XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
2.3.2 Cho vay có bảo đảm dưới hình thức bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Trong hợp đồng có bảo đảm theo phương thức bảo lãnh thì Vietinbank Nam Sài Gòn yêu cầu bên bảo lãnh phải có tài sản thuộc sở hữu của mình để cầm cố, thế chấp tại Vietinbank Nam Sài Gòn, trừ trường hợp bảo lãnh bằng tín chấp. Như vậy, thực chất của biện pháp này là biện pháp cầm cố, thế chấp gián tiếp thông qua người thứ ba. Do vậy, các tiêu chuẩn về tài sản bảo lãnh, chủ thể bảo lãnh cũng phải thỏa mãn các điều kiện như khi sử dụng biện pháp thế chấp, cầm cố.
Trong quan hệ bảo lãnh tín dụng tại Vietinbank Nam Sài Gòn, bên bảo lãnh (bên thứ ba)chủ yếu là các công ty, bên được bảo lãnh là các đơn vị thành viên trực thuộc chiếm 60%; còn bên bảo lãnh là cá nhân, doanh nghiệp bảo lãnh cá nhân, doanh nghiệp khác, hay ngân hàng khác bảo lãnh chiếm 40%.
Vietinbank Nam Sài Gòn có quyền lựa chọn tài sản đủ điều kiện để làm TSBĐ cũng như lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản cho khách hàng.
Bộ luật dân sự 2005 không quy định thế nào là "bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba". Biện pháp là "bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba" được hiểu chính là việc khách hàng vay tại Ngân hàng, TCTD sử dụng tài sản của bên thứ ba để cầm cố, thế chấp. Mối quan hệ ba bên gồm khách hàng vay, ngân hàng và
bên thứ ba được hiểu là mối quan hệ bảo lãnh chung và bên thứ ba được gọi là bên bảo lãnh. Mối quan hệ giữa bên thứ ba (bên bảo lãnh) với ngân hàng lại được thể hiện thông qua hợp đồng bảo đảm tài sản. Chính vì vậy, bản chất của biện pháp "bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba" chính là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cầm cố, thế chấp tài sản của mình để bảo đảm khoản nợ khách hàng vay (bên được bảo lãnh) với ngân hàng (bên nhận bảo lãnh).
Cần xỏc định rừ bản chất của biện phỏp "bảo lónh bằng tài sản của bờn thứ ba"
bởi lẽ hậu quả pháp lý của "bảo lãnh" và "bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba" là khác nhau:
- Bảo lãnh: BLDS 2005 quy định "bảo lãnh là việc người thứ ba(sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền(sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ(sau đây gọi là bên được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình". Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh(điều 369 BLDS 2005).
- "Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba": khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình đối với bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản đã cam kết của mình ra để thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Trong mọi trường hợp, phạm vi thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh chỉ nằm trong khối tài sản đã cam kết trong hợp đồng đã ký trước đó giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
Căn cứ theo quy chế có thể hiểu " Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo
lãnh"7. Như vậy, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD số tiền đã được trả thay. Quy chế mới quy định nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng gồm các loại sau: Bảo lãnh đối ứng, Xác nhận bảo lãnh, Đồng bảo lãnh, Thỏa thuận cấp bảo lãnh, Cam kết bảo lãnh. Thực hiện theo quy chế mới, tại Vietinbank Nam Sài Gòn đã thực hiện khá tốt nghiệp vụ bảo lãnh với nhiều loại hình, các cán bộ tín dụng của chi nhánh đã thực hiện công việc phân loại khách hàng để áp dụng nghiệp vụ bảo lãnh cho phù hợp theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Vietinbank vẫn gặp phải những khó khăn, nhất là trong việc đăng ký giao dịch bảo đảm và xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được bảo đảm để thực hiện cho nhiều nghĩa vụ. Theo thực tế ta thấy, đăng ký giao dịch bảo đảm chỉ có thể thực hiện được đối với các giao dịch bảo đảm mang tính chất đối vật. Nhưng theo quy định của LDS 2005, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự bao gồm cả bảo lãnh và tín chấp. Mà bảo lãnh, tín chấp có tính chất đối nhân, tức là không có ý nghĩa đăng ký giao dịch bảo đảm. Điều này tiếp tục được khẳng định tại Thông tư số 03/2007/TT-BTP ngày 17/5/2007 của Bộ Tư pháp sửa đổi, theo đó thì bảo lãnh, tín chấp theo quy định của khoản 2 Thông tư này không thuộc diện đăng ký giao dịch bảo đảm.
Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ cũng tiếp tục khẳng định chỉ có các giao dịch bảo đảm bằng tài sản mới thuộc phạm vi đăng ký giao dịch bảo đảm.8
Ngoài ra, biện pháp bảo đảm là bảo lãnh theo qui định của LDS 2005 gây ra nhiều vướng mắc trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm giữa giao dịch bảo đảm bằng tài sản (cầm cố, thế chấp) với bảo lãnh. Điều 361 LDS 2005 qui định “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
7 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015
8http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/trangchu/hdk/hdkhcn/htnc?
_afrLoop=26419644921170835&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=ynx5cgbjx_1#
%40%3F_afrWindowId%3Dynx5cgbjx_1%26_afrLoop%3D26419644921170835%26_afrWindowMode
%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dynx5cgbjx_42
thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”. Với qui định này, bảo lãnh có tính chất đối nhân. Nhưng khi xử lý tài sản của bên bảo lãnh, LDS 2005 lại quy định:
“Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh”. Theo cách tiếp cận này thì bảo lãnh không hoàn toàn là biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân. Điều này đã đặt ra vấn đề cần giải quyết, đó là thứ tự ưu tiên thanh toán giữa giao dịch bảo đảm bằng tài sản với bảo lãnh được xác định như thế nào.
Từ bất cập trên, việc Vietinbank nhận bảo đảm tiền vay theo hình thức bảo lãnh bằng nhà ở, quyền sử dụng đất của bên thứ 3 gặp nhiều rắc rối. Cụ thể: vì
“bảo lãnh” không thuộc đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm, nên không được cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm đăng ký; nhưng nhà ở, quyền sử dụng đất lại thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo 163/2006/NĐ-CP. Để “phù hợp hóa” bất cập này, các “Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba” được Vietinbank và bên bảo lãnh thay bằng
“Hợp đồng thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba” cho phù hợp với các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản của LDS 2005. Chính điều này đã gây rắc rối trong các vụ xử lý tài sản của bên bảo lãnh của Vietinbank khi xử kiện tại tòa án. Điển hình trong xét xử, một vài Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều 718 Bộ Luật dân sự năm 2005 về việc bên thế chấp “được nhận tiền vay do thế chấp quyền sử dụng đất theo phương thức đã thoả thuận” để xử ngân hàng thua kiện. Vì Tòa cho rằng, bên vay vốn, tức bên được bên thế chấp bằng tài sản (thực chất ở đây là bên bảo lãnh) mới là người nhận tiền vay, còn bên thế chấp (bảo lãnh) không nhận tiền vay của ngân hàng, nên hợp đồng thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba vô hiệu. Thực tế trên đã khiến hàng loạt hợp đồng tín dụng của Vietinbank từ có tài sản bảo đảm, thành không có tài sản bảo đảm và có nguy cơ khó thu hồi vốn, nợ xấu gia tăng. Như vậy, quyền chủ nợ chính đáng của Vietinbank không được xem xét thỏa đáng, điều mà luật pháp của các nước đặc biệt coi trọng.