MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 3 PHẦN MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MỸ ĐỨC 8 1.1. Giới thiệu về UBND huyện Mỹ Đức 8 1.1.1. Sơ lược về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Mỹ Đức 8 1.1.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của UBND huyện Mỹ Đức 8 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Mỹ Đức 9 1.2. Giới thiệu về phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức 11 1.2.1. Vị trí, chức năng 11 1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 12 1.2.3. Biên chế 16 1.2.4. Cơ cấu tổ chức của phòng Nội Vụ huyện Mỹ Đức 16 1.2.4.1. Lãnh đạo phòng 16 1.2.4.2. Công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giúp lãnh đạo phòng 17 1.2.5. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của phòng Nội Vụ huyện Mỹ Đức 19 1.3.Các hoạt động của công tác Quản trị nhân lực tại UBND huyện Mỹ Đức 20 1.3.1. Công tác lập kế hoạch 20 1.3.2. Công tác phân tích công việc 20 1.3.3. Công tác tuyển dụng 20 1.3.4. Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực cho từng đơn vị 20 1.3.5. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực 21 1.3.6. Công tác đánh giá kết quả và thực hiện công việc 21 1.3.7. Quan điểm trả lương cho người lao động 21 1.3.8. Quan điểm và chương trình phúc lợi cơ bản 21 1.3.9. Công tác giải quyết các quan hệ lao động 22 1.4. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của UBND huyện Mỹ Đức 22 1.4.1. Những ưu điểm 22 1.4.2. Những hạn chế 23 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN MỸ ĐỨC 24 2.1. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo 24 2.1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 24 2.1.1.1. Khái niệm quản trị nhân lực 24 2.1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đào tạo Cán bộ, công chức 25 2.1.2. Quan niệm về đào tạo cán bộ công chức 25 2.1.3. Đối tượng trong đào tạo 26 2.1.4. Nguyên tắc áp dụng trong đào tạo 26 2.1.5. Mục đích 27 2.1.6. Yêu cầu 28 2.1.7. Mục tiêu đào tạo 28 2.1.8. Nội dung đào tạo 29 2.1.9.Ngân sách và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng 31 2.2. Đặc điểm CB, CC huyện Mỹ Đức 32 2.3. Thực trạng công tác đào tạo CB, CC tại UBND huyện Mỹ Đức 32 2.4. Đánh giá hoạt động đào tạo CB, CC tại UBND huyện Mỹ Đức 35 2.4.1. Thành công của hoạt động đào tạo CB, CC tại UBND huyện Mỹ Đức 35 2.4.2. Hạn chế 36 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 37 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYÊN MỸ ĐỨC 38 3.1. Mục tiêu chiến lược xây dựng đội ngũ CB, CC của UBND huyện Mỹ Đức định hướng 2020 38 3.2. Một số giải pháp nâng cao hoạt động công tác đào tạo CB, CC của UBND huyện Mỹ Đức 39 3.2.1. Giải pháp chung 39 3.2.2. Giải pháp cụ thể 42 3.2.2.1. Đảm bảo chất lượng và số lượng CB, CC 42 3.2.2.2. Đánh giá chính xác chất lượng đội ngũ CB, CC 42 3.2.2.3. Đào tạo gắn với thực tế bố trí công tác 43 3.2.2.4. Phối hợp với các trường chuyên môn để đào tạo 43 3.2.2.5. Xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể 43 3.2.2.6. Đánh giá chính xác đội ngũ CB, CC trước và sau đào tạo 44 3.2.2.7. Đảm bảo công tác đào tạo khách quan, dân chủ, công bằng 44 3.2.2.8. Tạo động lực cho người được đào tạo 45 3.2.2.9. Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng 45 3.3. Một số khuyến nghị 46 3.3.1. Khuyến nghị đối với UBND huyện Mỹ Đức 46 3.3.2. Khuyến nghị đối với cán bộ chịu trách nhiệm trong đào tạo 47 PHẦN KẾT LUẬN 48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MỸ ĐỨC
8
1.1 Giới thiệu về UBND huyện Mỹ Đức 8
1.1.1 Sơ lược về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Mỹ Đức 8
1.1.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của UBND huyện Mỹ Đức 8
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Mỹ Đức 9
1.2 Giới thiệu về phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức 11
1.2.1 Vị trí, chức năng 11
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 12
1.2.3 Biên chế 16
1.2.4 Cơ cấu tổ chức của phòng Nội Vụ huyện Mỹ Đức 16
1.2.4.1 Lãnh đạo phòng 16
1.2.4.2 Công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giúp lãnh đạo phòng 17 1.2.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của phòng Nội Vụ huyện Mỹ Đức 19
1.3.Các hoạt động của công tác Quản trị nhân lực tại UBND huyện Mỹ Đức 20
1.3.1 Công tác lập kế hoạch 20
1.3.2 Công tác phân tích công việc 20
1.3.3 Công tác tuyển dụng 20
1.3.4 Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực cho từng đơn vị 20
1.3.5 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực 21
1.3.6 Công tác đánh giá kết quả và thực hiện công việc 21
1.3.7 Quan điểm trả lương cho người lao động 21
1.3.8 Quan điểm và chương trình phúc lợi cơ bản 21
1.3.9 Công tác giải quyết các quan hệ lao động 22
1.4 Đánh giá chung về tình hình hoạt động của UBND huyện Mỹ Đức 22
1.4.1 Những ưu điểm 22
1.4.2 Những hạn chế 23
Trang 2CHƯƠNG II TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN MỸ ĐỨC 24
2.1 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo 24
2.1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 24
2.1.1.1 Khái niệm quản trị nhân lực 24
2.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đào tạo Cán bộ, công chức 25 2.1.2 Quan niệm về đào tạo cán bộ - công chức 25
2.1.3 Đối tượng trong đào tạo 26
2.1.4 Nguyên tắc áp dụng trong đào tạo 26
2.1.5 Mục đích 27
2.1.6 Yêu cầu 28
2.1.7 Mục tiêu đào tạo 28
2.1.8 Nội dung đào tạo 29
2.1.9.Ngân sách và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng 31
2.2 Đặc điểm CB, CC huyện Mỹ Đức 32
2.3 Thực trạng công tác đào tạo CB, CC tại UBND huyện Mỹ Đức 32
2.4 Đánh giá hoạt động đào tạo CB, CC tại UBND huyện Mỹ Đức 35
2.4.1 Thành công của hoạt động đào tạo CB, CC tại UBND huyện Mỹ Đức.35 2.4.2 Hạn chế 36
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 37
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYÊN MỸ ĐỨC 38 3.1 Mục tiêu chiến lược xây dựng đội ngũ CB, CC của UBND huyện Mỹ Đức định hướng 2020 38
3.2 Một số giải pháp nâng cao hoạt động công tác đào tạo CB, CC của UBND huyện Mỹ Đức 39
3.2.1 Giải pháp chung 39
3.2.2 Giải pháp cụ thể 42
3.2.2.1 Đảm bảo chất lượng và số lượng CB, CC 42
3.2.2.2 Đánh giá chính xác chất lượng đội ngũ CB, CC 42
3.2.2.3 Đào tạo gắn với thực tế bố trí công tác 43
3.2.2.4 Phối hợp với các trường chuyên môn để đào tạo 43
Trang 33.2.2.6 Đánh giá chính xác đội ngũ CB, CC trước và sau đào tạo 44
3.2.2.7 Đảm bảo công tác đào tạo khách quan, dân chủ, công bằng 44
3.2.2.8 Tạo động lực cho người được đào tạo 45
3.2.2.9 Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng 45
3.3 Một số khuyến nghị 46
3.3.1 Khuyến nghị đối với UBND huyện Mỹ Đức 46
3.3.2 Khuyến nghị đối với cán bộ chịu trách nhiệm trong đào tạo 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, chúng ta đang trong thời kì kinh tế hội nhập và đẩy mạnh việcxây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với các nước có nền kinh tế lớn mạnh trên thếgiới Để đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững Đảng và Nhà nước đã và đangtừng bước thực hiện xây dựng các chính sách khuyến khích về tất cả các mảnhghép của xã hội: kinh tế, văn hóa, y tế Tất cả những chính sách mà chúng tađang thực hiện hiện nay đều hướng tới mục tiêu chung trong phát triển “Đếnnăm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa – hiện đạihóa” Để đạt đước mục tiêu chung này thì chúng ta không chỉ chờ đợi từ các cơquan cấp trên mà ngay trong từng hoạt động của Đảng bộ và nhân dân cơ sởcũng đã có những kế hoạch và sự thay đổi từng bước trong hoạt động
Theo kinh tế chính trị Mác – Lê Nin thì: lao động là một trong ba yếu tố cơbản của lao động sản xuất Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượngsản xuất Thực tế nước ta bước vào nền kinh tế thị trường chưa lâu và đang trêncon đường hướng tới mục tiêu Công nghiệp hóa – hiện đại hóa vì vậy việc hoànthiện và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, công chức – viên chức để đápứng nhu cầu phát triển, hội nhập của đất nước là yếu tố vô cùng quan trọng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học - công nghệ và toàn cầu hoánền kinh tế quốc tế thì yếu tố con người ngày càng được quan tâm chú trọng như
là yếu tố chính của sự phát triển ở bất kỳ quốc gia nào Nước ta là nước cónguồn lao động trẻ và vấn đề Cán bộ, công chức thực chất là vấn đề con người
Để ứng dụng Khoa học – Công nghệ đó một cách hiệu quả thì việc xây dựngCán bộ, công chức Việt Nam tức là xây dựng con người Việt Nam có trình độchuyên môn cao, kỹ năng tốt, khả năng nhạy bén; Có đủ tầm vóc, tố chất, tiêuchuẩn, tài đức, đủ sức đảm đương công việc được giao là vấn đề được quan tâmđầu tư… Nhằm đáp ứng nhu cầu, mục tiêu phát triển của đất nước, Đảng và Nhànước luôn chú trọng “công tác đào tạo” Trong quá trình học tập và tiếp cận vớiphương pháp làm việc các nhà Quản lý nhân lực, đồng thời vận dụng những kỹnăng, nghiệp vụ vào thực tiễn, tôi nhận thấy công tác đào tạo Cán bộ, công chức
Trang 5có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả các cơ quan, tổ chức với mọi quy
mô, hình thức hoạt động khác nhau
Tổ chức có tồn tại được hay không, phát triển như thế nào, thành công haythất bại đều được quyết định bởi những người làm trong tổ chức đó, máy móc dù
có hiện đại, cơ sở vật chất có đầy đủ khang trang nhưng không có Cán bộ, côngchức có trình độ phù hợp để phát huy hiệu quả của hệ thống trang thiết bị hỗ trợthì những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cũng không còn giá trị, không đạt được
hệ giá trị như mong muốn, bởi thế con người mới chính là yếu tố cấu thành nên
tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự phát triển của tổ chức
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng công tác quản lýđào tạo của cơ quan, em nhận thấy công tác đào tạo Cán bộ, công chức chưakhai thác được tiềm năng của nguồn lao động và trong quá trình thực hiện cònbộc lộ những hạn chế cơ bản Do vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả làm việc,khai thác tốt tiềm năng của nguồn lao động đáp ứng nhu cầu phát triển của nên
kinh tế, em xin được lựa chọn đề tài: “Thực trạng công tác đào tạo Cán bộ,
công chức tại UBND huyện Mỹ Đức”.
Trong quá trình kiến tập tại phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức, thời gian rấtngắn, tài liệu cũng chưa được đầy đủ, khả năng nhận thức về chuyên mônnghiệp vụ thực tế còn hạn hẹp nên bài báo cáo của em không tránh khỏi nhữngthiếu xót và hạn chế đối với yêu cầu đặt ra Vì vậy em rất mong nhận được sựgóp ý, lời khuyên chân thành từ các lãnh đạo, cán bộ công chức trong phòng Nội
vụ huyện Mỹ Đức và đặc biệt là các thầy cô trong khoa Tổ chức và Quản lýnhân lực để bài viết của em được hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2015
Sinh viênNguyễn Thị Quỳnh Anh
Trang 6BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
- HĐND – UBND: Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
- UBND: Ủy ban nhân dân
- HĐND: Hội đồng nhân dân
- PCT: Phó chủ tịch
- TT: Thông tin
- NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- NTM: Nông thôn mới
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bất cứ hoạt động nào của con người luôn có chứa hoạt động đào tạotrong đó, dù ở trình độ, cấp bậc nào hay sinh sống và làm việc trong hoàn cảnhnào, có vai trò như thế nào trong xã hội thì sự trưởng thành của mỗi người luônchịu sự chi phối và ảnh hưởng của quá trình đào tạo
Một tổ chức, đoàn thể hoạt động tốt đồng nghĩa với tổ chức đó có mộtnguồn lực phù hợp với mục tiêu, tốc độ và quá trình phát triển Để có đượcnguồn lực phù hợp cho quá trình phát triển chung của tổ chức, từ lực lượng lãnhđạo ban đầu phải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau để có được Cán bộ, côngchức phù hợp: tuyển mộ, tuyển chọn, nhưng như vậy chưa hẳn đã có lực lượngnhân lực phù hợp với mục tiêu, hoạt động của tổ chức Từ Cán bộ, công chứcban đầu, khi vào làm việc trong tổ chức để phù hợp với mục tiêu phát triển vàvăn hóa chung của tổ chức luôn có một khoảng thời gian để người lao động làmquen với văn hóa tổ chức và sau đó là hoạt động đào tạo lại hoặc đào tạo nângcao, chuyên sâu để người lao động có thể cống hiến tốt nhất cho hoạt động của
tổ chức Công tác đào tạo trong tổ chức là một trong nhưng hoạt động rất quantrọng, hoạt động này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu nguồn lực hiện tại mà còn
là hoạt động hướng tới mục tiêu phát triển Cán bộ, công chức trong tương lai vàmục tiêu lâu dài của tổ chức
Việc đào tạo có rất nhiều hình thức khác nhau, nhưng tùy thuộc vào mụcđích và hoàn cảnh khác nhau để nhà quản lý đưa ra phương pháp, hình thức đàotạo phù hợp Để có thể hiểu một phần công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nhânlực trong khối hành chính nhà nước như thế nào, em xin được tìm hiểu đề tài:
“Thực trạng công tác đào tạo Cán bộ, công chức tại UBND huyện Mỹ Đức”.
2 Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề đào tạo Cán bộ, công chức của UBND huyện là vấn đề còn khá mới
mẻ, dù hoạt động này đã được áp dụng nhưng vấn đề này vẫn còn những hạn
Trang 8chế mà chưa có đề tài nào nghiên cứu tìm hiểu sâu Do vậy em lựa chọn đề tàinày để tìm hiểu kĩ hơn về công tác đào tạo trong UBND huyện Mỹ Đức.
3 Mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo tại UBNDhuyện Mỹ Đức Tìm hiểu những mặt tích cực mà bộ phận quản lý đã làmđược và những hạn chế còn tồn đọng, cần giải quyết, những vấn đề cònchưa đạt được so với mục tiêu chung của tổ chức
- Nhiệm vụ nghiên cứu: vận dụng những kiến thức đã học vào công tác đàotạo Cán bộ, công chức, xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển theo nhucầu phát triển về Cán bộ, công chức của huyện Mỹ Đức
- Mục đích nghiên cứu: hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đàotạo và phát triển trong tổ chức; Chỉ rõ thực trạng trong công tác đào tạo
và phát triển Cán bộ, công chức tại huyện Mỹ Đức; Đề xuất giải phápnhằm hoàn thiện công tác đào tạo tại UBND huyện Mỹ Đức
4 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề đào tạo liên quan đến Cán
bộ, công chức tại phòng Nội Vụ huyện Mỹ Đức và các phòng ban kháctrong và ngoài cơ quan
- Thời gian nghiên cứu: các phương pháp đề xuất trong đề tài có ý nghĩa từnay đến năm 2020
- Nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu công tác đào tạo Cán bộ, côngchức tại UBND huyện Mỹ Đức
5 Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu ba vấn đề chính sau:
- Tổng quan về ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức
- Thực trạng công tác đào tạo Cán bộ, công chức tại UBND huyện Mỹ Đức
- Một số giải pháp nhằm đào tạo nâng cao chất lượng Cán bộ, công chức tạiUBND huyện Mỹ Đức
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 9- Phương pháp nghiên cứu: trong thời gian nghiên cứu, việc chủ động quansát, ghi chép những gì liên quan đến đề tài nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là
cơ sở vật chất, quá trình thực hiện công việc của cán bộ công chức trong UBNDhuyện Mỹ Đức
- Phương pháp đánh giá: đánh giá công tác đào tạo tại UBND huyện MỹĐức về cả số lượng và chất lượng
- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin có liên quan đến đề tàitrong quá trình kiến tập tại cơ quan Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau,qua đó chắt lọc thông tin xác thực và có vai trò quan trọng để đưa vào bản báocáo
- Phương pháp xử lý thông tin: sử dụng phương pháp này giúp em có sựphân tích, phân chia nguồn thông tin, tìm kiếm nhưng thông tin cần thiết
- Phương pháp thống kê: thống kê một cách khoa học những thông tin đãthu thập và đưa vào bản báo cáo
- Phương pháp nghiên cứu đề tài tài liệu: phương pháp này giúp em biết thuthập những thông tin cần thiết, sử dụng biện pháp nào để lấy được thông tin cầnthiết, chính xác, phù hợp với nội dung đề tài nghên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: sử dụng phương pháp này giúp
em chắt lọc những thông tin cần thiết từ những tài liệu đã có, những tài liệukhông còn được sử dụng để có những thông tin cần thiết và có giá trị đưa vào đềtài
7 Ý nghĩa đề tài
-Ý nghĩa về mặt lý luận: thông qua đề tài nghiên cứu này, em muốn phảnánh hoạt động của công tác đào tạo Cán bộ, công chức của UBND huyện MỹĐức từ đó phân tích những mặt ưu điểm và nhược điểm của phương pháp đàotạo đang áp dụng Từ những phân tích đó đưa ra điểm mạnh cần phát huy vànhưng mặt hạn chế cần khắc phục, thay đổi để phù hợp với nhu cầu Cán bộ,công chức của cơ quan nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Cán bộ, côngchức đang làm việc tại Huyện
Trang 10-Ý nghĩa về mặt thực tiễn: nghiên cứu đề tài giúp em được có cơ hội tìmhiểu sâu hơn về công tác đào tạo Cán bộ, công chức có trình độ chuyên mônnghiệp vụ cao trong công tác và hoàn thành nhiệm vụ được giao trong các cơquan hành chính nhà nước đặc biệt là tại UBND huyện Mỹ Đức Việc nghiêncứu đề tài không chỉ mang lại những hiểu biết cho riêng bản thân em, đây còn làmột bộ tài liệu nhỏ đóng góp cho kho tài liệu lớn nghiên cứu về bộ máy hànhchính nhà nước
8 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MỸ ĐỨC
Chương II TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÔNGCHỨC, VIÊN CHỨC TẠI UBND HUYỆN MỸ ĐỨC
Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI UBND HUYỆN MỸ ĐỨC
Trang 11CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MỸ ĐỨC 1.1.Giới thiệu về UBND huyện Mỹ Đức
1.1.1 Sơ lược về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Mỹ Đức
Mỹ Đức là huyện nằm ở phía tây nam của Thành phố Hà Nội, cách trungtâm thủ đô Hà Nội gần 50km; địa hình của huyện là vùng đồng bằng và bán sơnđịa, có tổng diện tích là 23 000 ha, dân số toàn huyện là 17,9 vạn người, có 21đơn vị hành chính xã và 01 thị trấn (01 xã miền núi có dân tộc Mường), huyện
có 14 phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện (trong đó có 13 phòng banchuyên môn và 01 thanh tra xây dựng); 10 đơn vị sự nghiệp, 23 trường THCS,
29 trường Tiểu học, 24 trường Mầm non, với tổng số cán bộ, công chức, viênchức là 2432 người đảm bảo sự lãnh đạo điều hành, quản lý trên tất cả các lĩnhvực trong đời sống xã hội
1.1.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của UBND huyện Mỹ Đức
UBND huyện Mỹ Đức là cơ quan chấp hành của HĐND huyện và là cơquan hành chính Nhà nước ở địa phương thi hành việc quản lý Nhà nước trongphạm vi lãnh thổ của huyện mình theo quy định của Hiến pháp, Luật, các vănbản của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của UBND huyệntrong tất cả các lĩnh vực nhằm đản bảo chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế -
xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách kháctrên địa bàn huyện, cụ thể là:
- Phát triển kinh tế tam nông, kinh tế dịch vụ, văn hóa, xã hội, giáo dục, y
tế, thể dục thể thao, báo chí, công nghệ môi trường,
- Thu chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật, phối hợpvới cơ quan chức năng, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các loạithuế và các khoản thu khác
- Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp,Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của
Trang 12HĐND cùng cấp, tổ chức kinh tế - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân vàcông dân địa phương.
- Đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xâydựng lực lượng vũ trang và xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân,thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự
- Quản lý việc tổ chức và tiến hành thực hiện biên chế lao động tiền lương,bảo hiểm xã hội
UBND huyện Mỹ Đức thực làm việc theo nguyên tắc tập chung dân chủ,tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và thực hiện chế độ chủ trương quyết địnhtheo đa số Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hộichủ nghĩa, ngăn chặn các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền,hách dịch và một số biểu hiện thiếu tích cực khác xuất hiện trong cơ quan, cán
bộ công chức trong bộ máy cơ quan
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Mỹ Đức
UBND huyện Mỹ Đức là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phươngthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Tổchức HĐND – UBND
Cơ cấu tổ chức cán bộ của Uỷ ban Nhân dân huyện Mỹ Đức được trìnhbày như sau:
Ông Hoàng Mạnh Sơn - Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức là người lãnhđạo và điều hành công việc của UBND huyện Mỹ Đức chịu trách nhiệm cá nhân
về nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định cùng tập thể chịu trách nhiệm
về hành động của huyện trước HĐND huyện, UBND tỉnh; Chủ tịch UBNDhuyện phân công công tác các Phó chủ tịch và các thành viên của UBND huyện,người được phân công phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện
Ông Lê Văn Cành - Phó chủ tịch phụ trách khối Nông nghiệp
Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch phụ trách khối Văn hoá - Xã hội.Ông Đặng Văn Triều - Phó chủ tịch phụ trách khối Kinh tế - Thương mại
Trang 13Các Phó chủ tịch phụ trách các khối, ban ngành riêng có nhiệm vụ quyềnhạn sau:
- Chỉ đạo các cơ quan xây dựng đồ án và ghi ý kiến vào đề án trước khibáo cáo với Chủ tịch và các Phó chủ tịch UBND huyện Đồng thời kiểm tra, đônđốc việc thực hiện đề án đó
- Kiểm tra đôn đốc các phòng ban cơ quan UBND các xã và thị trấn tổchức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, Nghịquyết của Huyện uỷ, Nghị quyết của HĐND huyện, các Chỉ thị và Quyết địnhcủa UBND huyện thuộc lĩnh vực mình phụ trách, phát hiện và đề xuất nhữngvấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình tổ chức thực hiện Thay mặt UBNDhuyện đình chỉ và yêu cầu có biện pháp xử lý đối với những vi phạm làm tráivới các văn bản của Nhà nước cấp trên
- Xây dựng kế hoạch công tác và chỉ đạo các công tác trọng tâm hàngtháng, quý, năm thuộc lĩnh vực phụ trách
- Giải quyết kịp thời những đề nghị khiếu nại, tố cáo cuả công dân thuộclĩnh vực phụ trách Văn bản của các cơ quan các xã và thị trấn gửi UBND huyệnxin ý kiến thì đồng chí Phó chủ tịch khối đó có văn bản trả lời chậm nhất 10ngày
- Những vấn đề có liên quan đến các khối, thì các Phó chủ tịch phụ tráchkhối chủ động bàn họp để giải quyết
- Phó chủ tịch giải quyết công việc theo lĩnh vực được phân công, phảichịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và cơ quan Nhà nước cấp trên
Như vậy các Phó chủ tịch nắm giữ các chức vụ khác nhau và cùng hỗ trợChủ tịch để giải quyết và điều hành mọi hoạt động của UBND huyện Mỹ Đức
- 13 Phòng, ban, ngành cùng phụ trách và điều hành các hoạt động củaUBND huyện chức năng sau: Các phòng, ban phải sử dụng đúng, đầy đủ quyềnhạn của mình để giải quyết các vấn đề thuộc chức năng của phòng, ban trongphạm vi của huyện không đùn đẩy lên UBND huyện, hoặc đùn đẩy cho cácngành khác và lên tỉnh Chỉ đề nghị UBND huyện những vấn đề thuộc quá thẩm
Trang 14quyền hoặc đã giải quyết nhưng còn có những vấn đề khác nhau Cơ cấu tổ chứccủa 13 phòng, ban như sau:
1 Văn phòng HĐND và Ủy ban nhân dân;
3 Thanh tra huyện;
4 Phòng tư pháp;
5 Phòng quản lý đô thị;
6 Phòng lao động thương binh và xã hội;
7 Phòng văn hóa thông tin;
8 Phòng kinh tế;
9 Phòng tài nguyên và môi trường;
10 Phòng giáo dục và đào tạo;
11 Phòng y tế;
12 Phòng tài chính- kế hoạch;
13 Phòng Dân tộc
(Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng ban huyện Mỹ Đức phụ lục số 01)
1.2.Giới thiệu về phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện đồng thờichịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ
Trang 15- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạchsau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
- Về tổ chức, bộ máy:
Tham mưu giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn huyện theo hướng dẫn củaUBND cấp thành phố;
Trình UBND huyện quyết định hoặc để UBND huyện trình cấp cóthẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quanchuyên môn thuộc UBND huyện;
Xây dựng Đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệptrình cấp có thẩm quyền quyết định;
Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể,sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định củapháp luật
- Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hànhchính, sự nghiệp hàng năm;
Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chếhành chính, sự nghiệp
Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổchức sự nghiệp cấp huyện và UBND cấp xã
Trang 16- Về công tác xây dựng chính quyền:
Giúp UBND huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiệnviệc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phâncông của UBND huyện và hướng dẫn của UBND thành phố;
Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chứcdanh lãnh đạo của UBND xã, thị trấn; giúp UBND huyện trình UBNDthành phố phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của phápluật;
Tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập,chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình Hộiđồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩmquyền xem xét, quyết định Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉgiới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp nhập
và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, bản, trên địa bànhuyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, bản.Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáoviệc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hànhchính, đơn vị sự nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện
- Về Cán bộ, công chức:
Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điềuđộng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo,bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán
bộ, công chức;
Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiệnchính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã,thị trấn theo phân cấp;
- Về cải cách hành chính:
Trang 17 Giúp UBND huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyênmôn cùng cấp và UBND xã, thị trấn thực hiện công tác cải cách hànhchính ở địa phương;
Tham mưu, giúp UBND huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cảicách hành chính trên địa bàn huyện;
Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBNDhuyện và thành phố;
Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạtđộng của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn
- Về công tác văn thư, lưu trữ:
Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hànhchế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảoquản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vịtrên địa bàn huyện và lưu trữ huyện
- Về công tác tôn giáo:
Giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiệncác chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôngiáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiệnnhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp củaUBND thành phố và theo quy định của pháp luật
- Về công tác thi đua, khen thưởng:
Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua
và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nướctrên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua -Khen thưởng huyện;
Trang 18 Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thiđua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụngQuỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Về công tác Thanh niên:
Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạchdài hạn, năm năm, hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thựchiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanhniên được giao;
Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch về thanh niên và công tác thanh niên sau khi được phê duyệt;
Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh niên
và công tác thanh niên được giao
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm
về công tác nội vụ theo thẩm quyền
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND huyện vàGiám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trênđịa bàn
- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thốngthông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ trênđịa bàn
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụđối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theoquy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo phân cấp của UBND huyện
- Giúp UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củaUBND xã, thị trấn về công tác Nội vụ và các lĩnh vực công tác khác
Trang 19được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của SởNội vụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện
- Cơ quan đoàn kết, thống nhất cao, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụđược giao
09 Cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
- Nhiệm vụ trọng tâm của phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức là luôn phối hợpvới các cơ quan chức năng tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, cáccuộc bầu cử trong các kì bầu cử Quốc hội và bầu cử HĐND huyện và các xã, thịtrấn thực hiện chức năng giám sát, ban hành nghị quyết
- Vai trò của phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức là thực hiện các chính sách phápluật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND huyện, xã, thị trấn đề ra Giám sátviệc thi hành nghị quyết của HĐND huyện, xã, thị trấn đạt kết quả
1.2.4 Cơ cấu tổ chức của phòng Nội Vụ huyện Mỹ Đức
Phòng Nội vụ có 12 biên chế và trưng tập (11 biên chế và 01 trưng tập),bao gồm:
01 Trưởng phòng
02 Phó Trưởng phòng
09 Cán bộ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
Phân công công việc của cán bộ, công chức trong phòng như sau:
1.2.4.1 Lãnh đạo phòng
1) Đồng chí Phan Văn Sự
Trang 20Chức vụ Trưởng phòng: là người đứng đầu của phòng, chịu trách nhiệmtrước UBND huyện Mỹ Đức, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội và pháp luật về toàn
bộ hoạt động của phòng Phụ trách công tác cán bộ, công tác tổ chức bộ máy,quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc UBND huyện và côngtác Hội
2) Đồng chí Nguyễn Văn Thân
Chức vụ Phó Trưởng phòng thường trực, chịu trách nhiệm trước Trưởngphòng và pháp luật về các nhiệm vụ được giao Giúp Trưởng phòng các lĩnhvực: quản lý và sử dụng biên chế khối sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo, quản lýcông tác thi đua khen thưởng và công tác đào tạo bồi dưỡng Trực tiếp làm côngtác tôn giáo
Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng phòng
Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng phòng
Việc bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng
do Chủ tịch UBND huyện quyết định theo tiêu chuẩn chức danh do cấp trên quyđịnh theo quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý cán bộ, công chức
Việc khen thưởng, kỷ luật Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thực hiệntheo quy định của pháp luật
1.2.4.2 Công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giúp lãnh đạo phòng
1) Đồng chí Bùi Văn Khoa
Trang 21Công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, làm công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức và cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách cấp
xã Công tác thanh niên, Quản lý hội và Quản lý về chính quyền 22 xã, thị trấn
2) Đồng chí Lê Hải Hà
Công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Quản lý cán bộ, công chức
và lao động hợp đồng khối sự nghiệp; Quản lý, lưu trữ hồ sơ cán bộ, công chức
và lao động hợp đồng cấp xã, kiêm kế toán cơ quan
3) Đông chí Trần Ngọc Cử
Công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, làm công tác thi đua, khenthưởng, Tôn giáo, tuyển dụng Cán bộ, công chức
4) Đồng chí Hoàng Hưu Phương
Công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: giải quyết chế độ, chính sách
về BHXH đối với Cán bộ, công chức; Cán bộ, công chức, hợp đồng cấp xã, thựchiện nhiệm vụ chuyên môn; công tác quản lý địa giới hành chính
5) Đồng chí Vũ Thị Yến
Công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: giải quyết chế độ tiền lương,tiền thưởng, chế độ phụ cấp, trợ cấp đối với Cán bộ, công chức cơ quan hànhchính, khối đơn vị sự nghiệp
6) Đồng chí Nguyễn Thế Hưng
Công chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: quản lý Cán bộ, công chức
và lao động hợp đồng khối nầm non
7) Đồng chí Nguyễn Thị Thu Trang
Nhiệm vụ quản lý Cán bộ, công chức và lao động hợp đồng khối hànhchính thuộc UBND huyện Quản lý, lưu trữ hồ sơ Cán bộ, công chức và laođộng hợp đồng khối hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện Kiêmthủ quỹ cơ quan
8) Đồng chí Phạm Thị Chiên
Nhiệm vụ: Làm mảng cải cách hành chính
9) Đồng chí Lê Quang Hưng
Trang 22Nhiệm vụ: làm mảng văn thư lưu trữ, quản lý dấu cơ quan.
Ngoài các nhiệm vụ chuyên môn nêu trên, các công chức chuyên môn vàlao động hợp đồng còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công củaTrưởng phòng
(Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức phụ lục số 02)
1.2.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của phòng Nội Vụ huyện Mỹ Đức
Tiếp tục triển khai phương hướng hoạt động của Huyện ủy, UBND huyệntrong những năm tiếp theo Thực hiện tốt việc thực hiện củng cố, kiện toàn tổchức bộ máy Huyện, các xã , thị trấn theo quy định của pháp luật, hướng dẫncủa cơ quan chuyên môn cấp trên
Củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức huyện, xã, thịtrấn và đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã, phấn đấu đạt tỷ lệ 100%
có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, phù hợp chức danh theo quy định
Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý, đào tạo, bồ dưỡng cán bộ, công chức theoquy định của Luật Cán bộ, Công chức (luật số: 22/2008/QH12 về luật Cán bộ,Công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008); Luật Viên chức (Luậtsố: 58/2010/QH12) và các văn bản hướng dẫn liên quan
Tổ chức, hướng dẫn các cơ quan đơn vị thuộc UBND huyện, UBND xã,thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý tập chung và nội dung cải cách thủ tụchành chính tại huyện, xã – thị trấn; xây dựng, cái tiến và áp dụng các quy trìnhquả lý theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của nhà nước nhằmnâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đem lại sự thuận tiện, giảm thiểuphiền hà cho người dân Từ nay đến 2020, phấn đấu đạt tỷ lệ 100% số xã trênđịa bàn huyện xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩncủa nhà nước
Tổ chức, hướng dẫn các cơ quan đơn vị thuộc UBND huyện, UBND xã,thị trấn thực hiện tốt công tác thi đua – khen thưởng trên địa bàn huyện nhằm
Trang 23khuyến khích, động viên kịp thời tổ chức, cá nhân lập thành tích xuất sắc trongcác phong trào thi đua yêu nước theo định kỳ, đột xuất trong thời gian tới.
Tổ chức, hướng dẫn các cơ quan đơn vị có liên quan thực hiện công tácquản lý nhà nước đối với công tác tuyên giáo, đảm bảo các hoạt động sinh hoạttôn giáo trên địa bàn quận đúng quy định của pháp luật
1.3.Các hoạt động của công tác Quản trị nhân lực tại UBND huyện Mỹ Đức
- Kế hoạch hóa Cán bộ, công chức ngắn hạn
- Kế hoạch hóa Cán bộ, công chức trung hạn
- Kế hoạch hóa Cán bộ, công chức dài hạn
1.3.2 Công tác phân tích công việc
Các lãnh đạo, chuyên viên ở mỗi đơn vị đều được chia từng mảng nhiệm
vụ để đảm nhiệm Mỗi mạng đều có bảng mô tả công việc một cách cụ thể, rõràng Do đó, lãnh đạo và các chuyên viên hiểu rõ và dễ dàng biết công việc mìnhphải làm để có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất
1.3.3 Công tác tuyển dụng
Hàng năm cơ quan đều gửi phiếu xác nhận nhu cầu nhân lực cho từng đơn
vị, kết hợp với biên chế theo chỉ tiêu của Sở Nội vụ Thành phố Các đơn vị saukhi xác định Cán bộ, công chức còn thiếu thì báo cáo lên cho phòng Nội vụ.Phòng Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp, xin ý kiến thủ trưởng và Sở Nội vụ.Được sự phê duyệt của thủ trưởng cơ quan và sự đồng ý của Sở Nội vụ thì lập
kế hoạch tuyển dụng Hình thức cơ quan sử dụng để tuyển dụng là tổ chức chothí sinh thi tuyển
Trang 241.3.4 Công tác bố trí, sắp xếp nhân lực cho từng đơn vị
- Mỗi nhân viên sau khi được tuyển dụng sẽ có thời gian tập sự trong vòng
01 năm trong cơ quan mình làm việc Sau khi hoàn tất quá trình tập sự, thủtrưởng sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên đảm nhận, thực hiện
- Công tác thuyên chuyển, luân chuyển cũng được thực hiện nhằm đào tạo,rèn luyện cán bộ, phòng chống tham nhũng, tăng cường cán bộ có năng lực, cótrách nhiệm trong công việc, tạo mối quan hệ thân thiện, tin cậy, tín nhiệm vớiđồng nghiệp trong cơ quan
1.3.5 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức luôn luôn được thực hiện, đặcbiệt là bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, kiến thức về lý luận chính trịcho CB, CC huyện để chuẩn hóa cán bộ theo các ngach công chức, nâng cao kỹnăng giải quyết công việc, chất lượng và hiệu quả công việc
1.3.6 Công tác đánh giá kết quả và thực hiện công việc
Việc đánh giá này dự vào việc hoành thành nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực
mà chuyên viên đảm nhiệm và các nhiệm vụ khác mà các thủ trưởng cơ quan vàTrưởng phòng giao phó
1.3.7 Quan điểm trả lương cho người lao động
Chế độ lương thưởng của cán bô, công chức trong khối hành chính sựnghiệp được thực hiện theo quy định của nhà nước Tính theo hệ số lương đốivới chuyên viên giữ chức vụ là phó TP trở lên thì được hưởng phụ cấp chức vụ.Thực hiện các chế độ nâng lương thường xuyên và nâng lương trước kỳ hạn.Ngoài ra còn có các hình thức thi đua khen thưởng đối với những cá nhân, tậpthể có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: Lao động tiên tiến,chiến sĩ thi đua
Trang 251.3.8 Quan điểm và chương trình phúc lợi cơ bản
Việc thực hiện các chương trình phúc lợi cho CB, CC cơ quan được thựchiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tiền lương, tiền trợ cấp, tiền phụ cấp, tiềnthưởng được thực hiện vào những dịp lễ, tết lớn theo quy định Bên cạnh đó làcác khoản phúc lợi khác như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thấtnghiệp Ngoài ra còn có các hình thức khác để thực thi chính sách phúc lợi xãhội: tham quan, kì nghỉ du lịch, tổ chức các hoạt động tập thể, tổ chức các hoạtđộng giao lưu văn hóa – văn nghệ
1.3.9 Công tác giải quyết các quan hệ lao động
Quan hệ lao động được thực thi và giám sát của tổ chức Công đoàn Côngđoàn hoạt động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tập thể người lao động trong
- Cơ quan thường xuyên tuyển chọn, đào tạo sử dụng và bồi dưỡng lựclượng công chức kề cận, biểu hiện ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứngnhu cầu công việc, từ đó năng lực xử lý công việc lãnh đạo, cán bộ, công chứccủa cơ quan được nâng cao, tạo động lực cho việc hoàn thành công việc đượcgiao Nhờ vậy mà họat động của cơ quan đã từng bước được cải tiến và nângcao hiệu quả
- Chi phí tuyển dụng hàng năm dành cho tuyển dụng thường xuyên theoquy định của nhà nước và quỹ của tổ chức
Trang 26- Người lao động được tuyển vào cơ quan có động lực, hào hứng, tích cựclàm việc có tinh thần trách nhiệm trong công việc Được sự đánh giá tốt của cấptrên cũng như cấp dưới.
- Chế độ đãi ngộ tăng lên, điều này cũng thể hiện được sự quan tâm củalãnh đạo đối với người lao động
- Tiền thưởng, phụ cấp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập do điều kiệntài chính của UBND đã đap ứng một số biện pháp tạo động lực như: cung cấptrang thiết bị để người lai động làm việc, tổ chức các chuyến đi tham quan dulịch, hàng năm cơ quan tổ chức xét danh hiệu thi đua cho cá nhân và các phòngban
1.4.2 Những hạn chế
- Tâm lý người lao động muốn làm việc tại những nơi có tính cạnh tranhcao để họ có cơ hội thể hiện năng lực của mình và tại đấy họ được trả mứclương cao hơn
- Khó cân đối trong việc tuyển dụng trong và ngoài tổ chức
- Phần đánh giá công việc chưa được quan tâm đúng mức cả về phươngpháp và tiêu chuẩn đánh giá
Trang 27CHƯƠNG II TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN MỸ ĐỨC
Cán bộ, công chức là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển, là tàisản vô giá của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, doanh nghiệp Cán bộ, công chứcnằm trong tổng thể các nguồn lực xã hội và có vị trí đứng đầu, là tiền đề của cácnguồn lực khác; vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình phát triển
Trong những năm qua Mỹ Đức luôn chú trọng và quan tâm đúng mức tớicông tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CB, CC từ cấp huyện tới cấp cơ
sở và coi đây là một nhân tố quyết định thúc đẩy sự đổi mới bộ máy Nhà nước,
là động lực chủ yếu cho sự phát triển và phát triển bền vững kinh tế - xã hội
Tuy nhiên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CB, CC còn cónhững hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
2.1.Cơ sở lý luận về công tác đào tạo
2.1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1.1.1 Khái niệm quản trị nhân lực
- Nhân lực là tất cả những con người trong xã hội bao gồm: thể lực và trílực
- Khái niệm Cán bộ, công chức là tổng thể những tiềm năng của con người(trước hết và cơ bản là tiềm năng lao động) gồm: thể lực, trí lực, nhân cách conngười nhằm đáp ứng những yêu cầu của mổ tổ chức hoặc một cơ cấu tổ chứckinh tế - xã hội nhất định
- Quản trị là nghệ thuật lựa chọn nhân viên mới và sử dụng nhân viên cũsao cho phát huy được giá trị sức lao động một cách hiệu quả nhất
- Khái niệm về quản trị nhân lực theo PGS.TS Trần Kim Dung: “hệ thốngcác triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo, phát triển vàduy trì con người của một tổ chức lẫn nhân viên”