1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

126 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 459,53 KB

Nội dung

 MỤC LUCPHẦN MỞ ĐẦU11. Lý do chọn đề tài12. Mục đích nghiên cứu33. Khách thể và đối tượng nghiên cứu33.1. Khách thể nghiên cứu33.2. Đối tượng nghiên cứu44. Giả thuyết khoa học45. Nhiệm vụ nghiên cứu46. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu47. Phương pháp nghiên cứu47.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu57.2. Phương pháp phỏng vấn57.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm67.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm77.5. Phương pháp toán học thống kê .78. Cấu trúc luận văn9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU101.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDTC trong trường học.101.2. Khái quát về Trường Đại học Kinh tế Quản trị Kinh doanh – ĐHTN.141.2.1. Cơ chế tổ chức141.2.2. Hoạt động đào tạo151.2.3. Đặc điểm hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của SV Trường ĐHKTQTKD – ĐHTN.161.3. Một số vấn đề về Giáo dục thể chất ở bậc đại học161.3.1. Chủ chương của hai ngành Giáo dục đào tạo và TDTT.161.3.2. Chương trình môn học GDTC trong các trường Cao đẳng Đại học181.3.2.1. Mục đích, nội dung và nhiệm vụ chương trình môn học GDTC.181.3.2.2. Hình thức giảng dạy201.3.2.3. Đánh giá trình độ thể lực sinh viên211.4. Cơ sở lý luận xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC cho SV Đại học.221.4.1. Cơ sở của xây dựng chương trình.221.4.1.1. Dạy học là một quá trình hai chiều221.4.1.2. Bản chất của quá trình dạy học221.4.1.3. Căn cứ vào mục tiêu dạy học231.4.1.4. Căn cứ vào cấu trúc và tính quy luật của quá trình dạy học231.4.1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý của SV231.5. Cơ sở và quy trình xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC261.5.1. Cơ sở của dạy học tự chọn261.5.2. Quy trình xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV.291.6. Những nghiên cứu có liên quan.32CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDTC CHO SINH VIÊNTRƯỜNG ĐHKTQTKD – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN362.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC của Trường Đại học Kinh tế Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên362.2. Thực trạng cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ phục vụ môn học GDTC.372.3. Thực trạng công tác giảng dạy môn GDTC của Trường ĐHKTQTKD – ĐHTN.392.3.1. Thực trạng chương trình môn GDTC.392.3.2. Đánh giá công tác giảng dạy môn GDTC của Trường ĐHKTQTKDTN.412.3.3. Thực trạng kết quả học tập môn GDTC của SV Trường Đại học Kinh tế Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên462.4. Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV ở Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.472.5. Thực trạng kết quả rèn luyện thân thể của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.512.6. Tổ chức quản lý của nhà trường và Bộ môn GDTC đối với công tác GDTC của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.54CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH PHẦN TỰ CHỌNMÔN GDTC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHKTQTKD – ĐHTN573.1. Lựa chọn nội dung (môn) phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường Đại học Kinh tế Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên573.1.1. Căn cứ lựa chọn573.1.1.1 Cơ sở lý luận573.1.1.2. Cơ sở thực tiễn.593.2. Xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường Đại học Kinh tế Quản trị Kinh doanh Đại học Thái Nguyên.653.2.1. Mục tiêu của chương trình phần tự chọn môn GDTC653.2.2. Yêu cầu663.2.3. Thời lượng của chương trình663.2.4. Nội dung và phân bổ thời gian của chương trình phần tự chọn663.2.5. Hình thức thực hiện chương trình tự chọn703.2.6. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập703.2.7. Hướng dẫn thực hiện chương trình tự chọn703.2.8. Đánh giá của chuyên gia đối với chương trình phần tự chọn.713.3. Đánh giá chương trình phần tự chọn môn GDTC723.3.1. Tổ chức thực nghiệm723.3.2. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm .743.3.3. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm chương trình phần tự chọn đối với thể lực của sinh viên.77KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ92DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO94

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào Hà Nội, tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Bính LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Khoa học cơ bản, Bộ môn GDTC, các Thầy/Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học K23 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Lê Văn Lẫm người trực tiếp hướng dẫn khoa học, định hướng đề tài,cũng như tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều song luận văn không thể trách khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót, kính mong được nhận những ý kiến đóng góp của các Thầy/ Cô, các bạn đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Bính DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBGV Cán bộ giáo viên CLB Câu lạc bộ CĐ Cao đẳng ĐH Đại học ĐHKT&QTKD – ĐHTN Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh ĐHTN Đại học Thái Nguyên ĐHSP Đại học sư phạm ĐC Đối chứng GDTC Giáo dục thể chất GD&ĐT Giáo dục và đào tạo TDTT Thể dục thể thao TC RLTT Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể TT Thể thao TN Thực nghiệm K9 Sinh viên khóa 9 K10 Sinh viên khóa 10 K11 Sinh viên khóa 11 SV Sinh viên % Phần trăm DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ MỤC LUC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Công tác giáo dục thể chất (GDTC) và hoạt động Thể dục thể thao (TDTT) trong trường học các cấp là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất cho học sinh, sinh viên (HS, SV) GDTC trường học gắn liền với việc giải quyết những nhiệm vụ giáo dục chung nhằm hình thành nhân cách cho HS, SV, phát triển ý thức xã hội, rèn luyện đạo đức, ý chí, khả năng trí lực, óc thẩm mỹ và phát triển thể chất cho HS, SV GDTC trường học góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Bên cạnh đó phát triển TDTT trường học còn đóng vai trò quyết định để thực hiện chủ trương xã hội hóa TDTT của Đảng và Nhà nước Hệ thống GDTC trong các nhà trường là một bộ phận hữu cơ của hệ thống Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người” [21] GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với HS, SV tuân theo nguyên tắc sư phạm GDTC chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với giáo dục trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động nhằm phát triển toàn diện con người Điều 20, Luật thể dục, thể thao đã nêu: “GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải 6 trí, phát triển năng khiếu thể thao” cho HS, SV những chủ nhân tương lai của đất nước [23] GDTC là một môn học bắt buộc, trong đó chứa đựng rất nhiều yếu tố về nội dung, hình thức, phương pháp và yêu cầu kiểm tra, đánh giá phụ thuộc vào năng lực, sở thích cũng như thực trạng cơ sở vật chất, đối tượng dạy và học,… Xu thế quá trình dạy học hiện nay là phải tích cực hóa hoạt động học tập của HS, SV Vì vậy nắm bắt nhu cầu của HS, SV là một vấn đề vô cùng quan trọng, nó tạo điều kiện cho việc thiết kế nội dung chương trình, tổ chức và định hướng đổi mới phương pháp và phát triển năng lực vận động của HS, SV thông qua nội dung các môn học GDTC Do đó việc tìm hiểu nhu cầu về nội dung, hình thức, phương pháp, tổ chức tập luyện, và kiểm tra đánh giá,…trong dạy và học môn GDTC là hết sức cần thiết Thực tế đã chứng minh công tác GDTC trong những năm qua tại các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học Chuyên nghiệp đã và đang giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ Môn GDTC đã tạo ra được sức hút rất lớn trong phong trào rèn luyện thân thể của HS, SV Song, do đặc thù của môn học và mỗi trường lại có những điều kiện khác nhau, vì vậy việc áp dụng chung theo một khung chương trình cứng nhắc là chưa phù hợp Trên thực tế ở nhiều trường Đại học hiện nay trên cả nước vẫn còn có việc SV coi môn GDTC như là một gánh nặng, nhiều SV thấy sợ học môn GDTC Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân cơ bản mang tính chủ quan là chúng ta chưa xây dựng được chương trình môn học đáp ứng được nhu cầu của người học theo sở thích và năng lực, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đặc thù của từng trường, nhằm phát huy tối đa hiệu quả môn học trong quá trình giảng dạy Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên luôn quan tâm đến công tác GDTC nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện cho SV Do đó, công tác GDTC cũng như hoạt động TDTT trong nhà trường cần hướng tới việc phát triển thể chất cho SV sao cho phù hợp với sở thích, giới tính và năng lực 7 cá nhân Việc rèn định hướng cho các em tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động thể thao ngoại khoá, các hoạt động phong trào của trường là hết sức cần thiết Trên thực tế chương trình GDTC của Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như việc nội dung chương trình phần tự chọn chưa hoàn toàn áp dụng theo học chế tín chỉ, SV vẫn phải học theo chương trình bắt buộc (học phần 1 là môn thể dục phát triển chung, học phần 2 là môn bóng chuyền, học phần 3 là môn Bóng đá), chương trình vẫn còn mang tính cứng nhắc, chưa phát huy được hết năng lực, chưa tạo ra được sự chủ động và tích cực trong học tập của SV, chưa được lựa chọn môn học theo sở thích, giới tính và năng lực cá nhân sinh viên Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về đổi mới chương trình môn GDTC cho SV các trường Đại học và Cao đẳng như: “Nghiên cứu hiệu quả môn thể thao tự chọn thích hợp đối với sự phát triển thể chất của nữ sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Thành phố Hồ Chí Minh” (Phan Thanh Mỹ, Luận văn Thạc sĩ, 2006) [26]; “XD chương trình GDTC cho SV nhóm sức khoẻ yếu Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” (Trần Huy Quang, Luận văn thạc sĩ, 2008) [29];[18] nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu về xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên Xuất phát từ những nguyên nhân trên, với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của môn GDTC nhà trường Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên” 2 Mục đích nghiên cứu Qua đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình phần tự chọn môn GDTC của SV nhà trường, đề tài sẽ xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN, nhằm nâng cao kết quả học tập, cải thiện thể lực cho sinh viên nhà trường 8 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy và học môn GDTC của SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN 3.2 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng khách thể là chương trình phần tự chọn môn học GDTC cho SV Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên 4 Giả thuyết khoa học Chương trình GDTC của Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN còn nhiều bất cập, chưa nâng cao được hiệu quả, SV chưa được lựa chọn những nội dung tập luyện mà mình yêu thích, môn học sở trường và phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân Vì vậy nếu xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC ở Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN cho sinh viên phù hợp với nhu cầu cầu, yêu thích, năng lực của sinh viên và điều kiện của nhà trường, thì chắc rằng chất lượng học tập môn GDTC của SV sẽ nâng cao hơn, thể lực của sinh viên cũng sẽ được cải thiện hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay 5 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tiến hành giải quyết 2 nhiệm vụ sau: - Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN - Nhiệm vụ 2: Xây dựng và đánh giá chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN 6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Thực trạng công tác GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN + Thực trạng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, sân bãi, phục vụ môn học GDTC + Thực trạng công tác giảng dạy môn GDTC của Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN + Thực trạng kết học tập, kết quả rèn luyện thân thể và hoạt động TDTT ngoại khóa của SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN - Xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN 9 7 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau [35], [45]: 7.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Phương pháp này giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận về quan điểm đánh giá chất lượng giáo dục thể chất, xác định mục đích và mục tiêu nghiên cứu Đồng thời việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và so sánh với những số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu Các tài liệu tham khảo chủ yếu được thu thập từ Thư viện trường Đại học sư Phạm Hà Nội, Thư viện của trường Đại học TDTT Bắc Ninh và các tư liệu khác Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các sách và tài liệu tham khảo tiếng việt thuộc các lĩnh vực: - Các tài liệu gồm có: các chỉ thị, văn bản, quyết định của Đảng và Nhà nước về TDTT trong giai đoạn mới, định hướng công tác TDTT… - Các sách gồm có: sách lý luận, tâm lý, sinh lý học, y học… và các tài liệu liên quan tới giáo dục thể chất và thể dục thể thao - Các đề tài nghiên cứu lĩnh vực giáo dục thể chất và thể thao trường học - Các bài viết trên các trang thông tin điện tử của các báo của Tổng cục TDTT, Các báo khuyến học như Dân trí… Các tài liệu nêu trên được trình bày trong phần “danh mục tài liệu tham khảo” 7.2 Phương pháp phỏng vấn - Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phương pháp phỏng vấn bằng phiếu hỏi đối với các nhà chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, giáo viên GDTC và SV Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN các vấn đề sau: + Phỏng vấn SV K9, K10, K11 của Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN về chương trình môn học GDTC hiện hành, điều kiện tập luyện và nhu cầu của SV + Phỏng vấn chuyên gia, giáo viên, nhà quản lý về sự cần thiết và yêu cầu của việc xây dựng nội dung chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN 10 Phụ lục 6 TRƯỜNG ĐHKT&QTKD KHOA: KHOA HỌC CƠBẢN Bộ môn: Giáo dục thể chất CỘNG HOÀXÃHỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ********************** Thái Nguyên, ngày…tháng…năm 201… PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho CBGV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN) Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn GDTC cho SV trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN, đáp ứng nhu cầu của người học Đề nghị Thầy/Cô vui lòng nghiên cứu kỹ những câu hỏi dưới đây và cho ý kiến trả lời xác đáng, đúng với suy nghĩ của mình bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống mà Thầy/Cô cho là phù hợp nhất Ý kiến của Thầy/Cô sẽ làm cơ sở giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích trong việc “Xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN” Căn cứ vào nhu cầu, sở thích và năng lực của SV, những nội dung tự chọn dưới đây nội dung nào là phù hợp nhất? (Chú ý: mỗi GV chỉ được chọn không quá 6 môn) Ý kiến lựa Không có chọn ý kiến a Bóng chuyền 1 1 b Cầu lông 1 1 c Đá cầu 1 1 d Bóng đá 1 1 e Bóng rổ 1 1 f Bóng bàn 1 1 g Võ Teakwondo 1 1 h Điền kinh (chạy, nhảy, ném) 1 1 i Thể dục chữa bệnh và phát triển thể lực chung 1 1 j Bóng ném 1 1 k Đẩy gậy 1 1 Xin chân thành cảm ơn Thầy/Cô đã cộng tác cùng đề tài ! Nội dung các môn tự chọn Người phỏng vấn Nguyễn Ngọc Bính Phụ lục 7 TRƯỜNG ĐHKT&QTKD KHOA: KHOA HỌC CƠBẢN Bộ môn: Giáo dục thể chất CỘNG HOÀXÃHỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ********************** Thái Nguyên, ngày…tháng…năm 201… PHIẾU PHỎNG VẤN (Dành cho SV trường ĐHKT&QTKD- ĐHTN) Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn GDTC cho SV trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN, đáp ứng nhu cầu của người học Đề nghị em vui lòng nghiên cứu kỹ những câu hỏi dưới đây của chúng tôi và cho ý kiến trả lời xác đáng, đúng với suy nghĩ của mình bằng cách đánh dấu (X) vào ô trống mà em cho là phù hợp nhất Ý kiến của em sẽ làm cơ sở giúp chúng tôi có được những thông tin bổ ích trong việc “Xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN” Họ và tên: Năm sinh: Giới tính: Sinh viên năm thứ: Câu 1.Em hãy cho biết về ý nghĩa phần tự chọn môn học GDTC đối với rèn luyện thân thể - Rất quan trọng 1 - Quan trọng 1 - Là gánh nặng 1 Câu 2 Mức độ hứng thú, tích cực tập luyện trong giờ học phần tự chọn môn GDTC của em như thế nào? - Rất hứng thú 1 - Bình thường 1 - Hứng thú 1 - Chán chường 1 Câu 3 Em có, thường xuyên ôn luyện ngoài giờ học (thể thao ngoại khóa) - Thường xuyên 1 - Không thường xuyên 1 - Không bao giờ 1 Câu 4 Thái độ học tập phần tự chọn môn GDTC của em như thế nào? - Tự giác tích cực 1 - Học cho qua 1 - Để đối phó 1 Câu 5 Nội dung chương trình phần tự chọn môn GDTC được xây dựng đã đáp ứng được nhu cầu của sinh viên hiện nay? a Đồng ý 1 b Không đồng ý 1 c Không có ý kiến 1 Câu 6 Nội dung phần thực hành của phần tự chọn môn GDTC đáp ứng được nhu cầu và năng lực sở trường mỗi cá nhân sự góp phần nâng cao năng lực thể thao của người học - Đồng ý 1 - Không đồng ý 1 Câu 7 Việc tổ chức giảng dạy theo chương trình tự chọn sẽ giúp SV giải tỏa những khó khăn về năng lực vận động đối với việc học tập môn GDTC theo chương trình hiện nay? a Đồng ý 1 b Không đồng ý 1 c Không có ý kiến 1 Câu 8 Chương trình phần tự chọn môn GDTC sẽ tích cực hóa quá trình học tập của SV? a Đồng ý 1 b Không đồng ý 1 c Không có ý kiến 1 Câu 10 Sau khi kết thúc chương trình tự chọn môn GDTC SV được trang bị về mặt phương pháp tổ chức trọng tài môn thể thao mình lựa chọn để có thể tham gia tổ chức hoạt động thể thao sau này? a Đồng ý 1 b Không đồng ý 1 c Không có ý kiến1 Xin chân thành cảm ơn em đã cộng tác cùng đề tài ! Người phỏng vấn Nguyễn Ngọc Bính Phụ lục 8 CHƯƠNG TRÌNH CÁC MÔN HỌC PHẦN TỰ CHỌN 1 Môn Bóng đá 1.1 Mục đích: - Giới thiệu lịch sử, ý nghĩa tác dụng của môn bóng đá - Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về môn bóng đá - Giới thiệu các kỹ thuật cơ bản và phương pháp tập luyện môn bóng đá - Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết và nâng cao thể lực 1.2 Yêu cầu: - Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản môn bóng đá - Biết phương pháp tập luyện, vận dụng vào tập luyện và tổ chức thi đấu môn bóng đá - Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra, rèn luyện nâng cao thể lực 1.3 Nội dung: STT 1 2 3 4 Nội dung giảng dạy Bóng Đá Lý thuyết: - Lịch sử phát triển của môn Bóng đá - Nguyên lý kỹ thuật cơ bản các động tác đá bóng - Luật Bóng đá và phương pháp trọng tài, tổ chức thi đấu Thực hành: - Kỹ thuật tâng bóng - Kỹ thuật động tác đánh đầu - Kỹ thuật ném biên - Kỹ thuật dừng bóng bằng các phần của bàn chân và đùi - Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân - Kỹ thuật đá bóng bằng mu chính diện bàn chân - Kỹ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân - Rèn luyện thể lực Tổ chức thi đấu và trọng tài Thi, kiểm tra: - Kiểm tra giữa kỳ: Kỹ thuật ném biên - Kiểm tra kết thúc: + Một số điều luật cơ bản trong bóng đá + Kỹ thuật tâng bóng + Kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân vào cầu môn + Kiểm tra thể lực Tổng số tiết 30 4 3 1 20 2 2 4 4 4 4 2 4 2 2 Ghi chú 2 Môn Bóng bàn 2.1 Mục đích: - Giới thiệu lịch sử, ý nghĩa tác dụng của môn bóng bàn - Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về môn bóng bàn - Giới thiệu các kỹ thuật cơ bản, phương pháp tập luyện và thi đấu môn bóng bàn - Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tình thần đoàn kết và nâng cao thể lực 2.2 Yêu cầu: - Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn - Biết phương pháp tập luyện và vận dụng vào tự tập luyện hàng ngày - Biết tổ chức và phương pháp trọng tài môn bóng bàn - Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra, rèn luyện nâng cao thể lực 2.3 Nội dung: Nội dung giảng dạy STT 1 Bóng bàn Lý thuyết: - Lịch sử phát triển của môn Bóng bàn - Nguyên lý kỹ thuật cơ bản môn Bóng bàn - Luật Bóng bàn và phương pháp trọng tài, tổ chức thi đấu 2 3 4 Thực hành: + Kỹ thuật vụt bóng thuận tay (đôi công) + Kỹ thuật chặn, đẩy tay trái + Kỹ thuật vụt bóng thuận tay (đơn công) + Kỹ thuật gò bóng thuận tay + Kỹ thuật gò bóng trái tay + Kỹ thuật giao bóng thuận tay, trái tay (xoáy đơn) + Rèn luyện thể lực Tổ chức thi đấu và trọng tài Thi, kiểm tra: + Kiểm tra giữa kỳ: Vụt bóng thuận tay ¼ cuối bàn đường chéo thuận (nam 20 lần, nữ 15 lần) + Kiểm tra kết thúc: - Một số điều luật cơ bản môn bóng bàn - Giao bóng vào ô (45x45cn) 5 quả thuận tay, 5 quả trái tay - Gò bóng thuận tay, trái tay - Kiểm tra thể lực Tổng số tiết 30 4 3 Ghi chú 1 20 4 5 3 2 2 4 2 4 2 2 3 Môn Bóng rổ 3.1 Mục đích: - Giới thiệu lịch sử, ý nghĩa tác dụng của môn bóng rổ - Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về môn bóng rổ - Giới thiệu các kỹ thuật cơ bản và phương pháp tập luyện – thi đấu môn bóng rổ - Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tình thần đoàn kết và nâng cao thể lực 3.2 Yêu cầu: - Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản môn bóng rổ - Biết các phương pháp tập luyện và biết vận dụng vào tự tập luyện hàng ngày - Biết tổ chức và phương pháp trọng tài môn bóng rổ - Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra, rèn luyện nâng cao thể lực 3.3 Nội dung: Nội dung giảng dạy STT 1 Bóng rổ Lý thuyết: - Lịch sử phát triển, tác dụng của môn bóng rổ 2 3 4 - Luật Bóng rổ, thiết bị sân bãi và phương pháp trọng tài, tổ chức thi đấu Thực hành: + Kỹ thuật di động không bóng + Kỹ thuật bắt bóng, ném bóng tại chỗ + Kỹ thuật dẫn bóng tại chỗ + Kỹ thuật di động ném bóng và dắt bóng + Kỹ thuật dẫn bóng trung bình, cao thấp + Kỹ thuật ném rổ bằng hai tay trước ngực, trên đầu, 1 tay trên vai tại chỗ + Kỹ thuật 2, 3 bước nhảy ném rổ + Kỹ thuật ném rổ có người cản phá + Kỹ thuật ném rổ 2 tay, một tay di động + Kỹ thuật ném rổ dựa bảng + Rèn luyện thể lực Tổ chức thi đấu và trọng tài Thi, kiểm tra: + Kiểm tra giữa kỳ: Kỹ thuật dẫn bóng thấp; k ỹ thuật chuyền bóng và bắt bóng bằng 2 tay + Kiểm tra kết thúc: - Một số điều luật cơ bản môn bóng rổ - Tại chỗ ném rổ cự ly 4m - Kỹ thuật 3 bước nhảy ném rổ - Kiểm tra thể lực Tổng số tiết 30 4 2 Ghi chú 2 20 4 3 3 3 2 2 3 2 4 2 2 4 Môn Cầu lông 4.1 Mục đích: - Giới thiệu lịch sử, ý nghĩa tác dụng của môn cầu lông - Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về môn cầu lông - Giới thiệu các kỹ thuật cơ bản, phương pháp tập luyện và thi đấu môn cầu lông - Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tình thần đoàn kết và nâng cao thể lực 4.2 Yêu cầu: - Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản của môn cầu lông - Biết phương pháp tập luyện và biết vận dụng các phương pháp đó vào tự tập luyện hàng ngày nhằm nâng cao kết quả học tập và nâng cao thể lực - Nắm được luật, phương pháp tổ chức và phương pháp trọng tài môn cầu lông - Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra, rèn luyện thân thể nâng cao thể lực 4.3 Nội dung: Nội dung giảng dạy STT 1 2 3 4 Cầu lông Lý thuyết: - Lịch sử phát triển, tác dụng của môn cầu lông - Nguyên lý kỹ thuật cơ bản động tác - Luật Cầu lông, thiết bị sân bãi và phương pháp trọng tài, tổ chức thi đấu Thực hành: - Kỹ thuật đánh cầu thấp tay: + Đánh cầu thấp tay bên phải (tay thuận), + Đánh cầu thấp tay bên trái - Kỹ thuật đánh cầu cao tay: + Kỹ thuật đánh cầu cao tay trên đầu (cao xa) + Kỹ thuật đánh cầu phải, trái cao tay - Kỹ thuật đánh cầu gần lưới: + Kỹ thuật móc cầu thuận tay, trái tay + Bạt cầu thuận tay, trái tay - Kỹ thuật đánh cầu trên lưới: + Đánh cầu trên lưới thuận tay + Đánh cầu trên lưới trái tay - Kỹ thuật giao cầu thuận tay, trái tay - Kỹ thuật đập cầu - Rèn luyện thể lực Tổ chức thi đấu và trọng tài Thi, kiểm tra: + Kiểm tra giữa kỳ: Kỹ thuật đánh cầu phải thấp tay và cao tay + Kiểm tra kết thúc: - Luật thi đấu - Kỹ thuật giao cầu thuận tay, trái tay - Kỹ thuật đập cầu - Kiểm tra thể lực Tổng số tiết 30 4 3 Ghi chú 1 20 2 2 4 4 2 2 2 2 2 4 2 2 5 Môn đá cầu 5.1 Mục đích: - Giới thiệu lịch sử, ý nghĩa tác dụng của môn đá cầu - Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về môn đá cầu - Giới thiệu các kỹ thuật cơ bản và phương pháp tập luyện – thi đấu môn đá cầu - Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tình thần đoàn kết và nâng cao thể lực 5.2 Yêu cầu: - Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản của môn đá cầu - Biết phương pháp tập luyện và biết vận dụng các phương pháp đó vào tự tập luyện hàng ngày nhằm nâng cao kết quả học tập và nâng cao thể lực - Nắm được luật, phương pháp tổ chức và phương pháp trọng tài môn đá cầu - Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra, rèn luyện thân thể nâng cao thể lực 5.3 Nội dung: ST T 1 2 3 4 Nội dung giảng dạy Cầu lông Lý thuyết: - Lịch sử phát triển, tác dụng của môn đá cầu - Nguyên lý kỹ thuật cơ bản - Luật đá cầu, thiết bị sân bãi và phương pháp trọng tài, tổ chức thi đấu Thực hành: - Kỹ thuật di chuyển trong đá cầu: + Di chuyển đơn bước sang phải, trái đá cầu + Di chuyển đơn bước phía trước chếch phải, trái + Di chuyển đơn bước phía sau chếch phải, trái + Di chuyển ngang sang phải, trái + Di chuyển tiến, lùi - Kỹ thuật tâng cầu: + Tâng cầu bằng đùi, lòng, mu giữa bàn chân + Tâng cầu phối hợp - Kỹ thuật đá cầu: + Kỹ thuật đá cầu thấp chân, cao chân bằng mu chính diện + Kỹ thuật đá cầu thấp, cao chân nghiêng mình bằng mu chính diện + Kỹ thuật đá móc bằng mu bàn chân (cúp ngược) + Kỹ thuật đá cầu bằng lòng bàn chân: quét cầu, đẩy cầu + Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực, đầu, đùi - Kỹ thuật phát cầu: + Kỹ thuật phát cầu thấp chân và cao chân chính diện + Phát cầu thấp chân nghiêng mình - Phối hợp đá đơn, đôi, đồng đội - Rèn luyện thể lực Tổ chức thi đấu và trọng tài Thi, kiểm tra: + Kiểm tra giữa kỳ: Kỹ thuật phát cầu + Kiểm tra kết thúc: - Kỹ thuật tâng cầu phối hợp - Đá cầu bằng mu giữa bàn chân chính diện - Kiểm tra thể lực Tổng số tiết 30 4 3 Ghi chú 1 20 2 2 2 2 2 2 2 2 4 2 4 2 2 6 Môn Bóng chuyền 1.1 Mục đích: - Giới thiệu lịch sử, ý nghĩa tác dụng của môn Bóng chuyền - Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về môn Bóng chuyền - Giới thiệu các kỹ thuật cơ bản và phương pháp tập luyện môn Bóng chuyền - Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết và nâng cao thể lực 1.2 Yêu cầu: - Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản môn bóng chuyền - Biết phương pháp tập luyện môn bóng chuyền và thi đấu bóng chuyền - Đạt được các yêu cầu về nội dung kiểm tra, rèn luyện thân thể 1.3 Nội dung: STT 1 2 3 4 Nội dung giảng dạy Bóng chuyền Lý thuyết: - Lịch sử phát triển của môn Bóng chuyền - Nguyên lý kỹ thuật cơ bản của môn Bóng chuyền - Luật Bóng chuyền và phương pháp trọng tài, tổ chức thi đấu Thực hành: - Kỹ thuật di chuyển - Kỹ thuật phát bóng - Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt - Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt (đệm bóng) - Kỹ thuật đập bóng - Chiến thuật cá nhân – Phối hợp tấn công và phòng thủ - Rèn luyện thể lực Tổ chức thi đấu và trọng tài Thi, kiểm tra: - Kiểm tra giữa kỳ: kỹ thuật phát bóng - Kiểm tra kết thúc: + Một số điều luật cơ bản trong môn bóng chuyền + Kỹ thuật chuyền bóng cao tay, thấp tay + Kỹ thuật phát bóng + Kiểm tra thể lực Tổng số tiết 30 4 1 2 1 20 4 5 5 4 2 2 4 2 2 Ghi chú

Ngày đăng: 09/09/2016, 11:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1. Thực trạng đội ngũ giảng viên Bộ môn GDTC của Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2. 1. Thực trạng đội ngũ giảng viên Bộ môn GDTC của Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên (Trang 41)
Bảng 2. 3. Phân bổ chương trình GDTC - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2. 3. Phân bổ chương trình GDTC (Trang 44)
Bảng 2. 4. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng chương trình GDTC tại Bộ môn GDTC Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN (n = 30) - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2. 4. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng chương trình GDTC tại Bộ môn GDTC Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN (n = 30) (Trang 46)
Bảng 2. 5. Kết quả phỏng vấn nhận thức của SV về công tác giảng dạy môn GDTC của Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN (n=250) - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2. 5. Kết quả phỏng vấn nhận thức của SV về công tác giảng dạy môn GDTC của Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN (n=250) (Trang 48)
Hình thức tổ chức đào tạo chính hiện nay? - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Hình th ức tổ chức đào tạo chính hiện nay? (Trang 49)
Bảng 2. 6. Kết quả phỏng vấn SV, giảng viên Bộ môn GDTC về hình thức thực hiện chương trình môn GDTC hiện nay - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2. 6. Kết quả phỏng vấn SV, giảng viên Bộ môn GDTC về hình thức thực hiện chương trình môn GDTC hiện nay (Trang 51)
Bảng 2. 8.  Kết quả phỏng vấn SV về tập luyện ngoại khóa của sinh viên  Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN. - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2. 8. Kết quả phỏng vấn SV về tập luyện ngoại khóa của sinh viên Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN (Trang 54)
Bảng 2. 10: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá năng lực rèn luyện thân thể theo từng nội dung của SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 2. 10: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá năng lực rèn luyện thân thể theo từng nội dung của SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN (Trang 57)
Sơ đồ  1: Hệ thống tổ chức quản lý công tác GDTC và phong trào TDTT của nhà trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
1 Hệ thống tổ chức quản lý công tác GDTC và phong trào TDTT của nhà trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN (Trang 59)
Bảng 3. 1. Kết quả phỏng vấn CBGV, SV về sự cần thiết và yêu cầu khi xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 1. Kết quả phỏng vấn CBGV, SV về sự cần thiết và yêu cầu khi xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC (Trang 65)
Bảng 3. 2. Khảo sát ý kiến của SV về việc lựa chọn nội dung phần tự chọn môn GDTC phù hợp với SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN (n=760) - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 2. Khảo sát ý kiến của SV về việc lựa chọn nội dung phần tự chọn môn GDTC phù hợp với SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN (n=760) (Trang 67)
Bảng 3. 3. Kết quả phỏng vấn giảng viên Bộ môn GDTC về việc lựa chọn nội dung môn học để tự chọn (n=8) - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 3. Kết quả phỏng vấn giảng viên Bộ môn GDTC về việc lựa chọn nội dung môn học để tự chọn (n=8) (Trang 68)
Bảng 3. 4. Kết quả so sánh ý kiến lựa chọn nội dung môn học trong phần tự chọn môn GDTC của giảng viên và sinh viên Trường ĐHKT&QKKD – ĐHTN - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 4. Kết quả so sánh ý kiến lựa chọn nội dung môn học trong phần tự chọn môn GDTC của giảng viên và sinh viên Trường ĐHKT&QKKD – ĐHTN (Trang 69)
Bảng 3. 6. Phân phối chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV trường ĐHKT&QTKD -ĐHTN - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 6. Phân phối chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV trường ĐHKT&QTKD -ĐHTN (Trang 76)
Bảng 3. 7. Kết quả đánh giá về chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 7. Kết quả đánh giá về chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN (Trang 76)
Bảng 3. 8. Tiến trình thực nghiệm của nhóm thực nghiệm ở nội dung môn Bóng chuyền tự chọn TT - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 8. Tiến trình thực nghiệm của nhóm thực nghiệm ở nội dung môn Bóng chuyền tự chọn TT (Trang 78)
Bảng 3. 10. Đánh giá thể lực theo từng nội dung của nữ sinh viên nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 10. Đánh giá thể lực theo từng nội dung của nữ sinh viên nhóm TN và nhóm ĐC trước thực nghiệm (Trang 79)
Bảng 3. 11. Kết quả học tập môn GDTC trước thực nghiệm của SV hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 11. Kết quả học tập môn GDTC trước thực nghiệm của SV hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (Trang 81)
Bảng 3. 12. Đánh giá thể lực theo từng nội dung của nam sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm. - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 12. Đánh giá thể lực theo từng nội dung của nam sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm (Trang 82)
Bảng 3. 13. Đánh giá thể lực theo từng nội dung của nữ SV nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 13. Đánh giá thể lực theo từng nội dung của nữ SV nhóm TN và nhóm ĐC sau thực nghiệm (Trang 83)
Bảng 3. 14. Đánh giá thể lực theo từng nội dung trước và sau thực nghiệm của nam SV nhóm TN. - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 14. Đánh giá thể lực theo từng nội dung trước và sau thực nghiệm của nam SV nhóm TN (Trang 85)
Bảng 3. 15. Đánh giá thể lực theo từng nội dung trước và sau thực nghiệm của nữ SV nhóm TN. - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 15. Đánh giá thể lực theo từng nội dung trước và sau thực nghiệm của nữ SV nhóm TN (Trang 85)
Bảng 3. 19. Kết quả rèn luyện thân thể của SV nhóm ĐC sau thực nghiệm. - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 19. Kết quả rèn luyện thân thể của SV nhóm ĐC sau thực nghiệm (Trang 88)
Bảng 3. 20. So sánh kết quả rèn luyện thân thể của SV nhóm ĐC và - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 20. So sánh kết quả rèn luyện thân thể của SV nhóm ĐC và (Trang 89)
Bảng 3. 21: Đánh giá nhịp tăng trưởng theo từng nội dung của nhóm nam đối chứng và nhóm nam thực nghiệm sau thực nghiệm. - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 21: Đánh giá nhịp tăng trưởng theo từng nội dung của nhóm nam đối chứng và nhóm nam thực nghiệm sau thực nghiệm (Trang 90)
Bảng 3. 22. Đánh giá nhịp tăng trưởng của nhóm nữ ĐC và nữ TN sau thực nghiệm. - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 22. Đánh giá nhịp tăng trưởng của nhóm nữ ĐC và nữ TN sau thực nghiệm (Trang 91)
Bảng 3. 23. Kết quả học tập kỹ thuật môn Bóng chuyền của SV nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 23. Kết quả học tập kỹ thuật môn Bóng chuyền của SV nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm (Trang 93)
Bảng 3. 24. Đánh giá kết quả học tập môn GDTC sau thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 24. Đánh giá kết quả học tập môn GDTC sau thực nghiệm của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng (Trang 94)
Bảng 3. 26. Kết quả phỏng vấn CBGV, SV sau khi dạy và học chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN TT N i dung ph ng v nộỏấ SV (n=100) Ý ki nế GV  (n=20) X 2 - Luận văn thạc sĩ : Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
Bảng 3. 26. Kết quả phỏng vấn CBGV, SV sau khi dạy và học chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN TT N i dung ph ng v nộỏấ SV (n=100) Ý ki nế GV (n=20) X 2 (Trang 95)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w