0
Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Tạo hành lang pháp lý cho giao dịch tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA (Trang 95 -97 )

III. Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp đề ra.

a. Tạo hành lang pháp lý cho giao dịch tín dụng chứng từ

Nhà nớc đóng vai trò tạo hành lang pháp lý, tạo môi trờng vĩ mô cho các chủ thể hoạt động. Hoạt động thanh toán quốc tế cũng vậy nó cũng chịu sự chi phối của môi trờng kinh tế, pháp lý, các thông lệ và tập quán buôn bán quốc tế. Hiện nay hầu hết các ngân hàng thơng mại Việt Nam trong đó có chi nhánh ngân hàng công thơng Đống Đa đều áp dụng bản điều lệ UCP 500 trong các giao dịch của mình và hầu nh không có một sự điều chỉnh nào theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên ở Việt Nam trong thời gian qua thờng xuyên diễn ra các vụ tranh chấp về tín dụng chứng từ tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng sử dụng UCP 500 không hiệu quả vẫn còn phổ biến

Nguyên nhân của tình trạng trên phần lớn là do trình độ vận dụng UCP 500 của các bên tham gia vào nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ còn hạn chế, đồng thời môi trờng pháp lý của nớc ta còn thiếu những điều kiện để vận dụng UCP 500 đạt hiệu quả cao. Mặt khác, hiện nay một hệ thống văn bản pháp lý nhằm hớng dẫn thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ còn thiếu, thậm chí cha có. Các ngân hàng thơng mại tự tạo cho mình một quy định riêng dựa trên cơ sở pháp lý duy nhất là UCP 500, các quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ của ngân hàng có sự khác nhau nhất định tuỳ thuộc vào đặc điểm và trình độ của mỗi ngân hàng. Nhng chúng ta nên nhớ rằng UCP 500 chỉ là một thông lệ, tập quán chứ không phải là luật do vậy nó không có giá trị pháp lý bắt buộc mà mang tính chất hớng dẫn sử dụng đối với các bên, nên ở nhiều nớc giao dịch này còn bị chi phối bởi hệ thống pháp luật quốc gia có giá trị áp dụng trong nớc. Tín dụng chứng từ sẽ là phơng tiện thanh toán thuận tiện và an toàn nhất đối với những ai hiểu rõ bản chất của Bản điều lệ 500 và vận dụng nó chính xác, linh hoạt vào thực tiễn giao dịch tín dụng chứng từ. Nhiều nớc trên thế giới đã có luật

và văn bản dới luật quy định về giao dịch tín dụng chứng từ trên cơ sở của UCP 500 có tính đến đặc thù của sự phát triển kinh tế, tập quán của nớc nó.

Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng chứng từ còn thiếu và cha đồng bộ gây ra những khó khăn trong việc thực hiện qui trình nghiệp vụ làm giảm tính hiệu quả của phơng thức. Đặc biệt do các Luật và văn bản dới luật về kinh tế của Việt Nam còn thiếu và cha đồng bộ nên không có văn bản nói về quyền chuyển nhợng, lu thông các chứng từ có giá (hối phiếu, vận đơn …) và trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan nên đã hạn chế chức năng của vận đơn đ- ờng biển. Cha có Công ty nào dám mua hàng nhập khẩu của phía đối tác theo vận đơn gốc đợc chuyển giao từ ngân hàng trong khi hàng cha đến cảng, bằng phơng thức ký hậu chuyển nhợng. Vận đơn lúc này chỉ là bằng chứng về sở hữu hàng hoá mà thôi.

Việc thiếu văn bản pháp quy mang tính quốc gia hoặc văn bản không cụ thể không rõ ràng đã là một trong nhiều nguyên nhân gây ra những vụ tranh chấp kiện tụng phát sinh từ nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ kéo dài, gây khó khăn cho tất cả các bên thậm chí toà án cũng gặp khó khăn khi xét xử hoặc phán xét thiếu chính xác, thiếu cơ sở pháp lý. Nh vậy Nhà nớc cần:

- Sớm xây dựng văn bản pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào phơng thức tín dụng chứng từ, có thể là một nghị định về TTQT đề cập tới mối quan hệ pháp lý giữa hợp đồng mua bán ngoại thơng và giao dịch tín dụng chứng từ (nhằm đa ra cách xử lý thoả đáng trong các trờng hợp tranh chấp nh: khi khách hàng giao hàng kém phẩm chất, thậm chí không giao hàng và lập chứng từ giả để đòi tiền, ngân hàng có nghi ngờ hoặc đợc thông báo về hành vi đó của ngời bán thì có quyền thanh toán theo th tín dụng hay không? hoặc xử lý trờng hợp ngời mua phá sản và tài sản của họ bị phong toả thì ngân hàng có quyền xử lý nh thế nào với lợng hàng nhập khẩu để bù đắp rủi ro? Hoặc hiểu đúng về giá trị sở hữu đối với vận đơn khi ngân hàng đứng tên là ngời nhận hàng

trong vận đơn? … Nói tóm lại là tất cả các vấn đề phát sinh trong thực tế mà chỉ vận dụng UCP 500 không thôi cha đủ).

- Cần quy định về giá trị pháp lý của các loại giấy tờ nh: Giấy yêu cầu mở L/C, giấy cam kết thanh toán, đơn xin bảo lãnh nhận hàng và ký nhận vận đơn, thông báo tín dụng th … bởi về bản chất chúng là một loại hợp đồng dịch vụ giữa ngân hàng và khách hàng nhng hiện nay chúng đơn giản chỉ là các chứng từ giao dịch của ngân hàng, không thể hiện tính ràng buộc giữa các bên gây khó khăn cho toà án khi xét xử các vụ tranh chấp.

- Cần đa ra các văn bản nói về nguyên tắc chuyển nhợng, lu thông của các chứng từ có giá (hối phiếu, vận đơn …) và trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan để phát huy chức năng của vận đơn đờng biển.

- Quy định rõ thủ tục giải quyết tranh chấp về th tín dụng: Chúng sẽ đợc giải quyết theo luật nào kinh tế hay dân sự? Th tín dụng có phải là hợp đồng kinh tế hay không?

- Cần ban hành một luật hoàn thiện về trọng tài quốc gia, quy định cụ thể phạm vi trọng tài, hiệu lực của thoả thuận trọng tài …

Việc xây dựng một văn bản pháp lý trong giao dịch chứng từ cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan: Bộ Thơng mại, NHNN Việt Nam, Tổng cục Hải quan, Phòng thơng mại và Công nghiệp Việt Nam nhằm tránh sự chồng chéo trong quá trình tạo lập và ban hành cũng nh thực thi các hệ thống văn bản hớng dẫn hoạt động thanh toán nhất là thanh toán quốc tế theo phơng thức th tín dụng chứng từ và cụ thể hơn là thanh toán hàng nhập khẩu theo phơng thức này.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA (Trang 95 -97 )

×