Sửa chữa TSCĐ được chia thành hai loại là sửa chữa theo kế hoạch và sửa chữa ngoài kế hoạch.
Sửa chữa lớn theo kế hoạch là sửa chữa những TSCĐ đã có dự kiến từ trước, đã lập dự toán.Vì vậy trong trường hợp này kế toán phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí kinh doanh bằng cách trích trước theo dự toán.
Sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch là sửa chữa những TSCĐ hư hỏng nặng ngoài dự kiến của Công ty. Nếu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị nhỏ, kế toán sẽ
kết chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nếu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có giá trị lớn, liên quan đến nhiều kỳ sản xuất kinh doanh thì chi phí sửa chữa được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh.
Trong năm 2007 Công ty không có kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, nhưng tháng 8 năm 2007 Một máy ủi B170-M hư hỏng nặng ngoài dự kiến. Công ty xuất vật liệu và thuê ngoài sửa chữa.
BIỂU 08:
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Qúy III năm 2007 ( Trích sổ nhật ký chung) Ngày ghi sổ Số
hiệu Diễn giải
Mã tài khoản Số phát sinh
Nợ Có Nợ Có
………. 8/7/2007 157 Sửa chữa lớn máy ủi
B170-M 2413 111 11.050.000 11.050.000.
8/7/2007 157 Sửa chữa lớn máy ủi
B170-M 2413 152 21.521.250 21.521.250
8/7/2007
157 Sửa chữa lớn máy ủi B170-M
627 2413
35.571.250 35.571.250. 7/9/2007
263
Sửa chữa nâng cấp máy ủi D40-5 Komasu
2413 331 52.800.000 52.800.000 7/9/2007
263
Sửa chữa nâng cấp máy ủi D40-5 Komasu
……….
2112 2413 52.800.000 52.800.000
Cộng phát sinh
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) BIỂU 09:
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Qúy III năm 2007
Số hiệu tài khoản: 2413
Đơn vị tính : VNĐ Ngày ghi
sổ
Số
hiệu Diễn giải TK ĐƯ
Số phát sinh Nợ Có Số dư đầu kỳ 0 8/7/2007 157 Sửa chữa lớn máy ủi B170-M 111 11.050.000 8/7/2007 157 Sửa chữa lớn máy ủi B170-M 152 21.521.250 8/7/2007 157 Sửa chữa lớn máy ủi B170-M 627 35.571.250. 7/9/2007 263
Sửa chữa nâng cấp máy ủi D40-5 Komasu 331 52.800.000 7/9/2007 263
Sửa chữa nâng cấp máy ủi D40-5 Komasu 2112 52.800.000 Cộng phát sinh 85.371.250 85.371.250 Số dư cuối kỳ 0
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
2.5.Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty cổ phần LICOGI 13.
Công ty cổ phần Licogi 13 là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng khối lượng TSCĐ lớn do đó việc quản lý và sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất đáp ứng cho nhu cầu phát triển là một vấn đề luôn được quan tâm.
Trong năm 2007 tổng TSCĐ của Công ty cuối năm là 100.044.124.256 trong đó năm 2006 tổng TSCĐ Công ty là 39.872.286.173, như vậy so với năm 2006 TSCĐ Công ty đã tăng là 30.171.838.033 với số tương đối tăng 43,18%. Điều này chứng tỏ Công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ, đổi mới máy móc, dây chuyền công nghệ phục vụ cho việc thi công xây dựng. Đi sâu vào phân tích cơ cấu sự biến động tài sản ta có bảng sau
BẢNG 06: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TSCĐ CHỈ TIÊU 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Nhà cửa vật kiến trúc 39.938.300.057 57,159 49.036.348.556 49,014 Máy móc thiết bị 18.915.126.597 27,071 32.571.062.080 32,556
Phương tiện vận tải 6.790.887.493 9,719 13.004.795.830 12,999 Thiết bị dụng cụ quản lý 1.613.351.088 2,309 2.010.190.889 2,009
TSCĐ hữu hình khác 2.614.620.948 3,742 3.421.726.900 3,422
Nguyên giá TSCĐ 69.872.286.173 100 100.044.124.256 100
Dựa vào bảng phân tích biến động TSCĐ ta nhận thấy cơ cấu TSCĐ của Công ty năm 2006 chưa thật sự hợp lý thể hiện ở những điểm sau:
Năm 2006, giá trị máy móc thiết bị thi công là và 18.915.126.597 đồng, tỷ trọng máy móc thiết bị thi công so với TSCĐ đạt 27,071%, năm 2007 giá trị máy móc thiết bị thi công là 32.571.062.080 và tỷ trọng là 32,556%. Như vậy so với năm 2006 giá trị máy móc thiết bị thi công tăng 13.656.935.493 đồng và tỷ trọng tăng 5,485%. Điều này thể hiện Công ty đã chú ý tăng giá trị máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Song tỷ trọng máy móc thiết bị thi công so với TSCĐ đối với một doanh nghiệp xây lắp là chưa thật sự hợp lý vì đây là nhóm TSCĐ phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Về phương tiện vận tải, giá trị loại TSCĐ này năm 2007 đạt 13.004.795.830 đồng tăng so với năm 2006 là 6.213.908.337 đồng , năm 2007 phương tiện vận tải chiếm 12,999% trong tổng TSCĐ và so với năm 2006 tăng là 3,28%. Tuy giá trị của loại tài sản này tăng lên song cơ cấu của tài sản này vẫn chưa thật sự hợp lý đối với một doanh nghiệp xây lắp vì đây cũng là loại TSCĐ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
BẢNG 07: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI TSCĐ
Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch
Nguyên giá TSCĐ bình quân 53.561.548.259 84.958.209.195 31.396.660.948 Giá trị hao mòn 21.081.849.873 37.272.684.905 16.190.835.032
TSCĐ bị loại bỏ 1.203.698.261 1.758.823.622 555.125.361
Hệ số loại bỏ 0,022473179 0.020702221 -0,001770958
TSCĐ mới đưa vào sử dụng
bình quân 15.785.642.375 27.879.564.213 12.201.921.848
Hệ số đổi mới 0,29471968 0.32815621 0,033436529
Qua bảng trên ta thấy năm 2006 giá trị hao mòn TSCĐ là 21.081.849.873, hệ số hao mòn là 0.393600457. Sang năm 2007 giá trị hao mòn TSCĐ là 37.272.684.905, hệ số hao mòn là 0.43871271. Như vậy giá trị hao mòn công ty đã tăng là 16.190.835.032 và hệ số hao mòn tăng là 0.045112253 .Điều này chứng tỏ TSCĐ của Công ty vẫn còn tồn tại nhiều TSCĐ cũ lạc hậu.
Hệ số loại bỏ TSCĐ của năm 2006 giảm so với năm 2005 là 0,001770958, có thể thấy trong năm vừa qua ban lãnh đạo Công ty chưa thực sự có sự quan tâm đúng mức với việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ đã lỗi thời lạc hậu, một số TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn chưa có quyết định thanh lý nhượng bán, một số TSCĐ đã lỗi thời vẫn được tiếp tục sử dụng . Điều này không những gây ảnh hưởng tới năng suất lao động mà còn ảnh hưởng tới việc đổi mới TSCĐ. Những TSCĐ không còn mang lại lợi ích kinh tế kỹ thuật cho công ty nếu sớm có thể thanh lý, nhượng bán cũng là một nguồn thu đáng kể đóng góp vào quá trình đổi mới TSCĐ.
Trong năm qua Công ty đã đầu tư mới 27.879.564.213 giá trị nguyên giá TSCĐ với hệ số đổi mới là 0.32815621 tăng lên so với 2005 là 0,033436529. Việc đầu tư đổi mới đã góp phần làm thay đổi cơ cấu TSCĐ, số máy móc thiết bị thi công phục vụ cho sản xuất đã được tăng cường. Có thể nói ban quản lý Công ty đã có những hướng đầu tư TSCĐ đúng đắn để có được cơ cấu TSCĐ hợp lý.
Qua những phân tích trên có thể kết luận rằng, trong năm 2006 Công ty cổ phần LICOGI 13 đã có những cố gắng trong việc đầu tư vào TSCĐ tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị phục vụ thi công song cơ cấu TSCĐ của Công ty còn chưa thực sự hợp lý, việc thanh lý TSCĐ còn chưa được quan tâm. Để đánh giá đầy đủ về công tác đầu tư TSCĐ tại Công ty, cần phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trong mối quan hệ với kết quả kinh doanh của Công ty.
BẢNG 08: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
1.Nguyên giá TSCĐ
bình quân 53.561.548.259 84.958.209.195 31.396.660.946
2.Tổng doanh thu thuần 256.728.320.849 283.261.114.559 26.532.793.710 3. Lợi nhuận thuần 4.292.291.518 15.327.248.974 11.034.957.456
4. Sức sản xuất 4,7931462 3,33412291 -1,45902329
5. Sức sinh lợi 0,0801375 0,18040927 0,16239552
6. Sức hao phí 12,478544 5,54295225 -6,93559175
Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2006 sức sản xuất là 4,7931462, có nghĩa là một đồng về tài sản thì tạo ra 4,7931462 đồng về doanh thu. Năm 2007 một đồng về tài sản chỉ tạo ra 3,33412291 đồng doanh thu. Vì vậy có thể nói tốc độ tăng về tài sản lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
Để thấy rõ hơn về việc đầu tư hiệu quả TSCĐ ta xem xét chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ. Nếu như năm 2006 một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 0,0501375 đồng lợi nhuận thì sang năm 2007 một đồng nguyên giá TSCĐ đem lai 0,18040927 đồng lợi nhuận. Mặc khác suất hao phí của năm 2007 đã giảm xuống. Nếu như năm 2006 để làm ra một đồng lợi nhuận cần 12,478544 đồng nguyên giá thì năm 2007 chỉ cần 5,54295225 đồng. Chứng tỏ năm nay Công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ