- Công tác lao động – Việc làm: Người trong độ tuổi lao động không có việc làm hoặc sức khỏe yếu, người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ…
Các chính sách liên quan đến dịch vụ này: Chính sách việc làm là những quy định của Nhà nước nhằm tạo ra nhiều chỗ làm việc mới và đảm bảo về chỗ làm việc của người lao động trên cơ sở của pháp luật lao động.
+ Chính sách đảm bảo việc làm theo Nghị định 72/CP, ngày 31/10/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động về việc làm.
+ Chính sách cho vay vốn với lãi suất của hệ thống ngân hàng để tạo mở việc làm. + Chính sách hỗ trợ về đào tạo (đặc biệt cho các đối tượng chính sách xã hội) để trang bị cho họ có kiến thức nghề nghiệp.
+ Chính sách việc làm cho người thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. + Chính sách khuyến khích, thu hút lao động.
+ Văn bản chính sách của Nhà nước quy định chế độ dạy nghề và học nghề cho người tàn tật: Nghị định số 90/CP ngày 15/12/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về học nghề; Nghị định 01/CP ngày 23/11/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động là người tàn tật.
+ Hệ thống chính sách của Nhà nước đối với vấn đề lao động trẻ em: Ngày 16/8/1991 Nhà nước đã công bố “Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em”; Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực ngày 1/1/1995.
+ Hệ thống chính sách cho lao động là người cao tuổi: Hệ thống tất cả những văn bản pháp quy đã có về lao động là người cao tuổi; Văn bản bổ sung những văn bản đó về những điều chưa hợp lý cần sửa đổi…
+ Chính sách đối với lao động nữ: Căn cứ vào các điều thuộc chương X của Bộ Luật lao động đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1995 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ.
- Công tác bảo hiểm xã hội: Người đang hưởng lương hưu, bao gồm hưu công nhân viên chức, người lao động thuộc các thành phần kinh tế được hưởng chế độ hưu và hưu quân đội; Người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng; Người hưởng tiền tuất hàng tháng…
Chính sách bảo hiểm đối với chế độ hưu trí: Thực hiện theo quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 16/1/1995 của Chính phủ và Điều lệ bảo hiểm xã hội với sĩ quan và hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội và công an nhân dân kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ.
- Công tác đối với người có công với cách mạng: Thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ như thương binh, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ,cán bộ lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động, Anh hùng vũ trang…
Các chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước gồm: Các khoản trợ cấp, phụ cấp (trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần…); Các đảm bảo cho nhu cầu đời sống: phương tiện chuyên dùng, đảm bảo y tế, giáo dục và đào tạo…; Các ưu đãi về ruộng đất, thuế, vốn, học nghề và việc làm…
- Công tác bảo trợ xã hội: Ưu tiên các xã nghèo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa; Tất cả mọi người nằm trong vùng bị thiên tai (bão lụt, hạn hán, động đất, dịch họa v.v. và gặp phải lý do bất khả kháng khác; Người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người lang thang xin ăn.
+ Xóa đói giảm nghèo có các chính sách: Chính sách tín dụng ưu đãi; Chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; Chính sách khuyến nông – lâm – ngư kết hợp với hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao kỹ thuật; Chính sách hỗ trợ về y tế; Các chính sách trợ cấp xã hội và trợ cấp ưu đãi; Các biện pháp hỗ trợ trẻ em đặc biệt khó khăn; Các biện pháp hỗ trợ về đất đai sản xuất đối với hộ nghèo thiếu đất không có đất có nhu cầu sử dụng đất; Các biện pháp hỗ trợ về nhà ở nước sạch và vệ sinh môi trường; Các chính sách và biện pháp hỗ trợ về dạy nghề, tạo việc làm; Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, trợ cước, trợ giá 6 mặt hàng.
+ Công tác cứu trợ đột xuất: Luật Ngân sách Nhà nước có hiệu lực thi hành từ năm 1997.
+ Công tác cứu trợ xã hội thường xuyên: Nghị định số 05/CP ngày 26/1/1994 của Chính phủ quy định tạm thời thực hiện mức lương tối thiểu…, mức trợ cấp với các đối tượng chinh sách xã hội; Quyết định 167/TTg ngày 8/4/1994 về việc sửa đổi bổ sung một số chế độ trợ cấp đối với các đối tượng cứu trợ xã hội; Pháp lệnh về người tàn tật só 06/1998/PL – UBTVQH 10 ngày 30/7/1998…
- Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; Trẻ em tàn tật; Trẻ em lang thang; Trẻ em lao động sớm; Trẻ em nghiện ma túy; Trẻ em bị xâm hại tình dục; Trẻ em con các hộ quá nghèo.
+ Chính sách hỗ trợ nuôi dưỡng: Căn cứ vào quyết định số 167/TTg ngày 8/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung chế độ trợ cấp đối với đối tượng cứu trợ xã hội. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng với Bộ Tài chính ban hành thông tư số 22/LB – TT ngày 21/7/1994, hướng dẫn các địa phương thực hiện.
+ Chính sách hỗ trợ giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề: Luật Phổ cập giáo dục tiểu học được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1981; Nghị định 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ và thông tư số 07/TT – LB ngày 27/5/1996 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Tài chính – Giáo dục.
+ Chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình, phục hồi chức năng: Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua và ban hành ngày 12/8/1991; Thông tư 06/LĐTBXH ngày 20/8/1997; Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí và thông tư số 27 /LĐTBXH ngày 24/10/1995.
- Công tác phòng chống tệ nạn xã hội: Thanh thiếu niên, mọi thành phần trong xã hội Chính sách: Tuyên truyền, giáo dục; Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát; Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng chống tệ nạn xã hội