Những khó khăn, vướng mắc khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về chế độ pháp lý về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại (Trang 54 - 58)

XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.5.2 Những khó khăn, vướng mắc khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm

Thứ nhất, thời gian xử lý một vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng từ

10 Khoản 2, Điều 1, Nghị định 11/2012/NĐ-CP

khi khởi kiện tại Tòa án đến khi kết thúc rất dài, hiện nay trung bình một vụ kiện tranh chấp của hợp đồng tín dụng ngân hàng thường phải mất từ sáu tháng đến hai năm, thậm chí có những vụ việc kéo dài vài năm, hàng chục năm ngân hàng mới thu hồi được nợ. Chứng minh điển hình cho trường hợp này chính là vụ án Minh Phụng – Epco. Cách đây hơn 15 năm, vụ án hình sự Minh Phụng – Epco ngay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử theo luật pháp hiện hành đã thu hút được sự chú ý cao độ của xã hội. VietinBank là đơn vị thiệt hại nặng nề nhất về khối lượng vốn vay bị thất thoát. Tổng dư nợ đạt trên 2.400 tỷ đồng tương đương trên 42%. Theo ước tính, nếu xử lý hết số tài sản và chuyển phần dư từ việc xử lý TSBĐ của các NHTM khác sang, Vietinbank sẽ thu hồi được xấp xỉ 50% số nợ. Có thể nói chưa có vụ án nào mà việc khắc phục hậu quả thiệt hại lại có hiệu quả như vụ án Minh Phụng – Epco, tuy nhiên sau 15 năm còn tồn tại nhiều vấn đề pháp lý xung quanh vụ án Minh Phụng – Epco khiến chưa thể thu hồi số nợ vay theo dự kiến cho Vietinbank. Cho nên, Vietinbank quan ngại với phương thức thu nợ bằng biện pháp khởi kiện khách hàng ra Tòa án. Hầu hết các ngân hàng đều cho rằng, khởi kiện khách hàng ra Tòa án là biện pháp “cực chẳng đã”, không còn sự lựa chọn nào khác để xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ. Thế nhưng khi nộp đơn khởi kiện bên vay và/bên bảo đảm ra Tòa án, quyền khởi kiện của ngân hàng chưa chắc được bảo đảm, ngay cả khi có được bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, việc xử lý tài sản bảo đảm của người phải thi hành án cũng không dễ dàng:

- Tòa án không thụ lý đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do địa chỉ của bị đơn ghi trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm không phải là địa chỉ hiện tại. Theo quy trình cấp tín dụng của Vietinbank, trước khi cấp tín dụng cho khách hàng, ngân hàng tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ, thông tin về khách hàng. Tất nhiên, khách hàng phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác và đầy đủ của các thông tin ghi trong hồ sơ vay vốn. Thông tin về địa chỉ của khách hàng phải khớp đúng với thông tin ghi trong chứng minh nhân dân, hộ khẩu (đối với khách hàng cá nhân) và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với khách hàng doanh nghiệp). Ðịa chỉ của khách hàng có thể được cán bộ tín dụng đi kiểm tra, xác

minh thực tế. Khách hàng phải thông báo kịp thời cho ngân hàng khi thay đổi địa chỉ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng. Việc khách hàng trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng có thể thực hiện bằng cách chuyển đến cứ trú tại một địa chỉ mới mà không thông báo cho ngân hàng như cam kết. Việc khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng và cố tình không trả nợ vay cho ngân hàng lẽ ra cần được Tòa án thụ lý giải quyết và tuyên bản án nghiêm khắc đối với bên vi phạm để giữ gìn trật tự môi trường kinh doanh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm.

- Thu án phí, phí thi hành án từ tiền bán tài sản bảo đảm. Thời gian qua, cơ quan thi hành án ở một số nơi đã thu án phí và phí thi hành án từ số tiền bán đấu giá tài sản bảo đảm mà bản án, quyết định của Tòa án tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể trước khi chuyển trả cho ngân hàng, cho dù số tiền thu được từ bán tài sản cầm cố, thế chấp không đủ trả nợ vay ngân hàng. Ðiều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của ngân hàng (người được thi hành án) mà còn chưa phù hợp với quy định của pháp luật về thi hành án. Theo quy định tại khoản 3 Ðiều 47 Luật Thi hành án dân sự 2008, số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án. Tùy từng trường hợp cụ thể, người được thi hành án có thể phải chịu một, một số hay toàn bộ các chi phí về thi hành án nêu trên. Phí thi hành án không phải là chi phí về thi hành án và án phí phải do bên thua kiện chịu theo bản án, quyết định của Tòa án. Vì vậy, việc cơ quan thi hành án thu án phí và phí thi hành án từ số tiền bán tài sản cầm cố, thế chấp là không phù hợp và không bảo đảm quyền ưu tiên thanh toán của bên nhận cầm cố, thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật.

Thứ hai ,có những tài sản được định giá quá cao so với giá trị thực tế, xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm của Cán bộ tín dụng tại chi nhánh trong việc mô tả TSBĐ theo hai phương diện (hồ sơ giấy và thực tế của tài sản) đã không phản ánh đúng hiện trạng của tài sản, gây khó khăn trong việc xử lý TSBĐ để thu nợ. Có trường hợp, trong biên bản định giá TSBĐ, chi nhánh đánh giá

TSBĐ là nhà và đất ở tại vị trí đắc địa, tính thanh khoản cao, có thể làm văn phòng/phòng giao dịch của Ngân hàng, giá trị được định giá cao gấp nhiều lần so với giá chuyển nhượng của chính tài sản đó trước đấy chưa đầy 02 tháng.

Thứ ba, hiện nay,việc định giá tài sản khi thực hiện xử lý TSBĐ được thực hiện như một khâu độc lập với quá trình định giá khi ký kết hợp đồng bảo đảm hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo đảm. Khi phải tiến hành xử lý TSBĐ, Vietinbank đã tự xác định giá trị tài sản hoặc căn cứ giá trị định giá ban đầu để xử lý nhằm thu hồi khoản nợ một cách nhanh chóng. Việc không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được với bên bảo đảm hoặc thuê một tổ chức có chức năng định giá chuyên nghiệp và độc lập để định giá TSBĐ cần xử lý vì có thể làm phát sinh tranh chấp giữa ngân hàng và bên bảo đảm khi pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc chủ thể nào có quyền lựa chọn cơ quan thẩm định giá.

Thứ tư, về phương thức bán TSBĐ. Hiện nay, các quy định của pháp luật chưa làm rừ những trường hợp nào thỡ việc bỏn tài sản cần đặt dưới sự kiểm soát của tòa án. Nếu bên nhận bảo đảm được quyền bán tài sản thì cần phải tuân thủ các nghĩa vụ gì, để tránh lạm quyền, xâm phạm đến lợi ích của bên bảo đảm hay của các chủ thể khác. Hơn nữa, vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về tư cách chủ thể tham gia giao dịch mua bán TSBĐ của các TCTD.

Một số cơ quan chức năng cho rằng, TCTD không đủ tư cách đại diện được ủy quyền của chủ sở hữu để bán/chuyển nhượng TSBĐ vì các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành (pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở) quy định bên bán/chuyển nhượng tài sản phải là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền. TCTD là một tổ chức có tư cách pháp nhân, nên TCTD không thuộc đối tượng được ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS). Mặc dù một số cơ quan và chuyên gia cho rằng khái niệm “người”

trong BLDS cần được hiểu bao gồm cả pháp nhân và cá nhân nhưng quan điểm này lại thiếu cơ sở phỏp lý rừ ràng để bảo vệ vỡ cả BLDS và cỏc văn bản hướng dẫn đều khụng quy định hoặc cú giải thớch rừ ai là chủ thể được ủy quyền trong BLDS.

Thứ năm, về tính thanh khoản của TSBĐ. TSBĐ được Vietinbank xem như là nguồn thanh toán dự phòng khi khách hàng không đủ khả năng tài chính để thanh toán khoản nợ vay và việc xử lý TSBĐ giúp Vietinbank bù đắp một phần hoặc toàn bộ khoản nợ không thể thu hồi. Tài sản càng dễ bán thì chi phí xử lý tài sản càng thấp, khả năng thu hồi nợ càng nhanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều TSBĐ tại Vietinbank gần như không có tính thanh khoản và Vietinbank rất khó khăn khi xử lý như dây chuyền sản xuất xi măng, hạ tầng giao thông, hệ thống truyền tải điện, trạm biến áp, máy móc xây dựng đặc chủng..

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về pháp luật về chế độ pháp lý về hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm thực tiễn áp dụng tại ngân hàng thương mại (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w