1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: Thực trạng và giải pháp công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cán bộ công chức xã, thị trấn tại ủy ban nhân dân huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng

60 504 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 586,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 1 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2 5. Phương pháp nghiên cứu. 2 6.Ý nghĩa, đóng góp của đề tài. 3 7. Bố cục của đề tài. 3 CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN VĨNH BẢO VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC; VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HIỆN NAY. 4 1.1 Khái quát chung về huyện Vĩnh Bảo. 4 1.1.1 Đặc điểm chung về huyện Vĩnh Bảo. 4 1.1.2 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Vĩnh Bảo. 6 1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện Vĩnh Bảo. 10 1.2.1 Vị trí, chức năng. 10 1.2.2 Nhiệm vụ. 10 1.3 Một số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. 11 1.3.1 Nguồn nhân lực. 11 1.3.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 11 1.3.2.3 Đặc điểm công chức HCNN ảnh hưởng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 14 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH BẢO. 17 2.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện trong thời gian qua. 17 2.1.1. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị của huyện những năm qua. 17 2.1.2 Kết quả thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức. 18 2.1.3 Phương hướng, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những năm tiếp theo. 23 2.2. Nhận xét đánh giá về tình hình nguồn nhân lực tại UBND huyện Vĩnh Bảo. 26 2.2.1. Kết quả đạt được. 26 2.2.2. Những mặt hạn chế cần khắc phục. 27 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển nguồn nhân lực. 29 2.3.1. Chế độ cơ chế chính sách của nhà nước. 29 2.3.2. Đối với UBND huyện. 29 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN VĨNH BẢO TRONG THỜI GIAN TỚI 31 3.1. Căn cứ để xây dựng những những giải pháp. 31 3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2011 – 2015. 31 3.1.2 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp. 33 3.1.3 Mục tiêu cụ thể với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các cấp. 34 3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn cán bộ công chức trong giai đoạn 2011 2015. 37 3.2.1 Những giải pháp đẩy mạnh việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức. 37 3.2.2 Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện. 39 KẾT LUẬN 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 1

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

BÁO CÁO KIẾN TẬP

Đề tài:Thực trạng và giải pháp công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cán bộ công

chức xã, thị trấn huyện Vĩnh Bảo.Nơi thực tập :UBND huyện Vĩnh Bảo

Người hướng dẫn :Chuyên viên Nguyễn Hữu CườngSinh viên thực tập :PHẠM THỊ THÚY

Lớp :1205.QTNANgành đào tạo : Quản Trị Nhân Lực Khóa học : 2012-2016

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

Trang 3

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

MỤC LỤCDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI CẢM ƠNLỜI MỞ ĐẦU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 1

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6.Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 3

7 Bố cục của đề tài 3

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN VĨNH BẢO VÀ MỘT SỐVẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC; VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HIỆN NAY 4

1.1 Khái quát chung về huyện Vĩnh Bảo 4

1.1.1 Đặc điểm chung về huyện Vĩnh Bảo 4

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Vĩnh Bảo 6

1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện Vĩnh Bảo 10

1.3.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 11

1.3.2.3 Đặc điểm công chức HCNN ảnh hưởng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 14

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH BẢO 17

2.1 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện trong thời gian qua 17

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

Trang 4

2.1.1 Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo quản lý trong hệ thống

chính trị của huyện những năm qua 17

2.1.2 Kết quả thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức 18

2.1.3 Phương hướng, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những năm tiếp theo 23

2.2 Nhận xét đánh giá về tình hình nguồn nhân lực tại UBND huyện Vĩnh Bảo 26

2.2.1 Kết quả đạt được 26

2.2.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục 27

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển nguồn nhân lực 29

2.3.1 Chế độ cơ chế chính sách của nhà nước 29

2.3.2 Đối với UBND huyện 29

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI UBND HUYỆN VĨNH BẢO TRONG THỜI GIAN TỚI .313.1 Căn cứ để xây dựng những những giải pháp 31

3.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2011 – 2015 31

3.1.2 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 33

3.1.3 Mục tiêu cụ thể với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các cấp 34

3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn cán bộ công chức trong giai đoạn 2011- 2015 37

3.2.1 Những giải pháp đẩy mạnh việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức 37

3.2.2 Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện 39

KẾT LUẬN 44TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo kiến tập ngành nghề này, em xin tỏ lòng biếtơn sâu sắc đến thầy TS.Trịnh Việt Tiến đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quátrình viết Báo cáo kiến tập ngành nghề

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tổ chức và quản lýnhận lực đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại trường.Với vốn kiến thức em đã được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ làmnền tảng cho quá trình nghiên cứu báo cáo mà còn là hành trang quý báu để embước vào đời một cách vững chắc và tự tin

Em chân thành cảm ơn toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ, thuộc HĐND - UBNDhuyện Vĩnh Bảo đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em kiến tập tại côngty, được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc giúp em có thêm hiểu biết về côngtác quản trị nhân lực trong suốt quá trình kiến tập

Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian kiến tập ở UBND huyện có hạn nênem không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của quý Thầy, Cô và anh chị trong UBND huyện vĩnh Bảo, HảiPhòng Đó sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức của mình saunày

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô trong khoa dồi dào sức khỏe vàthành công trong sự nghiệp trồng người cao quý Đồng kính chúc các Cô, Chú,Anh, Chị trong phòng Nội Vụ UBND huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng luôn đạtđược những thành công tốt đẹp trong công việc

Trang 7

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyểnmạnh mẽ Đóng góp vào sự phát triển đó là phương hướng và kết quả thực hiệncủa các hoạt động đặc biệt thông qua yếu tố về nguồn nhân lực Nguồn lực conngười vừa là mục tiêu, vừa là động lực và đóng vai trò quyết định đến quá trìnhphát triển kinh tế xã hội của bất kì quốc gia nào Bên cạnh những nguồn lực vậtchất, tài nguyên thiên nhiên… thì nguồn nhân lực luôn là điểm khởi đầu để cácnguồn lực khác sử dụng một cách có khoa học và hiệu quả.Chính vì thế vấn đềđào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần được chú trọng và thực hiện có hiệuquả để công tác quản trị nhân lực đạt được những bước tiến mới.Trong đó cầnchú trọng tới việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức các cấp,các ngành

Được sự giới thiệu của trường Đại học Nội vụ Hà Nội, sự hướng dẫn củathầy cô giáo trong khoa cùng sự đồng ý của lãnh đạo HĐND - UBND huyệnVĩnh Bảo em đã hoàn thành thời gian kiến tập 01 tháng của mình Trong khoảngthời gian này, bản thân em đã cố gắng nỗ lực không ngừng học hỏi kinh nghiệmlàm việc bên cạnh đó còn xây dựng cho mình một phong cách của nhân viênquản trị trên cơ sở áp dụng những lý thuyết đã được học trên ghế nhà trường

Qua bản báo cáo kiến tập này cho em gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắctới các thầy cô giáo trường Đại học Nội vụ Hà Nội, tới toàn thể ban lãnh đạoHĐND - UBND huyện Vĩnh bảo và các anh chị đang công tác tại phòng Nội vụ,đặc biệt là chú Nguyễn Hữu Cương – chuyên viên nhân sự phòng Nội vụ đãhướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt đợt kiến tập cũng như viết bảnbáo cáo này

Đây là lần đầu tiên được tiếp xúc với công việc bằng những lý luận đãđược học, áp dụng vào thực tế và viết báo cáo kiến tập, bản thân em đã nhậnthức được tầm quan trọng trong nghiệp vụ công việc quản trị nhân lực của mìnhsong nội dung nghiên cứu, tìm hiểu rộng nên trong bản báo cáo kiến tập nàykhông thể tránh được những hạn chế và thiếu sót nhất định Kính mong các thầy

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

Trang 8

cô giáo trong trường cũng như toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ, công chức thuộcHĐND - UBND huyện Vĩnh Bảo bổ sung, đóng góp ý kiến cho em để bài báocáo kiến tập của em được hoàn thiện và giúp em hiểu biết sâu rộng, chính xác và

đầy đủ hơn về nghiệp vụ công tác quản trị nhân lực của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, ngày 20 tháng 05 năm 2015

Sinh viên

PHẠM THỊ THÚY

Trang 9

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Đào tạo phát triển là hai yếu tố vô cùng quan đối với công tác về quản trịnhân lực hiện nay đặc biệt đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực cán bộcông chức Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm sử dụng tối đa nguồnnhân lực hện có và nâng cao được tính hiệu quả của tổ chức thông qua các hoạtđộng giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghềnghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giáchơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ đối vớicác công việc trong tương lai

Hiện nay huyện Vĩnh bảo là một trong những huyện trọng điểm cần pháthuy tốt hiệu quả kinh tế xã hội Để làm được điều này, vấn đề về đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực công chức xã, thị trấn là vô cùng cần thiết Do đó, để cóhướng đi thích hợp giúp cho Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo có được mộtnguồn nhân lực có chất lượng nhằm thực hiện có kết quả các mục tiêu, nhiệm vụquan trọng cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương trong giai đoạnmới, em chọn đề tài nghiên cứu về “ Thực trạng và giải pháp công tác đào tạophát triển nguồn nhân lực cán bộ công chức xã, thị trấn tại Ủy ban nhân dânhuyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, mục tiêu nghiên cứu có liênquan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các đơn vị tổ chức

- Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ủy bannhân dân huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng trong thời gian qua

-Đề xuất một số giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ủy bannhân dân huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng trong thời gian tới

3 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Cần vận dụng tốt những cơ sở lý luận, thực hiện tốt mục tiêu, nội dungcủa phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, thực hiện đồng bộ các khâu từ việc

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

1

Trang 10

tuyển dụng và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, công chức, tổ chức đào tạo, bồidưỡng cán bộ công chức về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có cơ hôi vềđiều kiện công tác và nâng cao trình độ, việc quy hoạch cán bộ và quản lý phùhợp theo yêu cầu phát triển trong tình hình mới, thực hiện sáng tạo chế độ, chínhsách đối với đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan thuộc UBND huyện VĩnhBảo.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

-Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính tại các cơquan thuộc Uỷ ban nhân dân huyệnVĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng,

-Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình đội ngũcán bộ, công chức hành chính ở các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhândân huyệnVĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, không nghiên cứu cán bộ viên chứcvà cán bộ làm công tác Đảng, Đoàn thể

-Nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc đào tạovà phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo, thành phốHải Phòng, tập trung vào việc đánh giá nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ côngchức hành chính

- Về không gian: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hảiphòng

- Về thời gian: Các giải pháp được đề xuất trong báo cáo có ý nghĩa trongthời gian trước mắt

5 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử: Nghiên cứu dựa trêncác tài kiêu về lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Vĩnh Bảo

- Phương pháp phân tích so sánh, điều tra: Phân tích các số liệu báo cáothống kê về tình hình sử dụng cán bộ công chức tại UBND huyện Vĩnh Bảođồng thời lấy số liệu điều tra để phục vụ hoạt động đào tạo và phát triển nguồncán bộ công chức tại ủy ban huyện

Trang 11

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Các phương pháp thống kê: thông qua kết quả hoạt động sử dụng cán bộcủa các năm, tình hình và hiệu quả sử dụng cán bộ, từ đó đưa ra các phương ángiải pháp hợp lý nhằm daid tạo và phát triển nguồn cán bộ tại UBND huyệnVĩnh Bảo có hiệu quả cao

- Các phương pháp khác: các phương pháp liên quan và phục vụ cho côngtác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cán bộ công chức tại UBND huyện

6.Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.

Việc phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức có ý nghĩarất lớn, là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của việc quản lýđiều hành kinh tế- xã hội tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện VĩnhBảo Phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện Vĩnh Bảo là có những giảipháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức sáng tạo thực hiện có kế hoạch, tổchức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá, thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ trong giaiđoạn hiện nay Xác định đúng mục tiêu vai trò và nhiệm vụ của các cơ quanchuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Bảo, nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũcán bộ, công chức, những yêu cầu về nhân cách của người cán bộ, công chức sẽgiúp cho UBND huyện có những lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiêm côngchức hợp lý Từ đó nâng cao công tác làm việc có hiệu quả cao của đội ngũ côngchức cấp xã, thị trấn đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng và pháttriển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay

7 Bố cục của đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo được chia thành 3chương:Chương 1: Khái quát chung về huyện Vĩnh Bảo và một số vấn đề lý luận cơ bảnvề nguồn nhân lực; vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hiện nay

Chương 2: Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhândân huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

3

Trang 12

CHƯƠNG IKHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN VĨNH BẢO VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ

LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC; VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO, PHÁT

TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC HIỆN NAY.1.1 Khái quát chung về huyện Vĩnh Bảo.

1.1.1 Đặc điểm chung về huyện Vĩnh Bảo.a Vị trí địa lý, dân số, diện tích.

Huyện Vĩnh Bảo nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố Hải phòng, códiện tích đất tự nhiên trên 180km2 , dân số 191.000 người Ở vị trí tiếp giáp giữaHải phòng với các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, huyện Vĩnh Bảo là một huyệngiữ vai trò trọng yếu trong phát triển vùng kinh tế ngoại thành Hải phòng Điểmcực đông của huyện là cửa của sông Hóa đổ vào sông Thái Bình, trước khi sôngThái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ (biển Đông), phía Tây Bắc huyện giáp tỉnh HảiDương, phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông và Đông Bắcgiáp huyện Tiên Lãng (Hải phòng) Huyện có Quốc lộ 10 sang Thái Bình(hướng Tây Nam), hướng ngược lại lên phía Bắc là hướng đi trung tâm thànhphố Hải phòng qua các huyện Tiên Lãng, An Lão Huyện Vĩnh Bảo được baobọc kín xung quanh bởi 3 con sông:

Sông Luộc phía Tây Bắc, là ranh giới của huyện với tỉnh Hải Dương;Sông Hóa ở phía Tây Nam và Nam, gần như là ranh giới của huyện vớitỉnh Thái Bình;

Sông Thái Bình làm ranh giới giữa huyện Vĩnh Bảo với huyện Tiên Lãng.Huyện Vĩnh Bảo có 1 thị trấn Vĩnh Bảo và 29 xã, là các xã: Giang Biên,Dũng Tiến, Việt Tiến, Vĩnh An, Vĩnh Long, Thắng Thủy, Trung Lập, Hiệp Hòa,An Hòa, Hùng Tiến, Tân Liên, Tân Hưng, Hưng Nhân, Nhân Hòa, Tam Đa,Vinh Quang, Đồng Minh, Thanh Lương, Cộng Hiền, Tiền Phong, Vĩnh Phong,Cao Minh, Tam Cường, Liên Am, Cổ Am, Lý Học, Hòa Bình, Vĩnh Tiến, TrấnDương

Vĩnh Bảo là một địa phương giàu truyền thống lịch sử cách mạng, văn

Trang 13

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

hóa, truyền thống hiếu học, là quê hương cua Danh nhân văn hóa Trạng TrìnhNguyễn Bỉnh Khiêm

b Kinh tế- xã hội.

Vĩnh Bảo là huyện trọng điểm về nông nghiệp của thành phố Hải phòngvà là huyện có nhiều nghề thủ công truyền thống khá nổi tiếng như: dệt vải, dệtthảm, chiếu cói, may tre đan, tạc tượng, sơn mại, điêu khắc gỗ, thêu mỹ nghệ…có nhiều tiềm năng phát triển Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, kinh tế thuầnnông, cây lúa, chăn nuôi lợn, trâu bò, gia cầm và trồng một số loại rau màu Sảnxuất nông nghiệp, công nghiệp thủ công, kinh tế thuần nông

Phát huy truyền thống của quê hương anh hùng, trong những năm vừaqua, được sự quan tâm của Thành ủy, HĐND, UBND và các sở ban, ngànhthành phố, Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Bảo đã không ngừng nỗ lực phấn đấu,vượt qua khó khăn thử thách giành được nhiều thành tựu quan trọng trên cáclĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- anh ninh Tăng trưởng kinh tế 5năm liền (2003-2007) bình quân đạt 10,09% riêng năm 2007 đạt 11,9%, caonhất từ trước đến nay; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, theo hướng tích cực,bền vững Năm 2007 là năm huyện Vĩnh Bảo giành được thắng lợi khá toàndiện, ghi được những mốc son trên nhiều lĩnh vực: kinh tế xã hội phát triển;huyện hoàn thành phổ cập trung học và nghề; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốcgia về y tế; cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tranh, nhà tạm cho hộnghèo, hộ cận nghèo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm giữvững ổn định, quốc phòng được tăng cường; nhiều lĩnh vực được Chính phủ, cácbộ, ngành Trung ương và thành phố tặng cờ, bằng khen

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, xác định được những tiềm năng,lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên đất và nguồn lực lao động, Huyện uỷ, HĐND,UBND huyện đã có các nghị quyết, kế hoạch, đề án nhằm tập trung sự lãnh đạocủa các cấp, huy động mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp, thủ côngnghiệp, nông nghiệp, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng hệ thốngchính trị trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo, trong đó xác định

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

5

Trang 14

phát triển công nghiệp là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vĩnh Bảo là đơnvị sớm triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội toànhuyện; quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007-2010 và đến 2020; quy hoạch mởrộng Thị trấn Vĩnh Bảo với quy mô 500 ha, dân số 20.000, là đô thị loại 4, cókết cấu hạ tầng kinh tế hiện đại; thành lập thêm Thị trấn Nam Am - xã TamCường; quy hoạch các xã, thị trấn, thị tứ; quy hoạch phát triển hệ thống chợ, hệthống giao thông và khu vực bãi rác thải theo hướng phát triển bền vững Làđịa phương có dân số đông (gần 20 vạn), trong đó trên 10 vạn còn trong độ tuổilao động, có chất lượng khá cao (25% đã qua đào tạo) cung cấp hàng vạn laođộng cho các doanh nghiệp trong và ngoài huyện Về quỹ đất, trên cơ sở các quyhoạch đã được thành phố phê duyệt, huyện đã xác định được một số địa điểmvới diện tích trên 1000 ha cho phát triển công nghiệp; hàng trên 10.000 ha đấtphát triển sản xuất nông nghiệp, thuận lợi cho sản xuất các loại cây trồng có giátrị kinh tế cao (hoa, rau màu, thuốc lào, dưa, ớt ) Song song với việc thực hiệntốt công tác quy hoạch, huyện luôn chủ động, tích cực triển khai các biện phápthu hút các doanh nghiệp về đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Đến nay, trên địa bàn huyện có 3 khu công nghiệp (Vinh Quang, An Hoà,Giang Biên), 2 cụm công nghiệp (Tân Liên, Dũng Tiến - Giang Biên, CầuNghìn) được Chính phủ, UBND thành phố phê duyệt quy hoạch; 6 doanh nghiệpđã và đang được đầu tư xây dựng, đi vào sản xuất; hàng chục doanh nghiệp đanghợp đồng thu mua hàng thủ công nghiệp, nông sản, bán vật tư phục vụ sản xuất;nhiều doanh nghiệp đang khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư về huyện Những tiềmnăng, lợi thế cùng với các chủ trương và biện pháp trên đã tạo bước chuyển biếnquan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướngcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mọi mặt, mởra nhiều cơ hội hợp tác với những đối tác trong và ngoài huyện, xây dựng huyệnphát triển toàn diện, vững chắc, nâng cao đời sống nhân dân

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Vĩnh Bảo.

Trang 15

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Đặng Văn Chúc: phụ trách xây dựng, giao thông, thương mại, dịch vụ,văn hóa - xã hội

Nguyễn Văn Lợi: phụ trách nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, tài nguyênvà môi trường

Phó chủ tịch là người giúp việc cho Chủ tịch.Các thành viên khác

b Các phòng ban chuyên môn.

Các cơ quan chuyên môn được thành lập để tham mưu giúp UBND huyệnVĩnh Bảo thực hiện chức năng quản lý ở địa phương, và bảo đảm thống nhấtquản lý của ngành và lĩnh vực công tác từ Trung ương đến địa phương Đồngthời thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND và theoquy định của pháp luật

Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, chịu sự chỉ đạo, quản lý vềtổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo,kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộcUBND cấp thành phố

Trong những năm gần đây, số lượng các phòng, ban chuyên môn củaUBND huyện Vĩnh Bảo cũng có sự thay đổi

Đợt 1: Thực hiện Nghị định số 12/2001/NĐ-CP, UBND huyện đã triển khai sắpxếp các phòng ban thuộc huyện từ 14 phòng còn 10 phòng

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

7

Trang 16

Đợt 2: Thực hiện Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủvà Quyết định số 116/QĐ-UB ngày 18/01/2005 của UBND thành phố, trongtháng 01/2005, UBND huyện đã tiến hành kiện toàn các cơ quan chuyên môn,thành lập 13 phòng chuyên môn thuộc UBND huyên.

Đợt 3: Tháng 4/2008, thực hiện Nghị định số 14/NĐ-CPngày 4/2/2008 củaChính phủ, UBND huyện tiến hành sắp xếp lại các phòng ban thuộc huyện gồm có12 phòng chuyên môn; Thành lập mới Đội thanh tra xây dựng độc lập, Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường Gồm có:

Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện.Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.Phòng Tài chính - kế hoạch

Phòng Công thương.Phòng Tài nguyên và môi trường.Phòng Giáo dục và đào tạo

Phòng Văn hóa và thông tin.Phòng Lao động - thương binh và xã hội.Phòng Tư pháp

Phòng Thanh Tra huyện.Phòng Nội vụ

Phòng Y tế

Trang 17

Báo cáo kiến tậpTrường Đại học Nội vụ Hà Nội

c Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Vĩnh Bảo.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Vĩnh Bảo

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH BẢO

PhòngNội vụ

PhòngTC- KH

PhòngGiáo dục

& ĐàoPhòng

TN&MTPhòng

Kinh tế &Hạ tầng Phòng

NN&PTNT

Phòng YtếPhòng Tư

pháp Thanh traPhòngPhòng

LĐ-TB&XHPhòng

VH & TTVăn

phòngUBND

9

Trang 18

1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện Vĩnh Bảo.1.2.1 Vị trí, chức năng.

UBND huyện do HĐND huyện Vĩnh Bảo bầu ra, là cơ quan chấp hànhcủa HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trướcHĐND huyện và cơ quan Nhà nước cấp trên

UBND có chức năng chỉ đạo thi hành pháp luật, thực hiện các chức năngquản lý Nhà nước ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn lãnh thổđịa phương theo Hiến pháp và Pháp luật, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lýthống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương tới địa phương

1.2.2 Nhiệm vụ.

Căn cứ vào Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, quy định rõ nhiệmvụ của UBND Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh Theo đó, UBNDHuyện có những nhiệm vụ sau:

Quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngưnghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy lợi, dịch vụ, y tế, văn hóa…Chịu trách nhiệm quản lý về đất đai và các tài nguyên khác, quản lý việc thựchiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa

Đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xâydựng lực lượng vũ trang nhân dân, quốc phòng toàn dân Thực hiện các chínhsách đối với lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương

Quản lý công tác tổ chức lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ viên chứcnhà nước và cán bộ cấp phòng

Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội,bảo vệ tính mạng danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi hợp pháp của nhân dân.Chống tham nhũng, buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác

Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhà nước; tổchức tiếp dân, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân;hướng dẫn, chỉ đạo công tác hòa giải ở xã, thị trấn

Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác thi hành án theo đúng quy định của

Trang 19

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

pháp luật.Chỉ đạo và kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo; quyền tựdo tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dânđịa phương; ngăn chặn các hành vị xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặclợi dụng để làm trái những quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước

Thực hiện việc quản lý hành chính, xây dựng đề án phân vạch địa giớihành chính ở huyện đưa ra HĐND huyện thông qua để trình cấp trên xem xét.UBND huyện chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND huyện và UBNDthành phố

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức chấp hành pháp luật cho toàn thểnhân dân; kiểm tra, xử phạt các hành vi sai phạm

1.3 Một số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồnnhân lực.

1.3.1 Nguồn nhân lực a Nhân lực

Nhân lực hiểu một cách khái quát là sức người Cụ thể hơn, nhân lực lànguồn lực của mỗi con người, nằm trong mỗi con người và cho con người hoạtđộng Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể conngười Nhờ sức lực đó phát triển đến mức độ cần thiết, con người tham gia vàocác hoạt động lao động sản xuất, tôn giáo, chính trị, văn hoá, xã hội

b Nguồn nhân lực.

Xét về tổng thể, nguồn nhân lực là tiềm năng lao động của con người trêncác mặt số lượng, cơ cấu (ngành nghề, trình độ đào tạo, cơ cấu vùng miền, cơcấu ngành kinh tế) và chất lượng, bao gồm phẩm chất và năng lực (trí lực, tâmlực, thể lực, kỹ năng nghề nghiệp) đáp ứng nhu cầu phát riển kinh tế, xã hộitrong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hay ngành và năng lực cạnhtranh trong phạm vi quốc gia và thị trường lao động quốc tế

1.3.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực a.Khái niệm.

Đào tạo con người là quá trình nâng cao năng lực của con người về mặt

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

11

Trang 20

thể lực, trí lực, tâm lực đồng thời phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhấtnăng lực của nguồn nhân lực để phát triển đất nước Đào tạo được hiểu là cáchoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quảhơn chức năng nhiệm vụ của mình Đó chính là quá trình học taapjlafm chongười lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động họctập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ laođộng có hiệu quả hơn.

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chínhsách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực(trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội), nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồnnhân lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn phát triển Pháttriển chính là các hoạt động vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của ngườilao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những địnhhướng tương lai của tổ chức

b Nội dung của phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức

-Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc.-Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc.-Giảm bớt sự giám sát với người lao động trong thực hiện công việc.-Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức

-Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực.-Phát triển qui mô số lượng nguồn nhân lực

-Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu của tổ chức - Phát triển về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực -Phát triển kỹ năng của nguồn nhân lực

-Nâng cao nhận thức nguồn nhân lực -Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực -Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.-Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc,là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc

Trang 21

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

c Ý nghĩa của việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầuhọc tập nâng cao và cơ hội phát triển, thăng tiến trong nghề nghiệp của bản thân,là một trong những yếu tố tạo nên động cơ lao động tốt Bên cạnh đó, phát triểnnguồn nhân lực còn có ý nghĩa tạo nên sự gắn bó giữa người lao động và tổchức, tính chuyên nghiệp trong công việc, sự thích ứng với công việc hiện tại vàtương lai, tạo cho người lao động có cách nhìn, tư duy mới trong công việc làmcơ sở để phát huy tính sáng tạo trong công việc

d Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực

-Các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước: chính sách pháttriển nhà nước bao gồm hầu hết những giải pháp tác động đến quá trình làm việccó hiệu quả, tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện nay Đólà những chính sách về các lĩnh vực sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục….; chínhsách về quy mô cơ cấu đào tạo; chính sách về giáo dục; chính sách về tài chínhvà chính sách đa dạng hóa các nguồn nhân lực

-Các nhân tố thuộc về đơn vị sử dụng lao động: Để có hiệu quả, nâng caonăng lực trình độ làm việc, người sử dụng lao động thường đề ra các chiến lượcđịnh hướng phát triển hợp lý khoa học Các chương trình đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực tiên tiến cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác sử dụng laođộng hiệu quả Do vậy người sử dụng lao động cần có cách nhìn hợp lí về trìnhđộ của đội ngũ đào tạo để nâng cao được tính hiệu quả trong công việc, công tácquản lí phù hợp trong công việc

-Các nhân tố thuộc về người lao động: Con người là yếu tố cấu thành nêntổ chức lao động do đó tất cả các hoạt động trong tổ chức đều chịu sự tác độngcủa nhân tố này Tùy từng hoạt động mà con người ảnh hưởng nhiều hay ít, đốivới công tác đào tạo và phát triển thì yếu tố con người ảnh hưởng mạnh mẽ Nếungười lao động yêu thích công việc, nghề nghiệp thì họ sẽ phát huy được tốtnăng lực và hiệu quả công việc cao, vì thế công tác đào tạo phát triển được tiếnhành thuận lợi và hiệu quả thu được là cao hơn Một yếu tố rất quan trọng của

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

13

Trang 22

nhóm yếu tố con người tác động đến công tác đào tạo, phát triển đó là quá trìnhcủa người lao động Trình độ của họ ở mức độ nào, trình độ thấp hay cao, ý thứchọc tập, ý thức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm của người lao động như thế nào nóquyết định đến các phương pháp đào tạo khác nhau, các chương trình và hìnhthức đào tạo cho hợp lý với từng đối tượng.

1.3.2.3 Đặc điểm công chức HCNN ảnh hưởng đến việc đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực.

a Khái niệm công chức hành chính nhà nước

Công chức theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nước , đó lànhững người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong cơ quan nhànước( trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt độngcông vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước.Cán bộ, công chức HCNN là những người hoạt động trong các cơ quan HCNNtừ trung ương đến địa phương đảm nhiệm chức năng quản lý nhà nước

b Các loại công chức hành chính nhà nước

Việc phân loại cán bộ, công chức đóng vai trò quan trọng nhằm đạt hiệuquả cao trong hoạt động công việc và cả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng Vìmỗi đối tượng cán bộ, công chức khác nhau có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng khácnhau, có những tiêu chuẩn và yêu cầu khác nhau về trình độ đào tạo nghềnghiệp, chuyên môn Việc phân loại cũng là mộ cơ sở để xác định nhu cầu đàotạo, phát triển đáp ứng các nhu cầu đào tạo đó

Công chức lãnh đạo quản lý: là những người được bầu cử hoặc bổ nhiệmgiữ vị trí chức vụ lãnh đạo, chỉ đạo, có thẩm quyền pháp lý và được sử dụng mộtcách đầy đủ thẩm quyền ấy trong quá trình quản lý, có nhiệm vụ hoạch định chủtrương công tác và điều khiển quá trình thực hiện nó ở một cấp độ nào đó, có sốlượng lớn nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc đối tượng này đượcđào tạo, quy hoạch căn bản cả về lý luận chính trị lẫn nghiệp vụ chuyên ngành;có khả năng tổng hợp và khái quát cao, ngay từ đầu họ đã hiểu rõ vai trò củacông tác tổ chức và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện công tác tổ chức

Trang 23

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Công chức chuyên môn: là những người đã được đào tạo, bồi dưỡng ở cáctrường lớp, có khả năng chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan hành chính nhànước Có trách nhiệm thực hiện hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành, họ đượcquy hoạch đào tạo theo tiêu chuẩn cấp kiến thức nghiệp vụ với hai phân nhánhlý thuyết hoặc thực hành, có số lượng đông và hoạt động của họ có tính chấtquyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan và đợn vị

Nhân viên giúp việc: là những người làm việc cụ thể, được đào tạo bồidưỡng trong thực tế công tác là chính, được tuyển dụng giữ các chức vụ phục vụcho bộ máy làm việc của cơ quan, cho đến nay gần như chưa được đào tạo cơbản mà hầu hết đểu từ các lĩnh vực chuyen môn khác chuyển sang, hoạt độngchuyên ngành

c Các tiêu chí đánh giá năng lực trình độ công chức hành chính nhànước

Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực,trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao Kết quảđánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, dào tạo, bồi dưỡng, khenthưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức Nội dung đánh giácông chức:

- Công chức được đánh giá théo thái độ chấp hahf đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

- Phẩm chát chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.- Năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ

- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.- Tinh thần trách nhiệm vvaf phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.- Thái độ phục vụ nhân dân

- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo,quản lý

- Năng lực lãnh đạo, quản lý.- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

15

Trang 24

Bên cạnh đó công chức còn được đánh giá dựa trên một số tiêu chí cơ bảnsau:

- Tiêu chí về trình độ văn hoá - Tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp

- Tiêu chí về kinh nghiệm công tác.- Tiêu chí về sức khoẻ

d Đặc điểm công chức HCNN ảnh hưởng đến việc đào tạo phát triểnnguồn nhân lực.

Đội ngũ công chức HCNN được hình thành và phát triển gắn liền với quátrình lịch sử nước ta, qua các thời kỳ khác nhau Do đặc thù nghề nghiệp, lĩnhvực công tác, đội ngũ công chức HCNN có các đặc điểm như sau:

- Là những người thực thi công vụ - Là những người cung ứng dịch vụ hành chính công - Là một đội ngũ chuyên nghiệp

- Được Nhà nước đảm bảo lợi ích khi thực thi công vụ

Trang 25

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH BẢO.2.1 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại UBND huyện trong thời gianqua.

2.1.1 Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo quản lý trong hệ thốngchính trị của huyện những năm qua.

Những năm qua, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII)và chiến lược cán bộ, nhất là quán triệt Nghị quyết Đại hội X và XI của Đảng;Nghị quyết Đại hội XIII, XIV Đảng bộ Thành phố và nghị quyết Đại hội XXIII,XXIV Đảng bộ huyện Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ và các cấp uỷ cơ sởđã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ nói chung, công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nói riêng theo hướngđổi mới, dân chủ, công khai, đồng bộ Huyện uỷ và các cấp uỷ cơ sở đã nhậnthức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnhđạo, quản lý; lãnh đạo, chỉ đạo gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với cáckhâu khác trong công tác cán bộ nhất là với quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, bốtrí sử dụng cán bộ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý củahuyện có bước phát triển hợp lý và quy mô, các loại hình đào tạo, bồi dưỡng tiếptục được đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả Chất lượng đào tạo, bồi dưỡngtừng bước được nâng lên Công tác tham mưu trong công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ có bước chuyển biến, tiến bộ Đã góp phần quan trọng xây dựng đội ngũcán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cơ bản đáp ứng được yêu cầunhiệm vụ Trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn được nâng lên; đa số đượcrèn luyện trưởng thành có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng động sáng tạo,nắm bắt và thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng, Nhànước, của thành phố và của huyện

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, bồi dưỡngcán bộ trong hệ thống chính trị những năm qua vẫn còn một số khuyết điểm hạn

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

17

Trang 26

chế, đó là: Công tác đào tạo còn chưa thật sự gắn với quy hoạch cán bộ, chưagắn với yêu cầu tiêu chuẩn của vị trí công tác; Còn mất cân đối về hình thức, nộidung đào tạo, cơ cấu tỷ lệ cán bộ nữ; Phương hướng, nội dung đào tạo tuy có đổimới nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu; Chất lượng đào tạo, nhấtlà đào tạo tại chức còn nhiều hạn chế; Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cònthiếu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của huyện, thành phốvà của cơ sở đào tạo, chưa đảm bảo tính toàn diện của công tác đào tạo cán bộ;Việc đầu tư kinh phí cho đào tạo chưa có cơ chế cụ thể để động viên cán bộ.Chưa xây dựng được quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từng thời kỳ và bồidưỡng đối với từng loại cán bộ Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của huyện chưađảm bảo đủ các điều kiện để thật sự nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.Kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thời gian qua tuy đãđược quan tâm sử dụng cơ bản đúng mục đích, song công tác kiểm tra chưathường xuyên, chưa phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí trong côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên có cả nguyên nhân kháchquan và nguyên nhân chủ quan Song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu Trongđó đáng lưu ý nhất là nhận thức tinh thần trách nhiệm của các cấp uỷ đảng,chính quyền, ban ngành từ huyện đến cơ sở về công tác đào tạo, bồi dưỡng cánbộ còn hạn chế; chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàngnăm cũng như cả giai đoạn mà chủ yếu là xây dựng kế hoạch mở các lớp đàotạo, bồi dưỡng Vai trò, trách nhiệm của các ban, cơ quan tham mưu cho cấp uỷ,chính quyền trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn hạn chế

2.1.2 Kết quả thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức.a Công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Thực hiện các văn bản hướng dẫn của Trung ương, thành phố về công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015; căn cứ vào nghịquyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV về phương hướng, nhiệm vụ pháttriển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015, ỦY ban nhân dân huyện đã triển khai

Trang 27

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

quán triệt văn bản chỉ đạo các cấp về nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức, viên chức đến các phòng ban, đơn vị sự nghiệp, xã, thị trấn, trường học.Công tác quán triệt, phổ biến, tuyên truyền được triển khai nghiêm túc, kịp thờivà bằng nhiều hình thức, từ đó đã làm thay đổi cơ bản nhận thức của đội ngũ cánbộ, công chức về yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn hiện nay

Quá trình triển khai, UBND huyện đã cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo củaTrung ương, thành phố, Nghị quyết của huyện ủy thành Kế hoạch của huyện;chỉ đạo các cơ quan, đơn vị rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ các bộ, côngchức, theo tiêu chuẩn các chức danh đang đảm nhiệm; lập danh sách cán bộ,công chức chưa đủ tiêu chuẩn về trình độ các mặt; giao cho phòng nội vụ tổnghợp, phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Ủy ban nhândân huyện đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm2014 phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện; chỉ đạo phòng Nội vụ phối hợpvới Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Trung tâm dạy nghề và Trung tâm giáo dụcthường xuyên liên kết với các trường Cao đẳng, Đại học, trường Chính trị TôHiệu Hải Phòng duy trì các lớp đào tạo được mở từ những năm trước; đồng thờimở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn cho các cán bộ, công chức theokế hoạch đã xây dựng

b Kết quả đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức.

Về đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị : Năm 2014 huyện đã có 7 đồng chílà cán bộ được đào tạo lý luận chính trị trình độ cao cấp hệ tập trung và tại chức( trong đó 2 đồng chí tốt nghiệp năm 2014); cử 20 đồng chí cán bộ học Trungcấp lý luận chính trị tập trung tại trường Chính trị Tô Hiệu ( trong đó 9 đồng chítốt nghiệp năm 2014); liên kết với trường chính trị Tô Hiệu mở lớp Trung cấp lýluận chính trị-hành chính khóa XI ( tại chức ) với 120 học viên; bồi dưỡng trìnhđộ lý luận chính trị cho 100% đảng viên mới được kết nạp năm 2014

Về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Duy trì 8 lớp đại học, trongđó: đã hoàn thành chương trình thi tốt nghiệp cho 02 lớp Đại học với số học viênlà 150 học viên ( ĐH QLKT và ĐH Mầm non ); 04 trung cấp chuyên môn ( 02

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

19

Trang 28

lớp Trung cấp hành chính; 01 lớp trung cấp văn hóa; 01 lớp trung cấp dược vớisố học viên là 162 người ) Ngoài ra đã cử cán bộ, công chức đi đào tạo trình độĐại học, Trung cấp tại thành phố và các tỉnh lân cận đối với các chuyên ngànhkhông đủ điều kiện mở lớp tại huyện Trong năm đã cử 10 cán bộ, công chức điđào tạo trình độ thạc sĩ.

Về bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ: đã cử 04 cán bộ đi bồi dưỡng kiến thứcquản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính; cử 05 cán bộ, conng chức đibồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên; mở các lớp bồidưỡng cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách xã, thịtrấn, đại biểu HĐND xã, thị trấn về ký năng quản lý điều hành, nghiệp vụchuyên môn; mở 37 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đoàn, hội, cán bộkhông chuyên trách cơ sở,…; ngoài ra đã cử cán bộ, công chức tham gia các lớpbồi dưỡng khác do thành phố và Trung ương mở theo kế hoạch của Thành phố

UBND huyện đã cân đối và bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác đàotạo bồi dưỡng Bên cạnh nguồn kinh phí của thành ủy, UBND thành phố cấp chohuyện thực hiện các lớp bồi dưỡng theo chương trình kế hoạch UBND huyện đãbố trí nguồn kinh phí để mở một số lớp bồi dưỡng mà thành phố không cấp kinhphí để tổ chức tốt công tác bồi dưỡng

Ngoài ra, để khuyến khích, động viên cán bộ, công chức thuộc các cơquan của huyện đi đào tạo trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, UBND huyện vẫnduy trì và thực hiện quyết định tạm thời về việc hỗ trợ thêm kinh phí cho cán bộ,công chức thuộc các cơ quan của huyện đi đào tạo trình độ sau đại học; hỗ trợkinh phí cho cán bộ, công chức xã đi đào tạo trình độ đại học Cán bộ, côngchức, viên chức cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ: chất lượngđược nâng lên

Trang 29

Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Sinh viên: Phạm Thị Thúy

Lớp: Quản trị Nhân lực K1A

21

Trang 30

BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÃ, THỊ TRẤN.

Trên45

VănhóaTHPT

Chuyênmôn

Lý luậnchính trị

BồidưỡngQLNN

TinhọcTrung

cấp

CĐ,ĐH

Sơcấp

Trungcấp

Ngày đăng: 21/08/2016, 20:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Kim Dung (2005), giáo trình quản trị nguồn nhân lưc – Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình quản trị nguồn nhân lưc
Tác giả: Trần Kim Dung
Nhà XB: Nhà xuấtbản thống kê
Năm: 2005
2. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân(2013), Giáo trình quản trị nguồn nhân lực – Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trịnguồn nhân lực
Tác giả: Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Năm: 2013
3. Martin hilb (2003), Quản trị nhân sự tổng thể - Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nhân sự tổng thể
Tác giả: Martin hilb
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2003
4.Tài liệu về quá trình hình thành và phát triển của UBND huyện Vĩnh Bảo Khác
5. Báo cáo tổng kết công tác đào tạo bồi dưỡng của UBND huyện Vĩnh Bảo qua các năm gần đây Khác
6. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ của UBND huyện Vinh Bảo 2013-2015 Khác
7. Kế hoạch và phương hướng nhiệm vụ công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ huyện Vĩnh Bảo trong những năm tới Khác
8. Báo cáo thực trạng và nhu cầu cán bộ UBND huyện Vĩnh Bảo Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Vĩnh Bảo - Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: Thực trạng và giải pháp công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cán bộ công chức xã, thị trấn tại ủy ban nhân dân huyện vĩnh bảo, thành phố hải phòng
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức UBND huyện Vĩnh Bảo (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w