Xây dựng chương trình phần tự chọn môn Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

Phương pháp kiểm tra sư phạm

- Nhằm mục đích đánh giá trình độ thể lực của SV trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN, đề tài sẽ sử dụng phương pháp này dưới dạng các test được lựa chọn từ bộ tiêu chuẩn đánh giá thể lực áp dụng mới nhất cho HS, SV ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT [32]. Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nghiên cứu được đưa vào quá trình giáo dục thể chất những nhân tố mới cần nghiên cứu và làm sáng tỏ tính ưu việt của chúng trước những nhân tố và tác động khác.

Cấu trúc luận văn - Phần mở đầu

Khái quát về Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐHTN

Số khoa trực thuộc Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN là 07 Khoa: Khoa Kinh tế, khoa Kế toán, khoa Quản trị kinh doanh, khoa Ngân hàng – Tài chính, khoa Quản lý luật – Kinh tế, khoa Marketing - Thương mại và Du lịch, Khoa khoa học cơ bản. Với đội ngũ cán bộ giảng dạy đông đảo và rất nhiều các chuyên ngành khác nhau nên sẽ rất thuận lợi cho việc phân công cán bộ giảng dạy theo đúng chuyên ngành đào tạo, nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy môn học GDTC theo hướng SV tự chọn phù hợp với nhu cầu và sở thích của SV.

Một số vấn đề về Giáo dục thể chất ở bậc đại học

Nội dung của quy chế đã xác định phải đảm bảo thực hiện dạy và học môn thể thao theo chương trình cho HS, SV trong tất cả các trường từ mầm non đến cấp Đại học, bao gồm nhiều hình thức có liên quan chặt chẽ với nhau: giờ học thể dục, tập luyện thể thao theo chương trình tập luyện của SV, SV giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường nhằm phát triển thể lực và nhân cách của người SV, cũng như đã khẳng định: "Nhà trường phải có kế hoạch hướng dẫn HS, SV tự tập luyện thường xuyên, tổ chức thi kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và chỉ tiêu phát triển thể lực cho HS, SV theo quy định của chương trình GDTC" [37]. Tác dụng của GDTC và các hoạt động TDTT là quá trình giáo dục sư phạm có chủ đích đối với sức khoẻ và thể chất người học trong các trường đại học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hoá chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh sinh viên trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.

Cơ sở lý luận xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC cho SV Đại học

Do đặc điểm trí nhớ của các em khá tốt nên trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải, phân tích sâu các chi tiết kỹ thuật động tác và vai trò, ý nghĩa cũng như cách sử dụng các phương tiện, hỗ trợ trong GDTC để các em có thể tự tập luyện một cách độc lập trong thời gian rảnh rỗi. Hệ cơ: các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên sức co cơ vẫn còn tương đối yếu, các bắp cơ lớn phát triển tương đối nhanh (cơ đùi, cơ cánh tay) còn các cơ nhỏ (cơ bàn tay, ngón tay) phát triển chậm hơn, các cơ co phát triển sớm hơn các cơ duỗi, các cơ duỗi của nữ lại càng yếu.

Cơ sở và quy trình xây dựng chương trình tự chọn môn GDTC 1. Cơ sở của dạy học tự chọn

Mục tiêu "giúp SV phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân" [22] được đề cập trong Luật giáo dục Việt Nam, đòi hỏi phải phát triển trình độ nguồn nhân lực có đủ khả năng hợp tác, cạnh tranh quốc tế. Nhân văn giáo dục được thực hiện bằng cách cá nhân hóa về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục làm cho chúng có cấu trúc phù hợp với trình độ và kinh nghiệm sẵn có của nhân cách cũng như cấu trúc hứng thú của từng SV, nhằm phát triển ở SV năng lực sáng tạo, tư duy logic, thể lực phát triển.

Những nghiên cứu có liên quan

Các đề tài nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá thể chất cho sinh viên như của Đặng Bá Lãm (1995)[19], Lưu Xuân Mới (1999)[27], …Kết quả nghiên cứu của các tác giả kể trên đều đã xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng trường, phù hợp với thực tế phát triển thể lực của sinh viên ở mỗi trường, đồng thời tuân thủ các yêu cầu cơ bản về mặt bằng thể lực do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Bên cạnh các đề tài nghiên cứu: Xây dựng chỉ tiêu đánh giá thể chất cho sinh viên; Nghiên cứu về xây dựng, phát triển và quản lý chương trình dạy học của Phan Thị Hồng Vinh[43],[44] còn có nhiều đề tài nghiên cứu chỉ tiêu hình thái người Việt Nam bình thường của Trịnh Hữu Vách và cộng sự (1986), Hoàng Công Dân và Dương Nghiệp Chí (2003) đã nghiên cứu Tổng quan thể chất người Việt Nam từ 6-20 tuổi đầu thế kỷ 21[14].

Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC của Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh của nhà trường hàng năm có khoảng 1400 SV mới vào nhập trường, số SV học năm thứ 2 còn học môn GDTC là khoảng 1300 SV. Nếu biết khai thác tiềm năng của đội ngũ giảng viên này một cách đúng mức thì việc thực hiện công tác GDTC, huấn luyện đội tuyển, tổ chức các hoạt động phong trào TDTT và làm công tác nghiên cứu khoa học sẽ đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều so với thực tiễn hiện nay.

Thực trạng cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ phục vụ môn học GDTC

Vì vậy việc xây dựng chương trình môn học GDTC, đổi mới và cải tiến nội dung môn học GDTC cho SV Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN là rất cần thiết, cần phải dựa trên điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. + Kinh phí cho hoạt động phong trào, mỗi năm nhà trường dành cho 40 - 60 triệu đồng để phục vụ cho tổ chức các đội tuyển tham gia các giải thể thao của nghành và tổ chức các giải TT nội bộ, các hoạt động tập luyện của CLB thể thao.

Thực trạng công tác giảng dạy môn GDTC của Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN

Phần lớn các hoạt động tập luyện và thi đấu của các lớp, khoa nguồn kinh phí vẫn là đóng góp của các cá nhân và khoa, lớp nên chưa động viên đầy đủ phong trào TDTT trong nhà trường.

PHE011

PHE012

PHE013

Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV ở Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

+ Hình thức hoạt động thể thao có giáo viên hướng dẫn: Hình thức hoạt động thể thao có giáo viên hướng dẫn được đảm bảo về chất lượng nhất hiện nay, nhưng hoạt động này chỉ hạn chế ở một số trong đội tuyển thi đấu của nhà trường cho các giải của Đại học Thái nguyên, Thành phố và khu vực. Như vậy qua phân tích bảng 3.4, cho thấy SV tham gia tập ngoại khóa chiếm tỉ lệ thấp, ngược lại số SV không tập chiếm tỉ lệ cao, số SV tham gia tập câu lạc bộ trong trường là rất ít phần lớn là các em tham gia tập ở CLB ngoài trường hoặc là tự tập.

Bảng 2. 8.  Kết quả phỏng vấn SV về tập luyện ngoại khóa của sinh viên  Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN.
Bảng 2. 8. Kết quả phỏng vấn SV về tập luyện ngoại khóa của sinh viên Trường ĐHKT&QTKD - ĐHTN.

Thực trạng kết quả rèn luyện thân thể của sinh viên Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

Để đánh giá được chính xác thể lực chung của SV nhà trường, đề tài tiếp túc đánh giá thể lực của SV theo chỉ tiêu đánh giá ở phụ lục 1. Như vậy qua khảo sát về thực trạng thể lực của SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN ta nhận thấy rằng, thể lực chung của SV vẫn còn thấp, tỉ lệ SV không đạt yêu cầu rèn luyện thân thể vẫn còn cao, mặc dù khi tiến hành đánh giá ở từng nội dung riêng biệt lại cho kết quả xếp loại đạt là cao chiếm 67,8%.

Bảng 2. 10: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá năng lực rèn luyện thân thể theo từng nội dung của SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN
Bảng 2. 10: Tổng hợp kết quả kiểm tra đánh giá năng lực rèn luyện thân thể theo từng nội dung của SV Trường ĐHKT&QTKD – ĐHTN

Tổ chức quản lý của nhà trường và Bộ môn GDTC đối với công tác GDTC của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

+ Điều 16 trong Pháp lệnh TDTT tháng 09/2000 về trách nhiệm của nhà trường đối với việc tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa “ Nhà trường có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục thể chất cho người học; Tổ chức hoạt động thể dục, thể thao ngoại khoá; Xây dựng cơ sở vật chất cần thiết đáp ứng việc giảng dạy và hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường” [28]. Như vậy, xét về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn (nhu cầu của SV và ý kiến của GV, điều kiện cở sở vật chất và thầy giáo) về việc lựa chọn phần tự chọn môn GDTC, đề tài đã lựa chọn được 6 môn: Bóng chuyền, Cầu lông, Đá cầu, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng bàn là những môn được trên 50% ý kiến tán đồng của cả thầy và trò trong trường lựa chọn làm môn học tự chọn để đưa vào chương trình GDTC của trường, tạo điều kiện gấp 3 lần trước đây cho sinh viên có nhiều cơ hội chọn môn học phù hợp với sở thích và năng lực của mình.

Bảng 3. 1. Kết quả phỏng vấn CBGV, SV về sự cần thiết và yêu cầu khi xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC
Bảng 3. 1. Kết quả phỏng vấn CBGV, SV về sự cần thiết và yêu cầu khi xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC

Xây dựng chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên

- Thái độ: Nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức, kỷ luật… Có thói quen vận động, tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa, rèn luyện sức khỏe thường xuyên. Khối lượng kiến thức và kỹ năng phải tích lũy trong chương trình phần tự chọn mà SV cần phải hoàn thành trong quá trình học tại trường được thể hiện ở bảng 3.5.

Học kỳ 2 30

Ngoài chương trình bắt buộc là học môn Thể dục thì mỗi sinh viên được lựa chọn 2 môn theo sở thích và nhu cầu của mình trong số 6 môn: Bóng Chuyền, Cầu lông, Đá cầu, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng bàn đã được thầy trò tán đồng (mục 3.1) để học trong 2 học kỳ, mỗi học kỳ một môn tự chọn. Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, số lượng giáo viên chúng tôi xây dựng khung chương trình phần tự chọn chỉ thu gọn trong 6 môn và chia thành 2 học kỳ, mỗi học kỳ sẽ có 3 môn cho các em lựa chọn.

Tự chọn

Phân phối chương trình phần tự chọn môn GDTC cho SV trường ĐHKT&QTKD -ĐHTN.

Tự chọn

Đánh giá chương trình phần tự chọn môn GDTC 1. Tổ chức thực nghiệm

So sánh mức độ tăng tiến sau TN so với trước TN thông qua chỉ số t-student chứng tỏ chỉ có 3 chỉ số là: lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng và chạy 5 phút tùy sức ở nam và lực bóp tay thuận, bật xa tại chỗ, chạy 5 phút tùy sức ở nữ là có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Như vậy thông qua khảo sát ý kiến của SV và sự đánh giá khách quan của cán bộ quả lý, giảng viên bộ môn GDTC sau khi đưa phần tự chọn Bóng chuyền mới xây dựng vào thực tiễn đề tài nhận thấy: Thái độ học tập, mức độ hứng thú đối với môn học GDTC của SV tăng lên đáng kể (trên 90% số SV được phỏng vấn).

Bảng 3. 8. Tiến trình thực nghiệm của nhóm thực nghiệm ở nội dung môn Bóng chuyền tự chọn TT
Bảng 3. 8. Tiến trình thực nghiệm của nhóm thực nghiệm ở nội dung môn Bóng chuyền tự chọn TT