Diện mạo của NCCM xã Kỳ Phú.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng trên địa bàn xã kỳ phú huyện kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 32)

10. Vai trò của sinh viên, trách nhiệm và các hoạt động mà sinh viên thực hiện

2.2.1. Diện mạo của NCCM xã Kỳ Phú.

Do đặc thù lịch sử Việt Nam, người phụ nữ hàng ngàn năm nay ngoài việc ở nhà chăm lo thực hiện vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất, họ còn là hậu phương cho tiền tuyến và còn trực tiếp ra chiến trường. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, người phụ nữ tiếp tục thể hiện vai trò to lớn của họ trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Số lượng phụ nữ và nam giới CCCM gần như có sự chênh lệch không đáng kể. Trong mẫu nghiên cứu, nam (chiếm tỷ lệ 51,5 %), nữ (chiếm tỷ lệ 48.5%) [bảng 1; phụ lục 3]. Con số này thể hiện khoảng cách tương đối nhỏ giữa hai giới về tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh CM.

Chưa sửaKết quả này càng chứng tỏ chúng ta đã tiến hành tốt cuộc vận động và triển khai thành công chiến lược chiến tranh nhân dân, thực hiện theo chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh “bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc . Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm không có gươm thì dùng cuốc…. ” và quán triệt tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

Về độ tuổi

Hầu hết những NCCCM trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ hiện nay đã trở thành những người tuổi cao (những người ở nhóm tuổi từ 60 – 70 tuổi (chiếm 32.3%), trong độ tuổi từ 7080 (chiếm 36.9%), trong khi đó ở độ tuổi dưới 60 tuổi (chỉ chiếm 15.4% ) (đa số họ ở ranh giới từ 50 – 60 tuổi)). Đây là lứa tuổi gặp nhiều khó khăn nhất trong các giai đoạn phát triển của con người, là lứa tuổi có sự lão hóa về cơ thể, là lúc sức khỏe yếu kém và xuất hiện nhiều căn bệnh và cũng là lúc họ gặp

nhiều khủng hoảng về tâm lý. Hơn ai hết, họ rất cần đến sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ giúp đỡ của các thành viên trong gia đình, bạn bè, cộng đồng, xã hội để họ có thể an hưởng tuổi già trong niềm vui, niềm hạnh phúc mĩ mãn.

Bảng 2: Độ tuổi Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới 60 tuổi 20 15.40% Từ 60 – 70 tuổi 42 32.30% Từ 70 – 80 tuổi 48 36.90% Trên 80 tuổi 20 15.40% Tổng 130 100

Tương quan giới tính – độ tuổi [bảng 1; phụ lục 4] cho thấy, trong tổng số nam thì chủ yếu nam ở lứa tuổi từ 70 – 80 tuổi khá cao (chiếm 43.6%), trên 80 tuổi (chiếm 23.9%),còn nữ chủ yếu là thuộc nhóm tuổi từ 60 – 70 tuổi (chiếm 47.6%), từ 70 – 80 tuổi (chiếm 26.9%).So sánh tương quan nam trong các nhóm tuổi cao chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, nam trong độ tuổi trên 80 tuổi (chiếm 23.9%), nữ (chỉ chiếm 6.3%); dưới 60 tuổi nữ (chiếm tới 19.1%) nam (chỉ chiếm 11.9%). Sở dĩ có tình trạng này bởi số người nam tham gia cách mạng từ năm 1945-1954 nhiều hơn nữ. Như vậy, xét về đặc điểm tuổi cao sức yếu và bệnh tật thì đa số nam sẽ là người có sức khỏe yếu và có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tuổi tác nhiều hơn nữ. . .

Về trình độ học vấn

Học vấn có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc cũng như cuộc sống của mỗi người, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân.Tuy nhiên, trong mẫu điều tra, trình độ học vấn của người có công cách mạng rất thấp. Người không đi học (chiếm tỉ lệ 42.3%), người học cấp I (là 25.4%) trong khi đó ở nhóm đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp – cao đẳng – đại học lại là con số vô cùng thấp (chỉ chiếm 3% ), ở trình độ trên đại học thì không có người nào [bảng 3; phụ lục 3]. Nguyên nhân NCCCM có trình dộ học vấn thấp phần lớn là do điều kiện chiến tranh.Trình độ học vấn ở nam và nữ cũng có sự chênh lệch đáng kể, trong tổng số 67 nam thì tỷ lệ nam không đi học chiếm 29.9%, những người học cấp I chiếm

32.8%, trung cấp chuyên nghiệp – cao đẳng – đại học chỉ chiếm 6% và trong 63 nữ thì số người không đi học chiếm 55.5% (đây là con số khá cao), không có người nào có trình độ trung cấp chuyên nghiệp – cao đẳng – đại học [bảng 2; phụ lục 4 ]. Như vậy, trình độ học vấn của nữ thấp hơn nam ở mọi cấp độ, điều này có thể giải thích rằng, sau khi đất nước giành được độc lập thì một số người nam có điều kiện đi học lại từ đó nâng cao trình độ học vấn còn đa số phụ nữ từ chiến trường trở về họ lại lao vào công việc sản xuất để đảm bảo cho cuộc sống đồng thời họ còn mang thêm gánh nặng chồng con nên họ đã hy sinh để chồng con đi học, cụ Y (80 tuổi, thôn Lộc Gian xã Ân Tường Đông) tâm sự “Sau khi trở về với gia đình lúc ấy tôi đã 30 tuổi các cụ nhà giục tôi lấy chồng, tôi lấy chồng 1 năm sau thì sinh con, dù là tôi rất muốn đi học thêm nhưng nghĩ đi nghĩ lại dù sao mình cũng đã biết cái chữ rồi, thôi để tạo điều kiện tốt chăm lo cho con học hành và tạo dựng tương lai của nó về sau là tôi thấy mãn nguyện rồi”).

Về sốthành viên trong gia đình

Trước đó, do bối cảnh kinh tế – xã hội của đất nước, trình độ dân trí còn thấp và công tác kế hoạch hóa gia đình chưa được chú trọng nên trên thực tế số con trong gia đình của NCCCM là rất đông, gần như là trung bình ở con số dao động từ 5 – 10 người. Tại thời điểm tác giả tiến hành khảo sát thì hầu hết các con của NCCCM đã trưởng thành và lập gia thất. Do đó, NCCCM hoặc là ở với gia đình mới của con (thông thường là người con trai út trong gia đình) hoặc là họ ở riêng, vì vậy số thành viên trong gia đình của đối tượng khảo sát chủ yếu ở ngưỡng từ 1- 8 người mà phổ biến nhất là từ 3 – 4 người (chiếm 35.4% ) và từ 4 – 6 người (chiếm 37.4%) [bảng 4; phụ lục 3].

Đối với NCCCM mô hình gia đình truyền thống là một mô hình lý tưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trong mẫu nghiên cứu này vẫn có một số người sống một mình hoặc là chỉ sống với người bạn đời của mình, đôi khi họ còn phải chăm sóc cháu để cho con đi làm ăn xa, số gia đình có từ 1 – 2 người (chiếm 13.1% ) [bảng 4; phụ lục 3]. Điều đó đã gây ra rất nhiều khó khăn, trở ngại cho cuộc sống của họ, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe bản thân. Đôi khi ốm đau, bệnh tật họ không có

người chăm sóc, theo lời tâm sự của cụ bà H (67 tuổi) “Hiện tôi đang ở với gia đình của đứa con út nhưng mà vợ chồng nó ít khi ở nhà lắm, chúng nó phải vào Nam làm ăn, chứ ở đây không có việc để làm cuộc sống khó khăn lắm, giờ chỉ có tôi và đứa cháu gái 9 tuổi (con của vợ chồng đứa con út) cùng nương tựa vào nhau, chăm sóc cho nhau nhưng con bé còn quá nhỏ nên nó còn khờ lắm, những lúc tôi hay nó ốm đau là rất khổ. Nhưng phải chấp nhận vì cuộc sống mưu sinh mà, chỉ ước gì chúng nó ở trong đó bình an cố gắng làm ăn tích góp để cho con cái có điều kiện học tập về sau”.

Về nghề nghiệp

Với đặc thù là một huyện miền núi nghèo cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp (chiếm 39.2%), trong khi đó cán bộ công chức – viên chức chỉ (chiếm 6.9%,), buôn bán (chỉ chiếm 6.2%), chủ yếu là buôn bán nhỏ để kiếm thêm thu nhập,[bảng 5; phụ lục 3]. Còn lại là nghỉ hưu hoặc là không làm gì cả do tuổi cao sức khỏe yếu kém, bệnh tật. Như vậy, mặc dù đã là người cao tuổi nhưng số đông NCCCM vẫn phải tham gia làm việc đồng áng để phụ giúp con cháu, đôi khi những công việc họ phải làm là quá sức của mình. Chính điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tình trạng bệnh tật và sức khỏe của họ.

Hình 1: cụ D (62 tuổi, bệnh binh 51%) tham gia lao động sản xuất vì trời lạnh tuổi cao sức yếu bà phải mang chiếc áo mưa để chống chọi.

Giữa nam và nữ về nghề nghiệp cũng có sự chênh lệch đáng kể [bảng 3; phụ lục 4]. Nữ làm nông và buôn bán chiếm tỉ lệ cao hơn nam (nữ làm nông 49,2% so với nam làm nông 29,8%; nữ buôn bán 12,7% so với nam buôn bán 0%). Trong khi đó, nam nghỉ hưu chiếm tỷ lệ cao hơn nữ gần 30%. Trong mỗi giới cũng có sự chênh lệch về nghề nghiệp đáng kể nam nghỉ hưu chiếm tỉ lệ cao nhất, trong khi đó, ở nữ thì số

người làm nông lại chiếm tỉ lệ cao nhất. Có thể giải thích sự chênh lệch về nghề nghiệp là do sự phân công lao động, vai trò cũng như mối quan hệ truyền thống giữa nam và nữ có sự thay đổi không đáng kể.

Về thu nhập

Thu nhập là mối quan tâm lớn của NCCCM và gia đình của họ bởi nó chi phối nhiều đến chất lượng sống.Thế nhưng, vẫn còn nhiều NCCCM huyện Hoài Ân có thu nhập thấp, thu nhập hàng tháng từ 500.000đ – 1 triệu đồng (chiếm tới 63.8%), từ 1 – 2 triệu (chiếm 30%), trong khi đó trên 2 triệu đồng (chỉ chiếm 6.2%) [bảng 6; phụ lục 3]. Nguồn thu trong gia đình họ chủ yếu là nhờ số tiền trợ cấp hàng tháng cho thương, bệnh binh tùy theo tỷ lệ thương tật và mất sức lao động, họ được nhận từ 500.000đ – 1 triệu, thậm chí có những người dù là nhận được trợ cấp nhưng do hoàn cảnh sống của gia đình quá khó khăn không đảm bảo cho cuộc sống, nhiều người được xếp vào danh sách hộ nghèo, được sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo. Giữa nam và nữ thì gần như số gia đình mà nam là NCCCM có thu nhập cao hơn gia đình nữ là NCCCM, thu nhập từ 500.000đ – 1 triệu, nữ (chiếm tới 74.6%) trong khi đó nam (chỉ chiếm 53.7%), trên 2 triệu đồng, nam (chiếm tới 9%, nữ chỉ chiếm 3.2%), [bảng 4; phụ lục 4], sở dĩ như vậy là bởi vì do vấn đề nghề nghiệp số nam là cán bộ công nhân – viên chức và được hưởng lương hưu cao hơn nữ. Thu nhập của NCCCM thấp là do họ bị thương tật, mất sức lao động; trình độ học vấn thấp; đồng thời cũng do tác động từ những điều kiện khách quan khác như: điều kiện tự nhiên, khí hậu cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho sản xuất…

Thu nhập thấp và hàng loạt hệ lụy của nó đối với NCCCM đã hạn chế họ trong việc tiếp cận các dịch vụ an sinh, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe. Đa số những người được phỏng vấn cho rằng với mức thu nhập đó của họ không đủ trang trải cho sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày, theo lời cụ B (67 tuổi thôn Tân Thịnh – xã Ân Tường Tây) “với số tiền đó không đủ đâu vào đâu cả, nhà tôi còn phải nuôi 2 đứa con đang học đại học, gia đình tôi phải chạy đôn chạy đáo nhiều lúc thiếu thốn đủ điều phải vay mượn khắp nơi, chưa kể đến việc tôi thường xuyên đau ốm có năm phải vào viện điều trị 3 – 4 lần mà mỗi lần như thế thì chi phí khá cao.

Những người thương, bệnh binh trong mẫu nghiên cứu chủ yếu tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 – 1975), trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là vào giai đoạn từ 1954 – 1975 (chiếm tới 70%), từ 1945 – 1954 (chiếm 29.2%), còn trong giai đoạn trước 1945 (chỉ chiếm 0.8%) [bảng 7; phụ lục 3]. Điều này có thể hiểu được qua lời tâm sự của cụ Q (60 tuổi, thôn Phú Hữu 1, xã Ân Tương Tây), “tôi có hoài bảo muốn tham gia CM từ rất sớm, từ lúc mới khoảng 8 tuổi khi đi học và nhìn thấy những người làm CM tôi ngưỡng mộ họ lắm, tôi xin gia đình cho đi CM lúc 10 tuổi nhưng gia đình không cho vì họ sợ tôi còn quá trẻ, cuối cùng, đến lúc tôi tròn 15 tuổi mới đượctham gia, lúc đó tôi thấy vui sướng và tự hào lắm”. Phần nữa, có thể hiểu đa số những người tham gia cách mạng trước năm 1945 đã qua đời.

Về những cống hiến cho CM

Gần như những người tham gia cách mạng đã cống hiến hết cả tuổi thanh xuân của mình để đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc, thống nhất nước nhà. Trong mẫu nghiên cứu, đa số họ cống hiến từ 5 – 10 năm (chiếm tới 67.7%), dưới 5 năm (chỉ chiếm 31.5%) [bảng 8; phụ lục 3].

Rất nhiều người có mong ước được cống hiến nhiều hơn nữa nhưng vì nhiều lý do khác nhau và phần đông là vì họ bị mắc bệnh nặng, bị thương tật không thể tiếp tục trực tiếp tham gia chiến đấu buộc họ phải trở lại quê nhà, như trường hợp ông T (83 tuổi, thôn Nghiã Nhơn – xã Ân Nghĩa, thương binh 91%) tâm sự “lúc đó tôi bị thương vì vết thương quá nặng tôi được họ bí mật đưa về bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh chữa trị, sau khi đã khỏe lại thì tôi đã bị mất đi chân phải, không thể tiếp tục tham gia chiến đấu được nữa khi nghe được tin đó tôi buồn, thất vọng và đau đớn vô cùng, tôi thấy đau lòng còn hơn việc tôi bị mất đi một chân”.

Hình 2: chân dung cụ Đ đã mất đi vĩnh viễn một chân khi tham gia chiến trường miền Bắc

Trong số những người được khảo sát đa số là thương binh (chiếm tới 73.1%), [bảng 9; phụ lục 3] trong đó có 20% người có tỷ lệ thương tật từ 60 – 80%. [bảng 9.1; phụ lục 3]. Đây là tỷ lệ thương tật khá cao, gần như họ mất đi hơn một nữa thân thể của mình. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề sinh hoạt hàng ngày cũng như việc tham gia lao động sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình. Bệnh binh (chiếm tỷ lệ 26.9%), [bảng 9; phụ lục 3] trong đó tỷ lệ mất sức lao động của họ khá cao, cao nhất là tỷ lệ mất sức lao động từ 61% - 70% (chiếm 71.4%) trong tổng số bệnh binh [bảng 9.2; phụ lục 3].

Những người được phỏng vấn đều cho rằng cuộc sống của thương, bệnh binh là rất khó khăn. cụ P (69 tuổi, thôn Tân Thịnh – xã Ân Tường Tây) tâm sự, “chắc phần nào cháu cũng thấy được những khó khăn, vất vã của chúng tôi rồi đấy, đặc biệt là mỗi khi thời tiết thay đổi, trái gió trở trời vết thương hoành hoành từng cơn, đau đớn lắm, nhất là những người bị vết thương ở đầu”

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng trên địa bàn xã kỳ phú huyện kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w