1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: Thực trạng xuất khẩu lao động ở xã phụng châu,huyện chương mỹ,thành phố hà nội

48 547 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 379,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài: 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Ý nghĩa đóng góp của đề tài 3 7. Bố cục đề tài báo cáo 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 4 1. Giới thiệu chung về cơ quan kiến tập 4 1.1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động 9 1.1.1 Việc làm. 9 1.1.2 Xuất khẩu lao động 11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI XÃ PHỤNG CHÂU,CHƯƠNG MỸ,HÀ NỘI 19 2.1 Khái quát về xã Phụng Châu,Chương Mỹ,Hà Nội 19 2.2. Thực trạng về xuất khẩu lao động tại xã Phụng Châu 20 2.2.1 Những vấn đề đặt ra trong xuất khẩu lao động ở xã Phụng Châu 29 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI XÃ PHỤNG CHÂU,CHƯƠNG MỸ,HÀ NỘI 35 3.1 Về phía nhà nước 35 3.2 Về phía doanh nghiệp 37 3.3 Về phía người lao động 40 KẾT LUẬN 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA TỎ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO KIẾN TẬP

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở

XÃ PHỤNG CHÂU,HUYỆN CHƯƠNG MỸ,THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP: UBND XÃ PHỤNG CHÂU, HUYỆN CHƯƠNG MỸ,THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Người hướng dẫn: Nguyễn Xuân Hưng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Đạo Ngành đào tạo: Quản Trị Nhân Lực

Lớp: ĐH QTNL K12C Khóa học: 2012 – 2016

Hà Nội - 2015

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài: 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa đóng góp của đề tài 3

7 Bố cục đề tài báo cáo 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 4

1 Giới thiệu chung về cơ quan kiến tập 4

1.1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động 9

1.1.1 Việc làm 9

1.1.2 Xuất khẩu lao động 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI XÃ PHỤNG CHÂU,CHƯƠNG MỸ,HÀ NỘI 19

2.1 Khái quát về xã Phụng Châu,Chương Mỹ,Hà Nội 19

2.2 Thực trạng về xuất khẩu lao động tại xã Phụng Châu 20

2.2.1 Những vấn đề đặt ra trong xuất khẩu lao động ở xã Phụng Châu 29

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI XÃ PHỤNG CHÂU,CHƯƠNG MỸ,HÀ NỘI 35

3.1 Về phía nhà nước 35

3.2 Về phía doanh nghiệp 37

3.3 Về phía người lao động 40

KẾT LUẬN 43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước bước vào thời kỳ mới thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mà dấumốc cho thời kỳ mới này là sự kiện Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấpcao APEC ( 11/2006) và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chứcthương mại thế giới (WTO), trong hoàn cảnh đó đặt ra không ít những khó khăn

và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam đặc biệt cho lực lượng lao động ViệtNam Lao động dồi dào là một trong những điểm mạnh mà cũng là điểm yếu củachúng ta Mở cửa hội nhập là cơ hội tốt để tìm việc làm tốt hơn cho những laođộng trẻ có trình độ nhưng cũng là thách thức lớn khi số lượng lao động khônglành nghề, lao động thủ công vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong số người thuộc độtuổi lao động Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết việc làm cho số laođộng này và câu trả lời là: xuất khẩu lao động

Vấn đề lao động, việc làm, thất nghiệp luôn là vấn đề quan tâm hàng đầucủa mọi quốc gia nói chung và mọi địa phương nói riêng trong tất cả các giaiđoạn phát triển của thời đại, bởi vậy để thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời

để phù hợp với thời kì hội nhập kinh tế quôc tế hiện nay, xã Phụng Châu cũngnhư các địa phương khác trong cả nước đã và đang dành sự quan tâm đặc biệtcho vấn đề lao động ,việc làm ở địa phương Để giải quyết việc làm cho laođộng ở địa phương, UBND xã Phụng Châu đã đề ra không ít các giải pháp như:phát triển các làng nghề thủ công, xây dựng và mở rộng khu công nghiệp, vàmột trong những biện pháp hữu hiệu đã và đang được UBND xã Phụng Châuđẩy mạnh đó là xuất khẩu lao động

Hoạt động xuất khẩu lao động đã đem lại nguồn thu cho xã Phụng Châu,huyện Chương Mỹ,TP Hà Nội hàng chục tỉ đồng mỗi năm Tuy nhiên, hoạt độngxuất khẩu lao động ở xã Phụng Châu bên cạnh những lợi thế nhất định thì nó

cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết Chính vì vậy em

quyết định chọn đề tài “Thực trạng xuất khẩu lao động ở xã Phụng Châu,huyện

Chương Mỹ,thành phố Hà Nội” để làm báo cáo kiến tập của mình

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Với cương vị là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Nội Vụ Hà Nộiđược cử đi kiến tập tại UBND xã Phụng Châu cá nhân em cảm thấy rất vinhdự,tự hào Trong quá trình kiến tập em học hỏi được rất nhiều điều có ích phục

vụ cho bản thân em sau này và sự chỉ dẫn tận tình của các bác,các chú,cácanh,chị giúp em hòa nhập với môi trường cơ quan,tạo điều kiện tốt nhất để em

có thể hoàn thành kỳ kiến tập của mình thực sự như mong đợi Chính vì vậy emquyết định chọn đề tài “Thực trạng xuất khẩu lao động ở xã Phụng Châu,huyệnChương Mỹ,thành phố Hà Nội” để làm báo cáo kiến tập của mình nhằm góp 1phần sức lực nhỏ bé trong việc giải quyết những khó khăn về hoạt động xuấtkhẩu lao động tại xã Phụng Châu,huyện Chương Mỹ,Hà Nội

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống được những vấn đề lý luận về công tác xuất khẩu lao động vàquản lý công tác xuất khẩu lao động

- Ðánh giá được thực trạng của công tác xuất khẩu lao động và

quản lý công tác này ở xã Phụng Châu từ đó đưa ra được những giải pháphữu hiệu nhằm nâng cao công tác xuất khẩu tại xã Phụng Châu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu nghiên cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng,sách

báo nhằm làm rõ lí luận về xuất khẩu lao động

- Chỉ ra được những đóng góp của xuất khẩu lao động đối với sự pháttriển kinh tế xã hội

- Chỉ ra được thực trạng tình hình xuất khẩu lao động tại xã Phụng Châu

và đưa ra được các giải pháp phù hợp hữu hiệu áp dụng vào công tác xuất khẩulao động tại xã Phụng Châu

4 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: trên địa bàn xã Phụng Châu

Trang 7

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 1993 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề hoàn thành bài báo cáo này,cá nhân em sử dụng phương pháp thuthập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng,sách báo,qua ngườiquen cộng thêm các phương pháp khác như: phương pháp điều tra,đánhgiá,phân tích,tổng hợp

6 Ý nghĩa đóng góp của đề tài

- Đề tài là tài liệu phục vụ hoạt động học tập và nghiên cứu cho các thế hệsinh viên sau này của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

- Kết quả nghiên cứu có thể đem áp dụng vào thực tiễn ở xã PhụngChâu,Chương Mỹ,Hà Nội và nhiều địa phương khác trong cả nước về xuất khẩulao động hiện nay

7 Bố cục đề tài báo cáo

Ngoài phần mở đầu,kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì em chiabài báo cáo ra làm 3 chương:

- Chương I: Tổng quan về xuất khẩu lao động

- Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động tại xã Phụng Châu,Chương Mỹ,Hà Nội

- Chương III: Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu lao động tại

xã Phụng Châu,Chương Mỹ,Hà Nội

Trang 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1 Giới thiệu chung về cơ quan kiến tập

- Tên cơ quan kiến tập: UBND xã Phụng Châu

- Địa chỉ: thôn Phượng Đồng,xã Phụng Châu,Chương Mỹ,Hà Nội

2 Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngânsách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toánđiều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toánngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo

Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

3 Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhànước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn vàbáo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

4 Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ cácnhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng,đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quyđịnh của pháp luật;

Trang 9

5 Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng cáccông trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát vàbảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.

- Về Nông-Lâm-Ngư nghiệp

Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề ánkhuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triểnsản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôitrong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đốivới cây trồng và vật nuôi;

2 Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu

bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai,bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều,bảo vệ rừng tại địa phương;

3 Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theoquy định của pháp luật;

4 Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyềnthống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để pháttriển các ngành, nghề mới

- Về y tế,văn hóa,giáo dục,thể thao:

1.Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phốihợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiệncác lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;

Trang 10

2 Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫugiáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trênquản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;

3 Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá giađình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;

4 Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thểthao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch

sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;

5 Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đìnhliệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;

6 Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡcác gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơinương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chínhsách ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành phápluật ở địa phương:

1 Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xâydựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;

2 Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch;đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng,huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;

3 Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xâydựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biệnpháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạmpháp luật khác ở địa phương;

Trang 11

4 Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại củangười nước ngoài ở địa phương.

- Về xây dựng, giao thông vận tải

1 Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xãtheo phân cấp;

2 Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểmdân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật

về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

3 Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giaothông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của phápluật;

4 Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đườnggiao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật

- Về việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ bannhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiệnchính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo củanhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật

Trang 12

Sơ đồ cơ cấu tổ chức khối UBND xã Phụng Châu

Chủ tịch UBND

Lê Bá Đồng

Phó chủ tịch UBND ( phụ trách VH-XH) Nguyễn Chí Thuần

Phó chủ tịch UBND ( phụ trách Kinh tế ) Phạm Quang Định

Tài nguyên – Môi trường Nguyễn Văn Nam

Văn Thông tin

hóa-xã hội

Trịnh Văn Thanh

Giao thông thủy lợi

Lê Thanh Đức

Phát Thanh

Nguyễn Thị Hệ

Trạm

Y tế xã

Phạm Thị Hồng Thắng

Tư pháp

Lê Văn Năng

Tài chính

Nguyễn Xuân Mặc

Trang 13

Phương hướng hoạt động của UBND xã Phụng Châu

Chủ tịch UBND xã Phụng Châu ông Lê Bá Đồng khẳng định: “Thời giantới, giai đoạn 2016 – 2020 UBND xã Phụng Châu sẽ quán triệt vai trò cải cáchhành chính, coi đây là khâu đột phá, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm cuả cơquan Tập trung thực hiện cải cách hành chính quyết liệt và đi vào thực chất,thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở tại địa phương gắn với cải cách thủtục hành chính Đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành vănbản quy phạm pháp luật; rà soát, loại bỏ những quy định không phù hợp, chốngchéo Thực hiện có hiệu quả công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính, triển khai

áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại gắn với ứng dụng côngnghệ thông tin Đồng thời, tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượnghoạt động của các cơ quan hành chính của địa phương; phát huy hiệu quả sửdụng đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng sắp xếp, tinh giản biên chế theo quyđịnh của pháp luật

1.1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động

1.1.1 Việc làm

a) Khái niệm và phân loại

Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiềuđịnh nghĩa nhằm làm sáng tỏ: “việc làm là gì? ” Và ở các quốc gia khác nhau doảnh hưởng của nhiều yếu tố (như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp…) người

ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau Chính vì thế không có một định nghĩachung và khái quát nhất về việc làm

Theo bộ luật lao động_ Điều 13: “ Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không

bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”

Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:

+ Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật chocông việc đó

Trang 14

+ Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền

sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hànhcông việc đó

+ Ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trảthù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó Bao gồm sản xuấtnông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1 thành viênkhác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý Khái niệm trên nóichung là khá bao quát

b) Phân loại việc làm

Tuỳ theo các mục đích nghiên cứu khác nhàu mà người ta phân chia việclàm thành nhiều loại Theo mức độ sử dụng thời gian làm việc ta có việc làmchính và việc làm phụ

+ Việc làm chính: là việc làm mà người lao động dành nhiều thời giannhất hay có thu nhập cao nhất

+ Việc làm phụ: là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhấtsau công việc chính

Ngoài ra, người ta còn chia việc làm thành việc làm bán thời gian, việclàm đâỳ đủ, việc làm có hiệu quả,

Các đặc trưng của việc làm

Nghiên cứu các đặc trưng của việc làm chính là việc tìm hiểu cơ cấu hoặccấu trúc dân số có việc làm theo các tiêu chí khác nhau nhằm làm rõ các khíacạnh của vấn đề việc làm Bao gồm có:

+ Cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi Cho biết trong số nhữngngười có việc làm thì tỉ lệ nam, nữ là bao nhiêu; độ tuổi nào là lực lượng laođộng chính (chiếm phần đông trong lực lượng lao động)

+ Sự thay đổi quy mô việc làm theo vùng (nông thôn- thành thị) Cho biếtkhả năng tạo việc làm ở hai khu vực này cũng như tiềm năng tạo thêm việc làmmới trong tương lai

+ Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế Cho biết ngành kinh tế nào trongnền kinh tế quốc dân có khả năng thu hút được nhiều lao động nhất ở hiện tại và

Trang 15

tương lai; sự dịch chuyển lao động giữa các ngành này Trong nền kinh tế quốc

dân ngành kinh tế được chia làm 3 khu vực lớn Khu vực I: ngành nông nghiệp

và lâm nghiệp; khu vực II: ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác mỏ, năng lượng; khu vực III: dịch vụ

+ Cơ cấu việc làm theo nghề Cho biết nghề nào hiện tại đang tạo ra đượcnhiều việc làm nhất và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai củangười lao động + Cấu trúc việc làm theo thành phần kinh tế Cho biết hiện tạilực lượng lao động đang tập trung nhiều nhất trong thành phần kinh tế nào và xuhướng dịch chuyển lao động giữa các thành phần kinh tế trong tương lai Thànhphần kinh tế được chia dựa trên quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất

+ Trình độ văn hoá và đào tạo của dân số theo nhóm tuổi và giới tính,theo vùng

Sự phân chia ở trên chỉ mang tính chất tương đối với mục đích để ngườiđọc mường tượng được vấn đề Trong thực tế các đặc trưng trên luôn có tácđộng qua lại lẫn nhau.Ví dụ: ta có cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi ởkhu vực thành thị; cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi theo vùng, lãnhthổ…

1.1.2 Xuất khẩu lao động

1.1.2.1 Khái niệm

Xuất khẩu lao động là hoạt động mua_bán hàng hoá sức lao động nội địa

cho người sử dụng lao động nước ngoài

+ Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây là chính phủ nước ngoài hay

cơ quan, tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước

+ Hàng hoá sức lao động nội địa: muốn nói tới lực lượng lao động trongnước sẵn sàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao độngnước ngoài

+ Hoạt động mua_ bán : thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bánquyền sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định chongười sử dụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thứctiền lương (tiền công) Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình

Trang 16

mua sức lao động của người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhấtđịnh nào đó (do hai bên thoả thuận) theo ý muốn của mình.

Nhưng hoạt động mua_bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là: quan

hệ mua_bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rờingười lao động Quan hệ này khởi đầu cho một quan hệ mới_quan hệ lao động

Và quan hệ lao động sẽ chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động ký kết giữahai bên hết hiệu lực hoặc bị xoá bỏ hiệu lực theo thoả thuận của hai bên

1.1.2.2.Các hình thức xuất khẩu lao động

Các hình thức xuất khẩu lao động

- Hình thức xuất khẩu lao động: là cách thức thực hiện việc đưa người laođộng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước quy định

Ở Việt Nam cho đến nay đã tồn tại một số hình thức sau:

a) Thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: xuất khẩu lao động chủ yếuthông qua các hiệp định liên chính phủ và nghị định thư;

b) Bước sang thời kỳ mới_ thời kỳ xuất khẩu lao động chịu tác động củathị trường thì nó bao gồm các hình thức sau:

* Cung ứng lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với bên nước ngoài

Nội dung: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động

Đặc điểm:

+ Các doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn đếnđào tạo đến đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài;

+ Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra;

+ Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận; + Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trựctiếp của người sử dụng lao động nước ngoài;

+ Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm

* Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài

Trang 17

- Nội dung:

Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nướcngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết chia sản phẩm hoặc cáchình thức đầu tư khác Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trongtương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực

- Đặc điểm:

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao độngViệt Nam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh_ liên kếtgiữa Việt Nam và nước ngoài;

+ Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệpxuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra;

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam có thể trực tiếp tuyểndụng lao động hoặc thông qua các tổ chức cung ứng lao động trong nước;

+ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động đinước ngoài, quản lý lao động ở nước ngoài cũng như đảm bảo các quyền lợi củangười lao động ở nước ngoài Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định;

+ Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phảituân thủ theo quy định của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài

* Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài

Hình thức này ở Việt Nam còn rất ít vì nó đòi hỏi người lao động phải cótrình độ học vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp rộng, tìm hiểu rõ các thông tin về đốitác

1.1.2.3 Đặc điểm của xuất khẩu lao động.

a ) Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đồng thời cũng là hoạtđộng mang tính xã hội cao

Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế ở tầm vi mô và vĩ mô Nói

xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế vì nó đem lại lợi ích cho cả hai bên thamgia (bên cung và bên cầu) Ở tầm vĩ mô bên cung là nước xuất khẩu lao động,

Trang 18

bên cầu là nước nhập khẩu lao động Ở tầm vi mô bên cung là người lao động

mà đại diện cho họ là các tổ chức kinh tế làm công tác xuất khẩu lao động (gọitắt là doanh nghiệp xuất khẩu lao động ), bên cầu là người sử dụng lao độngnứơc ngoài Dù đứng ở góc độ nào thì với tư cách là chủ thể của một hoạt độngkinh tế cả bên cung và bên cầu khi tham gia hoạt động xuất khẩu lao động đềunhằm mục tiêu là lợi ích kinh tế Họ luôn luôn tính toán giữa chi phí phải bỏ ravới lợi ích thu được để có quyết định hành động cuối cùng sao cho lợi nhất.Chính vì thế bên cạnh các quốc gia chỉ đơn thuần là xuất khẩu hay nhập khẩulao động thì còn có cả những quốc gia vừa xuất khâu vừa nhập khẩu lao động

Tính xã hội thể hiện ở chỗ: dù các chủ thể tham gia xuất khẩu lao động

với mục tiêu kinh tế nhưng trong quá trình tiến hành xuất khẩu lao động thì cũngđồng thời tạo ra các lợi ích cho xã hội như giải quyết công ăn việc làm cho một

bộ phận người lao động, góp phần ổn định và cải thiện cuộc sống cho người dân,nâng cao phúc lợi xã hội, đảm bảo an ninh chính trị …

b) Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường Trong cạnh tranh ai mạnhthì thắng, yếu thì thua Và khi xuất khẩu lao động vận động theo quy luật thịtrường thì tất yếu nó phải chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh và mang tínhcạnh tranh Sự cạnh tranh ở đây diễn ra giữa các nước xuất khẩu lao động vớinhau và giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước với nhau trongviệc dành và thống lĩnh thị trường xuất khẩu lao động Cạnh tranh giúp cho chấtlượng nguồn lao động xuất khẩu ngày càng được nâng cao hơn và đem lại lợiích nhiều hơn cho các bên đồng thời cũng đào thải những cá thể không thể vậnđộng trong vòng xoáy ấy

c) Không có sự giới hạn theo không gian đối với hoạt động xuất khẩu laođộng

Thị trường xuất khẩu lao động với một quốc gia xuất khẩu lao động càngphong phú và đa dạng bao nhiêu thì càng tốt Nó làm tăng các loại ngoại tệ,giảm rủi ro trong xuất khẩu lao động và nó cũng thể hiện khả năng cạnh tranhmạnh mẽ của quốc gia đó

Trang 19

d) Xuất khẩu lao động thực chất cũng là việc mua_bán một loại hàng hoáđặc biệt vượt ra phạm vi biên giới quốc gia

Sở dĩ vậy vì hàng hoá ở đây là sức lao động_ loại hàng hoá không thể táchrời người bán

1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động

đó Vì thế họ có nhu cầu tiếp nhận thêm lao động từ nước khác Sự thiếu hụt laođộng càng lớn trong khi máy móc chưa thể thay thế hết được con người thì nhucầu thuê thêm lao động nước ngoài là điều tất yếu Ngoài ra, xuất khẩu lao độngcòn chịu nhiều tác động từ sự phát triển kinh tế có ổn định hay không của nướctiếp nhận Nếu nền kinh tế có những biến động xấu bất ngờ xảy ra thì hoạt độngxuất khẩu lao động cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn Chính trị cũng ảnh hưởngtới xuất khẩu lao động Nếu nước tiếp nhận có tình hình chính trị không ổn đìnhthì họ có thể cũng không có nhu cầu tiếp nhận thêm lao động và nước xuất khẩulao động cũng không muốn đưa người lao động của mình tới đó

* Sự cạnh tranh của các nước xuất khẩu lao động khác

Sự cạnh tranh này mang tác động hai chiều Chiều tích cực: thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu lao động của nước mình không ngừng tự nâng cao chất lượnghàng hoá sức lao động để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, tạo ra sự pháttriển mới cho hoạt động xuất khẩu lao động Chiều tiêu cực: cạnh tranh khônglành mạnh hoặc tính cạnh tranh yếu sẽ bị đào thải

Điều kiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc giữa quốc gia xuất khẩulao động và quốc gia tiếp nhận

Nếu những điều kiện này tốt sẽ góp phần làm giảm chi phí trong hoạtđộng xuất khẩu lao động cũng như thuận lợi trong quá trình đưa lao động đi và

Trang 20

nhận lao động về Vì thế hoạt động xuất khẩu lao động sẽ diễn ra thường xuyên

và mạnh mẽ hơn

b) Nhóm nhân tố chủ quan

Bao gồm hệ thống các quan điểm, chính sách và chủ trương của nhà nước

về hoạt đông xuất khẩu lao động.Nếu coi trọng xuất khẩu lao động, xác địnhđúng vị trí của nó trong phát triển kinh tế_ xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi chohoạt động xuất khẩu lao động và ngược lại Đồng thời với quá trình này thì côngtác tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cũng ảnh hưởng khôngnhỏ đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động

1.1.2.5 ) Rủi ro và hạn chế trong xuất khẩu lao động.

a) Rủi ro trong xuất khẩu lao động

Rủi ro trong xuất khẩu lao động là những biến cố bất ngờ không may xảy

ra gây thiệt hại cho các bên tham gia xuất khẩu lao động Rủi ro trong xuất khẩulao động được phát sinh bởi các nguyên nhân sau:

+ Từ phía người sử dụng lao động (đối tác nước ngoài)

Khi người sử dụng lao động không may làm ăn thua lỗ, bị phá sản,… dẫnđến phải cắt giảm nhân công hay sa thải nhân công thì hợp đồng lao động sẽ bịchấm dứt trước thời hạn.Trong trường hợp này người bị hại sẽ là người lao động

và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Người lao động bị mất việc làm vàphải trở về nước Có người thì đã tích luỹ đủ tiền để góp phần ổn định cuộc sốngkhi về nhưng cũng có người thì lại rơi vào hoàn cảnh nợ chồng chất Mặt khác,

có những trường hợp do người sử dụng lao động không trả hoặc đánh mất hộchiếu của người lao động nên người lao động không thể trở về nước, khiến cho

họ trở thành người nhập cư bất hợp pháp và phải chịu bất cứ hình phạt nào theoquy định của nước sở tại Còn các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, họ phảichịu chi phí phát sinh để đưa người lao động trở về nước cũng như tiền đền bùcho những người lao động này do hợp đồng bị phá vỡ mà không phải do lỗi củangười lao động Theo thoả thuận số tiền đó sẽ được bên sử dụng lao động hoàntrả nhưng nếu họ không trả thì các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng khó

mà đòi được Nếu có khiếu kiện thì thủ tục rất rườm rà do sự kiện phát sinh vượt

ra ngoài biên giới quốc gia và chi phí rất tốn kém Vì thế, các doanh nghiệp xuất

Trang 21

khẩu lao động thường chịu thiệt Khi người sử dụng lao động cố tình thực hiệnkhông nghiêm túc hợp đồng đã ký như cắt giảm tiển lương, cắt giảm các lợi íchcủa người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ; đánh đập công nhân,bóc lột công nhân một cách quá đáng dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa ngườilao động và người sử dụng lao động Hậu quả là người lao động sẽ bỏ việc hoặc

bị sa thải Trong trường hợp này người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu laođộng bị thiệt hại

+ Từ phía người lao động.

Các rủi ro từ phía người lao động chủ yếu là do người lao động ý thứckém, nhận thức kém đã tự ý phá vỡ hợp đồng (bỏ việc làm) để ra làm ngoài chocác công ty tư nhân với mức thu nhập cao hơn Trong trường hợp này người sửdụng lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ bị thiệt hại Người sửdụng lao động sẽ bị thiệt hại nặng nề nếu số lượng người lao động bỏ việc nhiều

và nhất là trong cùng một lúc Điều đó có thể dẫn tới sự đình trệ sản xuất, gâytâm lý hoang mang cho những người lao động nước ngoài khác còn lại đang làmviệc, tạo dư luận không tốt trong xã hội nước sở tại ảnh hưởng đến uy tín củangười sử dụng lao động Với doanh nghiệp xuất khẩu lao động điều trước tiên

họ phải gánh chịu là sự mất uy tín với đối tác và thậm chí là nguy cơ mất thịtrường xuất khẩu lao động Tiếp theo đó là sự thiệt hại về tài chính bao gồm: chiphí đưa người lao động về nước, chi phí tìm kiếm lao động (nếu lao động bỏtrốn, do nước sở tại tiến hành và yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu lao động phảihoàn trả) Nếu tình trạng này kéo dài doanh nghiệp xuất khẩu lao động có thể bịphá sản hoặc bị thu hồi giấy phép xuất khẩu lao động

+ Từ phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động Rủi ro phát sinh chủ yếu

là do doanh nghiệp xuất khẩu lao động là các “doanh nghiệp ma” nghĩa là hoạtđộng không hề có sự cho phép của các cơ quan chức năng Thực chất hành vicủa các doanh nghiệp này là lợi dụng sự cả tin của người lao động, sự thiếuthông tin về lĩnh vực xuất khẩu lao động và đặc biệt là khát vọng muốn đổi đờicủa người lao động để lừa đảo Trong trường hợp này ngưòi bị hại trực tiếp làngười lao động Họ bị thiệt hại về tài chính nặng nề (vì số tiền nộp để đi xuấtkhẩu lao động lên tới hàng chục triệu đồng Việt Nam) thậm chí có những ngườilao động đã phải trả giá cả bằng tính mạng, nhân phẩm Chính phủ Việt Nam và

Trang 22

chính phủ nước sở tại có thể bị hại một cách gián tiếp trong việc giải quyết hậuquả Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp xuất khẩu lao động đựơc cấpgiấy phép rồi nhưng hoạt động không hiệu quả đã nhận tiền của người lao độngsong lại không tìm kiếm được thị trường để đưa họ đi Trường hợp này ngườilao động cũng bị thiệt hại về tài chính song không nhiều như trường hợp trên.

b) Hạn chế trong hoạt động xuất khẩu lao động

Hạn chế trong hoạt động xuất khẩu lao động: là những yếu kém còn tồntại trong hoạt động xuất khẩu lao động và cần được khắc phục Hạn chế trongxuất khẩu lao động có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan nhưng cóthể đánh giá nó thông qua:

- Sức cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu lao động Muốn nói tới

khả năng tham gia và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu lao đựơc đo bằng: chấtlượng và kỷ luật

Chất lượng lao động bao gồm:

+ Trình độ, tay nghề: kiến thức, kỹ năng, hiểu biết mà người lao động đãđược đào tạo trước khi đi cũng như khả năng tiếp thu công nghệ mới của ngườilao động

+ Trình độ ngoại ngữ: khả năng nói, nghe thậm chí là đọc, viết ngoại ngữcủa nước sẽ tới

+ Sức khoẻ: chiều cao, cân nặng, thể trạng, khả năng thích nghi với môitrường mới

của người lao động Ngoài ra còn một số yêu cầu riêng tuỳ theo nghề

Kỷ luật lao động: là ý thức của ngưòi lao động trong việc tuân thủ các quyđịnh tại nơi làm việc cũng như các quy định trong hợp đồng lao động lao độngcủa người lao động

- Tính đa dạng của thị trường xuất khẩu lao động

- Công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của nhà nứơc

Là toàn bộ hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách liên quan đến xuấtkhẩu lao động mà nhà nứơc đã ban hành và việc tiến hành triển khai thực hiệnchúng

Trang 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI XÃ PHỤNG CHÂU,CHƯƠNG MỸ,HÀ NỘI

2.1 Khái quát về xã Phụng Châu,Chương Mỹ,Hà Nội

- Xã Phụng Châu là 1 trong 30 xã của huyện Chương Mỹ,Hà Nội Nằm ởphía Tây của huyện Chương Mỹ với diện tích là 686,8ha trong đó đất nôngnghiệp là 415 ha Tổng số dân năm 2014 là 12056 người ( theo số liệu điều tranăm 2014 của UBND xã Phụng Châu)

- Phía Đông giáp với phường Biên Giang, quận Hà Đông,Hà Nội là 1phường khá phát triển của Hà Đông với hệ thống giao thông hiện đại,thuận lợi

và mạng lưới dân cư đông đúc Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi để giaolưu kinh tế,tổ chức phát triển các ngành nghề thế mạnh của địa phương để giaolưu buôn bán với các khu vức khác trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Phía Tây giáp với xã Tiên Phương nổi tiếng với các danh lam thắng cảnhnhư chùa Trăm Gian đây là 1 tiền đề thuận lợi để xã Phụng Châu có thể pháttriển các khu du lịch,các địa điểm nghỉ ngơi gần các danh lam thắng cảnh của xãTiên Phương,Chương Mỹ,Hà Nội

- Phía Nam giáp với thị trấn Chúc Sơn,là 1 trong 2 thị trấn của huyệnChương Mỹ Nơi đây là 1 trung tâm kinh tế phát triển mạnh của huyện Chương

Mỹ với dân cư đông đúc,hệ thống điện đường trường trạm phát triển và nhậnđược nhiều sự đầu tư của các ban nghành để ngày càng hoàn thiện hơn các côngtrình hạng mục phục vụ nhân dân Điều đó cũng tác động không hề nhỏ tới xãPhụng Châu khi có 1 thị trường tiêu thụ hàng hóa rông lớn quanh khu vực củamình

- Phía Bắc giáp với xã Đại Thành huyện Quốc Oai,Hà Nôi Đây là cầu nốigiúp rút ngắn khoảng cách từ xã Phụng Châu đi ra các khu công nghiệp pháttriển,các trung tâm kinh tế như khu công nghiệp Láng Hòa Lạc,vùng sản xuấtbánh kẹo La Phù,Hoài Đức,Hà Nội

Trang 24

- Hơn 70% tổng số dân của toàn xã vẫn phụ thuộc vào nền nông nghiệplúa nước là chủ yếu Một số khác thì đi làm công nhân ở các khu công nghiệptrên cả nước Tỉ lệ lao động có trí thức ở xã chiếm tỉ lệ rất ít Tuy nhiên vài nămtrở lại đây được sự quan tâm của Đảng,nhà nước,các ban nghành tổ chức đặcbiệt với việc phát triển hoạt động xuất khẩu lao động xã Phụng Châu đang cónhững bước chuyển mình rõ rệt trên đà phát triển chung của đất nước.

2.2 Thực trạng về xuất khẩu lao động tại xã Phụng Châu

Công tác xuất khẩu lao động đã được Đảng uỷ, Ủy ban nhân dân xãPhụng Châu quan tâm và chỉ đạo sát sao Kết quả, toàn xã đã có hơn 1500 laođộng đi làm việc ở nước ngoài, nhìn chung số lao động này có việc làm và thunhập ổn định, đời sống kinh tế của các gia đình có con em đi xuất khẩu lao độngđược nâng lên rõ rệt

Từ năm 1993 xã Phụng Châu bắt đầu thực hiện xuất khẩu lao động Trong

10 năm đầu, hoạt động xuất khẩu lao động chủ yếu là đi lao động phổ thôngsang các nước lân cận Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài trong giaiđoạn này là hơn 500 người

Bảng : Số liệu người lao động xã Phụng Châu đi lao động nước ngoài

Ngày đăng: 21/08/2016, 21:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w