1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về chế độ pháp lý về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại

80 607 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 484 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 5 CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1 Tổng quan về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành: 5 1.1.1 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản: 5 1.1.2 Các loại tài sản bảo đảm: 6 1.1.3 Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: 8 1.2 Xử lý tài sản và các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: 13 1.2.1 Xử lý tài sản bảo đảm : 13 1.2.2 Các trường hợp xử lý TSBĐ trong hoạt động cho vay của các NHTM: 15 1.2.3 Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: 17 CHƯƠNG 2.................................................................................................... 22 THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 22 2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: 22 2.2 Tình hình thực hiện bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: 23 2.3 Các phương thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: 25 2.3.1 Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản : 25 2.3.2 Cho vay có bảo đảm dưới hình thức bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba:…......................................................................................................... 31 2.3.3 Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: 35 2.4 Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: 36 2.4.1 Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm: 36 2.4.2 Quy trình xử lý tài sản bảo đảm: 37 2.4.3 Tình hình xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Công thương VN:…………………………………………………………………………. 38 2.5 Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: 39 2.5.1 Những bất cập của văn bản hệ thống pháp luật hiện hành: 39 2.5.2 Những khó khăn, vướng mắc khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm: 42 CHƯƠNG 3 46 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 46 3.1 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm: 46 3.2 Kiến nghị về việc hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: ........................................................................................................ 50 3.2.1 Hoàn thiện các quy định nội bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: 50 3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tín dụng : 53 KẾT LUẬN 55

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ TUYẾT NGA

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM-THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ TUYẾT NGA

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM-THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101

Người hướng dẫn khoa học: GVC - ThS Nguyễn

Triều Hoa

Trang 3

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016

Trang 4

LỜI CÁM ƠN



Để hoàn thành khoá luận này, tôi chân thành gửi lời cám ơn đến:

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô ThS.Nguyễn Triều Hoa và cô Nguyễn Khánh Phương đã tận tình hướng dẫn trongsuốt quá trình viết Khóa luận thực tập

Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Luật trường đại học Kinh tế

TP Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em họctập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảngcho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bướcvào đời một cách vững chắc và tự tin

Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các anh, chị trong Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn đã tạo điều kiện cho em đượcthực tập tại ngân hàng.

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong

sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Ngân hàngTMCP Công thương VN chi nhánh Nam Sài Gòn luôn dồi dào sức khỏe, đạtđược nhiều thành công tốt đẹp trong công việc

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN



“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõnguồn gốc”

Tác giả khóa luận

Trang 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

 

-PHIẾU ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Sinh viên thực tập: ĐẶNG THỊ TUYẾT NGA MSSV: 33131021617 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 16 Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Thời gian thực tập: Từ 07/12/2015 đến 08/03/2016 Nhận xétchung: ………

………

………

………

Đánh giá cụ thể (1) Có tinh thần, thái độ, chấp hành tốt kỷ luật đơn vị; đảm bảo thời gian và nội dung thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập (tối đa được 5 điểm)……….……… ….………

(2)Viết báo cáo giới thiệu về đơn vị thực tập (đầy đủ và chính xác) (tối đa được 2 điểm) ……… ……

(3)Ghi chép nhật ký thực tập (đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, và chính xác) (tối đa được 3 điểm)……… … …

Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……….

Điểm chữ:……… ………

Tp.HCM, ngày …… tháng 03 năm 2015

Người nhận xét đánh giá

Viết rõ HỌ TÊN và CHỨC DANH của người nhận xét

Trang 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

 

PHIẾU ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên thực tập: ĐẶNG THỊ TUYẾT NGA MSSV: 33131021617

Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 16 Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Đề tài nghiên cứu:

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Nhận xétchung:

………

………

………

Đánh giá và chấm điểm quá trình thực tập

(1) Có tinh thần thái độ phù hợp, chấp hành kỷ luật tốt (tối đa 3 điểm) …… (2) Thực hiện tốt yêu cầu của GVHD, nộp KL đúng hạn (tối đa 7 điểm)……

Tổng cộng điểm thực tập cộng (1) + (2)……….

Điểm chữ:………

Kết luận của người hướng dẫn thực tập & viết khóa luận

(Giảng viên hướng dẫn cần ghi rõ việc cho phép hay không cho phép

đưa khóa luận ra khoa chấm điểm)

Trang 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

 

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT Sinh viên thực tập: ĐẶNG THỊ TUYẾT NGA MSSV: 33131021617 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 16 Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Đề tài nghiên cứu: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Nhận xétchung: ………

………

………

Đánh giá cụ thể (1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……….

(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)……….

(3) Nội dung khóa luận - Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)…… …

- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)………

- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)……… ………

- Phần 2 (tối đa 3 điểm)……….…….

- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……….………… …….

- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……… ……

Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……….

Điểm chữ:……….

Tp.HCM, ngày …… tháng 03 năm 2015

Người chấm thứ nhất

Trang 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

 

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ HAI Sinh viên thực tập: ĐẶNG THỊ TUYẾT NGA MSSV: 33131021617 Lớp: Luật kinh doanh Khóa: 16 Hệ: VB2CQ Đơn vị thực tập: Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Đề tài nghiên cứu: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Nhận xétchung: ………

………

………

Đánh giá cụ thể (1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……….

(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)……….

(3) Nội dung khóa luận - Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)…… …

- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)………

- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)……… ………

- Phần 2 (tối đa 3 điểm)……….…….

- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……….………… …….

- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……… ……

Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……… ….

Điểm chữ:……… ……….

Tp.HCM, ngày …… tháng 03 năm 2015

Người chấm thứ hai

Trang 10

MỤC LỤC



LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài – Tình hình nghiên cứu 1

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: 3

3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 3

4 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG 1 5

CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Tổng quan về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành: 5

1.1.1 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản: 5

1.1.2 Các loại tài sản bảo đảm: 6

1.1.3 Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: 8

1.2 Xử lý tài sản và các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay:13 1.2.1 Xử lý tài sản bảo đảm : 13

1.2.2 Các trường hợp xử lý TSBĐ trong hoạt động cho vay của các NHTM: 15

1.2.3 Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: 17

CHƯƠNG 2 22

THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 22

2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động đảm bảo tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: 22

2.2 Tình hình thực hiện bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: 23

Trang 11

2.3 Các phương thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: 252.3.1 Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản : 252.3.2 Cho vay có bảo đảm dưới hình thức bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba:… 312.3.3 Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: 352.4 Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: 362.4.1 Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm: 362.4.2 Quy trình xử lý tài sản bảo đảm: 372.4.3 Tình hình xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Công thương VN:……… 382.5 Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: 392.5.1 Những bất cập của văn bản hệ thống pháp luật hiện hành: 392.5.2 Những khó khăn, vướng mắc khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm: 42CHƯƠNG 3 46MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 463.1 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm: 463.2 Kiến nghị về việc hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương ViệtNam: 503.2.1 Hoàn thiện các quy định nội bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: 503.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tín dụng : 53KẾT LUẬN 55PHỤ LỤC SỐ 1

PHỤ LỤC SỐ 2

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU

Trang 13

TSHTTTL: tài sản hình thành trong tương lai

BĐTV : bảo đảm tiền vay

Trang 14

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài – Tình hình nghiên cứu

a Lý do chọn đề tài:

Hoạt động ngân hàng là loại hình kinh doanh dịch vụ đóng vai trò quan trọng

và ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế Với chức năng thu hút và phân bổ vốntrong nền kinh tế, Ngân hàng thương mại đã thâm nhập vào mọi hoạt độngkinh tế – xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết địnhđối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh Ngân hàng thương mại ngày càngđóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phầnkinh tế, là định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vựctiền tệ Trong số các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì tín dụng là hoạtđộng quan trọng nhất, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống,quyết định mọihoạt động của nền kinh tế quốc doanh,đồng thời nó cũng là nguồn sinh lợichủ yếu,quyết định sự tồn tại phát triển của ngân hàng Tuy nhiên,đây cũng làhoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất Có vô số rủi ro khi cho vay,xuất phát

từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn làmcho ngân hàng bị phá sản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinhtế

Chính vì vậy, an toàn tín dụng là một trong những vấn đề được quan tâm hàngđầu không chỉ ở nước ta mà còn ở tất cả các quốc gia trên thế giới Để hạn chếbớt thiệt hại khi gặp rủi ro từ phía khách hàng, ngân hàng thường áp dụnghình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản Đồng thời, trong quá trình chovay, Ngân hàng thương mại cũng phải có trách nhiệm với khoản tiền cho vay,đảm bảo thu hồi được vốn và lãi, trang trải chi phí, rồi lại tiếp tục sử dụng vốnquay vòng phát huy được hiệu quả Nhưng trong thực tế không phải lúc nàotiền vay cũng thu hồi được vốn và lãi, vì có rất nhiều nguyên nhân từ môitrường pháp lý của Nhà nước, môi trường kinh tế, hay ngay từ chính cán bộngân hàng

Cũng như các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam(Vietinbank) cũng thực hiện việc đảm bảo tiền vay

Trang 15

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tàisản, các Ngân hàng thương mại còn gặp một số khó khăn, đặc biệt là trongvấn đề xử lý tài sản bảo đảm Chính vì lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài:

“Chế độ pháp lý về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sảnbảo đảm - Thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”làm khóa luận thực tập

b Tình hình nghiên cứu:

Trong thời gian vừa qua, vấn đề chế độ pháp lý về hoạt động bảo đảm tiềnvay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại ở ViệtNam luôn là trung tâm chú ý của các học giả, chuyên gia và các doanh nghiệptrên địa bàn cả nước Đây là một trong những phạm trù thu hút được nhiều sựquan tâm với nhiều ý kiến, bài phân tích, công trình khoa học khác nhau để điđến cách giải quyết thấu đáo những vướng mắc đang tồn tại trong cả lý luận

và thực tiễn,như: "Pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài kinh nghiệm của các nước và thực tiễn Việt Nam", "Báo cáo chế độ pháp lý

sản-về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng VP Bank-chi nhánhĐông Đô"(năm 2010),"Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các tổchức tín dụng",

Khi tìm hiểu các tài liệu xung quanh vấn đề Chế độ pháp lý về bảo đảm tiềnvay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại ở ViệtNam có thể nhận thấy có rất nhiều ý kiến khác nhau Khác nhau về cách tiếpcận, quan điểm , tác dụng của các biện pháp bảo đảm tiền vay và xử lý tài sảnbảo đảm, Và do đó, ngay bản thân vấn đề áp dụng các quy định pháp luậtvẫn còn tồn tại nhiều quan điểm không đồng nhất Các công trình nghiên cứu

ở nhiều mức độ về vấn đề trên hiện có khá nhiều và được đầu tư khá đáng kể,tuy nhiên không hẳn đã tháo gỡ được hết những vướng mắc còn tồn tại trongthực tiễn áp dụng pháp luật vốn nhiều thay đổi Điều đó khẳng định rằngnghiên cứu về các chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động bảo đảm tiền vaybằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm ở cả phương diện lý luận và thực tiễn làcông việc khó khăn và đòi hỏi nỗ lực hơn nữa của các nhà nghiên cứu

Trong phạm vi khóa luận, tác giả cố gắng tập hợp các quan điểm, phân tích,

Trang 16

so sánh các khái niệm, tình huống để đưa ra được những nhận xét phổ quátnhất, đánh giá được phần nào tình hình thực tế trong hoạt động bảo đảm tiềnvay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam Tuy nhiên, với mức độ nghiên cứu của một khóaluận, tác giả chủ yếu phân tích, đánh giá, so sánh ở mức tổng quát những luậnđiểm khoa học đã được các nhà khoa học nghiên cứu và kiểm định thực tế, cốgắng đưa ra được những quan điểm cá nhân của mình để làm rõ thêm vấn đềcần giải quyết.

2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:

a Mục tiêu nghiên cứu:

Qua đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động đảm bảo tiền vaybằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm tại Vietinbank, tác giả mong muốn khóaluận sẽ làm rõ thực trạng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lýtài sản bảo đảm tại Vietinbank theo các tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thốngpháp luật , cũng như những thuận lợi, hạn chế cùng nguyên nhân của nó

b Các câu hỏi nghiên cứu của khóa luận:

1/ Thế nào là hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại?Pháp luật ViệtNam hiện hành có những quy định gì đối với việc bảo đảm tiền vay bằng tàisản và xử lý TSBĐ?

2/ Thực tiễn áp dụng những quy định của Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằngtài sản và xử lý tài sản bảo đảm tại NH TMCP Công thương VN? Những khókhăn và bất cập trong hoạt động thực tiễn?

3/Những kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng nhữngquy định của pháp luật về hoạt động bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảođảm tại NH TMCP Công thương VN?

3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

a Phương pháp nghiên cứu:

Để khóa luận mang tính khoa học, tác giả đã sử dụng kết hợp các phươngpháp nghiên cứu chủ yếu và phổ biến như: phương pháp luật học so sánh,

Trang 17

phương pháp đối chiếu , phương pháp phân tích kết hợp giải thích và tổnghợp , khái quát hóa.

b Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận được xác định làm 3 nội dung chính: (i)

Cơ sở lý luận về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm tronghoạt động cho vay của ngân hàng thương mại; (ii) Bảo đảm tiền vay bằng tàisản và xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thươngmại cổ phần Công thương Việt Nam; (iii) Từ việc nghiên cứu hai nội dungnày, khóa luận có nhiệm vụ đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảcủa việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm từ thực tiễntại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

4 Kết cấu đề tài

Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; mục tiêu & phạm vi nghiên cứu, kết

cấu đề tài

Chương 1: Cơ sở pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài

sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về bảo đảm

tiền vay bằng tài sản và việc xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại

cổ phần Công thương Việt Nam

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng

những quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tàisản bảo đảm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Phần kết luận:

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN

VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO

VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và các biện

pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành:

1.1.1 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản:

Theo nghĩa rộng, bảo đảm tiền vay là việc thiết lập các điều kiện nhằm xácđịnh khả năng thực có của khách hàng đối với việc hoàn trả vốn vay đúnghạn Trước đây, việc bảo đảm tiền vay đơn thuần chỉ được hiểu là việc tổchức tín dụng (TCTD) đòi hỏi khách hàng phải có tài sản để làm cơ sở bảođảm cho khoản vay, trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được tài sảnsẽ thuộc quyền sở hữu của ngân hàng hoặc bị phát mại để trả nợ

Theo nghĩa hẹp, bảo đảm tiền vay( hay còn gọi là bảo đảm tín dụng) là nhữngbiện pháp mà các tổ chức tín dụng áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tớimức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay của mình,

cụ thể là bảo đảm cho việc thu hồi vốn và lãi suất vay Bảo đảm tiền vay lànhững biện pháp bảo đảm việc trả nợ vốn vay (cầm cố, thế chấp bằng tài sảncủa khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo đảm bằng tàisản hình thành từ vốn vay) Bảo đảm tiền vay là sự cam kết của người đi vayđối với người cho vay dựa trên các quy định của Nhà nước nhằm thiết lập và

áp dụng các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo việc trả

nợ vốn vay, ngăn ngừa vi phạm và tạo khả năng khắc phục những hậu quả do

vi phạm nghĩa vụ trả nợ gây ra

Tóm lại, bảo đảm tiền vay không chỉ đơn thuần và duy nhất cho vay phải cótài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh mà cần hiểu nó theo nghĩa rộng " Haynói cách khác, bảo đảm tiền vay là hàng loạt các giải pháp nhằm mục đích

Trang 19

thực hiện cho được yêu cầu buộc vốn cho vay ra phải được quay về với ngườicho vay sau một chu kỳ nhất định với đầy đủ cả gốc và lãi".

Qua đó, ta thấy bảo đảm tiền vay có hai đặc điểm sau:

- Bảo đảm tiền vay là biện pháp phòng ngừa rủi ro: Rủi ro là một trongnhững đặc trưng của hoạt động tín dụng nói chung Tuy nhiên, bảo đảm tiềnvay thông thường chỉ được xem xét là biện pháp thay thế đứng vào hàng “thứcuối” Vì trên thực tế, việc TCTD quyết định cấp tín dụng hay không là do sựhợp lý và cần thiết của đơn xin vay, tính khả thi của dự án, khả năng tài chínhcủa khách hàng vay chứ không phải ở tài sản bảo đảm Việc bảo đảm tiền vaykhông phải có thể chắc chắn hoàn toàn việc vốn vay sẽ được hoàn trả nhưngrủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của các TCTD phần nào được giảmbớt Bởi vậy, bảo đảm tín dụng là để phòng ngừa rủi ro chứ không phải đểloại trừ rủi ro

-Bảo đảm tiền vay là biện pháp tạo cơ sở pháp lý, kinh tế để thu hồi cáckhoản nợ đã cho khách hàng vay Hiện nay, hầu hết các cá nhân và tổ chứckhi tham gia vào quan hệ vay vốn của các TCTD đều nhằm mục đích để pháttriển hoạt động sản xuất kinh doanh Do vậy, rủi ro đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh của khách hàng vay vốn cũng chính là rủi ro của các TCTD Cơ

sở kinh tế để thu hồi các khoản nợ ở đây chính là phần tài sản đã được kháchhàng đem ra làm bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ Trong trườnghợp khách hàng không thanh toán được khoản tiền đã vay của các TCTD thìphần tài sản đó sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ trả nợ của khách hàng nhằmhạn chế tối đa rủi ro đối với TCTD

1.1.2 Các loại tài sản bảo đảm:

Việc cho vay có tài sản bảo đảm của các TCTD sẽ giúp cho các TCTD giảmđược gánh nặng rủi ro, đảm bảo khả năng trả nợ trên thực tế của khách hàng

vay Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì: “Tài sản bảo đảm là tài sản mà

bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm”1 Do đó trong trường hợp hoạt động kinh doanh của người vay kémhiệu quả, thua lỗ kéo dài hoặc bị ảnh hưởng bất lợi dẫn đến việc không có khả

1 Khoản 7 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP

Trang 20

năng thanh toán nợ đến hạn, việc áp dụng các biện pháp trên sẽ tạo cho cácTCTD “một vị thế ưu tiên được thanh toán thu hồi nợ trước” so với các chủ

nợ khác từ tài sản đã xác định là tài sản bảo đảm Do vậy, khi nói đến biệnpháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản là muốn nhấn mạnh tới vị thế ưu tiên củaTCTD được thanh toán nợ trước đối với tài sản được xác định là tài sản bảođảm tiền vay Tuy nhiên, việc có được thanh toán trước hay không còn tuỳthuộc vào việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản đưa ra cầm cố, thếchấp

Có thể nói, trong số các loại bảo đảm tiền vay thì bảo đảm tiền vay bằng tàisản là một hình thức bảo đảm tiền vay được áp dụng tương đối phổ biến doviệc đánh giá độ an toàn của khoản vay có tài sản bảo đảm dễ dành hơn so vớicác biện pháp bảo đảm khác và các tổ chức tín dụng được quản lý tài sản bảođảm hoặc giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản của khách hàng vay hoặc bên

bảo lãnh Tài sản bảo đảm tiền vay được hiểu là tài sản của khách hàng vay,

của bên bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bao gồm: tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của khách hàng vay, của bên bảo lãnh; tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh, tài sản hình thành từ vốn vay Theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP

ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm định nghĩa: “tài sản bảo đảm là tài sản

mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Dân sự đối với bênnhận bảo đảm”

Theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định cụ thể: “Tài sản bảo đảm bảogồm:

- Tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận và thuộc sở hữu của bên cónghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tàisản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên cóquyền tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tươnglai và được phép giao dịch

- Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảođảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giaokết Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành

Trang 21

tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giaodịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm

- Doanh nghiệp Nhà nước được sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý, sửdụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Dân sự

- Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp và có giátrị pháp lý đối với người thứ 3 thì Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyềnkhác không được kê biên tài sản để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảođảm.”2

Theo Điều 320 Bộ luật Dân sự 2005 tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phảithuộc sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch; có thể là tiền, giấy tờ

có giá như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác,quyền tài sản

1.1.3 Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:

1.1.3.1 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố:

Theo Bộ luật dân sự Việt Nam ban hành năm 2005 (sau đây gọi là bộ luậtDân sự 2005), điều 326 định nghĩa: "cầm cố là việc một bên(sau đây gọi làbên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đâygọi là bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự Như vậy, bảnchất của cầm cố là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự Theo

đó trong quan hệ tín dụng ngân hàng, cầm cố tài sản là việc khách hàng vay(bên cầm cố) có nghĩa vụ giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho TCTD (bênnhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ

Đối tượng của hợp đồng cầm cố là các loại tài sản(bao gồm động sản và bấtđộng sản), tiền, trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác, quyền tàisản Động sản được hiểu là những tài sản không phải là bất động sản Chỉnhững động sản thỏa mãn những điều kiện nhất định thì mới đưa ra để cầmcố:

- Động sản phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm

2 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP

Trang 22

- Động sản có giá trị chuyển nhượng hoặc mua, bán dễ dàng (được phépgiao dịch) và không có tranh chấp.

- Bên bảo đảm mua bảo hiểm đối với tài sản (động sản) mà pháp luật quyđịnh phải được bảo hiểm

Bên nhận cầm cố: là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm

bằng tài sản cầm cố, bao gồm: các TCTD Nhà nước; TCTD cổ phần; TCTDhợp tác; TCTD liên doanh; chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động tạoViệt Nam; TCTD phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhântheo pháp luật Việt Nam; có người đại diện đủ năng lực pháp luật dân sự,năng lực hành vi dân sự và thẩm quyền để giao kết hợp đồng cầm cố; đượcNgân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động ngân hàng, phải cógiấy chứng nhận về đăng ký kinh doanh hợp pháp

Bên cầm cố: là khách hàng vay vốn tại TCTD, bao gồm pháp nhân, cá nhân,

doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, công ty hợp danh có năng lựcpháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự chịu trách nhiệm theoquy định của pháp luật; có khả năng tài chính để đảm bảo nghĩa vụ trả nợtrong thời hạn cam kết; có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; có dự án đầu

tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi; có tài sản cầm cố vàphải là người sở hữu tài sản đó hoặc phải có quyền quản lý, sử dụng hợp pháptài sản đó

Phạm vi bảo đảm của tài sản cầm cố: là nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay

đối với TCTD, bao gồm tiền vay(nợ gốc), lãi vay, lãi phạt quá hạn, các khoảnphí (nếu có) được ghi trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng vay phải trảtheo quy định pháp luật Tuy nhiên, nghĩa vụ trả lãi vay, lãi phạt quá hạn, cáckhoản phí (nếu có) không thuộc phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nếu cácbên có thỏa thuận Nghĩa vụ trả nợ ghi trong hợp đồng tín dụng có thể đượcbảo đảm bằng một hoặc nhiều tài sản cầm cố của khách hàng vay, với điềukiện tổng giá trị các tài sản cầm cố phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ trả nợ đượcbảo đảm

1.1.3.2 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp:

Trang 23

Thế chấp tài sản là hình thức theo đó bên đi vay phải chuyển các giấy tờchứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các tài sản bảo đảm cho ngânhàng nắm giữ trong thời gian thỏa thuận để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đốivới bên cho vay Tuy nhiên không phải bất cứ một loại tài sản nào cũng có thểđem đi thế chấp mà nó phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định tùy thuộcvào quy định của pháp luật.

Bên thế chấp: là khách hàng vay, bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác,

doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, pháp nhân Việt Nam và cá nhân,pháp nhân nước ngoài có đủ điều kiện vay vốn tại TCTD theo quy định củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam Bên thế chấp không chỉ giới hạn là chủ sởhữu bất động sản mà còn có thể là người giám hộ, pháp nhân Nhà nước cóquyền quản lý, sử dụng bất động sản và pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình cóquyền sử dụng đất

Bên nhận thế chấp: là các TCTD đã cấp tín dụng dưới hình thức cho vay đối

với khách hàng theo quy định của Luật các TCTD

Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong thế chấp tài sản: là nghĩa vụ

trả nợ của khách hàng vay đối với TCTD, bao gồm tiền vay (nợ gốc), lãi vay,lãi phạt quá hạn, các khoản phí (nếu có) được ghi trong hợp đồng tín dụng màkhách hàng vay phải trả theo quy định pháp luật Tuy nhiên, nghĩa vụ trả lãivay, lãi phạt quá hạn, các khoản phí (nếu có) không thuộc phạm vi bảo đảmthực hiện nghĩa vụ nếu các bên có thỏa thuận Nghĩa vụ trả nợ ghi trong hợpđồng tín dụng có thể được bảo đảm bằng một hoặc nhiều bất động sản thếchấp của khách hàng vay, với điều kiện tổng giá trị các bất động sản thế chấpphải lớn hơn giá trị nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm

1.1.3.3 Bảo đảm tiền vay theo phương thức bảo lãnh:

Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là loại bảo đảm bằng tài sản trong đóbên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với TCTD sẽ sử dụng tài sản thuộc sở hữucủa mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay (bên được bảolãnh) nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ trả nợ của mình đối với ngân hàng

Trang 24

Bên bảo lãnh: trong hoạt động tín dụng ngân hàng, bên bảo lãnh được xác

định là bên cam kết với TCTD trong quan hệ hợp đồng tín dụng sẽ thực hiệnthay nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng nếu như đến hạn trả nợ khách hàng vaykhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ Bên bảo lãnhphải chịu trách nhiệm trước TCTD về khoản vay của khách hàng mà mìnhđứng ra bảo lãnh Bên bảo lãnh có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

Bên nhận bảo lãnh: là chủ nợ, là người thụ hưởng bảo lãnh Trong quan hệ

vay vốn ngân hàng, đó là các TCTD cho vay

Bên được bảo lãnh: là người đi vay(con nợ), có nghĩa vụ phải thanh toán các

khoản vay cho TCTD cho vay

Phạm vi bảo lãnh: là phạm vi trách nhiệm của người bảo lãnh được xác định

trong hợp đồng bảo lãnh, đó là nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối vớiTCTD

1.1.3.4 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay:

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vaydùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ chochính khoản vay đó đối với TCTD

Để tài sản hình thành từ vốn vay trở thành vật bảo đảm tiền vay khách hàngphải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Có khả năng tài chính và có các nguồn thu hợp pháp để thực hiện nghĩa

vụ trả nợ;

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quảhoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi;

- Khách hàng vay phải có mức vốn tự có (vốn chủ sở hữu) tham gia dự

án đầu tư và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng biện pháp cầm cố, thế chấp,bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba tối thiểu bằng 15% tổng mức vốn đầu tư

Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, có 8 biện pháp bảo đảm thựchiện nghĩa vụ dân sự Trong đó có 7 biện pháp được quy định tại Điều 318

Trang 25

như sau: Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm: Cầm cốtài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký cược; ký quỹ; bảo lãnh; tín chấp Trongtrường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về biện phápbảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó.

Biện pháp thứ 8 được quy định tại Điều 322, với nội dung như sau: Các quyềntài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từquyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng,quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyềntài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từhợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều đượcdùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Như vậy, có tất cả 8 biện phápbảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, gồm: Cầm cố tài sản;thế chấp tài sản; đặtcọc; ký cược; ký quỹ; bảo lãnh; tín chấp và bảo đảm

Tuy nhiên, trước sự phát tiển mạnh mẽ của xã hội hiện nay, các biện pháptrên không điều chỉnh hết các mối quan hệ mới phát sinh về quyền đối với tàisản Vì vậy, trong Bộ luật Dân sự sửa đổi 2015 đã bổ sung thêm 2 biện phápmới trong Điều 292 như sau: Cầm giữ tài sản; bảo lưu quyền sở hữu Nhưvậy, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Điều 292 bao gồm: Cầm

cố tài sản; thế chấp tài sản; cầm giữ tài sản; bảo lưu quyền sở hữu; đặt cọc; kýcược; ký quỹ; bảo lãnh; tín chấp

Trong xã hội hiện nay, có những người có tài sản nhưng người đó khôngmuốn bán, cho tặng, song họ lại cần có tiền để thanh toán cho một giao dịchkhác ; vì vậy, có quy định về việc cầm giữ tài sản sẽ đáp ứng được nhu cầucủa cả người cầm giữ và người có tài sản muốn cầm cố Và nhu cầu nàykhông phải đến bây giờ mới phát sinh, mà nó đã có từ lâu trong đời sống,nhưng pháp luật chưa điều chỉnh tới vấn đề này mà thôi Vì vậy, đây là biệnpháp cần thiết nhằm để cho người có tài sản cho người khác vay mượn.Tương tự, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu cũng là biện pháp cần thiết đối vớingười có tài sản, nhất là tài sản thuộc lĩnh vực trí tuệ Cụ thể là một nhà văn,nhà thơ hay nhạc sĩ, dù đã chết thì quyền sở hữu đối với những tác phẩm vẫn

Trang 26

thuộc về họ hoặc người thừa kế được ủy quyền trước khi người có tác quyềnqua đời.3

1.2 Xử lý tài sản và các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay:

1.2.1 Xử lý tài sản bảo đảm :

Nợ quá xấu, nợ quá hạn luôn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của cácNHTM, mặc dù các NHTM đã nỗ lực nhằm giảm thiểu tình trạng này nhưngtrên thực tế vẫn phải thường xuyên đối mặt với thực trạng là một khối lượnglớn nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng bị tồn đọng trong TSBĐ Vì vậy,việc xử lý TSBĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cả ngân hàng và cả kháchhàng sử dụng vốn vay

“Xử lý tài sản bảo đảm” nói chung có thể hiểu là việc các bên có liên quanđến GDBĐ tiến hành các hoạt động mà pháp luật cho phép nhằm thanh toán,

bù trừ các nghĩa vụ tài sản của bên có nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm

Khoản 1 Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định trường hợp xử lý tàisản bảo đảm khi: " Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên cónghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ" Tài sản bảođảm tiền vay phải được xử lý theo các phương thức mà các bên đã thỏa thuậntrong hợp đồng Trường hợp các bên không xử lý được theo phương thức đãthỏa thuận, TCTD có quyền bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố, thế chấp đểthu hồi nợ, xử lý tài sản của bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.Xét từ khía cạnh luật học, “xử lý TSBĐ” có thể xem là một chế định pháp luậttrong đó bao gồm các QPPL quy định về nguyên tắc; phương thức; điều kiện;quy trình, thủ tục xử lý các TSBĐ nhằm mục tiêu thu hồi nợ cho bên bảođảm, đồng thời bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản

Xử lý TSBĐ là một trong các biện pháp thu hồi nợ của NHTM, xử lý TSBĐ

là một quy trình đặc biệt ở chỗ quy trình này được áp dụng thông qua việcngân hàng bán/chuyển nhượng TSBĐ cho người thứ ba (bằng hình thức mua

3 hien-nghia-vu-dan-su-48117

Trang 27

http://baobinhphuoc.com.vn/Content/gop-y-du-thao-bo-luat-dan-su-sua-doi-ve-bien-phap-bao-dam-thuc-bán thông thường hoặc thông qua đấu giá tài sản) để thu hồi, xử lý nợ vay khikhách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợvay.

Đây là một quá trình phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau,bao gồm: ngân hàng, khách hàng, các bên có liên quan và kể cả các cơ quannhà nước có thẩm quyền, trong đó chủ thể đóng vai trò trọng tâm chính làngân hàng – với tư cách là chủ nợ có bảo đảm Mục đích của việc xử lýTSBĐ là nhằm mục đích thu hồi vốn, bảo vệ lợi ích cho ngân hàng trên cơ sởtôn trọng quyền sở hữu của chủ tài sản Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu

là do hoạt động cho vay của NHTM thường có độ rủi ro cao và có ảnh hướnglớn đến nền kinh tế nên pháp luật phải đặt ra những quy định chặt chẽ vềnguyên tắc, quy trình xử lý TSBĐ, thông qua đó nhằm bảo đảm quyền lợichính đáng của ngân hàng (bên nhận bảo đảm) và quyền sở hữu của chủ tàisản (bên bảo đảm)

Xử lý TSBĐ không đơn thuần chỉ là biện pháp để thu hồi nợ vay cho ngânhàng, mà còn giúp cho ngân hàng giảm được chi phí do việc phải bảo quản,bảo dưỡng các TSBĐ trong khi các tài sản này đã ngừng hoạt động để đưavào diện xử lý thu hồi nợ Đối với những NHTM có khối lượng TSBĐ phảiđưa vào diện xử lý thu hồi nợ lớn do có nhiều khách hàng không trả được nợ,việc bán các tài sản TSBĐ trên sẽ giúp cho ngân hàng thu hồi được nợ vàtránh rơi vào tình trạng rủi ro phá sản do không có khả năng thanh toán cáckhoản tiền gửi của khách hàng khi đến hạn Xử lý TSBĐ là một biện phápnhằm đẩy mạnh quá trình lành mạnh hoá hoạt động tài chính của các ngânhàng Đối với khách hàng, tâm lý khách hàng vay vốn đều muốn kinh doanh

có hiệu quả, thu được lợi nhuận và không ai muốn bị rủi ro dẫn đến phải bánTSBĐ để trả nợ, tuy nhiên điều này vẫn thường xuyên xảy ra Chính vì vậy,các ngân hàng buộc phải xử lý TSBĐ của khách hàng để thu hồi nợ cho mình.Việc xử lý TSBĐ nếu được thực hiện tốt sẽ giúp cho các khách hàng hoànthành được nghĩa vụ trả nợ, hoặc nếu chưa trả đủ thì cũng giúp khách hànggiảm bớt được nợ đối với ngân hàng, quan trọng hơn là giúp khách hàng tránhphải ra hầu toà hoặc hơn nữa là bị cưỡng chế Thi hành án do không trả được

Trang 28

Thứ hai, bên được bảo đảm vi phạm hợp đồng tín dụng và bị NHTM yêu cầuthu hồi vốn trước hạn song bên được bảo đảm không thực hiện đúng nghĩa vụtrả nợ vay trước hạn thì sẽ bị xử lý TSBĐ để thu hồi nợ Trong bất kỳ hợpđồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm nào cũng quy định rất cụ thể về nghĩa vụcủa các bên khi tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng, đồng thời đều quyđịnh trong trường hợp bên vay (bên được bảo đảm) hoặc bên bảo đảm viphạm quy định của Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm thì ngân hàng cóquyền yêu cầu thu hồi nợ trước hạn Điển hình là trong trường hợp: nghĩa vụcủa bên vay (bên được bảo đảm) là phải sử dụng vốn vay đúng mục đích tuynhiên họ sử dụng vốn vay vào mục đích khác thì ngân hàng sẽ phải tiến hànhthu hồi nợ trước hạn, trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụtrả nợ thì ngân hàng có quyền xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.

Thứ ba, pháp luật quy định TSBĐ phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ khác khi đã đến hạn Một tài sản có thể cùng một lúc bảo đảm chonhiều khoản nợ vay nhưng giá trị của TSBĐ phải lớn hơn giá trị của tổng giátrị của các khoản vay, khi một trong số những khoản vay có cùng một TSBĐđến hạn mà bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thìngân hàng sẽ tiến hành bán TSBĐ để thu hồi nợ

Thứ tư, khách hàng vay là doanh nghiệp bị toà án tuyên bố bị phá sản, bị giảithể theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, dù tại thời điểm đónghĩa vụ trả nợ chưa đến hạn nhưng cũng được coi là đến hạn, ngân hàng có

4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP

Trang 29

quyền yêu cầu thu hồi nợ vay trước thời hạn Trong trường hợp khách hàngkhông trả được nợ thì ngân hàng sẽ buộc phải tiến hành xử lý TSBĐ để đảmbảo thu hồi nợ vay.

Ngoài ra những trường hợp trên đây, các trường hợp xử lý TSBĐ khác do cácbên thoả thuận hoặc pháp luật quy định Đối với trường hợp doanh nghiệphợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá; TSBĐ cho các khoản nợ củadoanh nghiệp trước khi hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá… đượctiếp tục dùng làm TSBĐ cho các khoản nợ đó của các doanh nghiệp mới saukhi doanh nghiệp cũ hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá Nếu nhậnthấy doanh nghiệp mới sau khi chuyển đổi có khả năng không thực hiện biệnpháp này, thì ngân hàng có quyền xử lý TSBĐ để thu hồi nợ trước khi thựchiện nghĩa vụ chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá củadoanh nghiệp đó

Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả

nợ là ngân hàng đều tiến hành xử lý tài sản mà ngân hàng vẫn tiếp tục xemxét khả năng trả nợ của khách hàng và xem xét gia hạn nợ nếu nhận thấykhách hàng vẫn có khả năng thanh toán, thậm chí ngân hàng có thể cấp tíndụng bổ sung cho khách hàng để tiếp tục duy trì sản xuất nếu khách hàngchứng minh được dự án đang thực hiện còn tính khả thi và nguyên nhân là dokhách hàng thiếu vốn để thưc hiện sản xuất, kinh doanh Mục tiêu của ngânhàng không phải là bắt nợ, xử lý TSBĐ của khách hàng mà luôn tại điều kiệntối đa giúp khách hàng có thể trả được nợ cho ngân hàng

Khi ngân hàng buộc phải xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, thời điểm để xử lý TSBĐ

là sau một khoảng thời gian kể từ khi khách hàng đến hạn trả nợ tuy nhiênTSBĐ chưa được các bên xử lý theo thoả thuận NHTM có quyền quyết địnhthời điểm xử lý TSBĐ kể từ ngày đăng ký thông báo yêu cầu xử lý TSBĐ tại

cơ quan đăng ký GDBĐ hoặc tính từ ngày ngân hàng gửi thông báo về việc

xử lý TSBĐ (trường hợp GDBĐ không phải đăng ký) Điều 16 Nghị định11/2012/NĐ-CP sửa đổi khoản 1 Điều 61 Nghị định 163/2006/NĐ-CP có quy

như sau: “Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản phải thông báo

bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm

Trang 30

khác theo địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm”

1.2.3 Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay:

Biện pháp xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện trước hết theo thỏa thuận đãquy định trong hợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng mà bên bảo đảm và bênnhận bảo đảm ký kết Nếu không có thỏa thuận về biện pháp xử lý tài sản bảođảm, bên nhận bảo đảm có thể lựa chọn các biện pháp sau: (được quy định tạikhoản 1,2,3 Điều 59 Nghị định 163/2006/NĐ-CP)

Bán tài sản bảo đảm là việc bên nhận bảo đảm, hoặc bên bảo đảm hoặc cácbên phối hợp để bán tài sản trực tiếp cho người mua hoặc ủy quyền cho bênthứ ba bán tài sản bảo đảm cho người mua Bên thứ ba này phải là tổ chức có

tư cách pháp nhân được thực hiện quyền thu hồi nợ hoặc xử lý tài sản bảođảm theo quy định của pháp luật

Trang 31

Các chủ thể được bán tài sản bảo đảm bao gồm:

- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theoquy định của pháp luật nếu không xử lý được tài sản theo thỏa thuận (trừtrường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và các tài sản khác mà phápluật quy định phải được tổ chức bán đấu giá) Trường hợp này, bên nhận bảođảm phải thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản bảo đảm trên cácphương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp ký hợp đồng bán tài sản bảo đảm

- Khách hàng vay(bên bảo đảm) hoặc bên bảo lãnh hoặc các bên cùngphối hợp bán tài sản bảo đảm theo thỏa thuận

- Bên thứ ba bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên nhận bảo đảmhoặc ủy quyền của bên bảo đảm(khách hàng vay), bên bảo lãnh Thủ tục vềviệc bán tài sản bảo đảm thông qua trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanhnghiệp bán đấu giá tài sản

Bên bán tài sản và bên mua tài sản phải thành lập hợp đồng mua bán bằng vănbản Bên bán tài sản được trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng

và làm các thủ tục chuyển nhượng tài sản

Nhờ đặc tính chính xác và nhanh gọn, thuận tiện của mình, biện pháp bán tàisản bảo đảm thường được ngân hàng và các TCTD áp dụng

1.2.3.2 Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ

của bên bảo đảm:

Ngoài biện pháp thông dụng là bán tài sản bảo đảm, ngân hàng và các TCTDcòn áp dụng biện pháp nhận chính tài sản bảo đảm để thế cho việc thực hiệnnghĩa vụ bảo đảm

Biện pháp nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiệnnghĩa vụ được bảo đảm là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp nhận tài sản bảođảm, lấy giá trị tài sản bảo đảm được định giá khi xử lý làm cơ sở để thanhtoán nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các chi phíkhác và tiếp nhận chính tài sản đó

Các ngân hàng và bên bảo đảm lập biên bản nhận TSBĐ để thay thế cho việc

Trang 32

thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm Biên bản ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận,định giá xử lý TSBĐ và thanh toán nợ từ việc xử lý TSBĐ.

Sau khi nhận TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm,ngân hàng được làm thủ tục nhận chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụngTSBĐ hoặc được bán, chuyển nhượng TSBĐ cho bên mua, bên nhận chuyểnnhượng tài sản theo quy định của pháp luật Sau khi TSBĐ đã được xử lý đểthu hồi nợ, ngân hàng hoặc bên bảo đảm tiến hành xoá đăng ký GDBĐ theoquy định của pháp luật về đăng ký giao dich bảo đảm

1.2.3.3 Nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường

hợp thế chấp quyền đòi nợ:

Các ngân hàng và bên bảo đảm lập biên bản nhận TSBĐ để thay thế cho việcthực hiện nghĩa vụ được bảo đảm Biên bản ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận,định giá xử lý TSBĐ và thanh toán nợ từ việc xử lý TSBĐ

Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về thế chấpquyền đòi nợ như sau: “ Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặctoàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai màkhông cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ” Nghĩa là bên có quyềnđòi nợ ( ngân hàng và các TCTD) có thể thế chấp quyền đòi nợ của mình chobên thứ ba và nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba

Khi khách hàng vay không trả được nợ hoặc bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sảnkhông thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, ngân hàng có quyền chuyển giao quyềnthu hồi lại hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba xử lý TSBĐ Bên thứ ba là tổ chức

có tư cách pháp nhân và được thực hiện quyền thu hồi nợ hoặc xử lý TSBĐtheo quy định của pháp luật Các ngân hàng hoặc bên bảo đảm phải thông báocho bên thứ ba biết việc ngân hàng được nhận các khoản tiền, tài sản nêu trênđồng thời yêu cầu bên thứ ba giao các khoản tiền, tài sản đó cho các ngânhàng Việc giao các khoản tiền, tài sản cho ngân hàng phải thực hiện theođúng thời hạn, địa điểm được ấn định trong thông báo xử lý TSBĐ

Trong trường hợp được ngân hàng chuyển giao quyền thu hồi nợ, bên thứ ba

có quyền thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ hoặc xử lý TSBĐ như ngân

Trang 33

hàng Trường hợp được ngân hàng uỷ quyền xử lý tài sản, thì bên thứ ba được

xử lý TSBĐ trong phạm vi được uỷ quyền

Các ngân hàng sẽ lập biên bản nhận các khoản tiền, tài sản giữa ngân hàng,bên bảo đảm và bên thứ ba Biên bản nhận các khoản tiền, tài sản phải ghi rõviệc bàn giao, tiếp nhận các khoản tiền, tài sản, việc định giá tài sản và thanhtoán nợ từ việc xử lý tài sản Trong trường hợp bên thứ ba không giao cáckhoản tiền, tài sản nói trên theo yêu cầu của ngân hàng thì ngân hàng có

quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng thủ tục buộc bên thứ

ba phải giao tài sản hoặc khởi kiện ra toà án

Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015:

Căn cứ Điều 303 Bộ luật dân sự 2015, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm cóquyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấpsau đây:

+ Bán đấu giá tài sản

+ Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản

+ Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa

vụ của bên bảo đảm

+ Phương thức khác

- Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theoquy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy địnhkhác

Như vậy, bộ luật dân sự 2015 đã quy định cụ thể và rõ ràng hơn về cácphương thức xử lý tài sản bảo đảm mà trước đây chỉ được hướng dẫn cụ thểtại Nghị định 163/2006/NĐ-CP Đồng thời, Bộ luật dân sự 2015 cũng chophép mở rộng các phương thức khác nếu các bên có được sự thống nhất màkhông trái quy định của pháp luật Ngoài ra, nếu trong hợp đồng các bênkhông có sự thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì theo quyđịnh mới, tài sản sẽ được bán đấu giá là phương thức phổ biến hiện nay đểđảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo đảm

Trang 35

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN VÀ VIỆC

XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động đảm bảo tiền vay tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam:

Tại Vietinbank Nam Sài Gòn, quy trình bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử

lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan doChính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ ngành có liên quan banhành kết hợp với các văn bản nội bộ của Vietinbank, cụ thể:

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12

- Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm

- Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ vềgiao dịch bảo đảm

- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 về đăng ký giao dịchbảo đảm

- Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chínhphủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảođảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật

- Nghị định số 8020/VBHN-BTP ngày 10/12/2013 về đăng ký giao dịchbảo đảm

- Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2005 quy định về bảo lãnhngân hàng

Trang 36

- Quyết định số 1718/2014/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 25/12/2014 củaChủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương VN về việc banhành quy định thực hiện bảo đảm cấp tín dụng.

2.2 Tình hình thực hiện bảo đảm tiền vay tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Công thương Việt Nam:

Để thực hiện trọn vẹn nguyên tắc hoàn trả, ngoài việc thẩm định dự án, thẩmđịnh khách hàng một cách chặt chẽ, xây dựng quy trình cho vay khoa học,ngân hàng còn chú trọng áp dụng các biện pháp phòng ngừa, trong đó "chovay có bảo đảm bằng tài sản" được xem là một yếu tố quan trọng

Xét về mặt lý thuyết, biện pháp này là an toàn trong hoạt động cho vay bởingoài nguồn thu có được do kết quả của dự án mang lại, trong một số trườnghợp, khoản vay còn được bảo đảm bằng tài sản dưới các hình thức cầm cố, thếchấp hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba hay bằng chính tài sản hìnhthành từ vốn vay Ngân hàng có quyền đem bán, chuyển nhượng các tài sảnnày trên thị trường để thu hồi lại tiền cho vay nếu người vay không trả nợđúng hạn Trên thực tế, khi tài sản và vốn tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp và

hộ gia đình thấp, hoạt động của thị trường bất động sản có nhiều biến độnggây khó khăn cho công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản, các chế định pháp

lý về quyền sở hữu đang từng bước được hoàn thiện và chưa được triển khaitrên diện rộng thì việc phòng ngừa nói trên không phát huy hiệu quả nhưmong muốn

Chính vì vậy, việc ra đời của một loạt các văn bản về bảo đảm tiền vay đãtừng bước phá bỏ những rào cản, tạo điều kiện để đề cao tính tự chủ, tự quyếtđịnh, tự chịu trách nhiệm của các TCTD Ngân hàng TMCP Công thương VNchi nhánh Nam Sài Gòn trong quá trình thực hiện công tác bảo đảm tiền vay

do đó cũng gặp nhiều thuận lợi song cũng vấp phải một số khó khăn nhất địnhxét trên quan điểm bảo đảm tiền vay

Hiện nay chi nhánh đang áp dụng cả 4 biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tàisản theo quy định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP là cầm cố, thế chấp, bảolãnh bằng tài sản của bên thứ ba và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn

Trang 37

vay một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và đúng phápluật Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản thể hiện qua bảng số liệu sau:

(đơn vị: triệu đồng)Chỉ tiêu Dư nợ cho vay

Doanh số (triệuđồng)

Tỷ trọng (%)

Bảo đảm bằng tài sản của khách hàng 591.043 83,07

Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba 17.482 2,46

lý giải như sau:

Thứ nhất: Các biện pháp cầm cố, thế chấp tỏ ra thông dụng hơn cả Ở ViệtNam, cầm cố, thế chấp đã tồn tại từ rất lâu trong các giao dịch kinh tế và dân

sự Chính vì vậy mà cầm cố và thế chấp tỏ ra gần gũi hơn với các chủ thể kinh

tế, đặc biệt trong quan hệ đi vay với ngân hàng Mặt khác, cũng đã có quyđịnh từ lâu về cầm cố, thế chấp, còn bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốnvay và bằng tài sản của bên thứ ba chỉ được quy định sau này

Thứ hai: Sự phát triển tất yếu của nền kinh tế Hiện nay Nhà nước không cònbao cấp hay chỉ định đối với Ngân hàng phải cho vay như trước nữa, do đóngân hàng hoàn toàn có thể lựa chọn biện pháp đảm bảo Đối với doanhnghiệp quốc dân thì cầm cố và thế chấp đã trở nên rất phổ biến do yếu tố lịch

sử để lại Còn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì tài sản của họthường là đất đai, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, giấy tờ có giá, mà những tài

Trang 38

sản này lại rất thích hợp với việc cầm cố, thế chấp Bên cạnh đó thì các biệnpháp này có thủ tục ít đòi hỏi như những loại hình bảo đảm khác.5

2.3 Các phương thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ngân

hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam:

2.3.1 Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản :

2.3.1.1 Biện pháp cầm cố:

Hiện nay, dư nợ cho vay có bảo đảm theo phương thức cầm cố chỉ chiếm một

tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Công thương VN chi nhánhNam Sài Gòn Bên cầm cố giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình chobên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình(bao gồm cảgốc, lãi và tiền phạt nếu có)

Theo quy định, tài sản cầm cố của chi nhánh bao gồm:

- Sổ tiết kiệm, tiền gửi, kim khí, đá quý

- Nhà ở không thuộc diện quy hoạch

- Nhà xưởng, văn phòng, công trình xây dựng và tài sản gắn liền với đất

- Máy móc thiết bị

- Quyền đòi nợ có bảo lãnh thanh toán

Song thực trạng tại chi nhánh gần đây cho thấy, cầm cố giấy tờ có giá là hìnhthức được áp dụng chủ yếu Có thể lý giải cho điều này là vì loại cầm cố này

có những ưu điểm nổi bật mà các tài sản khác không có được Đối với kháchhàng, khách hàng có ngay khoản tiền như mong muốn trong một thời gianngắn, thủ tục đơn giản, lãi suất và thời hạn cho vay linh hoạt Đối với ngânhàng, loại tài sản này có tính bảo đảm cao, dễ thẩm định cũng như dễ xử lý tàisản bảo đảm, do đó sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và thời gian Tuynhiên, các khoản vay này thường nhỏ lẻ, khách hàng vay chủ yếu là cá nhân,

hộ gia đình vay sản xuất, kinh doanh tiêu dùng

5 http://voer.edu.vn/m/tin-dung-va-vai-tro-cua-tin-dung-tong-nen-kinh-te-thi-truong/cf72a8fa

Trang 39

Khi áp dụng biện pháp bảo đảm này, có một vấn đề nảy sinh đó là vấn đề địnhgiá và xác định giá trị hao mòn của tài sản Về giá tài sản, căn cứ theo các quyđịnh của pháp luật về giá và Bộ luật Dân sự 2005, giá là do các bên thỏathuận (trừ những trường hợp thuộc diện Nhà nước quản lý về giá), do vậy,thông thường việc định giá tài sản bảo đảm xác định theo những yếu tố cơ bảnsau: Thỏa thuận của các bên (có tính đến yếu tố thị trường) và giá trị hao mòn(hữu hình và vô hình) của tài sản Tuy nhiên, đối với việc cầm cố một số loạitài sản có những biến động lớn về giá như hiện nay (ngoại tệ, vàng, kim khíquý, đá quý) thì sẽ có vấn đề nảy sinh Ví dụ, khi cầm cố 100 cây vàng vàothời điểm đầu năm 2014, anh A chỉ có thể thỏa thuận được với ngân hàng vaytối đa 2 tỷ, nhưng đến cuối năm 2014, thì con số đó có thể lên tới 3 tỷ Vấn đề

là ngân hàng có xem xét cho anh A vay thêm 1 tỷ  nữa hay không khi con số 2

tỷ chưa đến hạn trả nợ Điều này tùy thuộc vào quy định của ngân hàng vàthỏa thuận của các bên Đối với động sản, đây là những tài sản có tính haomòn nhanh, đặc biệt là hao mòn vô hình nên giá trị của những tài sản này có

xu hướng biến động khó lường, hơn nữa, đây là loại tài sản có tính chuyêndùng cao sẽ gây khó khăn trong việc phát mại tài sản Mặt khác, việc nắm giữtài sản này có nhiều hạn chế như : cần kho cất giữ, tốn kém chi phí quản lý.Chính vì vậy mà ngân hàng thường chỉ giữ giấy tờ sở hữu gây khó khăn choviệc theo dõi, kiểm tra tài sản dẫn tới rủi ro rất lớn đặc biệt là rủi ro từ haomòn vô hình

Tại Ngân hàng TMCP Công thương VN chi nhánh Nam Sài Gòn thì vốn để

xử lý tài sản cầm cố chủ yếu theo phương thức thỏa thuận trong hợp đồng nhưgán nợ cho bên nhận bảo đảm chính tài sản đó, tự đấu giá hoặc đề nghị cơquan có thẩm quyền bán đấu giá Phương thức xử lý tài sản khá đơn giản,giảm bớt các chi phí trung gian Mặt khác, việc đa dạng hóa các phương thức

xử lý tài sản bảo đảm là điều kiện cho phép các bên có thể tìm ra phương thứcphù hợp nhất, bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên Tuy nhiên có thểtồn tại một số vấn đề như là: việc định giá tài sản cầm cố tại thời điểm chovay có thể cao hoặc thấp hơn so với thời hạn trả nợ cho nên khi phát mại cóthể gây khó khăn cho việc thu hồi vốn

Trang 40

2.3.1.2 Biện pháp thế chấp:

Hiện nay, dư nợ đối với cho vay có bảo đảm theo phương thức thế chấpchiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Côngthương VN Nam Sài Gòn, khách hàng đa số là cá nhân, hộ gia đình và đốitượng bảo đảm tiền vay chủ yếu là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.Bên vay vốn(bên thế chấp) giao bản gốc giấy tờ quyền sử dụng đất (sở hữu tàisản là bất động sản) của mình cho bên nhận thế chấp (Vietinbank Nam SàiGòn) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ

Đối tượng thế chấp tại Vietinbank Nam Sài Gòn chủ yếu là nhà ở, tài sản gắnliền trên đất như dây chuyền sản xuất, nhà kho, cửa hàng

Ngoài tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất, tài sản bảo đảm là hàng hóa cũngchiếm tỷ lệ tương đối cao Đối tượng khách hàng sử dụng hàng hóa vàphương tiện vận tải làm thế chấp chủ yếu là các doanh nghiệp, công ty tưnhân, công ty trách nhiệm hữu hạn nhằm bổ sung vốn lưu động hoặc mở rộngsản xuất kinh doanh

Tài sản đem thế chấp tại Vietinbank Nam Sài Gòn phải có đủ các điều kiệnsau: phải thuộc quyền sở hữu(hoặc quyền sử dụng đối với đất đai)của kháchhàng Trong trường hợp pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thìphải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản; tài sản không bị ràng buộc vàocác khoản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tại các TCTD khác; tài sản không cótranh chấp, phong tỏa, đang làm thủ tục giải thể hoặc phá sản; dễ dàng muabán, trao đổi trên thị trường Đối với tài sản thế chấp phải mua bảo hiểm thìngười thụ hưởng phải là Vietinbank Nam Sài Gòn

Vấn đề xử lý tài sản thế chấp chủ yếu theo phương thức đã thỏa thuận tronghợp đồng như gán nợ cho bên nhận tài sản bảo đảm đó, tự đấu giá hoặc đềnghị cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá Đối với những tài sản của doanhnghiệp nhà nước mà pháp luật quy định phải được cơ quan nhà nước có thẩmquyền cho phép thế chấp thì khi xử lý phải có ý kiến của cơ quan nhà nước

đó Phương thức xử lý tài sản khá đơn giản, giảm bớt các chi phí trung gian.Mặt khác, việc đa dạng hóa các phương thức xử lý tài sản bảo đảm là điều

Ngày đăng: 17/08/2016, 14:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Duy Nghĩa (2014), Phương pháp nghiên cứu Luật học, NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu Luật học
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Nhà XB: NXBCông an nhân dân
Năm: 2014
2. Phạm Văn Tuyết-Lê Kim Giang , Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay, NXB Tư pháp Hà Nội, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảođảm tiền vay
Nhà XB: NXB Tư pháp Hà Nội
3. Đỗ Văn Đại , Một số vấn đề cơ bản về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dânsự
4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật Dân sự Việt Nam, NXB công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật Dân sự Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB công an nhân dân
Năm: 2007
5. Phan Thụy Vi, Thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụngngân hàng qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w