng trợ cấp tai nạn lao độnghoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng; Người hưởng tiền tuất hàng tháng…

Chính sách bảo hiểm đối với chế độ hưu trí: Thực hiện theo quy định tại Điều lệ bảohiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 16/1/1995 của Chính phủ và Điều lệbảo hiểm xã hội với sĩ quan và hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội và công an nhân dân kèm theoNghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ

Trang 29

- Công tác đối với người có công với cách mạng: Thương binh, bệnh binh, người

hưởng chế độ như thương binh, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ,cán bộ lão thành cách mạng, Bà mẹViệt Nam anh hùng, Anh hùng lao động, Anh hùng vũ trang…

Các chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước gồm: Các khoản trợ cấp, phụ cấp (trợcấp, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần…); Các đảm bảo cho nhu cầu đời sống: phương tiệnchuyên dùng, đảm bảo y tế, giáo dục và đào tạo…; Các ưu đãi về ruộng đất, thuế, vốn, họcnghề và việc làm…

- Công tác bảo trợ xã hội: Ưu tiên các xã nghèo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa; Tất cả

mọi người nằm trong vùng bị thiên tai (bão lụt, hạn hán, động đất, dịch họa v.v và gặp phải lý

do bất khả kháng khác; Người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi,người lang thang xin ăn

+ Xóa đói giảm nghèo có các chính sách: Chính sách tín dụng ưu đãi; Chính sách hỗtrợ đầu tư cơ sở hạ tầng; Chính sách khuyến nông – lâm – ngư kết hợp với hướng dẫn cáchlàm ăn và chuyển giao kỹ thuật; Chính sách hỗ trợ về y tế; Các chính sách trợ cấp xã hội vàtrợ cấp ưu đãi; Các biện pháp hỗ trợ trẻ em đặc biệt khó khăn; Các biện pháp hỗ trợ về đất đaisản xuất đối với hộ nghèo thiếu đất không có đất có nhu cầu sử dụng đất; Các biện pháp hỗtrợ về nhà ở nước sạch và vệ sinh môi trường; Các chính sách và biện pháp hỗ trợ về dạynghề, tạo việc làm; Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, trợ cước, trợ giá 6 mặt hàng

+ Công tác cứu trợ đột xuất: Luật Ngân sách Nhà nước có hiệu lực thi hành từ năm1997

+ Công tác cứu trợ xã hội thường xuyên: Nghị định số 05/CP ngày 26/1/1994 củaChính phủ quy định tạm thời thực hiện mức lương tối thiểu…, mức trợ cấp với các đối tượngchinh sách xã hội; Quyết định 167/TTg ngày 8/4/1994 về việc sửa đổi bổ sung một số chế độtrợ cấp đối với các đối tượng cứu trợ xã hội; Pháp lệnh về người tàn tật só 06/1998/PL –UBTVQH 10 ngày 30/7/1998…

- Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Trẻ em mồ côi không nơi nương

tựa; Trẻ em tàn tật; Trẻ em lang thang; Trẻ em lao động sớm; Trẻ em nghiện ma túy; Trẻ em

bị xâm hại tình dục; Trẻ em con các hộ quá nghèo

+ Chính sách hỗ trợ nuôi dưỡng: Căn cứ vào quyết định số 167/TTg ngày 8/4/1994của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung chế độ trợ cấp đối với đối tượng cứu trợ xãhội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Tài chính ban hành thông tư số22/LB – TT ngày 21/7/1994, hướng dẫn các địa phương thực hiện

Trang 30

+ Chính sách hỗ trợ giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề: Luật Phổ cập giáo dục tiểu họcđược Quốc hội thông qua ngày 12/8/1981; Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ vàthông tư số 07/TT – LB ngày 27/5/1996 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội –Tài chính – Giáo dục.

+ Chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình, phục hồi chức năng: Luật Bảo vệchăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 12/8/1991; Thông tư06/LĐTBXH ngày 20/8/1997; Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc thumột phần viện phí và thông tư số 27 /LĐTBXH ngày 24/10/1995

- Công tác phòng chống tệ nạn xã hội: Thanh thiếu niên, mọi thành phần trong xã hội

Chính sách: Tuyên truyền, giáo dục; Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát; Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội

10 Vai trò của sinh viên, trách nhiệm và các hoạt động mà sinh viên thực hiện

Tại ban chính sách xã trong suốt quá trình thực tập sinh viên có vai trò là một người

hỗ trợ cho cán bộ, công chức của phòng khi cần thiết, học hỏi kinh nghiệm làm việc ở cơ sở.Sinh viên phải có trách nhiệm hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình, hoàn thành tốtnhiệm vụ, công việc mà cơ sở thực tập giao cho với trách nhiệm cao

Hoạt động mà sinh viên thực hiện:

- Làm ở phòng 1 cửa làm giấy miền núi, giấy xã vùng cao biên giới, giấy miễn giảmhọc phí, giấy hưởng chính sách ưu đãi cho con em thương binh đi thi Đại học

- Hỗ trợ các chú, gì ở ban tổ chức khám cho trẻ em các xã có bệnh tim bẩm sinh, hởhàm ếch, teo cơ đen ta

- Sắp xếp hồ sơ, tài liệu trong phòng hồ sơ thương binh, bệnh binh

- Đánh máy, rà soát danh sách tăng giảm các đối tượng chính sách

- Kiểm tra sổ ưu đãi giáo dục

Trong quá trình thực tập em đã học hỏi được rất nhiều điều từ cách sắp xếp hồ sơ nhưthế nào cho đúng, cách tìm tài liệu nhanh, hiệu quả, thủ tục làm giấy xác nhận miền núi, cáchthức giao tiếp với đối tượng chính sách…Điều này cho em thấy rằng người cán bộ chính sáchkhông những chỉ có trình độ mà còn phải có đức tính kiên nhẫn, chịu khó, biết giao tiếp,nhanh nhạy trong công việc

Trong thời gian thực tập để tìm hiểu về công việc và các vấn đề có liên quan em đãnghiên cứu sách, tạp chí về nghiệp vụ Lao động – Thương binh và Xã hội của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội

Trang 31

(/Còn thiếu )????????????????

Cũng như vậy, vấn đề đầu tư chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung cũngnhư cho người có công cách mạng nói riêng chưa được chú trọng quan tâm đúng mức,còn nhiều khó khăn và bất cập (chủ yếu là dựa vào nguồn kinh phí do nhà nước hỗtrợ) Mạng lưới y tế ngày nay tuy được mở rộng nhưng hệ thống y tế mà đặc biệt làtrang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ y, bác sĩ còn thiếu và yếu chưa đápứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân: Hiện mới chỉ có 50% số xã tronghuyện có bác sĩ, cả Huyện có 1 bệnh viện, 15 trạm xá Tổng cộng có 134 giường bệnh

Có 22 bác sĩ, y sĩ 80, y tá 24, dược sĩ có bằng đại học, dược sĩ có bằng Trung cấpchuyên nghiệp, dược tá, kỹ thuật viên trung cấp 10, nữ hộ sinh 15, Huyện vẫn chưa cóphòng khám khu vực, trung tâm kế hoạch hóa gia đình, viện điều dưỡng .[14]

Mặc dù phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức nhưng Huyện vẫn luônquan tâm, chú trọng đến lĩnh vực văn hóa, giáo dục, từ năm 1997 Hoài Ân đã đạtchuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học Đến nay, trên 80% số xã đồngbằng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở Bình quân cứ 3 người dân có mộtngười đi học Hiện nay Hoài Ân có 11 trường mẫu giáo, 19 trường tiểu học, 8 trườngtrung học cơ sở, 2 trường trung học cơ sở kết hợp với trung học phổ thông, 1 trườngtrung học phổ thông Những năm gần đây con em Hoài Ân đỗ vào các trường đại họcnổi tiếng ở trong nước rất nhiều: đại học Khoa học XH&NV, ĐH khoa học tự nhiên,

ĐH bách khoa trong các tỉnh thành phố, ĐH quốc gia, Đại học y dược ( Hà Nội, Huế,

Đà Nẵng, TP HCM) đây là một tín hiệu lạc quan trong việc cung cấp và nâng caonguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao trình độ đội ngũ

y, bác sĩ trong tương lai [13]

2.2 Thực trạng chăm sóc sức khỏe cho người có công cách mạng trên địa bàn xã Kỳ Phú.

Xã Kỳ Phú là một xã có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết,đùm bọc giúp đở lẩn nhau trong cuộc sống ,họ sống vơi nhau bằng tinh thương trong

Trang 32

chiến tranh họ luôn sẳn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh đây cũng là mảnh đấtchịu nhiều bom đạn trong chiến tranh chiến tranh đi qua nhưng hậu quả của nó vẩncòn đó Chính vì vậy, đây cũng là một xã có số lượng NCCCM rất đông (theo số liệuthống kê của phòng LĐ – TB&XH cả huyện có 2459 người trong đó thương, bệnhbinh là 1567 người) Trong mẫu nghiên cứu tác giả tiến hành khảo sát thực trạng chămsóc sức khỏe cho nhóm đối tượng chủ yếu là thương, bệnh binh.

2.2.1 Diện mạo của NCCM xã Kỳ Phú

Do đặc thù lịch sử Việt Nam, người phụ nữ hàng ngàn năm nay ngoài việc ở nhàchăm lo thực hiện vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất, họ còn là hậu phương cho tiềntuyến và còn trực tiếp ra chiến trường Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ,người phụ nữ tiếp tục thể hiện vai trò to lớn của họ trong đấu tranh giành độc lập dântộc và bảo vệ Tổ quốc Số lượng phụ nữ và nam giới CCCM gần như có sự chênh lệch

không đáng kể Trong mẫu nghiên cứu, nam (chiếm tỷ lệ 51,5 %), nữ (chiếm tỷ lệ 48.5%) [bảng 1; phụ lục 3] Con số này thể hiện khoảng cách tương đối nhỏ giữa hai

giới về tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh CM

Chưa sửaKết quả này càng chứng tỏ chúng ta đã tiến hành tốt cuộc vậnđộng và triển khai thành công chiến lược chiến tranh nhân dân, thực hiện theo chủ

trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh “bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng

gươm không có gươm thì dùng cuốc… ” và quán triệt tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”

Về độ tuổi

Hầu hết những NCCCM trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ hiện nay

đã trở thành những người tuổi cao (những người ở nhóm tuổi từ 60 – 70 tuổi (chiếm

32.3%), trong độ tuổi từ 70 – 80 (chiếm 36.9%), trong khi đó ở độ tuổi dưới 60 tuổi

(chỉ chiếm 15.4% ) (đa số họ ở ranh giới từ 50 – 60 tuổi)) Đây là lứa tuổi gặp nhiềukhó khăn nhất trong các giai đoạn phát triển của con người, là lứa tuổi có sự lão hóa về

cơ thể, là lúc sức khỏe yếu kém và xuất hiện nhiều căn bệnh và cũng là lúc họ gặp

Trang 33

nhiều khủng hoảng về tâm lý Hơn ai hết, họ rất cần đến sự quan tâm, chăm sóc, hỗtrợ giúp đỡ của các thành viên trong gia đình, bạn bè, cộng đồng, xã hội để họ có thể

an hưởng tuổi già trong niềm vui, niềm hạnh phúc mĩ mãn

Tương quan giới tính – độ tuổi [bảng 1; phụ lục 4] cho thấy, trong tổng số nam

thì chủ yếu nam ở lứa tuổi từ 70 – 80 tuổi khá cao (chiếm 43.6%), trên 80 tuổi (chiếm

23.9%), còn nữ chủ yếu là thuộc nhóm tuổi từ 60 – 70 tuổi (chiếm 47.6%), từ 70 – 80 tuổi (chiếm 26.9%) So sánh tương quan nam trong các nhóm tuổi cao chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, nam trong độ tuổi trên 80 tuổi (chiếm 23.9%), nữ (chỉ chiếm 6.3%); dưới 60 tuổi nữ (chiếm tới 19.1%) nam (chỉ chiếm 11.9%) Sở dĩ có tình trạng này bởi số

người nam tham gia cách mạng từ năm 1945-1954 nhiều hơn nữ Như vậy, xét về đặcđiểm tuổi cao sức yếu và bệnh tật thì đa số nam sẽ là người có sức khỏe yếu và cónguy cơ mắc bệnh liên quan đến tuổi tác nhiều hơn nữ

Về trình độ học vấn

Học vấn có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc cũng như

cuộc sống của mỗi người, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe của mỗi

cá nhân Tuy nhiên, trong mẫu điều tra, trình độ học vấn của người có công cách mạng

rất thấp Người không đi học (chiếm tỉ lệ 42.3%), người học cấp I (là 25.4%) trong

khi đó ở nhóm đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp – cao đẳng – đại học lại là con số

vô cùng thấp (chỉ chiếm 3% ), ở trình độ trên đại học thì không có người nào [bảng 3;

phụ lục 3] Nguyên nhân NCCCM có trình dộ học vấn thấp phần lớn là do điều kiện chiến tranh Trình độ học vấn ở nam và nữ cũng có sự chênh lệch đáng kể, trong tổng

số 67 nam thì tỷ lệ nam không đi học chiếm 29.9%, những người học cấp I chiếm

Trang 34

32.8%, trung cấp chuyên nghiệp – cao đẳng – đại học chỉ chiếm 6% và trong 63 nữ thì

số người không đi học chiếm 55.5% (đây là con số khá cao), không có người nào cótrình độ trung cấp chuyên nghiệp – cao đẳng – đại học [bảng 2; phụ lục 4 ] Như vậy,trình độ học vấn của nữ thấp hơn nam ở mọi cấp độ, điều này có thể giải thích rằng,sau khi đất nước giành được độc lập thì một số người nam có điều kiện đi học lại từ đónâng cao trình độ học vấn còn đa số phụ nữ từ chiến trường trở về họ lại lao vào côngviệc sản xuất để đảm bảo cho cuộc sống đồng thời họ còn mang thêm gánh nặngchồng con nên họ đã hy sinh để chồng con đi học, cụ Y (80 tuổi, thôn Lộc Gian xã Ân

Tường Đông) tâm sự “Sau khi trở về với gia đình lúc ấy tôi đã 30 tuổi các cụ nhà giục tôi lấy chồng, tôi lấy chồng 1 năm sau thì sinh con, dù là tôi rất muốn đi học thêm nhưng nghĩ đi nghĩ lại dù sao mình cũng đã biết cái chữ rồi, thôi để tạo điều kiện tốt chăm lo cho con học hành và tạo dựng tương lai của nó về sau là tôi thấy mãn nguyện rồi”).

Về số thành viên trong gia đình

Trước đó, do bối cảnh kinh tế – xã hội của đất nước, trình độ dân trí còn thấp vàcông tác kế hoạch hóa gia đình chưa được chú trọng nên trên thực tế số con trong giađình của NCCCM là rất đông, gần như là trung bình ở con số dao động từ 5 – 10người Tại thời điểm tác giả tiến hành khảo sát thì hầu hết các con của NCCCM đãtrưởng thành và lập gia thất Do đó, NCCCM hoặc là ở với gia đình mới của con(thông thường là người con trai út trong gia đình) hoặc là họ ở riêng, vì vậy số thànhviên trong gia đình của đối tượng khảo sát chủ yếu ở ngưỡng từ 1- 8 người mà phổ

biến nhất là từ 3 – 4 người (chiếm 35.4% ) và từ 4 – 6 người (chiếm 37.4%) [bảng 4;

phụ lục 3]

Đối với NCCCM mô hình gia đình truyền thống là một mô hình lý tưởng, tạođiều kiện thuận lợi cho việc quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa cácthành viên trong gia đình Tuy nhiên, trong mẫu nghiên cứu này vẫn có một số ngườisống một mình hoặc là chỉ sống với người bạn đời của mình, đôi khi họ còn phải chămsóc cháu để cho con đi làm ăn xa, số gia đình có từ 1 – 2 người (chiếm 13.1% ) [bảng4; phụ lục 3] Điều đó đã gây ra rất nhiều khó khăn, trở ngại cho cuộc sống của họ, đặcbiệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe bản thân Đôi khi ốm đau, bệnh tật họ không có

Trang 35

người chăm sóc, theo lời tâm sự của cụ bà H (67 tuổi) “Hiện tôi đang ở với gia đình của đứa con út nhưng mà vợ chồng nó ít khi ở nhà lắm, chúng nó phải vào Nam làm

ăn, chứ ở đây không có việc để làm cuộc sống khó khăn lắm, giờ chỉ có tôi và đứa cháu gái 9 tuổi (con của vợ chồng đứa con út) cùng nương tựa vào nhau, chăm sóc cho nhau nhưng con bé còn quá nhỏ nên nó còn khờ lắm, những lúc tôi hay nó ốm đau

là rất khổ Nhưng phải chấp nhận vì cuộc sống mưu sinh mà, chỉ ước gì chúng nó ở trong đó bình an cố gắng làm ăn tích góp để cho con cái có điều kiện học tập về sau”

Về nghề nghiệp

Với đặc thù là một huyện miền núi nghèo cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề

nông nghiệp, lâm nghiệp (chiếm 39.2%), trong khi đó cán bộ công chức – viên chức

chỉ (chiếm 6.9%,), buôn bán (chỉ chiếm 6.2%), chủ yếu là buôn bán nhỏ để kiếm thêm

thu nhập, [bảng 5; phụ lục 3] Còn lại là nghỉ hưu hoặc là không làm gì cả do tuổi cao

sức khỏe yếu kém, bệnh tật Như vậy, mặc dù đã là người cao tuổi nhưng số đôngNCCCM vẫn phải tham gia làm việc đồng áng để phụ giúp con cháu, đôi khi nhữngcông việc họ phải làm là quá sức của mình Chính điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tìnhtrạng bệnh tật và sức khỏe của họ

Hình 1: cụ D (62 tuổi, bệnh binh 51%) tham gia lao động sản xuất

vì trời lạnh tuổi cao sức yếu bà phải mang chiếc áo mưa để chống chọi.

Giữa nam và nữ về nghề nghiệp cũng có sự chênh lệch đáng kể [bảng 3; phụ lục4] Nữ làm nông và buôn bán chiếm tỉ lệ cao hơn nam (nữ làm nông 49,2% so với namlàm nông 29,8%; nữ buôn bán 12,7% so với nam buôn bán 0%) Trong khi đó, namnghỉ hưu chiếm tỷ lệ cao hơn nữ gần 30% Trong mỗi giới cũng có sự chênh lệch vềnghề nghiệp đáng kể nam nghỉ hưu chiếm tỉ lệ cao nhất, trong khi đó, ở nữ thì số

Trang 36

người làm nông lại chiếm tỉ lệ cao nhất Có thể giải thích sự chênh lệch về nghềnghiệp là do sự phân công lao động, vai trò cũng như mối quan hệ truyền thống giữanam và nữ có sự thay đổi không đáng kể.

Về thu nhập

Thu nhập là mối quan tâm lớn của NCCCM và gia đình của họ bởi nó chi phối

nhiều đến chất lượng sống Thế nhưng, vẫn còn nhiều NCCCM huyện Hoài Ân có thu

nhập thấp, thu nhập hàng tháng từ 500.000đ – 1 triệu đồng (chiếm tới 63.8%), từ 1 – 2triệu (chiếm 30%), trong khi đó trên 2 triệu đồng (chỉ chiếm 6.2%) [bảng 6; phụ lục 3].Nguồn thu trong gia đình họ chủ yếu là nhờ số tiền trợ cấp hàng tháng cho thương,bệnh binh tùy theo tỷ lệ thương tật và mất sức lao động, họ được nhận từ 500.000đ – 1triệu, thậm chí có những người dù là nhận được trợ cấp nhưng do hoàn cảnh sống củagia đình quá khó khăn không đảm bảo cho cuộc sống, nhiều người được xếp vào danhsách hộ nghèo, được sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo Giữanam và nữ thì gần như số gia đình mà nam là NCCCM có thu nhập cao hơn gia đình

nữ là NCCCM, thu nhập từ 500.000đ – 1 triệu, nữ (chiếm tới 74.6%) trong khi đó nam(chỉ chiếm 53.7%), trên 2 triệu đồng, nam (chiếm tới 9%, nữ chỉ chiếm 3.2%), [bảng4; phụ lục 4], sở dĩ như vậy là bởi vì do vấn đề nghề nghiệp số nam là cán bộ côngnhân – viên chức và được hưởng lương hưu cao hơn nữ Thu nhập của NCCCM thấp

là do họ bị thương tật, mất sức lao động; trình độ học vấn thấp; đồng thời cũng do tácđộng từ những điều kiện khách quan khác như: điều kiện tự nhiên, khí hậu cơ sở vậtchất trang thiết bị phục vụ cho sản xuất…

Thu nhập thấp và hàng loạt hệ lụy của nó đối với NCCCM đã hạn chế họ trongviệc tiếp cận các dịch vụ an sinh, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe Đa số nhữngngười được phỏng vấn cho rằng với mức thu nhập đó của họ không đủ trang trải chosinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, theo lời cụ B (67 tuổi thôn Tân Thịnh – xã Ân

Tường Tây) “với số tiền đó không đủ đâu vào đâu cả, nhà tôi còn phải nuôi 2 đứa con đang học đại học, gia đình tôi phải chạy đôn chạy đáo nhiều lúc thiếu thốn đủ điều phải vay mượn khắp nơi, chưa kể đến việc tôi thường xuyên đau ốm có năm phải vào viện điều trị 3 – 4 lần mà mỗi lần như thế thì chi phí khá cao.”

Thời điểm tham gia CM

Trang 37

Những người thương, bệnh binh trong mẫu nghiên cứu chủ yếu tham gia vào haicuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 – 1975), trong đó chiếm tỷ lệ caonhất là vào giai đoạn từ 1954 – 1975 (chiếm tới 70%), từ 1945 – 1954 (chiếm 29.2%),còn trong giai đoạn trước 1945 (chỉ chiếm 0.8%) [bảng 7; phụ lục 3] Điều này có thể

hiểu được qua lời tâm sự của cụ Q (60 tuổi, thôn Phú Hữu 1, xã Ân Tương Tây), “tôi

có hoài bảo muốn tham gia CM từ rất sớm, từ lúc mới khoảng 8 tuổi khi đi học và nhìn thấy những người làm CM tôi ngưỡng mộ họ lắm, tôi xin gia đình cho đi CM lúc

10 tuổi nhưng gia đình không cho vì họ sợ tôi còn quá trẻ, cuối cùng, đến lúc tôi tròn

15 tuổi mới được tham gia, lúc đó tôi thấy vui sướng và tự hào lắm” Phần nữa, có thể

hiểu đa số những người tham gia cách mạng trước năm 1945 đã qua đời

Về những cống hiến cho CM

Gần như những người tham gia cách mạng đã cống hiến hết cả tuổi thanh xuâncủa mình để đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc, thống nhất nước nhà Trong mẫunghiên cứu, đa số họ cống hiến từ 5 – 10 năm (chiếm tới 67.7%), dưới 5 năm (chỉchiếm 31.5%) [bảng 8; phụ lục 3]

Rất nhiều người có mong ước được cống hiến nhiều hơn nữa nhưng vì nhiều lý

do khác nhau và phần đông là vì họ bị mắc bệnh nặng, bị thương tật không thể tiếp tụctrực tiếp tham gia chiến đấu buộc họ phải trở lại quê nhà, như trường hợp ông T (83

tuổi, thôn Nghiã Nhơn – xã Ân Nghĩa, thương binh 91%) tâm sự “lúc đó tôi bị thương vì vết thương quá nặng tôi được họ bí mật đưa về bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh chữa trị, sau khi đã khỏe lại thì tôi đã bị mất đi chân phải, không thể tiếp tục tham gia chiến đấu được nữa khi nghe được tin đó tôi buồn, thất vọng và đau đớn

vô cùng, tôi thấy đau lòng còn hơn việc tôi bị mất đi một chân”.

Trang 38

là tỷ lệ mất sức lao động từ 61% - 70% (chiếm 71.4%) trong tổng số bệnh binh [bảng 9.2; phụlục 3].

Những người được phỏng vấn đều cho rằng cuộc sống của thương, bệnh binh là

rất khó khăn cụ P (69 tuổi, thôn Tân Thịnh – xã Ân Tường Tây) tâm sự, “chắc phần nào cháu cũng thấy được những khó khăn, vất vã của chúng tôi rồi đấy, đặc biệt là mỗi khi thời tiết thay đổi, trái gió trở trời vết thương hoành hoành từng cơn, đau đớn lắm, nhất là những người bị vết thương ở đầu”

2.2.2 Thực trạng về sức khỏe của NCCCM của Huyện

Sức khỏe của con người nói chung và NCCCM nói riêng vào những năm thángcuối đời là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau, được hình thành trong suốt cuộc đờinhư trạng thái sức khỏe bẩm sinh, chế độ dinh dưỡng, điều kiện sống, các thói quen vàlối sống văn hóa, những thành đạt thăng tiến cá nhân, khả năng hòa nhập cộng đồng,tình trạng hôn nhân, bệnh tật… Vì vậy, sức khỏe là một trong những mối quan tâm, lolắng không những của NCCCM mà còn là của cả gia đình, cộng đồng và xã hội Đối

Trang 39

tượng khảo sát trong mẫu nghiên cứu này tương đối đặc biệt: họ vừa là thương, bệnhbinh vừa là những người thuộc nhóm cao tuổi cho nên tình trạng sức khỏe rất nhiềuvấn đề cần quan tâm và đề cập đến.

Trang 40

Còn trong tổng số nữ chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh xương khớp (chiếm 87.3%), bệnh

về đường tiêu hóa (chiếm 77.8%) So sánh tương quan giữa giới tính – bệnh tật hầunhư nam mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, đồng thời căn bệnh mà nam chiếm tỷ lệcao hơn nữ rất nhiều là bệnh về đường hô hấp, nam chiếm tới 76.1% trong khi đó nữchỉ chiếm 46%, bệnh về gan thận, nam chiếm 38.8%, nữ chiếm 20% Nguyên nhân tấtyếu là số nam trong nhóm có độ tuổi cao nhất trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (namchiếm 23.9%, nữ chỉ chiếm 6.4%), [bảng 1 phụ lục 4] hơn nữa thông thường nam córất nhiều thói quen ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe: hút thuốc, rượu bia làmột trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các căn bệnh về hô hấp mà cụ thểnhư bệnh phổi và các căn bệnh về gan thận như sơ gan, ung thư gan Nữ chiếm tỷ lệcao hơn nam giới về các căn bệnh tim (nữ chiếm tỷ lệ 47.6%) trong khi đó nam (chỉchiếm 28.4%) và bệnh trầm cảm thì nữ (chiếm 9.5%), nam (chiếm 3%) [bảng 8; mụclục 4], là do đặc điểm tâm, sinh lý của phụ nữ và nam giới, vốn phụ nữ có sức khỏe thểchất yếu hơn nam, rất nhạy cảm với các vấn đề trong cuộc sống họ rất dễ rơi vào trạngthái buồn chán, lo âu, sợ hãi hơn nam giới Hơn nữa, trong mẫu nghiên cứu có một

số phụ nữ đang ở trong giai đoạn có những biến đổi mạnh mẽ về tâm lý, họ phải trảiqua những khủng hoảng, những cảm xúc tiêu cực do thời kỳ mãn kinh gây ra

Ở các độ tuổi khác nhau, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh tật cũng như các cănbệnh mắc phải là khác nhau: độ tuổi càng cao bệnh tật mắc phải càng nhiều và họmang những căn bệnh phổ biến ở nhóm người cao tuổi: bệnh xương khớp ở độ tuổi từ

70 – 80 tuổi chiếm tới 100%, trên 80 tuổi 100%, từ 60 – 70 tuổi chiếm 83.3% trongkhi đó dưới 60 tuổi chỉ chiếm 55% (do tuổi cao khiến cho cơ bắp bị nhão, xương bịvôi hóa, dòn và rất dễ gãy) Bệnh về đường tiêu hóa (những người trên 80 tuổi chiếm85%, từ 60 – 70 tuổi chiếm 71.1%, từ 70 – 80 tuổi chiếm 71.1% trong khi đó dưới 60tuổi chỉ chiếm 45%) do tuổi càng cao thì sự suy giảm quá trình đồng hóa, dị hóa vàhoạt động của các cơ quan nội tạng đặc biệt là hệ tiêu hóa càng lớn, Bệnh huyết áp (ở

độ tuổi trên 80 tuổi chiếm 75%, dưới 60 tuổi chỉ chiếm 50%) Bệnh trầm cảm đa số là

ở độ tuổi dưới 60 (15%), từ 60 – 70 tuổi (9.5%), từ 70 – 80 tuổi 0% [bảng 16; phụ lục4] Do ở độ tuổi này đa số họ hoặc là sắp vào giai đoạn nghỉ hưu hoặc là đã nghỉ hưu(đối với những người là cán bộ công chức – viên chức) dẫn đến những biến động

Ngày đăng: 31/07/2015, 16:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w