Thực tiễn thi hành Luật Trọng tài thương mại Việt Nam về vai trò của Tòa án đối với tố tụng Trọng tài thương mại 57 THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PH
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN MẠNH THỌ
VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN MẠNH THỌ
VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật quốc tế
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Lan Nguyên
HÀ NỘI - 2015
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
6
1.1 Khái quát về Trọng tài thương mại quốc tế và vai trò của tòa
án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế
6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của Trọng tài thương mại quốc tế 6 1.1.2 Vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế 13 1.1.3 Ưu điểm và hạn chế của tố tụng Trọng tài so với tố tụng Tòa án 17 1.2 Các hình thức Trọng tài thương mại quốc tế 19 1.2.1 Trọng tài quy chế (Trọng tài thường trực) 19 1.2.2 Trọng tài vụ việc (Ad-hoc Arbitration) 21
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
23
2.1 Tổ chức và hoạt động của một số Trọng tài thương mại quốc
tế trên thế giới
23
2.3 Thực tiễn vai trò của tòa án trong tố tụng Trọng tài thương
mại quốc tế tại Việt Nam
49
2.3.1 Vai trò của Tòa án trong tố tụng trọng tài thương mại theo 49
Trang 4Luật Trọng tài thương mại Việt Nam
2.3.2 Thực tiễn thi hành Luật Trọng tài thương mại Việt Nam về
vai trò của Tòa án đối với tố tụng Trọng tài thương mại
57
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
71
3.1 Một số bất cập khi áp dụng Luật Trọng tài thương mại Việt
Nam về vai trò của Tòa án đối với tố tụng trọng tài
71
3.1.1 Về khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận
trọng tài vô hiệu, thỏa thuận Trọng tài không thể thực hiện
được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài
71
3.1.2 Về khái niệm "Trọng tài nước ngoài" 73 3.1.3 Về lệ phí yêu cầu Tòa án giải quyết một số loại việc liên quan
đến hoạt động Trọng tài thương mại
75
3.1.4 Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng Trọng tài 75
3.1.6 Về việc xem xét lại quyết định của Tòa án hủy hoặc không
hủy phán quyết trọng tài theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
81
3.2 Giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò
của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam
83
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện về thể chế về Trọng tài thương mại và
triển khai thực hiện các văn bản pháp luật hiện hành về Trọng
tài thương mại
83
3.2.2 Tăng cường năng lực đội ngũ Trọng tài viên và Trung tâm Trọng
tài nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp thương mại
84
3.2.3 Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về Trọng tài
thương mại
85
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Với sự phát triển của thương mại quốc tế, các doanh nhân phải tiếp xúc với các đối tác, quốc gia, nền văn hóa và tập quán thương mại mới, cơ hội mới đồng thời cũng mang đến cho doanh nghiệp những rủi ro mới; chính vì vậy, hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp (GQTC) được thừa nhận là một bộ phận quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro liên quan đến quá trình hoạt động Giao dịch thương mại tất yếu dẫn đến tranh chấp, nhưng nếu đó là các giao dịch thương mại quốc tế thì khó khăn càng tăng thêm do liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật, truyền thống pháp lý, thủ tục tố tụng và ngôn ngữ khác nhau Phương thức GQTC bằng Tòa án là phương thức GQTC hữu hiệu nhất mà các bên lựa chọn khi xảy ra tranh chấp Tuy nhiên, việc lựa chọn
cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên Chỉ những tranh chấp mà trong hợp đồng các bên có thỏa thuận Trọng tài hoặc mặc dù trong hợp đồng các bên không thỏa thuận nhưng trong tiến trình GQTC (trước khi tranh chấp được đưa đến Tòa án) các bên có thống nhất thỏa thuận Trọng tài giải quyết thì khi đó cơ quan Trọng tài có thẩm quyền giải quyết
Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ thương mại ngày càng đa dạng, phức tạp; các doanh nghiệp ngày càng sử dụng nhiều hơn thỏa thuận Trọng tài trong việc GQTC phát sinh từ hoạt động thương mại trong nước và quốc tế Ưu điểm nổi bật của con đường GQTC bằng Trọng tài so với Tòa án ở chỗ nhanh gọn, kín đáo và phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm, tức có hiệu lực cuối cùng và được cưỡng chế thi hành như các phán quyết của Tòa án Các bên có quyền tự do lựa chọn Trọng tài, tự do lựa chọn địa điểm, thời gian xét xử, luật áp dụng với những
Trang 6tranh chấp có yếu tố nước ngoài Nếu giải quyết qua con đường Tòa án ở nước ngoài thì Tòa án Việt Nam có thể không công nhận thi hành bản án nếu nước đó không ký các hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam Trong khi quyết định của Trọng tài có thể được thừa nhận tại nhiều quốc gia nếu quốc gia đó tham gia Công ước Newyork 1958 về công nhận và thi hành quyết định Trọng tài nước ngoài của Liên hợp quốc Quyết định Trọng tài có thể được công nhận và có hiệu lực thi hành tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
Lợi thế của việc GQTC bằng Trọng tài là vậy; tuy nhiên ở Việt Nam, Trọng tài chưa trở thành một hình thức GQTC ngoài Tòa án được ưa chuộng Các cá nhân, tổ chức kinh doanh chưa ưu tiên lựa chọn Trọng tài trong việc GQTC mà vẫn có xu hướng lựa chọn Tòa án như một phương thức GQTC tối
ưu Do đó, số lượng tranh chấp thương mại được giải quyết bằng Trọng tài còn thấp (chiếm chưa đến 1% số lượng các tranh chấp thương mại) Trong các Trung tâm Trọng tài thương mại (TTTM), Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) được đánh giá là Trung tâm Trọng tài lớn cũng chỉ giải quyết được trên dưới 100 vụ/năm So với hàng chục nghìn vụ/năm của các Trung tâm Trọng tài lớn trong khu vực và trên thế giới như Trung tâm Trọng tài Singapore hoặc Trung tâm Trọng tài Hồng Kông thì số vụ việc mà VIAC giải quyết còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của Trung tâm và nhu cầu GQTC bằng Trọng tài Trong khi đó, việc GQTC tại Tòa án luôn ở mức quá tải; trong năm 2012 (tính từ 1/10/2011 đến 30/09/2012), Tòa án các cấp xét xử 332.868 vụ án các loại trong tổng số 360.941 vụ án đã thụ lý (đạt 92%) Theo
số liệu của Tòa án nhân dân tối cao (tháng 3/2013), trong tổng số gần 400 vụ
án cần được xét xử Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhưng Hội đồng này chỉ họp toàn thể để xét xử được hơn 200 vụ [6]
Thực tế tại Việt Nam xuất phát từ việc nhiều doanh nghiệp, cá nhân vẫn còn mơ hồ về hình thức GQTC bằng Trọng tài khi tham gia vào các quan
Trang 7hệ thương mại trong nước và quốc tế, điều này khác xa so với các nước trên thế giới có nền kinh tế thị trường phát triển Chính vì vậy dẫn đến nhiều doanh nghiệp, cá nhân chịu thua thiệt với các đối tác và phải trả một cái giá rất đắt về sự kém hiểu biết về con đường GQTC bằng Trọng tài thương mại quốc tế (TTTMQT)
Tóm lại, hiện nay Tòa án và Trọng tài là hai phương thức GQTC phổ biến nhất mà các bên lựa chọn khi xảy ra tranh chấp; tuy nhiên, vì Trọng tài là một cơ quan phi Chính phủ nên vẫn cần có vai trò trợ giúp của Tòa án Tòa án
có vai trò rất lớn đối với việc thực thi các phán quyết trọng tài (PQTT), vai trò trong việc thu thập chứng cứ, vai trò trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời… Như vậy, có thể thấy Trọng tài không thể hoạt động tốt nếu thiếu vai trò hỗ trợ của Tòa án Do đó, việc nghiên cứu tổng thể về vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT sẽ đưa ra những nội dung kiến giải hợp lý nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động của TTTMQT tại Việt Nam
Từ những phân tích trên, Tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu:
"Vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài Thương mại Quốc tế Thực tiễn ở Việt Nam" để làm Luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành: Luật Quốc tế
2 Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, đã có một số bài báo, bài viết về vấn đề này; tuy nhiên, mới chỉ đề cập những vấn đề chung mà chưa đi sâu nghiên cứu về pháp luật TTTMQT, vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT; qua đó đánh giá về vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam theo Luật TTTM Việt Nam Vì vậy, việc nghiên cứu tổng thể về vai trò của Tòa án trong Tố tụng TTTMQT sẽ đưa ra được những nội dung giải pháp phù hợp nhằm xây dựng
cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động của TTTMQT tại Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 8Luận văn phân tích làm rõ những vấn đề lý luận chung về TTTMQT,
sơ lược về pháp luật Trọng tài của một số nước và tổ chức Trọng tài của một
số khu vực trên thế giới về TTTMQT và vai trò của Tòa án đối với hoạt động
tố tụng của TTTMQT, qua đó đánh giá thực tiễn vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT theo quy định của pháp luật Trọng tài Việt Nam tại các giai đoạn tố tụng Trọng tài như: (i) giai đoạn tiền tố tụng Trọng tài; (ii) giai đoạn
tố tụng Trọng tài; (iii) giai đoạn tố tụng Trọng tài kết thúc
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Luật quốc tế về TTTMQT và Luật TTTM Việt Nam tại Việt Nam, đánh giá thực tiễn thi hành Luật TTTM Việt Nam về vai trò của Tòa án đối với tố tụng TTTM Cuối cùng trên cơ sở đánh giá một số bất cập khi áp dụng Luật TTTM Việt Nam; luận văn đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của Tòa
án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cả hai phương diện lý luận và thực tiễn về vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT; qua đó, đánh giá một số bất cập khi áp dụng Luật TTTM Việt Nam và đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam
Cơ sở lý luận của đề tài là lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin Đồng thời, để nghiên cứu đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp kết hợp với phương pháp khảo sát thực tiễn, thống kê
dữ liệu xuất phát từ thực trạng để nghiên cứu
5 Đóng góp của luận văn
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện
cơ sở lí luận, thực tiễn và cơ sở pháp lý ở các khía cạnh sau:
- Những vấn đề lý luận chung về TTTMQT và vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT;
Trang 9- Tổ chức và hoạt động của một số TTTMQT trên thế giới và thực tiễn vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam;
- Một số bất cập khi áp dụng Luật TTTM Việt Nam và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của Tòa án trong tố tụng TTTMQT tại Việt Nam
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Trọng tài Thương mại
Quốc tế và vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế
Chương 2: Tổ chức và hoạt động của một số Trọng tài Thương mại
Quốc tế trên thế giới và thực tiễn vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam
Chương 3: Một số bất cập khi áp dụng Luật Trọng tài thương mại Việt
Nam và giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về vai trò của Tòa án trong tố tụng Trọng tài thương mại quốc tế tại Việt Nam
Trang 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1 Phan Thông Anh (2005), "Những điều cần biết về tố tụng trọng tài", Dân
chủ và pháp luật, (Số chuyên đề), tr 29-32
2 Phan Thông Anh (2013), "Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với
Trọng tài nước ngoài", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (24), tr 43-47
3 Phan Thông Anh (2015), "Xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối
với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài", Dân chủ và pháp luật, (9), tr 39-43
4 Phạm Tuấn Anh (2010), "Vai trò của Tòa án trong tố tụng trọng tài
thương mại", https://luatminhkhue.vn, ngày 18/10/2010
5 Bộ Tư pháp (2012), Thông tư số 12/2012/TT-BTP ngày 07/11/2012 ban hành
một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại, Hà Nội
6 Bộ Tư pháp (2015), Dự thảo báo cáo sơ kết 04 năm thi hành Luật trọng
tài thương mại, Hà Nội
7 Bộ Tư pháp (2015), "Sơ kết 04 năm thi hành Luật trọng tài thương mại",
http://moj.gov.vn, ngày 09/09/2015
8 Chính phủ (1993), Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng
Chính phủ về tổ chức Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Hà Nội
9 Chính phủ (1994), Nghị định số 116/CP ngày 05/9/1994 về tổ chức và
hoạt động của trọng tài kinh tế, Hà Nội
10 Chính phủ (2004), Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam, Hà Nội
11 Chính phủ (2011), Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/07/2011 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại Việt Nam,
Hà Nội
Trang 1112 Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật về Trọng tài thương
mại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
13 Jean Pierre Ancel (2010), "Khuynh hướng hiện nay của pháp luật Trọng
tài của Cộng hòa Pháp và Quốc tế", http://thongtinphapluatdansu.edu.vn,
ngày 27/03/2010
14 Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Luật thương mại
quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
15 Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
16 Liên hợp quốc (1927), Công ước Giơnevơ về thi hành phán quyết trọng tài
17 Liên hợp quốc (1958), Công ước New York về công nhận và thi hành
quyết định trọng tài nước ngoài
18 Phạm Duy Nghĩa (2011), "Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng
trọng tài", http://thongtinphapluatdansu.edu.vn, ngày 15/01/2011
19 Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1995), Bộ luật dân sự Pháp, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội
20 Phòng thương mại quốc tế ICC (1998), Quy tắc tố tụng trọng tài của
phòng thương mại quốc tế ICC 1998, Hà Nội
21 Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội
22 Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội
23 Quốc hội (2005), Luật thương mại, Hà Nội
24 Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp, Hà Nội
25 Quốc hội (2005), Luật đầu tư, Hà Nội
26 Quốc hội (2008), Luật thi hành án dân sự, Hà Nội
27 Quốc hội (2010), Luật trọng tài thương mại, Hà Nội
28 Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội
29 Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh (2011), "Hội thảo triển khai Luật
trọng tài thương mại và Nghị định số 63/2011/NĐ-CP", http://www.sotuphap
hochiminhcity.gov.vn, ngày 31/8/2011