3.1 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm:
Thứ nhất, cần có những quy định hướng dẫn cụ thể hơn trong việc áp dụng hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng. Hợp đồng bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng có tính chất đặc thù khác với hợp đồng bảo đảm tiền vay trong các lĩnh vực khác do nhiều lý do. Trước hết hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Vì vậy hợp đồng bảo đảm có vai trò rất quan trọng để hạn chế rủi ro cho phía cho vay là các Ngân hàng như Vietinbank, hoạt động ngân hàng không chỉ rủi ro cao mà còn mang tính dây chuyền, khi rủi ro xảy ra cho một Ngân hàng nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả hệ thống. Thêm vào đó giá trị tài sản bảo đảm trong bảo đảm tiền vay thường lớn, một tài sản có thể dùng để bảo đảm cho nhiều hợp đồng tín dụng hoặc ngược lại một hợp đồng tín dụng có thể được bảo đảm bởi nhiều tài sản khác nhau, vì vậy việc bảo đảm tiền vay trong hợp đồng tín dụng có tính chất phức tạp hơn. Nếu không có những quy định cụ thể rừ ràng hơn về hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng sẽ khiến các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.
Thứ hai, nhà nước cần thay đổi sửa đổi bổ sung kịp thời những văn bản pháp luật điều chỉnh về hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Hiện nay nhu cầu vay vốn đặc biệt là của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO nhu cầu này càng trở nên cấp thiết để đáp ứng việc doanh nghiệp mở rộng về quy mô cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy vậy trong vấn đề hợp đồng bảo đảm tiền vay pháp luật chưa đưa ra những quy định có hiệu quả và kịp thời để đáp ứng nhu cầu cũng như khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này. Đó cũng là một cản trở không nhỏ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà nguồn vốn và tài sản dùng để đảm bảo của họ là có hạn.
Thứ ba, các quy định Pháp luật vừa là điểm tựa pháp lý vừa có thể là yếu tố gây rủi ro cho hoạt động xử lý TSBĐ của các NHTM, những thực trạng được
trình bày ở trên của khóa luận đang là một số vấn đề còn tồn tại trong hệ thống pháp luật về kinh doanh - thương mại, dân sự cần được chỉnh sửa, thay đổi mang tính toàn diện trong hệ thống các văn bản QPPL của Việt Nam.
Việc xây dựng khung pháp lý hoàn hiện và đảm bảo khả năng “cưỡng chế”
thu hồi nợ cho các NHTM là rất cần thiết. Vì vậy Nhà nước phải xây dựng và phát huy hiệu quả vai trò của hai thiết chế quan trọng: đó là khả năng chia sẻ hệ thống thông tin tín dụng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về GDBĐ.
Việc chia sẻ hệ thống thông tin tín dụng cho phép các Ngân hàng có thể phân loại khách hàng chính xác hơn thì pháp luật về GDBĐ sẽ giúp cho việc xác lập các biện pháp bảo đảm được nhanh chóng, thuận tiện và đỡ tốn kém hơn, trao cho chủ nợ các quyền năng pháp lý trong việc xử lý TSBĐ nếu khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ tại Hợp đồng tín dụng.
Thứ tư, xử lý TSBĐ để thu hồi nợ là biện pháp cuối cùng mà các NHTM buộc phải lựa chọn thực thi để bảo đảm quyền của chủ nợ của mình. Trên thực tế về nguyên tắc, chủ nợ có bảo đảm phải được trao quyền chủ động xử lý TSBĐ đồng thời bảo đảm tính công khai và tính hợp lý về mặt hiệu quả quá trình xử lý TSBĐ và thu hồi nợ vay. Pháp luật Việt Nam cần tạo ra các cơ chế xử lý TSBĐ đỡ gây kéo dài thời gian trong việc thu hồi nơ, thuận tiện, hiệu quả và đỡ tốn kém bởi đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc hiện thực hoá vai trò của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để tăng hiệu quả xử lý TSBĐ. Bên cạnh đó, việc mở ra quy định pháp luật mới cho phép chủ nợ được chủ động trong việc thu hồi TSBĐ mà không cần thông qua quá trình tố tụng tại Tòa án sẽ giúp các NHTM thu hồi nợ vay được hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Thứ năm, cần có các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nợ có bảo đảm được thực thi tốt nhất quyền năng của mình, cụ thể là trong trường hợp bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý TSBĐ trong thời gian nhanh nhất, ít tốn kém nhất nhưng vẫn phải khách quan, trung thực. Việc áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn đối với những tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm cũng cần được xem xét để áp dụng. Nếu được áp dụng thủ tục rút gọn,
bên nhận bảo đảm sẽ dễ dàng tiếp cận và xử lý tài sản bảo đảm hoặc chỉ cần chứng minh hai chứng cứ là: hợp đồng bảo đảm hợp pháp và con nợ không có khả năng trả nợ theo đúng cam kết, thì chủ nợ hoàn toàn có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo như thỏa thuận hoặc theo như quy định của pháp luật.
- Tòa án nên tổ chức xét xử theo thủ tục khẩn cấp và không đình hoãn phiờn xử dự cú liờn quan đến vụ ỏn khỏc,vỡ đõy là vụ kiện quỏ rừ ràng, tài sản thế chấp đã qua công chứng và được bảo đảm cho riêng món nợ mà ngân hàng được quyền ưu tiên thanh toán.
- Cần có một điều luật quy định việc xét xử vắng mặt để tránh tình trạng bên nợ bỏ trốn, tạo điều kiện cho Tòa án có thể xét xử vắng mặt mà không cần chờ đến lúc tìm được con nợ mới xử tiếp.
- Đơn giản hóa thủ tục phát mại khi bản án đã có hiệu lực pháp lý của Tòa án: Ngân hàng được quyền trực tiếp ký hợp đồng ủy quyền bán tài sản tại Trung tâm đấu giá với giá khởi điểm do Ngân hàng ấn định.11
Thứ sáu, có được cơ sở pháp lý tốt về GDBĐ sẽ tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân khi dùng tài sản của mình để làm bảo đảm cho các khoản vay.
Đồng thời phỏp luật về GDBĐ cần rừ ràng, cụ thể, bảo đảm tớnh thực thi nhất là bảo đảm được quyền lợi của bên vay vốn và quyền lợi của các NHTM với tư cách là ngân hàng cấp tín dụng.
Thứ bảy, pháp luật về GDBĐ cần phải quy định một cách linh hoạt, mềm dẻo để các tổ chức, cá nhân có thể thực hiện quyền của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng và đảm bảo tính pháp lý cao nhất. Bất kỳ quy định pháp luật nào mang tính hình thức dẫn đến việc hạn chế quyền của các tổ chức, cá nhân sẽ được coi là bất hợp lý. Pháp luật về GDBĐ cần phải hướng dẫn cụ thể cách xác định các loại tài sản được dùng làm TSBĐ đặc biệt là việc hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng tài sản trong tương lai để bảo đảm sao cho được bên cho vay chấp nhận và không trái với các quy định của pháp luật và mang tính khả thi cao.
11 Rủi ro pháp lý từ hợp đồng thế chấp của bên thứ ba, Nguyễn Phương Linh và Nguyễn Văn Phương
Thứ tám, Bộ Tư pháp cần chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan hoàn thiện, sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm theo Nghị định số 163/2006/NÐ-CP ngày 29/12/2006 và Nghị định số 11/2012/NÐ-CP ngày 22/02/2012 của Chớnh phủ, trong đú hướng dẫn rừ cỏc vấn đề sau:12
- Xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo đảm là cá nhân đang chấp hành hình phạt tù giam hoặc bỏ trốn khỏi địa phương; bên bảo đảm là tổ chức bị tổ chức lại mà chưa có tổ chức mới nhận nợ thay hoặc chưa có người đại diện theo pháp luật;
- Xử lý tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai mà chưa được hình thành trên thực tế hoặc còn dở dang tại thời điểm xử lý; tài sản bảo đảm ở nước ngoài;
- Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tổ chức tín dụng nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ được bảo đảm; đặc biệt là thủ tục và hồ sơ liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm;
- Xử lý tài sản bảo đảm gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm hoặc tài sản thế chấp gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất nhưng Ủy ban nhân dân tỉnh không chấp thuận cho bên mua tài sản được tiếp tục sử dụng đất theo hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và bên thế chấp vì Ủy ban nhân dân tỉnh cho rằng, quy hoạch của tỉnh đã thay đổi so với quy hoạch trước đây (không phù hợp với quy định của pháp luật đất đai và quy định tại khoản 2 Ðiều 68 Nghị định số 163/2006/NÐ-CP ngày 29/12/2006, khoản 19 Ðiều 1 Nghị định số 11/2012/NÐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ);
- Xử lý các chi phí mà ngân hàng đã tạm ứng thanh toán để trả tiền thuê bảo vệ hoặc đầu tư thêm vào tài sản bảo đảm nhằm bảo dưỡng, bảo trì, nâng cấp tài sản bảo đảm hoặc khai thác tài sản bảo đảm trong khi chưa bán được tài sản bảo đảm nhận bàn giao từ khách hàng để xử lý, thu nợ…
12 http://moj.gov.vn/mobile/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4526
3.2 Kiến nghị về việc hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm đối với Ngân hàng thương mại cổ